Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Đô thị đương đại trong tiểu thuyết cửa hiệu giặt là của đỗ bích thúy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1001.8 KB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
**************

NGUYỄN ANH HOA

ĐÔ THỊ ĐƯƠNG ĐẠI TRONG
TIỂU THUYẾT CỬA HIỆU GIẶT LÀ
CỦA ĐỖ BÍCH THÚY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI – 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
Lời cảm ơn

KHOA NGỮ VĂN
Trong quá trình thực hiện đề
tài khóa luận, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
**************

tận tình của cô giáo hướng dẫn – TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh, sự góp ý tạo
điều kiện của các thầy cô giáoNGUYỄN
trong tổ ANH
Văn học
Việt Nam, cùng toàn thể các
HOA
thầy cô trong khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.


Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Minh, cùng toàn

ĐÔ THỊ ĐƯƠNG ĐẠI TRONG

thể các thầy cô trong khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành
khóa luận này.

TIỂU THUYẾT CỬA
GIẶT
Hà Nội,HIỆU
ngày tháng
nămLÀ
2018
Người
thực hiện
CỦA ĐỖ BÍCH
THÚY
Nguyễn Anh Hoa

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học
TS. GVC Nguyễn Thị Tuyết Minh

HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận, tôi đã nhận được sự giúp đỡ

tận tình của cô giáo hướng dẫn – TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh, sự góp ý tạo
điều kiện của các thầy cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam, cùng toàn thể các
thầy cô trong khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Minh, cùng toàn
thể các thầy cô trong khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành
khóa luận này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội,

tháng 05 năm 2018
Người thực hiện

Nguyễn Anh Hoa


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu của riêng
tôi không trùng lặp với bất kì khóa luận hay đề tài nghiên cứu khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội,

tháng 05 năm 2018
Người thực hiện

Nguyễn Anh Hoa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 5
4. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 6
5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 6
6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 6
7. Cấu trúc của khóa luận .............................................................................. 7
NỘI DUNG ................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỀ TÀI ĐÔ THỊ TRONG VĂN XUÔI VIỆT
NAM ĐƯƠNG ĐẠI ...................................................................................... 8
1.1. Giới thuyết khái niệm............................................................................. 8
1.1.1. Đề tài ................................................................................................... 8
1.1.2. Đô thị ................................................................................................... 8
1.1.3. Đô thị đương đại .............................................................................. 10
1.2. Đề tài đô thị trong văn xuôi Việt Nam ................................................. 11
1.2.1. Đề tài đô thị trong văn xuôi Việt Nam trước 1986 ........................... 11
1.2.2. Đề tài đô thị trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 .............................. 13
1.3. Đỗ Bích Thúy và tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là ..................................... 14
1.3.1. Đôi nét về tác giả Đỗ Bích Thúy....................................................... 14
1.3.2. Sự nghiệp sáng tác ............................................................................ 15
1.3.3. Tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là .............................................................. 17
CHƯƠNG 2 ĐÔ THỊ ĐƯƠNG ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT CỬA HIỆU
GIẶT LÀ NHÌN TỪ NỘI DUNG PHẢN ÁNH .......................................... 20
2.1. Bức tranh hiện thực cuộc sống đô thị đương đại ................................. 20
2.1.1. Hiện thực xã hội văn minh hiện đại .................................................. 20
2.1.2. Sự biến đổi của môi trường sinh thái ................................................ 27
2.1.3. Sự thay đổi của đời sống gia đình ..................................................... 31


2.2. Con người đô thị................................................................................... 33

2.2.1. Con người sùng bái vật chất, chạy theo văn minh ............................ 33
2.2.2. Con người với lối sống ích kỉ............................................................ 36
2.2.3. Con người cô đơn .............................................................................. 37
CHƯƠNG 3 ĐÔ THỊ ĐƯƠNG ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT CỬA HIỆU
GIẶT LÀ - NHÌN TỪ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT ................................ 41
3.1. Điểm nhìn trần thuật............................................................................. 41
3.2. Ngôn ngữ .............................................................................................. 45
3.2.1. Ngôn ngữ người kể chuyện ............................................................... 45
3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật ............................................................................ 47
3.3. Giọng điệu ............................................................................................ 49
3.3.1. Giọng điệu hài hước, hóm hỉnh......................................................... 49
3.3.2. Giọng điệu cảm thương, xót xa ......................................................... 51
KẾT LUẬN ................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 55


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với chủ trương mở cửa, hội nhập với thế giới, quá trình đô thị hóa ở nước
ta diễn ra mạnh mẽ từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986). Nhiều đô thị
đã ra đời, phố phường được thành lập. Quá trình chuyển đổi mô hình phát triển
kinh tế, cơ cấu kinh tế đã làm cho tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh. Điều đó
đã có những tác động hai mặt đến đời sống xã hội của con người. Bên cạnh
những mặt tích cực cũng kèm theo nhiều mặt tiêu cực đáng tiếc. Cuộc sống đô
thị đã mang đến cho nhiều người thay đổi vận mệnh, theo chiều hướng tốt lên
nhưng nó cũng xuất hiện nhiều tệ nạn, cám dỗ, làm cho bao con người quay
cuồng, mất phương hướng, bị cuốn vào vòng xoáy của lối sống mới. Điều đó
đồng nghĩa với việc những giá trị tốt đẹp, những truyền thống văn hóa dân tộc
đang dần bị mai một.
Đường lối đổi mới tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI cùng với Nghị

quyết 05 của Bộ Chính trị, cuộc gặp của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh với đại
diện giới văn nghệ sĩ vào cuối năm 1987, “tất cả những điều đó đã thổi một
luồng gió lớn vào đời sống văn học nghệ thuật nước nhà, mở ra thời kỳ đổi mới
của văn học Việt Nam trong tinh thần đổi mới tư duy và nhìn thẳng vào sự thật”
[15, tr228]. Các nhà văn với vai trò là người thư kí trung thành của thời đại đã
ghi lại những đổi thay của cuộc sống hiện đại. Vì thế, đô thị đương đại là một
trong những đề tài ngày càng được nhiều các nhà văn lựa chọn. Đó là một mảnh
đất màu mỡ để các nhà văn có thể khắc họa hiện thực cuộc sống và những con
người nơi phồn hoa, đô thị.
Trong số những nhà văn đương đại viết về Hà Nội, Đỗ Bích Thuý là một
cái tên mới nhưng đã để lại dấu ấn trên văn đàn. Xuất thân từ vùng cao nguyên
đá Hà Giang với những tác phẩm viết về vùng đất ấy, Đỗ Bích Thúy được coi
là nhà văn của vùng cao nguyên đá Hà Giang. Nhưng một trong những tiểu

1


thuyết mới nhất - tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là của chị lại viết về Hà Nội, từ
cảm xúc, hoài niệm của tác giả về những ngày đầu sống tại thủ đô. Đỗ Bích
Thuý khẳng định ngọn nguồn cảm xúc của những tác phẩm viết về Hà Nội
chính là tình yêu với cuộc sống và con người nơi đây: “Nhưng tôi yêu Hà Nội
và tôi sẽ viết về nó với tình yêu ấy, với những nỗi xúc động run rẩy khi nghĩ về
nó, như khi người đàn ông đem lòng yêu một cô gái, anh ta nhất định phải tìm
cách thổ lộ” [23]. Cùng với một số truyện ngắn (Chiếc hộp khảm trai, Sương
khói mịt mờ, Đàn bà đẹp, Trong đám đông có một ánh mắt), tản văn (Nhớ Hà
Nội, Chuyển nhà, Dâu da xoan,…) và đặc biệt là tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là
chị đã mang đến một bức tranh đời sống phố thị đa dạng, những mảng màu
trong quá trình đô thị hoá có lúc chói gắt, có lúc xám xịt nhưng vẫn ẩn chứa
những nốt trầm truyền thống đáng quý.
Vì những lý do trên, chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài

khóa luận: Đô thị đương đại trong tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là của Đỗ Bích
Thúy.
2. Lịch sử vấn đề
Nhà văn Đỗ Bích Thúy – đứa con của đại ngàn Tây Bắc đã có không ít
những tác phẩm để lại dấu ấn trên văn đàn hôm nay, đặc biệt là ở mảng đề tài
viết về miền núi. Gần đây chị đã có sự “chuyển hướng” trong đề tài sáng tác,
bắt đầu có những tác phẩm viết về đề tài đô thị. Tiêu biểu cho mảng đề tài mới
này là tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là. Tác phẩm đã nhận được sự đón đọc của độc
giả, sự quan tâm của giới phê bình, nghiên cứu. Có thể kể một số công trình
nghiên cứu, bài báo sau đây:
Bài viết “Trong bếp tro tàn còn hòn than đỏ” đăng trên tạp chí Văn nghệ
quân đội, nhà nghiên cứu Ngô Văn Giá viết “Trong những cái viết về đời sống
đô thị hôm nay, truyện của Thúy lấp ló mấy chủ đề: đời sống thường nhật lao
động của những đôi vợ chồng trẻ, những người tiêu biểu cho một thế hệ Hà Nội

2


xưa, nói theo cách của nhà văn Nguyễn Khải – những hạt bụi vàng của Hà Nội
(Một người Hà Nội). Mới thế thôi. Chưa có nhiều để khái quát điều gì. Nhưng
bằng vào những gì tác giả đã công bố, mạch truyện đi vào lớp người xưa với
những hoài niệm về phẩm giá và văn hóa của đất kinh thành có vẻ thích hợp
hơn ngòi bút Đỗ Bích Thúy… Văn của Thúy không phải hướng vào những cái
sẽ là, cũng không hẳng là thế mạnh với những cái đang là. Văn Thúy phần
nhiều thích hợp với những cái đã là, những cái đã là lấp lánh ánh sáng của
chiều sâu văn hóa và nhân bản.”[7]. Trong bài viết này, Ngô Văn Giá hi vọng
vào “một thứ văn dấn thân hơn nữa trong tư thế của một người nghệ sĩ – tri
thức thực thụ” [7] của Đỗ Bích Thúy.
Dương Thùy Chi trong bài viết “Nhà văn Đỗ Bích Thúy, viết trên đôi
cánh giấc mơ” cũng nhận xét: “chị muốn mang đến cho độc giả mà chị đang

viết về nơi đã gắn bó với mình suốt 16 năm qua, đã mang đến cho chị mọi vui
buồn, chứng kiến chị đổi thay. Hà Nội đang dần gắn bó với tâm hồn u buồn
chầm chậm của chị như những thanh vọng sau bờ rào đá ngày nào”[3]
Bài viết “Sương khói mịt mờ - Truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy”, in trên
báo Nhân dân (5/2/2013) nhận định “Nhìn vào bên ngoài của Hà Nội hôm nay,
nhiều người tưởng những điều tinh tế như trong văn của Nguyễn Khải, xa hơn
là Vũ Bằng, Thạch Lam đã mất; tiêu cực hơn, người ta chỉ thấy một Hà Nội
chật chội, xô bồ, một Hà Nội với trẻ con vượt đèn đỏ, nghiện ngập và trộm cắp.
Sương khói mịt mờ của Đỗ Bích Thúy không từ chối hiện thực. Hà Nội với khu
phố cổ của cô bức bối, chật chội, thậm chí còn nhếch nhác, nhưng đằng sau
những bức tường có nhiều chuột không sợ người ấy, bên trong, thẳm sâu cất
giấu ở những hẻm ngõ đèn còn nhập nhoạng như sương khói, vẫn lóe sáng, âm
ỉ những điều tử tế, ân cần, chan chứa cái tình” [2].
Nhà văn Nguyễn Văn Thọ nhận định “Truyện ngắn không có chuyện sẽ
tẻ nhạt nếu thiếu đi sự quan sát dựng cho ra những chi tiết có không khí hết

3


sức tinh tế trong đời sống Hà Nội của một nhà văn vốn giàu tình cảm. Từ đề
tài miền núi, hiện thực và lãng mạn, bay lên như Tiếng đàn môi bên bờ rào đá,
văn chương nhà văn xuất thân từ miền núi này, sau hơn chục năm gần đây bắt
đầu len lỏi vào cái sâu thẳm của đất ngàn năm, mà ở đó Đỗ Bích Thúy vẫn giữ
được góc nhìn hết sức nhân hậu và bản lĩnh” [2].
Khi tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là ra đời, nhà văn Nguyễn Văn Thọ một
lần nữa khẳng định: “Đỗ Bích Thúy rất mạnh về chi tiết, kết cấu khi dựng những
trang văn xuôi dù ở bất cứ thể loại nào, từ tạp văn tới truyện ngắn, ưu điểm đó
thêm một lần bộc lộ rõ trong Cửa hiệu giặt là. Những trang sách được viết từ
sự quan sát tinh tế, giàu trực cảm đã làm nên bức tranh hấp dẫn bạn đọc có
khi là những điều lặt vặt, có khi là tiếng cười giễu cợt… tạo nên một tiểu thuyết

khá sinh động về đời sống đô thị hôm nay” [10].
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh lại ghi nhận ở cuốn sách “sự nhẹ nhõm
như những gì vốn có”, bởi theo ông, “được sinh ra trên thế gian này đã là một
hạnh phúc, và như thế cũng chẳng nên quá nặng nề. Cuốn sách ấm áp tình
người, giữa những bon chen xô bồ người ta vẫn tìm thấy những khoảng sáng
tốt đẹp mà con người dành cho nhau. Ông nói, đọc xong cuốn sách thấy yêu
cuộc đời hơn” [18].
Hoàng Đăng Khoa cho rằng “bắt gặp một Đỗ Bích Thúy vừa lạ vừa quen,
lạ bởi chất u mua, hoạt kê đời thường, quen với những thân phận phụ nữ nhẫn
nhịn thiệt thòi và chung nhất là tấm lòng bao dung của người viết. Một lần nữa,
tính nữ trong văn học lại thể hiện đậm đà nơi tác phẩm của Đỗ Bích Thúy, dù
viết về miền núi hay đồng bằng thì những nhân vật nữ vẫn hiện lên đáng yêu,
đáng trân trọng” [18].
Trong bài viết “Nhà văn Đỗ Bích Thúy – muốn sục sạo thế giới bằng đôi
mắt cô thợ giặt là”, tác giả Mai An cho rằng “Đỗ Bích Thúy đến với thể loại
tiểu thuyết như là để làm mới mình, và từ lúc nào đó đã là một tế bào của Hà

4


Nội”[1]. Tác giả tỏ ra đồng cảm với Đỗ Bích Thúy khi cho ra đời một cuốn
tiểu thuyết với mảng đề tài hoàn toàn mới “Vì sự chờ mong của bạn đọc. Và đó
là một phần đời sống mà tôi đã và đang trải qua trong suốt mười sáu năm sống
ở Hà Nội. Hơi thở… để tôi có thể viết về nó”[1]
Bài viết “Cửa hiệu giặt là – Bức tranh Hà Nội viết bằng văn xuôi”, tác
giả Đỗ Hiền đã viết “Nữ tác giả của cao nguyên đá đã dựng lại trong tác phẩm
một Hà Nội quen thuộc, có thể bắt gặp ở bất cứ góc phố nào, giống như một
cuốn nhật ký chụp lại vài lát cắt cuộc sống của người dân nơi góc phố nhỏ. Cô
Viên 35 tuổi quá lứa lỡ thì khiến bà mẹ lo lắng; ba nhân viên ngoại tỉnh làm
việc trong cửa hiệu đang ở tuổi mới lớn với những va đập trong tình bạn, tình

yêu; vợ chồng Oanh - Phương chủ cửa hiệu tốt tính, dễ mến... Từng ấy con
người cứ sống và yêu thương, dối lừa, chia sẻ cùng nhau. Mỗi người là một
mảnh ghép không thể thiếu trong bức tranh cuộc sống Hà thành hôm nay” [10].
Nhìn chung, những bài viết về tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là mới chỉ dừng
lại ở những nhận xét khái quát chung. Đây là khoảng trống để khóa luận của
chúng tôi đi sâu tìm hiểu đề tài “Đô thị đương đại trong tiểu thuyết Cửa hiệu
giặt là của Đỗ Bích Thúy”. Những ý kiến đánh giá trên sẽ là những gợi mở
quan trọng để chúng tôi tiếp cận và triển khai đề tài này với mong muốn thêm
một tiếng nói khẳng định đóng góp của Đỗ Bích Thúy viết về đề tài đô thị
đương đại.
3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài: “Đô thị đương đại trong tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là
của Đỗ Bích Thúy”, chúng tôi muốn khám phá những nét độc đáo trong cảm
nhận cũng như trong bút pháp nghệ thuật viết về đề tài đô thị của nhà văn.

5


4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là của
Đỗ Bích Thúy do NXB Phụ nữ xuất bản năm 2014.
5. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận khảo sát đề tài đô thị đương đại cùng các biểu hiện của nó
trong tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là của Đỗ Bích Thúy. Ngoài ra, người viết có
tham khảo một số tác phẩm khác của Đỗ Bích Thúy như: Chiếc hộp khảm trai,
Sương khói mịt mờ…
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lịch sử - xã hội: Xem xét sự phát triển của đô thị Việt
Nam qua các giai đoạn, từ đó nhận ra đề tài đô thị ở từng thời kỳ. Đồng thời
thấy được dòng chảy của đề tài này và phát hiện ra những nét riêng của Đỗ

Bích Thúy.
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Qua việc phân tích hình thức nghệ
thuật tác phẩm để làm rõ đề tài đô thị đương đại trong tiểu thuyết Cửa hiệu giặt
là của Đỗ Bích Thúy.
- Phương pháp hệ thống: Đặt tác phẩm Cửa hiệu giặt là trong mối quan
hệ biện chứng với một số truyện ngắn khác cùng tác giả và trong một số tác
phẩm của các nhà văn khác cùng đề tài.
- Phương pháp liên ngành: tiếp cận đối tượng bằng nhiều cách thức, dựa
trên những dữ liệu của nhiều chuyên ngành như: văn hóa, lịch sử…
- Kết hợp các thao tác thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp: Đây là
những thao tác cơ bản trong nghiên cứu các vấn đề văn học, giúp người viết đi
sâu vào khám phá những khía cạnh cụ thể của tác phẩm, từ đó làm rõ hơn chủ
đề đô thị trong văn xuôi của Đỗ Bích Thúy.

6


7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phẩn Mở đầu và Kết luận, Nội dung chính của khóa luận gồm ba
chương:
Chương 1: Khái quát về đề tài đô thị trong văn xuôi Việt Nam đương đại.
Chương 2: Đô thị đương đại trong tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là nhìn từ nội
dung phản ánh.
Chương 3: Đô thị đương đại trong tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là nhìn từ hình
thức nghệ thuật.

7


NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐỀ TÀI ĐÔ THỊ TRONG VĂN XUÔI
VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
1.1. Giới thuyết khái niệm
1.1.1. Đề tài
Theo Từ điển Thuật ngữ văn học, đề tài “là khái niệm chỉ các loại hiện
tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Đề
tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm” [9, tr110]. Bất kì tác
phẩm văn học nào cũng có một đề tài nhất định. Phạm vi cuộc sống trong tác
phẩm vô cùng phong phú, vì thế đề tài cũng hết sức phong phú, đa dạng.
Đề tài là một phương diện khách quan trong nội dung tác phẩm. Nó là sự
nhận thức, cảm nhận của nhà văn về phạm vi hiện thực cụ thể mà nhà văn lựa
chọn và phản ánh. Giới hạn phạm vi đề tài có thể được xác định rộng hẹp khác
nhau. Đề tài là cơ sở để nhà văn khái quát chủ đề, xây dựng hình tượng nghệ
thuật. Mỗi nhà văn thường có “vùng đất” quen thuộc với kinh nghiệm, vốn
sống, hứng thú, cá tính của mình. Việc các định đề tài cho phép liên hệ nội dung
tác phẩm với một mảnh đất nhất định của hiện thực. Đề tài không chỉ được khơi
gợi, quy định bởi cuộc sống hiện thực mà còn được xác lập bởi lập trường tư
tưởng, thẩm mĩ, cách nhìn, quan niệm nghệ thuật, tài năng sáng tạo; phụ thuộc
vào những yêu cầu của thời đại và hoàn cảnh sáng tác riêng của mỗi nhà văn.
1.1.2. Đô thị
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, “đô thị là không gian cư trú
của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế
phi nông nghiệp” [11, tr836].

8


Đô thị được hình thành từ lịch sử phát triển kinh tế xã hội, do sự phân
công lao động xã hội mà chủ yếu là thay đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao

động trong nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp. Trong quá trình vận
động, do kinh tế phát triển, con người có nhu cầu ngày càng cao hơn, một bộ
phận dân cư lao động tách ra khỏi sản xuất nông nghiệp để hoạt động thương
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, quản lí xã hội,… những người này và gia
đình của họ tập trung lại, sinh sống tại các địa điểm phù hợp với hoạt động sản
xuất kinh doanh, dịch vụ có đặc điểm chủ yếu là lao động phi nông nghiệp. Đó
là điểm dân cư đô thị đầu tiên. Những đô thị đầu tiên trên thế giới đã được hình
thành cách đây hàng nghìn năm, bắt đầu từ những thành phố cổ Isarel hay Hy
Lạp.
Ở Việt Nam, lịch sử phát triển đô thị có từ rất lâu. Các đô thị được hình
thành sớm cùng với sự hình thành của các quốc gia cổ đại như Văn Lang, Âu
Lạc. Đến thời kỳ phong kiến, các đô thị ở Việt Nam đã được hình thành và phát
triển từ các thành cổ hay từ những điểm buôn bán lớn. Thời kỳ này đô thị còn
ít ỏi, quy mô nhỏ bé, chủ yếu là các đô thị mang chức năng chính trị, quân sự,
bên cạnh đó tập trung dân cư tiểu thủ công nghiệp, các thương gia. Có thể kể
đến một số đô thị thời kỳ bấy giờ như: Thăng Long, Vân Đồn – Quảng Ninh,
Phố Hiến (Hưng Yên), Hội An (Quảng Nam), Gia Định…
Sau khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã áp dụng chính sách chia để
trị nên tổ chức mạng lưới đô thị hành chính cùng với các đồn trú rải đều trên
khắp lãnh thổ nước ta. Ngoài ra, để thực hiện chính sách vơ vét tài nguyên, bóc
lột thuộc địa, chúng đã xây dựng các nhà máy và khu công nghiệp. Điều này
đã dẫn đến sự hình thành của các đô thị với các thị dân hoạt động công nghiệp
như: Hòn Gai, Cẩm Phả, Nam Định, Hải Phòng, Đã Nẵng, Biên Hòa, Đồng
Nai, Sài Gòn… Đồng thời các đô thị quân sự chính trị cũng được phát triển.
Nhằm phục vụ tầng lớp thống trị, các đô thị nghỉ dưỡng ra đời: Sa Pa, Tam

9


Đảo, Đà Lạt, Đồ Sơn, Nha Trang… Như vậy, mạng lưới đô thị thời kì này đã

tăng lên nhanh chóng cùng với đó là lối sống phương Tây du nhập vào Việt
Nam đã tác động mạnh mẽ đến đời sống vật chất, văn hóa của thị dân.
Khi đất nước thống nhất, đặc biệt là sau năm 1986, nhờ chính sách mở
cửa, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần của Nhà nước, hệ thống đô thị phát
triển mạnh mẽ cả về số lượng đô thị và dân số đô thị với đủ các loại hình: đô
thị công nghiệp, đô thị cảng, đô thị hành chính, đô thị du lịch, đô thị tổng hợp.
Nhiều trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn đã mọc lên ở cả ba miền: Hà
Nội, Đã Nẵng, TP. Hồ Chí Minh… Đặc biệt do chủ trương phát triển kinh tế
làm trọng tâm, tốc độ đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh và có chiều hướng
phức tạp.
1.1.3. Đô thị đương đại
Nếu không tính đến các đô thị phong kiến, ở Việt Nam đô thị hiện đại
(mô hình phương Tây) hình thành cùng với quá trình khai thác thuộc địa của
thực dân Pháp, đầu tiên là Sài Gòn sau đó lan rộng ra Hà Nội, Hải Phòng, Nam
Định…
Từ khi Đổi mới, tốc độ phát triển đô thị ở nước ta diễn ra nhanh hơn.
Một phần tư thế kỷ thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, hệ thống đô thị ở
Việt Nam không ngừng phát triển “từ 629 đô thị (năm 1999) đã tăng lên tới
755 đô thị (năm 2010) [15, tr 55], và tính đến tháng 01/2018, toàn quốc có 813
đô thị (tăng 11 đô thị loại V so với năm 2016), bao gồm: 02 đô thị loại đặc biệt,
19 đô thị loại I, 23 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 84 đô thị loại IV, 640 đô thị
loại V; tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 37,5% (tăng 0,9% so với năm 2016)” [14].
Như vậy, có thể thấy, trong những năm gần đây tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam
diễn ra ngày càng nhanh. Đô thị hóa đang là xu thế của toàn cầu nhưng bên
cạnh những mặt tích cực thì quá trình đô thị hóa kéo theo rất nhiều những hệ
lụy như: ô nhiễm môi trường, mất cân bằng về mật độ phân bố dân cư dẫn đến

10



tình trạng đất chật người đông, lối sống, văn hóa đô thị theo nhà máy, xí nghiệp,
khu vui chơi giải trí tràn vào các miền quê. Những vấn đề xã hội của con người
nảy sinh ngày một nhiều. Sự biến đổi tâm lý của cư dân đô thị cũng ngày một
lớn. Văn học đương đại đã dành khá nhiều trang viết để phản ánh thực trạng
của cuộc sống đô thị đương đại. Không ít nhà văn đã đặt ra những vấn đề về sự
tha hóa của con người trong vòng xoáy xã hội đồng tiền, của nền kinh tế thị
trường, hay làm sao để giữ gìn, bảo tồn truyền thống văn hóa dân tộc. Đề tài đô
thị đã và đang là một đề tài được khai thác nhiều hơn nữa.
1.2. Đề tài đô thị trong văn xuôi Việt Nam
1.2.1. Đề tài đô thị trong văn xuôi Việt Nam trước 1986
Những năm đầu của thế kỷ XX, khi không gian thôn dã quen thuộc dần
nhường chỗ cho các không gian đô thị mới nổi, đô thị nghiễm nhiên có vị trí
quan trọng trong văn chương Việt Nam lúc bấy giờ. Khi nhóm Tự lực văn đoàn
được thành lập, họ là những nhà văn được tiếp cận mạnh mẽ từ nền văn minh
phương Tây. Rất nhiều tác phẩm của các thành viên Tự lực văn đoàn viết về
cuộc sống chốn đô thị. Nhân vật trong các tác phẩm của họ mang màu sắc cá
tính mạnh mẽ. Họ mạnh dạn thể hiện cái “tôi” cá nhân cùng các quan điểm của
mình. Các nhà văn Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo đều đề cao những cô gái
tân thời, những chàng trai tiến bộ dám vượt qua mọi rào cản để xây dựng tình
yêu (Đoạn tuyệt, Bướm trắng). Thạch Lam cũng viết về đô thị nhưng thường
là những phố huyện nghèo, nhỏ bé, tối tăm, cuộc sống của con người quẩn
quanh bế tắc. Tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách đã đề cập đến cuộc
sống nơi đô thị với những tư tưởng mới về tình yêu, quyền tự do và hạnh phúc
của con người trong một giai đoạn mà khuôn khổ lễ giáo phong kiến đã ăn sâu
vào gốc rễ văn hóa người Việt nhưng đồng thời cũng là minh chứng cho sự du
nhập của những tư tưởng, lối sống phương Tây. Hồ Biểu Chánh cũng có nhiều

11



tác phẩm: Cay đắng mùi đời, Tiền bạc – bạc tiền, Thầy thông ngôn… tái hiện
lại bức tranh đô thị với nhiều tầng lớp khác nhau.
Cũng viết về đề tài đô thị nhưng các nhà văn hiện thực lại nhìn bằng
những cảm quan riêng. Với Vũ Trọng Phụng, đô thị hiện lên hỗn tạp, xô bồ
thậm chí cuộc sống nơi đô thị còn là sự học đòi lố lăng, giả tạo, dối trá cùng rất
nhiều các tệ nạn nghiện hút, cờ bạc, mại dâm… Có thể kể đến một số tác phẩm
viết về đô thị của Vũ Trọng Phụng như: Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây, Làm
đĩ, Cơm thầy cơm cô, Số đỏ…
Với Nguyễn Công Hoan, đô thị hiện lên nhố nhăng, bỉ ổi như những tấn
hài kịch, con người sống cuộc sống đó phải tính toán, lừa lọc, làm trò…Một số
tác phẩm thể hiện rõ nét những điều này như: Mất chiếc ví, Người ngựa ngựa
người, Báo hiếu trả nghĩa cha…
Đến với Nam Cao, bên cạnh mảng đề tài viết về người nông dân nhà văn
cũng dành khá nhiều trang để viết về người trí thức với cuộc sống nơi thành thị.
Họ quanh năm phải đối mặt với cơm áo, gạo tiền. Có thể kể đến một số tác
phẩm như: Sống mòn, Đời thừa, Giăng sáng…
Văn học giai đoạn 1945 – 1975, trong bối cảnh đất nước có chiến tranh,
mang tính chiến đấu cao. Con người xuất hiện trong giai đoạn này là con người
của cộng đồng, màu sắc cá nhân mờ nhạt. Do đó không gian đô thị, nhân vật
mang màu sắc đô thị ít xuất hiện. Tuy nhiên, vẫn có một số ít tác phẩm của các
nhà văn có màu sắc đô thị như Đôi mắt của Nam Cao. Tác phẩm đã tập trung
khắc họa nhân vật trí thức, tiểu tư sản – nhà văn Hoàng dù về quê tản cư nhưng
vẫn mang lối sống, nếp nghĩ của người thành thị. Nhà văn Tô Hoài với Những
ngõ phố cũng ghi lại được cuộc sống của người dân nghèo nơi đô thị với những
thay đổi tích cực. Một số tác phẩm dù mang tính chiến đấu cao nhưng phần nào
cũng phản ánh được bối cảnh của đô thị như hình ảnh người dân thủ đô trong

12



Hai trận tuyến và trong lòng Hà Nội của Hà Minh Tuân, hay Hà Nội ta đánh
Mỹ giỏi của Nguyễn Tuân, Sống mãi với thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng…
1.2.2. Đề tài đô thị trong văn xuôi Việt Nam sau 1986
Sau Đại hội Đảng toàn quốc năm 1986, đất nước tiến hành đổi mới toàn
diện. Văn học nghệ thuật cũng bước vào một cuộc cách tân thực sự. Tư duy
của người nghệ sỹ cũng bắt đầu thay đổi. Cảm hứng sử thi dần mất đi nhường
chỗ cho cảm hứng nhân văn đời thường. Mảng đề tài đô thị trở nên hấp dẫn và
được nhìn nhận sâu sắc, đa chiều hơn. Ngay từ những năm đầu đổi mới, qua
một số tác phẩm của các nhà văn như Nguyễn Minh Châu, Lê Minh Khuê, Ma
Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Trần Trung
Chính, Phan Thị Vàng Anh, Phan Triều Hải… “đô thị hiện lên với nhiều băn
khoăn, trong sự phân biệt giữa thành thị và nông thôn, sự đa dạng phức tạp
thời bình và tính một chiều thời chiến, cảm hứng thế sự đời tư và chủ nghĩa anh
hùng cách mạng; rồi các phân vân, trăn trở trong những khác biệt về giới và
tính dục, về không gian sống, vấn đề cá nhân cá tính, tình yêu, hạnh phúc…”
[5].
Nguyễn Minh Châu với những tác phẩm Sống mãi với cây xanh, Khách
ở quê ra đã đặt ra vấn đề mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị. Ma Văn
Kháng thì làm sống dậy đời sống thế tục đô thị với Mùa lá rụng trong vườn,
Đám cưới không có giấy giá thú… Nguyễn Khải với Một người Hà Nội. Đến
sau, nhưng nhà văn Nguyễn Huy Thiệp lại có cái nhìn sâu sắc nhiều chiều hơn
về đề tài đô thị. Ông nhìn cuộc sống và con người đô thị bằng thái độ lạnh lùng,
sắc lẹm. Ở đó con người biến dạng với những giành giật, toan tính, vụ lợi, ích
kỷ (Tướng về hưu, Huyền thoại phố phường, Không có vua...). Sau Nguyễn
Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp… không thể
không nhắc tới sự xuất hiện của hàng loạt cây bút trẻ, họ đa số đều là những
người sống trong các đô thị, trở về đô thị mưu sinh nên họ tiếp cận đô thị một

13



cách khác hẳn những nhà văn đi trước. Không gian đô thị với những nhọc nhằn
mưu sinh, “những cảnh và người” nơi đô thị xô bồ, đất nước đang phân hóa
mạnh mẽ bởi sự thay đổi về đời sống kinh tế, luân lí và đạo đức… hiện lên rất
rõ trong những sáng tác của Tạ Duy Anh (Thiên thần sám hối), Hồ Anh Thái
(Tự sự 265 ngày), Võ Thị Hảo, Phan Triều Hải, Nguyễn Thị Thu Huệ (Thành
phố đi vắng)…
Sang thế kỉ XXI, đề tài đô thị được mở rộng hơn. Đô thị hóa là cảm hứng
lớn của nhiều nhà văn như Phong Điệp (Lạc chốn thị thành, Blogger…), Dương
Thụy (Con gái Sài Gòn, Oxford thương yêu…), Trần Nhã Thụy (Sự trở lại của
vết xước...), Đỗ Bích Thúy (Cửa hiệu giặt là)…
1.3. Đỗ Bích Thúy và tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là
1.3.1. Đôi nét về tác giả Đỗ Bích Thúy
Đỗ Bích Thúy sinh ngày 13/04/1975 là người Kinh, quê gốc ở Nam Định
nhưng chị sinh ra và lớn lên ở Hà Giang. Đây là mảnh đất thuộc địa đầu cực
bắc của Việt Nam, nơi có những ngọn núi cao lưng chừng trời và nhiều sông
suối chảy theo những hẻm núi, nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu
số như H’Mông,Tày, Dao… Nhắc đến Hà Giang người ta sẽ nhớ ngay đến vẻ
đẹp của dòng sông Nho Quế uốn lượn theo sườn núi, nhớ đến những bộ trang
phục đầy màu sắc và bản tính của những con người dân tộc cần cù, chịu thương
chịu khó. Chị sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này, gắn bó với những mỏm đá
tai mèo, gắn bó với những người dân tộc Tày, H’ Mông nơi đây. Chính mảnh
đất này đã hun đúc trong chị một chút “không khí” của núi rừng. Cộng thêm
bốn năm làm báo ở Hà Giang, được đi và đắm mình trong không gian văn hóa
của các dân tộc, tất cả những yếu tố này đã hội tụ tạo nên một tài năng văn
chương. Chị đến với văn chương từ rất sớm, năm 17 tuổi bắt đầu bén duyên với
làng văn Việt Nam từ cuộc thi sáng tác truyện ngắn báo Văn nghệ Quân đội

14



1998- 1999. Từ đó đến nay chị vẫn lao động sáng tác văn chương không ngừng
nghỉ.
Hiện nay, trong cương vị là Phó tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ và Quân
đội, Đỗ Bích Thúy vẫn miệt mài và hăng say vừa làm báo vừa viết văn. Cho
đến nay, Đỗ Bích Thúy đã xuất bản 17 đầu sách, trong đó có truyện ngắn, tiểu
thuyết và cả tạp văn.
1.3.2. Sự nghiệp sáng tác
Đỗ Bích Thúy viết văn từ rất sớm, với truyện ngắn đầu tay Chuỗi hạt
cườm màu xám được in trên báo Tiền Phong năm 17 tuổi, chị được tặng giải
thưởng “Tác phẩm tuổi xanh”. Sau đó tên tuổi của chị nhanh chóng nổi danh
trên văn đàn từ cuộc thi truyện ngắn trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội 1998 –
1999. Trong cuộc thi đó, Đỗ Bích Thúy đã đoạt giải nhất cuộc thi sáng tác với
chùm truyện ngắn Sau những mùa trăng, Ngải đắng trên núi, Đêm cá nổi. Từ
đó những tác phẩm của nhà văn trẻ Đỗ Bích Thúy được bạn đọc biết đến nhiều
hơn. Tiểu thuyết Bóng của cây sồi xuất bản đã đem lại cho chị giải thưởng trong
cuộc thi Sáng tác văn học cho tuổi trẻ lần 2 – NXB Thanh Niên 2005.
Đặc biệt, một bước ngoặt trong sự nghiệp viết văn của Đỗ Bích Thúy, đó
là chị bắt đầu bén duyên với điện ảnh khi truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ
rào đá được đạo diễn Ngô Quang Hải chuyển thể thành phim Chuyện của Pao.
Bộ phim đã đoạt giải Cánh diều vàng năm 2005 của Hội Điện ảnh Việt Nam.
Với thành công này, cái tên Đỗ Bích Thúy đã thực sự tỏa sáng trong làng văn
Việt Nam và được rất nhiều người hâm mộ, được sự quan tâm từ bạn đọc và
báo giới.
Sau những thành công đó, Đỗ Bích Thúy vẫn tiếp tục lao động văn
chương miệt mài. Gần đây sau tập truyện ngắn Đàn bà đẹp và tản văn Đến độ
hoa vàng, Đỗ Bích Thúy tiếp tục gây bất ngờ khi giới thiệu với bạn đọc tiểu
thuyết lịch sử Cánh chim kiêu hãnh (NXB Quân đội nhân dân 10- 2013). Đặc

15



biệt, tháng 3 năm 2014, nữ nhà văn trẻ cho ra mắt cuốn tiểu thuyết Cửa hiệu
giặt là trong Hội chợ sách ở TP. Hồ Chí Minh. Đây là tiểu thuyết đầu tiên chị
không viết về miền núi mà chọn đề tài đô thị gắn với cuộc sống hằng ngày của
chị để làm chất liệu khai thác.
Sau Cửa hiệu giặt là Đỗ Bích Thúy tiếp tục trở lại với thế mạnh của
mình. Chị tiếp tục lấy đề tài miền núi làm cảm hứng văn chương trong hai tiểu
thuyết mới nhất Chúa đất (NXB Phụ nữ, 2015) và Lặng yên dưới vực sâu (NXB
Hội Nhà văn liên kết Công ty Văn hóa và truyền thông Nhã Nam, 4-2017). Đặc
biệt, tiểu thuyết Lặng yên dưới vực sâu đã được chuyển thể thành bộ phim cùng
tên dài 32 tập của đạo diễn Đào Duy Phúc thu hút đông đảo khan giả truyền
hình.
Nhìn lại chặng đường viết văn chưa dài, nhưng trong chặng đường đã
qua Đỗ Bích Thúy đã thật sự đầu tư nghiêm túc cho ra đời những tác phẩm có
giá trị, được sự quan tâm và đón nhận của bạn đọc và giới chuyên môn. Với
hơn 17 đầu sách được xuất bản, trong đó có truyện ngắn, tiểu thuyết và tạp văn
– một khối lượng tác phẩm đáng kể, để cái tên Đỗ Bích Thúy xứng đáng trở
thành một trong những nhà văn nữ hàng đầu Việt Nam hiện nay
Tác phẩm chính của Đỗ Bích Thúy bao gồm:
- Tiểu thuyết
Bóng của cây sồi
Cánh chim kiêu hãnh
Cửa hiệu giặt là
Chúa đất
Lặng yên dưới vực sâu
- Truyện ngắn:
Sau những mùa trăng
Tiếng đàn môi sau bờ rào đá


16


Những buổi chiều ngang qua cuộc đời
Kí ức đôi guốc đỏ
Mèo đen
Đàn bà đẹp
- Tạp văn:
Đến độ hoa vàng
Trên căn gác áp mái
- Truyện vừa
Người đàn bà miền núi
- Truyện thiếu nhi
Em béo và hội cầu vồng
Phong cách viết văn của Đỗ Bích Thúy mộc mạc, dung dị, sâu lắng. Thứ
cảm xúc mà tâm hồn người viết như hòa quyện, đồng hành cùng nhân vật trên
từng bước đi, từng hơi thở. Đặc biệt hơn, hầu hết các tác phẩm của chị đều viết
về đề tài miền núi, quê hương của chị nhưng không hề có sự trùng lặp, nhàm
chán. Ở mỗi tác phẩm là những số phận khác nhau, có những suy tư, trăn trở,
những lời tâm tình, những tiếng thở dài nhẹ nhàng, sâu lắng nhưng réo rắt,…
1.3.3. Tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là
Tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là ra mắt bạn đọc vào đúng dịp diễn ra Hội
sách ở TP. Hồ Chí Minh năm 2014 của NXB Phụ nữ. Đây là cuốn tiểu thuyết
được viết trong một thời gian rất ngắn, từ cuối 2013 khi tác giả có ý tưởng và
Nhà xuất bản khuyến khích. Sau một cái bắt tay, mốc thời gian nộp bản thảo đã
được ấn định và Đỗ Bích Thúy chính thức đóng cửa facebook để viết.
Đỗ Bích Thúy là nhà văn xuất thân từ miền núi cao nguyên đá Hà Giang,
trải đời mình với những năm tháng tinh khôi nhất của miền sơn cước. Chị đã
thông thuộc từng cánh rừng, thung lũng, vách đá, hiểu cặn kẽ nếp sống, nếp
nghĩ của đồng bào dân tộc nơi đây. Yêu tha thiết quê hương mình, “người con


17


của núi” đã miệt mài viết, trải lòng trên trang sách và trở thành một trong những
nhà văn viết về miền núi hay nhất của văn học Việt Nam đương đại. Đa số tác
phẩm của chị từ truyện ngắn, tiểu thuyết đến tạp văn đều viết về đề tài miền núi
và chị đã gặt hái được không ít thành công. Nhưng trong một bài phỏng vấn,
nhà văn Đỗ Bích Thúy đã phát biểu rằng “không thể ăn mãi một món đặc sản”
và chị đã có những thay đổi trong lựa chọn đề tài sáng tác. Tiểu thuyết Cửa
hiệu giặt là ra đời, chị viết về mảnh đất Hà Nội – ngàn năm văn hiến, viết về
cuộc sống của một đô thị, nơi mà chính chị hiện tại đang sinh sống và làm việc.
Về chuyện "bếp núc" của tác phẩm, Đỗ Bích Thúy cho biết ban đầu chị
định đặt tên tiểu thuyết là Gái già xấu ế. Nhưng sau đó lấy tên Cửa hiệu giặt
là, vì nó phù hợp với nội dung tác phẩm. Lấy cảm hứng từ cửa hiệu giặt là của
gia đình, Đỗ Bích Thúy cho biết các nhân vật trong truyện đều ít nhiều có
nguyên mẫu ngoài đời, nhất là nhân vật cô Viên. Tác giả chia sẻ: "Tôi hướng
tới, xây dựng các nhân vật một cách đáng yêu. Tôi yêu vô cùng các nhân vật
của mình. Bởi cuộc sống này rất đáng sống, không có lý do gì khiến nhà văn
phải nhìn cuộc sống bằng ánh mắt bi kịch" [10].
Tiểu thuyết có 23 chương, mỗi chương là một nhân vật mới, một câu
chuyện mới từ từ hiện ra, giống như tác giả điểm xuyết từng chút một những
chi tiết vào một bức tranh mang tên Hà Nội, tạo thành một tác phẩm hội họa đa
màu sắc, sống động và có hồn. Ở đây ta bắt gặp những nhân vật thật đời thường,
gần gũi, mà người đọc dễ dàng soi chiếu và thấy bản thân mình xuất hiện đâu
đó trong cuốn sách. Đó là vợ chồng chủ cửa hiệu giặt là Oanh - Phương, đó là
Lê – Tư (xuất thân từ những làng quê nghèo) nhân viên làm thuê cho hiệu giặt
là của vợ chồng Oanh – Phương, là Viên - cô công nhân môi trường đã luống
tuổi nhưng chưa lập gia đình, là anh sửa xe góc phố Bi Sốt… rồi vợ chồng Ụt
bán thịt lợn, bà Minh mẹ của Viên… Họ là những người lao động thị dân, tuy


18


nghèo về vật chất, nhưng không thiếu thốn tình cảm, họ đùm bọc, giúp đỡ,
chăm sóc nhau mỗi khi hoạn nạn khó khăn.
Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết là Viên, làm công nhân trong một
công ty môi trường đô thị. Viên đã bước qua tuổi thập tam, quá lứa lỡ thì, tính
tình hơi dở dở ương ương. Đám nhân viên hiệu giặt hay gọi vui với cái tên “thịt
viên xiên”. Nhưng ẩn sâu vẻ ngoài xấu xí đó là một tâm hồn đẹp với những tâm
tư thầm kín giấu kín mà đến khi gấp cuốn sách lại Viên vẫn “lửng lơ mà vẫn
cứ lửng lơ như thế ở cuối câu chuyện để khi khép lại những trang sách lại rồi
người ta vẫn không biết rằng Viên yêu ai” [10]. Chính nhà văn Đỗ Bích Thúy
cũng đã chia sẻ trong buổi lễ ra mắt sách rằng bản thân chị cũng không biết
rằng Viên sẽ yêu ai. Hay như mối quan hệ giữa hai nhân vật Phương và Trinh
“cũng rất lửng lơ, ẩn chứa nhiều những bất ổn, ấp ủ những mầm mống cho một
“tiềm năng”, cho một rạn vỡ…”[10].

19


×