Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN THPT: Công tác chuẩn bị soạn, giảng có hiệu quả bài “ Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.6 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ SOẠN GIẢNG CÓ HIỆU QUẢ BÀI
“ CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG VÀ BĂNG
BÓ VẾT THƯƠNG”

Lĩnh vực/ Môn: GDQP và AN
Cấp học : THPT
Tác giả: Cao Xuân Sơn
Đơn vị công tác: Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa
Chức vụ: Giáo viên

Năm học 2018- 2019


Cao Xuân Sơn - Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội
A-PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
1. Lý do khách quan.
- Thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng, bên cạnh đó,
xã hội luôn luôn biến động, đổi mới để đã và đang vững bước tiến vào thế kỷ 21
– thế kỷ của khoa học kỹ thuật, của văn minh hiện đại. Vì vậy, nền giáo dục của
nước nhà cũng đã chuyển hướng để đáp ứng yêu cầu của thời đại,đồng thời đã
đổi mới về phương pháp để đáp ứng nhu cầu nhận thức, năng lực tư duy sáng
tạo.
- Giáo dục quốc phòng cho học sinh là một bộ phận quan trọng của công tác
giáo dục quốc phòng toàn dân, là một nội dung cơ bản trong việc xây dựng nền
QPTD&ANND. Là môn học chính khóa trong chương trình giáo dục cấp THPT


góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội
niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại
xâm của dân tộc, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Có kiến thức
cơ bản về QP&AN, có kỹ năng quân sự cần thiết tham gia vào sự nghiệp xây
dựng và củng cố nền QPTD & ANND sẵn sàng bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa vững mạnh. Nhận rõ vị trí, vai trò của nhiệm vụ trên, những năm qua
Bộ giáo dục đào tạo và Sở giáo dục và đào tạo Hà nội đã có các văn bản chỉ đạo
về việc thực hiện giảng dạy môn học GDQP&AN. Ban Giám hiệu nhà trường đã
có kế hoạch tổ chức dạy rải môn học GDQP&AN kết hợp với tổ chuyên môn
Ngoại Ngữ - Thể dục - Giáo Dục Quốc Phòng triển khai thực hiện tốt công tác
Giáo Dục Quốc Phòng cho học sinh.
2. Lý do chủ quan
- Hiện nay môn học GDQP&AN trong các trường THPT được áp dụng
dạy rải, được tính như các môn học khác tham gia tính điểm, phẩy trung bình
trung cho các em học sinh.
- Môn học GDQP- AN trong quá trình giảng dạy là chuyển tải đến cho
học sinh nắm bắt được kiến thức QP&AN, từ lý thuyết cho đến thực hành ngày
một nâng lên. Tuy nhiên để giúp các em học sinh nắm và hiểu được sâu hơn nữa,
thực hiện các động tác một cách thuần thục hơn nữa trong kiểm tra kiến thức,
tập luyện cũng như hội thi hội thao. Đặc biệt sẵn sàng chiến đấu khi tổ quốc cần.
Để đạt được điều đó ngoài năng lực của học sinh, phương pháp giảng dạy môn
học của giáo viên đã được học, tập huấn tại các trường TH chuyên nghiệp và các
lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn do Bộ giáo dục tổ chức. Cần phải có kinh nghiệm
trong công tác giảng dạy phù hợp với từng đối tượng, vùng miền, điều kiện cơ
sở vật chất để nâng cao hiệu quả về công tác giảng dạy môn học GDQP&AN.

1/19


Cao Xuân Sơn - Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội

- Bản thân tôi rất may mắn đã được tham gia giảng dạy môn học GDQP
trong trường THPT từ năm 2009 cho đến nay. Với kinh nghiệm của bản thân và
thành tích đạt được qua kết quả công tác giảng dạy luôn đạt 90% khá giỏi trở lên
Chính vì vậy tôi xin mạnh dạn trình bày kinh nghiệm của bản thân với đề tài:
Công tác chuẩn bị soạn, giảng có hiệu quả bài “ Cấp cứu ban đầu các tai
nạn thông thường và băng bó vết thương”.
II. Mục tiêu nghiên cứu
Khắc phục những hạn chế và tồn tại dẫn đến hiệu quả chưa cao trong công
tác giảng dạy môn học GDQP&AN bài giảng “Cấp cứu ban đầu các tai nạn
thông thường và băng bó vết thương”. Đưa ra những phương pháp và tổ chức
hữu hiệu nhất của bài giảng. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như
chuyển tải về kiến thức, kỹ năng. Giúp học sinh nắm chắc và thực hiện cũng như
vận dụng tốt trong quá trình tập luyện và trong cuộc sống.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu qua các văn bản chỉ đạo của Bộ giáo dục đào tạo và Sở
giáo dục cũng như kế hoạch của nhà trường về việc thực hiện tổ chức giảng dạy
môn học GDQP&AN cấp THPT.
- Nghiên cứu phân phối chương trình của môn học.
- Nghiên cứu qua sách giáo khoa và các tài liệu có liên quan đến môn
học GDQP & AN.
- Nghiên cứu cơ sở vật chất hiện có, thực địa để soạn giáo án và thục
luyện giáo án.
- Nghiên cứu tổ chức bài giảng và thục luyện bài giảng.
- Nghiên cứu tổ chức hội thi hội thao.
- Nghiên cứu kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm.
IV. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 10 trường THPT Lưu Hoàng.
V. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp nghiên cứu trao đổi, thực tiễn qua công tác soạn, giảng.

- Phương pháp nghiên cứu tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm.

B – PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2/19


Cao Xuân Sơn - Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội
I. Cơ sở lý luận
- Môn học GDQP&AN nhằm trang bị kiến thức quốc phòng cho học sinh,
khơi dạy lòng yêu nước, hiểu biết, gìn giữ và phát huy truyền thống đấu tranh
dựng nước và giữ nước của dân tộc ta qua các thời kỳ kháng chiến. Biết cách
thực hiện vận dụng một cách thuần thục các động tác cũng như kỹ chiến thuật
của môn học trong tập luyện và sẵn sàng chiến đấu.
- Được xác định là môn học chính khóa dạy rải và tính điểm, phẩy như
các môn học khác, cho nên học sinh cũng quan tâm và tập trung học dẫn đến kết
quả cao hơn.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, sân bãi cho môn học đã được Bộ, Sở giáo
dục và nhà trường trang cấp một cách đầy đủ tạo điều kiện tốt nhất cho môn học.
- Đối với giáo viên đã được sở tổ chức tập huấn chuyên môn hàng năm,
tạo điều kiện cho đi học các lớp ngắn hạn do bộ giáo dục tổ chức cũng như một
số giáo viên đã được đào tạo môn học tại trường trung học chuyên nghiệp. Trang
phục trang cấp cho giáo viên hàng năm cũng được thường xuyên và đầy đủ.
Chính vì vậy để chuyển tải kiến thức quốc phòng đến cho học sinh một cách
chính xác, khoa học, cụ thể, kịp thời. Người giáo viên cần phải có kiến thức,
phương pháp, tổ chức bài giảng tốt nhất.
II. Cơ sở pháp lý
1. Tiếp tục thực hiện chỉ thị số 12-CT/TƯ ngày 03/5/2007 của Bộ chính trị
Ban Chấp hành TƯ Đảng( khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với

công tác GDQP&AN trong tình hình mới; Luật GDQP&AN; Nghị định số
13/NĐ – CP ngày 25/2/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi
hành luật GDQP&AN.
2. Dựa trên các văn bản chỉ đạo của Bộ giáo dục tăng cường GDQP&AN
.trong ngành giáo dục ban hành ngày 04/07/2007 số 57/2007/CT – BGDĐT.
3. Tăng cường GDQP&AN ra ngày 31/03/2010 số 417/CT-TTG.
4. Hướng dẫn hoạt động chuyên môn công tác GDQP&AN năm học 2018 –
2019.
5. Dựa trên các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT Hà Nội về việc thực hiện
nhiệm vụ GDQP&AN năm học 2018- 2019.

CHƯƠNG II – THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
I. Thực trạng

3/19


Cao Xuân Sơn - Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội
1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm và chỉ đạo của Bộ giáo dục, Sở giáo dục và kế hoạch
tổ chức dạy rải môn học GDQP&AN và xác định đây là môn học chính khóa.
- Trang thiết bị, cơ sở vật chất, tài liệu, sân bãi cho môn học đáp ứng tốt
theo yêu cầu của môn học.
- Môn học luôn đòi hỏi có sức khỏe, thể lực tốt, tính kiên trì. Đối với
học sinh nhà trường cơ bản 100% học sinh có sức khỏe tốt chính vì vậy đáp ứng
khá tốt yêu cầu của môn học.
- Bản thân tôi là giáo viên đã công tác nhiều năm. Đặc biệt đã được tham
gia giảng dạy môn học GDQP&AN từ năm 2009 đến nay. Được Sở giáo dục tạo
điều kiện cho đi học lớp GDQP ngắn hạn 6 tháng và thường xuyên tham gia các
lớp tập huấn chuyên môn do bộ giáo dục đào tạo và sở giáo dục đào tạo tổ chức

hàng năm. Chính vì vậy ít nhiều có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy môn
học GDQP&AN là khá thuận lợi.
- Đồng nghiệp trong tổ NN - TD - GDQP luôn hòa đồng có tinh thần
tương trợ, trao đổi lẫn nhau trong công tác chuyên môn cũng như công tác tổ
chức và phương pháp giảng dạy.
2. Khó khăn
- Môn học mang tính khô khan, đòi hỏi phải có tính kỷ luật, kiên trì tốt. Không
ngại khó ngại khổ nên trong công tác giảng dạy cũng gặp một số khó khăn.
- Do đặc thù môn yêu cầu về trang phục, phương tiện dụng cụ học của học
sinh còn thiếu. vì vậy cũng ảnh hưởng ít nhiều đến công tác giảng dạy và kết quả
môn học.
- Đối với giáo viên tham gia giảng dạy môn còn hạn chế và gặp khó khăn do
môn học tích hợp nhiều lĩnh vực, nội dung. Nên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến
phương pháp giảng dạy và kết quả môn.
- Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học tuy khá đầy đủ đáp ứng được yêu cầu
môn học. Tuy nhiên chất lượng chưa thật đảm bảo.
II. Phương pháp
- Để giải quyết các vấn đề trên tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:
1. Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp này nhằm nghiên cứu các văn bản của Bộ, Sở GD&ĐT Hà
Nội cũng như kế hoạch triển khai công tác thực hiện giảng dạy môn học
GDQP&AN của Ban giám hiệu nhà trường .
- Nghiên cứu nội dung kế hoạch dạy học, số tiết quy định của bài giảng
đó. Xây dựng giáo án và phương pháp, tổ chức bài giảng.
2. Phương pháp quan sát

4/19


Cao Xuân Sơn - Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội

- Tôi sử dụng phương pháp này đánh giá cơ sở vật chất, kiểm tra thực địa
hiện có để từ đó xây dựng giáo án, kế hoạch bài giảng sao cho phù hợp.
3. Phương pháp thực nghiệm
- Nhằm mục đích đưa ra các nhân tố mới cần nghiên cứu vào thực tiễn bài
giảng sao cho thật sinh động, gây hứng thú đến cho người học. Qua thực nghiệm
làm sáng tỏ nhiệm vụ nghiên cứu.
CHƯƠNG III - MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
I. Nghiên cứu các văn bản của Bộ giáo dục và Sở GD&ĐT Hà Nội
1. Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo
- Đây là khâu rất quan trọng nhằm nghiên cứu kỹ, chi tiết mục tiêu, yêu
cầu, nội dung và tầm quan trọng của môn học cũng như cách thức thực hiện tổ
chức giảng dạy môn học trong năm .
2. Nghiên cứu kế hoạch giảng dạy của nhà trường.
- Trước khi vào năm học BGH nhà trường tổ chuyên môn luôn có kế
hoạch giảng dạy môn học một cách cụ thể cho cả ba khối. Giáo viên nắm bắt lên
kế hoạch giảng dạy sao cho phù hợp với đặc thù của nhà trường.
II. Nghiên cứu phân phối chương trình
- Trước khi soạn giảng giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ phân phối
chương trình bài giảng đó cụ thể bài giảng “Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông
thường và băng bó vết thương” có bao nhiêu tiết và được phân ra cụ thể từng
tiết giảng nội dung nào. Từ đó xây dựng lên kế hoạch cho từng tiết cũng như thể
hiện rõ được mục tiêu yêu cầu, nội dung, thời gian cũng như phương pháp và tổ
chức tiết dạy thật cụ thể.
III. Nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu có liên quan
- Để chuyển tải đến cho học sinh nắm bắt được khái niệm, triệu chứng,
cấp cứu ban đầu và cách đề phòng, các nguyên tắc, yêu cầu khi băng vết
thương… Thực hiện một cách thuần thục các kiểu băng đơn giản, trên các bộ
phận cơ thể thì giáo viên phải nghiên cứu kỹ sách giáo khoa và các tài liệu có
liên quan nắm bắt thật chi tiết, chính xác cụ thể từng phần, nội dung để hoàn
thiện và nâng cao kiến thức bài giảng. Khi giảng bài trôi chảy thuần thục làm

tăng sự hứng thú, tiếp thu của học sinh trong một tiết học.
IV. Nghiên cứu về cơ sở vật chất, thực địa, xây dựng bài giảng, thục luyện
giáo án, trình ký giáo án.
1. Kiểm tra cơ sở vật chất
- Để đáp ứng được yêu của bài giảng thì giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ cơ
sở vật chất, phương tiện dụng cụ cho tiết giảng như:
+ Băng các loại

5/19


Cao Xuân Sơn - Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội
+ Tranh vẽ
+ Que chỉ
+ Bàn ghế và các dụng cụ phương tiện có liên quan máy chiếu, máy
tính.
- Để có vật chất, phương tiện bảo đảm cho giờ giảng giáo viên phải có kế
hoạch mượn, trả thiết bị dạy học một cách cụ thể về số lượng và chủng loại sao
cho phù hợp với số lượng học sinh từng lớp trước 1 – 2 ngày. Lưu ý khi mượn
phải kiểm tra vật chất thật kỹ nếu chất lượng không đảm bảo, hỏng hóc phải báo
ngay cho BGH nhà trường để có hướng giải quyết:
VD. Lớp có 40 học sinh chia làm 10 nhóm mỗi nhóm khoảng 4 học sinh như
vậy phải mượn 10 cuộn băng. (Ngoài ra có thể giao cho học sinh mang băng
ở nhà đi để học)
2. Kiểm tra thực địa
- Để bài giảng được diễn ra một cách trôi chảy, nhuần nhuyễn, khoa học
về tổ chức một tiết dạy đạt hiệu quả cao thì trước khi soạn giáo án giáo viên phải
kiểm tra thực địa sao cho thật sạch sẽ, vệ sinh, bằng phẳng. Giáo viên phải xác
định được phương, hướng một cách chính xác để có kế hoạch soạn, giảng, tổ
chức tiết dạy sao cho phù hợp tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào người học dẫn

đến ảnh hưởng đến quan sát và kết quả học tập .
3. Xây dựng bài giảng (soạn giáo án)
- Soạn giáo án giáo viên phải tuân thủ qui định chung về hình thức, tiêu
đề, phông chữ và các bước mà giáo viên đã được tập huấn hàng năm.
a. Trang bìa trình bày đúng kích cỡ và phông chữ
b. Trang phê duyệt có chữ ký của tổ chuyên môn
c. Phần mở đầu phải nêu được mục tiêu, yêu cầu. Nội dung phải thể hiện chi
tiết nội dung của bài giảng đó. Thời gian thật cụ thể theo số tiết. Tổ chức theo
đơn vị lớp học, phân nhóm đổi đảo nội dung. Phương pháp thuyết trình giảng
giải và thực hiện theo ba bước:
 Bước một làm nhanh
 Bước hai làm chậm có phân tích
 Bước ba làm tổng hợp
+ Vật chất bảo đảm phải nêu rõ đối với giáo viên cần có những gì. học sinh
trang phục, vở ghi, băng cuộn…
+ Địa điểm tùy thuộc vào tiết lý thuyết hay thực hành để đưa ra địa điểm
cho phù hợp.

6/19


Cao Xuân Sơn - Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội
d. Nội dung cần phải thể hiện từng nội dung một cách cụ thể chi tiết đối với
hoạt động của giáo viên. Đối với hoạt động của học sinh yêu cầu nghe, ghi, quan
sát nắm bắt và tập luyện .
e. Tổ chức tập luyện phân nhóm, đổi đảo nội dung.
f. Tổ chức hội thi hội thao kiểm tra đánh giá kết quả tiết dạy, câu hỏi bài tập
về nhà. Xuống lớp.
Từ những nghiên cứu, thu thập kiến thức. Tôi đã soạn giáo án cho 1 tiết dậy:
Bài 6: CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG VÀ BĂNG

BÓ VẾT THƯƠNG (TIẾT 1)
Phần I . ý định giảng dạy
I. Mục đích - yêu cầu

1. Mục đích:
- Hiểu được nguyên nhân, triệu chứng, cách cấp cứu ban đầu và cách phòng
một số tai nạn thường gặp bằng các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện.
- Hiểu được mục đích, nguyên tắc băng vết thương, các loại băng và kỹ
thuật các kiểu băng cơ bản.
2. Yêu cầu
- Biết băng vết thương tại các vị trí trên cơ thể bằng băng cuộn và ứng dụng
các phương tiện sẵn có tại chỗ.
- Biết vận dụng linh hoạt các kỹ thuật cấp cứu, băng bó vào trong thực tế cuộc
sống.
II. Nội dung, thời gian: 45 phút.

1. Nội dung:
Bài 6. Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết
thương.

I. Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường.
II. Băng vết thương.
2. Thời gian: 5 tiết.
I. Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường 2 tiết.
II. Băng vết thương 3 tiết.
3. Trọng tâm:
I. Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường 2 tiết.

III. Tổ chức - phương pháp:


1. Tổ chức:
7/19


Cao Xuân Sơn - Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội

- Lên lớp lí thuyết tập trung theo lớp học
2. Phương pháp:
- Đối với giáo viên:
+ Sử dụng phương pháp giảng giải, tranh minh hoạ, lấy vị dụ, kiểm
tra.
- Đối với học sinh:
+ Giờ lên lớp ghi chép bài đầy đủ các nội dung cơ bản mà giáo viên trình
bày. Trả lời những vấn đề giáo viên đặt ra. Mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến của
mình.
IV. Địa điểm

lớp học của trường.
V. Vật chất bảo đảm

Giáo án của giáo viên, sách giáo dục quốc phòng lớp 10, sách giáo viên,
sổ điểm cá nhân, các tài liệu tham khảo... chuẩn bị các điều kiện cần có (nếu sử
dụng phương tiện dạy học).
Phần II. Thực hành giảng dạy
A. Làm thủ tục trước khi giảng bài.
I. Làm thủ tục lớp học.
1. Kiểm tra điều kiện phòng học.
2. Tập trung lớp học, kiểm tra quân số, các vật chất phục vụ cho học tập,
kiểm tra trang phục học sinh theo quy định.
3. Phổ biến các nội quy, quy định trong lớp và khi ra, vào lớp học.

4. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nêu ý nghĩa động tác giậm chân và thực hiện các động tác giậm
chân, đứng lại ?
HS: trả lời và thực hiện động tác.
GV: Nhận xét, đánh giá và cho điểm

II. Phổ biến ý định giảng dạy:
1. Nêu tên bài học. (như ở phần ý định giảng dạy).
2. Mục đích, yêu cầu.
3. Nội dung và trọng tâm.
4. Thời gian.
5. Tổ chức, phương pháp.
6. Tài liệu học tập và tham khảo.
B. Nội dung giảng dạy.
Nội dung - thời gian
Tổ chức và phương
Vật
pháp
chất
I. Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông GV: Nêu tiêu đề nội - GV:

8/19


Cao Xuân Sơn - Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội
Giáo
dung.
GV: Em hãy kể một số án,
SGK
tai nạn thông thường?

GDQP
HS: Trả lời.
10, sách
GV: Bổ sung.

thường.

1. Bong gân.
a. Đại cương:
- Bong gân là sự tổn thương của dây
chằng chung quanh khớp do chấn thương
gây nên. Các dây chằng có thể bong ra khỏi
chỗ bám, bị rách hoặc đứt, nhưng không
làm sai khớp.
- Cùng dính vào các dây chằng và phủ
trong khớp là bao hoạt dịch chứa nhiều
mạch máu và thần kinh. Do đó khi tổn
thương dây chằng đồng thời làm tổn
thương các bao khớp, gây chảy máu và rất
đau.
- Bong gân thường gặp ở: Khớp cổ chân,
ngón chân cái, khớp gối, khớp cổ tay.

GV: Bong gân là gì?
HS: Trả lời.
GV: Bổ sung.

HS: Lắng nghe, ghi bài.

GV: Trình bày triệu

Hình 6-1: Dây chằng khớp cổ chân.
chứng khi bị bong gân?
b. Triệu chứng:
HS: Trả lời.
- Đau, sưng, ổ khớp lỏng lẻo, chi vận
GV: Bổ sung.
động khó, không biến dạng.
HS: Lắng nghe, ghi bài.

c. Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng
9/19

GV: Trình bày các bước
sơ cứu khi bị bong gân

giáo
viên
GDQP
10 và
các tài
liệu
tham
khảo,
tranh
minh
hoạ.
- HS:
SGK
GDQP
10, vở,

bút..


Cao Xuân Sơn - Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội

* Cấp cứu ban đầu: Băng ép, chờm đá,
bất động chi và chuyển đến cơ sở y tế.
* Cách đề phòng: Tập luyện đúng tư
thế, bảo đảm an toàn trong lao động và
huấn luyện.

và cách đề phòng?
HS: Trả lời.
GV: Có bổ sung.
HS: Lắng nghe, ghi bài.

GV: Sai khớp là gì? Các
khớp nào hay bị sai?
HS: Trả lời.
GV: Bổ sung.
HS: Lắng nghe, ghi bài.

2. Sai khớp.
a. Đại cương:

Hình 6-2: ổ khớp xương
a) Khớp bình thường tư thế duỗi. b)
Tư thế khớp bị di lệnh.
- Sai khớp là sự di lệch các đầu xương.
- Thường xảy ra ở người lớn hoặc trẻ lớn

khi xương đã phát triển.
- Các khớp dễ bị sai là: Khớp vai, khớp
khuỷu, khớp háng..., khớp càng lớn khi sai
khớp tình trạng càng nặng.
b. Triệu chứng:
- Đau, sưng, mất vận động, khớp và chi
biến dạng

c. Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng
* Cấp cứu ban đầu: Bất động khớp bị
10/19

GV: Trình bày triệu
chứng khi bị sai khớp?
HS: Trả lời.
GV: Bổ sung.
HS: Lắng nghe, ghi bài.
GV: Trình bày các bước
sơ cứu khi bị sai khớp và
cách đề phòng?


Cao Xuân Sơn - Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội

sai; Chuyển nạn nhân đến ngay cơ sở y tế.
* Cách đề phòng: Tập luyện đúng tư
thế, bảo đảm an toàn trong lao động và
huấn luyện.
Triệu
Bong

Sai
TT
chứng
Gân
khớp
Đaudữ
1


dội
2
Sưng


Mất
Vận
Khó
3
hoàn
động
khăn
toàn
Lỏng
Biến
4
Khớp
lẻo
dạng
5


Chiều
dài chi

Bình
thường

Biến
dạng

HS: Trả lời.
GV: Có bổ sung.
HS: Lắng nghe, ghi bài.

GV: Nêu ví dụ thực tế
giúp các em có ý thức
quan tâm giúp đỡ những
người xung quanh.
GV: Ngất là gì? Những
nguyên nhân nào gây
ngất?
HS: Trả lời.
GV: Bổ sung.
HS: Lắng nghe, ghi bài.

3. Ngất.
a. Đại cương:
- Ngất là tình trạng chết tạm thời, nạn
nhân mất tri giác, cảm giác và vận động,
đồng thời tim, phổi và bài tiết ngừng hoạt
động.

- Có nhiều nguyên nhân gây ngất: Cảm
xúc quá mạnh, chấn thương nặng, mất máu
nhiều, ngạt (do thiếu ôxi), người có bệnh
tim, người bị say sóng, say nắng...

TT

1
2
3
4

Triệu chứng

Ngất

Hôn


Mất tri giác





Mất cảm giác






Tim, phổi ngừng hoạt động



Không

Bài tiết ngừng hoạt động



Không

11/19

GV: Triệu chứng của
ngất?
HS: Trả lời.
GV: Bổ sung.
HS: Lắng nghe, ghi bài.


Cao Xuân Sơn - Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội
b. Triệu chứng:
- Nạn nhân thấy bồn chồn, khó chịu,
mặt tái, mắt tối dần, chóng mặt, ù tai, ngã
khụyu xuống bất tỉnh.
- Toàn thân toát mồ hôi, chân tay lạnh,
da xanh tái.
- Phổi có thể ngừng thở hoặc thở rất

yếu.
- Tim có thể ngừng đập hoặc đập rất
yếu, huyết áp hạ.
- Nạn nhân bao giờ cũng ngừng thở
trước rồi ngừng tim sau.
c. Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng
* Cấp cứu ban đầu
+ Đặt nạn nhân nơi thoáng khí, kê gối
dưới vai cho đầu ngửa ra, nới lỏng quần
áo, khơi thông đường thở.
+ Xoa bóp cơ thể, tát vào má, giật tóc
mai
+ Trường hợp chưa tỉnh phải kiểm tra
phát hiện dấu hiệu ngừng thở, tim ngừng
đập phải thực hiện hô hấp ngay.
* Cách đề phòng:
+ Phải bảo đảm an toàn
+ Phải duy trì đều đặn chế độ làm việc hợp
lý.
+ Rèn luyện sức khỏe khoa học.
4. Điện giật.
a. Đại cương:
Điện giật có thể làm ngừng tim, ngừng
thở, gây chết người nếu không được cấp
cứu kịp thời.
b. Triệu chứng:
- Có thể ngừng tim, ngừng thở và gây tử
vong (nếu không cấp cứu kịp thời).
- Gây bỏng.
- Gẫy xương, sai khớp và tổn thương các

12/19

GV: Trình bày các bước
sơ cứu khi bị ngất và
cách đề phòng?
HS: Trả lời.
GV: Có bổ sung.
HS: Lắng nghe, ghi bài.

GV: Những nguyên nhân
nào gây ra điện giật?
HS: Trả lời.
GV: Bổ sung.
HS: Lắng nghe, ghi bài.
GV:Triệu chứng của nạn
nhân khi bị điện giật?
HS: Trả lời.
GV: Bổ sung.
HS: Lắng nghe, ghi bài.
GV: Trình bày các bước
sơ cứu khi bị điện giật
và cách đề phòng?
HS: Trả lời.
GV: Có bổ sung.
HS: Lắng nghe, ghi bài.


Cao Xuân Sơn - Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội
phủ tạng....
c. Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng

* Cấp cứu ban đầu:
Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện,
kiểm tra tổn thương, làm hô hấp nhân tạo
và chuyển tới bệnh viện.
* Cách đề phòng: Chấp hành quy định
sử dụng điện, bảo đảm an toàn khi sử dụng
điện.
5. Ngộ độc thức ăn.
a. Đại cương:
Ngộ độc thức ăn là do nạn nhân ăn phải
thực phẩm bị nhiễm khuẩn, hoặc có chứa
chất độc. Một số trường hợp ngộ độc do
tôm, cua, dứa..
b. Triệu chứng:
- Xuất hiện 3 hội chứng cơ bản: Nhiễm
khuẩn, viêm đường tiêu hoá cấp, mất
nước, điện giải.
- Thể hiện ở 6 triệu chứng điển hình:
Sốt, nôn, môi khô, mắt trũng, mạch nhanh,
huyết áp hạ.
c. Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng
* Cấp cứu ban đầu:
Gây nôn, chống mất nước, chống truỵ
tim mạch, hạ sốt, an thần và chuyển tuyến
trên
* Cách đề phòng:
Bảo đảm tốt vệ sinh môi trường, an toàn
thực phẩm, không ăn nấm lạ, có màu sặc
sỡ.


GV: Những nguyên nhân
nào gây ra ngộ độc thức
ăn?
HS: Trả lời.
GV: Bổ sung.
HS: Lắng nghe, ghi bài.

GV:Triệu chứng của nạn
nhân khi bị ngộ độc thức
ăn?
HS: Trả lời.
GV: Bổ sung.
HS: Lắng nghe, ghi bài.

GV: Trình bày các bước
sơ cứu khi bị ngộ độc
thức ăn và cách đề
phòng?
HS: Trả lời.
GV: Có bổ sung.
HS: Lắng nghe, ghi bài.

Phần 3. Kết thức giảng dạy.

a. Hệ thống nội dung đã giảng dạy trong bài.

13/19


Cao Xuân Sơn - Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội


- Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường.
+ Bong gân
+ Sai khớp.
+ Ngất.
+ Điện giật.
+ Ngộ độc thức ăn.
b. Hướng dẫn nội dung cần nghiên cứu.
- Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường.
+ Bong gân
+ Sai khớp.
+ Ngất.
+ Điện giật.
+ Ngộ độc thức ăn.
c. Nhận xét đánh giá kết quả buổi học.
- Số học sinh tham gia học tập, thái độ học tập, chấp hành quy chế, thời gian.
d. Câu hỏi ôn tập, kiểm tra.
Câu 1,2,3 trang 92 SGK.
e. Kiểm tra vật chất, chuyển nội dung hoặc xuống lớp.
4. Thục luyện giáo án
- Để đảm bảo kiến thức bài giảng đến cho học sinh nắm bắt cũng như thục
luyện có chiều sâu, kỹ năng thuần thục thì trước 2-3 ngày giáo viên phải thục
luyện giáo án:
+ Kiến thức bài giảng
+ Kỹ năng giảng bài, kỹ năng băng bó vết thương.
+ Kỹ năng về phương pháp và tổ chức bài giảng.
+ Kỹ năng về tổ chức tập luyện, tổ chức hội thi hội thao .
5. Kiểm tra ký duyệt giáo án
- Trước khi tổ chức bài giảng một ngày, giáo án phải được trình ký phê
duyệt của tổ chuyên môn nhằm mục đích:

+ Kiểm tra về cách thức, quy định của một giáo án.
+ Kiểm tra về mục tiêu yêu cầu của bài.
+ Kiểm tra về nội dung đã đảm bảo chưa, thời gian bố trí hợp lý
không.
+ Kiểm tra về tổ chức phương pháp bài giảng.
+ Kiểm tra vật chất bảo đảm.

14/19


Cao Xuân Sơn - Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội
+ Kiểm tra địa điểm tổ chức bài giảng có phù hợp với nội dung bài
giảng .
V. Nghiên cứu về phương pháp và tổ chức bài giảng, tổ chức tập luyện.
1. Phần mở đầu
a. Nhận lớp
- Để tổ chức tiết dạy được đảm bảo cho người tập và mọi người xung
quanh cũng như đạt được kết quả tốt nhất trước khi vào giờ giảng giáo viên cần
tuân thủ các bước sau:
Bước 1:
+ Chọn phương, hướng để tập trung lớp tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào
người học nếu tiết thực hành.
+ Kiểm tra sỹ số.
+ Kiểm tra quân trang phục.
+ Kiểm tra về phương tiện dụng cụ học đối với học sinh. Bàn, ghế, băng,
tranh vẽ và các trang thiết bị dạy học có liên quan.
+ Kiểm tra công tác vệ sinh chung.
+ Kiểm tra băng theo nhóm học sinh xem đủ không.
Bước 2 : - Qui định về thao trường bãi tập .
+ Học sinh tập trung nghiêm túc nghe, ghi, quan sát giáo viên thuyết trình,

giảng giải. Nắm bắt được lý thuyết, các nguyên tắc, yêu cầu khi băng vết
thương.
+ Giữ gìn vệ sinh chung .
+ Trong khi tập cũng như giờ giải lao học sinh phải giữ trật tự tránh ảnh
hưởng đến các lớp xung quanh.
b. Nội dung
- Để đảm bảo đạt được kiến thức, yêu cầu một tiết dạy giáo viên cần phổ
biến thật rõ mục tiêu, yêu cầu, nội dung, thời gian, tổ chức và phương pháp bài
giảng đó theo đúng giáo án đã soạn.
2. Tổ chức giảng bài
a. Tổ chức
- Đối với tiết giảng lý thuyết có thể giảng trong lớp hoặc ngoài trời giáo
viên tổ chức lớp học sao cho thật phù hợp để học sinh dễ nghe và quan sát, nắm
bắt và hiểu sâu các nội dung.
- Đối với tiết thực hành tổ chức ngoài trời giáo viên phải tổ chức theo
hình chữ L hoặc chữ H để học sinh dễ quan sát nắm bắt và vận dụng vào tập
luyện.
b. Phương pháp

15/19


Cao Xuân Sơn - Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội
* Đối với phần lý thuyết:
- Khi giảng về phần cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường giáo viên
cần làm rỏ khái niêm, triệu chứng, cách cấp cứu ban đầu của từng loại và có sự
so sánh để học sinh dễ hiểu.
- Khi giảng về phần băng bó vết thương giáo viên cần phải nêu rỏ các
mục đích, nguyên tắc khi băng, các yêu cầu khi băng vêt thương lấy các ví dụ
minh họa để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ.

*Đối với phần thực hành băng vết thương:
- Trước khi băng vết thương giáo viên cần nêu lại mục đích của việc băng
vết thương các nguyên tắc khi băng vết thương.
- Khi băng vết thương giáo viên cần tuân thủ ba bước sau:
+ Làm nhanh
+ Làm chậm có phân tích
+ Làm tổng hợp
* Lưu ý: - Trước khi băng giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách cầm cuộn
băng và lăn đường băng khi băng.
3. Tổ chức tập luyện băng bó vết thường
- Trước khi tổ chức tập luyện giáo viên cần thực hiện các bước sau :
+ Chia nhóm tập luyện.
+ Phân nhóm trưởng phụ trách.
+ Phổ biến dõ nội dung thực hiện.
+ Phương pháp luyện tập.
+ Ký tín hiệu luyện tập.
+ Phương, hướng và địa điểm tập luyện của từng nhóm.
- Triển khai tập luyện giáo viên cho học sinh tự chủ động băng các bộ
phận cơ thể đã học. Giáo viên đi quan sát và chấn chỉnh động tác cho các em.
* Lưu ý: - Khi tổ chức thục luyện phân chia theo nhóm thực hiện, thứ tự từng
học sinh lên thực hiện cho cả nhóm quan sát. Học sinh nào có năng khiếu biết
cách thực hiện thì lên thực hiện trước có nhóm trưởng phụ trách và chỉnh sửa.
- Đối với học sinh yếu kém giáo viên cần có biện pháp, hướng dẫn, chỉ rõ
cho các em nắm bắt và thực hiện.
VI. Nghiên cứu tổ chức hội thi hội thao.
- Khi thời gian còn khoảng 10- 15’ cuối giáo viên tập trung lớp tổ chức
hội thi hội thao. Nhằm mục đích gây hướng thú và ganh đua trong giờ học, củng
cố và nâng cao kỹ năng băng bó vết thương một cách thuần thục.
1. Tổ chức :


16/19


Cao Xuân Sơn - Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội
Tổ chức hội thi đại diện theo nhóm, từng tốp lên thực hiện 2- 4 loạt nếu có
thời gian thì cả lớp.
2. Phương pháp : - Đồng loạt hoặc cá nhân.
3. Hình thức:
+ Tính thời gian băng cho mỗi kỹ thuật.
+ Tính thời gian nhất, nhì, ba, tư theo nhóm.
+ Thi các nhóm với nhau …
- Giáo viên cho điểm đối với học sinh thực hiện khá, giỏi để khích lệ các
em.
VII. Kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm.
- Kết thúc bài giảng giáo viên tập trung kiểm tra đánh giá, rút kinh
nghiệm giờ học.
- Ra câu hỏi và bài tập về nhà.
- Kiểm tra cơ sở vật chất và dụng cụ phương tiện dạy học.
- Xuống lớp.
VIII. Kết quả đạt được
- Trong quá trình tham gia giảng dạy môn học GDQP&AN nhiều năm về
đây tôi đã áp dụng phương pháp soạn, giảng theo phương pháp nội dung đề tài
trên với lớp 10A1. Kết quả đạt được là khá khả quan 100% từ trung bình trở lên
trong đó 80% là khá giỏi. Đặc biệt là bài “Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông
thường và băng bó vết thương” 80 – 90% là khá giỏi.
- So với lớp 10A7 không áp dụng nội dung đề tài trên. Qua đánh giá
trong giảng dạy có kết quả thấp hơn.
Khối
10A1


Tổng
số
40

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

15h/s=37,5 20h/s=50% 5h/s=12,5
0%
0%
%
%
10A7
36
5h/s=14% 10h/s=28% 19h/s=53% 2h/s=5%
0%
- Với phương pháp soạn, giảng trên tôi luôn tạo không khí trong giờ học
cho học sinh học sôi nổi, thoải mái, hứng thú dẫn đến kết quả giảng dạy là khá
cao.

17/19



Cao Xuân Sơn - Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội
C- PHẦN KẾT LUẬN
I. Những vấn đề chung
- Tôi viết đề tài này bày tỏ những hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân
qua nhiều năm công tác và giảng dạy môn học GDQP&AN tại trường THPT. Để
học sinh nắm bắt được kiến thức cũng như vận dụng thực hành môn học QP-AN
nói chung thì giáo viên cần :
+ Nghiên cứu kỹ vị trí, vai trò, mục tiêu cũng như các văn bản chỉ đạo
của Bộ, Sở GD&ĐT đối với môn học GDQP&AN. Kế hoạch và triển khai thực
hiện môn học của tổ chuyên môn, BGH nhà trường .
+ Nghiên cứu phân phối chương trình, tài liệu sách giáo khoa có liên
quan để tăng cường kiến thức QP, kỹ năng giảng bài.
+ Phải chuẩn bị vật chất, phương tiện dụng cụ môn học trước 1-2 ngày.
Đảm bảo số lượng chủng loại và chất lượng.
+ Cần xây dựng giáo án bài giảng theo mẫu qui định và đúng đủ nội
dung theo phân phối chương trình. Cần thể hiện dõ thời gian, tổ chức và phương
pháp cũng như hoạt động của thầy và trò làm nổi bật nội dung trọng tâm.
+ Thục luyện giáo án bài giảng một cách thuần thục cả về kiến thức, kỹ
năng cũng như tổ chức và phương pháp.
+ Giáo án phải được trình ký trước khi giảng bài một ngày được sự đồng
ý phê duyệt của tổ, nhóm chuyên môn.
+ Giảng bài giáo viên phải nắm bắt thật chắc về kiến thức, phương pháp
và tổ chức giảng dạy phù hợp với đặc trưng của môn học tiết học.
+ Tổ chức hội thi hội thao phải đưa ra mức độ đạt được, thời gian, tiêu
chí cụ thể để học sinh có sự ganh đua tích cực tạo sự hứng thú cho giờ học.
II. Kiến nghị
- Sở GD và ĐT tiếp tục duy trì hội thi, hội thao môn học GDQP&AN toàn
thành phố tạo sân chơi cho học sinh nhằm kích thích sự hứng thú trong học tập.
- Vật chất và phương tiện dạy học tuy khá đầy đủ nhưng chất lượng thì
chưa thật đảm bảo.

- Tổ chức cho các giáo viên được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn
GDQP&AN do Bộ Giáo Dục, Sở giáo dục tổ chức.
- Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài còn có nhiều hạn chế. Rát
mong nhận được sự đóng góp để được hoàn thiện.
Tôi xin chân trọng cảm ơn!

18/19


Cao Xuân Sơn - Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hà nội, ngày 27 tháng 2 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Tác giả

Cao Xuân Sơn

19/19


Cao Xuân Sơn - Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội
MỤC LỤC
STT

NỘI DUNG


TRANG

A - PHẦN MỞ ĐẦU
1

2

3

I. Lý do chọn đề tài
II. Mục tiêu nghiên cứu
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
IV. Đối tượng nghiên cứu
V. Phương pháp nghiên cứu
B - PHẦN NỘI DUNG
Chương I.Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý
I. Cơ sở lý luận
II. Cơ sở pháp lý
Chương II. Thực trạng và phương pháp
I. Thực trạng
II. Phương pháp
Chương III. Một số biện pháp thực hiện – Kết quả đạt được
C - PHẦN KẾT LUẬN
1. Những vấn đề chung
2. Kiến nghị

1-2
2
2
2

2
3
3
3
4
4-5
5-17
18
18



×