Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Giáo dục ý thức phòng, chống bạo lực gia đình thông qua nhân vật phác trong chiếc thuyền ngoài xa của nguyễn minh châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.61 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIÁO DỤC Ý THỨC PHÒNG, CHỐNG
BẠO LỰC GIA ĐÌNH THÔNG QUA NHÂN VẬT PHÁC
TRONG CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
CỦA NGUYỄN MINH CHÂU

Người thực hiện:
Ngô Văn Hoà
Chức vụ:
Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM 2020

0


MỤC LỤC
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.


8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.

NỘI DUNG
TRANG
Mục lục …………………………………………………………………...……..
1
Lí do chọn đề tài……………………………………………...........…………
2
Mục đích nghiên cứu………………………………………………..……...
2
Đối tượng nghiên cứu………………………………………...…………….
2
Phương pháp nghiên cứu………………………………...………………..
3
Cơ sở lí luận của sáng kiến………………………………………………
3
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến………..….…….
4
Các sáng kiến và giải pháp cụ thể đã áp dụng…………...….……
4
Công tác chuẩn bị…………………………………………………...……….
5
Giáo dục ý thức phòng, chống bạo lực gia đình thông qua
nhân vật Phác trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn

Minh Châu ………………………………………………………………….…
5
I. Giới thiệu vấn đề………………........................................................…….
5
II. Nhân vật Phác……………………………………………..…….….……
5
III. Nội dung giáo dục ý thức phòng, chống bạo lực gia
đình…………………………………………………………..…………..….……
8
Hiệu
quả
của
sáng
kiến
kinh
nghiệm
11
………………………………..

15. Kết luận và kiến nghị……………………………………………....……….
16. Tài liệu tham khảo……………………………………………...……………
17. Danh mục SKKN đạt giải…...…………………………………………..

12
14
15

1



1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
- Bạo lực gia đình và xâm hại trẻ em đang là vấn đề khiến xã hội ngày càng
quan tâm. Hành vi bạo lực gia đình để lại những hậu quả nặng nề cả về tinh
thần, vật chất, sức khỏe và tính mạng con người. Nhận thấy sự nghiêm trọng của
hành vi này, năm 2007, Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
chính thức ban hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình để kịp thời có chế tài
xử lí, kiềm chế, ngăn chặn hậu quả nặng nề của bạo lực gia đình. Đồng thời mở
đường cho các qui định của các cấp có liên quan ra đời, nhằm thức tỉnh xã hội
về tính nghiêm trọng, hậu quả của bạo lực gia đình, đồng thời, kêu gọi và xác
định các nguồn lực để thực hiện hiệu quả công tác phòng chống bạo lực gia đình
và xâm hại trẻ em. Thế nhưng, bạo lực gia đình vẫn có những biểu hiện phức
tạp, có phần gia tăng ở nhiều địa phương, cho thấy nó thực sự đã là vấn nạn và
thực sự cần sự quan tâm nhiều hơn nữa của toàn xã hội.
- Tôi thấy, chức năng của giáo dục không chỉ trang bị kiến thức, lí tưởng
cho người học mà còn giúp hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức, tư tưởng,
lối sống, chuẩn mực xã hội,... Điều quan trọng hơn là giúp hình thành cho người
học những kỹ năng sống cần thiết để không trở thành kiểu “con lừa thồ sách”.
Trong đó, môn Ngữ văn có lợi thế hơn nhiều môn học khác ở khả năng giáo dục
và truyền tải nội dung cũng như khả năng tác động mạnh mẽ tới tâm lí, ý thức,
nhận thức của học sinh, khả năng đánh thức những rung động sâu xa, những tình
cảm thẩm mỹ đẹp đẽ, làm trỗi dậy ý thức cá nhân, những vẻ đẹp khuất lấp trong
mỗi người, nên môn học có lợi thế giáo dục tốt nhất ý thức dân tộc, tình yêu quê
hương, ý thức bảo vệ bản thân và những kỹ năng sống cần thiết cho mỗi người.
- Trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, nhân vật
Phác không phải là nhân vật chính, không phải là nhân vật được tác giả dụng
công để gửi gắm tư tưởng cốt lõi của tác phẩm. Tuy nhiên, qua nhân vật, người
đọc lại có thể nhận thấy những cảnh báo đau đớn của nhà văn về hậu quả
nghiêm trọng của bạo lực gia đình đối với tình thần, nhân cách, tư tưởng của
những đứa con. Đồng thời, đặt ra những câu hỏi nhói lòng người đọc về tương

lai của những đứa trẻ trong hoàn cảnh chịu bạo lực gia đình.
Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài Giáo dục ý thức phòng, chống bạo lực
gia đình thông qua nhân vật Phác trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của
Nguyễn Minh Châu để trao đổi cùng đồng nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu để đúc rút những sáng kiến, phương pháp mới trong việc giáo
dục ý thức phòng chống bạo lực gia đình cho học sinh trường THPT Thọ Xuân 5
nói riêng và góp phần giáo dục thế hệ trẻ hôm nay nói chung, cũng như đổi mới
phương pháp giảng dạy, hình thành một số kỹ năng sống cần thiết cho học sinh,
đồng thời, tăng tính hấp dẫn cho bài học, đáp ứng mục tiêu bài học, phát huy giá
trị của văn chương đối với đời sống.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
2


Trong phạm vi đề tài, tôi chỉ trình bày kinh nghiệm của cá nhân áp dụng
cho một đối tượng cụ thể là học sinh trường THPT Thọ Xuân 5 - Thọ Xuân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tự nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Tôi chủ động tìm
hiểu các tài liệu về nội dung phòng chống bạo lực gia đình, những thực trạng và
giải pháp của vấn đề để đúc rút kinh nghiệm cho đề tài này.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Để có cơ sở
cho việc áp dụng phương pháp và kinh nghiệm này, tôi đã tổ chức điều tra, khảo
sát, thu thập thông tin về thực tế dạy học liên quan đến đề tài của mình ở các lớp
12 trường THPT Thọ Xuân 5 và một số lớp 12 trường THPT khác gần nhà
trường.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Qua việc khảo sát, thu thập thông
tin, tôi đã tiến hành xử lí số liệu, thống kê đối chiếu kết quả trước và sau khi áp
dụng đề tài để rút kinh nghiệm và khẳng định tính thực tiễn và hiệu quả của đề
tài.

2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận.
- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 ghi rõ: Bạo lực gia đình là
hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về
thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Các hành vi
bạo lực gia đình bao gồm: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác
xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm
danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý
gây hậu quả nghiêm trọng; ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan
hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa
anh, chị, em với nhau;… Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình là kết hợp
và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng
ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà
giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam. Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với
điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước; ưu tiên
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ
nữ [1].
- Luật Giáo dục nhấn mạnh: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt
Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề
nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành
và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, nội dung và phương
pháp giáo dục trong các nhà trường hiện nay là còn xem trọng việc dạy chữ,
chưa chú trọng đúng mức dạy làm người, nhất là việc giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh”[2].
- Học văn là học cách làm người, là được hình thành nhân cách, lí tưởng và
góp phần hình thành chuẩn mực xã hội. Mục tiêu dạy học Ngữ văn hiện nay là
3



sự cụ thể hóa mục tiêu giáo dục nói chung, chú trọng dạy chữ, dạy người và
hướng nghiệp, là hình thành năng lực ứng dụng những điều đã học vào cuộc
sống, cũng như hình thành những kỹ năng cơ bản để có thể ứng phó với những
tác động tiêu cực của cộng sống, có thể tích cực tham gia phòng, chống các biểu
hiện tiêu cực của xã hội nhằm bảo vệ bản thân, gia đình, đạo đức và chuẩn mực
xã hội.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
- Chỉ thị số 08/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: Những năm gần
đây, công tác phòng, chống bạo lực gia đình đã đạt được những kết quả nhất
định: nhận thức của cộng đồng, chính quyền và tổ chức, đoàn thể ngày một nâng
cao, các biện pháp phòng, chống, phê phán, lên án hành vi bạo lực gia đình đã
và đang triển khai ở cộng đồng ngày càng phát huy hiệu quả; số vụ bạo lực gia
đình có xu hướng giảm, nhận thức của người dân đang dần thay đổi theo hướng
tích cực và xuất hiện những tấm gương điển hình, tiên tiến. Tuy nhiên, vẫn tồn
tại những hạn chế, bất cập như: tình trạng bạo lực gia đình còn diễn ra ở nhiều
nơi với các đối tượng khác nhau; tính chất của các vụ bạo lực gia đình ngày
càng tinh vi, phức tạp, khó lường. Bạo lực gia đình đã và đang ảnh hưởng đến
thuần phong, mỹ tục, đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử, an ninh, trật tự xã hội,
gây bất bình trong dư luận xã hội [3].
- Về thực trạng giảng dạy Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu:
Đa phần giáo viên sẽ tập trung vào bố cục tác phẩm, vào tình huống truyện, các
nhan vật chính, còn các nhân vật khác như Đẩu, người chồng, Phác sẽ chỉ giới
thiệu để học sinh tìm hiểu. Đồng thời, nếu có giáo dục ý thức phòng, chống bạo
lực gia đình sẽ chỉ tập trung ở nhân vật người đàn bà hàng chài - hậu quả vủa
bạo lực gia đình với người phụ nữ, chứ rất ít giáo viên chú ý đến nội dung giáo
dục ý thức phòng, chống bạo lực gia đình ở nhân vật Phác. Trong khi đó, ở nhân
vật Phác nhà văn đã gửi gắm những lời cảnh báo đau đớn về tương lai của
những đứa trẻ chịu bạo lực gia đình.
Từ thực trạng này, tôi đã nghiên cứu, kết hợp phương pháp, sử dụng

phương tiện phù hợp để phát huy hiệu quả nội dung dạy về “Nhân vật Phác
trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu và hướng tới giáo dục ý
thức phòng, chống bạo lực gia đình cho học sinh. Do vậy, tôi mạnh dạn trao đổi
cùng đồng nghiệp kinh nghiệm: Giáo dục ý thức phòng, chống bạo lực gia
đình thông qua nhân vật Phác trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn
Minh Châu.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp cụ thể đã sử dụng để giải quyết
vấn đề.
Trên thực tế, tôi đã sử dụng các kinh nghiệm và giải pháp cụ thể sau đây
để giải quyết vấn đề của đề tài:
2.3.1. Công tác chuẩn bị.
- Về phía giáo viên: Soạn bài bằng Powpoint để bài sinh động, dự kiến
các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện bài dạy và các câu trả lời của
4


học sinh. Dặn dò học sinh chuẩn bị bài chu đáo, chuẩn bị các thiết bị hỗ trợ như
giấy A3, bút viết bảng,…
- Đối với học sinh: Cần chuẩn bị bài chu đáo theo hướng dẫn của giáo
viên, chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ.
2.3.2. Giáo dục ý thức phòng, chống bạo lực gia đình thông qua nhân vật
Phác trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Cụ thể:
I. Giới thiệu:
- Nguyễn Minh Châu “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh
và tài năng nhất của văn học ta hiện nay”. Sự tinh anh và tài năng ấy trước hết
thể hiện ở quá trình đổi mới tư duy nghệ thuật. Trong văn học cách mạng trước
1975, thước đo giá trị chủ yếu của nhân cách là sự cống hiến, hi sinh cho cách
mạng. Sau 1975, văn chương trở về đời thường và Nguyễn Minh Châu là một
trong những văn văn đầu tiên của thời kì đổi mới đi sâu khám phá sự thật đời
sống ở bình diện đạo đức thế sự. Khi làm cho người đọc ý thức về sự thật, có

khả năng nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp,
chằng chịt, thì ít nhiều văn chương đã đáp ứng được nhu cầu nhìn nhận và hoàn
thiện nhiều mặt nhân cách con người. Chiếc thuyền ngoài xa là phát hiện đời
sống và con người theo hướng đó [4]. Đồng thời, qua tác phẩm, nhà văn còn
cảnh báo về bạo lực gia đình, về tương lai của những đứa trẻ ở hoàn cảnh chịu
bạo lực gia đình. Trong đó, đáng chú ý nhất là Phác – đứa con được người đàn
bà hàng chài kia yêu quí nhất.
- Phác không phải là nhân vật chính của câu chuyện, cũng không phải là
nhân vật tác giả dành nhiều tâm huyết nhất, nhưng qua nhân vật, nhà văn đã
cảnh báo đau đớn về hậu quả nghiêm trọng của bạo lực gia đình đối với những
đứa trẻ và tương lai của chúng. Vấn đề được Nguyễn Minh Châu nhắc tới từ
những năm 80 của thế kỉ trước nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
II. Nhân vật Phác:
1. Trước khi chứng kiến nghịch cảnh của gia đình Phác, Phùng thấy
thằng bé là:
- Lai lịch: Là đứa cháu ngoại của một ông lão làm nghề sơn tràng ở tận
trên miền rừng A So [5].
- Ngoại hình: Một thằng bé vùng biển, mặt mũi xấu xí, quần áo dính đầy
nhựa cây, cặp mắt đầy vẻ ngây thơ của một chú hổ con từ miền rừng vừa lạc về,
những món tóc vàng hoe có chỗ đỏ quạch như mớ lưới tơ đã bợt bạt đang tỏa ra
mùi nước mặn che lấp gần hết khuôn trán nhỏ [5].
- Cuộc sống: Cùng ông ngoại chở gỗ về bán cho xưởng đóng thuyền
- Tính cách, phẩm chất:
+ Có một trí nhớ khác thường: Cặn kẽ giải thích cuộc sống của những
giống chim trên rừng
+ Thằng bé thông minh và dễ thương: Thằng nhóc …như …nhà hiền triết
nằm kê đầu trên mười ngón tay đan vào nhau, … mắt nhìn đăm đăm vào khoảng
mờ trắng của sương đêm, hồi hộp chờ một tiếng vạc rất nhỏ kêu thảng thốt trong
bầu sương tít trên cao…. Nép vào sườn tôi ngủ say như chết [5].
5



=> Một đứa trẻ vùng biển hồn nhiên, thông minh, dễ thương, hiểu biết;
một thằng bé hòa đồng, nhiệt tình, sống hòa mình với thiên nhiên nhưng sớm dãi
dầu mưa nắng. Tuy vậy, thằng bé vẫn xứng đáng có một cuộc sống bình dị.
2. Khi chứng kiến nghịch cảnh của gia đình Phác, Phùng thấy:
- Nghịch cảnh Phùng chứng kiến: Một người đàn ông hàng chài to lớn
dùng chiếc thắt lưng ngụy đánh tới tấp vào một người đàn bà hàng chài, vừa
đánh vừa rên rỉ đau đớn, còn người đàn thì không kêu xin, không chạy trốn,
cũng không phản kháng, cứ đứng yên cho lão đánh.
- Phùng thấy:
+ Một đứa con nít lao qua trước mặt, Phùng kịp nhận ra đó là thằng Phác.
Thằng bé cứ chạy …như một viên đạn trên đường lao tới đích … rồi lập tức
nhảy xổ vào cái lão đàn ông [5]. Thằng bé giật được chiếc thắt lưng rồi vung
chiếc khóa quật thẳng vào giữa ngực gã đàn ông, gã đàn ông không giằng lại
được chiếc thắt lưng đã tát thằng bé hai cái ngã dúi xuống cát, rồi bỏ về thuyền.
+ Còn lại người đàn bà: Chị ta miệng mếu máo gọi, người đàn bà ngồi
xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy
vái để, rồi lại ôm chầm lấy [5].
+ Thằng Phác vẫn chẳng hề hé răng, nó lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ
lên khuôn mặt người mẹ như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong
những nốt rỗ chằng chịt [5].
+ Khoảnh khắc sau, bãi cát lại trở về với vẻ mênh mông và hoang sơ.
Giữa tiếng sóng ngoài khơi dội những tiếng kêu ồ ồ vào cõi im lặng, chỉ có tôi
và thằng bé đứng trơ giữa bãi xe tăng hỏng, trên tay thằng nhỏ vẫn cầm chiếc
thắt lưng, hai chúng tôi đưa mắt ngơ ngác nhìn ra một quãng bờ phá vừa ban
nãy chiếc thuyền đậu. Như trong câu chuyện cổ đầy quái đản, chiếc thuyền lưới
vó đã biến mất [5].
+ Tôi bước về phía nó. Nhưng thằng bé không cho tôi lại gần. Tự nhiên
thằng nhỏ vô cớ đâm ra thù ghét cả tôi - hết sức thù ghét, nhìn vào hai con mắt

của nó, tôi đọc thấy được điều đó [5].
- Đánh giá nhân vật (chú ý chỗ in nghiêng để có căn cứ đánh giá):
Nhân vật đã có những thay đổi đáng sợ, đáng lo và đáng thương:
+ Một thằng bé rất khỏe, hoàn toàn câm lặng.
+ Một thằng bé có hành động hỗn láo và hung hãn với người lớn, thể hiện
hành vi của một kẻ côn đồ.
+ Một thằng bé yêu thương mẹ hết mực.
+ Một thằng bé đầy nội tâm.
+ Thù ghét người đã chứng kiến nghịch cảnh của gia đình nó (Phùng).
=> Có thể nói, những thay đổi này của Phác rất đáng lo ngại, nhất là
nguyên nhân dẫn đến những thay đổi đó. Đây thực sự là trăn trở của nhà văn đối
với nghịch lí đã tác động đến sự tâm hồn, tư tưởng, nhân cách của những đứa
trẻ.
3. Sau khi chứng kiến nghịch cảnh của gia đình Phác.
- Phùng nhận thấy:
6


+ Thằng Phác đối xử với tôi như một kẻ hoàn toàn xa lạ, như chưa bao giờ
trò chuyện, ngủ chung với tôi. Mỗi lúc bắt gặp tôi khoác chiếc máy ảnh đi trên
bãi cát, nó vẫn nhìn tôi bằng con mắt âm thầm giấu kín đầy một sự thù ghét - và
tôi hiểu rằng tất cả lỗi lầm của tôi chính là ở chỗ tôi đã trót có dịp biết được tất
cả mọi việc trong nhà nó, cái thằng trẻ con lạ kỳ nhất trần đời [5].
+ Nó như một chú chó sói con, thằng bé thông minh và dễ thương đã
hoàn toàn biến thành một đứa trẻ độc ác và mất dậy, mỗi lần Phùng muốn lại
gần, dỗ dành, nó hét lên đầy giận dữ: "Hãy cút đi! Cút đi!" [5].
+ Ba hôm sau, Phùng lại bắt gặp cảnh tượng tương tự, lần này Phùng thấy
có một đứa con gái chạy theo thằng Phác và vật nhau với nó để giằng lấy con
dao găm nhỏ sáng loáng thằng Phác giấu trong cạp quần đùi.
- Đánh giá (lưu ý học sinh chú ý những chỗ in nghiêng):

+ Một thằng bé “độc ác và mất dạy”.
+ Như một con sói non.
+ Là nạn nhân của bạo lực gia đình và cũng là kẻ kích động bạo lực.
=> Một sự thay đổi đáng báo động của thằng Phác và cũng là lời cảnh báo
đau đớn của nhà văn về hậu quả nặng nề của bạo lực gia đình cũng như tương lai
của những đứa trẻ chịu bạo hành gia đình.
4. Lắng nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài về thằng Phác.
- Người đàn bà đau đớn kể: Trong cái đám con cái đông đúc đang sống
ở dưới thuyền, mụ không yêu một đứa nào bằng thằng Phác, cái thằng con từ
tính khí đến mặt mũi giống như lột ra từ cái lão đàn ông đã từng hành hạ mụ, và
không khéo sẽ còn hành hạ mụ cho đến khi chết - nếu không có cách mạng về.
Người đàn bà ấy còn cho Phùng biết, vì sợ thằng bé có thể làm điều gì dại dột
đối với bố nó, chị ta đã phải gửi nó lên rừng sống với ông ngoại hơn nửa năm
nay. Ở với ông ngoại, thằng bé sướng hơn ở trên thuyền với bố mẹ. Nhưng hễ
rời ra là nó trốn về. Thằng bé tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền rằng nó
còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh [5].
- Phùng nhận ra:
+ Phác hết mực yêu thương mẹ và bố của mình nhưng nó cũng rất rạch
ròi, cương quyết với hành động sai trái của bố khi đối xử tàn bạo với mẹ của nó.
+ Phác không còn là 1 cậu bé như những cậu bé cùng trang lứa nữa, mà
cậu thật sự là 1 người lớn, hiểu biết, giàu tình cảm tuy trong trái tim cậu đầy vết
xước
+ Thằng Phác chính là nạn nhân của bạo lực gia đình
=> Nguyễn Minh Châu thực sự đã bày tỏ sự lo lắng về tương lai của
những đứa trẻ sống trong cảnh bạo lực gia đình.
4. Kết luận về nhân vật Phác
- Xây dựng hình tượng nhân vật Phác, Nguyễn Minh Châu đã góp phần
làm nổi bật hoàn cảnh sống khốn khó của gia đình hàng chài nói riêng và cuộc
sống của người dân vùng biển nói chung. Qua đó, bày tỏ sự sẻ chia với hoàn
cảnh sống của con người, nhất là đối với những đứa trẻ.

7


- Qua nhân vật Phác, Nguyễn Minh Châu còn lên tiếng bênh vực cho
quyền sống, quyền được yêu thương, sự bình yên của trẻ nhỏ.
- Nhân vật Phác còn là lời cảnh tỉnh của nhà văn về hậu quả của bạo lực
gia đình đối với trẻ em, đồng thời đặt ra câu hỏi lớn về tương lai của những đứa
trẻ sống trong cảnh chịu bạo lực gia đình.
III. Nội dung giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình thông qua nhân
vật Phác
1. Một số vấn đề về bạo lực gia đình
Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận thể hiện sự hiểu biết về bạo lực
gia đình. Câu trả lời của học sinh sẽ rất phong phú và giáo viên cần cung cấp
thêm những kiến thức và số liệu nhất định để học sinh thấy rõ thực trạng vấn đề.
- Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc
có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác
trong gia đình. Các hành vi bạo lực gia đình như: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập
hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; lăng mạ hoặc hành vi
cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực
thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; ngăn cản việc thực hiện
quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và
con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;… [1]. Nguyên nhân của bạo
lực gia đình rất phong phú, có thể vì tư tưởng trọng nam khinh nữ, từ hiểu biết
về bình đẳng giới, từ tư tưởng phong kiến lạc hậu, từ sự áp đặt của người lớn với
trẻ em, từ cách dạy con thiếu khoa học,… Vì thế, biện pháp giải quyết vấn nạn
này cũng rất phong phú, chẳng hạn, phải có sự thay đổi trong nhận thức, tư
tưởng của mọi người, sự chung tay của toàn xã hội, sự lên tiếng của nạn nhân,
sự hoàn thiện của qui định pháp lí,…
- Những con số biết nói về bạo lực và xâm hại trẻ em ở Việt Nam:
+ Có đến 68,4% trẻ em Việt Nam (dưới 18 tuổi) từng ít nhất một lần bị bạo

lực dưới một trong vài hình thức, từ bị đánh đập, xâm hại thân thể đến xâm hại
tình dục... xếp thứ 27 trên 75 quốc gia được khảo sát [7]
+ Trung bình mỗi năm vẫn có khoảng 2.000 trẻ em bị bạo lực, xâm hại cần
được hỗ trợ, can thiệp [7].
+ Năm 2018 cả nước xảy ra 1.547 vụ xâm hại trẻ em, với gần 1.700 đối
tượng, xâm hại 1.579 trẻ, trong đó có 1.293 em bị xâm hại tình dục [7].
+ Trong tháng 4/2020, Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã tiếp nhận
750 cuộc gọi đề nghị trợ giúp, trong đó hơn 200 cuộc cần sự can thiệp về bạo
lực gia đình, xâm hại trẻ em... [8]
- Ảnh hưởng của bạo lực gia đình: Trải rộng từ tâm lý cho đến thể chất
của nạn nhân. Nhiều trường hợp hành vi bạo lực dẫn đến thương tật suốt đời
thậm chí tử vong. Bạo lực gia đình thường là nguyên nhân khởi phát trầm
cảm và rối loạn stress sau sang chấn sau này, đặc biệt là ở trẻ em - đối tượng
nhạy cảm hơn có thể bị mắc các hội chứng về tâm lý như trầm cảm, rối loạn
nhân cách, tâm thần. Những bé gái sống trong môi trường bạo lực, khi trưởng
8


thành khó đặt niềm tin vào những người đàn ông khác và thường gặp trắc trở
trong tình yêu. Họ có niềm hoài nghi quá mức với đối tượng khác giới, lý do bắt
nguồn tự việc chứng kiến hành vi bạo lực của cha đối với mẹ hoặc với bản thân
mình. Các trẻ trai về sau này có thể bắt chước các hành vi bạo lực với người vợ
trong tương lai [6].
2. Đánh giá ảnh hưởng của bạo lực gia đình với nhân vật Phác.
a. Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận các nội dung sau:
- Nhân vật thằng Phác đáng giận hay đáng thương ? Vì sao?
- Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với Phác như thế nào ?
b. Định hướng đánh giá:
- Nhân vật vừa đáng thương vừa đáng giận.
+ Đáng thương vì: Phác hội tụ nhiều phẩm chất và nét tình cách xứng

đáng có một cuộc sống bình dị để phát triển. Thế nhưng lại rơi vào cảnh sống
hứng chịu bạo lực gia đình và trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình.
+ Đáng giận vì: Thằng bé sớm đã có những hành động côn đồ kiểu một
con sói non, có hành động hỗn láo với chính bố đẻ của mình, có thái độ mất dạy
với người lớn – Phùng.
- Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến Phác và những cảnh báo của
Nguyễn Minh Châu:
+ Cuộc sống: Phác được đưa lên rừng sống với ông ngoại để tránh xung
đột hoặc làm điều dại dột với cha. Vì thế, nó sớm phải sống xa gia đình, không
nhận được sự dạy dỗ của cha mẹ, thiếu tình cảm của anh chị em, gia đình ruột
thịt. Đây là một thiệt thòi và là một nguy cơ khiến Phác có thể sẽ có một hướng
rẽ tiêu cực trong tương lai.
+ Tâm hồn và nhận thức: Trong tâm hồn và trái tim trẻ thơ đã đầy
những giằng xé và vết xước: Nó thương cha, mẹ nhưng lại phải chứng kiến
nghịch cảnh đau đớn là cha thường xuyên đánh đập mẹ và nó lại hoàn toàn bế
tắc trong cách giải quyết nghịch cảnh ấy.
+ Tính cách và hành động: Từ một đứa bé hồn nhiên, thông minh, dễ
thương, hiểu biết, hòa đồng, nhiệt tình trở thành một thằng côn đồ, “mất dạy”,
“một con sói non” [5], nó sẵn sàng đánh trả bố để cứu mẹ, thậm chí, sẵn sàng
thủ dao để trấn áp cha cứu mẹ. Nó còn tuyên bố, có nó ở vùng biển này thì mẹ
nó không bị đánh. Nó thù ghét, xua đuổi Phùng chỉ vì Phùng trót biết sự thật về
gia đình nó.
=> Nguyễn Minh Châu lên tiếng bảo vệ khát vọng được sống trong tình
yêu thương, yên bình của trẻ em. Con mắt nhân đạo của nhà văn còn thể hiện
một nỗi lo âu đầy trách nhiệm “những đứa trẻ như cậu bé Phác sẽ thành người
thế nào nếu môi trường sống không được thay đổi một cách tích cực ?”.
=> Phác vừa là nạn nhân của thói côn đồ lại vừa là thủ phạm kích động
thói côn đồ và chính nó cũng sớm có tính côn đồ nên tương lai của nó sẽ là một
dấu hỏi lớn. Đây là những cảnh báo nghiêm túc về hậu quả của bạo lực gia đình.
3. Vận dụng hiểu biết để xử lí tình huống bạo lực gia đình và hình

thành ý thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình.
9


a. Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận các vấn đề sau:
- Theo em, làm thế nào để nhân vật Phác không còn chịu bạo lực gia
đình?
- Nếu là Phác, em sẽ xử lí tình huống bạo lực gia đình như trên bằng cách
nào ?
b. Định hướng thảo luận để hình thành ý thức, kỹ năng cho học sinh.
- Để Phác không còn chịu bạo lực gia đình, phải kết hợp nhiều giải pháp
và phụ thuộc điều kiện hoàn cảnh từng vùng miền, điều kiện sinh hoạt từng thời
điểm, … Tuy nhiên, cơ bản sẽ cần:
+ Xác định nguyên nhân dẫn tới bạo lực ở gia đình Phác là do: Sự khó
khăn về kinh tế, sự nhận thức hạn chế của các thành viên trong gia đình, sự vào
cuộc không quyết liệt của chính quyền, sự im lặng của nạn nhân, sự thờ ơ của xã
hội,… Ở Phác, còn là nhận thức của nhân vật, thiếu sự giáo dục nghiêm túc của
gia đình, còn chịu sự tác động của môi trường sống,…
+ Hướng khắc phục: Chúng ta đi vào giải quyết những nguyên nhân trên
chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả. Chẳng hạn, các cấp chính quyền quan tâm, nâng
cao đời sống dân trí, trình độ nhận thức, hiểu biết cho nhân dân; nâng cao chất
lượng cuộc sống và điều kiện kinh tế; giáo dục, tuyên truyền để nạn nhân bạo
lực gia đình lên tiếng, để xã hội cùng lên tiếng và bảo vệ người chịu bạo lực gia
đình; có chính sách quan tâm đến thế hệ trẻ, đến những vùng đặc thù,…
- Nếu là Phác, em nên xử lí tình huống chứng kiến bạo lực gia đình như
trên bằng cách:
+ Không được trực tiếp xông vào đánh bố, chỉ có thể can ngăn.
+ Trực tiếp nói chuyện với bố mẹ, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến điều đó.
+ Kêu gọi những anh chị em trong gia đình cùng lên tiếng và tìm cách
tháo gỡ.

+ Báo với ông bà để có hướng giúp đỡ, giải quyết.
+ Báo với các cấp chính quyền để can thiệp, hoà giải và tháo gỡ khó khăn,
giải quyết mâu thuẫn.
+ Kêu gọi các cô chú nơi gia đình sinh sống cùng can thiệp, giúp đỡ để
chấm dứt nghịch cảnh ấy.
+ Hơn hết, kêu gọi chính các thành viên trong gia đình thể hiện sự quan
tâm, yêu thương, chia sẻ, đùm bọc nhau để vượt qua khó khăn, cùng hướng đến
những điều tốt đẹp, đến cuộc sống hạnh phúc, bình dị. Bản thân mình phải làm
trước hết, phải dừng các hành động trấn áp cha, phải quan tâm, chia sẻ gánh
nặng gia đình với cha, nói chuyện để hiểu cha hơn.
c. Một số gợi ý học sinh nếu rơi vào hoàn cảnh chịu bạo lực gia đình
- Phải đối thoại để tìm ra nguyên nhân dẫn đến những hành vi bạo lực.
- Báo với các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể để có sự can thiệp, giúp
đỡ kịp thời.
- Không dùng hành động đáp trả cực đoan, phải mềm mỏng, khéo léo đấu
tranh bảo vệ bản thân nhưng không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự
người khác. Không làm cho tình huống thêm xấu đi.
10


- Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè, làng xóm để ngăn chặn các
hành vi bạo lực có thể xảy đến.
- Tìm hiểu qui định của pháp luật để giải thích cho người có hành vi bạo
lực và để có cơ sở bảo vệ chính mình.
4. Kết luận
Bạo lực gia đình là vấn đề phức tạp, tế nhị nên giải quyết vấn đề không
phải một sớm một chiều mà đòi hỏi sự kiên trì, tế nhị, am hiểu và sẻ chia. Tuy
nhiên, không vì thế mà thờ ơ hoặc ỷ lại. Hơn bao giờ hết, thế hệ trẻ phải biết
trang bị cho mình những kỹ năng cơ bản để bảo vệ bản thân, để phòng, chống
bạo lực gia đình, giúp xã hội ngày càng công bằng, văn minh.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Hiệu quả đối với hoạt động giáo dục của nhà trường.
Tôi đã thực nghiệm phương pháp và ứng dụng để đi đến kết luận tính khả
thi và hiệu quả của phương pháp như sau:
- Ở lớp 12A3 trường THPT Thọ Xuân 5: Tôi thực hiện bài dạy theo cách
thông thường, không tích hợp nội dung giáo dục ý thức phòng, chống bạo lực
gia đình cho học sinh, bài tập trung vào tình huống truyện và hai nhân vật chính.
Kết thúc bài học, đa phần học sinh nắm bài học theo cách tôi đã truyền đạt
nhưng nhiều học sinh không nhận ra những cảnh báo của nhà văn về vấn nạn
bạo lực gia đình. Học sinh chỉ nhận thấy nỗi khổ của nhân vật Phác chứ ít học
sinh nhận ra hậu quả nặng nề mà Phác phải gánh chịu bởi bạo lực gia đình.
- Ở lớp 12A4 (lớp định hướng xã hội) và 12A5 (lớp đại trà) của nhà
trường, tôi đã dạy bằng sáng kiến này. Cụ thể là:
+ Tôi sử dụng phương pháp như đã trình bày ở trên, với yêu cầu trình bày
những nhận thức của em về hậu quả mà bạo lực gia đình gây ra đối với trẻ em
thông qua nhân vật Phác và cho biết em sẽ làm gì khi đối mặt với bạo lực gia
đình. Kết quả, phần nhiều học sinh đều dễ dàng trả lời và thể hiện được nhận
thức, hiểu biết cũng như biện pháp xử lí cơ bản đối với bạo lực gia đình.
+ Về cảm nhận, các em đều có chung cảm nhận là bài học sinh động, dễ
hiểu, thiết thực, gần gũi chứ không chỉ là kiến thức hàn lâm. Thậm chí, các em
còn được nhập vai vào nhân vật để xử lí tình huống và góp phần hình thành kỹ
năng phòng, chống bạo lực gia đình.
- Như vậy, ở một góc độ nhất định, tôi nhận thấy, bài dạy đã phát huy hiệu
quả, khiến học sinh nhận thức được hậu quả nghiêm trọng của bạo lực gia đình,
ít nhiều hình thành ở các em ý thức phòng, chống bạo lực gia đình và nhất định
nó sẽ có tác dụng hình thành kỹ năng sống cho các em trong tương lai.
- Kết quả kiểm tra lối tư duy, nhận thức và sự hứng thú trong tiếp nhận
bài học của học sinh ở các lớp như sau:
Thăm dò về bài học

Lớp
Thích,
Hiểu
Khó,
Khó,
dễ nhớ
bài
hiểu sơ sài
không hiểu
11


12A3 (không áp dụng SK)
3/45
30/45
9/45
3/45
12A4 (áp dụng SK)
29/46
14/46
4/46
1/46
12A5 (áp dụng SK)
21/41
13/41
5/41
2/41
2.4.2. Đối với bản thân, đồng nghiệp nhà trường.
- Bản thân tôi nhận thấy mình đã đúc rút được một sáng kiến hữu ích, góp
phần lồng ghép được một nội dung giáo dục đang được toàn xã hội quan tâm, đó

là giáo dục ý thức phòng, chống bạo lực gia đình, góp phần hình thành những kỹ
năng sống cần thiết cho học sinh.
- Với đồng nghiệp trong nhà trường, sáng kiến của tôi đã được trình bày,
thực nghiệm trước tổ và một số giáo viên cốt cán khác của nhà trường. Kết quả,
được các đồng nghiệp đánh giá cao về sự sáng tạo, lồng ghép nội dung và mục
đích giáo dục cũng như hiệu quả sau tiết dạy.
- Với nhà trường: Tôi vẫn đang tích cực áp dụng sáng kiến cho các lớp
dạy, sẽ phối hợp với Đoàn thanh niên mở rộng đối tượng giảng dạy để nâng cao
công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức phòng, chống bạo lực gia đình cho đoàn
viên thanh niên nhà trường và sẽ tiếp tục rút kinh nghiệm cho những năm tiếp
theo để hoàn thiện sáng kiến. Tuy nhiên, hiệu quả ban đầu có thể thấy được,
sáng kiến của tôi đã giúp đồng nghiệp có thêm một phương pháp, một cách tiếp
cận khác đối với Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu nói chung và
nhân vật Phác nói riêng.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Kết luận: Đề tài này là kinh nghiệm mà bản thân tôi đúc rút trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy tại trường THPT Thọ Xuân 5, góp phần làm
cho bài học về Chiếc thuyền ngoài xa sinh động, thiết thực và đáp ứng một số
yêu cầu của giáo dục hiện nay cũng như mục tiêu giáo dục toàn diện cho học
sinh. Đề tài cũng áp dụng cho một đối tượng cụ thể là học sinh trường THPT
Thọ Xuân 5 – Thọ Xuân, tôi nhận thấy khi áp dụng đề tài, có nhiều chuyển biến
tích cực về nhận thức, hành vi, tư duy của học sinh. Đề tài là một gợi ý thú vị,
một phương pháp hiệu quả cho đồng nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo
dục lí tưởng, kỹ năng sống cho học sinh, góp phần vào mục tiêu giáo dục toàn
diện cho học sinh hiện nay. Vì vậy, tôi mạnh dạn trình bày cùng đồng nghiệp để
được trao đổi, rút kinh nghiệm cho việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất
lượng dạy học. Mong được đồng nghiệp góp ý để được hoàn thiện hơn.
- Kiến nghị: Không.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 5 tháng 7 năm 2020

Tôi xin cam đoan sáng kiến này là do
tôi tự viết, nếu sai, tôi hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Tác giả
Ngô Văn Hòa
12


TÀI LIỆU THAM KHẢO (TLTK)
[1]. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007
[2]. Luật Giáo dục
[3]. Chỉ thị số 08/CT-TTg của Thủ tướng Chính
[4]. SGV Ngữ văn 12, tập 2, NXB GD, 2008.
[5]. Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (Nguồn Internet)
[6].
[7]. Tuổi trẻ online, số ra ngày 18/4/2019
[8]. Cổng thông tin điện tử Quảng Ninh, số ra ngày 7/6/2020

13


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CẤP CAO
HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Cấp
Kết quả
Năm học
TT
Tên SKKN

đánh giá đánh giá được đánh
xếp loại xếp loại giá xếp loại
Một số kinh nghiệm hướng dẫn học
Sở
sinh tìm hiểu bài Luật thơ, tiết 23,
GD&ĐT
1. chương trình Ngữ văn 12, Ban cơ
B
2014-2015
Thanh
bản nhằm phát huy tính tích cực,
Hóa
chủ động của học sinh
2. Một số kinh nghiệm hướng dẫn học
Sở
B
2015-2016
sinh tìm hiểu tiết 114, bài Ôn tập GD&ĐT
14


3.

4.

Tiếng Việt, chương trình Ngữ văn
Thanh
11, Ban cơ bản nhằm phát huy tính
Hóa
tích cực, chủ động của học sinh.

Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống
và vận dụng kỹ năng sống để viết
Sở
văn nghị luận xã hội cho học sinh GD&ĐT
qua truyện cười “Tam đại con gà”, Thanh
chương trình Ngữ Văn 10, Ban cơ
Hóa
bản.
Giáo dục ý thức xây dựng và bảo vệ
Sở
tổ quốc cho học sinh trường THPT
GD&ĐT
Thọ Xuân 5 thông qua tìm hiểu
Thanh
“Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí
Hóa
Minh.

C

2016-2017

C

2018-2019

15




×