Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN THPT: Phát triển bài tập Vật lí theo lí thuyết phát triển bài tập chương Sóng ánh sáng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 23 trang )

SKKN
Đề tài:
PHÁT TRIỂN BÀI TẬP VẬT LÍ THEO
LÍ THUYẾT PHÁT TRIỂN BÀI TẬP
CHƯƠNG “SÓNG ÁNH SÁNG”


CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
1. TÊN ĐỀ TÀI
2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
3. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG
4. THỜI GIAN THỰC HIỆN
5. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
6. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC THỰC HIỆN
7. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ


1. ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƯƠNG “ SÓNG ÁNH
SÁNG” VẬT LÝ 12 CƠ BẢN THEO LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN BÀI
TẬP
2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Bài tập là một phần rất quan trọng trong hệ thống vật lý nói chung và đặc biệt
là vật lý phổ thông nói riêng
- Thông qua bài tập học sinh sẽ khắc sâu hơn phần lý thuyết
- Thông qua bài tập rèn luyện và bồi dưỡng cho học sinh tư duy linh hoạt , nhạy
bén, mềm dẻo hạn chế lối tư duy áp đặt của học sinh và tư duy tự đặt và
giảiquyết vấn đề.
- Đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy, học nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục.
Thực trạng :
- Không có giáo án mẫu soạn tiết bài tập, tài liệu tham khảo hạn chế nên Giáo


viên gặp lúng túng khi soạn giáo án và dạy tiết bài tập, nên tiết bài tập ở trường
PT thường Giáo viên dao bài tập về nhà trước để học sinh chuẩn bị, đến tiết bài
tập gọi học sinh lên làm và lấy điểm nên không rèn được tư duy sáng tạo, tư
duy giải quyết vấn đề do đó rất nhiều học sinh rất ngại học môn vật lý.
- Với thời gian giành cho tiết luyện tập chiếm khoảng 15 – 20% thời lượng của
giáo trình nên để tiết luyện tập có hiệu quả thực sự gặp rất nhiều khó khăn. Để
giải quyết những khó khăn của thực trạng trên nhóm chúng em đưa ra phương
pháp phát triển bài tập theo lý thuyết phát triển bài tập
3. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG
Giáo viên vật lý
4. THỜI GIAN THỰC HIỆN
3 buổi( 15 tiết)
Buổi 1: Mở đầu và Lý thuyết PTBT
Buổi 2: Các ví dụ minh họa
Buổi 3: Thực hành (Học viên vận dụng lý thuyết phát triển bài tập, xây dựng
bài tập và sử dụng bài tập)
5. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
5.1. Lý thuyết phát triển bài tập
5.1.1. Khái niệm phát tiển bài tập vật lý
Vấn đề phát triển bài tập vật lý liên quan đến hai khái niệm cơ sở: Bài tập cơ
bản và bài tập tổng hợp
Bài tập cơ bản(BTCB): Là bài tập mà khi giải chỉ cần sử dụng một đơn vị kiến
thức cơ bản ( Một khái niệm hoặc một định luật vật lý), có sơ đồ cầu trúc như
sau


Sơ đồ 1: Mô tả cấu trúc của BTCB
Bài tập tổng hợp(BTTH): Là bài tập mà khi giải cần sử dụng từ hai đơn vị kiến
thức trở lên. Như vậy, bài tập tổng hợp là tổ hợp các bài tập cơ bản. Thực chất
của việc giải bài tập tổng hợp là việc nhận ra các bài tập cơ bản trong bài tập

tổng hợp đó
Phát triển bài tập là biến đổi một bài tập cơ bản thành các bài tập tổng hợp theo
các phương án khác nhau.
5.1.2. Các phương án phát triển bài tập vật lý
Theo tác giả Phạm Thị Phú [9], việc phát triển bài tập vật lý cần trải qua các
hành động: Chọn bài tập cơ bản, phân tích cấu trúc bài tập cơ bản, mô hình hóa
bài tập cơ bản theo các phương án khác nhau
Việc Chọn bài tập cơ bản là hành động có tính quyết định cho việc cũng cố kiến
thức , kĩ năng nào. Hành động này bao gồm việc:
+ Xác định mục tiêu: Cần cũng cố kiến thức cơ bản nào? Nội dung của kiến
thức đó? Phương trình liên hệ các đại lượng, công thức biểu diễn? ...
+ Chọn hoặc đặt đề bài tập
+ Xác định dữ kiện, ẩn số
+ Mô hình hóa đề bài và hướng giải.
Từ bài tập cơ bản, có thể phát triển thành những bài tập tổng hợp muôn hình
muôn vẻ. Về mặt lý luận có thể khái quát thành 5 phương án phát triển bài tập
như sau:
PA1: Hoán vị giả thuyết và kết luận của BTCB để được bài toán khác có độ
khó tương đương


Sơ đồ 2: Hoán vị giả thuyết và kết luận
PA2: Phát triển giả thiết bài tập cơ bản

Sơ đồ 3: Phát triển giả thiết bài tập cơ bản


PA3: Phát triển kết luận bài tập cơ bản

Sơ đồ 4: phát triển kết luận BTCB


- PA4: Đồng thời phát triển giả thiết và kết luận (kết hợp PA2, PA3)


Sơ đồ 5: Đồng thời phát triển giả thiết và kết luận của BTCB

PA5: Đồng thời phát triển giả thiết, kết luận và hoán vị giả thiết, kết luận
( kết hợp PA1, PA2, PA3 và PA4)


Sơ đồ 6: Đồng thời phát triển giả thiết, kết luận và hoán vị giả thiết và kết
luận
5.1.3. Phát triển BTVL trong dạy học BTVL
Việc phát triển bài tập phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Mục tiêu giáo dưỡng: Cần cũng cố khắc sâu kiến thức nào?
- Nội dung kiến thức của bài tập
- Trình độ, năng lực, tư duy, khả năng làm việc tích cực, độc lập của học sinh
và mục tiêu phát triển tương ứng
- Thời gian tiết học
5.1.4. Qui trình xây dựng BTVL một chương theo lý thuyết phát triển
BTVL[9]
5.1.4.1. Giáo viên xác định hệ thống BTCB của chương.
- Xác định nội dụng kiến thức cơ bant của chương
- Các phương trình biểu diễn.
- Lựa chọn số BTCB có thể có trong chương.
- Mô hình hóa bài tập để phát triển theo các phương án khác nhau.
5.1.4.2. Học sinh giải BTCB (tập dượt để hiểu rõ và ghi nhớ kiến thức cơ bản).
5.1.4.3. Giáo viên khái quát hóa phương án giải BTCB và phân tích bài tập. Các
dữ kiện
a,b,c,… liên hệ với x bằng những phương trình, kiến thức cơ bản là f(a,b,c,x)=f.

Nắm được phương trình này hãy giải được hàng loạt bài tập khác.
5.1.4.4. Giáo viên phát triển bài tập bằng cách hoán vị giả thiết, kết luận để
được BTCB có độ khó tương đương.
5.1.4.5. Giáo viên yêu cầu học sinh phát triển theo hướng 1(làm theo mẫu) bằng
ngôn ngữ nói. điều này có tác dụng tốt trong việc học sinh nắm vững kiến thức
cơ bản và bồi dưỡng năng lực diễn đạt bằng ngôn ngữ nói cho học sinh.
5.1.4.6. Giáo viên phát triển BTCB theo hướng phát triển giả thiết hoặc phát
triển kết luận, giáo viên có thể phân tích : Nếu trong BTCB không cho a mà cho
a1, a2, a3 (a liên hệ với a1, a2, a3 bằng những kiến thức cơ bản mà học sinh đã
học) thì các em có thể giải được không? từ đó hãy đặt lại vấn đề bài tập đã cho,
các em học sinh có học lực khá có thể tham gia xây dựng bài mới.
5.1.4.7. Giáo viên hướng dẫn phát triển bài tập theo cách phát triển đồng thời
giả thiết, kết luận hoặc phát triển kết luận và hoán vị chúng. Ở giai đoạn này
tính tự lực của học sinh đã được nâng lên về chất: Học sinh vừa là người đặt vấn
đề, vừa là người giải quyết vấn đề.
5.2. Sử dụng bài tập trong dạy học vật lý theo lý thuyết phát triển bài tập
5.2.1. Giáo viên xây dựng bài tập mới từ BTCB theo mục tiêu dạy học
Từ BTCB ban đầu tuy theo cách phát triển theo các phương án khác nhau mà có
được bài tập mới (BTTH) có độ khó, độ phức tạp khác nhau. Căn cứ mục tiêu
dạy học của bài tập để xây dựng bài tập mới theo cấu trúc qui trình sau:
- Xác định mục tiêu dạy học của bài tập.
- Xác định độ khó của bài tập.


- Lựa chọn phương án phát triển BTCB.
- Xây dựng bài tập mới.
- Sử dụng bài tập mới.
- Sử dụng bài tập mới theo mục tiêu đã định.
5.2.2. Hướng dẫn học sinh tự lực xây dựng bài tập mới
Căn cứ vào qui trình xây dựng BTVL theo lý thuyết phát triển BTVL. Trong quá

trình giải bài tập, Giáo viên hướng dẫn học sinh tự lực xây dựng bài tập mới
theo yêu cầu sau:
- Xác định nội dung kiến thức cơ bản của bài tập.
- Xác định các kiến thức cần thiết để giải bài tập.
- Khái quát hóa phương pháp giải bài tập và phân tích bài tập. các dự kiện a, b,
c,..liên hệ với x bằng những phương trình kiến thức cơ bản là f(a,b,c,x)=f.
Mô hình hóa các mối liên hệ giữa cái đã cho, cái phải tìm và cái chưa biết .
- Lựa chọn phương án phát triển BTCB.
- Xây dựng bài tập mới theo phương an phát triển BTCB đã lựa chọn như sau:
+ Hoán vị giả thiết, kết luận để bài tập có độ khó tương đương.
+ Phát triển giả thiết hoặc phát triển kết luận.
+ Phát triển đồng thời giả thiết, kết luận.
+ Đồng thời phát triển giả thiết, kết luận và hoán vị chúng.
5.2.3. Bài học bài tập vật lý theo lý thuyết phát triển bài tập
Mục tiêu:
- Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản cần cũng cố.
- Kỹ năng giải bài tập từ đơn giản đến phức tạp.
- Làm quen với việc phát triển bài tập của giáo viên.
- Bước đầu xây dựng bài tập mới theo một số phương án phát triển BTCB.
Cấu trúc bài học về BTVL có thể:
- BT1: BTCB
- BT2: + Học sinh đặt đề bài tập mới từ BTCB theo phương án 1.
+ Học sinh giải bài tập mới.
- BT3: + Học sinh đặt đề bài tập mới từ BTCB theo phương án 2.
+ Học sinh giải bài tập mới.
- BT4: + Giáo viên đặt đề bài tập mới từ BTCB theo phương án 4.
+ Học sinh về nhà giải, biện luận, tự giải và giải bài tập mới theo
phương án 4



5.3. Bài tập minh họa
GIAO THOA ÁNH SÁNG
I. Mục tiêu:
A. kiến thức:
- Nắm được hiện tượng giao thoa ánh sáng
- Nhớ được các công thức : khoảng vân, bước sóng, vị trí vân sáng, vân tối
B.Kỹ năng :
- Giải được các bài tập tính khoảng vân, tìm số vân sáng, số vân tối...
- Giải được các bài tập về vạch vân sáng (tối) trùng nhau....
-Làm quen với việc phát triển bài tập và tự phát triển bài tập.
-Nhận ra các bài tập cơ bản trong một bài toán tổng hợp tức là giải được bài toán
đó.
C. Thái độ :


-Bồi dưỡng tư duy linh hoạt, nhay bén,mềm dẻo,hạn chế lối tư duy áp đặt quen dần
lối tư duy hai chiều thuận nghịch.
- Học sinh hứng thú, say mê giải bài tập vật lý và phát triển bài tâp.
BÀI TẬP CƠ BẢN 1


SƠ ĐỒ HÀNH ĐỘNG PHÁT TRIỂN BÀI TẬP THEO PA 2


SƠ ĐỒ HÀNH ĐỘNG PHÁT TRIỂN BÀI TẬP THEO PA 3


SƠ ĐỒ HÀNH ĐỘNG PHÁT TRIỂN BÀI TẬP THEO PA 4



BÀI TẬP VỀ LĂNG KÍNH


I. Mục tiêu:
A. Kiến thức:
Trình bày được :
-Cấu tạo của lăng kính.
-Đường đi của tia sáng qua lăng kính.
-Các công thức của lăng kính.
-Sự biến thiên của góc lệch của tia sáng qua lăng kính khi góc tới biến thiên.
-Góc lệch cực tiểu và đương đi của tia sáng trong trường hợp này.
B.Kỹ năng :
-Làm quen với việc phát triển bài tập và tự phát triển bài tập.
-Nhận ra các bài tập cơ bản trong một bài toán tổng hợp tức là giải được bài toán
đó.
C. Thái độ :
-Bồi dưỡng tư duy linh hoạt,nhay bén,mềm dẻo,hạn chế lối tư duy áp đặt quen dần
lối tư duy hai chiều thuận nghịch.
II. Bài tập về lăng kính (sóng ánh sáng) theo lí thuyết phát triển
Bài toán cơ bản 2: Cho một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A= 600 có chiết
suất đối với ánh đỏ là nđ=
2 .Chiếu ánh sáng đỏ vào mặt bên của lăng kính với
góc tới 450.Tính góc của tia ló đỏ ra khỏi lăng kính?
Hd:

A,i,n

i’

Bài toán 1: (phương án 1)

Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A= 600 ,có chiết suất đối với ánh sáng
đỏ là nđ = 2 Chiếu chùm tia sáng đỏ vào mặt bên của lăng kính dưới góc tới
i.Biết góc của tia ló đỏ ra khỏi lăng kính là 600 .Tính góc tới i?

A,n,i

i’


HD:
Bài toán 2: (Phương án 2)
Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A =600 , có chiết suất đối với ánh sáng
đỏ và ánh sáng tím lần lượt là nđ  2 , nt  3 . Chiếu hai tia vào mặt bên của lăng
kính dưới góc tới 700. Chùm tia ló rọi vuông góc vào mặt một màn đặt cách lăng
kính một khoảng L=1(m). Biết khoảng cách giữa vệt sáng đỏ và vệt sáng tím thu
đươc trên màn là 70(mm).Tính góc của tia ló đỏ ra khỏi lăng kính ?.A
Hd:

A,i,nt

L,L’,Dt

Dd

A,i,nd

i’d

Bai toán 3: (Phương án 3).
Một lăng kính có góc chiết quang A= 600 và làm bằng thủy tinh mà chiết suất đối

với ánh sáng đỏ 2 .Chiếu vào mặt bên của lăng kính chùm tia sáng màu đỏ sao
cho tia đỏ có góc lệch cực tiểu.Tính góc tới của chùm tia tới ?
HD:

A,n,Dmin

i

Bài toán 4: (phương án 4)
Một lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác đều ABC,có chiết suất đối với ánh
sáng đỏ là 2 .Chiếu vào mặt bên của lăng kính một chùm tia sáng trắng hẹp.Góc
tới i của tia sáng SI trên mặt AB phải thỏa mãn điều kiện gì để không có tia nào
trong chùm ánh sáng trắng trên ló ra khỏi mặt AC ?
Hd:

ABCđều

A

PXTP

igh

i


Bài toán 5: (phương án 5).
Một lăng kính có tiết diện thẳng là một tam giác đều ABC đặt trong không
khí.Chiếu chùm tia sáng đơn sắc song song hẹp màu đỏ theo phương vuông góc
mặt bên AB cho tia ló ra khỏi lăng kính sát mặt bên AC.Tính chiết suất của lăng

kính đối với ánh sáng màu đỏ và góc lệch D của tia ló so với tia tới ?.
HD:

đều

A

i=r =0,i’=90

r’



D

BÀI TẬP VỀ DI CHUYỂN NGUỒN
I. Mục tiêu:
A. kiến thức:
- Nắm được hiện tượng giao thoa ánh sáng
- Nhớ được các công thức : khoảng vân, , vị trí vân sáng,...
B.Kỹ năng :
- Giải được các bài tập về độ dịch chyển của nguồn, hệ vân, tìm số vân sáng, số vân
tối...
-Làm quen với việc phát triển bài tập và tự phát triển bài tập.
-Nhận ra các bài tập cơ bản trong một bài toán tổng hợp tức là giải được bài toán
đó.
C. Thái độ :
-Bồi dưỡng tư duy linh hoạt, nhay bén,mềm dẻo,hạn chế lối tư duy áp đặt quen dần
lối tư duy hai chiều thuận nghịch.
- Học sinh hứng thú, say mê giải bài tập vật lý và phát triển bài tâp.



Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Iâng. Biết khoảng cách từ hai khe đến
màn quan sát D = 1m, khoảng cách từ nguồn S đến hai khe S 1 , S 2 là d = 20cm. Lúc
đầu S cách đều hai khe S 1 , S 2 . Nếu dịch chuyển nguồn S một đoạn 2mm theo
phương song song mặt phẳng chứa hai khe về phía S1 thì hệ vân di chuyển như thế
nào?
Bài toán cơ bản 3:
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Iâng. Biết khoảng cách từ hai khe đến
màn quan sát D = 1m, khoảng cách từ nguồn S đến hai khe S 1 , S 2 là d = 20cm. Lúc
đầu S cách đều hai khe S 1 , S 2 . Nếu dịch chuyển nguồn S một đoạn 2mm theo
phương song song mặt phẳng chứa hai khe về phía S 1 thì hệ vân di chuyển như thế
nào?

Mô hình hóa:
D, d, y

f(D,d,y,x)

x

HD:
Gọi y là độ dịch chuyển của nguồn S theo hình vẽ điểm A có hiệu quang
Trình là
ay ax

d
D
ay ax
Muốn A là vạch sáng thì d   k

d
D
d ( d 2,  d 2 )  (d1,  d1 ) (d 2'  d1' ) 

A là vạch sáng trung tâm thì k = 0 => x 

yD
d

Dấu (-) chứng tỏ vân sáng trung tâm dịch chuyển theo chiều ngược lại với chiều
dịch chuyển nguồn sáng một khoảng x 

yD
=10mm
d


PA1: Hoán vị giả thiết và kết luận của bài tập cơ bản:
Bài 1: : Hoán vị giả thiết và kết luận của bài tập cơ bản để được bài tập cơ bản có
độ khó tương đương
Trong thí nghiệm I âng về giao thoa ánh sáng khoảng cách từ màn quan sát đến hai
khe D = 1m, khoảng cách từ nguồn sáng S đến hai khe d = 10cm. Biết lúc đầu S
cách đều hai khe S1S2. Phải dịch chuyển S một bằng bao nhiêu theo phương song
song mặt phẳng chứa hai khe để hệ vân di chuyển đoạn 5 (mm).
Mô hình hóa:
Giả thiết
D,y,x

y


xd
D

Kết luận
y

PA2: phát triển giả thiết của bài tập cơ bản:
Bài 2: Trong thí nghiệm I âng về giao thoa ánh sáng , nguồn S phát ra ánh sáng đơn
sắc có bước sóng 0,4 μm cách đều hai khe S1, S2 và cách mặt phẳng chứa hai khe
đoạn d = 20cm. Biết khoảng cách giữa hai khe là 0,4mm. Khoảng vân đo được trên
màn i = 1mm. Sau đó di chuyển nguồn sáng S theo phương song song mặt phẳng
chứa hai khe đoạn y = 1mm về phía S1 thì hệ vân di chuyển như thế nào?
Mô hình hóa:

Giả thiết:
Y,a,d,I,

x



D

Dy
d

Kết luận:
x?

ia



D?

PA3: Phát triển kết luận của bài tập cơ bản:
Bài 3:
Trong thí nghiệm I âng về giao thoa ánh sáng, Nguồn S phát ra ánh sáng đơn sắc
có bước sóng 0,5 μm, khoảng cách từ khe S đến hai khe S1,S2 là d = 20cm.


Khoảng cách giữa hai khe S1S2 là a = 0,5mm. Khoảng cách từ hai khe đến màn là
D = 2m. O là vị trí tâm của màn, cho khe S di chuyển xuống dưới một đoạn 2 mm.
Tìm khoảng cách từ vân sáng bậc 5 đến O.
Mô hình hóa:
Dữ kiện

x

Dy
d

xGiả thiết

x5?Kết

x5  x  5i

luận

HD:

+ Khoảng vân: i =2mm
+ khi S di chuyển xuống dưới theo phương song song với màn, vân sáng trung tâm
dịch chuyển lên trên
đoạn
x

Dy
d

+ Vị trí vân sáng bậc 5:

x5 = x+ 5i .

PA4: Phát triển giả thiết và kết luận của bài tập cơ bản:
Bài 4:
Trong thí nghiệm từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = 2m. Nguồn S
đặt cách mặt phẳng chứa hai khe d = 0,5m và cách đều hai khe. Khoảng cách hai
khe a = 0,5mm.Bước sóng ánh sáng λ= 5μm .Dịch chuyển nguồn S song song với
S1S2 về phía S1 đến S’ với SS’ = 1mm. Đặt bản mỏng trước khe S2 , biết chiết suất
bản mỏng song song n = 1,5 và bề dày của bản e = 6μm. Tìm khoảng cách từ vân
sáng bậc bốn đến O.
Mô hình hóa:
Dy
x= d
Gỉa thiết:
D,d,a,y,n,e

HD:

x

x  x  x'

De(n  1)
x’=
a

x’

x

x 4 x  4i

x4?


Gọi x là độ dịch chuyển của hệ vân trên màn khi ta dịch chuyển nguồn S thì:
x

Dy
4mm
d

 Gọi x’ là độ dịch chuyển của hệ vân trên màn khi có một bản mỏng
x’ 

De(n  1)
12mm
a

 Do hệ vân dịch chuyển ngược chiều với chiều dịch chuyển của nguồn nên hệ

vân trên màn dịch chuyển về phía S 2
 Khi có bản mỏng hệ vân sẽ dịch chuyển về phía bản mỏng vậy ta phải đặt
bản mỏng chắn tia sáng từ khe S 2
 Hệ vân dịch chuyển là: x +x’ = 4 +12= 16 mm
 Khoảng cách từ vân sáng bậc 4 đến O:x4=16+4.i

với i=0,2mm.

PA5: Đồng thời phát triển giả thiết, kết luận và hoán vị giả thiết , kết luận của
bài tập cơ bản:
Bài 5:
Một nguồn sáng S là một khe hẹp phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng  =0,5μm,
chiếu sáng hai khe hẹp S 1 , S 2 . Mặt phẳng chứa hai khe cách S một đoạn d = 0,5m,
khoảng cách giữa hai khe a = 0,5mm, màn quan sát đặt cách mặt chứa hai khe đoạn
D = 1m. Trên màn ảnh thu được hệ vân giao thoa. Bề rộng khe S bằng bao nhiêu để
không nhìn thấy hệ vân sáng tối xen kẽ nữa?
Mô hình hóa:
x=

Giả thiết:
λ,d,a,D

i
i?

i
2

y
x


id
2D

y?

D
a

 HD:
khoảng vân i= 1mm
 Khi mở rộng S thì khe này coi như tập hợp nhiều khe S’ nằm ở hai bên của
khe S ban đầu


 Xét khe S’ cách khe S một đoạn y. Vân trung tâm của hệ vân tạo bởi S’ dịch
chuyển ngược chiều đoạn
 x

Dy
.
d

Khi vân tối thứ nhất của hệ vân này trùng với vân trung tâm của hệ vân S ban đầu
thì không còn hệ vân sáng tối xen kẽ nữa. Khi đó ta có:
i
2

x 


Dy
id
 y
0,25mm.
d
2D

6. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC THỰC HIỆN
Trình chiếu và chất vấn và giảng giải
7. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

Tài liệu tham khảo
1. SGK vật lý 11 cơ bản
Bình(2007)
2. SGV vật lý 11 cơ bản
(2007)
3. SGK vật lý 11 cơ bản
(2009)
4. SGV vật lý 12 cơ bản
(2009)
5. Phát triển bài tập vật lý

Tác giả
Lương Duyên
Lương Duyên Bình
Lương Duyên Bình
Lương Duyên Bình
Phạm Thị Phú (2006)




×