Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng điện áp trên lưới truyền tải điện khu vực miền trung giai đoạn 2017 2020 có xét đến 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.64 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

LÊ TRUNG THANH

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐIỆN ÁP TRÊN LƯỚI TRUYỀN TẢI ĐIỆN
KHU VỰC MIỀN TRUNG GIAI ĐOẠN 2017-2020
CÓ XÉT ĐẾN 2025

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2018


-2-

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

LÊ TRUNG THANH

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐIỆN ÁP TRÊN LƯỚI TRUYỀN TẢI ĐIỆN
KHU VỰC MIỀN TRUNG GIAI ĐOẠN 2017-2020
CÓ XÉT ĐẾN 2025

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
Chuyên ngành



: Kỹ thuật điện

Mã số

: 60520202

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGÔ VĂN DƯỠNG

Đà Nẵng - Năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, Trong luận văn
có sử dụng một số số liệu thống kê của các đơn vị ngành điện; tài liệu hướng
dẫn sử dụng, bảng số liệu chương trình PSS/E năm 2017 của Trung tâm Điều độ
hệ thống điện Quốc gia.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Lê Trung Thanh


ii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 4
5. Đặt tên cho đề tài......................................................................................... 4
6. Bố cục luận văn ........................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2017-2025 ................................................................................................ 5
1.1. Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển hệ thống điện Việt Nam ........ 5
1.1.1. Hệ thống lưới điện truyền tải ................................................................ 5
1.1.2. Hệ thống nguồn điện ............................................................................. 6
1.2. Cấu trúc của lưới điện miền Trung năm 2017 ............................................ 11
1.2.1. Sơ đồ lưới điện miền Trung năm 2017. (Hình 1.4) ............................ 11
1.2.2. Giới thiệu về nguồn điện .................................................................... 11
1.2.3. Giới thiệu về lưới điện truyền tải khu vực miền Trung ...................... 12
1.2.4. Tình hình tiêu thụ điện ........................................................................ 22
1.3. Quy hoạch phát triển lưới điện miền Trung đến năm 2025 ........................ 22
1.3.1. Sơ đồ lưới điện miền Trung đến năm 2025 (hình 1.7) ....................... 22
1.3.2. Giới thiệu về nguồn điện đến năm 2025 ............................................. 22
1.3.3. Giới thiệu về lưới điện truyền tải miền Trung đến năm 2025 ............ 25
1.3.4. Dự báo nhu cầu phụ tải miền Trung đến năm 2025............................ 26
1.4. Kết luận ........................................................................................................ 27
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ TÍNH TOÁN PHÂN TÍCH HỆ THỐNG ĐIỆN VÀ
PHẦN MỀM TÍNH TOÁN .............................................................................. 28
2.1 Các phương pháp nghiên cứu và biện pháp điều chỉnh điện áp ............ 28
2.1.1 Các công cụ điều chỉnh điện áp: ......................................................... 28
2.1.2. Các loại thiết bị kháng bù ngang: .......................................................... 29
2.1.3. Lựa chọn thiết bị bù:.............................................................................. 30
2.2 Giới thiệu phần mềm tính toán PSS/E ........................................................ 31
2.2.1 Giới thiệu tổng quan về chương trình PSS/E ......................................... 31

2.2.2. Mô phỏng các phần tử trong hệ thống điện khi tính toán trào lưu công
suất....................................................................................................................... 33
2.2.3 Các lệnh trong PSS/E ............................................................................. 33


iii

2.3. Tối ưu hóa trào lưu công suất....................................................................... 34
2.4. Kết luận ........................................................................................................ 35
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN PHÂN TÍCH CÁC CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA
HỆ THỐNG ĐIỆN MIỀN TRUNG ................................................................. 37
3.1. Số liệu tính toán .......................................................................................... 37
3.1.1. Số liệu hệ thống điện năm 2017 ............................................................ 37
3.1.2. Số liệu hệ thống điện năm 2020 và 2025 ............................................. 37
3.1.3. Bảng số liệu phần mềm PSS/E của A0, TV: ......................................... 37
3.2. Tính toán các chế độ vận hành lưới điện miền Trung năm 2017 ............... 37
3.2.1. Các chế độ vận hành ............................................................................. 37
3.2.2. Tính toán điện áp các nút 500kV Toàn quốc năm 2017 ....................... 38
3.2.3. Tính toán phân tích các chế độ vận hành các nút 500kV lưới điện miền
Trung năm 2017 .................................................................................................. 42
3.2.4. Tính toán điện áp các nút 220kV khu vực miền Trung năm 2017 ....... 47
3.3. Tính toán các chế độ vận hành lưới điện miền Trung năm 2020................. 52
3.3.1. Các chế độ vận hành ............................................................................. 52
3.3.2. Tính toán điện áp các nút 500kV khu vực miền Trung năm 2020 ....... 52
3.3.3. Tính toán điện áp các nút 220kV khu vực miền Trung năm 2020 ....... 56
3.4. Tính toán dung lượng kháng bù ngang cần trang bị trên lưới Miền Trung . 56
3.5. Kết luận ........................................................................................................ 58
CHƯƠNG 4. TÍNH TOÁN ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG ĐIỆN ÁP CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN MIỂN TRUNG59
4.1. Đặt vấn đề ..................................................................................................... 59

4.1.1. Chọn vị trí lắp đặt.................................................................................. 60
4.1.2. Chọn dung lượng kháng bù ngang ........................................................ 60
4.1.3. Các phương án đề xuất:......................................................................... 61
4.2. Tính toán điện áp các nút giữa ĐZ 500kV trong các chế độ mùa mưa, mùa
khô, dịp Tết của các phương án .......................................................................... 63
4.2.1. Phương án trang bị 03 kháng 128 MVAr.............................................. 63
4.2.2. Phương án Trang bị 04 kháng 128 MVAr ............................................ 68
4.3. Phân tích chọn phương án ............................................................................ 74
4.3.1. Các chế độ năm 2017: ........................................................................... 74
4.3.2. Các chế độ năm 2020 ............................................................................ 77
4.4. Kiểm tra điện áp phương án B2 giai đoạn đến năm 2025 .......................... 81
4.4.1 Kiểm tra điện áp các nút 500kV phương án B2 năm 2025 .................... 82
4.4.2. Kiểm tra điện áp các nút 220kV phương án B2 năm 2015 ................... 83


iv

4.5 Kết luận ...................................................................................................... 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 88
PHỤ LỤC


v
BẢN TÓM TẮT

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐIỆN ÁP TRÊN LƯỚI TRUYỀN TẢI ĐIỆN KHU VỰC MIỀN TRUNG
GIAI ĐOẠN 2017-2020 CÓ XÉT ĐẾN 2025
Học viên: Lê Trung Thanh

Mã số:
Khóa: K34

Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN

Tóm tắt: Hệ thống lưới điện truyền tải là “xương sống” của hệ thống điện, do đó vấn đề đảm bảo
các điều kiện về an ninh, chất lượng, độ tin cậy và ổn định điện áp cho hệ thống truyền tải điện là yêu
cầu cấp thiết.
Trong những năm gần đây, xu hướng truyền tải công suất cao trên đường dây 500kV Bắc–Nam
chủ yếu theo chiều từ miền Bắc, miền Trung vào miền Nam để đáp ứng nhu cầu phụ tải của miền
Nam, khai thác tối đa và hiệu quả các nhà máy thủy điện. Tại nhiều thời điểm khi phụ tải hệ thống
điện Quốc gia xuống thấp, hiện tượng điện áp cao thường xuất hiện tại các nút giữa đường dây 500kV
Bắc – Nam khu vực miền Trung; đặc biệt là trong các dịp lễ, Tết điện áp vượt trên giới hạn cho phép.
Tác giả đã sử dụng chương trình PSS/E để mô phỏng hệ thống điện, nghiên cứu tính toán điện áp tại
các nút 500kV khu vực miền Trung, đề xuất lắp bổ sung kháng điện 128MVar tại các nút Dốc Sỏi,
Pleiku 2, Đăk Nông, Di Linh và trang bị máy cắt cho các kháng điện đang vận hành. Mục tiêu là đảm
bảo điện áp các nút 500kV, 220kV giai đoạn đến năm 2025 trong giới hạn cho phép và có thêm công
cụ điều chỉnh điện áp ở các chế độ đặc biệt trong các dịp Lễ, Tết; nâng cao chất lượng điện áp, hạn chế
việc thao tác, đáp ứng tiến độ đưa các trạm biến áp không người trực vào vận hành, giảm tổn thất và
nâng cao độ ổn định của hệ thống điện.
Từ khóa: Hệ thống lưới điện truyền tải, Hệ thống điện, Quá điện áp, PSS/E, Mô phỏng, Kháng
điện, Điều chỉnh điện áp, Trạm biến áp không người trực, Độ ổn định.

RESEARCH AND PROPOSAL OF SOLUTIONS FOR IMPROVING THE
QUALITY OF THE VOLTAGE ON THE CENTRAL POWER
TRANSMISSION GRID IN THE 2017-2020 PERIOD, WITH A
VISION TO 2025
Abstract: The transmission grid systems are the spines of the electric systems, so ensuring
conditions of security, quality, reliability and voltage stability is a pressing and necessary requirement

for power transmission networks.
In recent years, the North-South 500kV transmission line has tended mostly to transmit high
capacity from the North and the Central to the South in order to meet the demand of the South and
exploit hydropower plants, optimally and efficiently. At many times, when the demand of the national
power system goes down, the phenomenon of overvoltage usually occurs at the nodes in the Central
section of North-South 500kV line; especially during the holidays or lunar new year, the voltage
exceeds the allowable limit. The author researched and calculated the voltage at 500kV nodes in the
Central region using the PSS/E software to simulate the electrical system, then the author also
proposed installing the additional 128MVar reactors at Doc Soi, Pleiku 2, Dak Nong and Di Linh
nodes as well as equipping the circuit breakers for electrical reactors in operation. The goals are to
ensure that the voltage at the 500kV, 220kV nodes is always within the allowable range between now
and 2025, to add voltage regulating tool to the special modes during the holidays and lunar new year,
to improve the quality of voltage, to reduce the operations, to meet the progress of putting the nonlocal-operator stations into operation, to reduce losses and to improve the stability of the power
system.
Keywords: Transmission grid system, Power system, Overvoltage, PSS/E, Simulation, Reactor,
Voltage regulation, Non-local operator station, Stability.


vi

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
EVN
EVNNPT
HTĐ
PTC2
PTC3
TBA
ĐZ
KBN
CSPK

TBKHH

PSS/E
QHĐ7ĐC

Tập đoàn điện lực Việt Nam
Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc Gia
Hệ thống điện
Công ty Truyền tải điện 2
Công ty Truyền tải điện 3
Trạm biến áp
Đường dây
Kháng bù ngang
Công suất phản kháng
Tua bin khí hổn hợp
Nhiệt điện.
Power System Simulation for Engineers
Điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn
2011-2020 có xét đến 2030


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4
Bảng 1.5

Bảng 1.6
Bảng 1.7
Bảng 1.8
Bảng 1.9
Bảng 1.10
Bảng 3.1

Tên bảng
Trang
Nguồn điện miền Trung tính đến cuối tháng 12 năm 2017
11
Khối lượng đường dây 220kV và 500kV khu vực miền Trung
13
Số lượng trạm biến áp 220kV và 500kV khu vực miền Trung
13
Khối lượng đường dây các truyền tải điện thuộc PTC2 quản lý
14
Các trạm biến áp Công ty Truyền tải điện 2 quản lý
14
Các đường dây 220kV, 500kV Công ty Truyền tải điện 2
16
Các trạm biến áp Công ty Truyền tải điện 3
19
Các đường dây 220kV, 500kV Công ty Truyền tải điện 3
19
Các công trình nguồn dự kiến vận hành giai đoạn 2018-2020[3]
24
Các công trình nguồn dự kiến vận hành giai đoạn 2021-2025
24
Kết quả Số liệu tính toán điện áp chế độ cao điểm và thấp điểm

387
mùa khô các nút 500kV Toàn quốc năm 2017
Bảng 3.2 Kết quả Số liệu tính toán điện áp cao điểm và thấp điểm mùa mưa
39
các nút 500kV Toàn quốc năm 2017
Bảng 3.3 Kết quả Số liệu tính toán điện áp thấp điểm ngày Lễ, Tết các nút
409
500kV Toàn quốc ngày 28/1/2017
Bảng 3.4 Kết quả Số liệu tính toán điện áp thấp điểm mùa khô các nút
41
500kV khu vực Miền Trung năm 2017
Bảng 3.5 Kết quả Số liệu tính toán điện áp thấp điểm mùa mưa các nút
43
500kV khu vực Miền Trung năm 2017
Bảng 3.6 Kết quả Số liệu tính toán điện áp cao điểm mùa khô các nút
44
500kV khu vực Miền Trung năm 2017
Bảng 3.7 Kết quả Số liệu tính toán điện áp cao điểm mùa mưa các nút
45
500kV khu vực Miền Trung năm 2017
Bảng 3.8 Kết quả Số liệu tính toán điện áp thấp điểm ngày Lễ, Tết các nút
465
500kV miền Trung ngày 28/1/2017
Bảng 3.9 Kết quả Số liệu tính toán điện áp thấp điểm các nút 500kV Miền
47
Trung Tết Đinh Dậu ngày 28/1/2017 trước và sau khi điều độ xử
lý cắt một số đường dây 500kV
Bảng 3.10 Kết quả Số liệu tính toán điện áp thấp điểm mùa khô các nút
48
220kV khu vực Miền Trung năm 2017

Bảng 3.11 Kết quả Số liệu tính toán điện áp thấp điểm mùa mưa các nút
49
220kV khu vực Miền Trung năm 2017
Bảng 3.12 Kết quả Số liệu tính toán điện áp cao điểm mùa khô các nút
509


viii

Bảng 3.13
Bảng 3.14
Bảng 3.15
Bảng 3.16
Bảng 3.17
Bảng 3.18
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8
Bảng 4.9
Bảng 4.10
Bảng 4.11
Bảng 4.12

220kV khu vực Miền Trung năm 2017
Kết quả Số liệu tính toán điện áp cao điểm mùa mưa các nút

220kV khu vực Miền Trung năm 2017
Kết quả Số liệu tính toán điện áp thấp điểm mùa khô các nút
500kV khu vực Miền Trung năm 2020
Kết quả Số liệu tính toán điện áp thấp điểm mùa mưa các nút
500kV khu vực Miền Trung năm 2020
Kết quả Số liệu tính toán điện áp cao điểm mùa mưa các nút
500kV khu vực Miền Trung năm 2020
Kết quả Số liệu tính toán điện áp cao điểm mùa khô các nút
500kV khu vực Miền Trung năm 2020
Cân bằng CSPK trên lưới điện 500kV năm 2017 (chế độ thấp
điểm đêm)
Kết quả Số liệu tính toán điện áp thấp điểm mùa khô Phương án
A1 và A2 các nút 500kV khu vực Miền Trung năm 2017
Kết quả Số liệu tính toán điện áp thấp điểm mùa mưa Phương án
A1 và A2 các nút 500kV khu vực Miền Trung năm 2017
Kết quả Số liệu tính toán điện áp thấp điểm Lễ, Tết Phương án
A1 và A2 các nút 500kV khu vực Miền Trung năm 2017
Kết quả Số liệu tính toán điện áp cao điểm mùa khô Phương án
A1 và A2 các nút 500kV khu vực Miền Trung năm 2017
Kết quả Số liệu tính toán điện áp cao điểm mùa mưa Phương án
A1 và A2 các nút 500kV khu vực Miền Trung năm 2017
Kết quả Số liệu tính toán điện áp thấp điểm mùa khô phương án
B1, B2, B3 và B4 các nút 500kV khu vực Miền Trung năm 2017
Kết quả Số liệu tính toán điện áp thấp điểm mùa mưa phương án
B1, B2, B3 và B4 các nút 500kV khu vực Miền Trung năm 2017
Kết quả Số liệu tính toán điện áp thấp điểm Lễ, Tết phương án
B1, B2, B3 và B4 các nút 500kV khu vực Miền Trung năm 2017
Kết quả Số liệu tính toán điện áp cao điểm mùa khô phương án
B1, B2, B3 và B4 các nút 500kV khu vực Miền Trung năm 2017
Kết quả Số liệu tính toán điện áp cao điểm mùa mưa phương án

B1, B2, B3 và B4 các nút 500kV khu vực Miền Trung năm 2017
Kết quả Số liệu tính toán điện áp thấp điểm mùa khô 2 phương án
chọn A1 và B2 các nút 500kV khu vực Miền Trung năm 2017
Kết quả Số liệu tính toán điện áp thấp điểm mùa mưa 2 phương

50
51
53
54
55
579
65
64
65
66
67
70
71
72
73
74
746
75


ix

Bảng 4.13
Bảng 4.14
Bảng 4.15

Bảng 4.16
Bảng 4.17
Bảng 4.18

án chọn A1 và B2 các nút 500kV khu vực Miền Trung năm 2017
Kết quả Số liệu tính toán điện áp thấp điểm Lễ, Tết 2 phương án
chọn A1 và B2 các nút 500kV khu vực Miền Trung năm 2017
Kết quả Số liệu tính toán điện áp thấp điểm mùa khô phương án
A1 và B2 các nút 500kV khu vực Miền Trung năm 2020
Kết quả Số liệu tính toán điện áp thấp điểm mùa mưa phương án
A1 và B2 các nút 500kV khu vực Miền Trung năm 2020
Kết quả Số liệu tính toán điện áp cao điểm mùa khô phương án
A1 và B2 các nút 500kV khu vực Miền Trung năm 2020
Kết quả Số liệu tính toán điện áp cao điểm và thấp điểm phương
án B2 các nút 500kV khu vực Miền Trung năm 2025
Kết quả Số liệu tính toán điện áp cao điểm và thấp điểm phương
án B2 các nút 220kV khu vực Miền Trung năm 2025

76
779
80
81
84
85


x

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu

Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 1.7
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Bảng 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9
Hình 3.10

Hình 3.11
Hình 3.12
Hình 3.13
Hình 3.14

Tên hình
Trang
Sơ đồ hệ thống điện Việt Nam năm 2018
7
Sơ đồ hệ thống lưới điện 500kV Quốc gia đến 31/12/2017
8
Sơ đồ lưới điện Truyền tải Việt Nam đến 31/12/2017

9
Sơ đồ lưới điện truyền tải Miền Trung đến 31/12/2017
10
Sơ đồ lưới Truyền tải điện thuộc PTC2 năm 2017
15
Sơ đồ lưới Truyền tải điện thuộc PTC3
18
Sơ đồ lưới điện truyền tải miền Trung đến năm 2025
23
Profile điện áp chế độ cao điểm và thấp điểm mùa khô các nút
38
500kV Toàn quốc năm 2017
Profile điện áp cao điểm và thấp điểm mùa mưa các nút 500kV
39
Toàn quốc năm 2017
Profile điện áp thấp điểm ngày Lễ, Tết các nút 500kV Toàn
40
quốc ngày 28/1/2017
Profile điện áp thấp điểm mùa khô các nút 500kV khu vực
42
Miền Trung năm 2017
Profile điện áp thấp điểm mùa mưa các nút 500kV khu vực
43
Miền Trung năm 2017
Kết quả Số liệu tính toán điện áp cao điểm mùa khô các nút
44
500kV khu vực Miền Trung năm 2017
Profile điện áp cao điểm mùa khô các nút 500kV khu vực
44
Miền Trung năm 2017

Profile điện áp cao điểm mùa mưa các nút 500kV khu vực
45
Miền Trung năm 2017
Profile điện áp thấp điểm ngày Lễ, Tết các nút 500kV Miền
46
Trung ngày 28/1/2017
Profile điện áp thấp điểm các nút 500kV miền Trung Tết Đinh
47
Dậu ngày 28/1/2017 trước và sau khi điều độ xử lý cắt một số
đường dây 500kV
Profile điện áp thấp điểm mùa mưa các nút 220kV khu vực
49
Miền Trung năm 2017
Profile điện áp cao điểm mùa khô các nút 220kV khu vực
50
Miền Trung năm 2017
Profile điện áp cao điểm mùa mưa các nút 220kV khu vực
51
Miền Trung năm 2017
Profile điện áp thấp điểm mùa khô các nút 500kV khu vực
53


xi

Hình 3.15
Hình 3.16
Hình 3.17
Hình 4.1
Hình 4.2

Hình 4.3
Hình 4.4
Hình 4.5
Hình 4.6
Hình 4.7
Hình 4.8
Hình 4.9
Hình 4.10
Hình 4.11
Hình 4.12
Hình 4.13
Hình 4.14
Hình 4.15
Hình 4.16

Miền Trung năm 2020
Profile điện áp thấp điểm mùa mưa các nút 500kV khu vực
Miền Trung năm 2020
Profile điện áp cao điểm mùa mưa các nút 500kV khu vực
Miền Trung năm 2020
Profile điện áp cao điểm mùa khô các nút 500kV khu vực
Miền Trung năm 2020
Vị trí đề xuất phương án lắp kháng bù ngang các nút 500kV
khu vực Miền Trung
Profile điện áp thấp điểm mùa khô Phương án A1 và A2 các
nút 500kV khu vực Miền Trung năm 2017
Profile điện áp thấp điểm mùa mưa Phương án A1 và A2 các
nút 500kV khu vực Miền Trung năm 2017
Profile điện áp thấp điểm Lễ, Tết Phương án A1 và A2 các nút
500kV khu vực Miền Trung năm 2017

Profile điện áp cao điểm mùa khô Phương án A1 và A2 các nút
500kV khu vực Miền Trung năm 2017
Profile điện áp cao điểm mùa mưa Phương án A1 và A2 các
nút 500kV khu vực Miền Trung năm 2017
Profile điện áp thấp điểm mùa khô phương án B1, B2, B3 và
B4 các nút 500kV khu vực Miền Trung năm 2017
Profile điện áp thấp điểm mùa mưa phương án B1, B2, B3 và
B4 các nút 500kV khu vực Miền Trung năm 2017
Profile điện áp thấp điểm Lễ, Tết phương án B1, B2, B3 và B4
các nút 500kV khu vực Miền Trung năm 2017
Profile điện áp cao điểm mùa khô phương án B1, B2, B3 và
B4 các nút 500kV khu vực Miền Trung năm 2017
Profile điện áp cao điểm mùa mưa phương án B1, B2, B3 và
B4 các nút 500kV khu vực Miền Trung năm 2017
Profile điện áp thấp điểm mùa khô 2 phương án chọn A1 và
B2 các nút 500kV khu vực Miền Trung năm 2017
Profile điện áp thấp điểm mùa mưa 2 phương án chọn A1 và
B2 các nút 500kV khu vực Miền Trung năm 2017
Profile điện áp thấp điểm Lễ, Tết 2 phương án chọn A1 và B2
các nút 500kV khu vực Miền Trung năm 2017
Profile điện áp thấp điểm mùa khô phương án A1 và B2 các
nút 500kV khu vực Miền Trung năm 2020
Profile điện áp thấp điểm mùa mưa phương án A1 và B2 các

54
55
56
62
63
64

65
66
67
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78


xii

Hình 4.17
Hình 4.18
Hình 4.19:

nút 500kV khu vực Miền Trung năm 2020
Profile điện áp cao điểm mùa khô phương án A1 và B2 các nút
500kV khu vực Miền Trung năm 2020
Profile điện áp cao điểm và thấp điểm phương án B2 các nút
500kV khu vực Miền Trung năm 2025
Profile điện áp cao điểm và thấp điểm phương án B2 các nút
220kV khu vực Miền Trung năm 2025

79

82
83


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống điện (HTĐ) có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi
quốc gia, là một trong những cơ sở hạ tầng quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân.
Hệ thống lưới điện truyền tải là xương sống của một HTĐ bao gồm các đường dây cao
áp và máy biến áp truyền tải. Do đó để đảm bảo chế độ vận hành an toàn, ổn định của
HTĐ thì vấn đề đảm bảo các điều kiện về an ninh, đảm bảo chất lượng, độ tin cậy và
ổn định điện áp cho hệ thống truyền tải điện là một yêu cầu cấp thiết.
Trong những năm gần đây, xu hướng truyền tải công suất trên ĐD 500kV Bắc–
Nam chủ yếu theo chiều từ miền Bắc, miền Trung vào miền Nam để đáp ứng nhu cầu
phụ tải miền Nam, khai thác tối đa và hiệu quả các nhà máy thủy điện. Trong năm
2017, hệ thống lưới điện truyền tải phải thực hiện phương thức truyền tải điện năng
cao từ miền Bắc và miền Trung vào miền Nam với công suất truyền tải lớn nhất trên
giao diện Bắc – Trung là 2.600MW, Trung – Nam là trên 4.600MW, sản lương điện
truyền tải từ miền Bắc và miền Trung vào miền Nam chiếm 23,4% tổng nhu cầu tiêu
thụ điên của toàn miền Nam [1]. Riêng trong một số thời điểm truyền tải Bắc – Trung
theo chiều từ miền Trung ra miền Bắc trong chế độ thấp điểm đêm do miền Bắc vào
giai đoạn cuối mùa lũ, giảm khai thác thủy điện miền Bắc. Để đảm bảo cấp điện cho
miền Nam trong các năm vừa qua đường dây 500 kV luôn phải truyền cao công suất từ
miền Bắc, Trung vào miền Nam nên luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro khi xảy ra sự cố
N-1 trên đường dây 500 kV. Việc đưa vào vận hành các đường dây 500 kV mạch 3
Pleiku - Cầu Bông và đường dây 500kV Phú Lâm - Ô Môn trong năm 2014 đã góp
phần nâng cao giới hạn truyền tải trên giao diện Trung - Nam, cải thiện điện áp và
nâng cao độ ổn định, tin cậy cho hệ thống điện truyền tải Việt Nam.

Đường dây 500kV sinh ra một lượng vô công rất lớn (xấp xỉ 1.04 MVar/km),
đây là nguồn bổ sung công suất phản kháng quan trọng đóng vai trò đảm bảo chế độ
điện áp HTĐ. Tuy nhiên, tại nhiều thời điểm khi phụ tải HTĐ Quốc gia xuống thấp,
hiện tượng điện áp cao thường xuất hiện tại các nút giữa ĐZ 500kV Bắc – Nam như
Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Dốc Sỏi, Pleiku, Đăk Nông, Di Linh điện áp vượt trên giới hạn cho
phép 525kV theo quy định tại thông tư 25/2016 Bộ Công thương. Đặc biệt, hiện tượng
điện áp cao xuất hiện tại nhiều nút trên lưới điện 500kV Bắc - Nam trong các dịp nghỉ
lễ lớn như Tết nguyên đán, 30/4-1/5, 2/9. Trong thực tế vận hành chỉ riêng Trạm Biến
áp 500kV Di Linh trong năm 2016 đã có 552 lần và 6 tháng đầu năm 2017 có 188 lần
điện áp vượt ngưỡng 525kV (từ 530kV đến 548kV); thời gian xảy ra điện áp cao năm
2016 là 96043 phút (bình quân 4,4 giờ/ ngày) và 6 tháng đầu năm 2017 là 55137 phút
(bình quân 5,1 giờ/ngày), để đảm bảo điện áp trong giới hạn cho phép, điều độ viên
trực ban ngoài việc đưa các kháng bù ngang vào vận hành đã phải thực hiện cắt các
ĐZ 500kV và 220kV cũng như chuyển nhiều tổ máy thủy điện như Sơn La, Hòa Bình,
Thác Bà, Yali, Buôn Kuôp, Srepok 3, Đồng Nai 4, Trị An sang chế độ chạy bù.


2

Hiện tượng điện áp thấp có thể xuất hiện trong các chế độ khác nhau:
- Vào mùa khô, hiện tượng điện áp thấp có thể xuất hiện tại các trạm biến áp
500kV khu vực miền Nam do nhu cầu truyền tải Trung - Nam tăng cao, điện áp thấp
nhất tại Tân Định, Phú Lâm, Nhà Bè, Ô Môn. Để đảm bảo chế độ điện áp, điều độ viên
đã phải thực hiện tách các kháng bù ngang trên lưới 500kV khu vực miền Nam (tại các
Trạm biến áp 500kV Tân Định, Di Linh, Đăk Nông, Ô Môn, Phú Lâm), thực hiện các
biện pháp thay đổi kết dây và huy động tối đa nguồn công suất vô công từ các tổ máy,
các tụ bù ngang 110 kV trên lưới miền Nam (~ 1000 MVar). Trong các giai đoạn có
sửa chữa lớn liên quan tới nguồn điện trong khu vực miền Nam (như: các đợt cắt khí,
các khoảng thời gian sửa chữa NMĐ lớn …), đã phải thực hiện huy động thêm các tổ
máy nhiệt điện chạy dầu để đảm bảo chế độ điện áp lưới điện miền Nam.

- Vào mùa lũ, do các nhà máy nhiệt điện than khu vực miền Bắc huy động tối
thiểu, tại các trạm biến áp 500kV khu vực miền Bắc như Thường Tín, Hiệp Hòa xuất
hiện điện áp thấp vào các giờ cao điểm tại trong các ngày phụ tải tăng cao (chủ yếu
trong các tháng 7, 8). Trong năm 2015, 2016 phụ tải tăng cao đột biến vào một số thời
điểm mùa hè cũng đã gây ra hiện tượng điện áp thấp tại các trạm phía bắc như trạm
biến áp 500kV Thường Tín, Hiệp Hòa.
Trên HTĐ 500kV hiện nay, các kháng bù ngang chỉ được xem xét trang bị riêng
cho từng đoạn đường dây 500kV, trong đó dung lượng kháng chủ yếu được tính toán
dựa trên nguyên tắc đảm bảo không gây quá áp trong chế độ phóng điện đường dây,
nên các kháng bù ngang đa phần chỉ trang bị cho các ĐZ 500kV dài trên 100km và tỷ
lệ bù ngang hạn chế ở mức 60÷70% nhằm tránh hiện tượng cộng hưởng điện áp. Tuy
nhiên trong các năm gần đây, do nguyên tắc tính toán KBN chỉ dựa trên điều kiện
phóng điện nên nhiều ĐZ 500kV mới đưa vào vận hành chủ yếu là các đường dây
ngắn tại miền Bắc và miền Nam không được trang bị kháng bù ngang như: Nho Quan
– Thường Tín, Thường Tín – Quảng Ninh mạch 2, Quảng Ninh - Mông Dương mạch
kép, Phú Mỹ - Sông Mây mạch kép, Sông Mây – Tân Định. Tính đến hết năm 2015, tỷ
lệ kháng bù ngang trên HTĐ 500kV như sau: Toàn tuyến ĐZ 500kV Bắc – Nam đạt
xấp xỉ 61.3%. Trong đó, Miền Bắc (các ĐZ 500kV trong miền tính đến trạm Nho
Quan) đạt: ~ 51%; Miền Trung (nếu tính từ Nho Quan – Cầu Bông) đạt ~ 66.6%;
Miền Nam (các ĐZ 500kV trong miền tính từ trạm Cầu Bông) đạt: ~ 52.2%. Trong
giai đoạn 2017 – 2019 tiếp tục có nhiều ĐZ 500kV ngắn theo thiết kế không có kháng
bù ngang đưa vào vận hành ở miền Bắc và miền Nam như: Phố Nối – Bắc Ninh 2 –
Đông Anh – Hiệp Hòa (71km năm 2017), Nho Quan – Thường Tín mạch 2 (75km –
năm 2017), Tây Hà Nội - Thường Tín mạch kép (2x40km – năm 2018), Nghi Sơn - Rẽ
Nho Quan Hà Tĩnh (4x30km – năm 2018), Nam Định 1 - Phố Nối (2x104km – năm
2018), Quảng Trạch I - Vũng Áng I (2x17.5km – năm 2020), Duyên Hải – Mỹ Tho
(2x113km – năm 2016), Đức Hòa - Rẽ Phú Lâm Cầu Bông (4x8km – năm 2017), Mỹ


3


Tho – Đức Hòa mạch kép (2x60km – năm 2017), Sông Mây – Tân Uyên mạch kép
(2x22km – năm 2017), NĐ Long Phú - Ô Môn kép (2x84km – năm 2018), Nhiệt điện
Sông Hậu – Đức Hòa (2x120km – năm 2018) ... Các ĐZ này khi vào vận hành sẽ tiếp
tục làm giảm tỷ lệ bù công suất phản kháng trên lưới 500kV của miền Bắc và miền
Nam. Tỷ lệ bù công suất phản kháng trên ĐZ 500kV giảm thấp tại miền Bắc và miền
Nam đã làm tăng thêm một lượng đáng kể công suất phản kháng dư thừa trên lưới điện
500kV và góp phần đẩy điện áp toàn hệ thống 500kV tăng cao.
Hệ thống điện Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức, đặc biệt là do
yếu tố lịch sử, địa lý và quá trình phát triển nhanh chóng, khiến HTĐ Việt Nam ngày
càng trở lên rộng lớn và phức tạp trong tính toán, thiết kế vận hành và điều khiển. Từ đó
củng phát sinh các vấn đề kỹ thuật cần phải được giải quyết, đặc biệt là những nghiên
cứu về ổn định điện áp. Trong luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến điện áp trong HTĐ, nguyên nhân cũng như đề xuất một số giải pháp để nâng
cao chất lượng điện áp trên lưới truyên tải 500kV, 220kV khu vực Miền Trung thuộc
lưới truyền tải của công ty Truyền tải điện 2 và công ty Truyền tải điện 3 quản lý.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các trạm biến áp và đường dây 220kV, 500kV khu vực miền Trung thuộc các
Công ty Truyền tải điện 2 và Công ty Truyền tải điện 3.
- Các giải pháp cải thiện, điều chỉnh nâng cao chất lượng điện áp trên lưới truyền
tải điện.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện trên lưới điện truyền tải. Hệ thống lưới điện truyền tải các tỉnh Quảng
Bình, QuảngTrị, Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Kon Tum, Bình
Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, ĐăkLăk, ĐăkNông, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình
Thuận thuộc Công ty Truyền tải điện 2 và Công ty Truyền tải điện 3 quản lý.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Do vấn đề điện áp cao trên lưới 500kV phụ thuộc nhiều vào cấu trúc nguồn, lưới
điện 500kV thực tế năm tính toán và đặc biệt là tính chính xác của nhu cầu phụ tải

thực tế, nên các năm tính toán càng xa sẽ dẫn đến sai số càng lớn và đặc biệt do tiến độ
đưa vào vận hành của nguồn và lưới điện thực tế là có sai khác với quy hoạch đề ra
nên phạm vi đề án này chỉ xem xét tính toán trong vòng thời điểm 4 năm trở lại. Các
năm dự kiến tính toán là năm 2017, 2020 và có xét đến 2025. Mục tiêu giải pháp lắp
đặt thêm kháng bù ngang sẽ nghiên cứu chỉ đảm bảo tránh hiện tượng quá áp trong các
trường hợp vận hành bình thường và có thêm công cụ điều chỉnh điện áp trong các chế
độ đặc biệt (các dịp Tết Nguyên đán, ngày thống nhất 30/4- Quốc tế lao đông 1/5 và
Quốc khánh 2-9) giai đoạn đến năm 2025.


4

Nhiệm vụ chính của đề tài là xem xét đến kháng bù ngang lắp đặt trên thanh cái
500kV, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần đảm bảo điện áp vận hành các nút 220kV
và 500kV trong giới hạn cho phép theo quy định tại thông tư 25/2016 Bộ công thương
ở chế độ bình thường và sự cố nâng cao chất lượng điện năng, hạn chế việc thao tác
đáp ứng yêu cầu tiến độ đưa các Trạm Biến áp 220kV, 500kV vào vận hành trạm
không người trực, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, từ đó góp phần giảm tổn thất,
tăng năng suất lao động, giảm giá thành truyền tải điện và nâng cao ổn định hệ thống
điện.
Xác định phương án lắp đặt thêm các kháng bù ngang trên lưới điện 500kV để
đảm bảo về cơ bản tránh hiện tượng quá áp trong các trường hợp vận hành bình
thường và có thêm công cụ điều chỉnh điện áp trong các chế độ đặc biệt (các dịpTết
Nguyên đán, ngày thống nhất 30/4- Quốc tế lao đông 1/5 và Quốc khánh 2-9), hạn chế
số ĐZ 500kV, 220kV phải cắt để điều chỉnh điện áp, đảm bảo vận hành tin cậy vận
hành hệ thống điện.
4. Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp phương pháp tính toán, kiểm tra, thu thập số liệu thực tế thông số vận
hành, dự báo phụ tải tại các Trung tâm điều độ hệ thống điện ( A0, A2, A3) các Công ty
Truyền tải điện 2,3,4. Sử dụng phần mềm PSS/E tínht toán, phân tích, đánh giá trào

lưu công suất, điện áp tại các nút 220kV, 500kV năm 2017, 2020 đề ra những giải
pháp phù hợp để điều chỉnh, cải thiện nâng cao chất lượng điện áp giai đoạn 20172020 có xét đến 2025
5. Đặt tên cho đề tài
Căn cứ vào mục đích, đối tượng phạm vi và phương pháp nghiên cứu đề tài được
đặt tên: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng điện áp trên lưới
truyền tải điện khu vực miền Trung giai đoạn 2017-2020 có xét đến 2025”.
6. Bố cục luận văn
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về hệ thống điên Việt Nam
Chương 2: Cơ sở tính toán phân tích hệ thống điện và các phần mềm tính toán
Chương 3: Tính toán phân tích các chế độ làm việc của hệ thống truyền tải điện
miền Trung
Chương 4: Tính toán đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng điện áp của
hệ thống truyền tải điện miền Trung
Chương 5: Kết luận và kiến nghị


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2017-2025
1.1. Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển hệ thống điện Việt Nam
1.1.1. Hệ thống lưới điện truyền tải
Lưới điện truyền tải Việt Nam bắt đầu được xây dựng từ những năm 1960 với
đường dây 220kV Đa Nhim – Sài Gòn gồm 729 vị trí trụ, chiều dài 257km và trạm
biến áp 220kV Sài Gòn (3x63) MVA. Sau hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển, đến
nay lưới điện truyền tải đã lớn mạnh với hàng vạn km đường dây và hàng trăm trạm
biến áp [2].
Ngày 27 tháng 5 năm 1994, lưới điện 500kV chính thức được đưa vào vận hành

với đường dây 500kV Bắc-Nam dài gần 1.500 km và các trạm biến áp 500kV Hòa
Bình, Hà Tĩnh, Pleiku và Phú Lâm với tổng công suất các trạm biến áp 500kV là
2.700MVA, là bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của lưới điện truyền
tải. Năm 1999, hệ thống 500kV được bổ sung thêm 26 km đường dây 500kV mạch
kép Yaly - Pleiku, nâng tổng chiều dài các đường dây 500kV lên đến 1.531 km.
Những năm tiếp theo lưới điện 500kV càng ngày càng phát triển với việc xây dựng
đường dây 500kV mạch 2 từ Trạm biến áp 500kV Nho Quan đến Trạm biến áp 500kV
Phú Lâm đóng điện vận hành ngày 19/5/2004. Lưới truyền tải 500kV là xương sống
của hệ thống điện Việt Nam. Chạy suốt từ Bắc vào Nam đóng một vai trò vô cùng
quan trọng trong cân bằng năng lượng của toàn quốc và có ảnh hưởng lớn tới độ tin
cậy cung cấp điện của từng miền.
Năm 2006, lưới điện truyền tải phát triển với gần 9.000 km đường dây và
21.000MVA dung lượng máy biến áp từ 220kV đến 500kV được quản lý vận hành bởi
các Công ty Truyền tải điện 1, 2, 3, 4 trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Năm 2007, “Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2006 – 2015 có
xét đến năm 2025” được phê duyệt theo Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày
18/07/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Lưới điện truyền tải được định hướng phát triển
đồng bộ với nguồn điện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước
với mức tăng GDP khoảng 8,5% - 9%/năm giai đoạn 2006 – 2010 và dự báo nhu cầu
điện tăng ở mức 17% trong giai đoạn 2006 – 2015.
Ngày 1/7/2008, Tổng Công ty Truyền tải Quốc Gia được thành lập trên cơ sở tổ
chức lại 04 Công ty Truyền tải điện 1, 2, 3, 4 và 03 Ban Quản lý dự án các Công trình
điện miền Bắc, miền Trung và miền Nam theo lộ trình hình thành và phát triển thị trường
điện, mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của lưới điện truyền tải Việt Nam.
Hệ thống lưới điện truyền tải 220kV, 500kV của Việt Nam do Tổng Công ty
Truyền tải điện Quốc gia quản lý đã vươn tới hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước


6


liên kết hệ thống điện các miền thành hệ thống điện hợp nhất và từng bước kết nối với
lưới truyền tải điện của các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia trong khu vực với
công nghệ ngày càng hiện đại như đường dây nhiều mạch, nhiều cấp điện áp, cáp
ngầm cao áp 220kV, trạm GIS 220kV, trạm không người trực, hệ thống điều khiển tích
hợp bằng máy tính, thiết bị định vị sự cố, giám sát dầu online, hệ thống SCADA…
Tính đến 31 tháng 12 năm 2017 hệ thống lưới điện truyền tải 220kV, 500kV do
Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia quản lý gồm:
-Hệ thống truyền tải 500kV: Về Trạm biến áp 500kV có 27 trạm biến áp với 49
máy biến áp 500kV tổng dung lượng 29.400 MVA, có 24 máy biến áp 220kV tổng
dung lượng 2.000 MVA và 2 máy biến áp 110kV tổng dung lượng 126 MVA. Về
đường dây 500kV có tổng chiều dài 7.500,322km trong đó có 3.390,665 km đường
dây đơn 1 mạch và 2.054,826 km đường dây kép 2 mạch (Phụ lục 1).
-Hệ thống truyền tải 220kV: Về Trạm biến áp 220kV có 110 trạm biến áp, với
192 máy biến áp 220kV tổng dung lượng 40.563 MVA và 65 máy biến áp 110kV tổng
dung lượng 3.499 MVA. Về đường dây 220kV có tổng chiều dài là 16.857,06 km,
trong đó có 3.813,38 km đường dây đơn; 5.947,79 km đường dây kép 2 mạch;
49,44km đường dây kép 3 mạch; 249,942 km đường dây kép 4 mạch (Phụ lục 2).
Hệ thống Truyền tải điện Việt Nam được phân giao cho các đơn vị trực thuộc
Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia quản lý gồm:
-Công ty Truyền tải điện 1: Phạm vi quản lý các tỉnh phía Bắc đến Hà Tĩnh.
-Công ty Truyền tải điện 2: Phạm vi quản lý 7 tỉnh Bắc miền Trung bao gồm
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và
Kon Tum.
-Công ty Truyền tải điện 3: Phạm vi quản lý 9 tỉnh Nam miền Trung và Tây
Nguyên gồm có Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai,
ĐăkLăk, Đăk Nông và Lâm Đồng.
-Công ty Truyền tải điện 4: Phạm vi quản lý các tỉnh Phía Nam từ các tỉnh Đồng
Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu đến Cà Mau.
1.1.2. Hệ thống nguồn điện
Hệ thống nguồn điện tính đến cuối tháng 12 năm 2016, tổng công suất đặt của

các nhà máy điện trong hệ thống đạt xấp xỉ 41.218 MW. Trong đó, tổng công suất đặt
của các nhà máy thủy điện là 17.138 MW chiếm 41,6%, nhiệt điện than là 14.327 MW
chiếm 34.76%, tuabin khí là 7.219 MW chiếm 17,5% và nhiệt điện dầu là 1.494MW
chiếm 3.6%, năng lượng tái tạo là 1.040 MW chiếm 2.5%. Phụ lục 3.
Khu vực tập trung nhiều thủy điện là vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Trung Trung
Bộ. Khu vực tập trung nhiệt điện Than là Đông Bắc, Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ.
Khu vực tập trung nhiệt điện Khí là vùng Đông Nam Bộ. Trung tâm phụ tải lớn là khu
vực Hà Nội và Đông Nam Bộ.


Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống điện Việt Nam năm 2018

7


Hình 1.2: Sơ đồ hệ thống lưới điện 500kV Quốc gia đến 31/12/2017

8


Hình 1.3 Sơ đồ lưới điện Truyền tải Việt Nam đến 31/12/2017

9


Hình 1.4: Sơ đồ lưới điện truyền tải Miền Trung đến 31/12/2017

10



11
1.2. Cấu trúc của lưới điện miền Trung năm 2017
1.2.1. Sơ đồ lưới điện miền Trung năm 2017. (Hình 1.4)
1.2.2. iới thiệu về nguồn điện
Hệ thống nguồn điện miền Trung tính đến cuối tháng 12 năm 2017 có tổng
công suất đặt của các nhà máy điện xấp xỉ 9457.95 MW. Trong đó, tổng công suất đặt
của các nhà máy thủy điện là 7132.95 MW chiếm 75,4%, nhiệt điện than là 1200 MW
chiếm 12.7%, năng lượng tái tạo là 1125 MW chiếm 11.9% .
Bảng 1.1: Nguồn điện miền Trung tính đến cuối tháng 12 năm 2017
Công Suất đặt
STT
Tên Nhà máy
Ghi chú
(MW)
1.
Thủy điện Pleikrong
100
2.
Thủy điện Ialy
720
3.
Thủy điện Sê San 3
260
4.
Thủy điện Sê San 3A
108
5.
Thủy điện Sê San 4
360
6.

Thủy điện Sê San 4A
64,95
7.
Thủy điện Vĩnh Sơn
66
8.
Thủy điện Sông Hinh
70
9.
Thủy điện Buôn Tua Sah
86
10.
Thủy điện Buôn Kuốp
80
11.
Thủy điện Srepok 3
220
12.
Thủy điện Srepok 4
80
13.
Thủy điện Srepok 4A
64
14.
Thủy điện Quảng Trị
64
15.
Thủy điện A Vương
210
16.

Thủy điện Sông Côn 2
60
17.
Thủy điện Bình Điền
44
18.
Thủy điện Sông Ba Hạ
220
19.
Thủy điện KrongH'nang
64
20.
Thủy điện An Khê/Kanak
160
21.
Thủy điện Hương Điền
81
22.
Thủy điện Sông Tranh 2
190
23.
Thủy điện Đăktih
82
24.
Thủy điện Đăk Đrinh
125
25.
Thủy điện Sông Bung 4A
49
26.

Thủy điện Sông Bung 5
57
27.
Thủy điện A Lưới
170
28.
Thủy điện Đăk Mi
148 + 42 + 18


×