Đ0ẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
DƯƠNG VĂN NI
ĐỀ XUẤT VÒNG ĐỜI DỰ ÁN HỢP LÝ CHO KẾT CẤU
NỀN – MẶT ĐƯỜNG Ô TÔ TẠI TỈNH TRÀ VINH
TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Đà Nẵng - Năm 2018
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
DƯƠNG VĂN NI
ĐỀ XUẤT VÒNG ĐỜI DỰ ÁN HỢP LÝ CHO KẾT CẤU
NỀN – MẶT ĐƯỜNG Ô TÔ TẠI TỈNH TRÀ VINH
TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành
Mã số
: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
: 60.58.02.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phan Cao Thọ
Đà Nẵng - Năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Dương Văn Ni
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Tóm tắt luận văn
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................ 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2
3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................................. 2
6. Kết quả đạt được ....................................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VÒNG ĐỜI DỰ ÁN CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ . 4
1.1. Khái niệm về vòng đời dự án công trình đường bộ và vòng đời dự án đối với
kết cấu nền mặt đường.................................................................................................. 4
1.2. Những tồn tại và hậu quả khi xác định vòng đời dự án ở nước ta .................. 12
1.3. Các kết quả nghiên cứu về vòng đời dự án trên thế giới .................................. 14
Kết luận chương 1........................................................................................................ 18
Chương 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ ĐIỀU KIỆN KHAI
THÁC CỦA HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
TRÀ VINH ................................................................................................................... 19
2.1. Hiện trạng kỹ thuật hệ thống giao thông đường bộ .......................................... 19
2.1.1. Quốc lộ...........................................................................................................19
2.1.2. Đường tỉnh và Đường huyện........................................................................19
2.2. Tiêu chuẩn kỹ thuật đánh giá chất lượng khai thác đường ô tô trong điều kiện
ô tô ................................................................................................................................. 26
2.2.1. Các mức độ tiến hành công việc đánh giá tình trạng đường và công trình
trên đường.....................................................................................................................26
2.2.2. Đánh giá tình trạng các yếu tố hình học của đường...................................26
a. Các yếu tố hình học chủ yếu của đường...........................................................26
b. Các sai lệch về tiêu chuẩn kỹ thuật ..................................................................26
2.2.3. Đánh giá cường độ của kết cấu mặt đường.................................................27
2.2.4. Đánh giá độ bằng phẳng của mặt đường.....................................................27
2.2.5. Đánh giá độ bám của mặt đường với bánh xe.............................................27
2.2.6. Đánh giá mức độ các hư hỏng ở bề mặt của mặt đường ............................28
2.2.7. Đánh giá chất lượng nền đường ..................................................................29
2.3. Vấn đề biển đổi khí hậu đối với công trình đường ô tô tại khu vực tỉnh Trà Vinh
....................................................................................................................................... 30
2.3.1. Đặc điểm về địa lý đối với tỉnh Trà Vinh, từ quan điểm biến đổi khí hậu .30
2.3.2. Diễn biến của BĐKH ảnh hưởng đến đường ô tô ở Trà Vinh ...................31
a. Xu thế biến đổi nhiệt độ ....................................................................................31
b. Xu thế biển đổi mưa..........................................................................................31
c. Nước biển dâng.................................................................................................32
d. Xu thế dâng lên của mực nước biển .................................................................33
2.3.3. Tác động của BĐKH đến hạ tầng giao thông cụ thể là kết cấu áo đường bộ
tỉnh trà vinh...................................................................................................................37
2.3.4. Hậu quả nghiêm trọng của BĐKH đối với Giao thông đường bộ (GTĐB)37
Kết luận chương 2........................................................................................................ 38
Chương 3: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ VẬN DỤNG VÒNG
ĐỜI DỰ ÁN CHO KẾT CẤU NỀN MẶT ĐƯỜNG Ô TÔ TRONG ĐIỀU KIỆN
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TỈNH TRÀ VINH.............................................................. 39
3.1. Cơ sở lý thuyết đề xuất vòng đời dự án kết cấu nền - mặt đường ô tô trong
BĐKH ở Trà Vinh ....................................................................................................... 39
3.1.1. Cơ sở lý thuyết theo tiêu chuẩn ngành 22 TCN 211-06 ..............................39
3.1.2. Tính toán cường độ và bề dày của kết cấu...................................................43
3.1.3. Cơ sở lý thuyết theo tiêu chuẩn ngành 22 TCN 274-2001 ..........................44
3.2. Cơ sở thực tiễn ở Trà Vinh qua kết quả khảo sát thực nghiệm các tuyến
đường tỉnh, đường huyện ở Trà Vinh trong BĐKH ................................................ 45
3.2.1. Khảo sát, phân tích, tổng hợp các dạng hư hỏng phổ biến đối với mặt
đường nhựa ở Trà Vinh trong BĐKH.........................................................................45
a. Biến dạng mặt đường........................................................................................45
b. Nứt ....................................................................................................................46
c. Mất mát vật liệu bề mặt ....................................................................................47
d. Hư hỏng do lún nứt cao su ...............................................................................48
e. Vượt tải, tải trùng phục, tốc độ chậm và lưu lượng xe .....................................48
f. Nhiệt độ mặt đường ...........................................................................................48
3.2.2. Thống kê, tổng hợp sự biến đổi của Mô đun đàn hồi mặt đường nhựa ở
Trà Vinh trong BĐKH..................................................................................................53
3.3. Đề xuất tuổi thọ của kết cấu mặt đường nhựa ở Trà Vinh trong BĐKH ....... 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................... 65
1. Kết luận .................................................................................................................... 65
2. Kiến nghị .................................................................................................................. 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 66
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTN
BĐKH
CĐMĐ
CSHT
ĐBSCL
ĐTNĐ
KCN
KT-XH
GTVT
NBD
QLDA
: Bê tông nhựa
: Biến đổi khí hậu
: Cường độ mặt đường
: Cơ sở hạ tầng
: Đồng bằng Sông Cửu Long
: Đường thủy nội địa
: Khu Công nghiệp
: Kinh tế xã hội
: Giao thông vận tải
: Nước biển dâng
: Quản lý dự án
ĐỀ XUẤT VÒNG ĐỜI DỰ ÁN HỢP LÝ CHO KẾT CẤU NỀN – MẶT ĐƯỜNG
Ô TÔ TẠI TỈNH TRÀ VINH TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Học viên: Dương Văn Ni
Chuyên ngành: KTXD Công trình giao thông
Mã số: 60.58.02.05 Khóa: 31 Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN
Tóm tắt - Thực trạng hiện nay vấn đề biến đổi khí hậu có ảnh hướng rất lớn đến cơ sở hạ tầng
giao thông của cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nói riêng. Hầu hết các tuyến
đường tỉnh, đường huyện trên địa bàn tỉnh được đầu tư xây dựng trong điều kiện môi trường bình
thường sẽ không đủ an toàn và khả năng đáp ứng trong tương lai.
- Việc thu thập tài liệu của các dự án đã trên địa bàn tỉnh trong nhiều năm qua, kết hợp triển
khai đo đạc, đánh giá thực tế, xử lý, phân tích số liệu một số tuyến đường cụ thể. Dựa trên các kết
quả nghiên cứu có được có thể xác định mục tiêu trong vòng đời dự án đường bộ hướng tới phát
triển bền vững cho kết cấu nền – mặt đường trong điều kiện biến đổi khí hậu. Từ đó học viên đề
xuất được vòng đời dự án hợp lý cho kết cấu nền mặt đường ô tô tại tỉnh Trà Vinh trong điều kiện
biến đổi khí hậu
Từ khóa: Biến đổi khí hậu, vòng đời dự án hợp lý cho kết cấu nền mặt đường ô tô, đo đạc,
đánh giá thực tế, xử lý, phân tích số liệu
RESEARCH, PROPOSE THE SOLUTIONS TO IMPROVE THE EFFICIENCY
OF THE PROVINCIAL AND DISTRICT ROAD EXPLOITATION MANAGEMENT
IN TRA VINH PROVINCE
Abstract - The current situation of climate change has a great impact on the transport
infrastructure of the country in general and Tra Vinh province in particular. Most of the
provincial roads and district roads in the province are constructed in normal environmental
conditions will not be safe enough and ability to meet in the future.
- Documentation of the projects has been in the province for many years, combining the
implementation of measurement, evaluation, processing and analysis of data of some specific
routes. Based on the results obtained, it is possible to identify targets in the project road life cycle
towards sustainable development of infrastructure - road surfaces in the context of climate
change. From there students proposed a reasonable project life cycle for the road surface structure
in Tra Vinh province in the context of climate change.
Keywords: Climate change, reasonable project lifecycle for road surface structures,
measurement, actual assessment, processing, data analysis.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
1.1
Tên bảng
Nội dung giám sát và năm tiêu chí đánh giá
2.1
Hiện trạng hệ thống đường Quốc lộ ở Trà Vinh
2.2
Hiện trạng các tuyến đường tỉnh và đường huyện ở Trà Vinh
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
Dự báo mức tăng nhiệt độ các mùa trong năm so với thời kỳ
1980 -1999
Dự báo mức tăng nhiệt độ các mùa trong năm so với thời kỳ
1980 -1999
Dự báo thay đổi lượng mưa (%) các mùa so với thời kỳ 19801999
Kết quả phân tích cực trị với chuỗi mực nước (cm) tối cao và tối
thấp
Tốc độ biến đổi (cm/năm) của mực nước
Chọn loại tầng mặt – tuổi thọ thiết kế (Tiêu chuẩn ngành 22TCN
211-06)
Chọn loại tầng móng - Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 211-06
Tri số Môdun đàn hồi yêu cầu- Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 21106
Thời kỳ xác định tuổi thọ theo 22 TCN 274-2001
Tổng hợp dạng hư hỏng phổ biến của các tuyến đường ở Trà
vinh trong điều kiện BĐKH
Thống kê Mô đun đàn hồi mặt đường một số tuyến đường tiêu
biểu đường tỉnh, đường huyện ở Trà Vinh (Số liệu sơ cấp –
Đoạn Quản lý giao thông thủy bộ)
Mô đun đàn hồi mặt đường một số tuyến đường tiêu biểu trong
hệ thống đường tỉnh, đường huyện ở Trà Vinh
Mô đun đàn hồi trung bình mặt đường một số tuyến đường trong
hệ thống đường tỉnh, đường huyện ở Trà Vinh
Đề xuất tuổi thọ của kết cấu mặt đường nhựa
Trang
16
19
20
31
31
32
32
35
40
41
43
45
49
54
58
62
64
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
3.1
Tên biểu đồ
Thống kê Mô đun đàn hồi theo thời gian Đường tỉnh 911
3.2
Thống kê Mô đun đàn hồi theo thời gian Đường tỉnh 913
3.3
Thống kê Mô đun đàn hồi theo thời gian Đường huyện 36
3.4
Thống kê Mô đun đàn hồi theo thời gian Đường huyện 27
3.5
Thống kê Mô đun đàn hồi theo thời gian Đường huyện 21
3.6
Thống kê Mô đun đàn hồi theo tuổi thọ Đường tỉnh 911
3.7
Thống kê Mô đun đàn hồi theo tuổi thọ Đường tỉnh 913
3.8
Thống kê Mô đun đàn hồi theo tuổi thọ Đường huyện 36
3.9
Thống kê Mô đun đàn hồi theo tuổi thọ Đường huyện 27
3.10
3.11
Mô đun đàn hồi trung bình mặt đường cấp cao A2 – Bê tông
nhựa Đường tỉnh
Mô đun đàn hồi trung bình mặt đường cấp cao A2 –Láng nhựa
của một số tuyến đường Đường huyện
Trang
55
55
56
56
57
59
59
60
60
63
63
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
1.1
Tên hình
Sơ đồ vòng đời dự án
1.2
Sơ đồ cấu trúc vận hành
1.3
Các giai đoạn của vòng đời dự án theo PMI
1.4
Nội dung của quá trình đầu tư và xây dựng
1.5
Mục tiêu trong công tác QLDA
1.6
Mô hình quản lý vòng đời dự án theo FASID
1.7
Sơ đồ quá trình giám sát sử dụng trong PCM
1.8
Mô hình đánh giá dự án sử dụng trong PCM
2.1
Bản đồ hành chính tỉnh Trà Vinh
2.2
Tỷ lệ diện tích ngập của các huyện ở Trà Vinh
2.3
2.4
Khu vực ngập của tỉnh Trà Vinh khi NBD 53 cm vào năm
2020
Bản đồ dự báo nguy cơ ngập tỉnh Trà Vinh
Trang
5
7
10
13
14
15
16
17
30
33
34
35
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mạng lưới giao thông đường bộ giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển
kinh tế của tỉnh Trà Vinh. Trong những năm qua ngành giao thông vận tải của tỉnh Trà
Vinh luôn thể hiện vai trò ngành kinh tế quan trọng, luôn đi trước mở đường cho sự
phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Hệ thống giao thông đường bộ ở tỉnh Trà Vinh gồm có 06 tuyến đường tỉnh (ĐT)
với tổng chiều dài 225km và 42 tuyến đường huyện (ĐH) với tổng chiều dài 430km do
tỉnh quản lý; đường xã (ĐX) với tổng chiều dài 1600km và đường đô thị (ĐĐT) với
tổng chiều dài 151km do địa phương quản lý.
Nhiều tuyến đường huyết mạch quan trọng của tỉnh đã được đầu tư xây dựng, cải
tạo, nâng cấp, nhờ đó mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh ngày càng hoàn thiện,
đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên, chu trình của vòng đời dự án đầu tư
hiện nay chỉ mới quan tâm đến công tác thực hiện đầu tư, xây dựng, vận hành và khai
thác thông qua 4 giai đoạn: đó là (1) hình thành, (2) chuẩn bị, (3) thực hiện, và (4) kết
thúc. Việc đánh giá mức độ phù hợp với mục tiêu ban đầu đề ra, hiệu quả đầu tư, tác
động đến môi trường và xã hội và vấn đề phát triển bền vững của dự án trong giai đoạn
vận hành và khai thác chưa được quan tâm một cách có khoa học và có luận chứng và
chưa được xem xét là quy trình bắt buộc trong công tác đầu tư dự án. Trong luận văn,
tác giả sẽ phân tích các vấn đề tồn tại này tại Trà Vinh và nghiên cứu để đề xuất mô
hình quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đường bộ có tích hợp phương thức đánh giá
sau dự án. Công tác đánh giá sau dự án xem xét các vấn đề quan trọng của dự án như
là mục tiêu tổng thể, mục đích dự án, kết quả đầu ra, và dữ liệu đầu vào.
Vậy vòng đời dự án là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào đối với việc đánh giá hiệu
quả dự án, ý nghĩa như thế nào trong công tác đầu tư, thiết kế và từ đó có kết hoạch
quản lý, khai thác, bảo trì,...
Cơ chế quản lý, bảo trì, kiểm tra đánh giá chất lượng khai thác của các tuyến
đường chưa được quan tâm. Nên một số tuyến đường sau một thời gian đưa vào khai
thác, sử dụng không phát huy hết hiệu quả khai thác của tuyến đường gây ảnh hưởng
đến sự phát triển đến kinh tế xã hội của địa phương. Vấn đề được đặt ra là làm sao
công tác quản lý khai thác đường tỉnh, đường huyện đạt được hiệu quả? Làm thế nào
để đường bộ mang lại hiệu quả?
Đứng trước thực trạng trên để từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý
khai thác các tuyến đường tỉnh và đường huyện, trong điều kiện biến đổi khí hậu
dẫn đến hư hỏng kết cấu nền mặt đường như hiện nay. Vì vậy đề tài “Đề xuất vòng
đời dự án hợp lý cho kết cấu nền - mặt đường ô tô tại tỉnh Trà Vinh trong điều
kiện biến đổi khí hậu” là rất cấp thiết nhằm đánh giá lại thực trạng công tác quản
2
lý, khai thác hiện nay và đề xuất vòng đời dự án hợp lý trong thời gian tới, nhằm để
duy trì, phát huy hết hiệu quả khai thác của tuyến đường góp phần phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Kết cấu nền - mặt đường thuộc hệ thống đường tỉnh, đường huyện trên địa bàn
tỉnh Trà Vinh trong điều kiện biến đổi khí hậu.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Hệ thống các tuyến đường tỉnh, đường huyện trên địa bàn tỉnh Trà Vinh trong
giai đoạn quản lý khai thác và các yếu tố ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đến tuổi thọ
kết cấu nền – mặt đường ô tô.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Khảo sát, thu thập số liệu thực tiễn trong giai đoạn quản lý khai thác các tuyến
đường tỉnh, đường huyện trên địa bàn tỉnh Trà Vinh và đề xuất tuổi thọ cho kết cấu
mặt đường bê tông nhựa, láng nhựa trong điều kiện biến đổi khí hậu.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Các yếu tố tác động của Biến đổi khi hậu tại Trà Vinh ảnh hưởng đến kết cấu
nền - mặt đường ô tô trên các tuyến đường đường tỉnh, đường huyện.
- Khảo sát, đánh giá các dạng hư hỏng phổ biến của kết cấu áo đường cho mặt
đường bê tông nhựa và láng nhựa trong điều kiện biến đổi khí hậu.
- Đề xuất tuổi thọ và kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa hợp lý cho công tác quản
lý kết cấu áo đường trong giai đoạn quản lý khai thác sử dụng trong điều kiện biến
đổi khí hậu.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra, thu thập số liệu thực tế.
- Phân tích, thống kế.
- Đánh giá, phân loại, tổng hợp.
- Vận dụng mộ hình theo chuổi thời gian để xác định và phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến vòng đời dự án đối với công trình đường ô tô.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của Luận văn đã góp phần vào xây dựng
cơ sở khoa học cho công tác quản lý vòng đời dự án hợp lý cho kết cấu nền mặt đường
ô tô ở tỉnh Trà Vinh trong điều kiện biến đổi khí hậu.
- Ý nghĩa thực tiễn: Một số nội dung về quản lý vòng đời dự án cho kết cấu nền
mặt đường ô tô ở tỉnh Trà Vinh được đề cập trong Luận văn có giá trị tham khảo cho
người quản lý trong việc đánh giá chất lượng khai thác nền - mặt đường trong thời
gian tới.
3
6. Kết quả đạt được
Xác định và làm rõ được vấn đề quản lý vòng đời dự án đường bộ là quá trình
vận hành dự án các công trình đường bộ được Nhà nước, nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư
nhằm thu được các lợi ích.
Thông qua tổng hợp, phân tích nội dung quản lý vòng đời dự án cho kết cấu nền
mặt đường ở tỉnh Trà Vinh trong điều kiện biến đổi khí hậu, dựa trên cơ sở thực
nghiệm tác giả đề xuất tuổi thọ kết cấu mặt đường. Đối với mặt đường bê tông nhựa
(6-8)năm, đối với mặt đường láng nhựa (3-5)năm. Vận dụng vào thực tế đối với các
tuyến đường tỉnh, đường huyện ở Trà Vinh nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.
4
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VÒNG ĐỜI DỰ ÁN CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ
1.1. Khái niệm về vòng đời dự án công trình đường bộ và vòng đời dự án đối với
kết cấu nền mặt đường
Theo Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT [10], Hệ thống đường địa phương bao
gồm đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và các đường khác. Trong giới
hạn luận văn, học viên chỉ tập trung nghiên cứu đường tỉnh, đường huyện thuộc phạm
vi quản lý của Ủy ban nhân tỉnh Trà Vinh.
Theo Luật Giao thông Đường bộ 2008 [16]:
Đường tỉnh [16] là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành
chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; đường có vị trí quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đường huyện [16] là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm
hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị
trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Quản lý khai thác (QLKT) đường là gì?
Theo từ điển Wikipedia, Quản lý (Management) đặc trưng cho quá trình điều
khiển và hướng dẫn tất cả các bộ phận của một tổ chức, thường gọi là tổ chức kinh tế,
thông qua việc thành lập và thay đổi các nguồn tài nguyên (nhân lực, tài chính, vật tư,
trí thực và giá...).
- Ở nước ngoài: Một số nước, Nga hay Đông Âu Khai thác là hàm ý sử dụng bao
gồm Bảo trì đường và sử dụng lợi ích đường mang lại (giao thông), (Sách giáo khoa
GS. Trần Đình Bửu, PGS. TS Nguyễn Xuân Vinh).
- Ở các nước phương tây: Khai thác là song song tồn tại:
1. Vận hành đường (road Operation) bao gồm quản lý và hoạt động đường.
2. Dùng đồng thời 2 thuật ngữ: Bảo trì đường (road Maintennace) và vận hành
đường (road Operation).
- Ở Việt Nam: Luật Giao thông Đường bộ 2008 [16],
1. Bảo trì đường bộ là thực hiện các công việc bảo dưỡng và sửa chữa đường bộ
nhằm duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật của đường đang khai thác.
2. Khai thác bao gồm quản lý và bảo trì.
Đánh giá: Thực ra vận hành đường là khai thác đường có nghĩa là sử dụng
đường, còn trong (Luật, Nghị định,...) là quản lý hàng lang an toàn đường bộ. Vậy
trong quá trình hội nhập các nước chiếm thiệt đại đa số thì dùng khái niệm này. Điều
này ví như cổ máy được tạo ra ở thời kỳ khai thác là quá trình sử dụng.
5
Tóm lại, Vận hành đường (road Operation) là bao gồm khai thác đường và bảo trì
đường.
Vậy Vận hành đường là vận hành dự án trong vòng đời của dự án theo hình 1.1.
GĐ4
GĐ1
Ý tưởng QH
Vận hành dự án
Chuẩn bị dự án
Thực hiện dự án
án
GĐ3
GĐ2
Hình 1.1. Sơ đồ vòng đời dự án
Vòng đời của dự án gồm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Ý tưởng quy hoạch đề xuất;
- Giai đoạn 2: Chuẩn bị dự án và ra quyết định;
- Giai đoạn 3: Thực hiện dự án;
- Giai đoạn 4: Vận hành dự án.
Vậy trong phạm vi của Luận văn thực hiện ở giai đoạn 4: vận hành dự án là khai
thác đường và bảo trì đường.
Khai thác đường là gì?
Theo Tác giả [18], Khai thác đường là sử dụng đường để đem lại lợi ích cho con
người, cho đất nước.
Theo tác giả [20], Khai thác đường là một ngành khoa học dựa vào phân tích tác
dụng tương hỗ giữa các yếu tố trong hệ thống khai thác vận tải ô tô để tìm ra các giải
pháp thích hợp, nhằm: Nâng cao chất lượng khai thác của đường và ô tô (chất lượng
kỹ thuật của đường); Hạn chế các hư hỏng của đường và ô tô trong quá trình khai thác;
Đảm bảo an toàn thuận lợi trong giao thông; Hạ giá thành vận chuyển; Hạn chế đến
mức thấp nhất tai nạn giao thông. Vậy trong quá trình khai thác cần thường xuyên
kiểm tra, đánh giá và phát hiện các hư hỏng của đường để duy tu, sửa chữa nhằm nâng
cao chất lượng khai thác của đường.
6
Cho đến nay, có nhiều khái niệm về khai thác, tùy thuộc vào quan điểm và mục
đích nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu mà có những cách hiểu về khai thác khác nhau.
Trong phạm vi luận văn của mình, học viên đưa ra cách hiểu về khai thác như sau:
Khai thác là “sử dụng” dự án đã được đầu tư hay nói khác đi khai thác là giai đoạn tiếp
theo của giai đoạn hoàn công thực hiện dự án đó là vận hành dự án. Quá trình vận
hành dự án là quá trình bảo trì và thu lợi ích dự án.
Khai thác nằm trong chuỗi hoạt động của đầu tư dự án, đó là sự tiếp tục của quá
trình đầu tư, là giai đoạn cuối cùng của dự án. Khai thác cũng là một hình thức bỏ vốn
để thu lại lợi ích, nhưng bỏ vốn ở giai đoạn vận hành dự án.
Như vậy, nếu xem xét trên góc độ chủ đầu tư thì khai thác là những hoạt động sử
dụng các nguồn lực hiện có để làm tăng thêm các tài sản vật chất, nguồn nhân lực và
trí tuệ để cải thiện mức sống của dân cư hoặc để duy trì khả năng hoạt động của các tài
sản và nguồn lực sẵn có.
Tóm lại, vì mục đích nào đi nữa thì mong muốn của Chủ đầu tư và của xã hội là
kết quả khai thác đó sẽ tạo được nhiều lợi ích và hiệu quả cao nhất cho chủ đầu tư và
cho cả cộng đồng. Bản chất của hoạt động khai thác là quá trình bảo trì và vận dụng
nguồn lực có sẵn để đạt được nhiều lợi ích nhất.
Vậy Quản lý khai thác đường là quản lý giai đoạn đưa đường vào sử dụng, thông
qua các quy trình, quy định về kỹ thuật duy tu, sửa chữa,... với chi phí thấp nhất, lợi
ích cao nhất. Các lợi ích này còn được hiểu là sản phẩm của quá trình khai thác được
thể hiện qua các chỉ tiêu kỹ thuật giao thông: Tiện nghi thuận lợi cho người sử dụng,
tốc độ khai thác, an toàn giao thông, thời gian hành trình, khả năng thông xe,... Chi phí
ở giai đoạn này là các chi phi bỏ ra để bảo trì đường bộ.
Khai thác công trình đường bộ là gì?
Theo Luật Giao thông Đường bộ 2008 [21], Công trình đường bộ gồm đường bộ,
nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu,
rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm
kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.
Khai thác công trình đường bộ được hiểu là khai thác công trình đường bộ gồm
đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ
đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ
thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị
phụ trợ đường bộ khác.
Vậy Khai thác công trình đường bộ là sử dụng (bảo trì và thu lợi ích) các công
trình đường bộ được Nhà nước, nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư nhằm thu được các lợi ích
khác nhau. Có thể biểu diễn quá trình khai thác theo hình 1.2.
7
Khối đầu ra
Khối đầu vào
Quá trình
giao thông
trên đường
(vận tốc, khả
năng thông
hành)
Kết cấu
đường bộ
Người sử
dụng đường
bộ
Phương
tiện giao
thông
Môi trường:
- Tự nhiên
- Quản lý
Sản
phẩm là
chất
lượng
dịch vụ
giao
thông
Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc vận hành
Theo sơ đồ cấu trúc vận hành gồm 2 khối: khối đầu vào và khối đầu ra.
- Khối đầu vào: Tài sản đường được bàn giao (kết thúc giai đoạn thực hiện dự
án). Làm sao khối đầu ra tốt, hệ thống đầu vào gồm:
Kết cấu đường bộ bao gồm toàn bộ công trình: nền đường, kết cấu áo đường, các
công trình trên đường, thiết bị và dấu hiệu hướng dẫn và đảm bảo an toàn giao thông,
tất cả tạo nên một tổ hợp công trình thống nhất.
Người sử dụng đường bộ bao gồm người điều khiển các loại phương tiện giao
thông, những hành khách trên các phương tiện GTĐB và những người sinh sống gắn
liền với đất của đường bộ.
Phương tiện giao thông bao gồm toàn bộ phương tiện giao tham gia giao thông
trên đường, có thể bao gồm các loại xe có động cơ, xe thô sơ, người đi bộ.
Môi trường xung quanh bao gồm toàn bộ điều kiện, tình hình môi trường tự
nhiên (địa hình, khí hậu, cảnh quan, thủy văn, động vật, sinh thái,...), môi trường xã
hội (dân cư, phân bố dân cư, văn hóa,...), có liên quan đến người sử dụng đường và
công trình đường.
Sản phẩm của giao thông vận tải là chất lượng dịch vụ giao thông.
- Khối đầu ra: Chất lượng bảo dưỡng (duy tu, sửa chữa,...); chất lượng dịch vụ
giao thông (tốc độ khai thác, khả năng thông hành,...); mức độ tiếp cận (thuận lợi sử
dụng đường, kết nối các hạ tầng kỹ thuật khác,...).
Quản lý khai thác đường bộ là quản lý những gì? Như trên đã phân tích, khai
thác là quá trình vận hành dự án (bảo trì và thu lợi ích). Vậy quản lý khai thác đường
bộ là quản lý hệ thống GTVT đường bộ (công trình đường bộ, con người, phương tiện,
môi trường) nhằm hạn chế thấp nhất chi phí bỏ ra (chi phí bảo trì công trình) và đem
lại lợi ích lớn nhất cho xã hội và người bỏ vốn. Hoạt động quản lý là hoạt động đưa
vào các giải pháp khác nhau như: Thể chế, kỹ thuật, giáo dục, cưỡng bức,... vào các
nội dung của quá trình khai thác. Quản lý khai thác bao gồm các loại: quản lý hành
8
chính, kế hoạch, quản lý bảo trì, quản lý giao thông, quản lý bảo vệ tài sản đường bộ,
quản lý thu phí,...
Bảo trì công trình đường bộ là gì?
Theo Luật Giao thông Đường bộ 2008 [21], Bảo trì đường bộ là thực hiện các
công việc bảo dưỡng và sửa chữa đường bộ nhằm duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật của
đường đang khai thác.
Theo Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT [6], Bảo trì công trình đường bộ là tập
hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công
trình theo quy định của thiết kế trong suốt quá trình khai thác, sử dụng.
Tác giả, nhận thấy khi tuyến đường đưa vào khai thác, được vận hành đúng chức
năng như lúc lập dự án đã đặt ra thì các mục tiêu của dự án đường mới đạt được hiệu
quả như mong muốn, những lợi ích thu được cho các bên liên quan như chủ đầu tư
(toàn xã hội, tư nhân,…), người sử dụng mới được thỏa mãn. Như vậy Lợi ích lớn nhất
của đường mang lại là đường hoạt động theo đúng chức năng của nó đã được xác định
từ khi lập dự án.
Để đường hoạt động đúng chức năng, quản lý khai thác đường bộ cần thực hiện
những nội dung sau:
Thứ nhất, Quản lý bảo trì công trình đường bộ (quản lý chất lượng công trình
đường bộ trong thời gian vận hành dự án).
Công tác quản lý bảo trì công trình bao gồm những công tác được tổng hợp như
Xây dựng kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng định kỳ hay thường xuyên được cụ thể trong
các dự án giao thông. Việc bảo trì công trình đem lại một số lợi ích cụ thể như sau:
- Làm tăng tuổi thọ cho các công trình (tăng thời gian vận hành dự án để thu lợi).
- Ngăn ngừa hư hỏng xảy ra, hạn chế những hư hỏng nhỏ phát sinh thành hư
hỏng lớn hơn (giảm chi phí bảo trì tức là đồng vốn bỏ ra trong giai đoạn vận hành dự
án cho chủ đầu tư).
- Duy trì, đảm bảo chất lượng kỹ thuật của đường bộ (tăng sự tiện nghi cho hành
khách và người tham gia giao thông, giảm chi phí tiêu hao nhiên liệu và bảo trì
phương tiện, giảm tai nạn giao thông,…).
Nếu hệ thống đường không được bảo trì, bảo dưỡng theo kế hoạch, các lợi ích
của việc tiếp tục cho hệ thống đường sẽ bị giảm đi rất nhiều bởi những hư hỏng cùng
lúc của các con đường khác vừa được cải thiện.
Như vậy, công tác bảo trì đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì và phát
triển hệ thống GTĐB. Công tác bảo trì cần được triển khai quyết liệt hơn và xem đây
là khâu bắt buộc có ưu tiên, vì vậy cần xây dựng một phương pháp tiếp cận bảo trì
phòng ngừa hợp lý để nâng cao hiệu quả khai thác đường.
Thứ hai, Quản lý khai thác công trình đường bộ.
9
Trong hoạt động bảo đảm an toàn và tuổi thọ của công trình đường bộ, bên cạnh
các biện pháp phòng ngừa những tác động khách quan do thiên tai, mưa lũ,... thì các
biện pháp phòng ngừa những tác động chủ quan do con người gây ra cũng được các cơ
quan quản lý quan tâm, đó là việc ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm Luật GTĐB.
Có nhiều hành vi chủ quan của con người gây hư hỏng cho công trình đường bộ,
chẳng hạn như việc kiểm soát xe quá tải trọng. Xe quá tải trọng ảnh hưởng lớn đến kết
cấu hạ tầng GTĐB như: phá hoại kết cấu đường gây hằn lún vệt bánh xe, gây mất an
toàn giao thông trên tuyến,… Vậy làm sao để kiểm soát tình trạng trên? Đây chính là
nhiệm vụ của của người làm quản lý giao thông.
Công tác quản lý giao thông bao gồm:
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý khai thác được chia theo nhóm
nội yếu tố và ngoại yếu tố tương ứng với. Các nội yếu tố là những vấn đề nằm trong
nội bộ hệ thống quản lý khai thác đường, bao gồm các vấn đề kỹ thuật và các vấn
đề về thể chế.
Các vấn đề về kỹ thuật phản ánh năng lực của đơn vị quản lý để thực hiện các
nhiệm vụ quản lý và bảo dưỡng, có thể xem như là phần cứng của nội yếu tố: Khả
năng có được và sử dụng được các: Số liệu, vật liệu và các nguồn cung cấp vật liệu,
máy móc và thiết bị để thực hiện các hoạt động quản lý và bảo dưỡng. Khả năng thực
hiện được, khai thác kỹ thuật mạng lưới đường, Kiểm soát các hoạt động và các phản
hồi từ các hoạt động khai thác đường. Khả năng tiếp cận được các nghiên cứu và các
nguồn thông tin liên quan đến khai thác đường bộ. Các vấn đề về thể chế liên quan đến
hệ thống tổ chức quản lý, nguồn vốn, nguồn nhân lực,... Đây có thể xem như phần
mềm của nội yếu tố, bao gồm:
Quản lý tài chính và các nguồn vốn, bao gồm cả lợi nhuận, nguồn ngân sách và
các chi phí, hệ thống tổ chức và quản lý, bao gồm việc thực hiện chính sách, cơ cấu tổ
chức quản lý hành chính, lập kế hoạch, lên chương trình thực hiện, công tác chuẩn bị
cho các dự án bảo trì, duy tu đường và quản lý thực hiện các dự án. Nguồn nhân lực
bao gồm cơ cấu thành phần và qui mô của nguồn nhân công, phát triển nghề và đào
tạo trong các cơ quan quản lý khai thác đường.
Các ngoại yếu tố là các vấn đề mà bản thân các cơ quan quản lý khai thác đường
không thể kiểm soát được, nhưng có thể gây trở ngại cho việc thực hiện khai thác và
quản lý khai thác đường. Các ngoại yếu tố bao gồm: Các yếu tố môi trường đường bộ
(môi trường tự nhiên và hầu hết các yếu tố môi trường xã hội), khung chính sách thể
chế, Nền tảng văn hóa - xã hội của quốc gia, tình hình chính trị quốc gia, các vấn đề về
kinh tế vĩ mô và nguồn lực quốc gia, chính sách về nhân công chung của Chính phủ,
các mối quan hệ với các cơ quan Chính phủ.
10
* Theo Viện Quản lý dự án - Project Management Institute (PMI) thì vòng đời
chung của một dự án bao gồm các giai đoạn sau:
- Khởi động dự án;
- Tổ chức và chuẩn bị;
- Thực hiện các công việc của dự án, và thi công dự án;
- Kết thúc dự án.
Đề án
Chuẩn bị
Triển khai thực hiện
Kết thúc
Hình 1.3. Các giai đoạn của vòng đời dự án theo PMI
Như vậy có thể thấy rằng vòng đời của dự án là quãng thời gian để hoàn thành
quá trình đầu tư và được chia làm 3 giai đoạn chính:
- Chuẩn bị đầu tư hay còn gọi là giai đoạn khởi động gồm nghiên cứu các cơ hội
triển khai dự án, nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi. Hay xây dựng ý tưởng
ban đầu, xác định quy mô và mục tiêu, đánh giá các khả năng, tính khả thi của dự án,
xác định các nhân tố và cơ sở thực hiện dự án; Xây dựng dự án, kế hoạch thực hiện và
chuẩn bị nguồn nhân lực, kế hoạch tài chính và khả năng kêu gọi đầu tư, xác định yêu
cầu chất lượng, phê duyệt dự án;
- Thực hiện dự án đầu tư bao gồm thiết kế và xây dựng, thông tin và quản bá tuyên truyển, thiết kế quy hoạch và kiến trúc, phê duyệt các phương án thiết kế, đấu
thầu xây dựng và tổ chức thi công xây dựng, quản lý và kiểm soát;
- Đưa dự án vào khai thác sử dụng và kết thúc dự án. Hoàn thành công việc xây
dựng, các hồ sơ hoàn công, vận hành thử công trình, giải thể ban quản lý dự án, kiểm
toán và tất toán - hoàn công.
* Theo Ngân hàng Thế giới - World Bank (WB) [31], Trong nghiên cứu này
vòng đời dự án đầu tư xây dựng được xác định gồm các giai đoạn sau:
11
Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư bao gồm các hoạt động chính sau (Organizing &
preparing):
- Nghiên cứu cơ hội đầu tư, Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu
tư xây dựng công trình; Sản phẩm của bước này là báo cáo kỹ thuật về cơ hội đầu tư.
- Nghiên cứu tiền khả thi: Lựa chọn một cách sơ bộ khả năng đầu tư chủ yếu từ
cơ hội đầu tư. Sự chọn lựa căn cứ vào các vấn đề sau: Phù hợp với chính sách phát
triển kinh tế của Đảng và nhà nước; Có thị trường tiêu thụ và khả năng cạnh tranh;
Xem xét nguồn tài chính dự án; Phù hợp khả năng tài chính của chủ đầu tư.
- Nghiên cứu khả thi: Sản phẩm của bước này là báo cáo khả thi (hay luận chứng
kinh tế kỹ thuật), đây là báo cáo đầy đủ nội dung cần phải làm của một dự án nói
chung và dự án đầu tư nói riêng. Theo quan điểm của người lập dự án đầu tư trên cơ sở
phân tích các nhân tố ảnh hưởng. Đây là giai đoạn sàng lọc cuối cùng các quan điểm
của người lập dự án và khẳng định tính khả thi của dự án và tạo cơ sở cho các nhà đầu
tư ra quyết định đầu tư. Tiếp xúc thăm dò thị trường trong nước hoặc ngoài nước để
tìm nguồn cung ứng vật tư, thiết bị tiêu thụ sản phẩm, khả năng có thể huy động các
nguồn vốn để đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư, Điều tra khảo sát, chọn địa điểm
xây dựng.
- Thẩm định phê duyệt dự án đầu tư: Sau khi dự án đã được chuẩn bị kỹ càng, có
thể tiến hành thẩm định một cách độc lập, xem xét toàn bộ các mặt của dự án để đánh
giá xem dự án có thích hợp và khả thi hay không trước khi bỏ ra một chi phí lớn. Nếu
qua thẩm định cho thấy dự án mang tính khả thi cao thì có thể bắt đầu đầu tư vào dự án.
Giai đoạn 2: Giai đoạn thực hiện đầu tư (Carrying out the project).
Đây là giai đoạn cụ thể hoá nguồn hình thành vốn đầu tư và triển khai thực hiện
dự án đầu tư. Giai đoạn này gồm những công việc sau:
- Khảo sát, thiết kế, dự toán. Thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng
dự toán
- Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của Nhà nước, Xin giấy phép xây
dựng và giấy phép khai thác tài nguyên, Chuẩn bị mặt bằng xây dựng
- Đấu thầu, ký hợp đồng giao thầu. Mua sắm thiết bị và công nghệ, Tổ chức
tuyển chọn tư vấn khảo sát, thiết kế, giám định kỹ thuật và chất lượng công trình
- Thi công xây lắp công trình, các tổ chức xây lắp có trách nhiệm:
+ Các nhà thầu phải thực hiện đúng tiến độ và chất lượng xây dựng công trình
như đã ghi trong hợp đồng; Chuẩn bị xây dựng những công trình liên quan trực tiếp.
Bước công việc tiếp theo của giai đoạn thực hiện đầu tư là tiến hành thi công xây
lắp công trình theo đúng thiết kế, dự toán và tổng tiến độ được duyệt. Trong bước công
việc này, các cơ quan, các bên đối tác có liên quan đến việc xây lắp công trình phải
thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. Cụ thể là:
12
+ Chủ đầu tư có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng.
+ Các nhà tư vấn có trách nhiệm giám định kỹ thuật và chất lượng công trình
theo đúng chức năng và hợp đồng kinh tế đã ký kết.
Yêu cầu quan trọng nhất đối với công tác thi công xây lắp là đưa công trình vào
khai thác, sử dụng đồng bộ, hoàn chỉnh, đúng thời hạn quy định theo tổng tiến độ, đảm
bảo chất lượng và hạ giá thành xây lắp.
- Chạy thử và bàn giao.
Giai đoạn 3: Kết thúc dự án, đưa công trình vào vận hành, khai thác sử dụng
(Operation and Maintenance)
Nội dung công việc của giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác
sử dụng bao gồm: nghiệm thu, bàn giao công trình, thực hiện việc kết thúc xây dựng,
vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình, bảo hành công trình, quyết toán
vốn đầu tư, phê duyệt quyết toán.
Công trình chỉ được bàn giao toàn bộ cho người sử dụng khi đã xây lắp hoàn
chỉnh theo thiết kế được duyệt và nghiệm thu đạt chất lượng. Hồ sơ bàn giao phải
đầy đủ theo quy định và phải được nộp lưu trữ theo các quy định pháp luật về lưu
trữ Nhà nước.
Nghĩa vụ thực hiện hợp đồng xây dựng chỉ được chấm dứt hoàn toàn khi hết thời
hạn bảo hành công trình.
1.2. Những tồn tại và hậu quả khi xác định vòng đời dự án ở nước ta
Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ
vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục
đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong
một thời hạn nhất định [30]. Nội dung của một dự án bao gồm các bộ phận cấu thành
như sau:
- Nguồn lực là các yếu tố đầu vào như nhân lực, vật lực, tài lực, tri thức, công
nghệ,… cần thiết để tiến hành các hoạt động của dự án.
- Hoạt động là những công việc do dự án tiến hành nhằm chuyển hóa các nguồn
lực thành các kết quả của dự án. Mỗi hoạt động sẽ mang lại kết quả tương ứng.
- Kết quả là những đầu ra cụ thể của dự án, được tạo ra từ các hoạt động của dự
án. Các kết quả là điều kiện để dự án đạt được mục đích của mình.
- Mục tiêu là mục tiêu trực tiếp của dự án. Mỗi dự án chỉ có một mục tiêu trực tiếp.
- Mục tiêu tổng thể là các mục tiêu mang tầm cỡ ngành, vùng hoặc quốc gia.
Được đặt ra cụ thể trong từng thời kỳ. Các thành phần của dự án có mối liện hệ
biện chứng với nhau trong một chỉnh thể thống nhất: Có nguồn lực thì mới có thể
thực hiện được các hoạt động, các hoạt động tạo ra kết quả dự án, các kết quả là
điều kiện để đạt được mục tiêu trực tiếp của dự án và mục tiêu trực tiếp của dự án
13
góp phần vào việc đạt đến một mục tiêu tổng thể chung của nghành, vùng hoặc
quốc gia. Mỗi một dự án đều bao gồm các giai đoạn đầu tư như là chuẩn bị đầu tư,
thực hiện đầu tư, và kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng [1],
như được thể hiện như Hình 1.4.
Hình 1.4. Nội dung của quá trình đầu tư và xây dựng
Quản lý dự án (QLDA) là công tác hoạch định, theo dõi và đánh giá đối với tất cả
những vấn đề của một dự án trong suốt vòng đời của một dự án (từ khởi đầu, lập kế
hoạch, thực hiện, giám sát, kiểm soát và kết thúc), và điều hành mọi thành phần tham
gia vào dự án đó nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đề ra đúng thời hạn. Bên
cạnh đó, công tác theo dõi và đánh giá giúp kịp thời phát hiện sớm những nguyên nhân
gây chậm trễ cho dự án, làm cho dự án không đi đến mục đích ban đầu, đồng thời là cơ
sở cho việc đưa ra các biện pháp tháo gỡ.
Chu trình QLDA là một quá trình phức tạp, không có sự lặp lại, nó khác hoàn
toàn so với việc quản lý công việc thường ngày của một nhà hàng, một công ty sản
xuất hay một nhà máy bởi tính lặp đi lặp lại, diễn ra theo các quy tắc chặt chẽ và được
xác định rõ công việc. Trong khi đó, công việc của QLDA và những thay đổi của nó
mang tính duy nhất, không lặp lại, không xác định rõ ràng và không có dự án nào
giống dự án nào. Mỗi dự án có địa điểm khác nhau, không gian và thời gian khác
nhau, yêu cầu về số lượng và chất lượng khác nhau, tiến độ khác nhau, con người khác
nhau,…và thậm chí trong quá trình thực hiện dự án còn có sự thay đổi mục tiêu, ý
tưởng từ Chủ đầu tư. Cho nên việc điều hành QLDA cũng luôn thay đổi linh hoạt,
không có công thức nhất định. Mục đích của công tác QLDA, được thể hiện như trên
Hình 1.5.
14
Hình 1.5. Mục tiêu trong công tác QLDA
Về công tác QLDA công trình, Nhà nước cũng đã ban hành Luật Xây dựng số
50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 [22], Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày
18/6/2015, về QLDA đầu tư xây dựng công trình [15] và Thông tư 16/2016/TT-BXD
ngày 30/6/2016 [9] triển khai thực hiện Nghị định này. Tuy nhiên, để vận hành tốt
công tác QLDA còn rất nhiều vấn đề cần quan tâm nghiên cứu. Gần đây, công tác
QLDA đã được quan tâm và được đề cập tại nhiều cuộc hội thảo nhằm thảo luận về
các thực trạng và những vấn đề tồn tại để đưa ra các giải pháp nâng cao hiêu quả. Các
vấn đề tồn tại thuộc hầu hết các giai đoạn như là Quy hoạch, thiết kế, thẩm định, giám
sát, quản lý chất lượng nhà thầu thi công, công tác nghiệm thu hoàn thành và duy tu
bảo trì công trình. Ở đây xin được đưa ra một số tồn tại chính trong giai đoạn nghiệm
thu hoàn thành và đưa công trình vào sử dụng:
• Không chú trọng vào việc phân tích đánh giá toàn bộ dự án trên quan điểm mức
độ thoả mãn các mục tiêu tổng thể và mục đích dự án mà chỉ nặng về nghiệm thu khối
lượng công việc thực hiện.
• Công tác phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế sau dự án chưa được thực hiện.
• Hiện nay chưa có các tổng kết (hoặc nghiên cứu) nào nhằm đánh giá hiệu quả
hoạt. động đầu tư để rút ra bài học kinh nghiệm chung cho công tác QLDA đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.
1.3. Các kết quả nghiên cứu về vòng đời dự án trên thế giới
Mô hình quản lý vòng đời dự án (PCM) [17], do Hiệp hội Nghiên cứu Phát triển
Quốc tế (FASID) đề xuất sử dụng cho quá trình lập kế hoạch và QLDA, được áp dụng
rộng rãi trong lĩnh vực đầu tư xây dựng CSHT ở các nước phát triển và đang phát
triển. PCM được dựa trên một chu trình dự án, đảm bảo rằng tất cả các khía cạnh của
dự án (như mục tiêu tổng thể, mục đích dự án, kết quả đầu ra, và dữ liệu đầu vào) được
xem xét lại trong suốt vòng đời dự án (theo 5 tiêu chí chính như tính phù hợp, tính
hiệu suất, tính hiệu quả, tính tác động, và tính bền vững của dự án). Để đảm bảo đưa ra
được sự thay đổi phù hợp bao gồm cả sửa đổi thiết kế của dự án.
15
Kết quả là, các dự án có nhiều khả năng thành công và bền vững hơn. Mô hình
PCM như được thể hiện ở Hình 1.6 gồm các yếu tố chính như là xác định dự án, hình
thành dự án, thẩm định dự án, thực hiện dự án, giám sát trong quá trình thực hiện, kế
hoạch sửa đổi nếu cần thiết, đánh giá lại dự án, và thông tin phản hồi. Công tác giám
sát và đánh giá được định nghĩa như sau:
Giám sát là một quá trình liên tục được thực hiện để kiểm tra tiến độ dự án so với
kế hoạch ban đầu và sửa đổi kế hoạch nếu cần thiết. Giám sát tập trung vào các khía
cạnh như là hoạt động, đầu ra, và mục đích của dự án. Đưa ra điều chỉnh hoặc thay đổi
đối với các hoạt động hoặc với bất kỳ khía cạnh khác khi cần thiết, dựa trên dữ liệu
đầu vào và điều kiện bên ngoài.
Đánh giá là một quá trình thực hiện để xác định kết quả của một dự án hoàn
thành hoặc đang diễn ra dựa trên năm tiêu chí đánh giá (tính phù hợp, tính hiệu suất,
tính hiệu quả, tính tác động, và tính bền vững) và đưa ra các khuyến nghị trong tương
lai của dự án cũng như nêu ra những bài học cho các dự án khác.
Hình 1.6. Mô hình quản lý vòng đời dự án theo FASID
Mục đích của việc giám sát và đánh giá là nâng cao chất lượng dự án hiện tại
thông qua hoạt động và quản lý. Nâng cao chất lượng dự án mới bằng cách vận dụng
các kinh nghiệm, bài học có được trong một dự án trước đó.
Công tác giám sát là một công việc thường xuyên trong quá trình thực hiện dự
án. Giám sát giúp các cơ quan đưa ra quyết định quản lý dựa trên việc thường xuyên
so sánh tình hình thực hiện giữa thực tế và kế hoạch của 3 yếu tố: (1) giải ngân vốn
đầu tư, (2) các quá trình quản lý đầu tư, và (3) thực hiện các kết quả đầu ra. Các dữ
liệu và kết quả thực hiện này sẽ cung cấp thông tin để liên tục hoàn thiện quá trình
thực hiện. Các nhà quản lý sử dụng kết quả theo dõi trong quá trình ra quyết định quản
lý có thể đem lại nhiều kết quả đầu tư có hiệu quả và hiệu suất cao hơn trong đầu tư.
Quá trình giám sát được thể hiện như trên Hình 1.7.