Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Ứng dụng các hiện tượng thực tiễn vào dạy học hóa học 9 nhằm tăng cường hứng thú cho HS trường THCS hàm rồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.86 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................................1
1 . MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
1.1 Lí do chọn đề tài................................................................................................................1
1.2 Mục đích nghiên cứu.........................................................................................................2
1.3 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................................2
1.4 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................2
2. NÔI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM...........................................................................3
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm..........................................................................3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:..................................3
2.2.1. Đối với giáo viên:......................................................................................................3
2.2.2. Đối với học sinh:.......................................................................................................3
2.3 Giải pháp và tổ chức thực hiện.........................................................................................4
2.3.1. Một số hình thức áp dụng các hiện tượng thực tế trong tiết dạy:..............................4
2.3.2. Ví dụ về bài soạn và thực hiện bài dạy có nội dung sử dụng hiện tượng thực tiễn
trong tiết dạy:....................................................................................................................10
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường.............................................................................................................13
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................................13
3.1 Kết luận...........................................................................................................................13
3.2 Kiến nghị.........................................................................................................................13

1 . MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Hiện nay, giáo dục là một trong những lĩnh vực được Đảng và nhà nước ta
quan tâm hàng đầu. Trong những năm gần đây, nền giáo dục Việt Nam đang có
những chuyển biến tích cực, dám là bộ phận tiên phong nhìn nhận đúng thực
trạng của ngành, có những biện pháp chống tiêu cực và nâng cao chất lượng Dạy
- Học. Bên cạnh đó, các cấp quản lí giáo dục cũng không ngừng nghiên cứu và
thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mà khâu đột phá là đổi mới
phương pháp dạy học. Trong đó người thầy với phương pháp phù hợp, sáng tạo


sẽ giúp học sinh không chỉ hiểu được chân lí mà còn có cơ hội phát huy tối ưu
năng lực bản thân.
Đối với Hoá học là bộ môn khoa học thực nghiệm chuyên nghiên cứu các
chất, sự biến đổi chất, mối liên hệ qua lại giữa công nghệ hóa học, môi trường
và con người. Là môn học có khối lượng lớn cả về phương diện lí thuyết lẫn
1


thực nghiệm song lại rất gần gũi thân thiện với đời sống. Bởi Hoá học không chỉ
là những kiến thức khoa học khô khan mà còn là một thế giới chứa đựng nhiều
điều bí ẩn của các hiện tượng thực tiễn trong cuộc sống và sản xuất . Đồng thời
thông qua bộ môn hình thành ở các em một số kĩ năng cơ bản, phổ thông và thói
quen học tập, làm việc khoa học tạo nền tảng cho phát triển năng lực nhận thức,
năng lực hành động, chuẩn bị cho học sinh học lên và đi vào cuộc sống lao
động.
Một thực tế cho thấy môn Hoá học là một môn học trừu tượng,bác học vì
vậy học sinh khó tiếp thu, hơn nữa học sinh chỉ học trên sách vở mà ít quan tâm
đến những hiện tượng tự nhiên, ứng dụng thực tế. Chính điều này làm cho các
em mau quên kiến thức và dễ chán, cảm thấy kiến thức hoá học khó hiểu dẫn
đến không yêu thích bộ môn, học một cách thụ động, đối phó, không biết giải
quyết những hiện tượng liên quan đến kiến thức hoá học diễn ra xung quanh,
ảnh hưởng đến vốn hiểu biết và kĩ năng sống của các em.
Do đó phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức Hoá học để giải quyết các
vấn đề thực tiễn là một nội dung quan trọng giúp việc học Hoá học trở nên có ý
nghĩa với học sinh, thực hiện nguyên lí học đi đôi với hành, tạo hứng thú học tập
môn Hoá học, tránh nhàm chán.
Xuất phát từ những thực tế đó và một số kinh nghiệm trong giảng dạy bộ
môn Hoá học tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng bộ môn Hoá học, người giáo
viên ngoài phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực cần khai thác thêm
các hiện tượng hoá học thực tiễn trong tự nhiên và đời sống nhằm phát huy tính

tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo niềm tin, niềm vui và hứng thú trong học tập
bộ môn. Từ những lí do đó tôi chọn đề tài: “Ứng dụng các hiện tượng thực
tiễn vào dạy học Hoá học lớp 9 nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh
trường Trung học cơ sở Hàm Rồng”
1.2 Mục đích nghiên cứu
Là một giáo viên dạy Hóa học, tôi luôn trăn trở làm thế nào để có thể giúp
học sinh có hứng thú trong môn học mang tính thực nghiệm này. Bởi vì một khi
có hứng thú trong học tập, các em sẽ không ngại tìm tòi, nghiên cứu các vấn đề
Hóa học, từ đó, chất lượng học tập sẽ được nâng lên. Vì vậy, tôi mạnh dạn
nghiên cứu đề tài “Ứng dụng các hiện tượng thực tiễn vào dạy học Hoá học
lớp 9 nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh trường Trung học cơ sở
Hàm Rồng”
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này tôi thực hiện trên đối tượng là học sinh khối 8 trường THCS
Hàm Rồng – Học sinh tôi trực tiếp giảng dạy.

1.4Phương pháp nghiên cứu
Khi tiến hành xây dựng đề tài này, tôi chủ yếu lấy hình thức thực nghiệm,
thông qua quá trình giảng dạy trên lớp; điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa
phương pháp khai thác thực tế giáo dục.
Ngoài ra, tôi còn nghiên cứu dựa trên phương pháp tổng hợp và thống kê
số liệu để kiểm tra tính ứng dụng của đề tài.
2


2. NÔI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Quyết định số 16/2006/QĐ- BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, sáng
tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh,

khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”
Với định hướng như trên, Hoá học cũng đang góp phần hoàn thành mục
tiêu cấp Trung học cơ sở mang tính toàn diện: “dạy chữ - dạy người – dạy
nghề”. Một trong các phương pháp mà tôi vận dụng vào hoạt động dạy – học có
hiệu quả đó là khai thác các hiện tượng hoá học thực tiễn để biến những mảng
kiến thức khô khan, tách rời, khó nhớ thành những tình huống mang tính thách
đố. Như vậy sẽ kích thích học sinh học tập và thi đua nhau tìm câu trả lời. Từ
đó, các em sẽ dễ dàng ghi nhớ kiến thức và hứng thú, yêu thích môn học.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Đối với giáo viên:
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cũng gặp không ít khó khăn khi lựa
chọn phương pháp khai thác các hiện tượng hoá học thực tiễn trong tự nhiên và
đời sống. Bởi thực tiễn không phải lúc nào cũng là kiến tức cô lập, đặc trưng cho
một môn học, nhiều hiện tượng là sự tổng hợp của nhiều nghành khoa học khác
nhau. Vì vậy nếu giáo viên không đầu tư nghiên cứu để tìm câu trả lời khoa học,
chính xác thì sẽ dẫn tới phản khoa học, không thuyết phục được học sinh.
Mặt khác, Hoá học - như tôi đã đề cập - là môn học có khối lượng lớn về
lý thuyết và thực nghiệm. Vì vậy quỹ thời gian dành cho các hiện tượng tự nhiên
là rất hạn chế. Đồng thời đối tượng mà tôi áp dụng là học sinh khối 8 – với nhận
thức khoa học còn đang dừng ở những kiến thức cơ bản nhất cho nên giáo viên
chỉ nên chọn những hiện tượng thực tiễn phù hợp tránh gây trừu tượng, hoang
mang về một môn học khó.
2.2.2. Đối với học sinh:
Khi quan sát học sinh học tập, trao đổi với học sinh và qua kiểm tra thực
tế tôi nhận thấy đối với học sinh khối 8 khi học tập môn hoá học còn tồn tại một
số vấn đề:
- Hoá học là môn học mới, trừu tượng, bởi một số môn học khác như:
Toán, Ngữ văn, Sinh học... các em đã được làm quen ở cấp tiểu học và ngay từ
năm đầu cấp Trung học cơ sở. Còn môn Hoá học đến lớp 8 các em mới bắt đầu

làm quen và học tập. Kiến thức vi mô như nguyên tử, phân tử, nguyên tố… các
em không cầm lấy, không nhìn thấy… nên tạo cho các em cảm giác khó và ngại
học.
- Một số học sinh chưa có nhận thức đúng đắn về học tập bộ môn. Các
em chỉ học tập môn học nào mình có kết quả cao, những môn thi vào 10 hoặc
thậm chí thích giáo viên nào thì học môn học đó.
3


- Bộ môn Hoá học - đặc thù là những kiến thức chi tiết cần sự tỉ mỉ của
học sinh. Bài tập định tính và định lượng đều rất nhiều nhưng số tiết luyện tập
lại rất ít nhưng sự chăm chỉ, nhiệt tình của các em đôi khi chỉ có giới hạn.
- Khả năng quan sát, phân tích, vận dụng kiến thức của học sinh còn kém
do tính ỷ lại, lười tư duy. Vì vậy khi gặp vấn đề thực tiễn các em còn lúng túng,
mơ hồ…
Chính các lí do trên dẫn đến chất lượng môn học nói chung và kỹ năng
vận dụng thực tiễn là chưa cao. Cụ thể tôi khảo sát về vấn đề liên hệ thực tiễn
của học sinh khối 9 năm học 2018 - 2019 (khi chưa áp dụng đề tài) với nội dung
như sau:
Đề khảo sát:
Câu 1: Vì sao ăn trầu phải có đủ cau, trầu và vôi, nhất là không thể thiếu vôi ?
Câu 2: Vì sao xung quanh các nhà máy sản xuất gang, thép, phân lân, gạch
ngói, cây cối thường ít xanh tươi, nguồn nước bị ô nhiễm?
Câu 3: Vì sao có khí metan thoát ra từ ruộng lúa hoặc các ao (hồ)?
Sau khi cho học sinh làm bài và chấm chữa,kết quả thu được như sau:
Đối tượng học sinh
Lớp/Sĩ số

HS hiểu đúng và
HS hiểu nhưng HS chưa hiểu và

giải thích khoa
giải thích chưa chưa giải thích
học, chính xác
khoa học
được
9A
24
0 ( 0%)
3( 12.5%)
21 ( 87.5%)
9B
25
0 (0%)
3 (12%)
23 (88%)
Kết quả cho thấy gần 90 % học sinh chưa hiểu và chưa giải thích được
các vấn đề thực tiễn, chỉ có hơn 12% học sinh hiểu, nhưng giải thích chưa khoa
học, không có học sinh nào hiểu và giải thích một cách khoa học, chính xác.
Qua đó cũng phản ánh phần nào mức độ yêu thích bộ môn. Từ thực tế trên tôi đã
trăn trở cần tìm ra phương pháp mới gây hứng thú học tập và mạnh dạn xây
dựng đề tài: “ Sử dụng hiện tượng hoá học thực tiễn trong dạy học Hoá học
nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh khối 8 – Trường Trung học cơ sở
Hàm Rồng”
2.3 Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Một số hình thức áp dụng các hiện tượng thực tế trong tiết
dạy:
2.3.1.1. Sử dụng hiện tượng thực tiễn vào phần mở bài
2.3.1.1.1. Sử dụng hiện tượng thực tiễn vào phần mở bài: Một số muối quan
trọng
Muối ở biển có từ đâu? Em hãy tìm xem nguồn gốc của muối có trong

nước biển?
Giải thích: Biển cả là quê hương của muối, trong đó NaCl chiếm 85%.
Trong quá trình lâu dài hình thành đại dương ban đầu đã hòa tan tất cả các loại
muối khoáng. Đồng thời nham thạch trong quá trình phong hóa (nham thạch bị
tác động lâu ngày của mưa, nắng, gió bão và vi sinh vật) đã không ngừng bị
phân giải và sản sinh ra các loại muối, sau đó theo các dòng sông để ra đại
dương. Vậy sông ngòi, nham thạch và các núi lửa dưới đáy biển chính là nguồn
gốc cung cấp chủ yếu các loại muối cho biển cả. Để giới thiệu bài mới: Một số
4


muối quan trọng chúng tôi dặt câu hỏi: Muối ở biển có từ đâu ? Em hãy tìm
xem nguồn gốc của muối có trong nước biển?
2.3.1.1.2. Sử dụng hiện tượng thực tiễn vào phần mở bài 18: Nhôm
Giải thích hiện tượng: “ Một nồi nhôm mới mua có vẻ sáng lấp lánh
bạc, chỉ cần dùng nấu nước sôi, bên trong nồi nhôm, chổ có nước biến thành
màu xám đen ?”
Giải thích: Mới xem thì có vẻ lạ vì nồi nhôm mới, ngoài nước ra thì
không tiếp xúc với gì khác, chẳng lẽ nước lại làm cho nồi đen?
Bình thường trông bên ngoài nước không có vấn đề gì, thực tế trong nước
có hòa tan nhiều chất, thường gặp nhất là các muối canxi, magiê và sắt. Các
nguồn nước có thể chứa lượng muối sắt ít nhiều khác nhau, loại nước chứa nhiều
sắt “ là thủ phạm” làm cho nồi nhôm có màu đen.
Vì nhôm có tính khử mạnh hơn sắt nên nhôm sẽ đẩy sắt ra khỏi muối của
nó và thay thế ion sắt, còn ion sắt bị khử sẽ bám vào bề mặt nhôm, nồi nhôm sẽ
bị đen: Để hoàn thành được điều trên phải có 3 điều kiện: Lượng muối sắt trong
nước phải đủ lớn; Thời gian đun sôi phải đủ lâu; Nồi nhôm phải là nồi mới
Áp dụng: Giáo viên có thể nêu hiện tượng trên để dẫn dắt vào bài 18:
NHÔM. Sau đó học sinh dựa vào những kiến thức đã học để giải thích hiện
tượng nồi nhôm bị đen.

2.3.1.1.3. Sử dụng hiện tượng thực tiễn vào phần mở bài 26: Clo.
Tại sao nước máy thường dùng ở thị trấn Vạn Hà lại có mùi khí clo?
Giải thích: Trong hệ thống nước máy ở thành phố, người ta cho vào một
lượng nhỏ khí clo vào để có tác dụng diệt khuẩn. Một phần khí clo gây mùi và
một phần tác dụng với nước:
Cl2 + H2O → HCl + HClO
Axit hipoclorơ HClO sinh ra có tính oxi hóa rất mạnh nên có tác dụng khử
trùng, sát khuẩn nước. Phản ứng thuận nghịch nên clo rất dễ sinh ra do đó khi ta
sử dụng nước ngửi được mùi clo.
Áp dụng: Vấn đề này đang được sử dụng làm sạch nước hiện nay ở các
nhà máy nước cung cấp nước cho các thành phố, thị xã, thị trấn. Giải thích được
hiện tượng này giúp học sinh hiểu được vai trò và ứng dụng của clo trong cuộc
sống mà học sinh có thể kiểm nghiệm thật dể dàng. Giáo viên có thể đặt câu hỏi
cho học sinh suy nghĩ để trả lời trong phần ứng dụng của clo trong bài 26: Clo
2.3.1.2. Sử dụng các hiện tượng thực tiễn lồng ghép tích hợp, bảo vệ môi
trường.
Vấn đề môi trường: nước, không khí, đất,...đang được con người nhắc đến
rất nhiều. Trong cuộc sống hằng ngày các hiện tượng thường xuyên bất gặp như:
nước thải của một trang trại chăn nuôi...; khói bụi của các nhà máy xay lúa, các
lò gạch, các cánh đồng sau thu hoạch,... có liên quan gì đến những diễn biến bất
thường của thời tiết hiện nay không. Giáo viên dạy học bộ môn hóa có thể lồng
ghép các hiện tượng đó vào phần sản xuất các chất, hay ứng dụng của một số
chất... Ngoài việc gây sự chú ý của học sinh trong tiết dạy còn giáo dục ý thức,
trách nhiệm bảo vệ môi trường cho từng học sinh. Tùy vào thực trạng của từng
địa phương mà ta lấy các hiện tượng cho cụ thể và gần gũi với các em.
5


2.3.1.2.1. Sử dụng các hiện tượng tự nhiên thực tiễn lồng ghép tích hợp, bảo
vệ môi trường: “Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?” trong

bài 2: Một số bazơ quan trọng, ý thứ 2 có thể liên hệ khi học bài 29: Axit
cacbonic- Muối cacbonat.
Giải thích: Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô
tô, xe máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O2 và
hơi nước trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy)
hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.
2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4
2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Vai trò chính của mưa
axit là H2SO4 còn HNO3 đóng vai trị thứ hai.
- Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới.
Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng
đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các loại đá này thành phần chính là
CaCO3):
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O
Áp dụng: Ngày nay hiện tượng mưa axit và những tác hại của nó đă gây
nên những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là ở những nước công nghiệp phát
triển. Vấn đề ô nhiễm môi trường luôn được cả thế giới quan tâm. Việt Nam
chúng ta đang rất chú trọng đến vấn đề này. Do vậy mà giáo viên phải cung cấp
cho học sinh những hiểu biết về hiện tượng mưa axit cũng như tác hại của nó
nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Cụ thể giáo viên có thể đặt câu hỏi
trên liên hệ tích hợp môi trường.
2.3.1.2.2. Sử dụng các hiện tượng tự nhiên thực tiễn lồng ghép: “Vì sao ăn
trầu phải có đủ cau, trầu và vôi, nhất là không thể thiếu vôi?” trong bài 8:
Một số bazơ quan trọng
Giải thích: Trong lá trầu có chứa tinh dầu, trong hạt cau có chứa một chất
gọi là arecolin, chất này có tính độc. Không có vôi miếng trầu không thể chuyển
sang màu đỏ, vôi là chất kiềm khi tác dụng với arecolin làm chất này chuyển

thành arecaidin không độc mà có tác dụng gây hưng phấn, ấm áp làm cho da mặt
hồng hào, môi đỏ thắm, chống cảm cúm, diệt khuẩn làm sạch miệng, làm chặt
chân răng.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt 2 câu hỏi trên cho phần tích hợp bảo vệ sức
khỏe ở bài 8: Một số bazo quan trọng.
2.3.1.2.3. Sử dụng các hiện tượng tự nhiên thực tiễn lồng ghép “Tại sao phải
ăn muối iot?” trong bài 10: Một số muối quan trọng
Giải thích: Trong cơ thể con người có tồn tại một lượng iot tập trung ở tuyến
giáp trạng. Ở người trưởng thành lượng iot này khoảng 20-50mg. Hàng ngày ta
phải bổ sung lượng iot cần thiết cho cơ thể bằng cách ăn muối iot. Iôt có trong
muối ăn dạng KI và KIO3. Nếu lượng iot không cung cấp đủ thì sẽ dẫn đến
tuyến giáp sưng to thành bướu cổ, nặng hơn là đần độn, vô sinh và các chứng
bệnh khác.
6


Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên khi kết thúc bài 10: Một số
muối quan trọng nhằm giúp cho học sinh hiểu được ích lợi của việc ăn muối iot
và tuyên truyền cho cộng đồng.
2.3.1.2.4. Sử dụng các hiện tượng tự nhiên thực tiễn lồng ghép tích hợp, bảo
vệ môi trường: “Vì sao xung quanh các nhà máy sản xuất gang, thép, phân
lân, gạch ngói, cây cối thường ít xanh tươi, nguồn nước bị ô nhiễm?” trong
bài 20: Hợp kim sắt: gang, thép.
Giải thích: Việc gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí là do
nguồn chất thải dưới dạng khí thải, nước thải, chất rắn thải…
- Những chất thải này có thể dưới dạng khí độc như: SO 2, H2S, CO2, CO,
HCl, Cl2…có thể tác dụng trực tiếp hoặc là nguyên nhân gây mưa axit làm hại
cho cây.
- Nguồn nước thải có chứa kim loại nặng, các gốc nitrat, clorua, sunfat…
sẽ có hại đối với sinh vật sống trong nước và thực vật.

- Những chất thải rắn như xỉ than và một số chất hóa học sẽ làm cho đất bị
ô nhiễm, không thuận lợi cho sự phát triển của cây.
Do đó để bảo vệ môi trường các nhà máy cần được xậy dựng theo chu
trình khép kín, đảm bảo khử được phần lớn chất độc hại trước khi thải ra môi
trường.
Áp dụng: giáo viên có thể đặt câu hỏi này khi dạy xong phần sản xuất
gang, thép để tích hợp bảo vệ môi trường, giúp học sinh ý thức được việc bảo vệ
môi trường ở bài 20: Hợp kim sắt: gang, thép.
2.3.1.3. Tổ chức cho học sinh liên hệ với thực tế trong tiết dạy.
Khi học xong vấn đề gì học sinh thấy có ứng dụng thực tiễn cho cuộc
sống thì các em sẽ chú ý hơn, tìm tòi, chủ động tư duy để tìm hiểu, để nhớ hơn.
Do đó mỗi bài học giáo viên đưa ra được một số ứng dụng thực tiễn sẽ lôi cuốn
được sự chú ý của học sinh.
Giáo viên cũng cần chú ý khi sử dụng các hiện tượng hóa học thực tiễn
nên khéo léo trong giải thích vấn đề, vì cấp độ bộ môn hóa ở THCS chưa tìm
hiểu sâu quá trình diễn biến của sự việc hay hiện tượng. Do đó giáo viên phải
biết lựa chọn cách giải thích cho phù hợp, nếu học sinh tỏ ra tìm tòi hơn chúng
ta có thể khích lệ, mở ra hướng giáo dục vai trò quan trọng của bộ môn mà các
em sẽ được tìm hiểu ở các cấp cao hơn.
2.3.1.3.1. Tổ chức cho học sinh liên hệ với thực tế trong tiết dạy:”Vì sao có
khí metan thoát ra từ ruộng lúa hoặc các ao (hồ)”? trong bài 36: Metan
Giải thích: Trong ruộng lúa, ao (hồ) thường chứa các vật thể hữu cơ. Khi
các vật thể này thối rữa (hay quá trình phân hủy các vật thể hữu cơ) sinh ra khí
metan. Người ta ước chừng 1/7 lượng khí metan thoát vào khí quyển hàng năm
là từ các hoạt động cày cấy.
Lợi dụng hiện tượng này người ta đã làm các hầm biogas trong chăn nuôi
heo tạo khí metan để sử dụng đun nấu hay chạy máy …
Áp dụng: Đây là hiện tượng thường gặp và là cơ sở giải quyết các vấn đề
về môi trường ở các địa phương chăn nuôi nhỏ lẽ. Giáo viên đưa vấn đề này vào
trong phần liên hệ thực tế bài 36: Metan


7


2.3.1.3.2. Tổ chức cho học sinh liên hệ với thực tế trong tiết dạy “Axit
clohiđric có vai trò như thế nào đối với cơ thể “? ở bài 4: Một số axit quan
trọng
Giải thích: Axit clohiđric có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi
chất của cơ thể. Trong dịch dạ dày của người có axit clohiđric với nồng độ
khoảng chừng 0,0001 đến 0,001 mol/l. Ngoài việc hòa tan các muối khó tan, nó
còn là chất xúc tác cho các phản ứng phân hủy các chất gluxit (chất đường, bột)
và chất protein (đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được.
Lượng axit trong dịch dạ dày nhỏ hơn hay lớn hơn mức bình thường đều gây
bệnh cho người. Khi trong dịch dạ dày có nồng độ axit nhỏ hơn 0,0001 mol/l
(pH>4,5) người ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại nồng độ axit lớn hơn 0,001
mol/l (pH<3,5) người ta mắc bệnh ợ chua. Một số thuốc chữa đau dạ dày chứa
muối hiđrocacbonat NaHCO3 (còn gọi là thuốc muối) có tác dụng trung hòa bớt
lượng axit trong dạ dày.
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
Áp dụng: Nhu cầu ngày càng cao của con người kéo theo nhu cầu ăn uống
ngày càng đa dạng, phong phú. Vấn đề ăn uống ảnh hưởng dạ dày ngày càng
tăng. Giáo viên có thể đưa vấn đề này trong phần ứng dụng của axit clohiđric ở
bài 4: Một số axit quan trọng
2.3.1.3.3. Tổ chức cho học sinh liên hệ với thực tế trong tiết dạy “Vì sao
nước rau muống đang xanh khi vắt chanh vào thì chuyển sang màu khác”? ở
bài 3: Tính chất hóa học của axit.
Giải thích: Có một số chất hóa học gọi là chất chỉ thị màu, chúng làm cho
dung dịch thay đổi khi nồng độ axit thay đổi. Trong rau muống (và vài loại rau
khác) có chất chỉ thị màu này, trong chanh có 7% axit xitric. Vắt chanh vào nước
rau làm thay đổi độ axit, do đó làm thay đổi màu của nước rau. Khi chưa vắt

chanh nước rau muống màu xanh là chứa chất kiềm.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng tính chất
hóa học của axit khi tác dụng với quỳ tím ở bài 3: Tính chất hóa học của axit.
2.3.1.3.4. Tổ chức cho học sinh liên hệ với thực tế trong tiết dạy “Vì sao
người ta dùng tro bếp để bón cho cây”? ở bài 11: Phân bón hóa học.
Giải thích: Trong tro bếp có chứa muối K2CO3 cung cấp nguyên tố kali
cho cây.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt 2 câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề vào bài
hoặc liên hệ thực tế trong ở bài 11: Phân bón hóa học.
2.3.1.3.5. Tổ chức cho học sinh liên hệ với thực tế trong tiết dạy “Vì sao ta
hay dùng bạc để “đánh gió” khi bị bệnh cảm “? phần Tính chất hóa học của
kim loại.
Giải thích: Khi bị bệnh cảm, trong cơ thể con người sẽ tích tụ một lượng
khí H2S tương đối cao. Chính lượng H2S sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi. Khi ta dùng
Ag để đánh gió thì Ag sẽ tác dụng với khí H 2S. Do đó, lượng H2S trong cơ thể
giảm và dần sẽ hết bệnh. Miếng Ag sau khi đánh gió sẽ có màu đen xám:
4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S↓ + 2H2O
(đen)
8


Áp dụng: Hiện tượng “đánh gió” đã được ông bà ta sử dụng từ rất xa xưa
cho đến tận bây giờ để chữa bệnh cảm. Cách làm này rất có cơ sở khoa học mà
mọi người cần phải biết. Giáo viên có thể nêu hiện tượng trên khi dạy phần Tính
chất hóa học của kim loại.
2.3.1.3.6. Tổ chức cho học sinh liên hệ với thực tế trong tiết dạy “Tại sao khi
cơm bị khê, ông bà ta thường cho vào nồi cơm một mẫu than củi”? trong bài
27: Cacbon
Giải thích: Do than củi xốp, có tính hấp phụ nên hấp phụ hơi khét của
cơm làm cho cơm đỡ mùi khê.

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt 2 câu hỏi trên cho phần liên hệ thực tế
trong bài 27: Cacbon
2.3.1.3.7. Tổ chức cho học sinh liên hệ với thực tế trong tiết dạy “Tại sao
những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ vật
không dùng được” ? trong bài 19: SẮT hoặc dùng đặt vấn đề vào bài 21: Sự
ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
Giải thích: Trong không khí có oxi, hơi nước và các chất khác. Do tác
dụng nhiệt độ cao của ánh nắng mặt trời, hơi nước, oxi và nước mưa (thường
hòa tan khí CO2 tạo môi trường axit yếu) có phản ứng với sắt tạo thành một số
hợp chất của sắt (Fe2O3) gọi là gỉ sắt. Gỉ sắt không còn tính cứng, ánh kim, dẻo
của sắt mà xốp, giòn nên làm đồ vật bị hỏng. Do đó để bảo vệ đồ dùng bằng sắt,
người ta thường phủ lên đồ vật bằng sắt một lớp sơn, hoăc kim loại khác bền
hơn để ngăn không cho sắt tiếp xúc với nước, oxi không khí và một số chất khác
trong môi trường.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần liên hệ thực tế trong
bài 19: SẮT hoặc dùng đặt vấn đề vào bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim
loại không bị ăn mòn..
2.3.1.3.8. Tổ chức cho học sinh liên hệ với thực tế trong tiết dạy, ca dao Việt
Nam có câu:
“Lúa chiêm lấp ló ngoài bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Mang ý nghĩa hóa học gì? trong bài 11: Phân bón hóa học.
Giải thích: Câu ca dao có nghĩa là: Khi vụ lúa chiêm đang trổ đồng mà có
trận mưa rào kèm theo sấm chớp thì rất tốt và cho năng suất cao. Vì sao vậy ?
Do trong không khí có khoảng 80% Nitơ và 20 % oxi. Khi có sấm chớp
(tia lửa điện) thì: N2 + O2 → 2NO
Sau đó:
2NO + O2 → 2NO2
Khí NO2 hòa tan trong nước: 4NO2 + O2 + H2O → 4HNO3
HNO3 hòa tan trong đất được trung hòa bởi một số muối tạo muối nitrat cung

cấp Nitơ cho cây.
Nhờ có sấm chớp ở các cơn mưa giông, mỗi năm trung bình mỗi mẫu đất
được cung cấp khoảng 6-7 kg nitơ.
Áp dụng: Đây là một câu ca dao mang ý nghĩa thực tiễn rất thường gặp
trong đời sống. Đây quả là một kinh nghiệm được ông cha ta rút ra qua những
tháng năm canh tác trồng lúa nông nghiệp. Học sinh cũng dễ dàng quan sát để
kiểm nghiệm và giải thích được một cách khoa học về vấn đề trên. Giáo viên có
9


thể đặt câu hỏi trên khi trình bày phần chu trình của nitơ trong tự nhiên ở bài 29
hoặc đề cập trong bài 11: Phân bón hóa học.
2.3.1.3.9. Tổ chức cho học sinh liên hệ với thực tế trong tiết dạy “Tại sao
rượu giả có thể gây chết người “? bài 44: Rượu etylic
Giải thích: Để thu được nhiều rượu (rượu etylic) người ta thêm nước vào
pha loãng vì vậy rượu nhạt đi người uống không thích. Nên họ pha thêm một ít
rượu metylic làm nồng độ rượu tăng lên. Chính rượu metylic gây ngộ độc, nó
tác động vào hệ thần kinh và nhãn cầu, làm rối loạn chức năng đồng hóa của cơ
thể gây nên sự nhiễm độc axit.
Áp dụng: Đây là các câu hỏi nhằm kích thích tính tò mò của học sinh.
Học sinh không lạ gì với các hiện tượng trên nhưng để giải thích thì không phải
dễ. Giáo viên có thể nêu vấn đề trên sau khi dạy xong mục bài 44: Rượu etylic
2.3.2. Ví dụ về bài soạn và thực hiện bài dạy có nội dung sử dụng
hiện tượng thực tiễn trong tiết dạy:
Tiết 26
Bài 20. HỢP KIM SẮT: GANG, THÉP
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong, học sinh biết được:
- Thành phần chính của gang và thép.
- Sơ lược về phương pháp luyện gang và thép.

2. Kĩ năng:
- Quan sát sơ đồ, hình ảnh để rút ra được nhận xét về phương pháp luyện gang,
thép.
3. Thái độ:
- Giúp HS yêu thích môn học để vận dụng kiến thức vào trong đời sống.
4.Năng lực cần hướng tới:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học
- Năng lực vạn dụng kiến thức hoá học vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên:
- Máy chiếu Prorecter, máy chiếu vật thể. (Sơ đồ lò cao phóng to, sơ đồ lò
luyện thép phóng to)
- phiếu học tập.
Sản xuất gang
Sản xuất thép
Nguyên liệu
Nguyên tắc
Các giai đoạn sản xuất
Các PTHH
b. Học sinh: Xem trước bài mới.
2. Phương pháp:
- Làm việc với SGK, hỏi đáp, trực quan.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
10


1. Ổn định lớp(1’):
2. Kiểm tra bài cũ(7’):
HS1: Nêu các tính chất hoá học của sắt?

HS2, 3: Sửa bài tập 2,3/60
3. Vào bài mới:
* Giới thiệu bài: (1') Trong đời sống và trong kĩ thuật, hợp kim của sắt là
gang, thép được sử dụng rất rộng rãi. Vậy thế nào là gang và thép? Gang thép
được sử dụng như thế nào? Để trả lời những câu hỏi này ta tìm hiểu bài học hôm
nay.
Hoạt động của GV
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hợp kim của sắt:
I. HỢP KIM CỦA SẮT:
- GV giới thiệu: Hợp kim là chất rắn thu được 1) Gang là một loại hợp kim của sắt
sau khi làm nguội hỗn hợp nóng chảy của với cacbon trong đó hàm lượng
nhiều kim loại khác nhau hoặc của kim loại cacbon chiếm từ 2 – 5 %.
và phi kim.
2) Thép là hợp kim của sắt với
- HS: Nghe giảng
cacbon và một số nguyên tố khác,
- GV cho HS quan sát trên máy chiếu 1 số trong đó hàm lượng cacbon chiếm
mẫu gang, thép; một số dụng cụ, chi tiết máy dưới 2%.
được làm từ gang, thép
- GV: Cho biết thế nào là gang? Kể 1 số ứng
dụng của gang ?
- HS: Trả lời, yêu cầu nêu được:
+ Gang trắng dùng để luyện thép.
+ Gang xám dùng để chế tạo máy móc, thiết
bị .
- GV: Cho biết thế nào là thép? Kể một số
ứng dụng của thép?
- HS: Trả lời, yêu cầu nêu được:
+Thép được dùng để chế tạo nhiều chi tiết

máy, vật dụng, dụng cụ lao động. Đặc biệt
thép được dùng làm vật liệu xây dựng, chế
tạo phương tiện giao thông, vận tải
- GV: So sánh sự giống nhau và khác nhau về
thành phần của gang và thép?
- HS: Gang và thép đều là hợp kim của sắt
với cacbon và một so nguyên tố khác.
+ Gang cacbon chiếm từ 2 đến 5%.
+ Thép hàm lượng cacbon ít hơn(dưới 2%).
Hoạt động 2: Sản xuất gang , thép:
II. SẢN XUẤT GANG, THÉP
- GV cho HS quan sát quá trình luyện gang, 1. Sản xuất gang:
thép trong lò cao, lò Bet-xơ-me trên máy - Nguyên liệu: Quặng sắt, than cốc,
chiếu
không khí giàu oxi
- GV: Phân nhóm và phát phiếu học tập cho - Nguyên tắc: Dùng CO khử sắt ở
các nhóm (Nội dung như phần GV đã chuẩn nhiệt độ cao
11


bị)
- HS các nhóm hoạt động trong 10’
- Đại diện các nhóm báo cáo
- Các nhóm khác bổ sung
- GV: Chốt kiến thức
*Liên hệ thực tế: GV đặt câu hỏi: “Vì sao
xung quanh các nhà máy sản xuất gang, thép,
phân lân, gạch ngói, cây cối thường ít xanh
tươi, nguồn nước bị ô nhiễm?”
- HS thảo luận theo bàn (2HS/bàn)

- Đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác bổ
sung
- GV hướng dẫn HS giải thích trọn vẹn:
Việc gây ô nhiễm môi trường đất, nước,
không khí là do nguồn chất thải dưới dạng
khí thải, nước thải, chất rắn thải…
- Những chất thải này có thể dưới dạng khí
độc như: SO2, H2S, CO2, CO, HCl, Cl2…có
thể tác dụng trực tiếp hoặc là nguyên nhân
gây mưa axit làm hại cho cây.
- Nguồn nước thải có chứa kim loại nặng,
các gốc nitrat, clorua, sunfat…sẽ có hại đối
với sinh vật sống trong nước và thực vật.
- Những chất thải rắn như xỉ than và một số
chất hóa học sẽ làm cho đất bị ô nhiễm,
không thuận lợi cho sự phát triển của cây.
Do đó để bảo vệ môi trường các nhà máy
cần được xậy dựng theo chu trình khép kín,
đảm bảo khử được phần lớn chất độc hại
trước khi thải ra môi trường.

- PTHH chính:
C(k) + O2 (k)

CO2 (k)
CO2(k) + C (r)

2CO(k)
CO(k) + Fe2O3 (r)  Fe(r) + CO2
(k)


2. Sản xuất gang:
- Nguyên liệu: Gang và sắt phế liệu
- Nguyên tắc: Oxi hóa phi kim và
kim loại để tạo rs một số nguyên tố
C, Si…
- PTHH chính:
Fe(r) + O2 (k)
 FeO (r)
FeO(r) + Si (r)
 Fe(r) + SiO2(r)
FeO(r) + Mn (r)  Fe(r) +
MnO2 (r)

4. Củng cố: (7')

HS nhắc lại nội dung chính của bài.
Cho HS làm BT5 SGK/63.
5. Nhận xét và dặn dò: (1’)
a. Nhận xét: - Nhận xét thái độ học tập của học sinh.
- Đánh giá khả năng tiếp thu bài của học sinh.
b. Dặn dò:
Bài tập về nhà: 5, 6 SGK/63.
Xem trước bài: “ Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không
bị ăn mòn”.
IV. RÚT KINHNGHIỆM
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


12


2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
Trong năm học 2019 - 2020, khi phương pháp sử dụng hiện tượng thực
tiễn trong các bài dạy ở Trường trung học cơ sở Hàm Rồng, tôi nhận thấy học
sinh hứng thú, say mê học tập. Các tiết học trở nên sôi nổi, thậm chí các em còn
phát biểu tranh luận, bày tỏ quan điểm cá nhân khi có một vấn đề vướng mắc.
Trong các trường hợp đó, giáo viên đóng vai trò cố vấn, trọng tài và khi đã có
được đáp án chính xác thì dù trả lời đúng hay sai các em đều rất phấn khởi, vui
vẻ. Điều này cho thấy, học sinh tiếp cận môn Hoá học một cách nhẹ nhàng hơn,
hiệu quả hơn và yêu thích môn học hơn.
Cụ thể qua nhiều lần khảo sát, kiểm tra thông qua các đề kiểm tra như
năm học 2018 – 2019 cho học sinh khối 9 năm học 2019 - 2020, tôi thu được kết
quả như sau:
Đối tượng học sinh
HS hiểu đúng và
HS hiểu nhưng HS chưa hiểu và
Khối/Sĩ số
giải thích khoa
giải thích chưa chưa giải thích
học, chính xác
khoa học
được
9
62
17 (27,4 %)
31 (50%)
14 (22,6%)

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
Như vậy, sử dụng hiện tượng thực tiễn trong dạy học Hoá học hướng tới
việc hoạt động hoá, tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học nhằm cụ
thể hoá, hiện thực hoá nội dung bài học. Từ đó góp phần hình thành thói quen, ý
chí tự học, tạo cho học sinh lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi
con người. Đó là nhu cầu cũng là xu hướng của giáo dục thời hội nhập để rèn
luyện cho học sinh khả năng nhạy bén trong cuộc sống.
Về bản thân, khi áp dụng đề tài này cho học sinh khối 9 – Trường trung
học cơ sở Hàm Rồng cũng tự đúc rút cho mình một số kinh nghiệm:
- Cần thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học
tập với nhiều hình thức đa dạng, hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, phù
hợp với đối tượng học sinh sẽ gây được hứng thú học tập.
- Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được
tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh
hội kiến thức tránh hiện tượng chê bai, cười cợt khiến học sinh rụt rè, sợ hãi.
- Chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm , kỹ năng đã có của học
sinh. Tạo cho các em niềm vui, hứng thú, nhu cầu hành động và thái độ tự tin,
mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân.
Trên đây chỉ là kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong quá trình giảng
dạy môn Hoá học lớp 9. Kính mong cỏc thầy cụ trong Ban giỏm hiệu và đông
đảo các bạn đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến để tôi có thêm kinh
nghiệm trong công tác giảng dạy nâng cao chất lýợng dạy học.
3.2

Kiến nghị
Với kết quả nghiên cứu như trên, tôi xin đề xuất kiến nghị:
13



Đối với nhà trường:
+ Bổ sung, mua mới một số hoá chất, dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho dạy
học thực nghiệm, trực quan.
+ Mua mới một số tài liệu học tập và nghiên cứu, làm phong phú đầu sách
trong thư viện nhà trường nhằm tạo điều kiện cho học sinh và giáo viên được
nâng cao năng lực bản thân.
+ Sửa chữa một số thiết bị dạy học như: máy chiếu, máy tính… phục vụ
cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Đối với Phòng Giáo dục:
+ Cấp mới cho các nhà trường các thiết bị dạy học hiện đại nhằm hỗ trợ
cho giáo viên đổi mới các phương pháp dạy học đáp ứng xu thế phát triển của xã
hội học tập.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

Hàm Rồng, ngày 20, tháng 05, năm 2020
Tôi xin cam đoan trên đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình, không sao chép
của người khác.
Người thực hiện

Nguyễn Thị Ngọc Trinh

14



×