Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Ứng dụng công nghệ gis xây dựng hệ thống quản lý mạng lưới viễn thông tại tỉnh savannakhet (lào)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.68 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

SENGTHIENG CHITTAPHONE

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
MẠNG LƯỚI VIỄN THÔNG TẠI TỈNH SAVANNAKHET (LÀO)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

SENGTHIENG CHITTAPHONE

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
MẠNG LƯỚI VIỄN THÔNG TẠI TỈNH SAVANNAKHET (LÀO)

Chuyên ngành: Khoa học máy tính
Mã số: 60.48.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh

Đà Nẵng - Năm 2017


i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tôi, không
sao chép ở bất kỳ công trình khoa học nào trước đây. Các kết quả nêu trong luận văn có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về luận
văn này.
Học viên

SENGTHIENG CHITTAPHONE


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các quý thầy cô giáo, khoa
chuyên ngành Công nghệ thông tin, Trường Đại học Bách khoa đã tận tình giảng dạy,
truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi theo học tại
chương trình. Các kiến thức, kinh nghiệm quý báu của các Quý thầy cô giáo không chỉ
giúp cá nhân tôi hoàn thiện hệ thống kiến thức trong học tập mà còn giúp tôi ứng dụng
các kiến thức đó trong công tác hiện tại tại đơn vị.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh đã rất
nhiệt tình và tâm huyết trong việc định hướng và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Ngoài ra, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Sở Bưu chính viễn thông,
Giám đốc và cán bộ nhân viên các doanh nghiệp Viễn thông Sky Telecom, Lao Telecom,
ETL Telecom đã tạo điều kiện cung cấp những các số liệu và những kiến thức thực tiễn
cho tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin được bày tỏ tình cảm với gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã tạo điều
kiện để cá nhân tôi có thể dành thời gian cho khóa học. Xin chân thành cảm ơn những
người bạn lớp cao học K32, trong gần 2 năm qua đã luôn luôn động viên, khích lệ và hỗ
trợ tôi trong quá trình học tập.

Trong quá trình thực hiện Luận văn mặc dù đã cố gắng hết mình, song chắc chắn
luận văn của tôi vẫn còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo vào đóng
góp tận tình của các thầy cô để luận văn của tôi được hoản thiện hơn.
Đà Nẵng, Ngày 15 tháng 11 năm 2017

Tác Giả: SENGTHIENG CHITTAPHONE


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………………….i
LỜI CẢM ƠN….……………………………………………………………………….ii
MỤC LỤC………………………………………………….………………………….iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT………………………………………………….....vi
DANH MỤC CÁC BẢNG…………………………………………………………. .viii
DANH MỤC CÁC HÌNH…………………………………………………………..….ix
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3
2.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................... 3
2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4
6. Bố cục của luận văn .............................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ .......................... 5
1.1. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) ......................................................................... 5

1.1.1.Khái niệm về GIS ...................................................................................... 6
1.1.2. Các thành phần của GIS………………………………………………...8
1.1.3. Ứng dụng công nghệ thông địa lý (GIS) ................................................ 11
1.2. Ứng dụng giải pháp GEOSERVER trong hệ thống thống tin quản lý mạng lưới
viễn thông viên thông tại tỉnh Savannakhet. ........................................................... 23
1.2.1. Tổng quan GEOSEOVER ...................................................................... 23
1.2.2. Qui trình hiển thị bản đồ trong Geoserver lên giao diện WebGis .......... 25
1.2.3. Tổng quan về mạng viễn thông .............................................................. 28
1.3. Kết chương ....................................................................................................... 32
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
TRÊN NỀN GIS ............................................................................................................ 33


iv

2.1. Mô tả hệ thống ................................................................................................. 33
2.1.1. Yêu cầu chức năng ................................................................................. 33
2.1.2. Mô hình hệ thống ................................................................................... 34
2.2. Các ca sử dụng ................................................................................................. 35
2.2.1. Sơ đồ Use-case ....................................................................................... 35
2.2.2. Đặc tả Use - Case ................................................................................... 38
2.3. Biểu đồ hoạt động ............................................................................................ 41
2.3.1 Các ký hiệu .............................................................................................. 41
2.3.2 Quản trị người dùng ................................................................................ 41
2.3.3 Khai thác điểm thông tin bản đồ ............................................................. 42
2.3.4 Quản lý điểm viễn thông ......................................................................... 42
2.3.5 Quản lý phường xã .................................................................................. 43
2.3.6 Quản lý quận huyện ................................................................................. 43
2.3.7 Quản lý nhà mạng.................................................................................... 44
2.4. Mô tả cơ sở dữ liệu .......................................................................................... 44

2.4.1. Mô tả dữ liệu .......................................................................................... 44
2.4.2 Chi tiết các thực thể dữ liệu ..................................................................... 45
2.5. Kết chương ....................................................................................................... 47
CHƯƠNG 3 CÀI ĐẶT VÀ THỬ NGHIÊM HỆ THỐNG .......................................... 48
3.1. Cài đặt và phát triển hệ thông .......................................................................... 48
3.1.1. Các công cụ xây dựng phần mềm .......................................................... 48
3.1.2. Cách tổ chức các lớp dữ liệu (layers) chồng lớp trên Geoserver ........... 50
3.1.3. Kết quả hiển thị các lớp dữ liệu trên Geoserver ..................................... 52
3.1.4. Hiển thị bản đồ từ các lớp dữ liệu trong GEOSERVER ........................ 53
3.1.5. Xây dựng tầng giao diện ........................................................................ 58
3.2.Thử nghiệm hệ thống ........................................................................................ 60
3.2.1. Kết quả giao diện các chức năng hệ thống ............................................. 60
3.2.2. Đánh giá kết quả thử nghiệm ................................................................... 64
3.3. Kết chương ....................................................................................................... 65
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN .................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 67


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trạm trung chuyển thu và phát sóng

BTS

Base Tranceiver Station

BSC

Base Station Control


Trạm điều khiển cơ sở

DSM

Digital Surface Model

Mô hình bề mặt số

DTM
DTPV

Digital Terrain Model

Mô hình địa hình số
Diện tích phục vụ

ETL

Enterprise of Telecommuni
cations Lao
Geographic

GIS

Information

System
Geography


GISLAOPT

điện thoại di động

System

Information

Lao

Post

and

Telecommunication

Doanh nghiệp viễn thông Lào

Hệ thống thông tin địa lý

Hệ thống thông tin địa lý của Bưu
chính và Viễn thông Lào
Hệ thống định vị toàn cầu

GPS

Global Positioning System

HTML


Hypertext Markup Language Nguôn ngữ đánh dấu siêu văn bản

IIS

Internet Information Service Dịch vụ thông tin trên internet

LTC

Lao Telecommunications
Company
Open Geospatial
Consortium

OGC

Remote Sensing

tin
Supervisory Control And Điều khiển giám sát và thu nhận dữ
Data Acquisition

liệu
Ủy ban nhân dân

UBND
WKB

Viễn thám
Sở Bưu chính Viễn thông và Thông


SBCVT&TT

SCADA

Tổ chức tiêu chuẩn nguồn mở GIS
Chuyển vùng

Roaming
RS

Công ty Viễn thông Lào

Well Known Binary

Định dạng trao đổi và lưu trữ CSDL
GIS theo chuẩn OGC


vi

Ngôn ngữ đánh dấu văn bản cho các
WKT

Well Known Text

đối tượng hình học cấu trúc vector
trên bản đồ

WMS


Web Map Service

Dịch vụ bản đồ web

WCS

Web Coverage Service

Dịch vụ phủ song web

WFS

Web Feature Service

Dịch vụ tính năng web


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
SỐ HIỆU

TÊN BẢNG

TRANG

Bảng 2.1.

Bảng yêu cầu chức năng của hệ thống quản lý


33

Bảng 2.2.

Bảng nhóm use – case quản lý người dùng

38

Bảng 2.3.

Bảng nhóm use – case quản lý điểm BTS

38

Bảng 2.4.

Bảng nhóm use – case quản lý phường xã

39

Bảng 2.5.

Bảng nhóm use – case quản lý quận huyện

40

Bảng 2.6.

Bảng nhóm use – case quản lý nhà mạng


41

Bảng 2.7.

Bảng các ký hiệu của biểu đồ chức năng

42

Bảng 2.8.

Dữ liệu nền của Quận/Huyện

45

Bảng 2.9.

Dữ liệu nền Xã/Phường

45

Bảng 2.10.

Dữ liệu nền Company (nhà mạng)

45

Bảng 2.11.

Dữ liệu trạm BTS


46

Bảng 2.12.

Dữ liệu về quản trị hệ thống

47

Bảng 2.13.

Dữ liệu về thành viên

47

Bảng 3.1.

Mô tả các lớp dữ liệu (layers) trên Geoserver

51

Bảng 3.2.

Đánh giá kết quả thử nghiệm

64


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

SỐ HIỆU

TÊN HÌNH

TRANG

Hình 1.1.

Hệ thống tin địa lý

8

Hình 1.2.

Các thành phần của GIS

8

Hình 1.3.

Tầng bản đồ

10

Hình 1.4.

Các nhóm chức năng của GIS

15


Hình 1.5.

Buffer bên trong một hình có bán kính xác định

19

Hình 1.6.

Kết quả tìm kiếm theo địa chỉ

20

Hình 1.7.

Kết quả tìm kiếm trên mạng giao thông

21

Hình 1.8.

Mô hình GeoServer

24

Hình 1.9.

Các loại định dạng dữ liệu GeoServer có thể truy xuất

25


Hình 1.10.

Quy trình hiển thị bản đồ trong GeoServer [14]

25

Hình 1.11.

Các thành phần cơ bản của viễn thông

28

Hình 1.12.

Bản đồ nhà mạng viễn thông ETL

30

Hình 1.13.

Bản đồ nhà mạng viễn thông Lao Telecom

30

Hình 1.14.

Bản đồ nhà mạng viễn thông Sky Telecom

31


Hình 1.15.

Bản đồ nhà mạng viễn thông Unitel Telecom

31

Hình 1.16.

Bản đồ nhà mạng viễn thông Beeline

32

Hình 2.1

Mô hình hệ thống

34

Hình 2.2.

Quản trị người dùng

35

Hình 2.3.

Khai thác thông tin bản đồ

35


Hình 2.4.

Quản lý điểm viễn thông

36

Hình 2.5.

Quản lý nhà mạng

36

Hình 2.6.

Quản lý phường xã

37

Hình 2.7.

Quản lý quận huyện

37

Hình 2.8.

Sơ đồ quản trị người dùng

41


Hình 2.9.

Khai thác điểm thông tin bản đồ

42

Hình 2.10.

Sơ đồ quản lý điểm viễn thông

42

Hình 2.11.

Sơ đồ quản lý phường xã

43


ix

Hình 2.12.

Sơ đồ quản lý quận huyện

43

Hình 2.13.

Sơ đồ quản lý nhà mạng


44

Hình 2.14.

Mô hình cơ sở dữ liệu

44

Hình 3.1.

Cách tổ chức các lớp dữ liệu chồng lớp trên Geoserver

50

Hình 3.2.

Các lớp dữ liệu trong Geoserver

52

Hình 3.3.

Kết quả hiển thị lớp ranh giới huyện

52

Hình 3.4.

Kết quả hiển thị lớp ranh giới tỉnh


53

Hình 3.5.

Sơ đồ quản trị hệ thống quản lý mạng lưới viễn thông

58

Hình 3.6.

Trang web dành cho người quản trị

58

Hình 3.7.

Sơ đồ web dành cho người dung

59

Hình 3.8.

Giao diện trang chủ

59

Hình 3.9.

Xem thông tin điểm BTS


59

Hình 3.10.

Cài đặt các lớp dữ liệu lên Geoserver

60

Hình 3.11.

Giao diện chương trình khi chưa đăng nhập

60

Hình 3.12.

Giao diện đăng nhập hệ thống

61

Hình 3.13.

Trang sau khi đăng nhập hệ thống

61

Hình 3.14.

Xem thông tin chi tiết của một trạm BTS


62

Hình 3.15.

Danh sách trạm BTS

62

Hình 3.16.

Danh sách phường xã

62

Hình 3.17.

Thêm, sửa thông tin Phường/Xã

63

Hình 3.18.

Danh sách quận/huyện

63

Hình 3.19.

Thêm, Sửa thông tin quận/huyện


63

Hình 3.20.

Danh sách công ty nhà mạng

64

Hình 3.21.

Thêm, sửa thông tin công ty nhà mạng

64


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông tỉnh Savannakhet được đầu tư và
phát triển rộng khắp, hệ thống cáp quang được kéo đến 96% trung tâm các xã; mạng
lưới trạm thu phát sóng được phát triển mạnh mẽ, toàn tỉnh đã có trên 889 trạm Base
Tranceiver Station (BTS) phủ sóng trên hầu hết các khu vực trên địa bàn tỉnh, mạng 2G,
3G và 4G cũng đã được phủ sóng đến trung tâm các huyện, xã, các khu công nghiệp,
trên 500 trạm viễn thông, hơn 431 điểm cung cấp dịch vụ viễn thông, internet. Nhìn
chung, mạng lưới cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Savannakhet cơ bản đã đáp
ứng được nhu cầu sử dụng thông tin của người dân trên địa bàn tỉnh.
Các số liệu này được Sở Bưu chính Viễn thông và Thông tin (SBCVT & TT)

tỉnh cập nhật và lưu trữ nhưng vẫn còn riêng lẽ, dưới nhiều định dạng khác nhau. Dữ
liệu quản lý và lưu trữ chủ yếu là dữ liệu trên giấy và dạng dữ liệu điện tử, bao gồm các
file Word, Excel, chưa hệ thống hóa thành một cơ sở dữ liệu thống nhất, cơ sở dữ liệu
nền chung việc cập nhật, thống kê, xử lý thông tin còn nhiều hạn chế và tốn thời gian.
Hiện tại chưa có công cụ hỗ trợ tốt trong việc kết hợp các thông tin về hiện trạng mạng
lưới, thông tin về quản lý, chưa được gắn liền với bản đồ số nên gây ra khó khăn trong
công tác quản lý, quản lý việc phát triển hạ tầng mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh. Từ
đó làm cho công tác quản lý, thẩm định, thanh kiểm tra phải mất nhiều thời gian, chưa
khoa học, chưa có kết nối dữ liệu từ tỉnh đến huyện, từ Sở Bưu chính Viễn thông và
Thông tin đến các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, đến các cơ quan quản lý liên
quan.
Vấn đề đặt ra cho quản lý nhà nước về lĩnh vực thông tin và truyền thông là hỗ
trợ tích cực cho các doanh nghiệp nhưng đảm bảo cảnh quan đô thị, tránh chồng chéo
trong xây dựng mạng lưới và ảnh hưởng đến các hạ tầng kỹ thuật khác (giao thông, cấp
nước, thoát nước, điện…), phát triển đúng quy hoạch. Theo chỉ đạo của Bộ BCVT và
UBND tỉnh, các doanh nghiệp đã tiến hành ngầm hóa và hợp tác dùng chung mạng lưới.
Đây cũng là bài toán đặt ra cho Sở BCVT trong việc quản lý và tham mưu cho lãnh đạo
liên quan đến hoạt động và phát triển thông tin và truyền thông tại địa phương. Điều này
cần có những công cụ hỗ trợ quản lý chính xác và hữu hiệu thì công nghệ GIS là sự lựa
chọn phù hợp nhất hiện nay. Đến nay, tại Sở bưu chính viễn thông nói riêng và Bộ bưu


2

chính viễn thông của Lào nói chung chưa có hệ thống quản lý mạng lưới viễn thông đáp
ứng những yêu cầu hiện tại.
Vì những lý do như trên, tôi đề xuất chọn đề tài luận văn cao học: “Ứng dụng
công nghệ GIS xây dựng hệ thống quản lý mạng lưới viễn thông tại tỉnh
Savannakhet (Lào)”.



3

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 . Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS nâng cao hiệu quả quản lý về hạ tầng viễn
thông, trong đó chú trọng quản lý việc phát triển, giám sát hạ tầng viễn thông và việc
quản lý khoảng cách giữa các trạm BTS, quản lý dùng chung trạm BTS tại tỉnh
Savannakhet.
2.2. Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng trên nền GIS về hạ tầng và trạm BTS trên địa
bàn tỉnh phục vụ quản lý nhà nước.
- Hỗ trợ doanh nghiệp quản lý, theo dõi hiện trạng tình hình hạ tầng trạm BTS để
định hướng phát triển hạ tầng của doanh nghiệp.
- Tăng khả năng dùng chung hạ tầng, định hướng cho việc quy hoạch phát triển
trạm BTS trên địa bàn tỉnh Savannakhet.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống thông tin địa lý
- Các yếu tố dẫn đến hệ thống quản lý mạng lưới viễn thông.
- Thông tin dữ liệu mạng lưới viễn thông, bản đồ hành chính tỉnh Savannakhet.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu và đề xuất mô hình hệ thống thông tin địa lý quản lý hạ tầng viễn
thông và quản lý khoảng cách giữa hai trạm BTS bất kỳ trên địa bàn tỉnh Savannakhet
phù hợp với phân hệ tích hợp trong hệ thống GISLAOPT.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu để nghiên cứu, phân tích hạ tầng trạm BTS thuộc doanh
nghiệp quản lý, khu vực tỉnh.
- Mô hình sau khi thiết kế được cài đặt vào hệ quản trị cơ sở dữ liệu phục vụ nhiều

người dùng chạy trên hệ thống máy chủ GISLAOPT.
- Xây dựng phần mềm cho phép xem, truy vấn, hỗ trợ một số chức năng cơ bản quản
lý trạm BTS.
4. Nội dung nghiên cứu
1) Khảo sát và đánh giá hạ tầng viễn thông và trạm BTS của doanh nghiệp khu
vực tỉnh Savannakhet.


4

2) Nghiên cứu bài toán quản lý, quy hoạch trạm BTS (phạm vi nghiên cứu quy
hoạch khoản cách giữa hai trạm bất kỳ) và hạ tầng viễn thông khu vực tỉnh Savannakhet.
3) Xây dựng bản đồ quản lý hạ tầng trạm BTS khu vực tỉnh Savannakhet.
4) Nghiên cứu, thiết kế, xây dựng phần mềm mô phỏng và hạ tầng viễn thông trên
công nghệ GIS.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài xác định mục tiêu nghiên cứu ứng dụng GIS trong quản lý hạ tầng viễn
thông và trạm BTS trên địa bàn tỉnh Savannakhet. Phương pháp nghiên cứu sẽ tiếp cận
các thành quả khoa học công nghệ hiện nay như công nghệ thông tin, khoa học thông
tin địa lý, lý thuyết đồ thị, cơ sở hạ tầng viễn thông và phương pháp quy hoạch và quản
lý đô thị.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, các phụ lục đính kèm, luận văn
được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Nghiên cứu tổng quan.
Nội dung chương 1 trình bày lý thuyết về GIS và những lĩnh vực khoa học ứng
dụng GIS để thiết kế hệ thống, cách ứng dụng giải pháp mã nguồn mở Geoserver trong
hệ thống thông tin quản lý mạng lưới viễn thông .
Chương 2: Phân tích và Xây dựng hệ thống GIS.
Nội dung chương 2 trình bày khái niệm liên quan và các nguyên lý cơ bản hổ trợ

cho việc triển khai ứng dụng WebGis trình bày bài toán hệ thống quản lý mạng lưới viễn
thông Trạm BTS, phân tích hệ thống và đưa ra giải pháp xây dựng ứng dụng.
Chương 3: Cài đặt và thử nghiệm hệ thống quản lý mạng lưới viễn thông trạm BTS
Trình bày các bước xây dựng ứng dụng trên nền bản đồ trực tuyến, xây dựng giao
diện ứng dụng minh họa và đánh giá kết quả đạt được trong quản lý trạm BTS trên nền
tảng GIS, xuất hiện các chức năng xem thông tin một trạm BTS khi người dùng bấm
chuột vào trạm.


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ
1.1. Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Địa lý (geography) được hình thành từ hai khái niệm: trái đất (geo-earth) và tiến
trình mô tả (graphy). Như vậy, địa lý được xem như tiến trình mô tả trái đất. Khi mô tả
trái đất, các nhà địa lý luôn đề cập đến quan hệ không gian. Chìa khóa của nghiên cứu
các quan hệ không gian là bản đồ. Theo Hiệp hội Bản đồ Quốc tế thì bản đồ là biểu diễn
bằng đồ họa tập các đặc trưng trừu tượng và các quan hệ không gian trên bề mặt trái đất.
Nói một cách khác bản đồ là quá trình chuyển đổi từ thông tin bề mặt trái đất sang bản
đồ giấy [7].
Hệ thống thông tin là tập các tiền xử lý dữ liệu thô để sản sinh ra các thông tin có
ích cho công tác lập quyết định. Chúng bao gồm các thao tác dẫn chúng ta đi từ lập kế
hoạch quan sát và thu thập dữ liệu tới lưu trữ và phân tích dữ liệu, tới sử dụng các thông
tin suy diễn trong việc lập quyết đinh. Theo quan niệm này thì bản đồ cũng là một loại
hệ thông tin. Bản đồ là tập hợp các dữ liệu, các thông tin suy diễn từ nó được sử dụng
vào công việc lập quyết định. Hệ thông tin địa lý là hệ thông tin được thiết kế để làm
việc với dữ liệu quy chiếu không gian hay tọa độ địa lý. Khái niệm hệ thông tin địa lý
được hình thành từ ba khái niệm: địa lý, thông tin và hệ thống được viết tắt là GIS. Ý
nghĩa của chúng được diễn giải như sau:

• Geographic Information System (Mỹ).
• Geographical Information System (Anh, Úc, Canada).
• Geographic Information Science (nghiên cứu lý thuyết và quan niệm của hệ
thông tin địa lý vá các công nghệ thông tin địa lý).
• Geographic Information Studies (nghiên cứu về ngữ cảnh xã hội của thông tin).
Khái niệm “địa lý” được sử dụng tại đây vì GIS trước hết liên quan đến các đặc
trưng địa lý hay không gian. Các đặc trưng này được ánh xạ hay liên quan đến các đối
tượng không gian. Chúng có thể là các đối tượng vật lý, văn hóa hay kinh tế trong tự
nhiên. Các đặc trưng trên bản đồ là biểu diễn ảnh của các đối tượng không gian trong
thế giới thực. Biểu tượng, màu và kiểu đường được sử dụng để thể hiện các đặc trưng
không gian khác nhau trên bản đồ 2D.
Khái niệm “thông tin” đề cập đến khối dữ liệu khổng lồ do GIS quản lý. Các đối


6

tượng thế giới thực đều có tập riêng các dữ liệu chữ-số thuộc tính hay đặc tính (còn gọi
là dữ liệu phi hình học, dữ liệu thống kê) và các thông tin vị trí cần cho lưu trữ, quản lý
các đặc trưng không gian.
Khái niệm “hệ thống” đề cập đến cách tiếp cận hệ thống của GIS. Mỗi trường hệ
thống GIS được chia nhỏ thành các môđun để dễ hiểu, dễ quản lý nhưng chúng được
tích hợp thành hệ thống thống nhất, toàn vẹn. Công nghệ thông tin đã trở thành quan
trọng, cần thiết cho tiệm cận này và hầu hết các hệ thống thông tin đều được xây dựng
trên cơ sở máy tính.
Khái niệm “công nghệ thông tin địa lý” (geographic information technology) là
công nghệ thu thập và xử lý thông tin địa lý. Chúng bao gồm ba loại cơ bản sau:
• Hệ thống định vị toàn cầu (global postioning system-GPS): đo đạc vị trí trên
mặt đất dựa trên cơ sở hệ thống các vệ tinh.
• Viễn thám (remote sensing): sử dụng vệ tinh để thu thập thông tin về trái đất.
• Hệ thông tin địa lý (GIS).

1.1.1. Khái niệm về GIS
GIS có thể hiểu một cách đơn giản là tập hợp các thông tin có liên quan đến yếu tố
địa lý một cách đồng bộ và logic. Như vậy, về ý tưởng nó được xuất hiện rất sớm cùng
với sự phát minh ra bản đồ. Nhưng sự hình thành rõ nét của hệ thông tin địa lý một cách
hoàn chỉnh, và đưa vào ứng dụng có hiệu quả thì cũng chỉ nghiên cứu phát triển trong
một số năm gần đây.Hay nói cách khác Hệ thống thông tin địa lý GIS là một công cụ
tập hợp những quy trình dựa trên máy tính để lập bản đồ, lưu trữ và thao tác dữ liệu địa
lý, phân tích các sự vật hiện tượng thực trên trái đất, dự đoán tác động và hoạch định
chiến lược. Một tập hợp có tổ chức của phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu và con
người được thiết kế để thu nhận, lưu trữ, cập nhật, thao tác phân tích làm mô hình và
hiển thị tất cả các dạng thông tin địa lý có quan hệ không gian nhằm giải quyết các vấn
đề về quản lý khác nhau [6].
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về GIS, nhưng đều có điểm giống nhau như: bao
hàm khái niệm dữ liệu không gian, phân biệt giữa hệ thông tin quản lý và GIS. So với bản
đồ thì GIS có lợi thế là lưu trữ dữ liệu và biểu diễn chúng là hai công việc tách biệt nhau.
Do vậy GIS cho khả năng quan sát từ các góc độ khác nhau trên cùng tập dữ liệu. Sau đây
là một số định nghĩa GIS hay sử dụng:


7

• Định nghĩa của dự án The Geographer’s Craft, khoa địa lý, trường đại học Texas
GIS là CSDL số chuyên dụng trong đó hệ trục tạo độ không gian là phương tiện
tham chiếu chính. GIS bao gồm các công cụ để thực hiện các công việc sau đây:
• Nhập dữ liệu từ bản đồ giấy, ảnh vệ tinh, ảnh máy bay, số liệu điều tra và các
nguồn khác.
• Lưu trữ dữ liệu, khai thác, truy vấn CSDL.
• Biến đổi dữ liệu, phân tích, mô hình hóa, bao gồm các dữ liệu thống kê và dữ
liệu không gian.
• Lập báo cáo, bao gồm các bản đồ chuyên đề, các bảng biểu, biểu đồ và kế hoạch.

Từ định nghĩa trên ta thấy rõ ba vấn đề sau của GIS. Thứ nhất, GIS có quan hệ với
ứng dụng CSDL, toàn bộ thông tin trong GIS đều liên kết với tham chiếu không gian,
CSDL GIS sử dụng tham chiếu không gian như phương tiện chính để lưu trữ và xâm
nhập thông tin. Thứ hai, GIS là công nghệ tích hợp, hệ GIS đầy đủ có các khả năng phân
tích bao gồm phân tích ảnh máy bay, ảnh vệ tinh hay tạo lập mô hình thống kê, vẽ bản
đồ... Cuối cùng, GIS được không chỉ xem như tiến trình phần cứng, phần mềm rời rạc
mà còn được sử dụng vào trợ giúp quyết định [8].
• Định nghĩa của David Cowen, Mỹ.
GIS là hệ thống phần cứng, phần mềm và các thủ tục được thiết kế để thu thập,
quản lý, xử lý, phân tích, mô hình hóa và hiển thị các dữ liệu qui chiếu không gian để
giải quyết các vấn đề quản lý và lập kế hoạch phức tạp.
Độ phức tạp của thế giới thực là không giới hạn, song con người luôn mong lưu
trữ, quản lý các dữ liệu về thế giới thực thế nên phải có CSDL lớn vô hạn để lưu trữ
thông tin chính xác về chúng. Do vậy, để lưu trữ được dữ liệu không gian của thế giới
thực và máy tính thì phải giảm số lượng dữ liệu đến mức có thể quản lý được bằng tiến
trình đơn giản hóa hay trừu tượng hóa. Trừu tượng là đơn giản một cách thông minh,
trừu tượng cho ta tổng quát hóa và ý tưởng hóa vấn đề đang xem xét, loại bỏ các chi tiết
dư thừa mà chỉ tập trung vào các điểm chính, cơ bản. Các đặc trưng đại lý phải được
biểu diễn bởi các thanh phần rời rạc hay các đối tượng để lưu vào CSDL máy tính [8].


8

Hình 1.1. Hệ thống tin địa lý
Ý nghĩa chủ yếu của tin học hóa thông tin địa lý là khả năng tích hợp các kiểu và
nguồn dữ liệu khác biệt. Mục tiêu của GIS là cung cấp cấu trúc một cách hệ thống để
quản lý các thông tin địa lý khác nhau và phức tạp, đồng thời cung cấp các công cụ, các
thao tác hiển thị, truy vấn, mô phỏng... Cái GIS cung cấp là cách thức suy nghĩ mới về
không gian. Phân tích không gian không chỉ là truy cập mà còn cho phép khai thác các
quan hệ và tiến trình biến đổi của chúng. GIS lưu trữ thông tin thế giới thực thành các

tầng bản đồ chuyên đề mà chúng có khả năng liên kết địa lý với nhau.
1.1.2. Các thành phần của GIS
Hệ thống thông tin địa lý bao gồm 5 thành phần như sau:
• Con người
• Dữ liêu
• Phương pháp
• Phần mềm
• Phần cứng
Các thành phần này kết hợp với nhau nhằm tự động quản lý và phân phối thông tin
thông qua biểu diễn địa lý.

Thành phần GIS

Hình 1.2. Các thành phần của GIS


9

• Con người (People): là thành phần quan trọng nhất, là nhân tố thực hiện các
thao tác điều hành sự hoạt động của hệ thống GIS.
- Người dụng GIS là những người sử dụng các phần mềm GIS để giải quyết các
bài toán không gian theo mục đích của họ. Họ thường là những người được đào tạo tốt
về lĩnh vực GIS hay là các chuyên gia.
- Người xây dựng bản đồ: Sử dụng các lớp bản đồ được lấy từ nhiều nguồn khác
nhau, chỉnh sửa dữ liệu để tạo ra các bản đồ theo yêu cầu.
- Người xuất bản: Sử dụng phần mềm GIS để kết xuất ra bản đồ dưới nhiều định
dạng xuất khác nhau.
- Người phân tích: Giải quyết các vấn đề như tìm kiếm, xác định vị trí....
- Người xây dựng dữ liệu là những người chuyên nhập dữ liệu bản đồ bằng các
cách khác nhau như: vẽ bản đồ, chuyển đổi từ định dạng này sang định dạng khác, truy

nhập CSDL....
- Người quản trị CSDL là quản lý cơ sở dữ liệu GIS và đảm bảo hệ thống vận hành
tốt.
- Người thiết kế CSDL là xây dựng các mô hình dữ liệu logic và vật lý.
- Người phát triển là xây dựng hoặc cải tạo các phần mềm GIS để đáp ứng các nhu
cầu cụ thể.
• Dữ liệu (Data):
Một cách tổng quát, người ta chia dữ liệu trong GIS thành 2 loại:
- Dữ liệu không gian (Spatial Data): Cho ta biết kích thước vật lý và vị trí địa lý
của các đối tượng trên bề mặt trái đất.
- Dữ liệu thuộc tính (Atribute Data): Là các dữ liệu ở dạng văn bản cho ta biết thêm
thông tin thuộc tính của đối tượng.
• Phần cứng (Hardware): Là các máy tính điện tử: PC, Mini Computer,
MainFrame ... là các thiết bị mạng cần thiết khi triển khai GIS trên môi trường mạng.
GIS cũng đòi hỏi các thiết bị ngoại vi đặc biệt cho việc nhập và xuất dữ liệu như: máy
số hóa (Digitizer), máy vẽ (Plotter), máy quét (Scanner) và thiết bị định vị toàn cầu
(GPS) ...[4]
• Phần mềm (Software): Hệ thống phần mềm GIS rất đa dạng. Mỗi công ty xây
dựng GIS đều có hệ phần mềm riêng của mình. Tuy nhiên, có một dạng phần mềm mà


10

các công ty phải xây dựng là hệ quản trị CSDL địa lý. Dạng phần mềm này nhằm mục
đích nâng cao khả năng cho các phần mềm CSDL thương mại trong việc: sao lưu dữ
liệu, định nghĩa bảng, quản lý các giao dịch [4].
Phương pháp (Approaches): Đây là hợp phần rất quan trọng để đảm bảo khả năng
hoạt động của hệ thống, là yếu tố quyết định sự thành công của việc phát triển công nghệ
GIS [4].
Cơ sỡ dữ liệu GIS:

CSDL GIS là một nhóm xác định các dữ liệu trong một cấu trúc của một phần
mềm quản lý CSDL, đó là tập hợp của các dữ liệu không gian và phi không gian.
Dữ liệu không gian: là những mô tả số của hình ảnh bản đồ, chúng bao gồm tạo
độ, quy luật và các ký hiệu dùng để xác định một hình ảnh cụ thể trên bản đồ.
Dữ liệu phi không gian (dữ liệu thuộc tính): diễn tả đặc tính, số lượng, mối quan
hệ của các hình ảnh bản đồ với vị trí địa lý của chúng.
Dữ liệu không gian

Dữ liệu phi không gian
Dạng thông tin

Điểm, đường, vùng, ghi chú.

Thuộc tính, tham khảo địa lý, chỉ
số địa lý, các quan hệ không gian.
Lưu trữ dạng

Tọa độ, ký hiệu, chấm điểm, quy luật hiển thị. Chữ số, ký tự...
Ví dụ tại tỉnh Savannakhet. Chúng ta có thể tách bản đồ ra thành các tầng như trong
hình vẽ dưới đây:

Hình 1.3. Tầng bản đồ


11

1.1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin địa lý (GIS)
a. Các lĩnh vực khoa học công nghệ liên quan tới GIS
GIS được xây dựng dựa trên các tri thức của nhiều ngành khoa học khác nhau để
tạo ra một ngành khoa học mới. Trong đó:

• Ngành địa lý: là ngành liên quan mật thiết tới vấn đề hiểu thế giới và vị trí của
con người trong thế giới, cung cấp các kỹ thuật phân tích không gian.
• Ngành bản đồ: bản đồ chính là dữ liệu đầu vào của GIS đồng thời cũng là khuôn
mẫu quan trọng nhất của đầu ra GIS.
• Công nghệ viễn thám, ảnh máy bay: ảnh viễn thám và ảnh máy bay là nguồn dữ
liệu quan trọng của GIS. Viễn thám bao gồm cả kĩ thuật thu thập và xử lý dữ liệu mọi
vị trí trên địa cầu với giá rẻ, ảnh máy bay và kỹ thuật đo chính xác của chúng là nguồn
dữ liệu chính xác về độ cao bề mặt trái đất sử dụng làm đầu vào của GIS.
• Bản đồ địa hình: cung cấp dữ liệu có chất lượng cao về vị trí của ranh giới đất
đai, nhà cửa...
• Ngành đo đạc, thống kê: cung cấp các vị trí cần quản lý và các phương pháp
phân tích dữ liệu GIS. Ngành thống kê đặc biệt quan trọng trong việc hiểu các lỗi hoặc
tính không chắc chắn trong dữ liệu GIS.
• Khoa học tính toán: tự động thiết kế bằng máy tính cung cấp các kỹ thuật nhập,
hiển thị, biểu diễn dữ liệu. Máy tính hoạt động như một chuyên gia trong việc thiết kế
bản đồ, phát sinh các đặc trưng bản đồ.
• Toán học: các ngành như hình học, đồ thị được sử dụng trong thiết kế và phân
tích dữ liệu không gian.
b. Các lĩnh vực ứng dụng công nghệ GIS [3]
Công nghệ GIS ngày càng được sử dụng rộng rãi. GIS được ứng dụng trong nhiều
lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên việc liệt kê đầy đủ các lĩnh vực có ứng dụng GIS còn khó
khăn đối với những người khi tiếp cận về GIS. Ứng Dụng mới này sẽ liệt kê các lĩnh
vực ứng dụng GIS một cách tương đối đầy đủ nhất (khoảng 15 ứng dụng khác nhau).
1. GIS trong dùng cho bản đồ


12

Bản đồ được xem như chức năng trung tâm của hệ thống GIS. Bản đồ là nơi thể
hiện trực quan của dữ liệu. Dữ liệu GIS được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu và được hiển

thị trực quan theo dạng bản đồ. Nhiều loại người khác nhau có thể sử dụng bản đồ,
không nhất thiết cần có kỹ năng về bản đồ hay địa lý. Các ứng dụng phổ biển hàng ngày
ta bắt gặp đó là Google Maps, Bing Maps hay Yahoo Maps…
2. GIS trong lĩnh vực viễn thông và mạng
GIS là công cụ hữu hiệu cho việc quản lý, lập kế hoạch và hỗ trợ quyết định trong
lĩnh vực viễn thông. Ngoài mạng viễn thông có dây, ngày nay người ta còn dựa vào dữ
liệu GIS để thiết kế mạng lưới viễn thông không dây, lập quy hoạch, tối ưu hóa, bảo trì
và vận hành hệ thống mạng.
3. GIS dùng cho phân tích tai nạn và các điểm nóng
GIS được xem như một công cụ hỗ trợ giảm thiểu tai nạn trên đường giao thông, tối
ưu hóa mạng đường giao thông hiện hữu, định vị các vị trí xảy ra tai nạn cũng như thiết
kế lại những tuyến đường là những tiện lợi của GIS.
4. Quy hoạch đô thị
Công nghệ GIS dùng cho việc phân tích sự phát triển về chiểu rộng cũng như hướng
của đô thị. Tìm ra những vùng phù hợp cho phát triển đô thị. Tìm ra vùng phù hợp cần
dưa trên nhiều yếu tố, chẳng hạn nguồn cấp nước là một trong những yếu tố cần đưa vào
đánh giá.
5. Quy hoạch giao thông
GIS có thể được áp dụng trong quản lý giao thông và luân chuyển hàng hóa
(logistic). GIS còn hỗ trợ trong việc phân tích tìm ra con đường phù hợp nhất cần xây
mới dựa trên các tiêu chí đầu vào.
6. Phân tích tác động môi trường
Những hoạt động của con người tác động tới môi trường, các hoạt động có thể là
xây dựng, xả thải. GIS hỗ trợ bằng việc kết hợp nhiều lớp dữ liệu từ đó đánh giá các yếu
tố tác động vào môi trường.
7. GIS trong nông nghiệp


13


GIS có thể hỗ trợ phân tích dữ liệu đất đai từ đó lựa chọn cây trồng hợp lý, phân
tích đưa ra thông tin hữu ích từ đó hỗ trợ duy trì chế độ dinh dưỡng trong đất cho cây
trồng.
8. Quản lý thiên tai và giảm nhẹ thiên tai
GIS có thể giúp quản lý rủi ro và phân tích bằng cách hiển thị các khu vực có thể sẽ
dễ bị thiên tai hoặc sự cố do con người gây ra. Khi thiên tai được xác định, các biện
pháp phòng ngừa có thể được phát triển.
9. Khoanh vùng sạt lỡ đất
GIS có thể hỗ trợ khoanh vùng sạt lỡ theo các cấp độ khác nhau. Việc đưa ra các
cấp độ sạt lỡ là môt quá trình phức tạp, cần được phân tích từ nhiều yếu tố dữ liệu đầu
vào. GIS là công cụ hữu ích cho việc phân tích dựa trên các lớp dữ liệu từ đó đưa ra
những vùng có nguy cơ sạt lỡ.
10. Sử dụng đất và độ che phủ của đất
Độ che phủ đất nghĩa là tính năng mà nó bao phủ bề mặt cằn cỗi . Sử dụng đất có
nghĩa là các khu vực trên bề mặt sử dụng cho mục đích cụ thể. Vai trò của công nghệ
GIS trong sử dụng đất và các ứng dụng che phủ đất là chúng ta có thể xác định sử dụng
đất / thay đổi độ che phủ đất trong các lĩnh vực khác nhau. Ngoài ra nó có thể phát hiện
và ước tính thay đổi trong mô hình sử dụng đất / che phủ đất theo thời gian.
11. Dẫn đường (định tuyến và lịch trình)
Lưu ý GIS không chỉ hỗ trợ cho các bài toán tìm đường đơn thuần (tìm vị trí, tìm
đường đi qua một hoặc nhiều điểm). GIS còn hỗ trợ chuyển hướng an toàn đường thuỷ,
đường sông. Giảm thiểu các mối nguy hiểm do va chạm ven biển là một ví dụ rõ nét.
12. Phân tích thiệt hại do lũ lụt
Khi lũ lụt xảy ra các cấp chính quyền có thể dùng bản đồ ngập để biết được các khu
vực bị ngập lụt cũng như các mức ngập khác nhau ở các khu vực. Các thiệt hại có thể
được ước tính tốt và có thể được hiển thị bằng bản đồ số.
13. Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên


14


Các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể được quản lý tốt trên nền GIS. Quản lý
rừng hay quản lý nguồn nước là các ví dụ về ứng dụng GIS trong quản lý nguồn tài
nguyên thiên nhiên.
14. GIS trong lĩnh vực ngân hàng
GIS đóng một vai trò quan trọng cung cấp lập kế hoạch, tổ chức và ra quyết định do
vậy ứng dụng gis vào lĩnh vực ngân hàng hỗ trợ tốt hơn tiếp cận thị trường, quản lý
khách hàng là một trong nhưng yếu tố có thể áp dụng dựa trên nền tảng GIS.
15. Bản đồ thành phần đất
Bản đồ thành phần đất cung cấp thông tin tài nguyên về một khu vực quản lý. Nó
giúp trong việc tìm hiểu sự thích hợp đất cho các hoạt động sử dụng đất khác nhau. GIS
Giúp để nhận biết các loại đất trong khu vực từ đó phân định ranh giới đất. Bản đồ thành
phần đất được sử dụng rộng rãi bởi những người nông dân ở các nước đang phát triển
để giữ lại các chất dinh dưỡng của đất và thu được năng suất cây trồng tối đa.
c. Chức năng của hệ thống thông tin địa lý (gis)
Các chức năng của GIS có thể chia làm năm loại như sau:
• Thu thập dữ liệu.
• Xử lý sơ bộ dữ liệu.
• Tìm kiếm và phân tích không gian
• Hiển thị đồ họa và tương tác.
Sức mạnh của hệ thống GIS khác nhau là kỹ thuật xây dựng các chức năng trên cũng
rất khác nhau. Hình 1.3 mô tả quan hệ giữa các nhóm chức năng và cách biểu diễn
thông tin khác nhau của GIS.


×