Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Người trần thuật trong nhật ký văn học ở việt nam giai đoạn 1945 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.11 KB, 66 trang )

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo
Th.S Hoàng Thị Duyên - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, động
viên và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Ban Giám hiệu trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô trong khoa Ngữ Văn và đặc biệt là
các thầy cô trong tổ Lí luận văn học đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận.
Khóa luận được hoàn thành song không tránh khỏi những hạn chế, thiếu
sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía các thầy cô và
các bạn sinh viên để đề tài nghiên cứu của chúng tôi tiếp tục được hoàn thiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2014
Người thực hiện

Nguyễn Thị Hồng


LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo ThS. Hoàng Thị Duyên. Tôi xin cam đoan rằng :
- Khóa luận này là kết quả tìm tòi, nghiên cứu của tôi.
- Những tư liệu được trích dẫn là trung thực.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Thị Hồng



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.Lí do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................. 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 4
6. Đóng góp của khóa luận.......................................................................... 4
7. Bố cục của khóa luận .............................................................................. 4
NỘI DUNG .................................................................................................... 5
Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƯỜI TRẦN THUẬT TRONG
VĂN HỌC VÀ NGƯỜI TRẦN THUẬT TRONG NHẬT KÝ....................... 5
1.1. Khái quát chung về người trần thuật trong văn học .............................. 5
1.1.1. Khái niệm trần thuật ...................................................................... 5
1.1.2. Khái niệm người trần thuật ............................................................ 5
1.1.3. Các kiểu người trần thuật .............................................................. 8
1.1.4. Mối quan hệ giữa người trần thuật và tác giả .............................. 11
1.2. Vài nét về người trần thuật trong thể loại nhật ký ............................... 12
1.2.1. Thể loại nhật ký ........................................................................... 12
1.2.2. Người trần thuật trong thể loại nhật ký ........................................ 17
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI TRẦN THUẬT TRONG NHẬT KÝ
VĂN HỌC Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 ................................... 20
2.1. Sự độc đáo từ ngôi trần thuật.............................................................. 20
2.2. Điểm nhìn của người trần thuật .......................................................... 26
2.2.1. Sự chi phối của điểm nhìn bên trong ............................................ 26
2.2.2. Sự kết hợp nhuần nhuyễn điểm nhìn không gian, thời gian .......... 30
2.2.3. Điểm nhìn đánh giá tư tưởng cảm xúc ......................................... 33



2.3. Giọng điệu người trần thuật................................................................ 36
2.3.1. Giọng trữ tình sâu lắng ................................................................ 36
2.3.2. Giọng triết lí, suy luận ................................................................. 42
2.3.3. Giọng đanh thép hào hùng ........................................................... 45
2.3.4. Giọng lạc quan tin tưởng ............................................................. 47
2.4. Ngôn ngữ người trần thuật ................................................................. 49
2.4.1. Ngôn ngữ trữ tình sâu lắng .......................................................... 50
2.4.2. Ngôn ngữ đanh thép hào hùng ..................................................... 54
KẾT LUẬN .................................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
1.1. Người trần thuật là một thuật ngữ trung tâm của trần thuật học.
Trước đây khái niệm này hầu như bị bỏ qua, người trần thuật trong văn bản
biến mất gần như vô hình hoặc bị đồng nhất với tác giả. Những năm gần đây,
sự ý thức về chủ thể của văn học cùng với việc mở rộng tiếp thu các thành tựu
lý luận trên thế giới đã có những tác động mạnh mẽ đến ý thức của những
người nghiên cứu văn học. Các nhà nghiên cứu hướng tới phân biệt tác giả và
người trần thuật. Vì vậy, người trần thuật trở thành vấn đề được nhiều người
quan tâm.
Đối với tác phẩm tự sự, người trần thuật là một nhân tố vô cùng quan
trọng, có ảnh hưởng lớn tới việc tổ chức cấu trúc trần thuật của tác phẩm. Mỗi
câu chuyện được kể ra đều có người trần thuật, người trần thuật là nhân vật do
tác giả sáng tạo ra có nhiệm vụ tổ chức, dẫn dắt người đọc tiếp cận văn bản.
Việc xây dựng hình tượng người trần thuật trong tác phẩm là biểu hiện sự
sáng tạo của mỗi tác giả. Lựa chọn cách kể này hay khác sẽ góp phần khẳng
định tên tuổi của tác giả và sức sống của tác phẩm.
1.2. Xuất hiện trong dòng văn học viết về đề tài chiến tranh, thể loại nhật

ký được biết đến như một điển hình về sự mới mẻ. Ngay sau khi ra mắt, hai
cuốn nhật ký: Nhật ký Đặng Thùy Trâm và Mãi mãi tuổi hai mươi để lại nhiều
ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc và tiếp sau đó là Nhật ký chiến tranh…tới
lúc này nhật ký đã thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu. Những cuốn nhật
ký kể trên đã tạo nên những chấn động trong lòng độc giả, gây xúc động mạnh
mẽ và tạo ra một hiệu ứng xã hội rộng lớn. Chính vì thế thể loại văn học này
đòi hỏi cần có sự quan tâm, nghiên cứu một cách nghiêm túc và toàn diện.
1.3. Văn chương Việt Nam đã mang một diện mạo mới kể từ khi có sự ra
đời và góp mặt của thể loại nhật ký. Với những đặc điểm riêng về thể loại,
nhật ký đã thực sự trở thành một bộ phận không thể thiếu trong văn học Việt
1


Nam. Tuy nhiên cho tới nay có rất ít công trình nghiên cứu cụ thể về nhật ký,
vì lẽ đó chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Người trần thuật trong nhật ký
văn học ở Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975”, với mong muốn khóa luận giúp
bạn đọc thấy được những đặc sắc nghệ thuật của thể loại nhật ký đối với văn
học Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Người trần thuật là một trong những vấn đề được giới nghiên cứu
văn học quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay có khá nhiều công trình nghiên cứu
người trần thuật trong tác phẩm tự sự nhưng chưa có một công trình cụ thể
nào nghiên cứu về người trần thuật trong nhật ký. Bởi vì, với đặc trưng thể
loại nhật ký là những ghi chép mang tính chất riêng tư vì thế có thể nói trước
năm 1986 sự xuất hiện của chúng không nhiều và cũng chưa thu hút được sự
quan tâm của độc giả cùng giới nghiên cứu.
2.2. Từ sau năm 1986, đặc biệt là năm 2005 khi có sự xuất hiện của Nhật
ký Đặng Thùy Trâm đã tạo nên một cơn sốt, tiếp theo đó là Mãi mãi tuổi hai
mươi, Nhật ký chiến tranh… đã gây được ấn tượng mạnh mẽ tới bạn đọc cũng
như sự quan tâm của giới nghiên cứu. Hàng loạt những bài viết, giới thiệu…

xuất hiện dày đặc trên các phương tiện truyền thông.
Có rất nhiều bài báo giới thiệu về nhật ký: Qua Mãi mãi tuổi hai mươi
và Nhật Ký Đặng Thùy Trâm nghĩ về văn hóa đọc, Đọc Nhật ký chiến tranh:
Một tác phẩm văn học kì lạ, Có thêm một nhật ký chiến tranh chân thật, Chu
Cẩm Phong xứng đáng là 1 anh hùng, Ngọn lửa Thùy Trâm…Thông qua
những bài viết trên, chúng ta có một cái nhìn chân thực hơn về cuộc chiến vĩ
đại mà thế hệ cha anh đã đi qua, những khó khăn gian khổ và sự hy sinh vì lý
tưởng tuổi trẻ của họ. Tất cả những bài viết đó đã giới thiệu sơ lược về thể
loại nhật ký tới bạn đọc.
Hiện nay có rất ít bài nghiên cứu về nhật ký mang tính chuyên sâu:
Nguồn tư liệu đáng quý qua nhật ký chiến tranh của Tôn Phương Lan đã ít
2


nhiều mang tới cho độc giả một cái nhìn chân thực nhất về hiện thực chiến
tranh và sự tàn khốc của nó. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này vẫn chưa
đi sâu vào đặc điểm nghệ thuật khu biệt của thể loại.
Có thể nói, nghiên cứu về nhật ký bước đầu chỉ là giới thiệu sách chứ
chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu vào đặc sắc nghệ thuật của thể
loại văn học đặc biệt này. Vì thế đề tài khóa luận này của chúng tôi muốn
hướng tới việc tìm hiểu đặc trưng cơ bản của thể loại nhật ký cụ thể là yếu tố
người trần thuật để làm rõ những nét đặc sắc nghệ thuật của những tác phẩm
nhật ký.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận hướng tới mục đích tìm ra các đặc điểm độc đáo của hình tượng
người trần thuật trong nhật ký văn học ở Việt Nam giai đoạn 1945-1975.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.2.1. Xác lập khái niệm về trần thuật, người trần thuật, các hình thức
người trần thuật và mối quan hệ giữa người trần thuật với tác giả.

3.2.2. Nghiên cứu vấn đề người trần thuật trong nhật ký văn học ở Việt
Nam giai đoạn 1945-1975 qua một số nhật kí tiêu biểu: Nhật ký Đặng Thùy
Trâm (Đặng Thùy Trâm), Mãi mãi tuổi hai mươi (Nguyễn Văn Thạc), Nhật ký
chiến tranh (Chu Cẩm Phong).
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong khóa luận, chúng tôi sẽ tiến hành tìm hiểu về đặc điểm người trần
thuật trong nhật ký văn học 1945-1975 trên các bình diên cơ bản như: ngôi
kể, điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu .
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Với khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp và khả năng làm chủ tư liệu có

3


hạn chúng tôi không có tham vọng đi tìm hiểu người trần thuật trong tất cả
các tác phẩm nhật ký văn học 1945-1975 ở Việt Nam mà chỉ giới hạn phạm vi
nghiên cứu vào ba tác phẩm :
- Nhật ký Đặng Thùy Trâm (Đặng Thùy Trâm)
- Mãi mãi tuổi hai mươi (Nguyễn Văn Thạc)
- Nhật ký chiến tranh (Chu Cẩm Phong).
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
6. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận nhằm :
- Tổng kết những kiến thức khái quát về người trần thuật.
- Phân tích đặc điểm của người trần thuật trong một số nhật ký tiêu

biểu văn học giai đoạn 1945 -1975.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của khóa
luận gồm 2 chương. Cụ thể là :
Chương 1: Khái quát chung về người trần thuật trong văn học và đôi
nét về người trần thuật trong nhật ký.
Chương 2: Đặc điểm của người trần thuật trong nhật ký văn học ở Việt
Nam giai đoạn 1945-1975.

4


NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƯỜI TRẦN THUẬT TRONG VĂN HỌC
VÀ NGƯỜI TRẦN THUẬT TRONG NHẬT KÝ

1.1. Khái quát chung về người trần thuật trong văn học
1.1.1. Khái niệm trần thuật
Các tác giả trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đã thống nhất quan
niệm: “Trần thuật là phương diện cấu trúc của tác phẩm tự sự, thể hiện mối
quan hệ chủ thể - khách thể trong loại hình nghệ thuật này. Nó đánh dấu sự
đổi thay điểm chú ý của ý thức văn học từ hệ thống sự kiện thắt nút, mở nút
sang chủ thể thẩm mỹ của tác phẩm tự sự” [6, 248].
Cùng với những quan niệm đó, các tác giả trong cuốn Lý luận văn học
xác định cụ thể: “Trần thuật là sự trình bày liên tục bằng lời văn các chi tiết,
sự kiện, tình tiết, quan hệ, biến đổi về xung đột và nhân vật một cách cụ thể,
hấp dẫn, theo một cách nhìn, cách cảm thụ nhất định. Trần thuật là sự thể hiện
của hình tượng văn học, truyền đạt nó tới người thưởng thức. Bố cục của trần
thuật là sắp xếp, tổ chức sự tương ứng giữa các phương diện khác nhau của

hình tượng với các thành phần khác nhau của văn bản” [9, 307].
Từ những quan điểm đó, ta có thể hiểu: Trần thuật là giới thiệu, khái
quát, thuyết minh, miêu tả nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự việc theo cái nhìn
nhất định. Nghệ thuật trần thuật là phương diện cơ bản của phương thức tự sự,
nó có tác dụng soi sáng nội dung tư tưởng của tác phẩm và thể hiện sự sáng
tạo độc đáo của nhà văn.
1.1.2. Khái niệm người trần thuật
Văn học vốn là thực thể tinh thần tái hiện cuộc sống bằng nghệ thuật ngôn
từ. Hiện thực cuộc sống có thể được tái hiện qua những cảm xúc tâm trạng, ý

5


nghĩ của con người một cách trực tiếp bằng những lời lẽ, bộc bạch tâm tình
trong tác phẩm trữ tình. Cũng là phản ánh hiện thực đời sống nhưng tác phẩm
tự sự phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó. Hiện thực được phản
ánh sẽ do một người nào đó kể lại. Người kể lại đó được gọi với nhiều tên gọi
khác nhau như: người kể chuyện, người trần thuật, người thuật chuyện… Dù
được gọi bằng cách nào thì cũng chỉ chung một chủ thể của người kể chuyện,
người đứng ra kể trong tác phẩm văn học, là người kể lại, dẫn lại, trần thuật lại
câu chuyện…Trong khóa luận, người viết chọn cách gọi “người trần thuật”.
Người trần thuật là một yếu tố không thể thiếu trong loại hình tự sự.
Trong quá trình tiếp nhận tác phẩm tự sự, ta giao tiếp với người trần thuật
thông qua những điều người trần thuật trình bày. Vì vậy, trong tác phẩm tự
sự, người trần thuật có ý nghĩa quan trọng. Người trần thuật có mặt ở mọi lúc,
mọi nơi trong câu chuyện, có thể xuất hiện ở nhiều góc độ khác nhau trong
tác phẩm để kể lại diễn biến câu chuyện, phản ánh hành động, việc làm, tâm
trạng của nhân vật. Người trần thuật xuất hiện với nhiều dạng khác nhau. Có
khi xuất hiện theo chiều hướng ngoại tức là đứng bên ngoài câu chuyện để
thuật lại câu chuyện cũng có khi người trần thuật xuất hiện theo chiều hướng

nội tức là thâm nhập vào nội tâm nhân vật. Dù xuất hiện dưới dạng nào thì
cũng luôn in đậm dấu ấn cá nhân của tác giả, thể hiện tài năng nghệ thuật,
phong cách của tác giả và cũng là cầu nối để người đọc tiếp nhận tác phẩm.
Có rất nhiều định nghĩa về người trần thuật chúng tôi xin dẫn ra một số
khái niệm của một số tác giả tiêu biểu:
Theo G.N. Pospelov trong Dẫn luận nghiên cứu văn học thì người trần
thuật là “người môi giới giữa các hiện tượng được miêu tả và người nghe, là
người chứng kiến và cắt nghĩa các sự việc xảy ra” [5, 196].
W.Kayser lại cho rằng người trần thuật là một khái niệm mang tính chất
cực kì hình thức: “Đó là một hình hài được sáng tạo ra, thuộc về toàn bộ

6


chỉnh thể tác phẩm văn học. Ở nghệ thuật kể, không bao giờ người trần thuật
là vị tác giả đã hay chưa nổi danh, nhưng là cái vai mà tác giả bịa ra và chấp
nhận” [5, 196].
Từ việc kế thừa, tổng hợp những định nghĩa của những nhà lí luận văn
học phương Tây đi trước, tác giả Nguyễn Thị Hải Phương trong bài “Người
kể chuyện - nhân vật mang tính chức năng trong tác phẩm tự sự” đã đưa ra
khái niệm người trần thuật thông qua sự phân biệt nó với người kể chuyện
thực tế trong đời sống, với nhân vật và tác giả. Tác giả bài viết cho rằng người
trần thuật là một công cụ do nhà văn hư cấu nên để kể chuyện. Người trần
thuật là sản phẩm của quá trình hư cấu của nhà văn, nó khác với người trần
thuật thực tế trong đời sống.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, người trần thuật là “hình tượng ước lệ
về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện
được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Đó có thể là hình tượng của
chính tác giả…, có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra…, có
thể là một người biết một câu chuyện nào đó. Một tác phẩm có thể có nhiều

người kể chuyện. Hình tượng người kể chuyện đem lại cho tác phẩm một cái
nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lí, nghề nghiệp hay lập trường xã
hội cho cái nhìn tác giả, làm cho sự trình bày, tái tạo con người và đời sống
trong tác phẩm thêm phong phú, nhiều phối cảnh” [6, 221]. Như vậy, khi tiếp
cận về vấn đề người trần thuật, chúng tôi cho rằng người trần thuật chính là
chủ thể của những lời kể về câu chuyện nào đó trong tác phẩm văn học. Chủ
thể đó là một nhân vật đặc biệt do nhà văn sáng tạo ra để dẫn dắt, gợi mở hay
sắp đặt câu chuyện được kể, là người kể lại câu chuyện trong tác phẩm bằng
một chỗ đứng, một điểm nhìn phù hợp với ý đồ sáng tạo của nhà văn. Đó là
“kẻ được sáng tạo ra để mang lời kể”.
Qua những khái niệm trên, chúng ta có thể khái quát những đặc điểm cơ

7


bản sau về người trần thuật trong tác phẩm:
- Người trần thuật chính là người do nhà văn sáng tạo ra để thực hiện
hành vi kể, xây dựng tác phẩm nghệ thuật thể hiện tư tưởng, quan điểm, thái
độ của mình về thế giới và con người.
- Người trần thuật giữ vai trò trung giới giữa tác giả, tác phẩm và
người đọc.
1.1.3. Các kiểu người trần thuật
Người trần thuật có vai trò vô cùng quan trọng trong một tác phẩm tự sự.
Việc xây dựng người trần thuật cũng có nhiều hình thức khác nhau, từ đó tạo
nên các kiểu người trần thuật tương ứng. Người trần thuật ngôi thứ nhất, ngôi
thứ hai, ngôi thứ ba.
1.1.1.1. Người trần thuật từ ngôi thứ nhất
Hình thức người trần thuật ngôi thứ nhất xuất hiện muộn (ở Châu Âu từ
đầu thế kỉ XX). Đây là hình thức người kể là một nhân vật trong truyện, xưng
“tôi” chứng kiến các sự kiện đứng ra kể lại. Trường hợp kể chuyện ngôi thứ

nhất xưng “chúng tôi” (số nhiều) có xuất hiện nhưng rất ít. Ví dụ như các tác
phẩm: Hai mươi sáu người đàn ông và một cô gái (Gorki), Hoa hồng cho
Emily (W.Faulkner)…
Người trần thuật ngôi thứ nhất là lời của nhân vật trong tác phẩm nên có
tên tuổi, tính cách, số phận cụ thể. Người trần thuật theo ngôi thứ nhất có điều
kiện tham dự cuộc đàm thoại, đánh giá trực tiếp về các sự kiện và các nhân
vật, có tiếng nói riêng của mình.
M.Bakhtin từng khẳng định: “Trần thuật từ ngôi thứ nhất là tương tự với
sự trần thuật của người kể chuyện. Đôi khi, hình thức này do dụng ý dựa trên
lời kể của kẻ khác quy định, đôi khi như lối kể của Tuôcghênhiep, nó có thể
tiếp cận và cuối cùng là hòa nhập với lời trực tiếp của tác giả, tức là hoạt động
với lời một giọng của ngôi thứ hai” [16, 380].
Hình thức người trần thuật theo ngôi thứ nhất có số lượng lớn. Có thể kể

8


tới một số truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp: Tướng về hưu, Chảy đi sông
ơi, Những người thợ xẻ…, Nguyễn Công Hoan với: Tôi chủ báo, nó chủ báo,
Nhân tài…, Nguyễn Minh Châu với: Mảnh trăng cuối rừng, Bức tranh, Người
đàn bà trên chuyến tàu tốc hành… Đặc biệt với thể loại nhật ký hình thức trần
thuật theo ngôi thứ nhất là chủ yếu, một số nhật kí tiêu biểu như Nhật ký
Đặng Thùy Trâm, Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi, Nhật ký chiến tranh - Chu
Cẩm Phong, Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng…
Người trần thuật theo ngôi thứ nhất có những ưu điểm và giới hạn nhất
định. Kể chuyện theo ngôi thứ nhất là hình thức mà nhân vật trong tác phẩm
tham gia vào hầu hết các tình tiết, sự kiện trong tác phẩm nên câu chuyện trở
nên đáng tin cậy hơn. Không chỉ thế, vì là một nhân vật trong truyện đứng ra
kể nên câu chuyện được kể mang tính chủ quan và thông tin được kể trở nên
thấm thía hơn. Nhưng hình thức trần thuật theo ngôi thứ nhất này cũng có

những hạn chế nhất định, do nhân vật tham gia vào chuyện nên nó không thể
mang cái nhìn bao quát như người kể chuyện đứng ngoài mà biết đến đâu kể
đến đấy. Do vậy, dung lượng hiện thực được phản ánh thường hạn chế.
Như vậy, người trần thuật ngôi thứ nhất là một hình thức kể chuyện phổ
biến và quen thuộc. Với việc sử dụng thành công hình thức kể này, người nghệ
sĩ sẽ tạo ra những tác phẩm có giá trị cho sự phát triển của văn học Việt Nam.
1.1.3.2. Người trần thuật ngôi thứ hai
Người trần thuật ngôi thứ hai là hình thức kể chuyện ít được sử dụng.
Trong tác phẩm, người trần thuật thường xưng “bạn”, “anh”, “chị” cũng mang
cái tôi của người kể song nó tạo ra một không gian gián cách, một cái tôi
khác,một cái tôi được kể ra chứ không một cái tôi tự kể. Một số tác phẩm tiêu
biểu sử dụng hình thức kể chuyện này: Linh Sơn của Cao Hành Kiện, Chuyện
của thiên tài của Nguyễn Thế Hoàng Linh, Niềm vui sướng của Mạc Ngôn…
Nói về vai trò của người trần thuật ngôi thứ hai, M.Butor khẳng định:

9


“Nếu nhân vật hoàn toàn biết rõ chuyện của y, sẵn sàng đem kể ra hoặc tự kể
với mình thì sử dụng ngôi thứ nhất là thích hợp. Nhưng khi muốn miêu tả một
sự tiến triển thật sự của ý thức, khi vấn đề là làm sao cho nhân vật nói ra được
thì sử dụng ngôi thứ hai lại có hiệu quả hơn”.
Như vậy, giống như người trần thuật ở ngôi thứ nhất, ngôi thứ ba,
người trần thuật ở ngôi thứ hai cũng có vai trò rất quan trọng, nó cũng mang
đến cho tác phẩm những độc đáo riêng.
1.1.3.3. Người trần thuật ngôi thứ ba
Trần thuật cũng là một hoạt động hội thoại giữa người kể chuyện (người
nói) và người đọc (người nghe kể). Và người trần thuật có thể kể về mình (kể
về ngôi thứ nhất) hoặc kể về người khác (kể về ngôi thứ ba). Cũng có khi kể
về ngôi thứ hai (kể về người nghe) nhưng trường hợp này rất hiếm gặp

(William Bright, 1992). Như vậy, ngôi thứ ba chỉ có thể là chủ thể của hành vi
được kể lại (là chủ ngữ trong câu) chứ không thể là chủ thể của lời nói.
Người trần thuật ngôi thứ ba là hình thức quen thuộc và phổ biến được
các nhà văn sử dụng nhiều khi viết các tác phẩm tự sự. Nó là hình thức kể
chuyện ra đời sớm nhất, nó đã ngự trị trong văn học từ thời cổ trung đại. Hình
thức kể này cho phép người kể có thể kể tất cả những gì họ biết. Đây là hình
thức người trần thuật giấu mặt, đứng ở một vị trí nào đó bao quát hết mọi diễn
biến của câu chuyện và thuật lại với chúng ta. Dù người trần thuật không xuất
hiện, không biết tên tuổi, hình hài, tính cách ra sao nhưng ngầm hiểu trước
sau vẫn một người ấy.
Có rất nhiều tác phẩm có giá trị sâu sắc khi sử dụng hình thức người trần
thuật ngôi thứ ba, có thể kể tới: Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Tắt đèn của Ngô
Tất Tố, Chí phèo của Nam Cao…
Do người trần thuật đứng ngoài câu chuyện nên hình thức kể ngôi thứ ba
nhất là ngôi thứ ba toàn thông có ưu điểm vượt trội là khả năng bao quát nghệ

10


thuật rộng lớn, từ đó dung lượng hiện thực được phản ánh vào tác phẩm là rất
lớn, nên câu chuyện mang tính khách quan hơn.
Qua việc tìm hiểu các hình thức khác nhau của người kể chuyện, chúng
ta thấy mỗi hình thức lại có những ưu điểm riêng, không nên tuyệt đối hóa
hình thức nào mà nên biết tận dụng ưu thế của mỗi hình thức kể để phát huy
hết hiệu quả của nó.
Như vậy qua khảo sát trên, ta thấy nếu phân chia các hình thức người
trần thuật gắn với ngôi kể sẽ có ba hình thức. Trong đó, hình thức người trần
thuật ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba là được sử dụng nhiều nhất. Ngoài ra còn
có người trần thuật “tham gia vào truyện” và “người trần thuật đứng ngoài”
hay chúng ta có thể gọi thuật ngữ người kể chuyện đồng sự và người kể

chuyện dị sự. M.Jahn cho rằng: có thể lấy hai khái niệm này thay thế thuật
ngữ ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Với các hình thức người trần thuật này, ở
mỗi nhà văn khi sử dụng lại có sự sáng tạo và đổi mới, đặc biệt là các nhà văn
hiện đại, làm cho hình thức kể trong tác phẩm tự sự trở nên ngày một phong
phú và hấp dẫn.
1.1.4. Mối quan hệ giữa người trần thuật và tác giả
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa người trần thuật
và tác giả. Người trần thuật và tác giả là hai thuật ngữ được xác định bởi
những thành tố đặc thù, riêng biệt song quy định lẫn nhau. Vùng giao thoa
của hai phạm trù này tương đối lớn, vì vậy, trong thực tế đã xảy ra không ít
nhầm lẫn. Nhiều nhà nghiên cứu đồng nhất người trần thuật với tác giả. Ở thế
giới truyện kể, người trần thuật xuất hiện trong cùng bậc giao tiếp với người
nghe. Anh ta thực chất là những “sinh thể” trên giấy, tồn tại trong một thế
giới hư cấu và tưởng tượng. Người trần thuật thực hiện chức năng tổ chức kết
cấu tác phẩm và môi giới, dẫn dắt người đọc tiếp cận văn bản. Trong khi đó,
tác giả là người sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật. Khảo sát thực tế ở các
tác phẩm tự sự, chúng tôi nhận thấy giữa người trần thuật và tác giả có nhiều
11


điểm thống nhất nhưng không hoàn toàn đồng nhất. W.Kayser chỉ ra: “Trong
nghệ thuật kể, người kể chuyện không bao giờ là tác giả hay chưa từng được
biết đến, mà là một vai trò được tác giả nghĩ ra và ước định” [5, 197].
Người trần thuật là người do tác giả sáng tạo ra để thực hiện hành vi kể,
xây dựng kết cấu tác phẩm, bày tỏ quan điểm, tư tưởng nghệ thuật của tác giả.
Do đó người trần thuật ít nhiều mang dấu ấn tác giả. Tuy nhiên không nên
đồng nhất tác giả với người trần thuật. Tác giả không bao giờ hiện diện trong
truyện kể như một người kể, người phát ngôn mà chỉ xuất hiện như một tác
giả hàm ẩn, một cái tôi thứ hai của nhà văn với tư cách là người ghi chép hay
nghe trộm người kể. Người trần thuật là kẻ được sáng tạo ra để mang lời kể.

Và sản phẩm của hành vi trần thuật đó là văn bản tự sự. Không chỉ thế, thái
độ của người trần thuật đối với thế giới câu chuyện được kể có thể phần nào
trùng với quan điểm của tác giả, nhưng không bao giờ trùng khít hoàn toàn.
Bởi quan điểm tác giả bao giờ cũng rộng hơn, nó không thể được thể hiện một
cách toàn diện qua bất kì một chủ đề lời nói riêng biệt nào trong tác phẩm.
Ngoài ra, ngoài phần thái độ chủ quan được thừa hưởng của tác giả, người
trần thuật mang trong mình cả một phần nội dung khách quan của thế giới
được phản ánh vào tác phẩm. Như vậy, giữa người trần thuật và tác giả có
mối quan hệ gắn bó mật thiết quy định lẫn nhau nhưng vẫn có những nét đặc
thù, riêng biệt. Việc đồng nhất hay tách biệt hoàn toàn hai yếu tố thuộc hai
bậc giao tiếp khác nhau sẽ không thỏa đáng, hạn chế khả năng hiểu sâu các
vấn đề đặt ra trong quá trình giải mã tác phẩm.
1.2. Vài nét về người trần thuật trong thể loại nhật ký
1.2.1. Thể loại nhật ký
1.2.1.1. Khái niệm nhật ký
Trong văn học Việt Nam, nhật ký xuất hiện chưa nhiều. Trước thời điểm
năm 2005 số lượng nhật ký được biết đến chỉ tính trên đầu ngón tay.

12


Bởi lẽ đó, thể loại nhật ký cũng chỉ đề cập hết sức sơ lược, khái quát và cũng
chỉ giới hạn trong một số mục nhỏ của bài viết, của giáo trình…chứ chưa thành
đối tượng nghiên cứu của công trình nghiên cứu độc lập. Thậm chí khái niệm
nhật ký như một thể loại văn học cũng mới được nhắc đến trong các giáo trình
lý luận văn học xuất bản gần đây. Có thể nói, một trong những công trình đầu
tiên đề cập đến nhật ký như một thể loại văn học độc lập là cuốn “Từ điển
thuật ngữ văn học”. Trong mục “ký” các tác giả đã định nghĩa về thể ký: “một
loại hình văn học trung gian nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể chủ
yếu là văn xuôi tự sự như bút ký, hồi ký, nhật ký, tùy bút…”[6, 162]. Như vậy,

các tác giả khẳng định nhật ký là một thể loại thuộc thể ký. Đến mục “nhật ký”
các tác giả đưa ra định nghĩa: “Một thể loại thuộc loại hình ký. Nhật ký là loại
hình tự sự ở ngôi thứ nhất được thực hiện dưới dạng các ghi chép hàng ngày
theo thứ tự ngày tháng theo dạng những ghi chép hàng ngày theo thứ tự la ngày
tháng theo sự kiên của đời sống mà tác giả là nhân vật chính là người trực tiếp
tham gia hay chứng kiến, khác với hồi ký, nhật ký thường chỉ ghi lại các sự
kiện, những cảm nghĩ vừa mới xảy ra chưa lâu”[6, 237].
Trong “Ký viết về chiến tranh cách mạng và xây dựng xã hội chủ
nghĩa”, Hà Minh Đức cho rằng: “Nhật ký là hình thức ghi chép hằng ngày của
mỗi cá nhân. Nhật ký có tính chất tâm tình và cũng có khi thiên về ghi chép
sự việc hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó”[3]. Trong “150 thuật ngữ văn học” Lại
Nguyên Ân viết: “Nhật ký - loại văn ghi chép sinh hoạt thường ngày. Trong
văn học nhật ký là hình thức trần thuật ngôi thứ nhất số ít, dưới dạng những
ghi chép thường ngày có đánh số ngày tháng” [1, 184]. Giáo trình lí luận văn
học (tập 2) định nghĩa nhật ký “là thể loại ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc
của chính người viết, là những tư liệu có giá trị về tiểu sử và thời đại của
người viết [18, 261].
Như vậy, nhật ký nói chung là hình thức ghi chép ngoài văn học có
đánh số ngày tháng theo trật tự thời gian. Nó ghi chép một cách cụ thể, chính
13


xác, chặt chẽ những sự việc xảy ra trong đời sống hằng ngày, gắn liền với tâm
tình chân thực của người viết. Trong văn học các nhà văn còn sử dụng nhật ký
để ghi chép lại những tư liệu cần thiết gắn với nội dung một sáng tác nào đó
hoặc làm một phương thức thể hiện trong tác phẩm.
1.2.1.2. Đặc trưng thể loại nhật ký
Nhật ký: là một thể loại ký mang tính chất riêng tư, đời thường nhiều
nhất. Nếu hầu hết các tác phẩm văn học là để giao lưu với người khác, thì
nhật ký lại chỉ để giao lưu với chính mình. Là ghi chép của cá nhân về sự kiện

có thật đã, đang và tiếp tục diễn ra theo thời gian, nhật ký thường bao gồm cả
những đoạn trữ tình ngoại đề và những suy nghĩ có tính chất chủ quan về sự
kiện. Một nhật ký có phẩm chất văn học khi nó thể hiện được một thế giới
tâm hồn, khi qua những sự việc và tâm tình cá nhân tác giả giúp người đọc
nhìn thấy những vấn đề xã hội trọng đại. Trong thực tế có thể có những nhật
ký ít có chất văn học như các nhật ký hành trình (nhật ký hàng hải), nhật ký
công tác; và cũng có những tác phẩm có tên nhật ký nhưng nội dung lại không
hoàn toàn là nhật ký (chẳng hạn Nhật ký người điên của Lỗ Tấn, Nhật ký
trong tù của Hồ Chí Minh). Theo tài liệu chúng tôi có được thì cho đến nay
vẫn chưa có một chuyên luận nào viết về nhật ký như một thể loại. Nhật ký
chỉ được đề cập đến một mục nhỏ nào đó của cuốn sách lí luận (thường là
mục phân loại thể ký) hay là một mục nhỏ trong cuốn từ điển thuật ngữ văn
học nào đó… Vì vậy các chúng tôi không trình bày một cách thật chi tiết và
sâu sắc các đặc trưng của thể loại nhật kí như các thể loại thơ, tiểu thuyết,
truyện ngắn, kịch.
Nhật ký là lời tâm sự, bộc bạch của tác giả hay nhân vật những lúc cô
đơn, muốn tự mình chiêm nghiệm lại những gì đã xảy ra. Vì thế, có thể nói,
nhật ký chính là thể loại ký mang tính chất riêng tư, tính chân thật và rất đời
thường. “Với tư cách là những ghi chép cá nhân, trong nhật ký người viết có
thể tự do trình bày suy nghĩ, quan điểm, tình cảm và thái độ trước một sự
14


thật” [2, 215]. Riêng tư chính là lí do tồn tại của nhật ký, là yếu tố hấp dẫn
của thể loại văn học này vì nó liên quan tới tâm tư, tình cảm, bí mật của cá
nhân, đặc biệt là những nhân vật được xã hội quan tâm. Trong Mãi mãi tuổi
hai mươi, Nguyễn Văn Thạc đã quan niệm về việc ghi nhật ký: “Nếu như
người viết nhật ký là viết cho mình, cho riêng mình thì đọc cuốn nhật ký đó sẽ
chân thực nhất, sẽ bề bộn và sầm uất nhất. Người ta sẽ mạnh dạn ghi cả vào
đấy những suy nghĩ tồi tệ nhất mà thực sự họ có. Nhưng nếu nhật ký mà có

thể có người xem nữa thì nó sẽ khác và khác nhiều - Họ không dám nói thật,
nói đúng bản chất sự kiện xảy ra trong ngày, không dám nói hết và đúng
những suy nghĩ đã nảy nở và thai nghén trong lòng họ. Mà đó chính là điều
tối kị khi viết nhật ký. Nó sẽ dạy cho người viết tự lừa dối ngòi bút của mình,
tự lừa dối lương tâm của mình - Tóm lại tạo ra hai con người” [19, 16].
Điểm nổi bật của thể loại nhật ký là nó ghi chép một cách chung thực các
diễn biến xảy ra trong ngày xung quanh tác giả. Tuy nhiên tác giả nhật ký có
thể đơn thuần thoải mái ghi chép tất cả những gì mình thấy thích thú và quan
tâm thì nhật ký văn học trong bộn bề những ghi chép, những sự kiện anh phải
lựa chọn được các chi tiết, các sự kiện nào là tiêu biểu nhất. Tính xác thực của
nhật ký cũng có nét tương đồng với hồi ký, tuy nhiên nếu như hồi ký có thể có
yếu tố hư cấu những khi thể hiện thái độ, những sự việc mà nhân vật trải
nghiệm nhằm làm nổi bật hơn chủ đề của tác phẩm thì với nhật ký, yêu cầu về
tính chính xác rất khắt khe. Người viết nhật ký không được phép hư cấu thêm
tình tiết. Hư cấu trong nhật ký chẳng khác với sự phản bội chính bản thân, lừa
dối chính mình. Tác giả Đức Dũng trong “Ký văn học và ký báo chí” cho rằng
“Sự việc và con người phải được tái hiện qua các chi tiết cụ thể gần với hoàn
cảnh điển hình hoặc chi tiết điển hình” [2, 57]. Nói như vậy rất dễ dẫn đến cách
hiểu xem yêu cầu điển hình giống trong nhật ký giống yêu cầu điển hình trong
chủ nghĩa hiện thực. Theo chúng tôi chỉ xem nhật ký văn học là hình thức ghi

15


chép hằng ngày - ghi chép các sự việc và con người tiêu biểu. Nó phải thể hiện
được suy nghĩ trạng thái, tâm trạng, tình cảm, khuynh hướng thẩm mĩ thậm chí
phải thể hiện được tư tưởng sâu xa của người viết nhật ký. Chỉ có như vậy các
chi tiết trong nhật ký mới có thể gây ấn tượng với người đọc.
Đặc điểm rất quan trọng là cái tôi trần thuật. Nhật ký phải gắn với hoạt
động và tâm tình chân thực của người viết. Giáo sư Hà Minh Đức cho rằng:

Cái hay của nhật ký một phần là do sự ghi chép của nhà văn và tầm quan
trọng là ở tâm tình chân thực và sâu sắc của người viết. Toàn bộ các yếu tố
khác sẽ không có điểm tựa và không đứng vững được nếu bài viết thiếu chân
thực người viết tỏ ra lên gân về tư tưởng. Quả thực tính chân thật của cái tôi
trần thuật là yếu tố hàng đầu bảo vệ giá trị của cuốn nhật ký. Bởi vì nhật ký
trước hết viết ra là để cho mình, một mình mình viết, một mình mình đọc.
Nhật ký là cuốn sách của những gì rất riêng tư rất bí mật là vì thế. Trong khi
viết nó cũng chả quan tâm đến một đối tượng tiếp nhận nào khác ngoài mình
cho nên nó chỉ nhằm thỏa mãn một đối tượng - cái tôi người trần thuật. Nó
thích viết về những điều cái tôi thích, cái tôi quan tâm.
Về hình thức của nhật ký theo tài liệu mà chúng tôi sưu tầm cho đến nay,
vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách khoa học hệ
thống vấn đề này. Chỉ có một vài tác giả đưa ra một số luận điểm nhỏ mang
tính gợi ý chủ yếu. Đức Dũng nêu nhận định: nhật ký văn học có bút pháp
phong phú, ngôn từ giàu hình ảnh và có tính biểu cảm cao nó gắn liền với
năng lực và cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn. Theo Lại Nguyên Ân “nhật ký
là thể loại độc thoại nhưng lời độc thoại của tác giả nhật ký có thể mang tính
chất đối thoại bên trong do chỗ phải tính đến ý kiến của người khác về cược
đời và bản thân mình” [1, 196]. Như vậy, điều đầu tiên phải kể đến là kết cấu
theo thời gian tuyến tính. Thứ hai là nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật
- ở điểm này có thể khai thác một số nhân vật khác nhau nhưng tiêu biểu và

16


đáng chú ý nhất chính là nghệ thuật xây dựng cái tôi trần thuật, là nhật ký lên
bao giờ người viết cũng phải sử dụng giọng điệu nhất định để trần thuật có thể
là một giọng, có thể là nhiều giọng... Sử dụng giọng điệu thế nào là do lập
trường và thái độ người viết quyết định. Về điểm nhìn trần thuật, bao giờ
người viết cũng sử dụng điểm nhìn từ bên trong cũng có thể là điểm nhìn thời

gian để viết nhật ký... Đây có thể là những đặc trưng tiêu biểu nhất biểu hiện
ở mọi dạng nhật ký, đi vào các tác phẩm cụ thể, chúng lại có các biến thể
khác nhau tạo thành điểm độc đáo của tác phẩm .
Đặc điểm lời văn của nhật ký là sự ngắn gọn, tự nhiên bởi nó là lời nói
bên trong, là tiếng nói nội tâm về những sự việc riêng tư, những tâm sự thầm
kín, ý nghĩa thành thực; vì thế lời văn thường kết hợp linh hoạt giữa tự sự và
trữ tình, giữa ngôn ngữ đời thường và giọng văn trữ tình mượt mà.
Tóm lại, nhật ký tuy đã được nhìn nhận là một thể loại văn học thuộc thể
ký, với những đặc trưng cơ bản: ghi chép sự kiện, cảm xúc của cá nhân theo
ngày, ghi chép những sự kiện vừa mới xảy ra hoặc đang xảy ra mang tính chân
thực và độ tin cậy cao…nhưng chúng ta chưa có công trình nghiên cứu độc lập
nào về nhật ký dưới góc độ đặc trưng thể loại. Vì vậy, nhật ký bước đầu thu hút
được sự quan tâm của bạn đọc và nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học nên
việc nghiên cứu những đặc trưng thể loại của nhật ký là rất cần thiết.
1.2.2. Người trần thuật trong thể loại nhật ký
Nhật ký trước hết là hình thức ghi chép hàng ngày của mỗi cá nhân. Nó
phải gắn liền với hoạt động và tâm tình chân thực của tác giả đối với các sự
việc và con người có thực trong đời sống. Nhật ký trong giai đoạn văn học
1945-1975 được biết trong thời gian đất nước còn đấu tranh, gian khổ nên nó
có tính chất thông tin thời sự rất cao. Trong nhật ký, nhân vật chính, nhân vật
trung tâm luôn là bản thân người viết. Đó là chủ thể của những cảm nhận,
những nỗi niềm tâm sự, là người trong cuộc người chứng kiến các sự việc xảy

17


ra và ghi lại chúng. Người viết không bao giờ vắng mặt trong các sự kiện
được ghi. Mọi vấn đề được đề cập trong nhật ký luôn luôn là vấn đề của cá
nhân người viết. Trong tùy bút, bút ký, phóng sự vai trò của tác giả là “hướng
dẫn người đọc cảm nhận cuộc sống theo những định hướng nào đó” nghĩa là

trung tâm thông tin của nó là các vấn đề xã hội chứ không phải bản thân tác
giả. Còn trong nhật ký người viết “sử dụng vai trò của cái tôi trần thuật trong
nhật ký của văn học bao quát, quán xuyến toàn bộ tác phẩm. Tác giả không
ngần ngại xuất hiện trong mọi chi tiết nhỏ nhặt nhất và chính sự góp mặt của
cái tôi ấy đã góp phần quan trọng tạo ra niềm tin của công chúng vì họ tin
rằng đang được nghe kể về những sự thật mà tác giả đã trực tiếp chứng kiến”
[9, 218]. Hình tượng tác giả hiện lên một cách trực diện, trung tâm trong nhật
ký. Bởi vậy, lời kể trong nhật ký luôn ở ngôi thứ nhất. Người viết luôn dùng
đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, số ít: tôi, ta, mình. Nó khác với các thể loại
khác. Trong truyện có thể trần thuật theo ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai, hoặc
ngôi thư ba, thậm chí đan xen nhiều lời kể, nhiều giọng điệu. Lời kể ngôi thứ
nhất trong truyện là hư cấu, còn trong nhật ký lời kể ngôi thứ nhất là chính
xác, trung thực. Trong bút ký, tùy bút, phóng sự, lời kể cũng có thể ở ngôi thứ
nhất, có thể ở ngôi thứ ba. Lời kể ngôi thứ nhất kể chuyện của bản thân trong
nhật ký mang lại cho thể loại này tính chân thực và giọng điệu chân thành.
Người đọc luôn chờ đợi ở nhật ký những chuyện “bí mật” nhất của cá nhân
người viết không thể nói ra với người khác, nhưng lại được bộc lộ rõ ràng
không che đậy, không giấu giếm trong những ghi chép đó.
Nếu trong phóng sự, ký sự, ghi chép, bút ký…người viết đặc biệt chú ý
đến các sự kiện, sự việc có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc có tác động to lớn đến
đời sống xã hội được nhân dân quan tâm thì nhật ký chỉ tái hiện những sự việc
nào chính cá nhân người viết quan tâm, liên quan đến cuộc sống riêng của họ
và bản thân họ thấy đáng nhớ. Nhật ký ghi những chuyện của cá nhân người

18


viết , nên trong nhật ký hầu hết là chuyện riêng tư chứ không phải “chuyện
chung” của toàn xã hội, của tất cả mọi người. Người đọc có thể tìm trong nhật
ký những biến cố, sự việc lớn lao nhất trong cuộc đời người viết đến những

chuyện vặt vãnh đời thường, những chuyện không có gì to tát quan trọng. Dù
lớn hay nhỏ những sự kiện trong nhật ký đều có ý nghĩa quan trọng đối với
đời sống đối với tâm tư cá nhân người viết. Người viết chỉ ghi lại những gì có
tác động đến bản thân mình, là chính mình cần phải nhớ cần phải quan tâm.
Có nhiều khi những sự kiện lịch sử có ý nghĩa lớn lao với cá nhân người viết
không quan trọng bằng những sự kiện nhỏ nhoi, vặt vãnh, vì chính cái nhỏ
nhoi vặt vãnh ấy lại tác động to lớn đến tâm hồn, đến cuộc sống của họ.
Như vậy, nhật ký là thể loại đặc biệt trong loại hình ký văn học. Nó ghi
chép những sự kiện, cảm xúc, suy nghĩ xảy ra trong ngày của người viết để
lưu giữ lại làm kỉ niệm riêng. Với người viết, nhật ký là kí ức bằng văn tự.
Nếu trong các loại hình văn học khác, tác phẩm được viết ra bao giờ cũng
hướng tới bạn đọc thì nhật ký viết ra chỉ cho cá nhân người viết, để người viết
ghi nhớ những việc riêng tư. Nhật ký mang tính chất giãi bày, xuất hiện khi
con người có nhu cầu giải tỏa cảm xúc, suy nghĩ mà những suy nghĩ cảm xúc
ấy không thể nói với bất kì ai. Nhật ký là viết cho mình viết về mình nên lời
kể của nhật ký luôn ở ngôi thứ nhất: tôi viết cho tôi, về tôi, vì tôi, viết trong
tâm thế bí mật, viết để lưu giữ kỉ niệm cá nhân. Nhân vật trung tâm của nhật
ký luôn là bản thân người viết. Đó là chủ thể của những cảm nhận, những tâm
sự, là người trong cuộc, chứng kiến những sự việc xáy ra và ghi lại chúng.
Lời kể ngôi thứ nhất mang lại cho nhật ký giọng điệu tâm tình, chân thành,
tha thiết. Chính vì vậy, nhật ký cá nhân hấp dẫn bạn đọc.
Khái niệm nhật ký, cũng như những đặc trưng cơ bản của thể loại này là
cơ sở để nghiên cứu đặc điểm của người trần thuật trong nhật ký. Những vấn
đề lí thuyết, đặc trưng cơ bản của nhật ký là cơ sở quan trọng để tác giả khóa
luận đi sâu triển khai đề tài ở chương 2.
19


Chương 2
ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI TRẦN THUẬT TRONG NHẬT KÝ

VĂN HỌC Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 1975

2.1. Sự độc đáo từ ngôi trần thuật
Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện. Người
trần thuật có thể kể theo ngôi thứ nhất, thứ hai, thứ ba. Hình thức ngôi kể mà
tác giả lựa chọn cho người trần thuật sẽ quyết định đến câu chuyện được kể
lại như thế nào. Từ đó, bạn đọc thấu hiểu giá trị nội dung cũng như giá trị
nghệ thuật của tác phẩm.
Do “Nhật ký là sự ghi chép hằng ngày về những điều mắt thấy tai nghe”
[2, 214] những điều ấy nhất thiết phải là những chuyện liên quan mật thiết tới
cuộc sống cá nhân người viết, có ý nghĩa, tác động cụ thể, nhất định tới họ.
Bởi vậy bao giờ nhật ký cũng trần thuật từ ngôi thứ nhất. Trần thuật ở ngôi
thứ nhất là câu chuyện được kể lại do một người kể chuyện hiện diện (lộ diện)
như một nhân vật trong truyện. Với hình thức này, người kể chuyện trực tiếp
tham gia vào câu chuyện và hiện hữu trong thế giới mà nhân vật hoạt động.
Chính ngôi kể chuyện này tạo cảm giác cho người đọc có độ tin cậy cao về
những sự việc và con người được nói đến trong truyện. Mặt khác, việc nhân
vật xưng “tôi” ở ngôi thứ nhất giúp người kể đi sâu khám phá thế giới nội
tâm, những mối quan hệ, những diễn biến phức tạp của tâm lý nhân
vật. Trong nhật ký người trần thuật ở đây chính là tác giả, xưng tôi hoặc tên
riêng, trực tiếp kể lại những chuyện diễn ra xung quang mình. Chọn ngôi kể
thứ nhất, với điểm nhìn bên trong, Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm và
Chu Cẩm Phong đã đi sâu vào những ngóc ngách trong tâm hồn con người,
mở ra những cung bậc, trạng thái tình cảm thầm kín nhất.
Với Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi, người trần thuật ở đây chính là tác
giả - xưng “mình” hay “T.” tạo cảm giác gần gũi thân quen. Được ghi chép
20


trong quãng thời gian gần một năm làm anh lính tân binh, có rất nhiều điều

mới mẻ diễn ra đối với anh. Cả nhật ký là những ghi chép tỉ mỉ của anh trong
khoảng thời gian từ lúc nhập ngũ cho tới khi anh hy sinh. Tác giả đã kể lại
chân thật nhất cuộc đời lính của mình, từ lúc anh rời bỏ mơ ước giảng đường
Đại học, hăng hái đăng kí tên mình vào danh sách nhập ngũ, tạm gác “bút
nghiên” và người yêu thỏa chí sức nam nhi trong thời kì đất nước có chiến
tranh: “Nhiều lúc mình không ngờ nổi rằng mình đã đến đây. Không rằng trên
mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình
tự nhiên quá, bình thản quá, và cũng đột ngột quá” [19, 32]. Cả cuốn nhật ký
là những ghi chép hết sức chân thực, tự nhiên của “T” về những ngày trong
quân ngũ. Qua lời kể của người trần thuật, nổi bật lên nhiều chi tiết sinh động,
“chân thật đến trần trụi” về tất cả những gì diễn ra trong chiến trường ác liệt,
nơi “hội tụ” mất mát đau thương, đặc biệt là cái chết. Bản thân họ, những
người trong cuộc có những lúc tưởng như cái chết, đang cận kề, T đã từng
thốt lên: “Thật ghê sợ khi phải vĩnh viễn xa gia đình. Kể ra, bây giờ mà chết
thì thật là đáng tiếc (…) Khó gì đâu cái chết - chỉ một viên đạn lạc hay một
hơi bom - sự thật bi đát đó không từ một ai cả” [19, 52]. Lựa chọn người kể
chuyện là chính tác giả - một người lính trẻ với bao ước vọng khi đối mặt với
bao khó khăn gian khổ nơi chiến trường, từ đó đã phần nào thể hiện được
những mặt trái của chiến tranh: đó là những đố kỵ kèn cựa trong hàng ngũ,
anh thấy mệt mỏi: “Mình cảm thấy cuộc sống này thế nào ấy. Người ta sống
chưa thật lòng với nhau. Còn kèn cựa, còn ghen tỵ và chưa thương yêu nhau
như mình mong muốn” [19, 134].
Nhân vật người trần thuật - tác giả tự kể những câu chuyện mà mình
chứng kiến, ghi lại những điều xung quanh mình:
“8.

20
. 1972
2


Vừa hành quân đến đây. Mình không muốn ghi nhật ký hành quân nữa.

21


×