Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Xây dựng hệ hỗ trợ quyết định phục vụ công tác quản lý lương nhân viên tại VNPT quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.46 MB, 70 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CAO XUÂN LÂM TÙNG

XÂY DỰNG HỆ HỖ TRỢ QUYẾT ĐỊNH
PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ LƯƠNG NHÂN VIÊN
TẠI VNPT QUẢNG BÌNH

Chuyên ngành: Khoa học máy tính
Mã số: 8480101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHAN HUY KHÁNH

Đà Nẵng - Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
- Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp
của PGS. TS. Phan Huy Khánh.
- Mọi tham khảo dùng trong luận văn được trích dẫn rõ ràng và trung thực về tên tác
giả, tên công trình, thời gian và địa điểm công bố.
- Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm.
Tác giả luận văn

Cao Xuân Lâm Tùng




TRANG TÓM TẮT LUẬN VĂN
XÂY DỰNG HỆ HỖ TRỢ QUYẾT ĐỊNH
PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ LƯƠNG NHÂN VIÊN TẠI VNPT QUẢNG
Học viên: Cao Xuân Lâm Tùng
Mã số: 848.01.01 Khóa: 34

Chuyên ngành: Khoa học máy tính
Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN

Tóm tắt – Hệ hỗ trợ quyết định hiện đã được nghiên cứu, ứng dụng vào nhiều lĩnh vực
trong cuộc sống: Y học, giáo dục … Với mục đích hỗ trợ các đơn vị ứng dụng đưa ra các
dự đoán, tư vấn các giải pháp về lĩnh vực liên quan. Công tác quản lý lương nhân viên tại
VNPT Quảng Bình đang gặp phải khó khăn trong việc dự báo biến động quỹ lượng, điều
chỉnh kế hoạch giao cho các đơn vị để đảm bảo quỹ lương. Nghiên cứu này được đề xuất
nhằm xây dựng hệ hỗ trợ quyết định phục vụ đơn vị giải quyết các vấn đề khó khăn trên.
Để giải quyết bai toán đặt ra, tác giả nghiên cứu, ứng dụng hệ chuyên gia để xây dựng
nên hệ hỗ trợ quyết định. Cấu trúc hệ thống gồm 05 thành phần: Giao diện (thành phần
tiếp nhận và trả lời yêu cầu của người dùng), cơ sở tri thức (gồm hệ thống các luật được
xây dựng dựa trên số liệu, kinh nghiệm của chuyên gia trong lĩnh vực tiền lương VNPT
Quảng Bình thu thập được), máy suy diễn (thành phần suy diễn từ những dữ liệu yêu cầu
của người dùng để đưa ra dự đoán), khả năng thu nhận tri thức (thành phần tiếp nhận,
điều chỉnh, bổ sung tri thức cho hệ thống) và bộ nhớ làm việc (để lưu trữ dữ liệu hệ
thống). Luận văn sử dụng ngôn ngữ prolog để xây dựng cơ sở tri thức; các thuật toán suy
diễn tiến, suy diễn lùi đề cài đặt cho máy suy diễn; Tác giả đã tóm tắt các kết quả đã đạt
được và đưa ra các hướng phát triển tiếp theo.


Từ khóa – hệ chuyên gia; hệ hỗ trợ quyết định; trí tuệ nhân tạo; lương VNPT; DSS &

KE.

BUILDING A SYSTEM IN SUPPORT OF MAKING DECISION ON
EMPLOYEE SALARY MANAGEMENT IN VNPT QUANG BINH
Abstract: The support system for decision making has been studied and applied in a
number of areas such as medicine and education for aiding appilication units in making
predictions and proposing solutions. Employee salary management in VNPT Quang Binh now
has difficulties in forecasting fluctuation in salary fund and adjusting salary cost estimate
distributed among units to maintain salary fund balance. The research is proposed to build a
support system for decision making by which units will solve the aforementioned problems. In
order to tackle the issue, the author made researches and applied expert system to form the
support system. The system’s structure consists of five components, namely: Interface (user
input and response components), knowledge database (a set of rules based on data collected and
experts’ experience in managing salary fund in VNPT Quang Binh), deductive machine
(deductive components collected from the user’s required data to make predictions), the
capability to acquire knowledge (components which functions are receiving, adjusting and
adding knowledge for the system) and work memory (for storing system data). Prolog language
is used for creating the knowledge database as well as backward deductive algorithms and
forward deductive algorithms used for installing the deductive machine, the author has
summarized the results achieved and propose further development directions in the thesis.
Keywords: expert system, support system for decision making, artificial intelligent, VNPT
salary management, DSS & KE.


MỤC LỤC
TRANG BÌA
LỜI CAM ĐOAN
TRANG TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Mục đích và ý nghĩa .................................................................................................... 1
3. Mục tiêu và nhiệm vụ .................................................................................................. 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 2
6. Nội dung của luận văn ................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1 – BÀI TOÁN QUẢN LÝ LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP.................. 4
1.1. VẤN ĐỀ QUẢN LÝ LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP ....................................... 4
1.1.1. Dùng phương pháp thủ công để quản lý lương trong doanh nghiệp ..................... 4
1.1.2. Dùng phần mềm để quản lý lương trong doanh nghiệp ........................................ 5
1.2. QUẢN LÝ LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP VNPT............................................ 6
1.2.1. Giới thiệu bài toán ................................................................................................. 7
1.2.2. Phát biểu bài toán .................................................................................................. 7
1.2.3. Dữ liệu bài toán ..................................................................................................... 8
1.2.4. Các ràng buộc bài toán .......................................................................................... 9
1.2.5. Các yêu cầu chức năng ........................................................................................ 10
1.2.6. Các yêu cầu phi chức năng .................................................................................. 11
1.3. TỔNG KẾT CHƯƠNG 1 ........................................................................................... 11
CHƯƠNG 2. ỨNG DỤNG HỆ CHUYÊN GIA TRONG VIỆC XÂY DỰNG HỆ HỖ
TRỢ QUYẾT ĐỊNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ LƯƠNG NHÂN VIÊN TẠI
VNPT QUẢNG BÌNH ...................................................................................................... 12
2.1. HỆ CHUYÊN GIA ..................................................................................................... 12
2.1.1. Tổng quan về hệ chuyên gia ................................................................................ 12
2.1.2. Xây dựng hệ chuyên gia ...................................................................................... 17
2.2. GIỚI THIỆU MÔ HÌNH BSC ĐANG ÁP DỤNG TẠI VNPT QUẢNG BÌNH ....... 32
2.2.1. Mô hình BSC là gì ............................................................................................... 32
2.2.2. Các chỉ tiêu BSC triển khai tại VNPT Quảng Bình ............................................ 36



2.3. GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP TÍNH LƯƠNG 3PS ĐANG ÁP DỤNG TẠI VNPT
QUẢNG BÌNH .................................................................................................................. 38
2.3.1. Phương pháp tính lương 3PS là gì? ..................................................................... 38
2.3.2. Áp dụng phương pháp tính lương 3PS tại VNPT Quảng Bình ........................... 38
2.4. ỨNG DỤNG HỆ CHUYÊN GIA TRONG VIỆC XÂY DỰNG HỆ HỖ TRỢ
QUYẾT ĐỊNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ LƯƠNG NHÂN VIÊN TẠI VNPT
QUẢNG BÌNH .................................................................................................................. 39
2.4.1. Mô hình kiến trúc hệ chuyên gia sử dụng ........................................................... 39
2.4.2. Biểu diễn cơ sở tri thức hệ chuyên gia trong bài toán hỗ trợ công tác quản lý
lương VNPT Quảng Bình .............................................................................................. 40
2.4.3. Xây dựng máy suy diễn trong bài toán hỗ trợ công tác quản lý lương VNPT
Quảng Bình .................................................................................................................... 40
2.5. TỔNG KẾT CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 40
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ THỬ NGHIỆM .............................. 41
3.1. THIẾT KẾ CHI TIẾT ................................................................................................. 41
3.1.1. Phân tích bài toán ................................................................................................ 41
3.1.2. Dữ liệu chính của bài toán ................................................................................... 45
3.1.3. Kết quả đầu ra của bài toán ................................................................................. 46
3.2. THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ............................................................. 46
3.2.1. Dự đoán quỹ lương .............................................................................................. 46
3.2.2. Cung cấp số liệu chỉ tiêu, kế hoạch cần thực hiện để đảm bảo quỹ lương đề ra 47
3.2.3. Đánh giá hệ thống................................................................................................ 47
3.3. TỔNG KẾT CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 51
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (bản sao)
BẢN SAO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG, BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA CÁC
PHẢN BIỆN.



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CRM

Hệ thống quản trị quan hệ khách hàng

CNTT

Công nghệ thông tin

ĐHSXKD

Điều hành sản xuất kinh doanh

ERP

Phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp

BSC

Hệ thống bảng điểm cân bằng


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Bảng mô tả các bước quản lý hoạt động ...................................................... 19
Bảng 1.2. Bảng mô tả các bước quản lý cấu hình sản phẩm ........................................ 19
Bảng 1.3. Ví dụ minh hoạ cách thể hiện các phát biểu dưới dạng vị ............................ 23
Bảng 1.4. Đơn vị tri thức (luật) trong hệ chuyên gia MYCIN ...................................... 25

Bảng 1.5. Biểu diễn tri thức nhờ ngôn ngữ nhân tạo trong MYCIN ............................. 25


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Hoạt động của hệ chuyên gia......................................................................... 13
Hình 1.2. Quan hệ giữa lĩnh vực vấn đề và lĩnh vực tri thức ........................................ 13
Hình 1.3. Những thành phần cơ bản của một hệ chuyên gia......................................... 15
Hình 1.4. Quan hệ giữa máy suy diễn và cơ sở tri thức ................................................ 16
Hình 1.5. Kiến trúc hệ chuyên gia theo J. L. Ermine .................................................... 16
Hình 1.6. Kiến trúc hệ chuyên gia theo C. Ernest ......................................................... 17
Hình 1.7. Kiến trúc hệ chuyên gia theo E. V. Popov .................................................... 17
Hình 1.8. Thiết kế một hệ chuyên gia ........................................................................... 18
Hình 1.9. Quản lý dự án phát triển một hệ chuyên gia .................................................. 20
Hình 1.10. Tiếp nhận tri thức trong một hệ chuyên gia ................................................ 20
Hình 1.11. Biểu diễn tri thức nhờ mạng ngữ nghĩa ....................................................... 24
Hình 1.12. Mở rộng mạng ngữ nghĩa biểu diễn tri thức ................................................ 24
Hình 1.13. Bảng phân rã BSC tại VNPT Quảng Bình .................................................. 37
Hình 1.14. Mô hình kiến trúc hệ chuyên gia áp dụng ................................................... 39
Hình 2.1. Mô tả quy trình đánh giá quỹ lương .............................................................. 41
Hình 2.2. Quy trình dự đoán quỹ lương, điều chỉnh chỉ tiêu, kế hoạch ........................ 42
Hình 2.3. Luồng nghiệp vụ của hệ thống ...................................................................... 43


1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ, không chỉ với những ý niệm hay
định nghĩa mà là những thành quả, những sản phẩm cụ thể. Sự phát triển của cuộc
cách mạng này đang đòi hỏi cấp bách những nguồn nhân lực mới trình độ cao, ở cấp
doanh nghiệp cũng như ở cấp quốc gia.

Để khai thác hiệu quả nguồn lực con người nhằm giúp doanh nghiệp đứng vững
trong cạnh tranh. Ngoài vấn đề đào tạo bồi dưỡng, trang bị kiến thức, một vấn đề lớn
đặt ra cho các doanh nghiệp hiện nay là làm thế nào để phát huy tinh thần, sức sáng tạo
của nguồn nhân lực? Thực tế cho thấy, nếu công tác khuyến khích nhân lực tốt, trong
đó trả lương là trực tiếp nhất thì có thể giải quyết được hiệu quả vấn đề trên.
VNPT Quảng Bình, một đơn vị thuộc Tập đoàn Bưa chính Viễn thông Việt Nam
phục vụ cho ngành viễn thông, công nghệ thông tin. Trong quá trình hoạt động, đơn vị
liên tục đổi mới để thích ứng được với môi trường cạnh tranh trong nước, phục vụ tốt
cho ngành. Để có thể đứng vững trên thị trường, tiếp tục phát triển thì đơn vị rất cần
khai thác tốt năng lực làm việc và giữ chân lao động, đặc biệt là lao động giỏi. Do đó,
chính sách tiền lương tại đơn vị rất được chú trọng và đã đạt được những hiệu quả nhất
định. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng không thể tránh khỏi nhưng thiếu sót, hạn chế gây
ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.
Xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị và vai trò quan trọng của chính sách tiền
lương, Tôi quyết định lựa chọn đề tài “Xây dựng hệ hỗ trợ quyết định phục vụ công
tác quản lý lương nhân viên tại VNPT Quảng Bình”, với mong muốn ứng dụng được
những kiến thức đã học vào thực tế và góp phần cùng với đơn vị đưa ra giải pháp cải
thiện công tác trả lương, phục vụ tốt cho chiến lược, mục tiêu phát triển trong tương
lai.
2. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA
2.1. Mục đích
Hỗ trợ đơn vị quyết định trong việc điều chỉnh quỹ lương, điều chỉnh kế hoạch và
định mức lao động để đảm bảo thu nhập cho người lao động. Dự báo quỹ lương Tập
đoàn phân bổ, VNPT Quảng Bình phân bổ về cho các đơn vị trực thuộc, đơn vị phân
bổ cho người lao động theo tháng, quý, năm và theo tình hình SXKD thực tế.
2.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ứng dụng hệ hỗ trợ quyết định và khai phá dữ liệu (Data Mining) trong các bài
toán thực tế;
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý ĐHSXKD của đơn vị;



2
- Góp phần nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy hoạt động SXKD;
- Áp dụng thực tế cho VNPT Quảng Bình và cho các đơn vị khác thuộc Tập đoàn.
3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ
3.1. Mục tiêu
- Xây dựng hệ hỗ trợ đơn vị ra quyết định trong việc điều chỉnh quỹ lương, điều
chỉnh kế hoạch và định mức lao động để đảm bảo thu nhập cho người lao động;
- Áp dụng lý thuyết hệ hỗ trợ quyết định và khai phá dữ liệu (Data Mining) trong
việc giải quyết bài toán quản lý lương tại VNPT Quảng Bình.
3.2. Nhiệm vụ
- Thu thập dữ liệu liên quan đến công tác quản lý lương: Quỹ lương, kế hoạch
giao, kết quả thực hiện, tiền lương phân phối…;
- Nghiên cứu sự biến động của quỹ lương theo các mốc thời gian như: tháng, quý,
năm; theo tỷ lệ hoàn thành kế hoạch; theo định mức lao động…
- Nghiên cứu khai phá dữ liệu, hệ chuyên gia, hệ quản trị, cây quyết định và công
cụ lập trình…
- Xây dựng ứng dụng;
- Triển khai thử nghiệm và đánh giá kết quả.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu một số cải tiến nhằm hỗ trợ quyết định công tác quản lý
lương tại VNPT Quảng Bình. Chỉ xem xét những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tiền
lương, không đặt vấn đề đi sâu xem xét hạch toán tiền lương, tiền thưởng. Luận văn
coi lý luận chung về tiền lương, những vấn đề khó khăn vướng mắc trong công tác
quản lý lương là cơ sở để đưa ra phương án giải quyết, hỗ trợ đơn vị trong công tác
quản lý tiền lương;
- Nghiên cứu khai phá dữ liệu (Datamining) và hệ chuyên gia.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu công tác quản lý lương tại VNPT Quảng Bình có kết hợp

với việc phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng;
- Số liệu thu thập từ 2013 đến 2017.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp lý thuyết
- Tiến hành thu thập và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài;
- Nghiên cứu lý thuyết thuật toán liên quan đến hệ chuyên gia;


3
- Nghiên cứu việc mô hình hóa văn bản phù hợp với thuật toán.
5.2. Phương pháp thực nghiệm
- Nghiên cứu và khai thác các công cụ phần mềm hỗ trợ.
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp tối ưu trong việc biểu diễn và hỗ trợ ra quyết định.
- Lập trình chạy thử với các dữ liệu mẫu trên ngôn ngữ C#;
- Kiểm tra, thử nghiệm, nhận xét và đánh giá kết quả.
6. NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
Luận văn được trình bày có 3 chương chính.
Chương 1: Bài toán quản lý tiền lương trong doanh nghiệp
Chương này trình bày tổng quan bài toán quản lý tiền lương của các doanh nghiệp
trên toàn quốc, cũng như các phần mềm hiện có tại Việt Nam và trên thế giới.
Chương 2: Ứng dụng hệ chuyên gia trong việc hỗ trợ quyết định quản lý lương
nhân viên tại VNPT Quảng Bình
Trong chương này trình bày cơ sở lý thuyết hệ chuyện gia, ứng dụng giải pháp vào
việc giải quyết bài toán dự đoán tiền lương, và hỗ trợ ra quyết định điều chỉnh chỉ tiêu
phù hợp đảm bảo tiền lương cho nhân viên.
Chương 3: Xây dựng chương trình và thử nghiệm
Triển khai một chương trình máy tính cài đặt phần mềm hỗ trợ công tác quản lý
lương nhân viên được thể hiện chi tiết; thử nghiệm và đánh giá các kết quả đạt được
thông qua việc áp dụng hệ chuyên gia, tự động hóa dự đoán tiền lương, và hỗ trợ ra
quyết định điều chỉnh chỉ tiêu phù hợp đảm bảo tiền lương cho nhân viên, áp dụng tốt

cho VNPT Quảng Bình.


4
CHƯƠNG 1 – BÀI TOÁN QUẢN LÝ LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
Bài toán quản lý lương trong doanh nghiệp đã từ lâu trở thành một bài toán nổi
tiếng và thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu, nhiều chuyên gia
trong các lĩnh vực liên quan. Sự "nổi tiếng" của bài toán này không chỉ được đo bởi độ
phức tạp của vấn đề, mà còn ở tính thực tiễn, khả năng áp dụng rất cao trên thực tế.
Bất cứ một doanh nghiệp nào, vấn đề quản lý lương của nhân viên đã và luôn là bộ
xương sống cơ bản nhất kết nối hầu như toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp.
Chính vì lẽ đó bài toán trở thành một trong những vấn đề chính và quan trọng vào bậc
nhất của mỗi doanh nghiệp.
Đến thời điểm 31/12/2017 ở Việt Nam có khoảng 561 064 doanh nghiệp đang hoạt
động với số lượng người tham gia lao động khoảng 54,05 triệu lao động. Với số lượng
doanh nghiệp và người tham gia hoạt động điều hành, sản xuất kinh doanh trong doanh
nghiệp rất lớn; Việc quản lý lương nhân viên trong doanh nghiệp thực sự là một công
việc khó. Cái khó ở đây được thể hiện theo 3 lý do sau:
Thứ nhất, việc quản lý lương là một việc đòi hỏi tư duy, suy luận, tính toán rất
phức tạp, rất dễ nhầm lẫn. Phải là người có kinh nghiệm và hiểu biết về công việc này
mới làm được.
Thứ hai, người quản lý công tác tiền lương là người "làm dâu trăm họ", rất khó có
thể đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của toàn bộ đội ngũ lao động cũng như đảm
bảo công bằng giữa doanh nghiệp và người lao động.
Thứ ba, công việc quản lý tiền lương đòi hỏi một số tư duy đặc biệt, rất đặc thù.
Không phải ai cũng có thể rèn luyện để có những kinh nghiệm và tư duy này. Người
làm công tác quản lý lương, ngoài việc phải rất am hiểu về cơ cấu, tổ chức của doanh
nghiệp, năng lực tài chính của đơn vị, còn phải có tính toán được quỹ lương để điều
phối.
Trong chương này Tôi trình bày các vấn đề quản lý lương nhân viên của các

doanh nghiệp trên toàn quốc, giới thiệu tổng quan bài toán quản lý lương nhân viên.
1.1. VẤN ĐỀ QUẢN LÝ LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.1. Dùng phương pháp thủ công để quản lý lương trong doanh nghiệp
Bài toán quản lý lương trong doanh nghiệp là một bài toán rất khó, tất cả mọi
người đều biết điều đó, không chỉ phức tạp ở các ràng buộc các chỉ tiêu đánh giá
chồng chéo lên nhau. Quy định về lương của các doanh nghiệp khá đa dạng với những
yêu cầu đặc biệt khác nhau: lương theo hệ số, lương theo chỉ tiêu kết quả, kết hợp
lương hệ số và lương theo chỉ tiêu kết quả ... Doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh


5
vực khác nhau: Du lịch, may mặc, điện tử viễn thông…; Nhiều loại hình doanh
nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân …
Từ những vấn đề khó khăn trên trong việc giải quyết bài toán quản lý lương của
các doanh nghiệp trên toàn quốc chủ yếu phải bằng tay, tức là phải làm thủ công; việc
quản lý lương bằng tay vừa khó vừa dễ, vì công cụ sử dụng chủ yếu là:
Phần mềm Microsoft Excel;
Các số liệu báo cáo các đơn vị gửi về;
Phải tư duy liền mạch nếu không quên ngay;
Kinh nghiệm nhiều năm được tích lũy;
Phải mất rất nhiều thời gian và công sức.
Từ đó có thể cho ra một bảng lương, kế hoạch tương đối dùng được, sau đó phải
qua rà soát, kiểm tra, tinh chỉnh và cuối cùng cho ra được một bảng lương, kế hoạch
tương đối tốt, áp dụng được trong thực tế nhưng phải mất rất nhiều thời gian và công
sức. Nhất là người làm công việc quản lý lương phải có kinh nghiệm, hiểu rõ chuyên
môn, nắm bắt tình hình hiện tại và dự đoán được tài chính để phân phối nhằm đảm bảo
quỹ lương.
1.1.2. Dùng phần mềm để quản lý lương trong doanh nghiệp
Hiện có một số phần mềm quản lý lương do các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp
giải pháp nhưng hiệu quả không cao, và khó đáp ứng được nhu cầu chung cho tất các

các doanh nghiệp. Các đơn vị thường phải tiếp nhận và có sự điều chỉnh cho phù hợp
với nhu cầu thực tế của đơn vị mình: Nghiệp vụ, cách tính lương, số liệu báo cáo...
Vì vậy, các doanh nghiệp ngày càng hướng tới những giải pháp quản lý lương hỗ
trợ tốt nhất cho ngành nghề của họ. Giá trị lớn nhất mà giải pháp quản lý lương mang
đến cho doanh nghiệp là quy trình, kinh nghiệm quản trị và các best-practice trong
nghiệp vụ. Ngoài khả năng về công nghệ như năng lực vận hành, tính bảo mật, và khả
năng tương tác như đối với hệ thống thông tin nói chung, khả năng về nghiệp vụ là yếu
tố bắt buộc phải xem xét khi một doanh nghiệp muốn ứng dụng hệ thống quản lý
lương. Không có một mô hình quản lý lương chung cho mọi doanh nghiệp. Mỗi hệ
thống quản lý lương cần được xây dựng dựa trên yếu tố ngành nghề, các điều kiện
thuận lợi và khó khăn đặc thù, cơ cấu tổ chức, quy mô và kế hoạch kinh doanh của
doanh nghiệp.
Ngành nghề là yếu tố quan trọng hàng đầu cho việc xây dựng một hệ thống quản
lý lương. Quản trị tài chính là cấu phần lõi trong hầu hết các hệ thống quản lý lương.
Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như ngân hàng, bảo hiểm,
hệ thống quản lý lương bao gồm quản trị tài chính doanh nghiệp tích hợp với hệ thống
nghiệp vụ lõi (core banking, core insurance…). Đối với các doanh nghiệp thương mại


6
như bán buôn, bán lẻ, hệ thống quản lý lương phải bao gồm quản trị tài chính, quản trị
kho hàng, quản trị mua hàng và bán hàng. Các doanh nghiệp sản xuất sẽ cần thêm
phân hệ quản trị sản xuất, quản trị chất lượng, và quản trị nhà xưởng - thiết bị…
Bên cạnh đó, những yếu tố đặc thù về kinh doanh và quản lý của các doanh nghiệp
cũng kéo theo nhu cầu về quản lý lương khác nhau.
Với các doanh nghiệp có mô hình tập đoàn hoặc tổng công ty đa ngành, hệ thống
quản lý lương tổng thể cho doanh nghiệp bao gồm hai lớp phục vụ hai mức độ quản
trị: lớp quản trị tập đoàn và lớp quản trị đặc thù của các đơn vị thành viên. Lớp quản
trị tập đoàn gồm những quy trình nghiệp vụ xuyên suốt toàn doanh nghiệp hay hỗ trợ
quản trị hợp nhất ở mức độ tập đoàn, ví dụ quản trị tài chính, quản trị nhân sự, và hệ

thống báo cáo tổng hợp (BI). Lớp quản trị ở các đơn vị thành viên gồm những quy
trình nghiệp vụ phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh đặc thù như bán hàng, sản
xuất, quản lý dự án, quản lý khách hàng…
Hệ thống quản lý lương cho mỗi doanh nghiệp được xây dựng trên điều kiện
nghiệp vụ đặc thù của doanh nghiệp đó. Hiệu quả hệ thống quản lý lương mang lại phụ
thuộc rất nhiều vào năng lực của nhà triển khai. Năng lực triển khai quản lý lương bao
gồm khả năng tư vấn theo ngành nghề, năng lực công nghệ và năng lực hỗ trợ. Năng
lực tư vấn theo ngành nghề được nhà triển khai tích luỹ qua nhiều dự án trong cùng
ngành. Ví dụ một nhà triển khai có kinh nghiệm trong ngành ngân hàng sẽ triển khai
dự án mới cho một ngân hàng nhanh hơn với rủi ro thấp hơn. Kinh nghiệm về nghiệp
vụ cung cấp các best-practice, không chỉ best-practice tích hợp trong giải pháp mà còn
các best-practice được nhà triển khai đúc rút từ hiểu biết trong môi trường kinh doanh
nội địa và yếu tố nghiệp vụ áp dụng tại các doanh nghiệp mà họ đã triển khai.
Hệ thống quản lý lương không đứng riêng một mình. Thường có yêu cầu tích hợp
để hệ thống quản trị mới của doanh nghiệp kế thừa những hệ thống đã đầu tư từ trước
hoặc liên kết với những hệ thống nghiệp vụ khác, ví dụ tích hợp giữa quản lý lương
với core banking trong ngân hàng hay ERP với POS trong doanh nghiệp bán lẻ. Tích
hợp là công việc phức tạp, đòi hỏi năng lực công nghệ rất cao từ nhà triển khai. Ngoài
kỹ năng lập trình, họ phải nắm được các nền tảng công nghệ, giải pháp bảo mật và
luồng thông tin trong nghiệp vụ.
Vì vậy, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hệ thống phần mềm để quản lý lương rất ít,
hầu hết hiện tự làm thủ công.
1.2. QUẢN LÝ LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP VNPT
Bài toán quản lý lương trong doanh nghiệp VNPT là một bài toán khó. Vì VNPT
có những đặc thù riêng biệt về cơ cấu tiền lương, đối tượng lao động hưởng lương, cơ
cấu của Tập đoàn …;


7
Hiện VNPT đang tập trung rất nhiều nguồn lực nhằm cung cấp giải pháp tổng thể,

có thể đáp ứng như cầu quản lý lương của các đơn vị trực thuộc. Tuy nhiên, vì tính
chất phức tạp, đa dạng nên hiện chưa có giải pháp cụ thể nào tối ưu. Vì vậy, bản thân
VNPT có đơn vị ứng dụng phần mềm trong công tác quản lý tính lương, có đơn vị
hiện vẫn đang quản lý thủ công.
1.2.1. Giới thiệu bài toán
Như đã giới thiệu ở trên, để giải quyết bài toán tổng thể cho VNPT là việc khó
khăn. Vì vậy, phạm vi bài toán ở đây chỉ giải quyết các vấn đề bất cập, khó khăn trong
công tác quản lý tiền lương nhân viên VNPT Quảng Bình.
Hiện VNPT Quảng Bình đang áp dụng mô hình BSC trong công tác quản lý và
đánh giá nhân sự. Số liệu đánh giá từ mô hình BSC sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công
tác quản lý lương nhân viên. Để quản lý quá trình thực hiện và đánh giá kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh đơn vị cũng đã sử dụng phần mềm eBSC do Tập đoàn
VNPT cung cấp.
Căn cứ từ số liệu trích xuất từ hệ thống eBSC, VNPT Quảng Bình có thể dễ dàng tính
được lương phân bổ về đơn vị, nhân viên.
Vấn đề đặt ra ở đây, để làm chủ quỹ lương, đảm bảo thu nhập cho người lao
động; VNPT Quảng Bình cần công cụ phân tích, đánh giá từ những kết quả kinh doanh
đã đạt được để dự đoán biến động quỹ lương, cũng như điều chỉnh kế hoạch giao để
đạt được quỹ lương như kỳ vọng.
Hiện tại, để giải quyết vấn đề VNPT Quảng Bình căn cứ số liệu hàng tháng, quý,
năm của các năm trước kết hợp với suy luận từ cán bộ quản lý lương để đánh giá thủ
công. Cách giải quyết vấn đề như vậy rất tốn thời gian, vừa thiếu sự chính xác và phụ
thuộc một vài cá nhân.
Vì vậy, nhu cầu về công cụ phần mềm có thể hỗ trợ đơn vị trong việc phân tích,
dữ đoán biến động quỹ lương, điều chỉnh chỉ tiêu phù hợp để đảm bảo quỹ lương là rất
cần thiết.
1.2.2. Phát biểu bài toán
Ngay khi vấn đề được đặt ra, chúng ta đã thấy bài toán phải được giải quyết trên
hai nền tảng cơ bản: nghiệp vụ và kỹ thuật. Muốn có số liệu và hiểu được số liệu, yêu
cầu dữ liệu phải được cung cấp đầy đủ, không thiếu sót, không bị sai lệch, phải phù

hợp với nghiệp vụ đề ra. Phần kỹ thuật cũng vậy, phải xử lý tất cả những yêu cầu riêng
biệt từ các đối tượng gửi đến, chúng được xem như là thành phần ràng buộc của bài
toán, bắt buộc vấn đề phải thỏa mãn và đáp ứng hoàn toàn. Vì vậy, chúng tôi sẽ phân
tích bài toán trên hai thành phần đó.


8
1.2.3. Dữ liệu bài toán
Như đã nói ở trên, thông tin sẽ phát sinh từ các đối tượng chính trong bài toán. Do
đó, các dữ liệu luôn có mối liên hệ với nhau, phần lớn vì nhu cầu nghiệp vụ mà dữ liệu
xuất hiện tương đối nhiều. Trong bài toán hỗ trợ công tác quản lý tiền lương nhân viên
của VNPT Quảng Bình, cụ thể sẽ đòi hỏi các thông tin sau:
- Danh sách các đơn vị trực thuộc;
- Danh sách nhân viên;
- Chức danh nhân viên;
- Bảng giao BSC cho đơn vị trực thuộc và nhân viên;
- Kết quả thực hiện BSC của các đơn vị trực thuộc và nhân viên;
- Đơn giá tiền lương;
1.2.3.1. Các đối tượng sử dụng
Các đối tượng chính yếu xung quanh công tác quản lý tiền lương nhân viên chính
là thành phần đầy đủ tính năng của chương trình trong bài toán. Tất cả được liệt kê
như sau:
- Đơn vị trực thuộc VNPT Quảng Bình;
- Nhân viên trực thuộc VNPT Quảng Bình;
- Chỉ tiêu BSC;
- Bảng lương nhân viên;
- Bảng kế hoạch giao;
- Bảng kết quả hoàn thành;
- Đơn giá tiền lương.
1.2.3.2. Mối quan hệ giữa các đối tượng

Mối quan hệ giữa các đối tượng thể hiện qua cách tính lương của VNPT Quảng
Bình. Cụ thể: VNPT Quảng Bình căn cứ kế hoạch Tập đoàn giao và tình hình thực
hiện kế hoạch các đơn vị để giao kế hoạch cả năm tiếp theo. Căn cứ kế hoạch giao của
VNPT Quảng Bình, các đơn vị trực thuộc phân rã chỉ tiêu ra từng quý, tháng cho từng
đơn vị trực thuộc và cá nhân. Các chỉ tiêu giao đều căn cứ theo chỉ tiêu của mô hình
BSC.
Hàng tháng, quý, năm cán bộ tính lương căn cứ bảng kết quả hoàn thành theo các
chỉ tiêu để quy đổi ra điểm để ghi nhận kết quả đạt được.
Để tính lương cho nhân viên, hiện VNPT Quảng Bình đang sử đụng phương pháp
trả lương theo 3ps cụ thể:
Lương 3PS= P1 x P2 x P3 x [đơn giá tiền lương]
Trong đó:


9
- P1: Trả lương theo vị trí công việc;
- P2: Trả lương theo cá nhân;
- P3: Trả lương theo hiệu quả công việc [3]
Căn cứ bảng lương nhân viên, xác định được hệ số P1, P2. Còn hệ số P3 sẽ được
bằng kết quả đạt được.
Theo định kỳ, căn cứ theo tổng lương của mỗi đơn vị, nhân viên, VNPT Quảng
Bình phân bổ về cho đơn vị để chi cho nhân viên.
1.2.4. Các ràng buộc bài toán
Trong mô hình bài toán, các đối tượng có những yêu cầu, ràng buộc riêng biệt
khác nhau với công việc của mình và được nhập vào kèm theo ngay khi đối tượng xuất
hiện. Song song đó, với nghiệp vụ lịch thực thi, có rất nhiều thông số, và mối quan hệ
các đối tượng tạo ra một ràng buộc chung, như là bộ luật thống nhất trong toàn hệ
thống. Phần mềm phải thỏa mãn các ràng buộc dưới đây:
- Mỗi đơn vị trực thuộc có ràng buộc riêng;
- Mỗi nhân viên có ràng buộc riêng;

- Mỗi chỉ tiêu BSC có ràng buộc riêng;
- Tại một thời điểm mỗi nhân viên chỉ trực thuộc một đơn vị; mỗi đơn vị, nhân
viên được giao một bộ chỉ tiêu BSC riêng;
- Mỗi đơn vị, nhân viên có một bảng lương riêng;
- Theo định kỳ từng tháng, quý, năm mỗi đơn vị, nhân viên được giao bảng kế
hoạch và có bảng hoàn thành kế hoạch riêng;
- Tổng lương toàn nhân viên không được lớn hơn quỹ lương của đơn vị.
1.2.4.1. Ràng buộc dữ liệu nhập vào
Do yêu cầu riêng của các đối tượng đối với bài toán mà ràng buộc được nhập vào
sau khi đã nhập đối tượng. Bao gồm các đối tượng và các yêu cầu như sau:
Đối tượng đơn vị
Mỗi đơn vị có một bảng chỉ tiêu BSC, kế hoạch giao, kế hoạch hoàn thành và bảng
lương. Vì vậy, phải nhập các nội dung vào chương trình:
- Mỗi tháng, quý, năm chỉ có duy nhất một kế hoạch giao, kế hoạch hoàn thành và
bảng lương. Trường hợp điều chỉnh thì có bảng điều chỉnh;
- Đơn vị phải trực thuộc VNPT Quảng Bình.
Đối tượng nhân viên
- Nhân viên phải thuộc một đơn vị thuộc VNPT Quảng Bình;
- Mỗi tháng, quý, năm chỉ có duy nhất một kế hoạch giao, kế hoạch hoàn thành và
bảng lương. Trường hợp điều chỉnh thì có bảng điều chỉnh;


10
- Tổng quỹ lương của nhân viên không được quá quỹ lương của đơn vị;
- Độ tuổi nhân viên đang hưởng lương không được quá 60 đối với nam, 55 đối với
nữ;
Chỉ tiêu BSC
Công tác quản lý lương của nhân viên VNPT Quảng Bình xoay quanh bộ chỉ tiêu
BSC. Vì vậy, công tác nhập bộ chỉ tiêu BSC rất quan trọng và đảm bảo:
- Tại một thời điểm mỗi đơn vị, nhân viên chỉ có duy nhất bộ chỉ tiêu BSC;

- Chỉ tiêu BSC phải xuyên suốt từ VNPT Quảng Bình xuống các đơn vị và nhân
viên;
Đơn giá tiền lương
Đơn giá tiền lương là đơn giá tính cho mỗi điểm lương 3PS, đơn giá này áp dụng
cho toàn bộ đơn vị, nhân viên trực thuộc VNPT Quảng Bình, đơn giá phải đảm bảo:
- Giá trị đơn giá > 0;
- [Đơn giá] x [Tổng điểm lương 3PS] = Tổng quỹ lương;
1.2.4.2. Ràng buộc nghiệp vụ - thời gian
- Không có đơn vị nào tại một thời điểm có nhiều chỉ tiêu BSC, bảng lương, và kế
hoạch giao;
- Nhân viên không được ở nhiều đơn vị cùng một thời điểm;
- Tại mỗi thời điểm chỉ có một đơn giá tiền lương.
1.2.4.3. Ràng buộc nghiệp vụ - chuyên môn
- Các chỉ tiêu BSC phải phản ánh đầy đủ các công việc chuyên môn của nhân viên,
đơn vị. Mỗi đơn vị, nhân viên có thể có những đặc thù công việc khác nhau nhưng đều
phải thể được bằng các chỉ tiêu BSC;
- Tổng số tiền lương trong tháng của toàn bộ nhân viên phải bằng tổng quỹ lương
của VNPT Quảng Bình;
- Tổng số tiền lương phân bổ hàng tháng phải bằng tổng quỹ lương cả năm;
- Các kế hoạch giao cho đơn vị, nhân viên phải đảm bảo hoàn thành kế hoạch của
VNPT Quảng Bình.
1.2.5. Các yêu cầu chức năng
Chức năng lưu trữ: tất cả các thông tin của đối tượng được phép lưu trữ dưới dạng
dữ liệu cụ thể như sau:
- Đơn vị (mã đơn vị, tên đơn vị).
- Nhân viên (mã nhân viên, tên nhân viên, mã đơn vị).
- Chỉ tiêu BSC (mã chỉ tiêu, tên chỉ tiêu, chi tiết);
- Bảng lương nhân viên (mã bảng lương, mã nhân viên/ mã đơn vị, chi tiết);



11
- Bảng kế hoạch giao (mã kế hoạch, mã nhân viên/mã đơn vị, chi tiết);
- Bảng kết quả hoàn thành (mã kế hoạch, mã nhân viên/mã đơn vị, chi tiết);
- Đơn giá tiền lương (mã đơn giá, chi tiết).
Chức năng tra cứu: Ngoài thông tin các đối tượng được lưu trữ, chương trình còn
thể hiện những bảng kết quả thực thi:
- Tra cứu thông tin chỉ tiêu BSC cho từng cá nhân, đơn vị;
- Tra cứu kế hoạch giao;
- Tra cứu kết quả hoàn thành;
- Tra cứu lương nhân viên, đơn vị.
Chức năng tính toán
- Tính toán để đưa ra dự đoán về lương phân bổ về đơn vị;
- Tính toán điều chỉnh kế hoạch giao phù hợp đảm bảo mức lương cho nhân viên,
đơn vị.
Chức năng chiết xuất: đây là chức năng đưa các bảng dữ liệu ra ngoài chương
trình ở một dạng tệp khác, tệp Excel bao gồm các kết quả sau:
- Danh sách thông tin chỉ tiêu BSC cho từng cá nhân, đơn vị;
- Danh sách kế hoạch giao;
- Danh sách kết quả hoàn thành;
- Danh sách lương nhân viên, đơn vị.
1.2.6. Các yêu cầu phi chức năng
- Giao diện đồ họa gần gũi, dễ sử dụng;
- Dữ liệu có thể trực tiếp truy xuất bằng chương trình khác;
- Đảm bảo tính bảo mật cho hệ thống.
1.3. TỔNG KẾT CHƯƠNG 1
Từ hiện trạng và nhu cầu từ công tác quản lý lương của nhân viên VNPT nói
chung, VNPT Quảng Bình nói riêng, đã cho chúng ta thấy được: Hiện nay, công nghệ
thông tin đang trên đà phát triển rất mạnh và đã ứng dụng nhiều vào trong cuộc sống,
nhưng vẫn chưa có thuật toán nào tối ưu để giải quyết triệt để yêu cầu đặt ra là hỗ trợ
các đơn vị trong việc dự đoán phân bổ lương, điều chỉnh kế hoạch phù hợp. Vì vậy,

Tôi chọn giải pháp “Xây dựng hệ hỗ trợ quyết định phục vụ công tác quản lý lương
nhân viên tại VNPT Quảng Bình” với mục đích giải quyết được nhu cầu của VNPT
Quảng Bình.


12
CHƯƠNG 2. ỨNG DỤNG HỆ CHUYÊN GIA TRONG VIỆC XÂY DỰNG HỆ
HỖ TRỢ QUYẾT ĐỊNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ LƯƠNG NHÂN
VIÊN TẠI VNPT QUẢNG BÌNH
Như đã trình bày ở chương 1, VNPT Quảng Bình sử dụng mô hình BSC kết hợp
phương pháp 3PS để quản lý lương cho nhân viên. Về công tác tính lương hiện đơn vị
đang kết hợp sử dụng các phần mềm quản lý, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất làm
đầu vào cho hệ thống quản lý BSC (hệ thống quản lý điểm BSC). Căn cứ số điểm
BSC, đơn giá tiền lương và phương pháp 3PS để tính lương cụ thể. Tuy nhiên, hiện
VNPT Quảng Bình đang khó khăn trong việc dự đoán quỹ lương và điều chỉnh kế
hoạch giao để đảm bảo quỹ lương.
Từ những yêu cầu bức thiết của VNPT Quảng Bình nói riêng, các đơn vị trực
thuộc Tập đoàn Bưa chính Viễn thông Việt Nam nói chung; Tôi đã chọn ứng dụng hệ
chuyện gia trong việc xây dựng hệ trợ giúp quyết định để hỗ trợ đơn vị giải quyết
những yêu cầu đó.
Trong chương này, Tôi trình bày cơ sở lý thuyết của hệ chuyên gia và ứng dụng hệ
chuyên gia này vào việc giải quyết những yêu cầu bức thiết đó.
2.1. HỆ CHUYÊN GIA
2.1.1. Tổng quan về hệ chuyên gia
2.1.1.1. Hệ chuyên gia là gì?
Hệ chuyên gia là một hệ thống tin học có thể mô phỏng (emulates) năng lực quyết
đoán (decision) và hành động (making abilily) của một chuyên gia (con người). Hệ
chuyên gia là một trong những lĩnh vực ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (Artificial
Intelligence).
Theo như E. Feigenbaum: “Hệ chuyên gia (Expert System) là một chương trình

máy tính thông minh sử dụng tri thức (knowledge) và các thủ tục suy luận (inference
procedures) để giải những bài toán tương đối khó khăn đòi hỏi những chuyên gia mới
giải được”.
Tri thức (knowledge) trong hệ chuyên gia phản ánh sự tinh thông được tích tụ từ
sách vở, tạp chí, từ các chuyên gia hay các nhà bác học. Các thuật ngữ hệ chuyên gia,
hệ thống dựa trên tri thức (knowledge based system) hay hệ chuyên gia dựa trên tri
thức (knowledge based expert system) thường có cùng nghĩa.
Một hệ chuyên gia gồm ba thành phần chính là cơ sở tri thức (knowledge base),
máy suy diễn hay môtơ suy diễn (inference engine), và hệ thống giao tiếp với người sử
dụng (user interface). Cơ sở tri thức chứa các tri thức để từ đó, máy suy diễn tạo ra câu
trả lời cho người sử dụng qua hệ thống giao tiếp.


13
Người sử dụng (user) cung cấp sự kiện (facts) là những gì đã biết, đã có thật hay
những thông tin có ích cho hệ chuyên gia, và nhận được những câu trả lời là những lời
khuyên hay những gợi ý đúng đắn (expertise).
Hoạt động của một hệ chuyên gia dựa trên tri thức được minh họa như sau:

Người sử dụng

Hệ thống
giao tiếp
(User

(User)

interface)

Cơ sở tri thức

(Knowledge Base)

Máy suy diễn
(Inference Engine)

Hình 1.1. Hoạt động của hệ chuyên gia
Mỗi hệ chuyên gia chỉ đặc trưng cho một lĩnh vực vấn đề (problem domain) nào
đó, như y học, tài chính, khoa học hay công nghệ, v.v..., mà không phải cho bất cứ một
lĩnh vực vấn đề nào.
Tri thức chuyên gia để giải quyết một vấn đề đặc trưng được gọi là lĩnh vực tri
thức
(knowledge domain).

Lĩnh vực vấn đề
(Problem

Lĩnh vực tri thức
(Knowledge Domain)

Hình 1.2. Quan hệ giữa lĩnh vực vấn đề và lĩnh vực tri thức
Ví dụ: hệ chuyên gia về lĩnh vực y học để phát hiện các căn bệnh lây nhiễm sẽ có
nhiều tri thức về một số triệu chứng lây bệnh, lĩnh vực tri thức y học bao gồm các căn
bệnh, triệu chứng và chữa trị.
Chú ý rằng lĩnh vực tri thức hoàn toàn nằm trong lĩnh vực vấn đề. Phần bên ngoài
lĩnh vực tri thức nói lên rằng không phải là tri thức cho tất cả mọi vấn đề.


14
2.1.1.2. Đặc trưng và ưu điểm của hệ chuyên gia
- Một hệ chuyên gia có 4 đặc trưng cơ bản như sau:

Hiệu quả cao (high performance). Khả năng trả lời với mức độ tinh thông bằng
hoặc cao hơn so với chuyên gia (người) trong cùng lĩnh vực.
Thời gian trả lời thoả đáng (adequate response time). Thời gian trả lời hợp lý,
bằng hoặc nhanh hơn so với chuyên gia (người) để đi đến cùng một quyết định. Hệ
chuyên gia là một hệ thống thời gian thực (real time system).
Độ tin cậy cao (good reliability). Không thể xảy ra sự cố hoặc giảm sút độ tin cậy
khi sử dụng.
Dễ hiểu (understandable). Hệ chuyên gia giải thích các bước suy luận một cách dễ
hiểu và nhất quán, không giống như cách trả lời bí ẩn của các hộp đen (black box).
- Những ưu điểm của hệ chuyên gia:
Phổ cập (increased availability). Là sản phẩm chuyên gia, được phát triển không
ngừng với hiệu quả sử dụng không thể phủ nhận.
Giảm giá thành (reduced cost).
Giảm rủi ro (reduced dangers). Giúp con người tránh được trong các môi trường
rủi ro, nguy hiểm.
Tính thường trực (Permanance). Bất kể lúc nào cũng có thể khai thác sử dụng,
trong khi con người có thể mệt mỏi, nghỉ ngơi hay vắng mặt.
Đa lĩnh vực (multiple expertise). chuyên gia về nhiều lĩnh vực khác nhau và được
khai thác đồng thời bất kể thời gian sử dụng.
Độ tin cậy (increased relialility). Luôn đảm bảo độ tin cậy khi khai thác.
Khả năng giảng giải (explanation). Câu trả lời với mức độ tinh thông được giảng
giải rõ ràng chi tiết, dễ hiểu.
Khả năng trả lời (fast reponse). Trả lời theo thời gian thực, khách quan.
Tính ổn định, suy luận có lý và đầy đủ mọi lúc mọi nơi (steady, une motional, and
complete response at all times).
Trợ giúp thông minh như một người hướng dẫn (intelligent -tutor).
Có thể truy cập như là một cơ sở dữ liệu thông minh (intelligent database).
- Kiến trúc tổng quát của hệ chuyên gia:
Tùy theo mô hình hệ chuyên gia để có những thành phần khác nhau. Tuy nhiên,
một hệ chuyên gia có kiến trúc kiểu mẫu gồm 7 thành phần sau:

Cơ sở tri thức (knowledge base): Gồm các phần tử (hay đơn vị) tri thức, thông
thường được gọi là luật (rule), được tổ chức như một cơ sở dữ liệu.


15
Máy duy diễn (inference engine): Công cụ (chương trình, hay bộ xử lý) tạo ra sự
suy luận bằng cách quyết định xem những luật nào sẽ làm thỏa mãn các sự kiện, các
đối tượng… chọn ưu tiên các luật thỏa mãn, thực hiện các luật có tính ưu tiên cao nhất.
Lịch công việc (agenda): Danh sách các luật ưu tiên do máy suy diễn tạo ra thoả
mãn các sự kiện, các đối tượng có mặt trong bộ nhớ làm việc.
Bộ nhớ làm việc (working memory): Cơ sở dữ liệu toàn cục chứa các sự kiện phục
vụ cho các luật.
Khả năng giải thích (explanation facility): Giải nghĩa cách lập luận của hệ thống
cho người sử dụng.
Khả năng thu nhận tri thức (explanation facility): Cho phép người sử dụng bổ
sung các tri thức vào hệ thống một cách tự động thay vì tiếp nhận tri thức bằng cách
mã hoá tri thức một cách tường minh. Khả năng thu nhận tri thức là yếu tố mặc nhiên
của nhiều hệ chuyên gia.
Giao diện người sử dụng (user interface): Là nơi người sử dụng và hệ chuyên gia
trao đổi với nhau.

Máy suy diễn

Cơ sở tri thức

Bộ nhớ làm việc

Lịch công tác

Các luật


Khả năng

Khả năng giải thích

thu nhận tri thức

Giao diện người sử

Hình 1.3. Những thành phần cơ bản của một hệ chuyên gia
Cơ sở tri thức còn được gọi là bộ nhớ sản xuất (production memeory) trong hệ
chuyên gia. Trong một cơ sở tri thức, người ta thường phân biệt hai loại tri thức là tri
thức phán đoán (assertion knowledge) và tri thức thực hành (operating knowledge).

Các tri thức phán đoán mô tả các tình huống đã được thiết lập hoặc sẽ được thiết
lập. Các tri thức thực hành thể hiện những hậu quả rút ra hay những thao tác cần phải
hoàn thiện khi một tình huống đã được thiết lập hoặc sẽ được thiết lập trong lĩnh vực
đang xét. Các tri thức thực hành thường được thể hiện bởi các biểu thức dễ hiểu và dễ
triển khai thao tác đối với người sử dụng.


16

Tri thức phán đoán
Máy suy diễn
Tri thức thực hành

Cơ sở tri thức

Hình 1.4. Quan hệ giữa máy suy diễn và cơ sở tri thức

Từ việc phân biệt hai loại tri thức, người ta nói máy suy diễn là công cụ triển khai
các cơ chế (hay kỹ thuật) tổng quát để tổ hợp các tri thức phán đoán và các tri thức thực
hành. Hình trên đây mô tả quan hệ hữu cơ giữa máy suy diễn và cơ sở tri thức.
- Một số mô hình kiến trúc hệ chuyên gia:
Hiện nay, với sự phát triển của lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, có rất nhiều mô hình được
áp dụng để xây dựng các hệ chuyên gia. Sau đây là một số mô hình:
Mô hình J. L. Ermine

Hình 1.5. Kiến trúc hệ chuyên gia theo J. L. Ermine


×