Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

TÀI LIỆU HƯỚNG dẫn học tập môn ĐƯỜNG lối CMVN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.66 KB, 18 trang )

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP MÔN ĐƯỜNG LỐI CMVN

1. Hội nghị thành lập đảng và cương lĩnh chính trị đầu tiên
của đảng
Hội nghị thành lập Đảng từ ngày 3-7/2/1930, tại Cửu Long-Hương Cảng Trung
Quốc hội nghị nhất trí thành lập đảng và đặt tên đảng là Đảng cộng sản Việt Nam
Hội nghị nhất trí năm điều lớn theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc.
+ Quyết định họp nhất ba tổ chức cộng sản lấy tên Đảng cộng sản Việt Nam.
+ Hội nghị thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương trình vắn tắt
và điều lệ của Đảng.
+ Quyết định ra báo tạp chí của đảng.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời thể hiện bước phát triển biện chứng quá trình vận
động của cách mạng Việt Nam- sự phát triển về chất từ Hội Việt Nam cách mạng
thành niên đến ba tổ chức cộng sản đến Đảng cộng sản Việt Nam trên nền tảng chủ
nghĩa Mác-lênin và quan điểm cách mạng của Nguyễn Ái Quốc.

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Cương lĩnh đã xác định những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam
+ Xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam Cách mạng Việt
Nam là cuộc cách mạng “Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi
tới xã hội cộng sản”.
+ Xác định nhiệm vụ và mục tiêu của cuộc cách mạng tư sản dân quyền - Đánh đổ
đế quốc Pháp xâm lược và phong kiến tay sai để đạt mục tiêu độc lập dân tộc Đánh đổ địa chủ phong kiến để đạt mục tiêu ruộng đất dân cày
+ Thiết lập chính phủ công nông binh và tổ chức quân đội công nông
+ Xác định lực lượng cách mạng gồm: công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị,
tiểu tư sản trí thức, trung, tiểu địa chủ yêu nước, tư sản dân tộc, trong đó công nhân
– nông dân là gốc cách mạng.


+ Xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam giai cấp công nhân là giai cấp
lãnh đạo cách mạng Việt Nam thông qua đội tiên phong của mình là Đảng cộng


sản.
+ Xác định phương pháp: bằng con đường cách mạng bạo lực của quần chúng chứ
không bằng con đường cải lương thỏa hiệp.
+ Về quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới: cách
mạngViệt Nam là 1 bộ phận của cách mạng thế giới, phải thực hành liên lạc với
các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới nhất là giai cấp vô sản Pháp.

Ý nghĩa lịch sử sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam và Cương
lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
1- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời kết thúc thời kỳ khủng hoảng bế tắc về
đường lối cứu nước.
- Đảng ra đời là biểu hiện sự xác lập vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân
VN.
- Đảng ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt
Nam trong thời đại mới.
2- Từ đây cách mạng Việt Nam có một cương lĩnh dẫn dắt giải quyết đúng mâu
thuẩn dân tộc, nó hòa nhập với xu thế cách mạng vô sản.
CHƯƠNG II
ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN
I.

ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG 1930-1939
1. Trong những năm 1930-1935
a) Luận cương chính trị 10-1930
+ Vừa mới ra đời Đảng đã phát động được một cao trào cách mạng
rộng lớn dẫn đến bạo động giành chinh quyền ở hai tỉnh Nghệ An –
Hà Tĩnh (ngoài dự kiến của TW lúc đó)
+ Tháng 4-1930 Quốc tế cộng sản cử Trần Phú (mới tốt nghiệp đại
học phương Đông) về Việt Nam với nhiệm vụ truyền đạt các quan
điểm của Quốc tế cộng sản vào đường lối của Đảng ta.



+ Tháng 7-1930, đồng chí Trần Phú được bổ sung vào BCH trung
ương lâm thời, và chuẩn bị cho Hội nghị TW lần 1 của Đảng vào
tháng 10-1930.
+Tháng 10-1930 Hội nghị Ban chấp hành TW lâm thời họp tại
Hương Cảng (Trung Quốc) dưới sự chủ tọa của đồng chí Trần Phú.
Hội nghị thông qua Nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cần kíp
của Đảng, thong qua luận cương chính trị của Đảng, điều lệ Đảng
và điều lệ các tổ chức quần chúng, quyết định đổi tên Đảng thành
Đảng cộng sản Đông Dương. Hội nghị cử BCHTW chính thức,
đồng chí Trần Phú là Tổng bí thư.
b- Nội dung luậ+ Xác định mân thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra gay gắt ở Đông
Dương giữa một bên là thợ thuyền dân cày và các phần tử lao khổ. Một bên là địa
chủ phóng kiến, tư bản và đế quốc.
+ Phương hướng chiến lược của cuộc CM Đông Dương: “Tư sản dân quyền là thời
kỳ dự bị để làm CM”. Sau khi CMTS dân quyền thắng lợi thì tiếp tục: “Phát triển,
bỏ qua thời kỳ TB mà tranh đấu thẳng lên con đường XHCN”.
+ Nhiệm vụ của cuộc CMTS dân quyền: đấu tranh đánh đổ các di tích phong kiến
thực hành CM ruộng đất cho triệt để và đấu tranh đánh đổ đế quốc Pháp làm cho
Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau.
Vì có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được giai cấp địa chủ để tiến hành CM
thổ địa thắng lợi và có phá được chế độ phong kiến mới đánh đổ được đế quốc chủ
nghĩa, luận cương nhấn mạnh: “Vấn đề thổ địa là cái cốt yếu của cuộc CMTS dân
quyền”.
+ Lực lượng cách mạng: công nhân và nông dân là động lực chính của CM, GCCN
là giai cấp lãnh đạo CNVN. Các giai cấp khác luận cương đánh giá thái độ của họ
chưa đúng đối với vận mệnh dân tộc: “Tư sản thương nghiệp đứng về phía Đế
quốc địa chủ chống CM… chỉ có những phần tử lao khổ ở đô thị như những người
bán hàng rong, thợ thủ công nhỏ, trí thức thất nghiệp mới đi theo CM mà thôi.

+ Phương pháp CM: phải sử dụng CM bạo lực của quần chúng.
+ Vai trò lãnh đạo của Đảng, sự lãnh đạo của Đảng là điều cốt yếu để CM thắng
lợi.


+ Quan hệ Quốc tế, Đảng cộng Sản Đông Dương phải liên lạc mật thiết với vô sản
nhất là vô sản Pháp. CM Đông Dương là một bộ phận của CM vô sản thế giới.
II.
1.

ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC GIÀNH CHÍNH
QUYỀN 1939-1945 CMT8 THÀNH CÔNG

Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược
của Đảng

Ý nghĩa của sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược:
1. Đảng đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược nhằm giải quyết mục
tiêu số một của CM là độc lập dân tộc và đề ra nhiều chủ trương đúng đắn để thực
hiện mục tiêu.
- Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên
hàng đầu, tập hợp rộng rãi mọi người VN yêu nước trong mặt trận Việt Minh, xây
dựng lực lượng chính trị của quần chúng ở cả nông thôn và thành thị, xây dựng căn
cứ địa CM và lực lượng vũ trang là ngọn cờ dẫn đường cho nhân dân ta giành
thắng lợi.

2. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
a) Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước và đẩy mạnh khởi nghĩa từng
phần:
- Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.

- Đêm 9-3-1945 Nhật đảo chính hất chân Pháp độc chiếm Đông Dương, quân
Pháp nhanh chóng đầu hàng.
- Đêm 9-3-1945, BTV TƯ Đảng mở hội nghị mở rộng ở làng Đình Bảng (Bắc
Ninh), ngày 12-3-1945 Ban Thường Vụ TW Đảng ra chỉ thị “Nhật, Pháp bắn nhau
và hành động của chúng ta”.
b) Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa
- Tháng 8- 1945 thời cơ CM đã xuất hiện ở Việt Nam Ngày 13-8-1945 Hội nghị
toàn quốc (họp ở Tân Trào) đã nhận định: “Cơ hội tốt cho ta giành độc lập đã tới”


và quyết đinh “phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít
Nhật và tay sai trước khi quân đồng minh vào Đông Dương”.
- Hội nghị đưa ra nguyên tắc chỉ đạo khởi nghĩa: tập trung lực lượng, thống nhất
mọi phương diện quân sự, chính trị, hành động, kịp thời hành động không bỏ lỡ
thời cơ.
- Khẩu hiệu đấu tranh lúc này: phản đối xâm lược, hoàn toàn độc lập, chính quyền
nhân dân.
- Phương pháp chỉ đạo khởi nghĩa: quân sự chính trị phải phối hợp, làm tan rã tinh
thần và dụ hàng trước khi đánh. Đánh ngay những nơi chắc thắng, không kể đó là
thành phố hay thôn quê, chiếm ngay căn cứ chính, trước khi đồng minh vào Đông
Dương.
- Quyết định đường lối đối nội, đối ngoại của Đảng.

c) Kết quả - ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh
nghiệm.
- Ý nghĩa:
* Đối với dân tộc:
- Cách mạng tháng Tám kết tinh những truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc
ta. là bước ngoặc đánh dấu sự biến đổi to lớn trên con đường tiến hóa của dân tộc
. - Cách mạng tháng Tám đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên

độc lập tự do và chủ nghĩa XH.
- Thắng lợi của CM tháng 8 là thắng lợi của CMMLN ở một nước thuộc địa
nửa phe. Thắng lợi CM tháng Tám đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý
luận CNMLN.
* Đối với thế giới:
- Với CM tháng Tám nhân dân VN đã góp phần hy sinh xương máu của mình
vào cuộc chiến tranh chống Phát .Xít, ảnh hưởng trực tiếp đến CM Lào và CM
Cam Pu Chia.


- CM tháng Tám thắng lợi lần đầu tiên đã chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ
thống thuộc địa của CN đế quốc, mở ra thời kỳ suy sụp tan rã của CN thực dân cũ
góp phần tạo su thế chiến lược tấn công CM thế giới góp phần cổ vũ phát triển giải
phóng dân tộc trên thế giới.
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Chủ quan:
* Dân tộc ta có tinh thần đoàn kết cao, toàn dân đoàn kết trong mặt trận Việt
Minh.
* Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là HCM, Đảng có đường lối chiến
lược, sách lược đúng đắn ngay từ khi mới ra đời.
* Biết phát động các cao trào nuôi dưỡng lực lượng CM.
* Bắt mạnh, chóp đúng thời cơ phát động toàn dân đứng dậy.
+ Khách quan:
* Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và các nước đồng minh với phát xít Nhật
nói riêng đã tạo ra 1 tình thế thuận lợi cho CM các nước. Trong các nhân tố trên, sự
lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định cho thắng lợi của CM tháng Tám
+ Bài học kinh nghiệm:
* Kết hợp nhuần nhuyễn nhiệm vụ chống ĐQ và chống PK
* Xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất
* Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù

* XD lực lượng và sử dụng bạo lực giành chính quyền
* Nắm thời cơ và chớp đúng thời cơ
. * Xây dựng Đảng tiên phong đúng đắn về chính trị, thống nhất về tư tưởng, trong
sạch vững mạnh về tổ chức.


CÂU HỎI ÔN TẬP
1: Nhận thức của đảng cộng sản VN về đường lối CMVN từ năm 1930_1945?
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1: - Sinh viên làm rõ:
+ Nhận thức của Đảng 1930 – 1935: Thời kỳ này nhận thức của Đảng ta về đường
lối CMVN thể hiện rõ trong luận cương tháng 10.1930. Trong đó luận cương nặng
về đấu tranh giai cấp đến CM điền địa.(chứng minh bằng nội dung của luận
cương).
+ Nhận thức của Đảng về đường lối CMVN 1936 -1945 được thể hiện rõ qua các
văn kiện:
- Văn kiện hội nghị TW tháng 7-1936
- Văn kiện “chung quanh những vấn đề chiến sách mới”
- Văn kiện hội nghị TW 6 (11.1939), hội nghị TW 7 (11.1940) đặc biệt hội nghị
TW 8 (5.1941) .
Nhận thức của Đảng ta về đường lối CMVN thời kỳ này đã nêu cao ngọn cờ giải
phóng dân tộc lên hàng đầu vấn đề điền địa tạm gác lại, điều đó đã dẫn đến CM
tháng Tám thành công.

1: Đất nước sau CM tháng 8/ 1945 ? chủ trương, biện pháp của Đảng nhằm
giữ vững chính quyền CM (tháng 9-1945 – tháng 12- 1946).
2: Căn cứ để Đảng phát động toàn quốc kháng chiến? nội dung đường lối
kháng chiến do Đảng phát động?
3: Sự chỉ đạo của Đảng trong sự giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ
chống Đế quốc và chống phong kiến trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

4: Quá trình hình thành đường lối CM Việt Nam? Nội dung đường lối CMVN
được thông qua tại Đại hội III ?


5: Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm của Đảng
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ?
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1: Sinh viên làm rõ:
+ Hoàn cảnh lịch sau CM tháng 8 -1945
Thuận lợi: Quốc tế, trong nước
Khó khăn: Quốc tế, trong nước + Chủ trương của Đảng:
*Trình bày toàn bộ bảng chỉ thị “kháng chiến- kiến quốc” ngày 25 tháng 11 năm
1945 của Ban thường vụ TW Đảng.
+Ý nghĩa bảng chỉ thị này

Câu 2: Sinh viên làm rõ:
+ Căn cứ để Đảng phát động toàn Quốc kháng chiến:
- Khả năng duy trì hòa hoãn đã hết, buộc chúng ta trong tình thế phải đánh.
Chứng minh ?
- Trong tình thế ta có thể đánh được. Chứng minh ?
+ Nội dung đường lối:
- Làm rõ đường lối kháng chiến thể hiện qua những văn kiện nào?
- Nội dung đường lối:
* Xác định đối tượng của cuộc kháng chiến
* Xác định mục đích của cuộc kháng chiến
* Xác định tính chất của cuộc kháng chiến
* Nhiệm vụ, cấp bách trước của cuộc kháng chiến
* Phương châm tiến hành của cuộc kháng chiến (có phân tích ngắn gọn)



- Đến tháng 2.1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng tiếp tục hoàn
chỉnh đường lối kháng chiến với nội dung:
* Xác định tính chất của XHVN
* Xác định mâu thuẫn chủ yếu cảu XHVN
Từ đó Đại hội xác định:
* Nhiệm vụ của CM
* động lực của CM
* Đặc điểm của CM
* Triển vọng của CM
* Con đường đi lên CNXH
* Giai cấp lãnh đạo và mục tiêu của Đảng
* Quan hệ Quốc Tế Xác định đối tượng của cuộc kháng chiến
Câu 3: Làm rõ những vấn đề chiến lược của CMVN trong việc giải quyết mối
quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp (vấn đề phản đế và điền địa)
- Trong quá trình kháng chiến Đảng đã khéo léo kết hợp nhiệm vụ chống đế quốc
và chống phong kiến để đưa kháng chiến đến thắng lợi:
Một mặt tập trung toàn lực của dân tộc để thực hiện nhiệm vụ chống Đế quốc,
Đảng từng bước thực hiện cải cách dân chủ về kinh tế, đem lại quyền lợi ruộng đất
cho nông dân
* Đảng chủ trương tịch thu ruộng đất của Đế quốc, Việt gian, địạ chủ vắng mặt
chia cho nông dân.
* Dùng phương pháp cải cách dần dần, thu hẹp phạm vi bóc lột của giai cấp địa
chủ phong kiến bản sứ (chứng minh)
* 1949 thực hiện hoãn nợ, xóa nợ 50
* Tháng 4. 1953, thông qua luật cải cách ruộng đất.


* 1953 triệt để giảm tô, giảm tức
* Tháng 12. 1953 thực hiện bước đầu cải cách ruộng đất ở những vùng tự do
Câu 4: Sinh viên làm rõ:

- Quá trình hình thành đường lối CMVN thông qua các nghị quyết Bộ chính trị,
Nghị quyết TW từ sau hiệp định Giơ neo vơ đến trước tháng 9. 1960
- Nội dung đường lối CMVN được thông qua tại Đại hội III (9.1960)
- Đại hội xác định thời kỳ trọng tâm của CMVN trong giai đoạn mới:
- Đại hội làm rõ mối quan hệ hữu cơ giữa 2 nhiệm vụ chiến lược của CMVN. (cần
nêu rõ vai trò, vị trí của từng nhiệm vụ chiến lược CM)
- Đại hội nêu rõ nội dung của từng nhiệm vụ chiến lược + Nhiệm vụ chiến lược
CMXHCN ở miền Bắc
+ Nhiệm vụ chiến lược CMDT-DCDN ở miền Nam ?
- Ý nghĩa của đường lối:
+ Đường lối thể hiện tư tưởng chiến lược của Đảng, giương cao ngọn cờ độc lập
dân tộc và XHCN…
+ Đường lối CMVN đã thể hiện tinh thần độc lập tự chủ của Đảng ta trong việc
giải quyết những vấn đề không có tiền lệ trong lịch sử.
+ Đường lối này là cơ sở để Đảng chỉ đạo quân dân ta giành thắng lợi.
Câu 5: Ý nghĩa lịch sử:
Đối với nước ta:
+ Đã quét sạch quân xâm luợc ra khỏi nước ta, kết thúc cuộc chiến tranh kéo dài
1/3 thế kỷ (1945-1975), đưa lại hòa bình thống nhất độc lập cho dân tộc, kết thúc
cuộc CM dân tộc – DCND trên vi cả nước, mở ra 1 thời kỳ mới cả nước đi lên
CNXH. Đây là 1 trong những thắng lợi vĩ đại nhất, hiển hách nhất trong lịch sử
mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.


+ Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã tăng thêm sức mạnh vật
chất, tinh thần thế và lực cho CM và dân tộc VN, để lại niềm tự hào sâu sắc và
những kinh nghiệm quý cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước giai đọan sau.
Đối với CM thế giới:
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã đánh bại 1 cuộc chiến
tranh tàn bạo,ác liệt, có quy mô lớn nhất, dài ngày nhất của CN Đế quốc từ sau

chiến tranh thế giới thứ II. làm phá sản liên tiếp nhiều học thuyết và thủ đoạn chiến
tranh xâm lược của Đế quốc Mỹ, phá vỡ 1 mắt xích quan trọng trong hệ thống
thuộc địa của CN Đế quốc ở đông Nam Á. góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn
cầu phản CM của Mỹ. mở ra sự sụp đỗ không tránh khỏi của CN thực dân
mới.Góp phần thúc đẩy phong trào độc lập dân tộc, dân chủ và hòa bình thế giới. Đây là 1 thắng lợi đi vào lịch sử thế giới như 1 chiến công hiển hách, vĩ đại nhất
của thế kỷ XX. Một sự kiện có tầm quan trọng Quốc tế to lớn và có tính thời đại
sâu sắc.
b: Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm:
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Cuộc kháng chiến của ta vì chính nghĩa và có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng
CSVN, người đại biểu trung thành cho lợi ích sống còn của dân tộc.
- Quân dân cả nước với tinh thần yêu nước, bất khuất, chịu đựng mọi hy sinh gian
khổ, chiến đấu cho độc lập, tự do của tổ Quốc, đặc biệt là sự đấu tranh quyết liệt
một mất một còn của đồng bào Nam Bộ.
- Công cuộc XDCNXH ở miền Bắc giành nhiều thắng lợi làm cho miền Bắc giữ
vững vai trò căn cứ địa của cả nước, hậu phương lớn đối với CM miền Nam. Đồng
thời đánh bại 2 cuộc chiến tranh phá họai bằng không quân và hải quân của Đế
quốc Mỹ bảo vệ hậu phương lớn của tuyền tuyến lớn.
- Sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước VN – Lào – Camphuchia, và sự giúp
đỡ ủng hộ của các nước XHCN anh em và nhân dân tiến bộ thế giới. Bài học kinh
nghiệm:


1: Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, kết hợp chắc chẽ 2 chiến lược
CM, hướng vào mục tiêu chung là hoàn thành CMDT- DCND trong cả nước, hoàn
thành thống nhất tổ Quốc.
2: Hết sức coi trọng lực lượng CM ở miền Nam, đồng thời ra sức tổ chức, XD lực
lượng chiến đấu trong cả nước. Biết dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ
mọi sự ủng hộ, giúp đỡ của Quốc tế.
3: Phương pháp đấu tranh CM đúng đắn, sáng tạo, mắn vững phương châm chiến

lược đánh lâu dài, đồng thời biết tạo ra thời cơ và nắm vững thời cơ mở những
cuộc tiến công chiến lược làm thay đổi cục chiến lược chiến tranh, tiến lên thực
hiện tiến công và nổi dậy đồng loạt, giành thắng lợi hoàn toàn. Đó là chiến lược
tổng hợp và nghệ thuật quân sự của chiến tranh CM, chiến tranh nhân dân VN
4: Sự chỉ đạo và tổ chức chiến đấu tài giỏi của các cấp bộ Đảng và các cấp chỉ huy
quân đội.
5: Coi trọng công tác xây dựng Đảng, XD lực lượng CM ở cả hậu phương và tiền
tuyến, thực hiện liên minh 3 nước đông dương và tranh thủ tối đa sự đồng tình ủng
hộ ngày càng to lớn của các nước XHCN, của nhân dân và chính phủ các nước hòa
bình và công lý trên thế giới.

Chương IV
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA
I .Công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới.
1. Chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa.
a. Mục tiêu và phương hướng của công nghiệp hóa XHCN.
- Giai đoạn 1960 – 1975: Đại hội III xác định: Mục tiêu xây dựng nền kinh tế
XHCN cân đối, hiện đại, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH.
Về cơ cấu kinh tế đảng ta xác định kết hợp cả công nghiệp và nông nghiệp, lấy
công nghiệp nặng làm nền tảng.


Về phương hướng: (Hội nghị TW 7 – Khóa III) ưu tiên phát triển công nghiệp nặng
một cách hợp lý, trên cơ sở phát triển công nghiệp nhẹ và nông nghiệp. Ra sức phát
triển công nghiệp trung ương, đồng thời phát triển công nghiệp địa phương.
- Từ 1975 – 1985: ĐH IV xác định như nội dung của miền Bắc trước đây, nhưng
trên cơ sở nhận thức ở trình độ cao hơn và đầy đủ hơn.
+ Nhấn mạnh từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN.
+ Khẳng định mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp nặng với CN nhẹ và nông
nghiệp.

ĐH V: nêu lên khái niệm chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ, nhiệm vụ của
công nghiệp hóa là: lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, thực hiện ba chương
trình kinh tế lớn: SX hàng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất
khẩu. Việc phát triển công nghiệp nặng trong giai đoạn nầy cần làm có mức độ,
vừa sức, thiết thực hiệu quả phục vụ cho nông nghiệp và CN nhẹ.
b. Đặc điểm CNH thời kỳ trước đổi mới.
CNH hóa giai đoạn nầy được tiến hành theo kiểu cũ, với các đặc trưng chủ yếu sau
đây:
- CNH theo mô hình kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về phát triển công nghiệp
nặng.
- Chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên đất đai và nguồn viện trợ từ các
nước XHCN, chủ lực thực hiện CNH là nhà nước, việc thực hiện phân bổ các
nguồn lực CNH chủ yế bằng cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu bao cấp, phi
thị trường.
- Nóng vội, giản đơn, duy ý chí, muốn làm nhanh, làm lớn, không quan tâm đến
hiệu quả kinh tế xã hội.
2. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế nguyên nhân. a. Kết quả thực hiện, chủ trương và ý
nghĩa.
- Xây dựng được những cơ sở công nghiệp bước đầu có ý nghĩa quan trọng để phát
triển nhanh hơn giai đoạn tiếp theo. Ví dụ: so với năm 1955, số xí nghiệp tăng lên


16,5, lần. Nhiều khu công nghiệp lớn đã hình thành: thủy điện hòa Bình, Gang thép
Thái Nguyên, cơ khí Gia Lâm v.v….
- Đào tạo được một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề xấp
xỉ 43 vạn người, gấp 19 lần so với 1960.
b. Hạn chế và nguyên nhân.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật còn sơ sài, trình độ lạc hậu, đất nước không những nghèo
nàn mà còn rơi vào trình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội.
- Nguyên nhân.

+ Khách quan:
VN làm CNH từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu và trong điều kiện chiến tranh
kéo dài, không tập trung sức người, sức của cho CNH.
+ Chủ quan: do sai lầm nghiêm trọng trong việc xác định mục tiêu, bước đi, bố trí
cơ cấu đầu tư, cơ cấu sản xuất, chủ quan duy ý chí, giáo điều trong nhận thức.
II. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn đổi mới.
1. Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa.
a. Đại hội VI: Phê phán sai lầm trong nhận thức và chủ trương CNH hóa thời kỳ
trước đây, nhất là giai đoạn 1975-1985.
- Sai lầm trong việc xác định mục đích, bước đi về XDCSVCKT, cải tạo XHCN và
quản lý kinh tế…Do tư tưởng chủ quan, nóng vội muốn bỏ qua những bước đi cần
thiết nên chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh CNH khi chưa có đủ các điều kiện cần
thiết, mặt khác chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.
- Sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế thiên về công nghiệp nặng.
- Chưa xem nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, công nghiệp nặng không kịp thời
phục vụ công nghiệp nhẹ và nông nghiệp.
b. Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa từ đại hội VI đến đại hội X:


- ĐH VI: Cụ thể hóa nội dung CNH trong những năm còn lại của chặng đường
đầu tiên là: thực hiện cho bằng được 3 chương trình, mục tiêu: lương thực, thực
phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
- Hội nghị TW7 ( khóa VII) ( tháng 1/1994) đã đã ra khái niệm mới về CNH:
“CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, tòan diện…………”
- ĐH VIII: ( tháng 6/1996), tiếp tục khẳng định những quan điểm của Hội nghị
TW7 ( khóa 7), đồng thời nhận định nước ta đã ra khỏi khủng hỏang kinh tế- xã
hội và chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Đồng thời nêu lên 6 quan điểm
CNH, nay vẫn còn giá trị.
- Đại hội IX ( tháng 4/2001) và Đại hội X ( tháng 4/2006) tiếp tục bổ sung và nhấn
mạnh một số điểm mới:

+ CNH ở nước ta có thể và cần phải rút ngắn thời gian so với các nước đi trước
( muốn vậy phải vừa có bước đi tuần tự, vừa có bước tiến nhảy vọt).
+ Phát triển nhanh và có hiệu quả các sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và
xuất khẩu.
+ Đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
2. Mục tiêu, quan điểm CNH, HĐH:
a. Về mục tiêu: “ Xây dựng nước ta thành nước công nghiệp, có CSVCKT hiện
đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, QHSX tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của
LLSX, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân
giàu nước mạnh, XH công bằng dân chủ và văn minh.
b. Quan điểm CNH, HĐH ở nước ta:
Một là, CNH gắn với HĐH và CNH, HĐH gắn với nền kinh tế tri thức.
Hai là, CNH, HĐH gắn với sự phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và
hội nhập kinh tế quốc tế.
Ba là, lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản để phát triển nhanh
và bền vững. ( trong 5 nhân tố phát triển, con người là quan trọng).
Bốn là, Khoa học công nghệ là nền tảng, động lực của CNH, HĐH.


Năm là, phát triển nhanh, bền vững hiệu quả, tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc
thực hiện tiến bộ và công bằng XH, bảo vệ môi trường thiên nhiên và bảo vệ sự đa
dạng sinh học.
Sáu là, CNH, HĐH gắn với việc bảo vệ quốc phòng, an ninh.
3. Nội dung CNH, HĐH gắn với sự phát triển kinh tế tri thức.
a. Nội dung.
ĐH X chỉ rõ: “ Chúng ta phải tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra
và tiềm năng, lợi thế của nước ta đế rút ngắn quá trình CNH, HĐH theo định
hướng XHCN gắn với sự phát triển kinh tế trị thức. Phải coi kinh tế tri thức là yếu
tố quan trọng của nền kinh tế và CNH, HĐH”.
b. Định hướng.

- Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, giải quyết đồng bộ vấn đề nông
nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Phát triển nhanh hơn công nghiệp- xây dựng và dịch vụ.
- Phát triển kinh tế vùng.
- Phát triển kinh tế biển.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ.
- Bảo vệ và sừ dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên.
4. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế, nguyên nhân.
a. Kết quả thực hiện đường lối và ý nghĩa.
Một là, CSVCKT của đất nước được tăng cường đáng kể, khả năng độc lập, tự chủ
của nề kinh tế được nâng cao.
Hai là, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH đã đạt được nhiều
thành tựu quan trọng.
Ba là, góp phần quan trọng đưa nền kinh tế nước ta tăng trưởng cao liên tục nhiều
năm.


b. Hạn chế và nguyên nhân.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp so với khả năng và thấp hơn nhiều các nước
trong khu vực thời kỳ đầu CNH.
- Các nguồn lực của đất nước chưa được sử dụng có hiệu quả cao.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm.
- Các vùng kinh tế trọng điểm chưa phát huy được lợi thế để đi nhanh vào cơ cấu
công-nông gnhiệp-dịch vụ hiện đại.
- Cơ cấu các thành phần kinh tế chưa xứng với tiềm năng.
- Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý.
* Nguyên nhân:
- Nhiều chủ trương, chính sách chưa đủ mạnh để huy động và sử dụng tốt nhất các
nguồn lực ( cả nội và ngọai lực) vào phát triể kinh tế- xã hội.
- Cải cách hành chính còn chậm và kém hiệu quả, công tác tổ chức cán bộ chậm

đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu.
- Chỉ đạo, tổ chức và thực hiện yếu kém v.v… Ngoài các nguyên nhân chung nói
trên, còn có các nguyên nhân cụ thể như: công tác quy hoạch chất lượng kém,
nhiều bất hợp lý dẫn đến quy hoạch “treo” khá phổ biến, gây lãng phí nghiêm
trọng, cơ cấu đầu tư kém hiệu quả, công tác quản lý yếu kém v.v…

Tóm lược. 1. Công nghiệp hóa là chủ trương xuyên suốt của Đảng và nhà nước
ta trong quá trình đi lên xây dựng CNXH, nhằm tạo ra những tiềđề vật chất để đưa
nước ta phát triển trình độ cao hơn, hội nhập vào sự phân công lao động và hợp
tác quốc tế.
2. Đường lối công nghiệp hóa nước ta trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập
trung, gắn liền với công cuộc “kháng chiến kiến quốc”, lại bị ảnh hưởng của cơ
chế cũ không tránh khỏi những thiếu sót nghiêm trọng ảnh hưởng, tác động xấu
đến quá trình phát triển kinh tế của nước ta.


3. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, trên cơ sở đánh giá đúng sự thật đã chỉ ra
những khuyết điểm, hạn chế của đường lối CNH thời kỳ trước đổi mới, đồng thời
đề ra những mục tiêu quan, điểm chỉ đạo đúng đắn đẩy nhanh quá trình CNH,
HĐH của nước ta. Nhờ đường lối đúng đắn đó, kinh tế nước ta trong những năm
qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, Đảng ta cũng nhận thấy
được những hạn chế, bất cập của đường lối, cũng như nguyên nhân của đường lối
CNH trong quá trình đổi mới, từ đó có những chính sách, biện pháp kịp thời để
tiếp tục phát triển kinh tế nước ta



×