Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Vận dụng thí nghiệm ảo để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG THÍ NGHIỆM ẢO ĐỂ TÍCH CỰC HÓA
HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH
TRONG
DẠY HỌC SINH HỌC

Người thực hiện: Trịnh Bá Hưng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Sinh học

THANH HÓA NĂM 2020


MỤC LỤ
1. Mở đầu..............................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.........................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu:................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu:...............................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu:.........................................................................2
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.............................................................3
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài..............................................................................3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.......4
2.3. Mô tả các giải pháp của đề tài ..................................................................5
2.3.1. Thuyết minh tính mới............................................................................5
2.3.2. Các phương pháp sử dụng thí nghiệm ảo vào bài giảng........................5
2.3.3. Cách sử dụng video vào bài thực hành..................................................9


2.3.4. Thực nghiệm..........................................................................................9
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ....................................................15
2.4.1. Ý kiến thăm dò.....................................................................................15
2.4.2. Kết quả thống kê .................................................................................16
2.4.3. Khả năng thay thế giải pháp hiện có....................................................17
2.4.4. Khả năng áp dụng ở đơn vị .................................................................17
2.4.5. Lợi ích kinh tế xã hội...........................................................................17
3. Kết luận, kiến nghị.........................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................20


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Mục tiêu giáo dục môn Sinh học ở Trường trung học phổ thông (THPT) là
cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức, kỹ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại,
thiết thực và gắn với đời sống thường ngày. Nội dung chủ yếu bao gồm cấu tạo
chất, sự biến đổi của các chất, những ứng dụng và tác hại của những chất trong
đời sống, sản xuất và môi trường. Do đó, trong dạy và học Sinh học, việc đưa
các vấn đề liên quan đến thực tiễn vào trong giờ học sẽ giúp Sinh học gần gũi
hơn với học sinh, tạo hứng thú và niềm vui học tập cho các em. Đồng thời, việc
rèn luyện các kĩ năng, các kiến thức của các thí nghiệm, các bài thực hành giúp
hoạt động hóa học sinh tích cực, học sinh sẽ nhớ, hiểu các kiến thức đã học sâu
sắc và biết vận dụng kiến thức được học một cách linh hoạt, chính xác để giải
quyết tốt các dạng bài tập cũng như các tình huống thực tiễn. Hơn nữa, để đáp
ứng yêu cầu quốc tế về kĩ năng thực hành thí nghiệm trong các bài học, bài thi
của bộ môn Sinh Học, việc rèn luyện các kĩ năng này là vô cùng cần thiết trong
nhà trường phổ thông. Các kĩ năng và kiến thức thực hành, thí nghiệm là nền
tảng cơ bản giúp học sinh hội nhập với thế giới tốt hơn trên lĩnh vực chuyên
môn cũng như trong cuộc sống sau này.
Trên thực tế, giáo viên đã sử dụng thí nghiệm vào bài giảng một cách phổ

biến để hình thành kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên, theo tôi, việc sử dụng thí
nghiệm vẫn còn chưa hệ thống, đúng phương pháp, dẫn đến việc khai thác các
kiến thức chưa được sâu sắc, logic, linh hoạt và tổng hợp, tốn nhiều thời gian vô
ích, điều đó làm cho hiệu quả của việc sử dụng thí nghiệm chưa cao. Vì vậy,
chúng ta cần sử dụng các thí nghiệm một cách hợp lí, có phương pháp vào các
bài giảng để hoạt động hóa học sinh, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, rèn luyện
kỹ năng một cách hiệu quả, tạo hứng thú hơn trong việc học tập môn Sinh học.
Tuy nhiên, trong chương trình sách giáo khoa Sinh học THPT ở Việt
Nam, với lượng kiến thức và thời gian của một tiết học, việc vận dụng các thí
nghiệm để hình thành kiến thức cho bài học còn nhiều khó khăn, đặc biệt là việc
tiến hành các thí nghiệm tương đối phức tạp, tốn nhiều thời gian. Hơn nữa, trên
thực tế, hầu hết ở các trường THPT trong Tỉnh, phòng thí nghiệm chưa được
đảm bảo đúng kỷ thuật, an toàn cũng như các thiết bị, đồ dùng, hóa chất còn
thiếu thốn, không đảm bảo chất lượng. Vì vậy, việc tiến hành các thí nghiệm
trong các bài giảng còn nhiều bất cập, chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, ngày nay,
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy ở trường THPT đã được
phổ biến, các bài giảng điện tử đã được áp dụng thường xuyên, nguồn tài liệu
video thí nghiệm, các mô phỏng thí nghiệm, mô hình, phần mềm thí nghiệm
Sinh học... rất phong phú, khoa học. Do đó, việc ứng dụng các thí nghiệm ảo
vào bài giảng rất ưu việt, dễ dàng thực thi, đạt được hiệu quả cao trong việc lĩnh
hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng của học sinh. Chính vì những lí do trên tôi đã
chọn đề tài “Vận dụng thí nghiệm ảo để tích cực hóa hoạt động nhận thức
của học sinh trong dạy học Sinh học”.

1


1.2. Mục đích nghiên cứu
Sử dụng thí nghiệm ảo vào bài giảng - xây dựng và lựa chọn hệ thống
video thí nghiệm để hình thành kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành cho

học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Sinh học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Xây dựng phương pháp sử dụng thí nghiệm ảo trong bài giảng Sinh học và
trong bài thực hành.
- Lựa chọn và xây dựng hệ thống video thí nghiệm để hình thành kiến thức mới
và hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm bài thực hành phần “Chuyển hóa
vật chất và năng lượng ở thực vât” - Sinh Học 11- Ban cơ bản.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Đọc tham khảo các nguồn tài liệu, tìm hiểu
các phương pháp sử dụng thí nghiệm để hoạt động hóa học sinh, tuyển chọn các
thí nghiệm phù hợp, khoa học.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp quan sát khoa học, phương
pháp chuyên gia, phương pháp thực nghiệm sư phạm.

2


2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
a. Cơ sở lí luận
Trong luật Giáo dục ban hành năm 2005 có quy định:
- Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những
kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những
hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao
đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.”(điều
23)
- Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành,
giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục
nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.”(mục 2 điều 3)
- Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng

tạo của học sinh; phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi
dưỡng phương pháp tự học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;
tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”(mục 3
điều 24)
Như vậy, giáo dục phổ thông không phải là truyền thụ kiến thức đơn
thuần mà chú trọng hơn tới:
+ Bồi dưỡng năng lực tự học, học suốt đời, học để nâng cao trình độ chuyên
môn, học để chuyển đổi nghề nghiệp….
+ Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy
sinh trong đời sống, lao động và sản xuất.
+ Khích lệ học sinh phát huy tính chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức, phát
huy tính sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống có vấn
đề nảy sinh trong học tập và trong thực tiễn.
b. Cơ sở thực tiễn
Xuất phát từ tình hình thực tế ở trường THPT Yên Định 3 nói riêng và học
sinh THPT nói chung, tôi nhận thấy các em luôn thích thú những bài giảng có sử
dụng các thí nghiệm, khi giáo viên đưa thí nghiệm vào bài giảng, học sinh rất
hứng thú theo dõi, thảo luận các hiện tượng thí nghiệm rất sôi nổi, lĩnh hội kiến
thức rất nhanh và hệ thống, ghi nhớ các kiến thức rất linh hoạt, sâu sắc. Đồng
thời, thông qua các thí nghiệm, học sinh cũng tự rèn luyện thêm các thao tác, kỹ
năng thực hành trước khi tiến hành thực hành tại các phòng thí nghiệm.
Trên thực tế, có nhiều hình thức sử dụng thí nghiệm trong bài giảng như:
trình chiếu video thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm....Mỗi hình thức thí nghiệm
trên có những ưu và nhược điểm khác nhau, cụ thể như sau:
Trình chiếu video
Nhanh gọn, tiết kiệm thời gian.

Tiến hành thí nghiệm
Mất nhiều thời gian cho quá trình
chuẩn bị và tiến hành.


3


Hiệu quả, luôn thu được kết quả như Có thể không đạt kết quả mong
mong muốn, chính xác khoa học.
muốn.
Không gây ô nhiễm, không gây độc Dụng cụ thí nghiệm, hóa chất :
hại, không ảnh hưởng đến môi trườngphức tạp, độc, gây ảnh hưởng đến
xung quanh, có thể thực hiện được hầu
môi trường xung quanh. Chỉ tiến
hết các thí nghiệm, kể cả thí nghiệm khóhành được các thí nghiệm đơn giản, ít
và độc hại.
độc hại.
Rèn luyện kỹ năng thí nghiệm ở mức Rèn luyện được kỹ năng, thao tác,
độ học tập qua quan sát.
tính cẩn thận cho học sinh thông qua
việc thực hành thí nghiệm.
Ghi nhớ kiến thức sâu sắc.
Ghi nhớ kiến thức sâu sắc hơn
nhờ quá trình tự làm thí nghiệm.
Với những ưu và nhược điểm như trên, theo tôi, giáo viên cần phải có sự lựa
chọn linh hoạt các hình thức thí nghiệm trong quá trình dạy học môn Sinh học,
nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách linh hoạt, hiệu quả nhất.
Trong điều kiện thực tế của Trường THPT Yên Định 3, mỗi phòng học đều
có hệ thống tivi, máy chiếu sử dụng để giảng dạy. Tại các Trường THPT khác,
hệ thống trình chiếu phục vụ cho việc giảng dạy đã được trang bị đầy đủ, việc
trình chiếu các video thí nghiệm là dễ dàng thực hiện. Bên cạnh đó, hiện trạng
của hầu hết các Trường THPT là hệ thống phòng bộ môn chưa đảm bảo, chưa
đầy đủ. Kết hợp những điều kiện thuận lợi và khó khăn của thực tế, tôi đã sử

dụng các video thí nghiệm vào bài giảng Sinh học tại lớp để giúp học sinh lĩnh
hội kiến thức và rèn luyện một phần các kỹ năng thực hành trước khi tiến hành
thí nghiệm trong các bài thực hành tại phòng thí nghiệm, nhằm tránh sai sót và
đạt được hiệu quả thực hành cao.
Đặc biệt, hiện nay, các video thí nghiệm, các mô phỏng thí nghệm, hệ thống
phần mềm thí nghiệm Sinh học đảm bảo chất lượng, khoa học, phục vụ cho bài
giảng đang rất phổ biến trên các kênh thông tin như Google, các trang web khác
của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Các video này được tải rất dễ dàng và có thể trình
chiếu được bằng nhiều phần mềm khác nhau như: KM- Player, Window
media....
Đồng thời, nguồn tư liệu thí nghiệm ảo còn có một hệ thống các video thí
nghiệm được phổ biến rộng rãi trên các trang web như Google. com/ Thí nghiệm
Sinh học 11, Youtube/ thí nghiệm Sinh học....Các video thí nghiệm này vô cùng
phong phú và đa dạng, giáo viên có thể lựa chọn các video chính xác khoa học
để ứng dụng vào bài giảng một cách hiệu quả nhất.
Với điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin phổ cập của trường THPT Yên
Định 3 và các trường THPT khác, việc trình chiếu các thí nghiệm trong bài
giảng là dễ dàng thực hiện được. Với các lí do trên, tôi đã tiến hành sử dụng
video thí nghiệm vào bài giảng và nghiên cứu đề tài này.
2.2. Thực trạng
Trên thực tế, giáo viên chưa hoặc đã sử dụng thí nghiệm vào bài giảng để
hình thành kiến thức cho học sinh nhưng chưa có tính hệ thống và chưa phổ
4


biến. việc sử dụng thí nghiệm ảo chưa hệ thống, đúng phương pháp, dẫn đến
việc khai thác các kiến thức chưa được sâu sắc, logic, linh hoạt và tổng hợp, tốn
nhiều thời gian vô ích, điều đó làm cho hiệu quả của việc sử dụng thí nghiệm
chưa cao. Kỹ năng thực hành thí nghiệm của học sinh phổ thông trung học vẫn
còn rất kém.

2.3. Mô tả giải pháp của đề tài
2.3.1.Thuyết minh tính mới
Trên thực tế, việc sử dụng thí nghiệm trong bài giảng chưa đúng quy
trình, phương pháp, dẫn đến hiệu quả chưa cao. Tuy nhiên sách giáo khoa đề cập
chưa nhiều, chưa đầy đủ và hệ thống về việc phân tích các thí nghiệm để hình
thành kiến thức và nội dung bài học. Ở đây, tôi xin trình bày về:
Các phương pháp sử dụng thí nghiệm ảo vào bài giảng và bài thực hành
Sinh học để tích cực hóa hoạt động nhận thức và rèn luyện kỹ năng cho học
sinh.
Chọn lọc hệ thống video thí nghiệm môn Sinh học có kèm theo những
hình ảnh minh họa thực tế, rõ ràng, sinh động (Chương: chuyển hóa vật chất,
năng lượng và chương cảm ứng ở thực vật - Sinh học 11 – Ban cơ bản), áp dụng
các phương pháp sử dụng thí nghiệm trong bài giảng để hình thành kiến thức về
vận chuyển nước và muối khoáng, thoát hơi nước hướng động ... và các bài thực
hành - Sinh Học 11- Ban cơ bản.
Với thí nghiệm ảo, bài giảng Sinh học sẽ phong phú, tiết học vui nhộn,
học sinh hoạt động tích cực tránh được sự tẻ nhạt của lí thuyết suông. Ngoài ra,
từ những hình ảnh thấy được trong thực tế còn giúp các em nhớ lâu hơn kiến
thức của bài học, vận dụng linh hoạt các kiến thức để giải bài tập và giải thích
được các hiện tượng trong cuộc sống.
Đồng thời, thông qua đó, giáo viên từng bước rèn luyện cho học sinh các
thao tác, kỹ năng thực hành, thí nghiệm trước khi thực hành thí nghiệm. Học
sinh có kỹ năng thực hành tốt và nắm bắt được các thao tác thí nghiệm là rất
cần thiết nhằm tránh sai sót trong quá trình thực hành thí nghiệm .Từ đó nâng
cao chất lượng dạy và học Sinh học, đồng thời giúp học sinh có kỹ năng và kinh
nghiệm sống tốt hơn trong thực tế.
2.3.2. Các phương pháp sử dụng thí nghiệm ảo vào bài giảng
2.3.2.1. Phương pháp nghiên cứu:
a/ Các hoạt động:
Các hoạt động cần thiết của giáo viên:

- Nêu vấn đề nghiên cứu
- Giải thích mục đích cần đạt được
- Vạch phương hướng nghiên cứu
- Tổ chức chỉ đạo
- Kích thích sự nhận thức của học sinh
b/ Đặc trưng:
- Hoạt động của học sinh mang tính chủ động, độc lập: trực tiếp tác động vào
đối tượng nghiên cứu để lĩnh hội kiến thức.
- Thí nghiệm được dùng như là phương tiện để kiểm nghiệm xác nhận giả thuyết
khoa học đúng đắn trong các giả thuyết mà học sinh đưa ra dưới sự định hướng
5


của giáo viên. Như vậy, trước khi làm hoặc xem thí nghiệm, học sinh cần nêu
các giả thuyết, các dự đoán, quan sát các hiện tượng. Sau đó, giáo viên tiến
hành thí nghiệm hoặc đưa video thí nghiệm, học sinh quan sát, mô tả thí nghiệm,
xác nhận giả thuyết hay dự đoán đúng, giải thích hiện tượng, sau đó rút ra kết
luận.
- Phương pháp này giúp học sinh nắm kiến thức vững chắc, sâu sắc, phong phú
cả về lý thuyết lẫn thực tiễn, học sinh hình thành kỹ năng nghiên cứu khoa học,
phát hiện và giải quyết vấn đề.
c/ Ví dụ: nghiên cứu quá trình thoát hơi nước qua lá
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nêu mục đích của thí nghiệm so sánh sự - Dự đoán các giả thuyết
thoát hơi nước hai bên mặt lá.
+ Giả thuyết 1: Giấy coban
- Yêu cầu học sinh dự đoán các giả thuyết
clorua không đổi màu.
- Trình chiếu thí nghiệm: đo lượng thoát hơi + Giả thuyết 2: Giấy coban

nước 2 bên mặt lá.
clorua đổi màu nhưng mặt trên
hồng đậm hơn mặt dưới.
+ Giả thuyết 3: Giấy coban
clorua đổi màu, nhưng mặt
dưới hồng đậm hơn mặt trên.
Quan sát thí nghiệm
+ Trước thí nghiệm: Giấy
coban clorua không đổi màu..
+ Sau thí nghiệm: Giấy coban
clorua đổi màu, nhưng mặt
- Yêu cầu học sinh quan sát, mô tả thí nghiệm dưới hồng đậm hơn mặt trên.
Xác nhận giả thuyết đúng:
trước và sau thí nghiệm.
- Yêu cầu học sinh xác nhận giả thuyết đúng giả thuyết 3, giả thuyết 1 và giả
thuyết 2 sai.
và giải thích
- Giải thích
- Yêu cầu học sinh kết luận: Mặt dưới lá
- Kết luận
thoát hơi nước nhiều hơn do số lượng khí
khổng chủ yếu ở mặt dưới lá.

6


2.3.2.2. Thí nghiệm đối chứng, kiểm chứng, củng cố và hình thành kiến thức
mới
a/ Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên chủ yếu là:
- Nêu mục đích thí nghệm

- Yêu cầu học sinh quan sát, dự đoán hiện tượng, làm thí nghiệm đối chứng, giải
thích hiện tượng, từ đó học sinh rút ra nhận xét.
- Sửa chữa, nhận xét, bổ sung kiến thức, kết luận kiến thức mới.
b/ Đặc trưng:
Đối với phương pháp này, giáo viên củng cố, tổ chức điều khiển hoạt động
của học sinh, học sinh hoạt động như người nghiên cứu.
c/ Ví dụ: sử dụng thí nghiệm đối chứng, kiểm chứng khi tìm hiểu về Vai trò sinh
lí của nguyên tố nitơ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nêu mục đích yêu cầu: nghiên cứu vai trò - Lắng nghe, nhận nhiệm vụ
sinh lí của nguyên tố nitơ.
- Quan sát hình thái, màu sắc
- Yêu cầu học sinh quan sát hình thái, màu của các cây lúa được trồng trong
sắc của các cây trước thí nghiệm.
các dung dịch dinh dưỡng trước
- Yêu cầu học sinh dự đoán các hiện tượng và sau thí nghiệm.
xảy ra.
- Dự đoán các hiện tượng:
- Trình chiếu thí nghiệm.
+ Chậu thiếu nito cây yếu nhất:
lá vàng, còi cọc.
- Làm các thí nghiệm: đã chuẩn
bị sẵn làm ở nhà.
- Nhận xét hình thái 4 chậu thí
nghiệm
- Kết luận: Nito có vai trò quan
trọng trong cấu trúc tế bào và
điều tiết các hoạt động sống của
cây.


- Yêu cầu học sinh xem video, kiểm tra dự
đoán, quan sát, mô tả kết quả thí nghiệm
- Sửa chữa, nhận xét, kết luận.
2.3.2.3. Sử dụng thí nghiệm nêu vấn đề
a/ Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên chủ yếu là:
- Nêu vấn đề hoặc tổ chức cho học sinh hoạt động để phát hiện vấn đề.
- Tổ chức chỉ đạo để mỗi cá nhân hoặc nhóm học sinh giải quyết vấn đề.
b/ Đặc trưng:
- Học sinh phải hoạt động tích cực để giải quyết vấn đề nhằm tìm ra kiến thức
mới cần lĩnh hội.
- Trong quá trình giải quyết vấn đề, học sinh có thể trao đổi, thảo luận nhằm đưa
ra dự đoán, giả thuyết khoa học, dùng bằng chứng hiện tượng thí nghiệm để lập
7


luận, lựa chọn, khẳng định giả thuyết đúng, bác bỏ dự đoán sai và sự giải thích
kết luận xác thực.
- Giáo viên cần nắm vững việc lựa chọn các thí nghiệm với các tình huống có
vấn đề như tình huống nghịch lí, lựa chọn, tìm nguyên nhân của các kết quả để
thiết kế, tổ chức, điều khiển các hoạt động của học sinh cho phù hợp.
- Giáo viên cần lựa chọn các thí nghiệm cho phù hợp với trình độ nhận thức của
học sinh và nội dung cụ thể của từng bài.
c/ Ví dụ: Xây dựng kiến thức về quang hợp ở thực vật
Hoạt động của giáo viên
- Yêu cầu học sinh: nhắc lại cơ quan quang hợp
chủ yếu ở thực vật.
- Cho học sinh xem video thí nghiệm: sử dụng
cảm biến Addestation, quang hợp ở thực vật.


Hoạt động của học sinh
- Lá là cơ quan quang hợp
chủ yếu ở thực vật.
- Quan sát thí nghiệm
- Nhận thấy sự khác nhau
về đồ thị biểu diễn CO2 đi
xuống và O2 là đường
cong đi lên của thí
nghiệm. Chứng tỏ quang
hợp thải O2 và lấy CO2.
- Giải thích hiện tượng
dựa vào sự gợi ý của giáo
viên.

B1: Kết nối cảm biến CO2 vào ứng dụng aMixer
MGA.
B2: Kết nối cảm biến O2 vào ứng dụng aMixer
MGA.
B3: Cài đặt thời gian tự động dừng đo sau 5 phút.
B4: Lắp cảm biến khí CO2 và khí O2 vào van 6
cổng.
B5: Cho lá cây vào lọ đựng mẫu
B6: Gắn van 6 cổng vào lọ đựng mẫu.
B7: Bật nguồn sáng.
B8: Ấn phím start trên thiết bị để bắt đầu đo.
8


- Yêu cầu học sinh quan sát đồ thị, nhận xét khảo
sát quá trình quang hợp và xác định chất khí sinh

ra trong quang hợp.

- Yêu cầu học sinh kết luận về sự biến đổi khí CO 2
và O2 trong quang hợp.
- Sửa chữa, kết luận chung.
2.3.3. Cách sử dụng video vào bài thực hành.
Mục tiêu chính của bài thực hành là học sinh tự rèn luyện kỹ năng, củng cố
kiến thức thông qua các thao tác thí nghiệm. Tuy nhiên, trước khi tiến hành thí
nghiệm, học sinh cần chuẩn bị đầy đủ kiến thức cũng như kỹ năng nhằm tránh
sai sót trong quá trình thực hành nhằm đạt được hiệu quả cao. Vì vậy, trước khi
học sinh tiến hành thí nghiệm, giáo viên củng cố các thao tác tiến hành, các kiến
thức cơ bản thông qua các video thí nghiệm.
- Đối với trường hợp Trường PT có trang bị phòng thí nghiệm đảm bảo kỹ thuật,
giáo viên sử dụng thí nghiệm ảo theo phương pháp nghiên cứu để củng cố kiến
thức và kỹ năng của bài thực hành cho học sinh. Sau đó, yêu cầu học sinh tiến
hành thực hành các thí nghiệm tại phòng thí nghiệm để tiếp tục củng cố kiến
thức và rèn luyện kỹ năng. Thông qua việc thí nghiệm thực tế, học sinh sẽ có
niềm tin vào khoa học, vào các thí nghiệm ảo.., từng bước rèn luyện tính cách
cẩn thận, tích cực và chính xác khoa học.
- Đối với những nơi có điều kiện khó khăn, chưa trang bị được phòng thí
nghiệm, giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh thực hiện các thao tác trên
máy tinh. Thực hiện thí nghiệm trên phần mềm cũng góp phần rèn luyện được
kỹ năng, kiến thức, từng bước chuẩn bị cho học sinh để áp dụng vào thực tế.
- Đối với bài thực hành khi tiến hành với những hóa chất độc hại nên chỉ sử
dụng thí nghiệm ảo.
2.3.4. Thực nghiệm
Dưới đây tôi đã Lựa chọn và xây dựng hệ thống video thí nghiệm để hình
thành kiến thức về “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật” và “ Cảm
ứng ở thực vật” (Sinh học 11 - Ban cơ bản) để áp dụng tại các lớp tôi được giao
dạy trong các năm học gần đây.

Chuyển hóa vật chất và năng lượng và cảm ứng ở thực vật là những phần
kiến thức mới. Vì vậy khi sử dụng thí nghiệm cần lưu ý:
9


- Đa số thí nghiệm dùng theo phương pháp nêu vấn đề và phương pháp nghiên
cứu.
- Giáo viên dùng các thí nghiệm, giúp học sinh rút ra được kiến thức, đồng thời
học sinh có thể tự tổng hợp kiến thức cơ bản dựa trên kiến thức cũ đã biết, từ đó
học sinh tự hình thành kiến thức mới chứ không bị áp đặt.
- Các kiến thức cơ bản có thể được xây dựng dựa trên hệ thống thí nghiệm: Sự
hấp thu nước và muối khoáng ở rễ; vận chuyển các chất trong cây; thoát hơi
nước; quang hợp; hô hấp, cảm ứng … (Sinh học 11-Ban cơ bản)”
- Hình thức thí nghiệm: tôi lựa chọn hệ thống video vào bài giảng tại lớp để tìm
hiểu kiến thức mới và tiến hành thí nghiệm trực tiếp trong các bài thực hành tại
phòng thí nghiệm.
a.Ví dụ 1: Tiết 10 - BÀI 12: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Học xong bài này học sinh phải:
- Trình bày hô hấp ở thực vật, viết được phương trình tổng quát và vai trò của hô
hấp đối với cơ thể thực vật.
- Phân biệt 02 con đường hô hấp ở thực vật: Kị khí & hiếu khí
- Mô tả mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp.
- Nếu được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đối với hô hấp.
2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích.
3.Thái độ: Biết ứng dụng các kiến thức đã học để bảo quản nông sản phẩm.
4. Năng lực
a, Năng lực chung.
Năng lực tự học; năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực giao
tiếp; ăng lực hợp tác; năng lực tính toán; năng lực công nghệ thông tin.

b, Năng lực đặc thù.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học; năng lực nghiên cứu và thực hành sinh
học; năng lực tính toán; năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học;
năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống; năng lực sáng tạo
c, Phương pháp dạy học
Phương pháp sử dụng thí nghiệm:
- Dùng thí nghiệm đối chứng, kiểm chứng, củng cố và hình thành kiến thức mới.
- Dùng thí nghiệm nêu vấn đề.
- Đàm thoại + dạy học nêu vấn đề + TNo trực quan.
5. Các bước tiến hành:

10


Các thí nghiệm

Hoạt động của giáo
viên
- Thí nghiệm 1: chứng - GV nêu vấn đề :
minh hạt nảy mầm thải CO2 -Trình chiếu thí nghiệm.
- Sửa chữa, kết luận:
Lọ đựng nước vôi trong
đục, chứng tỏ trong quá
trình hô hấp đã thải
CO2. Khí CO2 thoát ra
làm đực nước vôi trong.
- Lưu ý: ở thí nghiệm 1:
cách lắp thiết bị như
vậy nhằm loại bỏ CO2
của môi trường


Hoạt động của học
sinh

Thí nghiệm 2: Phát hiện -Trình chiếu thí nghiệm.
- Sửa chữa, kết luận:
hạt nảy mầm hấp thụ O2
+ Lọ chứa hạt nảy mầm
còn sống → nến tắt.
+ Lọ chứa hạt nảy mầm
đã cho nước sôi → nến
không tắt.

-HS quan sát, nêu hiện
tượng và rút ra kết
luận:
+ Lọ chứa hạt nảy
mầm còn sống → nến
tắt.
+ Lọ chứa hạt nảy
mầm đã cho nước sôi
→ nến không tắt.
+ Kết luận: hô hấp đã
hấp thụ O2.

-HS quan sát, nêu hiện
tượng và rút ra kết
luận:
+ Hiện tượng: dung
dịch nước vôi trong

đục, xuất hiện kết tủa.
+ Kết luận: hô hấp thải
CO2.

-HS quan sát, nêu hiện
Thí nghiệm 3: Phát hiện hạt -Trình chiếu thí nghiệm. tượng và rút ra kết
- Sửa chữa, kết luận: hô luận:
nảy mầm thải nhiệt
hấp tõa nhiệt.
+ Hiện tượng: Nhiệt kế
chỉ nhiệt độ liên tục
tăng sau 1 tiếng, 2
tiếng, 3 tiếng.
+ Kết luận: hô hấp đã
tõa nhiệt.

11


GV: từ kết quả thí Phương trình hô hấp
nghiệm trên hãy viết tổng quát:
phương trình hô hấp C6H12O6 + 6 02  6CO2
tổng quát?
+ 6H2O + Q
-HS quan sát video, rút
ra kết luận:
Video các phương pháp bảo
quản nông sản.

Vai trò của mỗi yếu tố?


-Trình chiếu video.
+ Hãy cho biết hô hấp
chịu ảnh hưởng các yếu
tố nào?
+ Dựa vào kiến thức về
quan hệ giữa hô hấp và
môi trường, hãy nêu các
biện pháp để bảo quản
nông phẩm. Mỗi biện
pháp cho 1 vd.

Biện pháp:
- Khống chế độ ẩm của
nông phẩm.
-Khống chế nhiệt độ
môi trường
-Khống chế thành
phần khí của môi
trường bảo quản
VD: sử dụng CO2 ở
nồng độ cao

GV: yêu cầu học sinh
làm thu hoạch.
- GV kết hợp với phương pháp khác để bổ sung đầy đủ về cách bố trí thí
nghiệm, bản chất của hô hấp.
- Bản chất quá trình hô hấp qua việc quan sát các thí nghiệm, học sinh sẽ khắc
sâu được một cách dễ dàng, nhanh chóng, chủ động, tự nhiên, không bị áp đặt.
Từ việc quan sát thí nghiệm, học sinh dễ dàng có kết luận về hô hấp ở thực

vật.Trên cơ sở hiện tượng các thí nghiệm, học sinh khắc sâu kiến thức cơ bản về
hô hấp và từng bước hình thành một số thao tác thí nghiệm đối với sinh học.
b. Ví dụ 2: Tiết 23 – Bài 23: HƯỚNG ĐỘNG
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa về cảm ứng và hướng động
- Nêu được các tác nhân của môi trường gây ra hiện tượng hướng động
- Trình bày vai trò của hướng động đối với đời sống của cây
- Giải thích được một số hiện tượng hướng động trong tự nhiên
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ: Biết cách chăm sóc cây trồng để cây sinh trưởng phát triển tốt.
4. Năng lực
a, Năng lực chung.
12


- Năng lực tự học; năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực giao
tiếp; năng lực hợp tác; năng lực tính toán; năng lực công nghệ thông tin.
b, Năng lực đặc thù.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học; năng lực nghiên cứu và thực hành sinh
học; năng lực tính toán; năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học;
năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống; năng lực sáng tạo
IV. Trọng tâm:
- Nguyên nhân gây ra hướng động
- Vai trò của hướng động đối với thực vật
V. Phương pháp dạy học
Phương pháp sử dụng thí nghiệm:
- Dùng thí nghiệm đối chứng, kiểm chứng, củng cố và hình thành kiến thức
mới.
- Dùng thí nghiệm nêu vấn đề.

- Đàm thoại + dạy học nêu vấn đề + TNo trực quan.
Các bước tiến hành:
Các thí nghiệm
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của
học sinh
Thí nghiệm 1: Hướng sáng.
- Nêu vấn đề: tìm hiểu - Đưa ra các dự
khái niệm và đặc điểm đoán:
hướng sáng.
+ Ngọn cây
- Yêu cầu học sinh dự hướng về phía
đoán hướng của ngọn ánh sáng.
cây.
+ Ngọn cây
- Trình chiếu thí nghiệm thẳng đứng.
1
- Quan sát, nhận
- Sửa chữa các dự đoán, xét, khẳng định
kết luận:
các dự đoán
+ Giải thích cơ chế đúng, kết luận:
hướng sáng?
+ Hướng sáng:
+ Ngọn cây
hướng sáng (+).
+ Rễ cây hướng
sáng (-).

Thí nghiệm 2: Hướng trọng lực.


- Nêu vấn đề: tìm hiểu
khái niệm và đặc điểm
hướng trọng lực.
- Trình chiếu thí nghiệm

- Đưa ra các dự
đoán:
+ Rễ cây nằm
ngang.
13


Thí nghiệm 3: Hướng hóa

Thí nghiệm 4: Hướng nước

2.
- Sửa chữa các dự đoán,
kết luận:
+ GV: Giải thích cơ chế
trọng lực?

+ Rễ cây cong
xuống đất.
- Quan sát, nhận
xét, khẳng định
các dự đoán
đúng, kết luận:
+ Hướng trọng
lực:

+ Rễ cây cong
xuống đất →
hướng trọng lực
(+).

- Nêu vấn đề: tìm hiểu
khái niệm và đặc điểm
hướng hóa.
- Trình chiếu thí nghiệm
3.
- Sửa chữa các dự đoán,
kết luận:

- Đưa ra các dự
đoán:
+ Rễ cây nhiều
ở cả phân bón và
chất độc.
+ Rễ cây nhiều
vùng phân bón
và tránh xa vùng
chứa chất độc.
- Quan sát, nhận
xét, khẳng định
các dự đoán
đúng, kết luận:
+ Rễ cây hướng
hóa (+): phân
bón.
+ Rễ cây hướng

hóa (-): chất
độc.

- Nêu vấn đề: tìm hiểu - Đưa ra các dự
khái niệm và đặc điểm đoán:
hướng nước.
+ Rễ cây không
14


- Trình chiếu thí nghiệm
4.
- Sửa chữa các dự đoán,
kết luận:

Thí nghiệm 5: Hướng tiếp xúc

- Nêu vấn đề: tìm hiểu
khái niệm và đặc điểm
hướng tiếp xúc.
- Trình chiếu video clip
về hướng tiếp xúc.
- Sửa chữa các dự đoán,
kết luận:
- GV: Giải thích cơ chế
hướng tiếp xúc?

hướng tới nguồn
nước.
+ Rễ cây hướng

tới nguồn nước.
- Quan sát, nhận
xét, khẳng định
các dự đoán
đúng, kết luận:
+ Rễ cây hướng
nước (+).
- Đưa ra các dự
đoán: Vận động
của tua cuốn cây
dưa chuột.
- Quan sát, nhận
xét, khẳng định
các dự đoán
đúng, kết luận:

Dựa trên các kiến thức đã khai thác được ở trên, GV hướng dẫn học sinh bổ
sung để hoàn thành khái niệm, nguyên nhân, cơ chế và vai trò của hướng động.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Ý kiến thăm dò: Tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của 300 học sinh các
khối 10, 11, 12 trong các năm học khác nhau về việc sử dụng vào bài giảng với
nội dung cụ thể như sau:
a. Nội dung thăm dò:
Câu 1/ Cá nhân có thích những bài học có sử dụng video thí nghiệm để tìm hiểu
kiến thức mới không?

Không
Không có ý kiến
Câu 2/ Cá nhân có cảm thấy dễ hiểu bài hơn khi bài học có sử dụng video thí
nghiệm không?


Không
Không có ý kiến
Câu 3/ Cá nhân có cảm thấy kiến thức được khắc sâu hơn, nhớ lâu hơn thông
qua video thí nghiệm không?

Không
Không có ý kiến
Câu 4/ Cá nhân có vận dụng kiến thức học được qua video thí nghiệm, kiến
thức của bài học để giải thích các hiện tượng thực tế không?

Không
Không có ý kiến
15


Câu 5/ Cá nhân có cảm thấy rèn luyện được các kỹ năng, thao tác thí nghiệm
qua video thí nghiệm trong bài học không?

Không
Không có ý kiến
Câu 6/ Cá nhân có cảm thấy phải hoạt động tích cực để tìm hiểu kiến thức mới
trong bài học có sử dụng thí nghiệm không?

Không
Không có ý kiến
Câu 7/ Cá nhân có cảm thấy kiến thức tìm hiểu được qua việc phân tích các
video thí nghiệm là có cơ sở khoa học, không áp đặt không?

Không

Không có ý kiến
Câu 8/ Cá nhân có cảm thấy kiến thức tìm hiểu được qua việc phân tích các
video thí nghiệm là logic, tổng hợp hơn không?

Không
Không có ý kiến
Câu 9/ Cá nhân có cảm thấy việc sử dụng các video thí nghiệm trong các bài
giảng đã hợp lí, đạt kết quả chưa?

Chưa
Không có ý kiến
Câu 10/ Cá nhân có mong muốn được học các bài học có sử dụng các video thí
nghiệm thường xuyên không?

Không
Không có ý kiến
b. Kết quả khảo sát: Với tổng số 300 học sinh, số lượng câu hỏi được
lựa chọn như sau:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10


300 286 259 223 167 245 243 248 155 300
Khôn
g

0

Khôn 0
g có ý
kiến

4

7

25

103

43

15

17

73

0

10


34

52

30

12

42

35

72

0

Với kết quả khảo sát như trên, tôi có kết luận rằng:
- Đa số học sinh rất hứng thú với những bài giảng có thí nghiệm.
- Đa số học sinh mong muốn được học các bài học có sử dụng thí nghiệm.
- Bài giảng có sử dụng thí nghiệm đem lại hiệu quả cao trong việc lĩnh
hội, ghi nhớ, vận dụng kiến thức của học sinh.
2.4.2. Kết quả thống kê:
Tôi đã thống kê kết quả bài kiểm tra của các chương nhằm theo dõi chất
lượng học tập của học sinh sau khi áp dụng phương pháp sử dụng các thí nghiệm
vào bài giảng, cụ thể như sau:
a. Kết quả kiểm tra:
Tôi đã thống kê được kết quả của bài kiểm nội dung chính là chương
“Chuyển hóa vật chất năng lượng ơt thực vật” và chương “ Cảm ứng ở thực vật”
- Chương trình sinh học lớp 11 - Ban cơ bản, trong 3 năm học gần đây:


16


Năm
Giỏi
Khá
Trung bình Yếu
Kém
TB trở lên
2017- 2018 15,54% 27,73% 34,41%
15,78% 6,54% 77,68%
2018- 2019 14,76% 30,45% 35,15%
15,55% 4,09% 80,36%
2019- 2020 15,67% 27,45% 43,89%
7,84%
5,15% 87,01%
b. Nhận xét:
- Đa số học sinh nắm được kiến thức của chương.
- Kết quả học tập của học sinh ổn định qua các năm.
2.4.3. Khả năng thay thế các giải pháp hiện có
Theo tôi, việc sử dụng thí nghiệm ảo vào bài giảng một cách khoa học, có
phương pháp là cần thiết. Mặt khác, trong các bài giảng, việc kết hợp các thí
nghiệm trực tiếp và các thí nghiệm ảo hợp lí, phù hợp với đặc thù của bộ môn và
thực tế hiện nay tại các trường THPT.
2.4.4. Khả năng áp dụng ở đơn vị hoặc trong ngành
Việc sử dụng các video thí nghiệm sinh học vào bài giảng đã được tôi và
các giáo viên trong nhà trường áp dụng. Chúng tôi đang từng bước củng cố,
khắc phục các nhược điểm để tiếp tục nâng cao hiệu quả của phương pháp này,
đồng thời, áp dụng phương pháp này cho toàn bộ các bài học của các khối
THPT.

Theo tôi, việc áp dụng các video thí nghiệm vào bài giảng là hoàn toàn
thực hiện được cho hầu hết các bài giảng của chương trình Sinh học tại các
trường THPT.
2.4.5. Lợi ích kinh tế xã hội
- Với những kết quả đạt được của việc ứng dụng thí nghiệm vào bài giảng,
học sinh yêu thích hơn, hứng thú hơn với bộ môn Sinh học, giúp cho kết quả học
tập của bộ môn tăng cao.
- Các hiện tượng trong thí nghiệm, kết hợp với các kiến thức của bộ môn
giúp học sinh giải thích các hiện tượng trong cuộc sống dễ dàng. Mặt khác, các
kỹ năng thực hành, sự khéo léo, tính cẩn thận của học sinh cũng được rèn luyện,
giúp cho học sinh linh hoạt trong việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống
đồng thời nhìn nhận các sự vật hiện tượng xảy ra trong cuộc sống một cách khoa
học hơn từ đó tạo được niềm tin của bản thân và có những hành động giúp ích
cho cuộc sống, cho xã hội.
- Việc áp dụng các video thí nghiệm vào việc giảng dạy các bài học của
chương trình Sinh học phổ thông là phù hợp với xu hướng ứng dụng công nghệ
thông tin ở nhà trường. Đặc biệt với thời đại công nghệ thông tin phát triển như
hiện nay, nguồn tài liệu video thí nghiệm là vô tận, đảm bảo cả chất lượng và số
lượng. Do đó, việc sử dụng các video thí nghiệm vào bài giảng dễ dàng thực
hiện, đảm bảo đúng kỹ thuật, chất lượng của môn học.
- Việc áp dụng các video thí nghiệm đúng phương pháp giúp hạn chế
được sự ô nhiễm môi trường xung quanh, tránh được sự ảnh hưởng xấu của các
chất độc hại, đồng thời tiết kiệm được khoản kinh phí đầu tư vào hóa chất, thiết
bị....
- Việc áp dụng các video thí nghiệm vào việc giảng dạy các bài học và
hướng dẫn thực hành trong bài thực hành của chương trình Sinh học phổ thông
17


rất hữu ích đối với các trường THPT chưa được trang bị đầy đủ, đúng kỹ thuật

phòng thí nghiệm thực hành.
- Qua kỹ năng rèn luyện được từ các thí nghiệm ảo, học sinh sẽ thực hiện
các thao tác thí nghiệm một cách chính xác, tránh được các sai sót, giúp tiết
kiệm được thời gian, hóa chất, trang thiết bị thí nghiệm.....đồng thời hạn chế
được các hậu quả do sự sai sót gây ra.

18


3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp
+ Với phương pháp sử dụng thí nghiệm ảo trong bài giảng, việc truyền thụ kiến
thức của giáo viên cũng như lĩnh hội kiến thức của học sinh được thực hiện trôi
chảy, đầy đủ, đảm bảo, sâu sắc, linh hoạt, không áp đặt, có cơ sở khoa học.
+ Với cách xây dựng và sử dụng hệ thống thí nghiệm trong bài giảng đa số học
sinh hoạt động tích cực hơn trong việc tìm hiểu bài mới, nhớ được bài và nắm
vững hơn kiến thức. Học sinh học tập được các thao tác thí nghiệm, bước đầu
hình thành được các kỹ năng thực hành, thí nghiệm, làm cơ sở cho việc tiến
hành các thí nghiệm trong các bài thực hành tại phòng thí nghiệm. Đây là nguồn
tư liệu để các giáo viên và học sinh THPT có thể tham khảo và áp dụng.
+ Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp: đề tài sẽ được
áp dụng trong toàn bộ chương trình sinh học THPT, có tác dụng làm phong phú
thêm kiến thức Sinh học, rèn luyện được nhiều kỹ năng quan trọng cho học sinh
và cũng từ đó có thể vận dụng để giải thích linh hoạt các hiện tượng thường gặp
trong cuộc sống hằng ngày, tạo sự hứng thú và sự tin tưởng của học sinh vào bộ
môn Sinh học. Theo tôi, việc vận dụng thí nghiệm ảo trong dạy học còn có thể
được áp dụng rộng rãi cho các bộ môn khác như: Vật lý, hóa học nhằm góp phần
mang lại hiệu quả cao trong việc dạy và học trong trường phổ thông.
3.2. Đề xuất, kiến nghị

- Cần đưa hệ thống thí nghiệm vào các sách giáo khoa nhiều hơn và có hệ thống
hơn.
- Cần tăng cường số lượng và chất lượng các video thí nghiệm trên các kênh
thông tin.
- Lựa chọn và thiết lập hệ thống video thí nghệm, phần mềm thí nghệm khoa
học, hoàn chỉnh, thống nhất, chuẩn cho chương trình Sinh học THPT trong toàn
tỉnh.
- Trang bị phòng thí nghiệm đúng tiêu chuẩn tại các trường THPT.
- Mở rộng nguồn thí nghiệm ảo chuẩn cho các bộ môn Vật Lý, hóa học...
- Trang bị cho giáo viên phương pháp sử dụng nguồn tài liệu thí nghiệm ảo.
XÁC NHẬN CỦA THỦ Thanh Hóa, ngày 10 tháng 06 năm 2020
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Trịnh Bá Hưng

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS. Vũ Văn Vụ, Tài liệu thí nghiệm thực hành trường trung học phổ
thông.
2. Tô Xuân Giáp, Phương tiện dạy học, Nhà xuất bản giáo dục, 1998.
3. Nguyễn Phúc Chỉnh “Đại cương lí luận dạy học sinh học”, Nhà xuất bản giáo
dục, 2012.
4. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên). Sách giáo khoa sinh học 11, Nhà xuất
bản giáo dục Việt Nam.
5. Trần Ngọc Oanh (Tổng chủ biên). Hỏi đáp sinh học 11, Nhà xuất bản giáo

dục Việt Nam.
6.
7. Google. com/ Thí nghiệm Sinh học 11.
8. Youtube/ thí nghiệm Sinh học.
9. />
20


DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI
ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT
VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trịnh Bá Hưng
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Yên Định 3.

TT

Tên đề tài SKKN

1.

2.

3.

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá Năm
học
giá xếp loại
xếp loại đánh giá xếp

(Phòng, Sở,
(A, B, loại
Tỉnh...)
hoặc C)

Phương pháp sử dung trắc
nghiệm khách trong dạy học
Sở GD&ĐT C
sinh học hình thành kiến thức
mới .
Sử dụng các tình huống thực
tiễn nhằm tăng hứng thú học
tập của học sinh trong dạy Sở GD&ĐT C
học sinh học phần “Vi sinh
vật”, sinh học 10.
Tăng cường hứng thú và tập
trung của học sinh trong các
Sở GD&ĐT C
tiết ôn tập môn sinh học 10
THPT bằng các trò chơi

2008

2011

2019

21




×