Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Ứng Dụng Hệ Thống Phát Hiện Và Định Lượng Tự Động Với Cơ Sở Dữ Liệu Gc-Ms

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
---------------***---------------

TRƯƠNG ANH DŨNG

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG PHÁT HIỆN VÀ ĐỊNH LƯỢNG
TỰ ĐỘNG VỚI CƠ SỞ DỮ LIỆU GC-MS NHẰM PHÂN
TÍCH ĐỒNG THỜI CÁC HỢP CHẤT STEROLS VÀ
PHTHALATE TRONG BỤI KHÔNG KHÍ TẠI HÀ NỘI

Chuyên ngành: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Mã số: 844 0301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. TS. DƯƠNG THỊ HẠNH
2. PGS. TS. BÙI QUỐC LẬP

HÀ NỘI, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI


TRƯƠNG ANH DŨNG

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG PHÁT HIỆN VÀ ĐỊNH LƯỢNG
TỰ ĐỘNG VỚI CƠ SỞ DỮ LIỆU GC-MS NHẰM PHÂN
TÍCH ĐỒNG THỜI CÁC HỢP CHẤT STEROLS VÀ
PHTHALATE TRONG BỤI KHÔNG KHÍ TẠI HÀ NỘI

Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số: 844 0301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. TS. DƯƠNG THỊ HẠNH
2. PGS. TS. BÙI QUỐC LẬP

HÀ NỘI, NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân học viên. Các kết
quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ
một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu
có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn

Trương Anh Dũng

i



LỜI CÁM ƠN
Trước hết, học viên xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Dương Thị Hạnh, –
Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và
PGS.TS. Bùi Quốc Lập, Trưởng khoa Môi trường, Trường Đại học Thuỷ lợi đã tận
tình hướng dẫn, định hướng và tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo cùng các cán bộ, nghiên cứu viên đang công
tác tại Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
đã tạo mọi điều kiện và cơ sở trang thiết bị cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề
tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô Khoa Môi trường, phòng Đào tạo
Đại học và Sau đại học, Trường Đại học Thuỷ lợi và Lãnh đạo, các đồng nghiệp tại
Viện Công Nghệ Môi Trường - Viện Hàm Lâm Khoa Học Công Nghệ Việt Nam đã
động viên, khích lệ và đóng góp các ý kiến quý báu cho em trong việc soạn thảo, hoàn
thiện Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Học viên

Trương Anh Dũng

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i

LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH......................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGŨ ............................................... vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của Đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ............................................................................................6
1.1 Tổng quan về các hợp chất phthalate và sterols ....................................................6
1.1.1 Tổng quan về các chất phthalate ....................................................................6
1.1.2 Tổng quan về các hợp chất sterols ...............................................................15
1.2 Tình hình nghiên cứu ô nhiễm phthalate và sterols trong không khí và bụi không
khí. .............................................................................................................................21
1.2.1 Tình hình nghiên cứu các hợp chất phthalate trong không khí và bụi không
khí. .........................................................................................................................21
1.2.2 Tình hình nghiên cứu các hợp chất sterol trong không khí và bụi không khí.
...............................................................................................................................24
1.3 Các phương pháp phân tích phthalate và sterol trong bụi không khí ..................26
1.4 Tổng quan về hệ thống phát hiện và định lượng tự động (AIQS-DB) với cơ sở
dữ liệu GC/MS...........................................................................................................27
1.4.1 Giới thiệu về thiết bị sắc ký ghép khối phổ (GC/MS)..................................27
1.4.2 Giới thiệu về hệ thống AIQS-DB .................................................................27
1.4.3 Ứng dụng của hệ thống AIQS-DB trong phân tích môi trường ...................30
1.5 Đặc điểm khu vực nghiên cứu .............................................................................31
1.5.1. Vị trí địa lý...................................................................................................31
1.5.2 Đặc điểm khí hậu ..........................................................................................32
1.5.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................................32

1.5.4 Hiện trạng môi trường không khí .................................................................34
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................35
2.1. Thiết bị, hóa chất, dụng cụ thí nghiệm ...............................................................35
iii


2.1.1 Hóa chất thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm .................................................... 35
2.1.2 Thiết bị thí nghiệm ....................................................................................... 35
2.2 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 36
2.2.1 Thu thập, tổng hợp phân tích thông tin số liệu ............................................ 36
2.2.2 Điều tra khảo sát thực địa, lấy mẫu tại hiện trường ..................................... 36
2.2.4 Phân tích mấu trong phòng thí nghiệm ........................................................ 41
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 51
3.1 Hàm lượng phtahlate trong bụi không khí tại Hà Nội......................................... 51
3.1.1 Hàm lượng phthalate trong bụi không khí trong mùa hè ............................. 51
3.1.2 Hàm lượng phthalate trong bụi không khí trong mùa đông ......................... 53
3.1.3 Nhận xét về hàm lượng phthalate trong bụi không khí tại Hà Nội .............. 56
3.1.4 Nguồn phát sinh phthalate chính trong bụi không khí tại Hà Nội ............... 61
3.2 Đánh giá phơi nhiễm của di(2-ethylhexyl) phthalate (DEHP) trong bụi không
khí đối với con người qua đường hô hấp .................................................................. 62
3.2.1 Liều lượng phơi nhiễm DEHP từ bụi không khí qua đường hô hấp tại Hà
Nội ......................................................................................................................... 62
3.2.2 So sánh liều lượng phơi nhiễm DEHP từ bụi không khí ngoài trời và trong
nhà qua đường hô hấp tại Hà Nội.......................................................................... 63
3.2.3 So sánh khả năng phơi nhiễm DEHP từ bụi không khí ngoài trời qua đường
hô hấp tại Hà Nội và trên thế giới. ........................................................................ 65
3.3 Hàm lượng sterol trong bụi không khí tại Hà Nội .............................................. 66
3.3.1 Hàm lượng sterol trong bụi không khí trong mùa hè ................................... 66
3.3.2 Hàm lượng sterol trong bụi không khí trong mùa đông ............................... 70
3.3.3 Nhận xét về hàm lượng sterol trong bụi không khí tại Hà Nội .................... 74

3.4 Đề xuất giải pháp giảm thiểu hàm lượng phthalate và sterol trong bụi không khí
tại Hà Nội .................................................................................................................. 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 79
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ ..................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 81
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 88

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1: Cấu trúc phân tử cơ bản của orthophthalates .................................................6
Hình 1. 2: Cấu trúc phân tử của một số phthalates cao phân tử ......................................7
Hình 1. 3: Cấu trúc phân tử của một số phthalates thấp phân tử .....................................7
Hình 1. 4: Phương trình phản ứng tạo phthalate [16] ......................................................8
Hình 1. 5: Cấu trúc phân tử cơ bản của Steroid [42] .....................................................15
Hình 1. 6: Cấu trúc phân tử cơ bản của Sterol [42] .......................................................15
Hình 1. 7: Cấu trúc phân tử cơ bản của cholestane [42] ...............................................16
Hình 1. 8: Cấu trúc phân tử của một số Zoosterol điển hình ........................................17
Hình 1. 9: Cấu trúc phân tử của một số Phytosterol điển hình......................................17
Hình 1. 10: Cấu trúc của hệ thống AIQS.......................................................................28
Hình 1. 11: Sơ đồ khu vực nghiên cứu ..........................................................................31
Hình 2. 1: Quy trình lấy mẫu và bảo quản mẫu ............................................................40
Hình 2. 2: Quy trình chiết tách mẫu ..............................................................................42
Hình 2. 3: Quy trình phân tích xác định các hợp chất PAEs và Sterol trong bụi không
khí ..................................................................................................................................44
Hình 2. 4. Thời gian lưu của các n-alkanes (C9-C33) tại thời điểm phân tích .............47
Hình 3. 1: Nồng độ trung bình của phthalate tại AP1 và AP2 trong tháng 5 và 11/2018
.......................................................................................................................................56
Hình 3. 2: So sánh hàm lượng trung bình của các phthalate trong bụi không khí tại Hà

Nội trong mùa hè và mùa đông .....................................................................................58
Hình 3. 3: So sánh hàm lượng phthalate trong bụi không khí của các thành phố lớn trên
thế giới. ..........................................................................................................................59
Hình 3. 4: So sánh hàm lượng phthalate trong bụi không khí ngoài trời và trong nhà tại
Hà Nội............................................................................................................................61
Hình 3. 5: Liều lượng phơi nhiễm DEHP hằng ngày từ bụi không khí qua đường hô
hấp tại Hà Nội ................................................................................................................63
Hình 3. 6: Liều lượng phơi nhiễm DEHP từ bụi không khí ngoài trời và trong nhà qua
đường hô hấp tại Hà Nội ...............................................................................................64
Hình 3. 7: Liều lượng phơi nhiễm DEHP từ bụi không khí ngoài trời qua đường hô hấp
tại Hà Nội một số thành phố lớn trên thế giới. ..............................................................65
Hình 3. 8: Nồng độ trung bình của sterol tại AP1 và AP2 trong tháng 5/2018 ............69
Hình 3. 9: Nồng độ trung bình của sterol tại AP1 và AP2 trong tháng 11/2018 ..........73
Hình 3. 10: So sánh hàm lượng trung bình của các sterol trong bụi không khí tại Hà
Nội trong mùa hè và mùa đông .....................................................................................75
Hình 3. 11: So sánh mức độ ô nhiễm sterols trong bụi không khí tại Hà Nội và Kuala
Lumpur. .........................................................................................................................77

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1: Kết quả phân tích PCS chuẩn xây dựng AIQS-DB trên thiết bị GC/MS .... 29
Bảng 2. 1: Vị trí lấy mẫu khảo sát ................................................................................. 38
Bảng 2. 2: Hỗn hợp 16 chất chuẩn đồng hành .............................................................. 43
Bảng 2. 3 Hỗn hợp 6 chất nội chuẩn ............................................................................. 43
Bảng 2. 4. Các thông số cài đặt GCMS ......................................................................... 46
Bảng 2. 5: Tỷ lệ hít trung bình và cân nặng trung bình của các nhóm tuổi. ................. 50
Bảng 3. 1: Kết quả phân tích phthalate trong bụi không khí tại khu vực đường Phạm
Văn Đồng trong tháng 5/2018. ...................................................................................... 51

Bảng 3. 2: Kết quả phân tích phthalate trong bụi không khí tại khu vực làng Phú Đô
trong tháng 5/2018. ....................................................................................................... 52
Bảng 3. 3: Kết quả phân tích phthalate trong bụi không khí tại khu vực đường Phạm
Văn Đồng trong tháng 11/2018. .................................................................................... 54
Bảng 3. 4: Kết quả phân tích phthalate trong bụi không khí tại khu vực làng Phú Đô
trong tháng 11/2018. ..................................................................................................... 55
Bảng 3. 5: Nồng độ phthalate trung bình trong bụi không khí tại Hà Nội trong mùa hè
và mùa đông .................................................................................................................. 57
Bảng 3. 6: Nồng độ phthalate trong bụi không khí tại các thành phố lớn trên thế giới 59
Bảng 3. 7: Nồng độ phthalate trong bụi không khí ngoài trời và trong nhà tại Hà Nội 60
Bảng 3. 8: Liều lượng phơi nhiễm DEHP hằng ngày từ bụi không khí qua đường hô
hấp tại Hà Nội................................................................................................................ 62
Bảng 3. 9: Liều lượng phơi nhiễm DEHP từ bụi không khí ngoài trời và trong nhà qua
đường hô hấp tại Hà Nội ............................................................................................... 64
Bảng 3. 10: Liều lượng phơi nhiễm DEHP từ bụi không khí ngoài trời qua đường hô
hấp tại Hà Nội một số thành phố lớn trên thế giới. ....................................................... 65
Bảng 3. 11: Kết quả phân tích sterol trong bụi không khí tại khu vực đường Phạm Văn
Đồng trong tháng 5/2018............................................................................................... 66
Bảng 3. 12: Kết quả phân tích sterol trong bụi không khí tại khu vực là Phú Đô trong
tháng 5/2018. ................................................................................................................. 68
Bảng 3. 13: Kết quả phân tích sterol trong bụi không khí tại khu vực đường Phạm Văn
Đồng trong tháng 11/2018............................................................................................. 70
Bảng 3. 14: Kết quả phân tích sterol trong bụi không khí tại khu vực là Phú Đô trong
tháng 11/2018. ............................................................................................................... 72
Bảng 3. 15: Nồng độ sterol trung bình trong bụi không khí tại Hà Nội trong mùa hè và
mùa đông ....................................................................................................................... 74
Bảng 3. 16: Nồng độ sterol trong bụi không khí tại Hà Nội và Kuala Lumpur. ........... 76

vi



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGŨ
AIQS-DB

Automated Identification and
Quantification System with a
Database

Hệ thống nhận dạng và định lượng
tự động với cơ sở dữ liệu

DBP

Di-n-butyl phthalate

Dibutyl benzene-1,2-dicarboxylate

DEHP

Di (2-ethylhexyl) phthalate

Di (2-ethylhexyl) phthalate

DEP

Diethyl phthalate

Diethyl benzene-1,2-dicarboxylate

DI


Daily intake

Liều lượng phơi nhiễm hằng ngày

DIBP

Di-iso-butyl phthalate

Bis(2-methylpropyl) benzene-1,2dicarboxylate

EPA

United States Environmental
Protection Agency

Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ

GC-MS

Gas Chromatography Mass
Spectometry

Phương pháp Sắc ký khí kết hợp với
Khối phổ

IUPAC

International Union of Pure and
Applied Chemistry


Liên minh Quốc tế về Hóa học thuần
túy và Hóa học ứng dụng

PAE

Phathalates

1,2-benzenedicarboxylic axit

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

Quy chuẩn Việt Nam

vii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Ô nhiễm bụi trong không khí từ lâu đã là một vấn đề bức xúc ở nhiều nước trên thế
giới, trong đó có Việt Nam, đặc biệt giao thông, xây dựng là những nguồn thải lớn
nhất. Theo kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí do Trung tâm quan trắc
môi trường – Tổng cục Môi trường công bố cuối 4-2016 cảnh báo mức độ ô nhiễm bụi
PM 2.5 tại Hà Nội cao gấp 3 lần mức khuyến cáo theo Quy chuẩn quốc gia về chất
lượng không khí xung quanh [1] và gấp 7 lần so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế
giới. Nồng độ bụi cao trong không khí gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe con người,
đặc biệt là các tác động tới đường hô hấp của con người và bụi là một trong những

nguyên nhân gây ung thư phổi. Không dừng lại ở đó, nhiều nghiên cứu gần đây đã
chứng minh rằng các hạt bụi trong không khí hấp thụ và mang theo rất nhiều các hợp
chất hữu cơ bán bay hơi (SVOC: Semi-Volatile Organic Compound) như: nhóm hợp
chất đa vòng thơm PAH, parafin, nhóm carbonylic, phthalate, nhóm dicarboxylic axit
mạch ngắn… Khi cơ thể tiếp xúc với các chất SVOC này, chúng có thể gây kích ứng
cho mắt, mũi, họng, gây nhức đầu, choáng váng, rối loạn thị giác, hủy tế bào máu, tế
bào gan, thận, gây viêm da, tổn hại đến thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến khả năng
sinh sản, thậm chí có tiềm năng gây ung thư cao và đột biến gien [2],[3].
Phthalate là nhóm chất được sử dụng rộng rãi trong hoạt động công nghiệp, ứng dụng
của chúng trong ngành công nghiệp hóa chất, tổng hợp nhựa (PVC), keo dính, và
màng bọc cellulose (chiếm 85% tổng sản lượng sản xuất). Một phần nhỏ phthalate
được ứng dụng trong ngành sản xuất mỹ phẩm, thuốc diệt côn trùng [4],[5]. Do việc
ứng dụng phthalate trong đời sống do đó chúng tồn tại khắp nơi như tích lũy trong
thực phẩm, đất, trầm tích, bụi, không khí, nước uống, đồng thời đi trực tiếp vào môi
trường gây ô nhiềm môi trường, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của con người
thông qua các hoạt động sản xuất và sử dụng và thải bỏ (khoảng 10% chất thải hàng
ngày có nguồn gốc từ phthalate) [6],[7]. Trong một số nghiên cứu trước đã cho thấy
phthalate có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe con người như tổn
thương ADN trong nhân tinh trùng, các thông số tinh dịch của con người và hormone

1


sinh sản. Cơ quan quốc tế chuyên nghiên cứu về ung thư (IARC, 1982) đã công bố
phthalate là một chất có thể gây ung thư cho con người (nhóm 2B).
Các chất sterol là nhóm hợp chất chỉ thị của ô nhiễm môi trường nước. Sterol thường
có nồng độ cao trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý và chúng có khả năng tích lũy
sinh học cao trong trầm tích. Các chất sterol được nghiên cứu nhiều trong môi trường
nước mặt, nước thải trước và sau hệ thống xử lý, và trầm tích. Đặc biệt coprostanol là
chỉ thị cho ô nhiềm chất thải (phân người và động vật) trong môi trường và phân tích tỉ

lệ giữa coprostanol/cholesterol cho biết nguồn gốc của sterol trong nước thải [8],[9].
Tuy nhiên, hiện nay theo chúng tôi được biết chưa có nghiên cứu nào được thực hiện
trên thế giới hay tại Việt Nam về hiện trạng ô nhiễm các nhóm chất sterol trong môi
trường không khí, đặc biệt là bụi không khí tại khu vực đô thị.
Ở một nghiên cứu gần đây tại Châu Giang, Trung Quốc cho thấy, hàm lượng
phthalates trong bụi không khí xung quanh dao động từ 1,07-869 µg/g trong đó di-2ethylhexyl phthalate được phát hiện với tần suất và nồng độ cao nhất. Kết quả đánh giá
rủi ro phơi nhiễm của phthalate tới sức khỏe con người thấy rằng phthalate đi vào cơ
thể con người chủ yếu qua đường hít thở và ăn uống cho thấy nguy cơ ung thư do phơi
nhiễm phthalate từ bụi không khí ở mức trung bình [10].
Tại Việt Nam, nghiên cứu về hàm lượng các chất hữu cơ trong bụi không khí vẫn còn
hạn chế, chỉ mới tập trung vào một nhóm chất là PAHs. Chưa có nghiên cứu nào được
thực hiện để đánh giá hàm lượng của phthalate và sterol trong bụi không khí ngoài
trời.
Chính vì những lý do trên mà việc đánh giá hiện trạng của nhóm chất sterol và
phathalate trong bụi không khí đô thị tại Việt Nam từ đó xác định nguồn ô nhiễm của
chúng là rất cấp thiết. Đây có thể coi là nghiên cứu đầu tiên về đánh giá hàm lượng
sterol trong mẫu bụi không khí tại Việt Nam, cung cấp nguồn dữ liệu mới quan trọng
làm cơ sở cho các nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo. Do đó đề tài : “Ứng dụng hệ thống
phát hiện và định lượng tự động với cơ sở dữ liệu GC-MS nhằm phân tích đồng thời
các hợp chất Sterols và Phthalate trong bụi không khí tại Hà Nội” có ý nghĩa khoa học
và thực tiễn rất lớn phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.

2


Tác giả là thành viên tham gia thực hiện đề tài độc lập trẻ cấp Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam: “Nghiên cứu ứng dụng hệ thống phát hiện và định lượng tự
động với cơ sở dữ liệu GC-MS để phân tích đồng thời các hợp chất hữu cơ bán bay hơi
trong bụi không khí“, mã số đề tài VAST.ĐLT 10/17-18 do TS. Dương Thị Hạnh làm
chủ nhiệm. Tác giả đã tham gia nghiên cứu, lấy và phân tích mẫu và viết báo cáo các

nội dung liên quan của đề tài.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là
- Cung cấp một số số liệu ban đầu về hiện trạng hàm lượng phthalate và sterols trong
bụi không khí xung quanh tại khu vực đô thị thành phố Hà Nội.
- Từ đó, đánh giá sự phơi nhiễm của di(2-ethylhexyl) phthalate (DEHP) lên sức khỏe
con người và đề xuất một số ý kiến về biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực lên sức
khỏe con người
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồn các yếu tố sau đây:
- 05 hợp chất phthalate: dimethyl phthalate (DMP), diethyl phthalate (DEP), di-isobutyl phthalate (DIBP), di-n-butyl phthalate (DBP), di(2-ethylhexyl)phthalate (DEHP).
- 07 hợp chất sterols: coprostanol, cholesterol, coprostanone, campesterol,
stigmasterol, beta-sitosterol, stigmastanol.
- Bụi không khí xung quanh tại khu vực nội thành Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
a) Do các hạn chế về thời gian cũng như kinh phí thực hiện, phạm vi nghiên cứu của
luận văn trung vào 2 điểm tại Hà Nội điển hình cho 2 nguồn phát thải: Đường Phạm
Văn Đồng, làm đại diện cho nguồn phát thải từ giao thông, xây dựng; khu dân cư Phú
Đô, Từ Liêm làm đại diện cho nguồn phát thải từ các hoạt động dân sinh.

3


b) Thời gian thực hiện nghiên cứu: Từ tháng 04/2018 đến tháng 11/2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
a)Thu thập, phân tích tổng hợp thông tin, số liệu: Thu thập các thông tin số liệu,
những kết quả nghiên cứu đã công bố về cả lý thuyết và thực tế liên quan tới vấn đề
nghiên cứu của luận văn;

b) Điều tra khảo sạt thực đia, lấy mẫu phân tích tại hiện trường
- Điều tra khảo sát thực ddieuj tại 2 khu vực nghiên cứu: đường Phạm Văn Đồng và
làng Phú Đô bao gồm các nội dung sau
+ Khảo sát hiện trạng các hoạt động dân sinh, các hoạt động phát sinh rác thải,
chất ô nhiễm tại các khu vực nghiên cứu.
+ Lựa chọn vị trí lấy mẫu phù hợp, đại diễn cho khu vực nghiên cứu.
+ Lựa chọn thời gian lấy mẫu thích hợp.
- Tiến hành lấy 48 mẫu bụi không khí tại 2 vị trí trong 2 khu vực nghiên cứu trong 2
đợt mùa hè và mùa đông.
c) Phân tích trong phòng thí nghiệm:
Phân tích các hợp chất sterol và phthalate trong các mẫu bụi được chiết tách đồng thời
với dung môi dicholormetan/n-hexan và phân tích đồng thời trên thiết bị
GC/MS/AIQS-DB theo quy trình phân tích các hợp chất hữu cơ bán bay hơi trong bụi
không khí [11].
d) Phân tích đáng giá mô trường:
-Phân tích tổng hợp những thông tin số liệu đã thu thập để hình thành cơ sở cho các
nghiên cứu chuyên sâu của luận văn.
- Thông kê, tính toán các kết quả về hàm lượng phthalate và sterol thu được sau khi
tiến hành phân tích bằng phần mềm excel.
- Xác định nguồn phát thải phthalale chính bằng cách dựa trên cơ sở dữ liệu về nồng
độ các chất ô nhiễm, đặc điểm ứng dụng của các chất phthalate trong thực tế và đặc
4


điểm khu vực nghiên cứu để tìm ra nguồn phát thải chính.
- Đánh giá phơi nhiễm của di(2-ethylhexyl) phthalate (DEHP) lên sức khỏe con người
bằng cách sử dụng công thức được công nhận của EPA để đánh giá lượng tiêu thụ bụi
hằng ngày (chỉ số DI).

5



CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về các hợp chất phthalate và sterols
1.1.1 Tổng quan về các chất phthalate
1.1.1.1 Định nghĩa
Phathalates là diester của axit phthalic (hay còn gọi là 1,2-benzenedicarboxylic axit)
có chứa 1 vòng benzen với hai nhóm chức este. Tên „phthalate“ có nguồn gốc từ axit
phthalic, bắt nguồn từ từ „napthalene“.

Hình 1. 1: Cấu trúc phân tử cơ bản của orthophthalates
Các nhóm R và R' là hai gốc của hai rượu đã tác dụng với axit phthalic để thu được
este phthalate. Hai nhóm này có thể giống nhau hoặc khác nhau tùy thuộc rượu tham
gia phản ứng. Những cấu trúc khác nhau của 2 nhánh này sẽ tạo ra những tính chất hóa
học và vật lý rất riêng của phân tử và làm thay đổi hoạt tính sinh học của chúng
[12],[13].
Phthalate cao phân tử bao gồm 7-13 nguyên tử các bon trong cấu trúc hóa học do đó là
nhóm chất có độ bền cao. Một số phthalate phổ biến nhất bao gồm diisononyl
phthalate (DINP), diisodecyl phthalate (DIDP) và dipropylheptyl phthalate (DPHP).
Phthalates cao phân tử thường được sử dụng trong các sản phẩm PVC như dây và cáp,
sàn, trải sàn, phim tự dính, da tổng hợp, vải tráng và tấm lợp và các ứng dụng trong ô
tô [14].

6


Diisononyl

Diisodecyl phthalate


dipropylheptyl phthalate

phthalate (DINP)

(DIDP)

(DPHP)

Hình 1. 2: Cấu trúc phân tử của một số phthalates cao phân tử
Phthalates phân tử thấp bao gồm những chất có 3-6 nguyên tử cacbon trong cấu trúc
hóa học của chúng. Các loại phthalate phân tử thấp phổ biến nhất bao gồm di (2ethylhexyl) phthalate (DEHP) và dibutyl phthalate (DBP). Phthalates phân tử thấp
thường được sử dụng trong các thiết bị y tế, chất kết dính, mực và mỹ phẩm [14].

di (2-ethylhexyl)

dibutyl phthalate (DBP)

phthalate (DEHP)

Benzyl butyl phthalate
(BBP)

Hình 1. 3: Cấu trúc phân tử của một số phthalates thấp phân tử
Tính chất vật lý và hóa học của các hợp chất phthalate
Tính chất vật lý
Các phthalates thương mại thông thường ở dạng lỏng dạng dầu (ở nhiệt độ không khí
bình thường) không màu, có mùi nhẹ, dễ bay hơi. Nhiệt độ nóng chảy của hầu hết
phthalates là dưới -25oC và nhiệt độ sôi trong khoảng 230 – 486oC [15]. Độ hòa tan
trong nước thấp và giảm dần khi khối lượng phân tử của chúng tăng lên. Nhưng lại tan
tốt trong các dung môi hữu cơ như metanol, acetonitril, hexan, các dung dịch dầu ăn,


7


chất béo. Chúng có thể tan được trong máu và những chất dịch cơ thể có chứa
lipoprotein. Khi bị phân hủy bởi nhiệt các phthalate này cho khí mùi hơi chát.
Tính chất hóa học
Phthalate không có tương tác với những muối nitrat, kiềm, axit hay những chất oxy
hóa mạnh.
1.1.1.2 Nguồn gốc, điều chế và cơ chế hóa dẻo nhựa
Những chất phthalates đầu tiên được giới thiện vào những năm của thập niên 1920 và
chúng đã nhanh chóng thay thế các phụ gia làm dẻo cho nhựa thời bấy giờ. Vào năm
1931, với khả năng thương mại hóa cao của nhựa polyvinyl clorua (PVC) và sự phát
triển của di(2-ethylhexyl) phthalate (DEHP) đã làm bùng nổ sự phát triển mạnh mẽ
của ngành công nghiệp nhựa PVC.
Các phthalate có nguồn gốc nhân tạo được tạo ra bằng phản ứng giữa anhydrit phthalic
với một loại rượu thích hợp [16].

Hình 1. 4: Phương trình phản ứng tạo phthalate [16]
Cơ chế hóa dẻo các polyme của các phthalate là một trong những tương tác cực giữa
các trung tâm phân cực của phân tử phthalate (chức năng của liên kết C=O) và các
vùng tích điện dương của chuỗi vinyl, năm ở trên nguyên tử cacbon của liên kết
cacbon-clo. Để điều này được tạo nên, polyme phải được gia nhiệt với sự có mặt của
chất làm dẻo (phthalate). Đầu tiên, polyme được đun cho tan chảy, và sau đó thêm chất
làm dẻo vào, các tương tác, cấu trúc liên kết giữa polyme và phthalate được hình
thành. Sau đó, khi được làm lạnh, các tương tác này sẽ được giữ nguyên và mạng lưới
dây chuyền PVC không thể bị thay đổi [17].

8



1.1.1.3 Ứng dụng của các hợp chất phthalate
Phthalatee là một nhóm các hợp chất hóa học được phát triển vào cuối thế kỷ trước.
Chất hóa học dạng dầu này không tồn tại riêng rẽ trong một sản phẩm nào mà được
thêm vào các sản phẩm khác để tăng những hoạt tính khác nhau. Hơn 87% các lượng
Phthalate được sử dụng như một loại nhựa (làm cho nhựa linh hoạt hơn, dẻo hơn, đàn
hồi tốt hơn). Phthalate được sử dụng trong nhựa PVC dẻo như các sản phẩm tiêu dùng
hàng ngày. Nó được tìm thấy ở rất nhiều vật dụng hàng ngày như đồ chơi trẻ em, núm
vú ngậm bằng cao su, vỏ đồ hộp, áo mưa, vòi tắm, sàn nhà, sơn tường, thau, chậu rửa,
hộp đựng thức ăn, ống nước, và một số công thức thuốc trừ sâu... Thành phần nhựa có
thể chiếm từ 0,1-40% những chất này, thậm chí có thể lên tới 60% hay 80% [13]. Một
số còn được dùng trong sản xuất các chất sơn tường, sơn sàn nhà, sàn nhà vinyl, dung
môi, các loại nhựa sử dụng cho xây dựng... [18].
Ngoài ra do tính chất không tan trong nước nên chúng còn được sử dụng làm chất tạo
đục trong các sản phẩm nước như thạch rau câu, sữa, nước ngọt... đặc trưng như
DEHP và DINP được sử dụng trong thực phẩm như dầu cọ công nghiệp [19]. Tuy
nhiên, lượng Phthalatee có trong thực phẩm còn có một lượng nhỏ là do bị thôi nhiễm
từ vỏ bao bì bằng nhựa PVC [12],[13],[20].
Trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, Phthalate còn có mặt trong một số loại mỹ phẩm
như sơn móng tay, keo vuốt tóc, dầu gội, kem dưỡng da, thuốc nhuộm tóc, son môi,
phấn... Những chất này được thêm vào trong mỹ phẩm để tạo độ tươi mới, tạo độ mịn
và hấp dẫn cho loại mỹ phẩm đó, hơn nữa trong sơn móng tay các Phthalatee còn làm
cho màu sơn sáng bóng hơn và bền lâu hơn, bám dính hơn. Chất DEP còn được dùng
như một chất định hương trong nước hoa, giúp nước hoa giữ mùi thơm được lâu hơn
và mùi không bị biến mùi trong các điều kiện thời tiết khác nhau [21],[22].
Trong ngành sản xuất các loại dụng cụ, thiết bị y tế, các Phthalate thường có trong
những túi nhựa đựng máu, dây truyền nước và hóa chất, ống thông tiểu, ống súc dạ
dày... Chúng còn được sử dụng trong ngành dược như DEP được dùng như một chất
trị bệnh ghẻ vì nó có tính diệt khuẩn (hiện tại bây giờ không còn sử dụng chất này để
điều trị nữa). Đặc biệt, DEP được dùng làm chất hóa dẻo trong bao phim viên thuốc,

9


nhưng lớp phim bao này thường rất mỏng cộng với việc sử dụng hàng ngày chỉ một
lượng nhỏ nên coi như lượng vào cơ thể không đáng kể [23].
1.1.1.4 Ảnh hưởng của phthalate đến sức khỏe còn người
Các con đường phơi nhiễm phthalate vào cơ thể con người
Có rất nhiều các loại đồ dùng có chứa các Phthalatee xung quanh chúng ta, hơn nữa do
các tính chất của chúng khiến chúng rất dễ bị nhiễm vào cơ thể con người. Chúng có
thể hấp thụ qua da do tiếp xúc, qua đường hô hấp do hít phải và qua đường tiêu hóa
như ăn uống. Nhưng với mỗi một nguồn nhiễm khác nhau thì lại khác nhau về lượng
và về tác động trực tiếp đến cơ thể con người.
Từ các tính chất và ứng dụng của các Phthalate đã nêu ở trên chúng ta có thể biết được
các Phthalatee xâm nhập vào cơ thể con người theo những đường nào. Gần như đến
90% các Phthalatee đều được sử dụng trong quá trình sản xuất nhựa PVC, nhưng cấu
tạo phân tử của chúng thì lại cho thấy chúng không hề tham gia vào mạng lưới của
nhựa mà chỉ đóng vai trò là chất phụ gia, chất độn vào các sản phẩm nhựa. Nên khi
nhựa bị vỡ ra hoặc bị lão hóa, các Phthalate này có thể đi ra khỏi nhựa và ra ngoài
không khí xung quanh. Khi đó chúng ta sẽ hít phải các chất này và bị nhiễm vào cơ
thể. Phthalate có thể xâm nhập vào con người thông qua hít thở không khí trong do các
sản phẩm sơn tường, sơn gỗ sàn nhà cũng có chứa những chất này và chúng bị thôi
nhiễm ra ngoài không khí. DEHP là phthalate được tìm thấy phổ biến nhất trong
không khí trong nhà, tiếp đến là (BBzP) di-n-butyl phthalate (DnBP), di-isobutyl
phthalate (DiBP) và DEP. Nồng độ của DEHP trong không khí trong nhà tại Nhật Bản
được báo cáo là cao gấp 1000 lần nồng độ DEHP ngoài trời. Ở Đức, nồng độ DEHP
cao hơn được phát hiện ở các trường mẫu giáo so với khu chung cư. Ở Thụy Điển,
nồng độ DEHP cao hơn đáng kể trong bụi tại nhà của trẻ bị hen suyễn [14]. Điều đó
chứng tỏ DEHP có tác động xấu đến sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Trong phần lớn các trường hợp phơi nhiễm phthalate thường xảy ra thông qua con
đường tiêu hóa (thực phẩm và nước). Con người cũng có bị phơi nhiễm phthalate

thông đường ăn uống khi tiêu thụ sản phẩm có bao bì, vỏ đựng bằng các loại nhựa
chứa phthalate, đặc biệt là khi tiêu thụ các loại thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, chất
10


béo... các phthalate bị thôi nhiễm ra ngoài thức ăn và đi vào cơ thể theo đường ăn
uống. Chưa tính đến các Phthalate này còn được sử dụng thay một số chất trong tự
nhiên vì hóa chất công nghiệp sản xuất nhiều lại có chi phí thấp hơn. Vì chúng không
tan trong nước nên chúng được sử dụng để làm chất tạo đục trong các sản phẩm chứa
nước như thạch sữa chua, sữa, các loại nước ngọt… nên khi ăn uống những thực phẩm
đó chúng ta đã bị nhiễm các chất Phthalate. Các chế phẩm thảo dược và các chất bổ
sung dinh dưỡng, bao gồm một số loại dành cho sử dụng trong khi mang thai, cũng có
thể chứa phthalates. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (0,5-4 tuổi) tiêu thụ nhiều calo hơn cho mỗi
kg trọng lượng cơ thể và tiêu thụ nhiều thực phẩm béo hơn so với người lớn. Tổng
lượng DEHP đi vào cơ thể qua đường ăn uống ước tính cao nhất ở trẻ em theo sau là
thanh thiếu niên dưới 19 tuổi.
Ngoài tiếp xúc qua con đường ăn uống, phơi nhiễm phthalate cũng xảy ra khi trẻ em
chơi đồ chơi có chứa phthalate. Do đó, Liên minh Châu Âu đã cấm sử dụng DEHP,
DBP, BBP và DiDP trong đồ chơi của trẻ em và các mặt hàng chăm sóc trẻ em cho trẻ
em dưới 3 tuổi vào năm 1999 [24]. Năm 2005, EU đã cấm sử dụng DEHP trong các đồ
chơi và sản phẩm chăm sóc trẻ em. Ở Mỹ, DiNP vẫn được phép sử dụng trong đồ chơi
trẻ em và kết quả nghiên cứu phơi nhiễm DiNP tại trẻ em cho thấy, phơi nhiễm DiNP
thông qua miệng.
Tiếp xúc qua da cũng có thể là con đường phơi nhiễm quan trọng đối với phthalate
như DBP, được sử dụng trong mỹ phẩm bao gồm nước hoa, gel tóc, thuốc xịt tóc, kem
dưỡng da, chất khử mùi và sơn móng tay. Khi tiếp xúc, phthalates nhanh chóng được
chuyển hóa và bài tiết trong nước tiểu và phân. Ở Mỹ, mức độ chuyển hóa DBP trong
nước tiểu cao hơn đáng kể ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (20-40 tuổi) so với nồng độ
ở nam giới hoặc các nhóm tuổi khác, nguyên nhân có thể do việc sử dụng mỹ phẩm có
chứa DBP. Trong một nghiên cứu về phthalate trong các sản phẩm tiêu dùng, 72 sản

phẩm được mua trực tiếp từ các cửa hàng và được phân tích cho hàm lượng phthalate
este. Mặc dù phthalates không được ghi trên bất kỳ nhãn nào, tuy nhiên chúng có mặt
ở 52 trong số các sản phẩm phân tích. Sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh
(nước thơm, bột và dầu gội) là nguồn phơi nhiễm phthalate qua da cho trẻ nhỏ và điều

11


này có liên hệ mật thiết với tăng mức độ chất chuyển hóa trong nước tiểu của trẻ nhỏ
[14].
Do sự tồn tại phổ biến của phthalates trong môi trường không khí trong nhà, cách tiếp
cận phổ biến nhất để điều tra phơi nhiễm của con người với phthalates là đo nồng độ
nước tiểu (chỉ thị sinh học) của các chất chuyển hóa phthalate. Báo cáo Quốc gia về
Phòng chống và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) lần thứ ba về phơi nhiễm con người với
hóa chất môi trường cho thấy đa số người dân ở Hoa Kỳ có thể phát hiện được nồng
độ của một số monoesters phthalate trong nước tiểu (mono-ethyl phthalate (MEP),
mono-(2-ethylhexyl) phthalate (MEHP), mono-butyl phthalate (MBP) and monobenzyl phthalate (MBzP)), phản ánh sự phơi nhiễm rộng rãi đối với các hợp chất
diester đối với con người. Hai chất chuyển hóa oxy hóa của DEHP là mono- (2-etyl-5hydroxylhexyl) phthalate (MEHHP) và mono- (2-ethyl-5-oxohexyl) phthalate
(MEOHP) có mặt ở hầu hết các đối tượng với nồng độ trong nước tiểu cao hơn nồng
độ MEHP (chất chuyển hóa thủy phân của DEHP) [25].
Ảnh hưởng của phthalate lên sức khỏe con người
Phthalate đã được chú ý trong 20 năm qua do các ảnh hưởng của chúng tới môi
trường, đặc biệt là tại Châu Âu. Các quy trình đánh giá rủi ro của Liên minh Châu Âu
về 5 phthalates (BBP DBP, DEHP, DINP và DIDP) đã được thực hiện nhằm đánh giá
rủi ro và đề xuất các chiến lược giảm thiểu rủi ro phù hợp. Tháng 9/2012, chương trình
đánh giá hóa chất công nghiệp Quốc gia (NICNAS) của Bộ Y tế và Người già của
Chính phủ Úc kết hợp với cơ quan quản lý ở Hoa Kỳ và Châu Âu đã phát hiện ra rằng,
việc sử dụng DINP trong các sản phẩm tiêu dùng không gây nguy cơ đối với sức khỏe
con người. Năm 2013, tổ chức hóa học Châu Âu (ECHA) đã tái khẳng định sự an toàn
của DINP và DIDP trong việc sử dụng trong tất cả các ứng dụng hiện tại. Tuy nhiên,

trung tâm của chương trình độc học quốc gia của Hoa Kỳ đối với đánh giá rủi ro tới
sức khỏe con người đã kết luận rằng con người vẫn có khả năng phơi nhiễm DINP
trong quá trình sử dụng và nguy cơ ảnh hưởng của DINP tới khả năng sinh sản [26].
Cho đến nay, chưa có nhiều thử nghiệm về tác hại của các Phthalate đối với cơ thể con
người. Tuy nhiên đối với những nghiên cứu trên động vật (cụ thể là chuột ở cả hai giới
12


tính) đã cho ta thấy những kết quả đáng sợ về độc tính của các phthalate này. Theo
nghiên cứu [27], tác giả V. Zitko đã nêu ra độc tính của các phthalate này trên những
con chuột được tiêm vào một lượng Phthalate nhất định. Tất cả các phthalate kiểm tra
đều có những tác hại về hệ sinh sản và một điều đáng lưu ý ở một số thai nhi bị biến
đổi ở hầu hết các động vật được tiêm. Đặc biệt DMP và dimethoxyletyl Phthalate đã
có những tác động rất linh hoạt. Khối lượng phân tử các phthalate càng thấp thì càng
độc hơn so với những phthalate có gốc rượu từ C6-C9. Các phthalate khi được tiêm vào
tĩnh mạch chuột, cơ thể chuột tích tụ các Phthalate lại trong phổi, gan và lá lách với
những lượng khác nhau các phthalate và dần dần làm mất chức năng của các bộ phận
đó. Phthalate còn gây xáo trộn nội tiết và các trung tâm hormonally hoạt động bởi vì
khả năng can thiệp vào hệ thống nội tiết trong cơ thể của các Phthalate. Tiếp xúc với
Phthalate lâu dài sẽ dẫn đến tỷ lệ mắc các bệnh bất thường như hở hàm ếch, các dị tật
xương tăng và tăng số thai chết trong các nghiên cứu trên động vật thí nghiệm. Hệ
thống nhạy cảm nhất của cơ thể khi tiếp xúc với các Phthalate này là hệ sinh sản chưa
phát triển hoàn toàn của nam giới, khi bị nhiễm các Phthalate ở một mức độ, cơ thể bị
gia tăng tỷ lệ tinh hoàn không xuống, tinh hoàn giảm trọng lượng hoặc giảm khoảng
cách giữa hậu môn và cơ sở dương vật...[28]. Đối với nữ giới, khi các Phthalate tiếp
xúc lâu dài với cơ thể sẽ gây ra xáo trộn nội tiết, gây tăng tiết hormon nữ tính, làm cho
trẻ nữ bị dậy thì sớm hơn và dễ gây ra hiện tượng dị thường thai trong quá trình mang
thai nếu tiếp xúc quá nhiều với các Phthalate. Nếu bị tích lũy lâu trong cơ thể, chúng
sẽ lắng đọng lại ở phổi, gan và lá lách... và dần dần sẽ làm suy giảm chức năng của các
bộ phận đó [28].

1.1.1.5 Một số hợp chất phthalate nghiên cứu
* Dimethyl phthalate (DMP): có công thức phân tử là (C2H3O2)2C6H4, tên IUPAC là
Dimethyl benzene-1,2-dicarboxylate. Là một chất lỏng dạng dầu, không màu, tan
trong dung môi hữu cơ. DMP được sử dụng làm thuốc chống côn trùng cho muỗi và
ruồi. Nó cũng được dùng trong chất đẩy tên lửa và các sản phẩm nhựa. DMP phơi
nhiễm vào cơ thể con người qua đường hô hấp, miệng, tiếp xúc qua da và mắt. Các
triệu chứng nhiễm độc cấp bao gồm: gây kích ứng mặt, hệ hô hấp, đau bụng [29]. Liều
lượng độc gây chết trung bình của DMP trên chượt qua đường miệng LD50 là 8200
mg/kg [30].
13


* Diethyl phthalate (DEP): có công thức phân tử là C12H14O4, tên IUPAC là Diethyl
benzene-1,2-dicarboxylate. Là một chất lỏng dạng dầu, không màu, có mùi khó chịu
và khi đốt tạo ra khí độc [31]. DEP được sử dụng nhiều trong sản xuất mỹ phẩm và
nước hoa [32]. Ngoài ra DEP còn được sử dụng làm chất làm dẻo nhựa, phụ gia chất
tẩy rửa và các loại bình xịt [33]. Một số nghiên cứu cho thấy rằng DEP có thể gây tổn
thương đến hệ thần kinh cũng như cơ quan sinh dục ở nam và nữ [34]-[36].
* Di-iso-butyl phthalate (DIBP): có công thức phân tử là C6H4(COOCH2CH(CH3)2)2,
tên IUPAC là Bis(2-methylpropyl) benzene-1,2-dicarboxylate. Là một chất lỏng dạng
dầu, không màu, không mùi. Được sử dụng chủ yếu để làm dẻo nhựa [37].
* Di-n-butyl phthalate (DBP): có công thức phân tử là C6H4(CO2C4H9)2, tên IUPAC
là Dibutyl benzene-1,2-dicarboxylate. Là một chất lỏng dạng dầu, không màu, không
mùi. Được sử dụng chủ yếu để làm dẻo nhựa, hoặc dùng trong mực in và sơn móng tay
[38]. DBP cũng được sử dụng như một chất chống ăn mòn. DBP cũng là một rối loạn
nội tiết nhân tạo [39].
* Di (2-ethylhexyl) phthalate (DEHP): Có công thức hóa học là C24H38O4. Nó là
diester của axit phthalic và hai chuỗi 2-ethylhexanol. DEHP là chất lỏng dạng dầu,
không màu, không mùi, không tan trong nước, nhưng tan trong dung môi hữu cơ [40].
DEHP được sử dụng rộng rãi như một chất làm dẻo trong sản xuất nhựa (đặc biệt là

nhựa PVC), trong nhựa có thể chứa đến 40% DEHP. DEHP có mặt trong nhiều loại
sản phẩm nhựa như thảm trải sàn, khăn trải bàn, gạch lát sàn, đồ nội thất, áo mưa, búp
bê, một số đồ chơi, giày, bọc ô tô, dụng cụ y tế,…[40].
DEHP đã bị cấm tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Mỹ và liên minh Châu Âu
do DEHP được ghi nhận là có khả năng gây rối loạn nội tiết. DEHP được cho là gây ra
sự gián đoạn nội tiết ở nam giới, tác dụng lâu dài lên chức năng sinh sản của nam giới
[41]. Phơi nhiễm DEHP ở nồng độ cao trong thời gian dài qua đường ăn uống gây ra
ung thư gan ở chuột [40].

14


1.1.2 Tổng quan về các hợp chất sterols
1.1.2.1 Định nghĩa
Steroid là những hợp chất hữu cơ có chung đặc điểm cấu tạo phân tử có chứa một sự
sắp xếp đặc trưng của bốn vòng cycloalkane được nối với nhau. Lõi của steroid bao
gồm 20 nguyên tử cacbon liên kết với nhau mang hình thức của bốn vòng hợp nhất: ba
vòng cyclohexane (được xem như là vòng A, B, và C trong hình 1.5) và một vòng
cyclopentane (vòng D). Các steroid khác nhau đối với từng nhóm chức năng gắn liền
với cốt lõi bốn vòng và oxi hóa của các vòng [42].

Hình 1. 5: Cấu trúc phân tử cơ bản của Steroid [42]
Các sterol là các dạng đặc biệt của các steroid (hay còn gọi là rượu steroid - rượu đa
vòng, no đơn chức), với một nhóm hydroxyl tại vị trí-3 và một khung lấy từ cholestane
[42].

Hình 1. 6: Cấu trúc phân tử cơ bản của Sterol [42]
Các sterol bão hòa hydro thì được gọi là stanol. Các sterol có đính thêm một chuỗi
cacbon ở C17 và 2 nhóm CH3 ở nguyên tử cacbon thứ 10 và 13 của vòng thì được gọi
là cholestane [42].


15


×