Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của việc thay đổi thảm phủ đến dòng chảy lưu vực sông vệ, tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.68 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------------

LÊ VIẾT BÌNH

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC THAY ĐỔI
THẢM PHỦ ĐẾN DÒNG CHẢY LƢU VỰC
SÔNG VỆ, TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY

Đà Nẵng - Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------------

LÊ VIẾT BÌNH

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC THAY ĐỔI
THẢM PHỦ ĐẾN DÒNG CHẢY LƢU VỰC
SÔNG VỆ, TỈNH QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy
Mã số: 60.58.02.02


LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Võ Ngọc Dƣơng
TS. Nguyễn Thanh Hải

Đà Nẵng - Năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Lê Viết Bình


ii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ I
MỤC LỤC .................................................................................................................. II
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ IV
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ VI
TÓM TẮT LUẬN VĂN ..........................................................................................VII

MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
I. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................1
II. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................2
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
IV. Nội dung, phương pháp nghiên cứu ........................................................................2
V. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu ..................................................................3
1. Cách tiếp cận .....................................................................................................3
2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3
VI. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: ....................................................................................3
CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...................4
I. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................................................4
1. Vị trí địa lý ........................................................................................................4
2. Địa hình.............................................................................................................6
3. Thảm phủ thực vật ............................................................................................7
4. Thổ nhưỡng .......................................................................................................7
5. Khí tượng, thủy văn ..........................................................................................9
II. Dân số, lao động và phân chia đơn vị hành chính ..................................................17
1. Dân số, lao động .............................................................................................17
2. Đơn vị hành chính ...........................................................................................18
CHƢƠNG II: TÌNH HÌNH DÂN SINH - KINH TẾ..............................................19
I. Nền kinh tế chung ....................................................................................................19
II. Hiện trạng từng ngành kinh tế ................................................................................19
1. Trồng trọt ........................................................................................................19
2. Lâm nghiệp .....................................................................................................22
3. Chăn nuôi ........................................................................................................23
4. Giáo dục, y tế và văn hóa ................................................................................23
5. Công nghiệp ....................................................................................................24
6. Giao thông vận tải ...........................................................................................24
7. Xây dựng - đô thị ............................................................................................24
III. Tình hình thiên tai .................................................................................................25



iii
CHƢƠNG III: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THỦY VĂN MIKESHE VÀO LƢU
VỰC SÔNG VỆ .........................................................................................................29
I. Lựa chọn mô hình thủy văn .....................................................................................29
II. Mô hình MIKE SHE ...............................................................................................29
1. Tổng quan về mô hình MIKE SHE .................................................................29
2. Lịch sử phát triển của mô hình MIKE SHE ...................................................30
3. Lý thuyết cơ bản của mô hình MIKE SHE .....................................................30
4. Áp dụng...........................................................................................................31
4.1. Khu vực tính toán ........................................................................................32
4.2. Cơ sở dữ liệu phục vụ tính toán mô phỏng ..................................................33
4.3. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình MIKE SHE ............................................39
CHƢƠNG IV: ỨNG DỤNG ẢNH VIỄN THÁM LANDSAT ĐỂ NGHIÊN CỨU
TÁC ĐỘNG CỦA THẢM PHỦ ĐẾN DÒNG CHẢY TRÊN LƢU VỰC SÔNG
VỆ ................................................................................................................................43
I. Giới thiệu chung về ảnh viễn thám Landsat .............................................................43
II. Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS thành lập bản đồ thảm thực vật trên thế giới
và Việt Nam........... ......................................................................................................43
1. Trên thế giới ....................................................................................................43
2. Ở Việt Nam .....................................................................................................44
III. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của thảm phủ thực vật đến dòng chảy tại Việt
Nam.............. ...............................................................................................................46
IV. Kĩ thuật xử lí ảnh viễn thám ..................................................................................46
1. Hiệu chỉnh hình học ảnh .................................................................................46
2. Tăng cường chất lượng ảnh và tổ hợp màu ....................................................47
3. Giải đoán ảnh viễn thám .................................................................................47
V. Đánh giá tác động của thảm phủ đến dòng chảy lưu vực Sông Vệ ........................51
1. Xây dựng bản đồ sử dụng đất .........................................................................51

2. Bản đồ thảm phủ lưu vực sông Vệ .................................................................54
3. Kết quả đánh giá sự thay đổi của thảm phủ qua các năm ...............................60
4. Sự thay đổi dòng chảy trung bình trên sông Vệ do tác động của thảm phủ ...62
VI. Kết quả và thảo luận ..............................................................................................75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................77
I. Kết luận ....................................................................................................................77
II. Kiến nghị các giải pháp ..........................................................................................77


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ngãi ...............................................................5
Hình 1.2. Lưu vực sông Vệ .............................................................................................6
Hình 1.3. Bản đồ đẳng trị mưa năm tỉnh Quảng Ngãi ...................................................13
Hình 1.4. Mạng lưới sông suối và mạng lưới trạm KTTV tỉnh Quảng Ngãi ................17
Hình 3.1. Cấu trúc tổng quát của mô hình MIKE SHE .................................................30
Hình 3.2. Thành phần chính trong mô hình MIKE SHE ...............................................32
Hình 3.3. Khu vực tính toán ..........................................................................................32
Hình 3.4. Bản đồ sử dụng đất lưu vực Sông Vệ ............................................................33
Hình 3.5. Bản đồ đất lưu vực Sông Vệ..........................................................................34
Hình 3.6. Bản đồ số độ cao lưu vực Sông Vệ ...............................................................35
Hình 3.7. Bản đồ mạng lưới Sông Vệ ...........................................................................36
Hình 3.8. Bản đồ vị trí đánh giá ....................................................................................37
Hình 3.9. Bản đồ các trạm mưa tính toán ......................................................................38
Hình 3.10. Kết quả hiệu chỉnh của MIKE SHE cho lưu lượng tại trạm An Chỉ từ năm
1995-2004 ......................................................................................................................40
Hình 3.11. Kết quả kiểm định của MIKE SHE cho lưu lượng tại trạm An Chỉ từ năm
2005-2014 ......................................................................................................................41
Hình 4.1. Bản đồ thảm phủ lưu vực Sông Vệ năm 1975...............................................54

Hình 4.2. Bản đồ thảm phủ lưu vực Sông Vệ năm 1989...............................................55
Hình 4.3. Bản đồ thảm phủ lưu vực Sông Vệ năm 1996...............................................56
Hình 4.4. Bản đồ thảm phủ lưu vực Sông Vệ năm 2001...............................................57
Hình 4.5. Bản đồ thảm phủ lưu vực Sông Vệ năm 2008...............................................58
Hình 4.6. Bản đồ thảm phủ lưu vực Sông Vệ năm 2017...............................................59
Hình 4.7. Thiết lập mô hình...........................................................................................62
Hình 4.8. Tỷ lệ % thay đổi lưu lượng TB mùa kiệt so với năm 1975 tại Nhánh 1 ......63
Hình 4.9. Tỷ lệ % thay đổi lưu lượng TB mùa kiệt so với năm 1975 tại Nhánh 2 .......64
Hình 4.10. Tỷ lệ % thay đổi lưu lượng TB mùa kiệt so với năm 1975 tại Nhánh 3 .....64
Hình 4.11. Tỷ lệ % thay đổi lưu lượng TB mùa kiệt so với năm 1975 tại Nhánh 4 ....65
Hình 4.12. Tỷ lệ % thay đổi lưu lượng TB mùa kiệt so với năm 1975 tại An Chỉ
Thượng ..........................................................................................................................65
Hình 4.13. Tỷ lệ % thay đổi lưu lượng TB mùa kiệt so với năm 1975 tại Sông Vệ ....66
Hình 4.14. Tỷ lệ % thay đổi lưu lượng TB mùa kiệt so với năm 1975 tại An Chỉ ......66
Hình 4.15. Tỷ lệ % thay đổi lưu lượng TB mùa lũ so với năm 1975 tại Nhánh 1 .......67
Hình 4.16. Tỷ lệ % thay đổi lưu lượng TB mùa lũ so với năm 1975 tại Nhánh 2 ........68
Hình 4.17. Tỷ lệ % thay đổi lưu lượng TB mùa lũ so với năm 1975 tại Nhánh 3 ........68
Hình 4.18. Tỷ lệ % thay đổi lưu lượng TB mùa lũ so với năm 1975 tại Nhánh 4 ........69
Hình 4.19. Tỷ lệ % thay đổi lưu lượng TB mùa lũ so với năm 1975 tại An Chỉ Thượng
.......................................................................................................................................69


v
Hình 4.20. Tỷ lệ % thay đổi lưu lượng TB mùa lũ so với năm 1975 tại Sông Vệ ........70
Hình 4.21. Tỷ lệ % thay đổi lưu lượng TB mùa lũ so với năm 1975 tại An Chỉ ..........70
Hình 4.22. Tỷ lệ % thay đổi lưu lượng max năm so với năm 1975 tại Nhánh 1 .........71
Hình 4.23. Tỷ lệ phần trăm thay đổi lưu lượng max năm so với năm 1975 tại Nhánh 2
.......................................................................................................................................72
Hình 4.24. Tỷ lệ % thay đổi lưu lượng max năm so với năm 1975 tại Nhánh 3 .........72
Hình 4.25. Tỷ lệ % thay đổi lưu lượng max năm so với năm 1975 tại Nhánh 4 ..........73

Hình 4.26. Tỷ lệ % thay đổi lưu lượng max năm so với năm 1975 tại An Chỉ Thượng
.......................................................................................................................................73
Hình 4.27. Tỷ lệ % thay đổi lưu lượng max năm so với năm 1975 tại Sông Vệ .........74
Hình 4.28. Tỷ lệ % thay đổi lưu lượng max năm so với năm 1975 tại An Chỉ ...........74


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Quảng Ngãi năm 2015 .......................................8
Bảng 1.2. Thống kê các trạm đo khí tượng, mưa trong vùng ..........................................9
Bảng 1.3. Biến động lượng mưa theo thời gian ............................................................12
Bảng 1.4. Đơn vị hành chính khu vực nghiên cứu ........................................................18
Bảng 2.1. Diện tích cây lương thực có hạt trong vùng nghiên cứu ...............................20
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa cả năm trong vùng nghiên cứu .............21
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng khác trong vùng vùng nghiên cứu
năm 2015 .......................................................................................................................21
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng khác trong vùng nghiên cứu năm
2015 (tiếp theo) ..............................................................................................................22
Bảng 2.5. Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng khác trong vùng dự án năm 2015
(tiếp theo) .......................................................................................................................22
Bảng 2.6. Thống kê các đợt thiên tai từ 2008 - 2018 ....................................................25
Bảng 2.7. Tình hình thiệt hại do thiên tai trên toàn tỉnh từ 2008 - 2018 .......................28
Bảng 3.1. Các chỉ số của mô hình MIKE SHE sau khi hiệu chỉnh ...............................39
Bảng 3.2. Các chỉ số của mô hình MIKE SHE sau khi kiểm định ................................ 40
Bảng 3.3: Tiêu chuẩn đánh giá hiệu suất mô hình (Wang et al., 2012) ........................41
Bảng 4.1. Bảng đánh giá thảm phủ................................................................................60
Bảng 4.2. Lưu lượng trung bình mùa kiệt (T1 - T8) .....................................................63
Bảng 4.3. Lưu lượng trung bình mùa lũ (T9-T12) ........................................................67
Bảng 4.4. Lưu lượng trung bình năm lớn nhất ..............................................................71



vii

TÓM TẮT LUẬN VĂN
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC THAY ĐỔI THẢM PHỦ ĐẾN
DÒNG CHẢY LƢU VỰC SÔNG VỆ
Học viên: Lê Viết Bình. Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình thủy
Mã số: 60.58.02.02. Khóa: K35.CCT.QNg. Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN

Tóm tắt: Hệ thống sông Vệ là hệ thống sông lớn và quan trọng nhất của tỉnh
Quảng Ngãi, có diện tích lưu vực 1.263 km2. Trong thời gian qua, theo kết quả quan trắc
và đánh giá của Đài Khí tượng Thủy văn Quảng Ngãi thì dòng chảy trên các sông của
tỉnh Quảng Ngãi nói chung và lưu vực sông Vệ nói riêng đã có nhiều sự thay đổi, vào
mùa khô, dòng chảy trên sông gần như cạn kiệt gây thiếu hụt nước nghiêm trọng cho
sản xuất, sinh hoạt của nhân dân; mùa mưa, lũ thì dòng chảy tăng đột biến trong một
khoảng thời gian ngắn gây thiệt hại vô cùng lớn về người, tài sản của nhân dân và nhà
nước.
Có nhiều nguyên nhân gây ra sự biến đổi của dòng chảy như: thay đổi địa hình,
thay đổi thảm phủ và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu…; trong đó, trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi và lưu vực sông Vệ đã có sự thay đổi rất lớn về mặt thảm phủ, sự thay đổi
đó là diện tích rừng già, rừng phòng hộ dần bị thu hẹp và thay thế bởi rừng sản xuất,
rừng keo (vùng núi), các khu dân cư hình thành làm mất vùng chứa lũ, đệm lũ.
Với yêu cầu thực tế cần có luận chứng khoa học về ảnh hưởng của thảm phủ đến
dòng chảy tạo cơ sở cho việc nghiên cứu, hoạch định chính sách trong việc trồng và bảo
vệ rừng, luận văn tiến hành thực hiện đánh giá ảnh hưởng của thảm phủ đến dòng chảy
lưu vực sông Vệ.
Từ khóa: sông Vệ, thay đổi thảm phủ, dòng chảy, trồng và bảo vệ rừng, Mike
She, Landsat
LAND COVER CHANGE IMPACT EVALUATION TO VE RIVER RUNOFF

Student name: Lê Viết Bình, Major: Irrigation construction engineering.
ID: 60.58.02.02; Course: K35.CCT.QNg; University of science anh technology ĐHĐN.
Abstract: Vệ river (Flv=1.263 km2) is the largest river in Quang Ngai Province.
In recent years, according to the results of monitoring and evaluation of Quang Ngai
Hydrometeorological Station, the flow in the rivers of Quang Ngai province in general
and the basin of Ve river in particular has many changes, in the dry season, the flow in


viii

the river is nearly exhausted, causing a serious shortage of water for production and
people's activities, in the rainy and flood season, the flow increases suddenly in a short
period of time, causing great damage to people and property of the people and the
state.
There are many causes of flow change such as topographic changes, land cover
changes and the effects of climate change…;in which, in Quang Ngai province and Ve
river basin, there has been a great change in the land cover, the change is the area of
old forests, protection forests are gradually narrowed and replaced by production
forests. Acacia forest (mountainous areas), residential areas formed to lose flood-prone
areas and flood buffer.
With the practical requirement that there is a scientific justification for the impact
of land cover on the flow, creating a basis for research, policy making in forest
planting and protection, the dissertation conducts impact assessment of the land cover
to the flow of Ve river basin.
Key words: Ve river, change the carpet, flow, planting and protecting forests,
Mike She, Landsat.


1


MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống sông Vệ là hệ thống sông lớn và quan trọng nhất của tỉnh Quảng Ngãi,
có diện tích lưu vực 1.263 km2; lưu vực sông Vệ n m trên địa bàn 6 huyện là huyện Ba
Tơ, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ, Minh Long và Tư Nghĩa. Cùng với lưu vực sông
Trà Khúc, lưu vực sông Vệ là vùng trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Quảng Ngãi trong thời gian qua.
Trong thời gian qua, tại các địa phương trong vùng lưu vực đã có nhiều thay đổi,
chuyển biến về sự phát triển cơ sở hạ tầng nhất là khu dân cư, đường giao thông. Để
phục vụ sự phát triển ấy thì nhu cầu sử dụng nước cho tất cả các ngành kinh tế là vô
cùng quan trọng, đó là nguồn nước sử dụng cho nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản,
sinh hoạt,…; bên cạnh đó là việc giảm nhẹ tác động, giảm nhẹ thiệt hại khi có lũ, ngập
lụt là yêu cầu cấp thiết bởi vì bất cứ sự tác động nào (thiếu nước, khô hạn vào mùa kiệt
hay lũ, ngập lụt vào mùa mưa) đều tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của
khu vực.
Theo thống kê, trong những năm vừa qua, tỉnh Quảng Ngãi nói chung, lưu vực
sông Vệ nói riêng thường xuyên xảy ra các đợt thiên tai lớn, trong đó:
- Hạn hán: Vào mùa khô các năm 2007, 2008, 1996, 1998, 2016, 2019 đã xảy ra
các đợt nắng nóng kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sinh hoạt, sản xuất
của nhân dân, hàng nghìn ha lúa trong khu vực (nhất là vùng ngoài hệ thống thủy lợi
Thạch Nham) không thể sản xuất.
- Lũ: Trung bình h ng năm, tại sông Vệ xảy ra từ 2 - 4 đợt mưa, lũ, trong đó vào
các năm 1999, 2009, 2013, 2017, đã xuất hiện các đợt mưa, lũ đặt biệt lớn/ lũ lịch sử
(năm 2013); tần suất xuất hiện các đợt mưa, lũ lớn ngày càng ngắn, thời gian truyền lũ
ngày càng ít hơn. Các đợt mưa, lũ đã gây thiệt hại vô cùng lớn cho các địa phương
trong lưu vực như các xã: Hành Tín Đông, Hành Tín Tây, Hành Thiện, Hành Phước,
Hành Thịnh (huyện Nghĩa Hành), Nghĩa Hiệp, Nghĩa Phương, Thị trấn Sông Vệ
(huyện Tư Nghĩa), Đức Hòa, Đức Nhuận (huyện Mộ Đức).
- Sạt lở đất: Tình hình sạt lở bờ sông, suối, sạt lở núi trong thời gian qua diễn ra
ngày càng nghiêm trọng; qua thống kê từ Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, nhiều

khu vực tại các xã: Ba Dinh, Ba Trang, Ba Giang, Ba Bích,… huyện Ba Tơ đã có
nhiều vụ sạt lở đất gây thiệt hại về người, tài sản của nhân dân và nhà nước.
Mặt khác, theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Ngãi thì trong
thời gian qua (nhất là từ 2009 đến nay), trên địa bàn tỉnh đã có sự thay đổi rất lớn về
thảm phủ gồm:
- Rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh, cây tán lá lớn đã giảm rất nhiều và thay thế
vào đó là rừng keo, cây keo lá tràm. Để khai thác keo, người dân đã đào, xẻ núi, tạo


2
đường vận chuyển, khai thác keo, nơi đây trở thành điểm/ khu vực tập trung nước tạo
dòng chảy mạnh gây lũ và là điểm sạt lở nghiêm trọng.
- Các khu dân cư, công trình hạ tầng cơ sở phát triển mạnh làm mất nơi chứa lũ,
trữ nước, gây cản trở/ thu hẹp dòng chảy lũ.
Như vậy, xem xét việc thay đổi thảm phủ có ảnh hưởng đến dòng chảy hay
không là một vấn đề cần đặt ra. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào liên
quan đến vấn đề này. Do đó, trong Luận văn này, tôi xin nghiên cứu điển hình “Đánh
giá ảnh hưởng của việc thay đổi thảm phủ đến dòng chảy lưu vực sông Vệ” để làm
cơ sở cho công tác nghiên cứu trên địa bàn toàn tỉnh trong tương lai.
II. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu và đưa các các kết quả đánh giá ảnh hưởng của việc thay đổi thảm
phủ đến dòng chảy lưu vực sông Vệ.
- Đưa ra các khuyến nghị trong việc duy trì thảm phủ để hạn chế tác động bất lợi
đến dòng chảy trên lưu vực.
- Tạo tiền đề cho công tác nghiên cứu, đánh giá chung về ảnh hưởng của việc
thay đổi thảm phủ đến dòng chảy trên toàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Góp phần tích cực cho công tác phòng, chống thiên tai cho các địa phương
thuộc lưu vực sông Vệ, tỉnh Quảng Ngãi.
III. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thay đổi thảm phủ đến dòng chảy lưu vực sông Vệ.

- Phạm vi nghiên cứu: Lưu vực sông Vệ.
IV. Nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu
(1) Thiết lập mô hình thủy văn Mike SHE
+ Bản đồ đất; bản đồ sử dụng đất;
+ Bản đồ số độ cao (DEM 30x30);
+ Bản đồ nước ngầm;
+ Mạng lưới sông;
+ Mặt cắt sông (tại thượng lưu lấy từ DEM; tại hạ lưu lấy từ tài liệu thực đo – kế
thừa);
+ Dữ liệu mưa ngày từ 1993 - 2015, phân phối theo độ cao;
(2) Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình (hiệu chỉnh theo Q An Chỉ - trên sông Vệ
Chỉ có duy nhất trạm An Chỉ có số liệu đo lưu lượng).
(3) Xây dựng bản đồ từ năm 1975 đến 2017 (1975, 1989, 1996, 2001, 2008,
2017) dựa trên dữ liệu ảnh viễn thám Landsat tiến hành xử lý sọc ảnh và tổ hợp màu
để giải đoán ảnh b ng ArcGIS, so sánh với bản đồ sử dụng đất của tỉnh Quảng Ngãi
năm 2010; đưa ra nhận xét chung về sự thay đổi của thảm phủ qua các năm.
(4) Lấy các kết quả từ sự thay đổi thảm phủ, đưa vào mô hình MikeShe, chạy mô
hình và so sánh các kết quả (lưu lượng trung bình) của các năm 1975, 1989, 1996,


3
2001, 2008, 2017 tại các nhánh sông so với các nhánh sông năm 1975 gồm: Qtb mùa
kiệt (tháng 1 - tháng 8), Qtb mùa lũ (tháng 9 - tháng 12) và Qmax năm.
(5) Từ các biểu đồ so sánh sự thay đổi dòng chảy, đưa ra các nhận xét về sự thay
đổi của dòng chảy do thay đổi thảm phủ.
V. Cách tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu
1. Cách tiếp cận
- Đánh giá diễn biến của thảm phủ tác động đến dòng chảy lưu vực sông Vệ.
- Sưu tập các tư liệu về lý thuyết cũng như các giải pháp xử lý, các mô hình thủy
lực và thủy văn để tham khảo, chọn lọc, từ đó xây dựng mô hình thủy văn sông Vệ.

2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích tài liệu;
- Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan;
- Phương pháp mô hình hóa;
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình;
- Phương pháp thống kê khách quan;
VI. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
- Đóng góp về mặt khoa học:
+ Phương pháp nghiên cứu có thể là cơ sở cho việc nghiên cứu về sự thay đổi của
thảm phủ đến dòng chảy trên sông.
+ Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm cơ sở cho các nghiên cứu tương tự trên
lưu vực sông Vệ, tỉnh Quảng Ngãi.
- Ứng dụng thực tiễn: Với kết quả của Đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của việc
thay đổi thảm phủ đến dòng chảy lưu vực sông Vệ là cơ sở để các cơ quan chức năng
của tỉnh Quảng Ngãi (Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi
trường, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp) có cơ sở
trong việc hoạch định chính sách, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh
vực cho phù hợp, góp phần giảm nhẹ thiệt hại do mưa, lũ, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương.


4
CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
I. Đặc điểm tự nhiên
1. Vị trí địa lý
- Toàn tỉnh: Tỉnh Quảng Ngãi n m ở 14o32’ đến 15o25’ Vĩ độ Bắc và 108o06’
đến 109o04’ Kinh độ Đông. Tỉnh có diện tích tự nhiên 5.137,5km2 (chưa tính thềm lục
địa). Là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung, Quảng Ngãi hiện
nay có 1 thành phố, 6 huyện đồng b ng, 6 huyện miền núi và huyện đảo Lý Sơn.
+ Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam;

+ Phía Nam giáp Bình Định;
+ Phía Tây giáp tỉnh Kon Tum
+ Phía Đông giáp biển Đông.
- Vùng nghiên cứu: Hệ thống sông Vệ là hệ thống sông lớn và quan trọng nhất của
tỉnh Quảng Ngãi, có diện tích lưu vực 1.263 km2. Lưu vực sông n m trên địa bàn lãnh
thổ của 6 huyện Ba Tơ, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ, Minh Long và Tư Nghĩa.
Vùng nghiên cứu có vị trí địa lý từ 14050 ’ đến 150 20’ Vĩ độ Bắc; từ 1080 10’ đến 1090
00’ Kinh độ Đông. Ranh giới lưu vực:
+ Phía Bắc giáp lưu vực sông Trà Khúc
+ Phía Nam giáp lưu vực sông Trà Câu
+ Phía Tây giáp tỉnh lưu vực sông Sê San
+ Phía Đông giáp Biển Đông.


5

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ngãi


6

Hình 1.2. Lưu vực sông Vệ
2. Địa hình
Giống như các tỉnh ven miền Trung, địa hình có độ dốc lớn, được chia thành 4
vùng rõ rệt: Vùng rừng núi, vùng trung du, vùng đồng b ng, vùng bãi cát ven biển và
hải đảo. Quảng Ngãi có nhiều rừng núi, khoảng 391.192 ha- chiếm gần 2/3 diện tích
đất đai của tỉnh.
Ở phía Tây Bắc và Tây Nam sông Trà Khúc, các khối núi đều có độ cao từ 1000
- 1600m. Các vùng khác, núi thường có độ cao 400 - 600m còn ở vùng giáp đồng b ng



7
núi chỉ có độ cao 200 - 300m.
Bờ Biển Quảng Ngãi dài 130km chia thành 3 đoạn:
- Đoạn 1 từ mũi Nam Trân đến mũi Ba Làng An.
- Đoạn 2 từ mũi Ba Làng An đến mũi Sa Huỳnh.
- Đoạn 3 từ mũi Sa Huỳnh đến mũi Kim Bồng.
Bờ biển Quảng Ngãi với 06 cửa sông thuận lợi cho việc tàu thuyền cập bến:
- Cửa Sa Cần ở phía Đông Bắc huyện Bình Sơn. Phía Bắc có vũng Dung Quất
(tại đây đã và đang hình thành khu công nghiệp phức hợp và cảng biển lớn nhất miền
Trung - Khu kinh tế Dung Quất).
- Cửa Sa Kỳ n m lọt giữa phía Đông Nam huyện Bình Sơn và phía Đông Bắc
huyện Sơn Tịnh, giữa hai xã Bình Châu và Tịnh Kỳ, có lạch ngầm sâu dài khoảng hơn
1km được xây dựng thành một cảng biển của tỉnh.
- Cửa Cổ Luỹ (Cửa Đại) là nơi hai con sông Trà Khúc và sông Vệ đổ về. Cửa
biển hẹp nhưng có vũng sâu, tàu từ 50 tấn đến 70 tấn có thể ra vào được, trước đây là
cửa biển chính của Tỉnh.
- Cửa Lở n m giữa hai xã Nghĩa An (Tư Nghĩa) và Đức Lợi (Mộ Đức). Cửa biển
hẹp và cạn.
- Cửa Mỹ Á ở phía Đông Bắc huyện Đức Phổ, cửa biển hẹp tàu thuyền khó ra
vào.
- Cửa Sa Huỳnh ở phía Đông Nam huyện Đức Phổ, cửa biển hẹp.
3. Thảm phủ thực vật
Với cấu trúc phức tạp của địa hình, sự đa dạng của lớp vỏ thổ nhưỡng và những
thuận lợi của đặc điểm khí hậu (bức xạ nhiệt lớn, nền nhiệt cao, lượng mưa nhiều) là
những điều kiện tạo nên sự phong phú và đa dạng của thảm thực vật rừng.
Rừng hiện tại chủ yếu là rừng trung bình và rừng nghèo (phân loại theo trữ lượng
gỗ) hoặc rừng tái sinh. Chỉ có một số diện tích rừng nguyên sinh và rừng già thứ sinh
(rừng giàu) ít bị tác động của con người phân bố ở vùng núi cao, độ dốc lớn ở huyện
Ba Tơ (7.609ha).

Rừng tự nhiên của vùng nghiên cứu tuy diện tích không nhiều nhưng vẫn đảm
bảo tính đa dạng về kiểu rừng và sự phong phú về loài cây. Trong rừng có nhiều loài
gỗ quý như: gõ, sơn, chò, giổi, lim, kiền, táu, quao, sao, trắc; có nhiều loại mây, tre,
nứa, song, lá nón là những sản phẩm cung cấp nguyên liệu cho tiểu thủ công nghiệp;
có các loại cây thuốc như: sa nhân, hà thủ ô, thiên niên kiện, ngũ gia bì.
4. Thổ nhƣỡng
Theo báo cáo kết quả thực hiện Dự án điều tra xây dựng bản đồ đất tỉnh Quảng
Ngãi (hệ thống phân loại FAO-UNESCO), đất của tỉnh được chia làm 9 nhóm đất
chính với 25 đơn vị đất, 68 đơn vị đất phụ, cụ thể:
- Nhóm đất cát biển: Diện tích 6.290 ha, chiếm 1,22% diện tích tự nhiên của
tỉnh, phân bố ở các vùng ven biển thuộc các huyện: Bình Sơn, Tư Nghĩa, Mộ Đức,


8
Đức Phổ, Lý Sơn, thành phố Quảng Ngãi và dọc hai bên bờ sông Trà Bồng, Trà Khúc,
Vệ, Trà Câu.
- Nhóm đất mặn: Diện tích 1.573,1 ha, chiếm 0,30% diện tích đất tự nhiên, phân
bố xen kẽ với đất phù sa ở các cửa sông thuộc các huyện Bình Sơn, Thành Phố Quảng
Ngãi, Mộ Đức, Đức Phổ.
- Nhóm đất phù sa: Diện tích 96.157,5 ha, chiếm 18,66% tổng diện tích tự nhiên.
Nhóm đất này phân bổ chủ yếu ở vùng đồng b ng thuộc các huyện Bình Sơn, Sơn
Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, Nghĩa Hành, thành phố Quảng Ngãi và ở ven các
sông suối của các huyện Ba Tơ, Sơn Hà, Sơn Tây, Tây Trà, Trà Bồng.
- Nhóm đất Glây: Diện tích 2.052,4 ha, chiếm 0,40% diện tích tự nhiên, phân bố
chủ yếu ở địa hình trũng vùng đồng b ng thuộc các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư
Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ.
- Nhóm đất xám: Diện tích 376.547,2 ha, chiếm 73,07% tổng diện tích tự nhiên.
Đây là nhóm đất chiếm tỷ lệ cao nhất so với các nhóm đất khác ở Quảng Ngãi. Đất
xám được phân bố ở tất cả các huyện, trên nhiều dạng địa hình khác nhau từ đồng
b ng đến vùng núi cao. Tuy nhiên, diện tích lớn tập trung ở các huyện miền núi như

Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Tây Trà.
- Nhóm đất đỏ: Đất đỏ Ferralit có diện tích 8.142,4 ha, chiếm 1,58% diện tích tự
nhiên , phân bố chủ yếu ở 02 huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh.
- Nhóm đất đen: Đất đen có diện tích 2.328 ha, chiếm 0,45% tổng diện tích tự
nhiên, phân bố chủ yếu tại các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Lý Sơn và một số nơi khác.
- Nhóm đất nứt nẻ: Đất nứt nẻ có diện tích 634 ha, chiếm 0,12% diện tích tự
nhiên. Phân bố chủ yếu tại huyện Bình Sơn.
- Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá: Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá có diện tích 9.696
ha, chiếm 1,88% diện tích đất tự nhiên. Nhóm này phân bố hầu hết tại các huyện trong
tỉnh nơi thảm thực vật bị phá hủy một cách nghiêm trọng.
Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Quảng Ngãi năm 2015
Loại đất
Tổng số
I. Đất nông nghiệp
1.1. Đất sản xuất nông nghiệp
1.2. Đất lâm nghiệp có rừng
1.3. Đất nuôi trồng thủy sản
1.4. Đất làm muối
1.5. Đất nông nghiệp khác
II. Đất phi nông nghiệp
2.1. Đất ở
2.2. Đất chuyên dùng

Tổng số (ha)
515.249
452.225
151.520
299.234
1.130
128

213
52.530
11.072
22.521

Cơ cấu (%)
100,00
87,77
29,41
58,08
0,22
0,02
0,04
10,19
2,15
4,37


9
2.3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng
2.4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa
2.5. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
2.6. Đất phi nông nghiệp khác
III. Đất chưa sử dụng
3.1. Đất b ng chưa sử dụng
3.2. Đất đồi núi chưa sử dụng
3.3. Núi đá không có rừng cây

156
4.723

14.056
2
10.494
4.790
5.539
165

0,03
0,92
2,73
2,04
0,93
1,08
0,03

5. Khí tượng, thủy văn
a) Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn
Trong vùng nghiên cứu có trạm đo khí tượng Ba Tơ, 3 trạm đo mưa độc lập và
trạm thủy văn An Chỉ, trạm đo mực nước Sông Vệ có đo mưa. Trạm khí tượng Ba Tơ
được đo đầy đủ các yếu tố khí tượng (Nhiệt độ, tốc độ gió, độ ẩm, tổng lượng bốc hơi,
số giờ nắng). Lưới trạm và liệt tài liệu được trình bày ở bảng 2.1.
ảng 1.2.

ng

trạm đo

tư ng mư trong v ng
Toạ độ


TT

Tên Trạm

Loại trạm

Liệt tài liệu

Kinh độ

Vĩ Độ

1

An Chỉ

TV

1976- 2016

108°48'

14° 58'

2

Ba Tơ

KT


1976-2016

108°43’

14° 46

3

Giá Vực

X

1977-2014

108° 33'

14° 42'

4

Minh Long

X

1987-2014

108° 42'

14° 55'


5

Mộ Đức

X

1976-2014

108°53'

14° 58'

6

Sông Vệ

H

1978-2014

108° 50'

15° 2'

Ghi chú:
X: Mưa;
KT: trạm Khí tượng (yếu tố đo: Mưa; Nhiệt độ; Độ ẩm; Bốc hơi; Gió; Nắng)
TV: trạm Thủy văn (đo các yếu tố mưa; Mực nước; Lưu lượng; Độ đục)
H: Mực nước, mưa
- Các trạm khí hậu đều đo các yếu tố mưa, nhiệt độ, độ ẩm, bốc hơi, gió,

nắng.v.v...và trạm đo mưa chất lượng tài liệu tin cậy, các trạm này đều do Tổng Cục
Khí Tượng Thủy Văn thiết lập quản lý, tài liệu tương đối dài có thể đưa vào tính toán
đặc trưng khí hậu trong vùng.
b) Khí hậu
Khí hậu tỉnh Quảng Ngãi có hai mùa khác nhau:


10
- Khí hậu mùa Đông: Từ tháng XI đến tháng IV là thời kỳ hoạt động của gió mùa
Đông Bắc và tín phong Đông Bắc:
+ Gió mùa Đông Bắc mang không khí lạnh (tuy đã biến tính trong quá trình di
chuyển qua các dãy núi Bạch Mã, Hải Vân) làm cho nhiệt độ tương đối lạnh. Nhiệt độ
thấp nhất tại một số trạm xuống đến 10 - 13oC. Vào đầu mùa Đông gió mùa Đông Bắc
qua biển mang theo hơi ẩm và kết hợp với hoạt động của các nhiễu động thời tiết trên
biển Đông như bão, ATNĐ, khi vào đến đất liền gặp dãy Trường sơn đã gây mưa vừa
đến mưa to. Giữa và cuối mùa Đông cường độ hoạt động của các nhiễu động thời tiết
này đã lùi sâu hơn vào phía Nam nên sự hội tụ giưã gió mùa Đông Bắc với hướng gió
Đông, Đông Nam đã yếu đi hoặc không tồn tại do đó trong thời kỳ này trong vùng chỉ
có mưa nhỏ hoặc mưa rào nhẹ.
+ Tín phong Đông Bắc mà nguồn gốc là không khí lạnh cực đới đã nhiệt đới hoá
(ấm và ẩm hơn nhiều so với ban đầu) luân phiên với gió mùa Đông Bắc chi phối thời
tiết trong suốt mùa đông.
- Khí hậu mùa hạ: Từ tháng V đến tháng X là các hoạt động của gió mùa Tây
Nam và Đông Nam.
+ Gió mùa hướng Tây Nam có nguồn gốc từ Vịnh Thái Lan mang theo hơi ẩm,
khi qua sườn phía Tây của dải Trường Sơn đã để lại lượng mưa đáng kể và tạo thành
hiện tượng phơn làm cho không khí sườn phía Đông Trường sơn khô và nóng.
+ Gió hướng Đông Nam có nguồn gốc từ Đông châu c hoặc xích đạo gây nên
các nhiễu động biển Đông, mang theo hơi ẩm vào các tỉnh Nam Trung bộ vào các
tháng V, VI hàng năm cung cấp lượng mưa vừa làm dịu mát và làm bớt đi sự khô hạn

trong vùng. Từ tháng VII đến tháng IX toàn vùng có lượng mưa không đáng kể nên lại
là thời kỳ khô hạn trong vùng.
Sau đây là đặc trưng khí hậu của tỉnh Quảng Ngãi:
* Nhiệt độ
Do được thừa hưởng chế độ bức xạ mặt trời nhiệt đới đã dẫn đến một nền nhiệt
độ cao trong toàn vùng. Nhiệt độ có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam và từ miền
núi xuống đồng b ng. Nhiệt độ bình quân hàng năm vùng núi : 25,30C, vùng đồng
b ng ven biển: 25,70C. Tháng có nhiệt độ bình quân cao nhất là tháng VI, VII có thể
đạt tới 28oC - 29oC, tháng có nhiệt độ bình quân nhỏ nhất là tháng I đạt 22 oC - 23oC.
Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất từ 6 - 7oC.
Trong ngày biên độ nhiệt thường đạt từ 6 - 11oC. Đối với vùng núi, biên độ nhiệt
trong ngày cao nhất đạt 11,4oC xảy ra vào tháng IV, thấp nhất đạt 6,1 oC vào tháng I.
Đối với vùng đồng b ng biên độ nhiệt trong ngày cao nhất đạt 9oC xảy ra vào tháng
IV, biên độ nhiệt trong ngày thấp nhất đạt từ 6,4 oC vào tháng I.
* Độ ẩm
Độ ẩm không khí có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ không khí và lượng mưa. Biến
trình năm của độ ẩm không khí tương tự như biến trình mưa và tỷ lệ nghịch với biến


11
trình của nhiệt độ không khí.
Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng 85%. Vào các tháng mùa mưa (từ tháng
IX tới tháng XII) độ ẩm không khí đạt từ 85% - 90%, vào các tháng mùa khô chỉ còn
đạt trên dưới 80%. Độ ẩm không khí thấp nhất có thể xuống tới mức 35%. Ở Ba Tơ trị
số độ ẩm thấp nhất quan trắc được 34%, ở Quảng Ngãi trị số này là 37%.
* Bốc hơi
Khả năng bốc hơi trên lưu vực phụ thuộc vào điều kiện mặt đệm và các yếu tố
khí hậu như nhiệt độ không khí, nắng, gió, độ ẩm ..., lượng bốc hơi hàng năm khoảng
800 mm - 900 mm. Vùng núi bốc hơi khoảng 800mm/năm. Vùng đồng b ng ven biển
bốc hơi nhiều hơn, khoảng 900mm/năm.

Vào các tháng mùa khô lượng bốc hơi có thể đạt tới 95 - 100 mm/tháng. Tháng
có lượng bốc hơi lớn nhất là tháng VII đạt 101.8 mm/tháng tại Ba Tơ, 103.9
mm/tháng tại Quảng Ngãi. Tháng có lượng bốc hơi nhỏ nhất là tháng XI, XII, chỉ đạt
33,6 mm/tháng tại Ba Tơ, 47,8 mm/tháng tại Quảng Ngãi.
* Số giờ nắng
Tổng số giờ nắng khoảng 2000 - 2200 giờ/năm. Tháng có số giờ nắng nhiều nhất
là tháng V, ở vùng núi đạt 222 giờ/tháng, bình quân 7,2 giờ/ngày), vùng đồng b ng
ven biển 242 giờ/tháng đạt bình quân 8,2 giờ/ngày.
Tháng có số giờ nắng ít nhất là tháng XII, ở vùng núi 72 giờ/tháng đạt bình quân
2,3 giờ/ngày. ở đồng b ng ven biển : 90 giờ/tháng bình quân đạt : 2,9 giờ/ngày.
* Gió
Hai mùa gió chính trong năm:gió mùa đông và gió mùa hạ. Về mùa hạ từ tháng
V tới tháng IX hướng gió thịnh hành nhất là hướng Đông Nam và Tây Nam, về mùa
đông từ tháng X đến tháng IV hướng gió thịnh hành nhất là hướng Đông và Đông Bắc.
Tốc độ gió trung bình hàng năm khoảng 1,3 m/s. Tốc độ gió lớn nhất đã quan
trắc được ở Ba Tơ và Quảng Ngãi là 40 m/s do bão lớn gây ra.
* Chế độ mưa
Nhìn chung trong lưu vực lượng mưa có xu hướng giảm dần từ Bắc vào Nam và từ
Tây sang Đông. Vùng mưa lớn chủ yếu ở vùng núi cao như Trà Bồng, Ba Tơ, Giá Vực từ
3200 - 4000mm và vùng trung du, đồng b ng ven biển lượng mưa chỉ còn 1700 - 2200
mm.
Theo thời gian, sự biến động của mưa năm ở khá lớn. Hệ số biến sai Cv lượng
mưa năm đạt từ 0.30 đến 0.50, nguyên nhân là do khu vực này chịu ảnh hưởng trực
tiếp của bão và các nhiễu động thời tiết từ biển Đông làm cho lượng mưa hàng năm
không ổn định. Năm mưa nhiều có thể gấp 3-4 lần năm mưa ít, thể hiện ở bảng sau:


12
Bảng 1.3. Biến động lư ng mư t eo t ời gian


STT

Tên trạm

1

Giá trị (mm)
Năm nhiều mưa (1999)

Năm ít mưa (1982)

Giá Vực

5.095,0

1.299,0

2

Sơn Hà

4.557,7

2.007,9

3

Ba Tơ

6.520,0


1.952,6

4

Sơn Giang

5.157,0

1.975,6

5

Quảng Ngãi

3.947,0

1.373,9


13

Hình 1.3. Bản đồ đẳng trị mư năm tỉnh Quảng Ngãi
** Biến động của mưa theo mùa: Theo chỉ tiêu phân mùa, nếu coi thời gian mùa
nhiều mưa bao gồm những tháng có lượng mưa lớn hơn lượng mưa bình quân tháng
trong năm và đạt trên 50% tổng số năm quan trắc. Theo chỉ tiêu này Quảng Ngãi có 2
mùa: Mùa mưa và mùa khô:
- Mùa mưa ngắn chỉ từ 3 - 4 tháng, từ tháng IX đến tháng XII hàng năm, Mùa
mưa phù hợp với mùa lũ trên các lưu vực sông và trùng với thời kỳ gió mùa Đông Bắc
và bão hoạt động trên biển Đông. Lượng mưa trong mùa mưa ở đây chiếm từ 70% 80% lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa lớn nhất thường xảy ra vào tháng X, XI

có thể đạt từ 600 đến 900 mm/tháng như tại Giá Vực lượng mưa trung bình tháng XI


14
đạt 904,2 mm, tại Ba Tơ đạt 887,5mm, tại Sơn Giang 923,6 mm, Lượng mưa trung
bình tháng X tại An Chỉ 666,7mm, tại Quảng Ngãi 650 mm.
- Trong khi đó mùa khô k o dài 8 - 9 tháng, từ tháng I đến tháng VIII với lượng
mưa chỉ chiếm 30% 35% tổng lượng mưa năm. Thời kỳ ít mưa nhất trong vùng
thường tập trung vào 3 tháng từ tháng II đến tháng IV lượng mưa trong 3 tháng chỉ
chiếm khoảng 3% 5% lượng mưa năm.
Tháng có lượng mưa nhỏ nhất thường là tháng II với lượng mưa chỉ chiếm xấp xỉ
1% 2% lượng mưa năm.
c) Mạng lưới sông ngòi:
Mạng lưới sông ngòi ở Quảng Ngãi phân bố tương đối đều trong toàn tỉnh. Các
sông có một số đặc điểm chung sau:
- Phần lớn các sông đều bắt nguồn từ phía Đông của dãy Trường Sơn, chảy qua
các địa phương trong tỉnh và đổ ra biển.
- Sông chảy trên 2 dạng địa hình, chủ yếu đồi núi phức tạp và đồng b ng hẹp dọc
theo bờ biển duyên hải.
- Sông ngắn và độ dốc lòng sông tương đối lớn.
- Phần hạ lưu các sông đều chịu ảnh hưởng thủy triều và bị mặn xâm nhập.
- Lòng sông không ổn định, trên nhiều đoạn sông hiện tượng xói lở diễn ra khá
mạnh, cửa sông bị bồi lấp.
- Hiện tượng phân dòng khá mãnh liệt ở hạ lưu tất cả các sông, điển hình là sông
Trà Khúc và sông Vệ.
- Lượng nước trong mùa cạn nghèo nàn, nhưng trong mùa mưa lũ diễn ra rất ác
liệt.
Sau đây là tóm tắt đặc điểm mạng lưới sông trong tỉnh, gồm: Sông Trà Bồng,
sông Trà Khúc, sông Vệ và sông Trà Câu:
* Sông Trà Bồng

Sông Trà Bồng bắt nguồn từ núi phía Tây của huyện Trà Bồng, chảy qua huyện
Bình Sơn ra biển tại cửa Sa Cần. Sông dài 45km, chảy theo hướng chính là hướng Tây
Nam - Đông Bắc, đoạn cửa sông theo hướng Nam - Bắc. Phần lớn chiều dài sông chảy
qua vùng địa hình rừng núi có độ cao 200-1300m, phần còn lại chảy trong vùng đồng
b ng xen đồi trọc và bãi cát. Đoạn gần cửa sông còn có những vùng có độ cao 10-40m.
Lưu vực sông Trà Bồng bao gồm hầu hết huyện Trà Bồng và huyện Bình Sơn.
Diện tích lưu vực khoảng 697 km2. Độ cao trung bình lưu vực 196 m, độ dốc trung
bình lưu vực 10,5o/oo, mật độ lưới sông 0,43km/km2.
Quá nửa diện tích lưu vực từ thượng nguồn là núi cao rừng rậm, rừng hồi sinh,
phần còn lại trở về hạ du là đồi trọc xen lẫn với đất nông nghiệp. Bãi cát dọc theo cửa
sông và ven biển chiếm phần không lớn.


15
* Sông Trà Khúc
Sông Trà Khúc là sông lớn có lượng nước dồi dào nhất so với các sông khác
trong Tỉnh. Sông bắt nguồn từ rừng núi Giá Vực (Tây Nam Quảng Ngãi), chảy theo
hướng Nam-Bắc đến Tayon thì chuyển hướng Tây Bắc - Đông Nam đến Hưng
Nhượng huyện Sơn Tịnh. Từ Hưng Nhượng ra cửa Cổ Lũy sông chảy theo hướng Tây
- Đông.
Sông Trà Khúc dài 135km, khoảng 2/3 chiều dài sông chảy qua vùng núi và rừng
rậm có độ cao 200 - 1000m, phần còn lại chảy qua vùng đồng b ng.
Sông có dạng cành cây, có 9 phụ lưu cấp I, 5 phụ lưu cấp II, 6 phụ lưu cấp III và
2 phụ lưu cấp IV. Các nhánh lớn có thể kể đến như Dakrinh chảy từ vùng núi phía Tây
Quảng Ngãi có độ cao trên 1100m, hợp lưu với sông chính tại Tayon dài 19km. Nhánh
Daksel chảy gần song song với phần thượng lưu của sông chính, hợp lưu tại Tam Rao
- dài 63km. Nhánh Nước Trong chảy từ rừng núi Sơn Hà, hợp lưu tại Chúc Các - dài
18km.
Sông Trà Khúc có diện tích lưu vực khoảng 3240 km2, bao gồm phần đất của
huyện Sơn Hà, Tư Nghĩa, một phần huyện Ba Tơ, Minh Long, Sơn Tịnh và Trà Bồng.

Sông Trà Khúc còn có một phần nguồn nhỏ thuộc địa phận tỉnh Kon Tum, nhưng ảnh
hưởng của chế độ mưa Tây Nguyên đến dòng chảy của sông không nhiều. Trên bề mặt
lưu vực sông có khoảng phần nửa diện tích kể từ nguồn là rừng già, còn lại là rừng
thưa kiểu cao nguyên và cây bụi rậm. Vùng hạ lưu là đất canh tác và đồng b ng trồng
lúa chiếm diện tích khá rộng.
* Sông Vệ:
Sông Vệ được bắt nguồn từ rừng núi phía Tây của huyện Ba Tơ. Sông chảy theo
hướng Tây Nam - Đông Bắc, giữa các huyện Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Mộ Đức đổ ra
biển Đông tại cửa Cổ Lũy và cửa Đức Lợi. Sông dài khoảng 90km, trong đó 2/3 chiều
dài chảy trong vùng núi có độ cao 100 ÷ 1.000m. Sông có 05 phụ lưu gồm:
Sông Liên bắt nguồn từ vùng núi Tây Nam huyện Ba Tơ. Sông chảy theo hướng
Tây Nam - Đông Bắc, hợp nước với sông Tô ở thị trấn Ba Tơ.
Sông Trà Nô hay sông Tô chảy từ đồng Bia xã Ba Tô có độ cao trên 200m, theo
hướng Tây - Đông, hợp với sông chính cách huyện lỵ Ba Tơ 18km về phía hạ lưu.
Sông Nễ chảy từ vùng núi Mum, phần tiếp giáp giữa hai huyện Ba Tơ và Minh
Long theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, hợp lưu tại khoảng làng Teng xã Ba Thành,
dài khoảng 09km. Dòng chính cơ bản chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, dọc
huyện Nghĩa Hành đến hết xã Hành Thiện thì sông thoát khỏi núi, chảy trên vùng đồng
b ng.
Sông Thoa bắt đầu từ xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành và xã Đức Hiệp, huyện
Mộ Đức, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đến xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ
nhập với sông Trà Câu sau đó ra cửa Mỹ Á.


×