Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Thế giới nhân vật trong tập truyện vừa của ông benkin (a x puskin)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 65 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

PHAN THỊ THU HÀ

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG
TẬP TRUYỆN VỪA CỦA ÔNG BENKIN
(A.X.PUSKIN)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài

HÀ NỘI, 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

PHAN THỊ THU HÀ

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG
TẬP TRUYỆN VỪA CỦA ÔNG BENKIN
(A.X.PUSKIN)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học


TS. LÊ THỊ THU HIỀN

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện khoá luận này, tôi đã vô cùng may mắn khi
nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo, Tiến sĩ Lê Thị Thu
Hiền. Để hoàn thành được khoá luận như ngày hôm nay, đối với tôi những
góp ý mang tính định hướng, những chỉ bảo tâm huyết của cô có ý nghĩa vô
cùng quan trọng.
Không biết nói gì hơn, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn đối với các thầy
cô giáo trong khoa Ngữ Văn, các thầy cô giáo trong Tổ Văn học nước ngoài Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã nhiệt tình chỉ bảo, góp ý, giúp đỡ tôi rất
nhiều.
Xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè thân thiết đã động viên,
giúp đỡ trong thời gian tôi hoàn thành khóa luận.
Vì đây là công trình nghiên cứu đầu tiên nên còn có một số hạn chế.
Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để khoá luận
được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Phan Thị Thu Hà


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi và có
sự hướng dẫn tận tình của cô giáo - TS. Lê Thị Thu Hiền.
Khóa luận với đề tài: Thế giới nhân vật trong Tập truyện vừa của

ông Benkin (A.X.Puskin).
Khóa luận chưa từng công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào
khác. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Phan Thị Thu Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
6. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 6
7. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 7
NỘI DUNG....................................................................................................... 8
Chƣơng 1: MỘT SỐ KIỂU LOẠI NHÂN VẬT CHÍNH TRONG TẬP
TRUYỆN VỪA CỦA ÔNG BENKIN .............................................................. 8
1.1.Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật .................................................... 8
1.2.Các kiểu loại nhân vật chính ....................................................................... 9
1.2.1. Kiểu nhân vật con người nhỏ bé ........................................................... 12
1.2.2. Nhân vật quý tộc,địa chủ....................................................................... 21
1.2.3. Những tiểu thư có tâm hồn trong sáng.................................................. 23
Chƣơng 2. TỔ CHỨC NHÂN VẬT TRONG TẬP TRUYỆN VỪA CỦA
ÔNG BENKIN ................................................................................................ 28
2.1. Tổ chức nhân vật trong hệ thống cốt truyện ............................................ 28
2.2. Tổ chức nhân vật trong không gian nghệ thuật........................................ 34
2.2.1. Không gian đời thường tù túng, buồn tẻ ............................................... 35

2.2.2. Không gian thiên nhiên ......................................................................... 39
2.3. Tổ chức nhân vật trong thời gian nghệ thuật ........................................... 44
2.3.1. Thời gian tuyến tính .............................................................................. 45
2.3.2. Thời gian kí ức ...................................................................................... 48


2.3.3. Thời gian đồng hiện .............................................................................. 51
KẾT LUẬN .................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Alecxandrơ Xecgâyvich Puskin (1799 - 1837) không chỉ là nhà thơ
Nga vĩ đại, nhà viết kịch có tiếng mà còn là nhà cải cách văn học lớn. Puskin
để lại một sự nghiệp sáng tác đồ sộ. Đó là gần 900 bài thơ trữ tình đằm thắm,
nồng nàn; những thiên trường ca hùng tráng, trí tuệ ; những vở kịch lịch sử
xuất sắc, những áng văn xuôi với nhiều đề tài mới mẻ. Ngoài các tiểu thuyết
nổi tiếng, A.X.Puskin còn là tác giả của nhiều truyện ngắn đạt đến độ mẫu
mực, cổ điển của văn học thế giới. A.Puskin đã đem lại cho truyện ngắn Nga
khả năng phản ánh sinh động hiên thực, đồng thời có giá trị nhân đạo sâu sắc.
Và tập truyện vừa nổi tiếng được tập hợp dưới nhan đề Tập truyện vừa của
ông Benkin được sáng tác theo khuynh hướng như thế. Mỗi truyện trong số đó
là một bức tranh sinh hoạt, những cảnh đời rất chân thực, sinh động tiêu biểu
cho các tầng lớp xã hội Nga đương thời.
Trong khuôn khổ khóa luận, chúng tôi chỉ tìm hiểu một trong những
điểm đặc sắc tạo nên sự hấp dẫn trong những truyện ngắn của Puskin đó là sự
thể hiện phong phú, độc đáo của thế giới nhân vật. Bởi tìm hiểu nhân vật cũng
là hướng tới khám phá chiều sâu của tác phẩm. Từ chiều sâu đó chúng ta sẽ
thấy được cái nhìn, tư tưởng của nhà văn về con người, về xã hội… Mặt khác,

nhân vật chính là phương diện chủ yếu nhằm khái quát những quy luật của
cuộc sống, khái quát những kiểu tính cách và số phận con người, ở đó còn thể
hiện quan điểm, cách nhìn về văn học, nghệ thuật cũng như về thời đại của
nhà văn. Như vậy với tính chất là một công cụ, nhân vật bao giờ cũng là chìa
khóa mở cửa thế giới hiện thực khám phá những bí ẩn của đời sống, tái hiện
những khía cạnh trong xã hội. Vì thế xem xét và nghiên cứu nhân vật chính là
xem xét một trong những yếu tố hàng đầu trong cấu trúc của tác phẩm văn
học. Nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp bạn đọc tiếp cận và hiểu thêm về một tài
năng lớn, một nhân cách vĩ đại Puskin.

1


Tập truyện vừa của ông Benkin được hoàn thiện vào năm 1830, là bức
tranh chân thực về xã hội Nga, được viết lên từ bản thân cuộc sống. Nhà văn
đã tìm hiểu và để tâm nghiên cứu nhiều đến mọi sinh hoạt của các tầng lớp
người trong xã hội. Qua đó thấu hiểu tâm lý con người thuộc các lứa tuổi, các
nghề nghiệp khác nhau và diễn tả lại một cách giản dị không phô trương kiểu
cách, không phù phép ngôn từ. Mỗi truyện của A.X.Puskin có thể “ngắn” về
hình thức ngôn từ nhưng không “ngắn” về nội dung và ý nghĩa chuyển tải.
Mặt khác, Tập truyện vừa của ông Benkin với năm truyện: Phát súng, Bão
tuyết, Ông chủ hiệu đám ma, Người coi trạm, Cô tiểu thư nông dân là tác phẩm
văn xuôi hoàn chỉnh đầu tiên của A.Puskin, đồng thời cũng là một cái mốc trên
đường phát triển văn xuôi hiện thực Nga có ý nghĩa là tác phẩm đặt nền móng
khẳng định vị trí của văn xuôi hiện thực, đánh dấu sự trưởng thành của A.Puskin
– nhà văn của thực tại, là bước tiến mới trong quá trình sáng tác của A.Puskin
trong thời kì lịch sử đó.
Như vậy, khi lựa chọn đề tài Thế giới nhân vật trong Tập truyện vừa của
ông Benkin (A.X.Puskin) chúng tôi muốn góp thêm một tiếng nói, một cách
nhìn, một sự đánh giá mới về truyện A.X.Puskin nhằm có thể cung cấp một phần

tư liệu cho việc học tập, nghiên cứu về Tập truyện vừa của ông Benkin nói riêng
và của văn xuôi A.Puskin nói chung trong hệ thống nhà trường Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
Từ khi Puskin xuất hiện trên văn đàn văn học Nga thì không chỉ các nhà
văn Nga mà các nhà văn trên thế giới đều biết đến ông. Họ đi sâu tìm tòi,
nghiên cứu về Puskin. Qua tìm hiểu một số sách dịch của các tác giả chúng
tôi nhận thấy:
Ở Việt Nam, truyện ngắn của Puskin có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với
các nhà nghiên cứu, phê bình văn học, trong đó phải kể đến một só tên tuổi
như: Như Nguyễn Hải Hà, Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính,…

2


Nguyễn Hải Hà trong giáo trình Lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX đã dành
nhiều trang viết về truyện ngắn của Puskin. Tác giả của cuốn sách đã đề cập
đến một vài nét đặc sắc đặc sắc về phương diện về nội dung và nghệ thuật
trong Tập truyện vừa của ông Benkin, Tác giả viết: “Đây là tác phẩm văn xuôi
hiện thực Nga đầu tiên được xuất bản ở Nga vào năm 1831. Puskin đem
những con người thực, những bức tranh sinh hoạt, những cung bậc cảm xúc
vui sướng, đau buồn, cụ thể của đời để thay thế hình ảnh những con người lí
tưởng cuả các truyện ngắn theo chủ nghĩa tình cảm. Tính nhân đạo sâu sắc
của Puskin đối lập với những cảm xúc dễ dãi trong các truyện tình cảm trong
thời điểm lúc bấy giờ. Trong Tập truyện vừa của ông Benkin, Puskin cũng lên
tiếng chống khuôn sáo lãng mạn chủ nghĩa trong văn xuôi Nga. Kết thúc
truyện Phát súng, Bão tuyết đã phá bỏ lối kết thúc võ đoán mang chất bi kịch
rẻ tiền thường thấy trong các tác phẩm lãng mạn” [11,87]. Tác giả cũng khẳng
định vai trò của Puskin: “Đứng về phía nghệ thuật mà xét, Puskin đã đưa vào
văn học Nga phương pháp sáng tác mới, phương pháp sáng tác hiện thực”
[11,95].

Trong cuốn Lịch sử văn học Nga, tác giả Đỗ Hồng Chung đã dành nhiều
trang viết khẳng định vai trò to lớn của Puskin và tác phẩm của nhà văn. Đồng
thời, Đỗ Hồng Chung cũng có nhận định khái quát về các truyện ngắn của
Puskin. Ông viết: “ Mỗi truyện ngắn của Puskin đúng là ngắn , ngắn về hình
thức, ngôn từ nhưng không ngắn về nội dung” [4, 99]
Trong cuốn Puskin- Nhà thơ Nga vĩ đại, Đỗ Hồng Chung dành hẳn một
chương cho lĩnh vực văn xuôi của Puskin, trong đó có đề cập đến một số
truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn. Nhận xét về Tập truyện vừa của ông
Benkin, Đỗ Hồng Chung cho rằng : “ Tập truyện là kết quả một quá trình tìm
tòi nhằm tái hiện cuộc sống Nga đúng như nó có, tập truyện xác nhận khuynh
hướng dân chủ hóa đề tài, dân chủ hóa nhân vật của nhà văn” [3, 149]. Bên
cạnh đó, Đỗ Hồng Chung cũng nhận xét về phương diện cốt truyện trong

3


truyện ngắn của Puskin, tác giả khái quát: “Những truyện ngắn của Puskin là
“những truyện có cốt truyện” với cách kể gọn ghẽ, không có chi tiết thừa,
giản dị trong sáng” [3, 145]
Nguyễn Kim Đính trong bài viết “Puskin – Khởi điểm của văn xuôi hiện
thực Nga thế kỉ XIX” đã tập trung làm rõ vai trò khởi điểm của Puskin trong
lĩnh vực văn xuôi. Văn xuôi của Puskin có tác dụng mở đầu cho hàng loạt tác
phẩm của các nhà văn Nga sau Puskin. Nguyễn Kim Đính viết: “Văn xuôi
Puskin đã dự báo cho đại ngàn truyện, tiểu thuyết Nga sau này” [5, 38].
Nói về Puskin đã có không biết bao nhiêu lời ca tụng, tán thưởng: Puskin
“mặt trời thi ca Nga”, “nguồn gốc của mọi nguồn gốc” (M.Gorki), “nhà cải
cách vĩ đại”, “người anh cả của thơ ca và tự do” hay “ngọn nến của tất cả các
dân tộc trên toàn thế giới” (nhà thơ Chi Lê Pablô Neruđa)… nhưng sẽ không
thừa nếu tiếp tục nhắc đến ông với những cống hiến mà ông đã đem lại cho
văn học Nga nói riêng và nền văn học nhân loại nói chung. Mọi người đều ghi

nhận những sản phẩm tinh thần mà ông đã cống hiến cho chúng ta. Từ những
tác phẩm thơ ca đến kịch, rồi tiểu thuyết,… dần dần càng khẳng định tên tuổi
của ông trên văn đàn. Sống vỏn vẹn hơn một phần ba thế kỷ nhưng Puskin đã
cống hiến cả cuộc đời cho hoạt động nghệ thuật. Xét về sự nghiệp sáng
tác của Puskin chúng ta thấy có nhiều điểm mốc đầu tiên: người đặt viên gạch
đầu tiên cho phương pháp sáng tác mới – phương pháp hiện thực thế kỉ XIX;
người mở đường cho sự nảy nở của thể loại thơ, kịch, văn xuôi phát triển toàn
diện; người đầu tiên góp phần làm cho ngôn ngữ Nga trở về bản thể của nó
trở nên trong sáng, gần gũi, thuần chất Nga, mang tính dân tộc đậm
nét. Không những thế truyện ngắn của Puskin được coi là khởi đầu của văn
xuôi hiện thực Nga. Đối với Việt Nam, có thể nói văn học Nga đã tự nhiên đi
vào đời sống văn học của công chúng yêu văn chương người Việt, chúng ta đã
thực sự chủ động hội nhập và tìm hiểu văn hóa cũng như văn chương Nga.

4


Như vậy, ngay từ bước đi ban đầu, truyện ngắn của Puskin dường như đã
giải quyết xong nhiều vấn đề cơ bản của thể loại: chính xác, giản dị, ngắn gọn
nhưng vẫn hàm súc tư tưởng mà tiêu biểu nhất chính là Tập truyện vừa của
ông Benkin với các truyện ngắn như Người coi trạm, Phát súng, Cô tiểu thư
nông dân, Bão tuyết, Ông chủ hiệu đám ma thật sự trở thành những mẫu mực
của công thức "nội dung lớn trong hình thức nhỏ", trong đó những khám phá
tâm lý nhân vật đã chuẩn bị cho nghệ thuật phân tích tâm lý sâu sắc của
Lecmôntốp và cho "phép biện chứng tâm hồn" của L. Tônxtôi.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Như tên đề tài đã xác định, mục đích của chúng tôi là tìm hiểu thế giới
nhân vật trong Tập truyện vừa của ông Benkin. Đề tài sẽ tiến hành tìm hiểu,
khảo sát một số kiểu loại nhân vật chính và tổ chức nhân vật trong Tập truyện
vừa của ông Benkin để thấy được những đặc sắc trong truyện ngắn của

puskin.
Với mục đích như trên, đề tài có nhiệm vụ chỉ ra một số kiểu loại nhân
vật chính và tổ chức nhân vật trong Tập truyện vừa của ông Benkin trên các
phương diện: Tổ chức nhân vật trong hệ thống cốt truyện, trong không gian,
thời gian nghệ thuật… Qua đó để thấy được sự sáng tạo của nhà văn trong
việc chuyển tải tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Do hạn chế khả năng ngôn ngữ, chúng tôi không có điều kiện tiếp cận
nguyên tác tập truyện mà chỉ sử dụng bản dịch để nghiên cứu. Tập truyện vừa
của ông Benkin trong cuốn Alecxandr Puskin, tuyển tập tác phẩm (văn xuôi)
Nxb văn học, Trung tâm văn hóa và ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 1999. Tập
truyện gồm năm truyện: Bão tuyết, Phát súng, cô tiểu thư nông dân, Người
coi trạm, Ông chủ hiệu đám ma.

5


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Xét trên tổng thể các tác phẩm văn xuôi trong Tập truyện vừa của ông
Benkin sẽ có nhiều hướng nghiên cứu và khai thác khác nhau về các phương
diện cụ thể của tập truyện. Tuy nhiên, ở đề tài này do giới hạn về phạm vi và
thời gian nghiên cứu nên chúng tôi chỉ đi sâu vào một phương diện cụ thể của
tập truyện là thế giới nhân vật trong tập truyện vừa và tập trung triển khai hai
nội dung chính đó là một số kiểu loại nhân vật chính trong tập truyện vừa và
tổ chức nhân vật trong tập truyện vừa trên các phương diện như nội dung đã
nêu trên.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng phối hợp một số phương
pháp sau:

- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
- Phương pháp phân tích, chứng minh.
- Phương pháp nghiên cứu thi pháp học
- Phương pháp tiếp cận xã hội, lịch sử
6. Đóng góp của khóa luận
Việc lựa chọn đề tài này của chúng tôi hi vọng có thể đóng góp một phần
tư liệu cho việc học tập, nghiên cứu về Tập truyện vừa của ông Benkin nói
riêng và của văn xuôi A.X.Puskin nói chung trong hệ thống nhà trường Việt
Nam. Qua đó tạo ra cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về các tác phẩm của
Puskin để từ đó giúp các giáo viên tương lai có phương pháp giảng dạy tốt
hơn cho học sinh.

6


7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung khóa luận tốt nghiệp của
chúng tôi được triển khai theo hai chương:
Chương 1: Một số kiểu loại nhân vật chính trong Tập truyện vừa của ông
Benkin.
Chương 2: Tổ chức nhân vật trong Tập truyện vừa của ông Benkin.

7


NỘI DUNG
Chƣơng 1: MỘT SỐ KIỂU LOẠI NHÂN VẬT CHÍNH TRONG
TẬP TRUYỆN VỪA CỦA ÔNG BENKIN

1.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật
Văn học không thể thiếu nhân vật, vì đó chính là phương tiện cơ bản để
nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhà văn sáng tạo nhân vật
để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào
đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật chính là người dẫn dắt
người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất
định. Nhân vật văn học là sản phẩm tinh thần của nhà văn, là nơi thể hiện
quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người. Nhân
vật văn học là một chỉnh thể vận động, có tính cách, được bộc lộ dần trong
không gian, thời gian và mang tính quá trình. Muốn xây dựng nhân vật thành
công, nhà văn phải có một khả năng đồng cảm, có quá trình thâm nhập thực
tế, phải huy động toàn bộ tư cách nghệ sĩ và năng lực tinh thần của cá nhân.
Nếu như trong tiểu thuyết, nhân vật là con người nếm trải, được biểu hiện
trong cả quá trình, đi qua nhiều cảnh ngộ, nhiều mối quan hệ và có sự thay
đổi diện mạo, số phận thì trong truyện ngắn, nhân vật thường có số lượng ít,
chỉ xuất hiện trong các tình huống nên bản thân nhân vật rất đa dạng, linh
hoạt. Vì truyện ngắn chỉ là một "lát cắt" của cuộc sống, chỉ miêu tả một đoạn
đời của nhân vật nên nó đời hỏi phải chọn lọc chi tiết, bộc lộ rõ quan điểm.
Như vậy, nhân vật luôn là yếu tố hàng đầu của truyện ngắn nói chung.Nhân
vật chính là là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó
với con người có thật trong đời sống.
Thế giới nhân vật là sự sáng tạo nghệ thuật, là sản phẩm của hoạt động
có ý thức của nhà văn. Thế giới đó không chỉ tồn tại trong tác phẩm văn học
mà còn tồn tại trong trí tưởng tượng của độc giả. Nó có thể thống nhất nhưng
không đồng nhất với thực tại. Thế giới nhân vật trong tác phẩm văn học chính

8


là hình ảnh những con người trong cuộc sống bước vào tác phẩm thông qua

sự hư cấu và tưởng tượng của nhà văn. Bởi lẽ, xét đến cùng mọi tác phẩm
chân chính đều hướng đến mục đích biểu hiện đời sống con người. Hướng
con người đến với những giá trị của chân - thiện - mĩ. Nói thế không có nghĩa
nhân vật trong tác phẩm đồng nhất với con người ở ngoài đời thật. Bởi lẽ xét
đến cùng, thế giới nhân vật giúp nhà văn bộc lộ quan niệm về cuộc đời và con
người. Đồng thời, nó cũng giúp người đọc lí giải cách cắt nghĩa cuộc đời và
con người của nhà văn. Tuy nhiên, mỗi một thể loại văn học có một cách thể
hiện thế giới nhân vật riêng. Nếu trong thi ca, thế giới nhân vật biểu hiện qua
cái tôi trữ tình, trong kịch, thế giới nhân vật được xây dựng thông qua các
xung đột thì ở văn xuôi nói chung, thế giới nhân vật lại được tạo ra bởi các
hình tượng nhân vật có cuộc đời, tính cách, tâm trạng ... Bên cạnh đó, thế giới
nhân vật của mỗi nhà văn cũng được hình thành từ quan niêm riêng về nghệ
thuật, con người. Thế giới nhân vật ấy lại mang những đặc điểm tương ứng
của từng thời đại văn học. Song chung quy lại, các nhà văn đều tạo dựng thế
giới những con người trong quá trình tranh đấu với ngoại cảnh và bản thân.
1.2. Các kiểu loại nhân vật chính
BẢNG THỐNG KÊ MỘT SỐ NHÂN VẬT CHÍNH TRONG TẬP TRUYỆN VỪA
CỦA ÔNG BENKIN

STT TRUYỆN NHÂN VẬT

1

Phát súng

Xinviô

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM

THUỘC KIỂU


CHÍNH CỦA NHÂN

LOẠI NHÂN

VẬT

VẬT

ít nói, trầm lắng, bí ẩn, Cựu sỹ quan
thích đọc sách, tập bắn,
và sưu tập súng lục…

Bá tước

Giàu có, tài giỏi, thuộc Quý tộc
dòng dõi thế phiệt..

9


Bá tước phu Tuyệt sắc giai nhân, cử Quý tộc

2

nhân Masa

chỉ nho nhã…

Maria


Tiểu thư quyền quý, Tiểu

Gavrilốpna

dáng người thanh tú, nhiên, trong sáng

thư

hồn

nước da hơi xanh…
Bão tuyết

Gavrila

Cha của Maria, giàu có, Quý tộc, địa chủ

Gavrilôvích

hiếu khách, niềm nở



Mẹ của Maria

Quý tộc, địa chủ

Chuẩn úy nghèo


Con người nhỏ

Praxccôvia
Pêtơrốpna
Vlađimia
Nhicôlaiêvích


thông minh, lịch thiệp, Đại tá kị binh

Burmin

tinh tế,..
Chị

hầu Nhiệt

phòng
3

Ông

chủ Ađrian

tình,

nhanh Con người nhỏ

nhẹn…




Bác chủ hiệu đám ma

Con người nhỏ

hiệu đám Prôkhôrốp
ma

Tơriukhina


Mụ nhà buôn già, cô Con người nhỏ
độc…



Gốtlíp sunxtơ Thợ thủ công người Con người nhỏ
Đức, nhiệt tình, cởi bé
mở…
Acxinhia

Đầy tớ của ông Ađrian

Con người nhỏ


Urơcô

Viên cảnh binh, người Con người nhỏ

dân tộc Tsukhônét…

10




4

Người coi Xamxôn
trạm

Người coi trạm, già nua, Con người nhỏ

Vưrin

nghèo khổ,..



Đunhia

Con gái người coi trạm, Con người nhỏ
xinh đẹp, nhanh nhẹn…

Minxki



Đại úy khinh kị, giàu Quý tộc

có…

5



tiểu Ivan

Chủ trại ấp…

Quý tộc địa chủ

thư nông Pêtơrôvích
dân

Bêrêxtốp
Grigôri

Chủ trại ấp nhỏ, quý tộc Quý tộc địa chủ

Ivanôvích

Nga chính gốc…

Murômxki
Alếchxây

Con trai Bêrêxtốp, vẻ Quý tộc
ngoài tuấn tú..


Lida

Con gái Grigôri, linh Tiểu

thư

hồn

hoạt, làn da bánh mật nhiên trong sáng
duyên dáng, xinh đẹp…
Naxchia

Cô hầu gái của Lida, Con người nhỏ
nhiệt

tình,

nhanh bé

nhẹn…
Giếcxơn

Gia sư của Lida, ngoại Con người nhỏ
hình có phần lố bịch…



Puskin cắm những cột mốc lớn cho nền văn học Nga không chỉ cho các
thể loại văn học mà còn cho hàng loạt đề tài mang nội dung hiện thực và nhân
bản sâu sắc mà tiêu biểu chính là đề tài truyện ngắn. Nhiều hình tượng nhân

vật của ông trở thành bất hủ, được đưa vào danh sách văn học nhân loại nhờ

11


tầm vóc triết học lớn lao xuyên suốt nhiều thế kỷ. Trong Tập truyện vừa của
ông Benkin với những truyện ngắn nhỏ Puskin đã tập trung khai thác những
kiểu loại nhân vật chính mang đậm dấu ấn thời đại và tiêu biểu cho phong
cách sáng tác, cách nhìn nhận của nhà văn đối với xã hội Nga lúc bấy giờ.
Đọc Tập truyện vừa của ông Benkin người đọc sẽ nhận thấy một điều rất rõ
rằng: hầu như ở mỗi tác phẩm nhà văn lại đi vào khám phá cuộc sống hiện
thực cũng như thế giới nội tâm của mỗi tầng lớp người khác nhau trong xã hội
Nga bấy giờ. Đó chính là thân phận những con người nhỏ bé, những người
viên chức nghèo khổ, những tiểu thương, tiểu chủ buôn bán nhỏ lẻ hay nhưng
binh lính trẻ và những cô tiểu thư xinh đẹp, đáng yêu, hay những nhân vật
thuộc tầng lớp thượng lưu quý tộc địa chủ…Tuy số lượng truyện khá ít ỏi,
dung lượng mỗi truyện không dài nhưng A.X.Puskin đã tái hiện và miêu tả
một số lượng các nhân vật khá phong phú, có tính điển hình. Vậy dựa trên
bảng khảo sát thống kê các nhân vật chính trong Tập truyện vừa của ông
Benkin chúng tôi triển khai tìm hiểu một số kiểu loại nhân vật chính đó là:
Những “con người nhỏ bé”, nhân vật quý tộc địa chủ, những tiểu thư hồn
nhiên, trong sáng.
1.2.1. Kiểu nhân vật con người nhỏ bé
Hình tượng “con người nhỏ bé” là một trong những đề tài tiêu biểu của
văn học hiện thực Nga. Đó là kiểu nhân vật văn học thời đại của chủ nghĩa
hiện thực, thường ở vị trí thấp kém trong bậc thang đẳng cấp xã hội, chẳng
hạn như những công chức quèn, những kẻ tiểu thị dân hay thậm chí là quý tộc
nghèo. Khi văn học càng mang tinh thần dân chủ, thì hình tượng “con người
nhỏ bé” càng thu hút sự quan tâm của các nhà văn. Puskin đã đưa ra được
hình tượng hết sức chân thực về "con người nhỏ bé" với một thái độ trân

trọng, đồng cảm. Thế giới nhân vật trong sáng tác văn xuôi của A.Puskin rất
phong phú và đa dạng với đủ mọi tầng lớp người khác nhau và trong đó, kiểu

12


nhân vật “con người nhỏ bé” chiếm tỷ lệ khá lớn, hầu như truyện nào cũng
xuất hiện bóng dáng của họ.
Nhân vật “con người nhỏ bé” trong văn xuôi A.X.Puskin nói chung và
trong tập truyện nói riêng được thể hiện một cách trọn vẹn, chân thực, sinh
động như những gì vốn có của họ. Từ những viên chức, những tiểu thương,
tiểu chủ, lao động nghèo.... cho đến những gia nhân, con ở trong các gia đình
quý tộc. Trong tập truyện này, người đọc có thể bắt gặp những “con người
nhỏ bé” như ông chủ hiệu đám ma Ađrian Prôkhôrốp hay người coi trạm
Xamxôn Vưrin…Trong tác phẩm của mình, A.Puskin luôn nhấn mạnh và làm
nổi bật cuộc đời nghèo khổ, số phận đầy bi kịch, nặng nề của những “con
người nhỏ bé”. Họ bị bóc lột, ngược đãi về sức lao động một cách không
kiêng nể. Với họ, công việc luôn chiếm hết mọi thời gian, không kể ngày đêm
hay những lúc mưa gió, rét mướt...(Người coi trạm). Không những vậy,
những "con người nhỏ bé" này lại còn bị áp bức, chà đạp về tinh thần, bị coi
rẻ nhân phẩm, danh dự và địa vị xã hội. Và trong mảng truyện ngắn Puskin đã
thể hiện những hình tượng con người nhỏ bé mang đậm tư tưởng của nhà văn
và tiếng nói của thời đại.
Bản thân khái niệm “con người nhỏ bé” lần đầu tiên được đưa vào phê
bình văn học bởi V.G.Belinsky, trong bài báo viết năm 1840 về vở kịch “Đau
khổ vì trí tuệ” của A.Griboedov. Trong Tập truyện vừa của ông Benkin, hình
tượng nhân vật con người nhỏ bé được nhà văn thể hiện rõ nét qua truyện
ngắn Người coi trạm, với truyện ngắn này Puskin chân thành chia sẻ công
việc, ước mơ, cảm thương sâu sắc cho những số phận nghiệt ngã của con
người thuộc tầng lớp dưới, thể hiện lòng căm giận những bất công ngang trái

ở đời. Từ tác phẩm này Puskin đã đặt nền móng, khẳng định vị trị của văn
xuôi trong nền văn học Nga. Đồng thời, ông đã đặt ra một vấn đề mang tính
nhân đạo, đó là số phận của những con người tầm thường trong xã hội Nga
lúc bấy giờ với hình tượng nhân vật trung tâm là Xamxôn Vưrin. Cách xây

13


dựng hình tượng điển hình con người nhỏ bé của Puskin trong Người coi
trạm, đó là con người có chức tước, địa vị nhỏ bé, là những con người ở dưới
đáy xã hội, mang thân phận thấp hèn và chịu nhiều đau khổ do cuộc sống chà
đạp. Là nhà văn theo chủ nghĩa hiện thực, có thể nói Puskin là người đầu tiên
miêu tả những phong tục Nga và cuộc sống của các tầng lớp nhân dân Nga
khác nhau với một sự chính xác lạ thường và sâu sắc.
Trong Người coi trạm, hình tượng "con người nhỏ bé" được thể hiện
thông qua nhân vật Xamxôn Vưrin, một người coi trạm già. Nhân vật ngay từ
khi xuất hiện đã mang một thân phận nhỏ bé. Ở đây, Puskin không vội vàng
cho chúng ta xem chân dung bác Xamxôn ngay mà nhà văn đã giới thiệu nhân
vật thông qua nghề coi trạm của bác. Cái nghề mà khi nhắc đến ở nước Nga,
nhà văn đã mở màn:
"Thử hỏi ai là kẻ chưa từng nguyền rủa những người coi trạm, ai là kẻ
chưa từng chửi bới họ? Ai mà chả có lần, trong một phút giận dữ, đã đòi cho
được quyển sổ tai hại để ghi vào đó những lời than phiền bất lợi về một sự
xúc phạm, một thái độ lỗ mãng hay một điều sai hẹn? Ai là người chưa từng
xem họ như những ác ôn giữa giống người, như là lũ thơ lại hiện hình, hay ít
nhất cũng như những tên kẻ cướp ở Murôm."
"Đó là kẻ bị đày ải thực sự ở bậc thang thứ mười bốn, may lắm cũng
chỉ nhờ vào thứ bậc ấy mà thoát khỏi những cái đấm đá, nhưng không phải
lúc nào cũng thoát được đâu."
Ngay từ khi xuất hiện với chức danh của mình Xamxôn Vưrin đã đủ

cho chúng ta liệt ông vào hàng những con người nhỏ bé rồi, thân phận nhỏ bé
đến mức mà người khách qua đường có quyền mắng chửi, có quyền xúc phạm
hay ví như kẻ cướp. Mang thân phận của những người thuộc tầng lớp dưới
nên dù điều kiện thời tiết, ngựa, đường, tất cả mọi khó khăn xáy ra cho khách
đều bị quy chụp do lỗi của bác Xamxôn Vưrin; bác bị xem như kẻ thù, mưa
gió cũng phải đội trời ra đi tìm bằng được ngựa để làm vừa lòng khách. Bác

14


luôn phải khúm núm, run rẩy trước những vị khách nóng tính, cục cằn và thô
lỗ. Đó là hình tượng cụ thể, số phận cam chịu của một kẻ tôi hèn bị xã hội
xem thường chỉ bởi là người coi trạm. Dù rằng luôn tay luôn chân giúp đỡ
những người khách lỡ đường nhưng mặc định trong công việc của bác không
có sự cảm thông và chẳng bao giờ nhận được một lời cảm ơn tử tế như thể đó
là nghĩa vụ mà bác phải làm vậy.
Ngoài công việc thì cuộc sống gia đình của bác Xamxôn cũng khá buồn
tẻ. Căn nhà của bác đơn giản, chỉ có mấy bức tranh kể chuyện Đứa con hư,
chậu phụng tiên, chiếc giường với chiếc màn cửa sặc sỡ. Không gian của nhân
vật cũng chỉ gói gọn trong căn nhà với vài vật dụng đơn giản ấy. Bác là người
thương yêu và chăm lo cho gia đình vô cùng nhưng lại mất đi người bạn đời
quá sớm, phải nuôi con một mình nhưng bù lại bác rất hãnh diện về cô con
gái. Tất cả tình thương yêu của bác dành hết cho cô con gái độc nhất của
mình. Đunhia là tất cả tình yêu, hi vọng, vốn liếng của cuộc đời bác. Trớ trêu
thay, bác cũng mất luôn cả cô con gái chỉ bởi vì bản chất quá thật thà và tin
người của mình. Để trước đó bác là người nhanh nhẹn, tháo vát, tươi vui thì
sau khi cô con gái ra đi bác trở nên già đi nhiều, tóc bạc, râu không cạo, trầm
mặc, nhiều nếp nhăn, lưng còng chỉ bởi vì quá thương nhớ con. Công cuộc đi
tìm con với bao hy vọng đã bị dập tắt khi đứa con gái không muốn trở về và
bản thân người cha bị xua đuổi. Nỗi đau khiến bác Xamxôn trở thành người

sống với quan niệm “con người ta dù cầu khẩn thế nào cũng không tránh được
tai họa, số trời đã định thì không ai thoát khỏi”. Sống không niềm tin, không
ước mơ và tin tưởng, lạc quan thì chỉ là một cuộc đời chết không hơn.Thân
phận nhỏ bé của bác Xamxon còn được thể hiện qua cử chỉ, lời nói của bác
khi đứng trước Minxki, con người thuộc tầng lớp quý tộc. Puskin đã khéo léo
xếp đặt để cho nhân vật của mình đi vào một tình huống cụ thể để đối mặt với
tầng lớp trên, từ đó càng lãm rõ hình tượng con người nhỏ bé của mình. Khi
Minxki lừa dối bác Xamxôn và đưa con gái của bác đi, trong tình huống đó, lẽ

15


ra người cần phải xin lỗi để được tha thứ là Minxki mới đúng. Nhưng như
chúng ta thấy, khi tìm thấy Minxki, bác Xamxon chỉ có thể cầu xin: "Bẩm
quan lớn!... xin ngài hãy vì Chúa mà sinh phúc..."; "Bẩm quan lớn, - ông già
nói tiếp, - dù sao việc cũng đã lỡ rồi; ít nhất cũng xin ngài trở con Đunhia tội
nghiệp lại cho tôi. Bây giờ ngài đã thoả thích với nó rồi, xin ngài đừng đẩy nó
đến chỗ tàn tạ làm gì". Một điều bẩm, hai điều bẩm, trong hoàn cảnh đó, ít có
người chịu được sự lừa dối và xúc phạm mình đến thế, để mà có thể cam chịu,
nhẫn nhục cầu xin một người đã có lỗi với mình. Thế mà bác Xamxôn hết sức
cam chịu, chẳng dám làm gì khác ngoài cầu xin kẻ kia rủ lòng thương hại.
Bác đã lo sợ những điều xấu xa đến với con gái mình nhưng bác lại không
dám đấu tranh để giành lại con gái, bác đành ngậm ngùi theo "ý trời", đầu
hàng số phận. Điều đó thể hiện ở chi tiết một người bạn của bác khuyên bác
đi kiện, nhưng bác lại "phó mặc cho trời và quyết định rút lui." Trước nỗi khổ
đau của mình, bác chỉ còn có thể rơi những giọt nước mắt bất lực. Từ lời nói
cho đến ý nghĩ của bác đều bộc lộ thân phận của một con người thấp cổ bé
họng trong xã hội, một con người mà bất cứ ai cũng có quyền chà đạp và
không hề có tiếng nói cho cuộc sống của chính mình.Cuộc sống của bác coi
trạm Xamxôn Vưrin sau bao nhiêu năm phục vụ cho nhà nước, phục dịch tận

tình các quan chức mỗi lần qua trạm cũng không để lại được tài sản gì có giá
trị, ngôi nhà của bác "đều đượm một vẻ tàn tạ và bừa bãi" [23, 127]. Trong
công việc, bác còn phải chịu sự áp bức về thân xác của những kẻ qua đường:
"Khách lập tức to tiếng và giơ cao chiếc roi da lên" [23, 129]. Cùng với đó thì
nỗi đau mất con đã khiến cuộc đời bác coi trạm trở nên bế tắc, mòn mỏi.
Chính từ những nguyên nhân trên đã biến bác coi trạm từ một người đàn ông
cường tráng trở thành một cụ già lọm khọm, sống lặng lẽ, cô đơn một mình
rồi ra đi trong nỗi buồn và nỗi cô độc không ai san sẻ. Không chỉ thế, con gái
người coi trạm - Đunhia cũng là một điển hình khác cho số phận của “con
người nhỏ bé”. Mới 14, 15 tuổi cô bé đã phải làm quen với việc làm vừa lòng

16


các vị khách qua trạm khó tính để giảm bớt cơn thịnh nộ của họ trút lên đầu
cha mình. Cô cũng phải chịu đựng bao cảnh quát mắng, dọa nạt của khách
qua đường. Bị bắt đi trên suốt dọc đường, cô đã khóc rất nhiều. Cuối cùng, cô
phải sống với một người mà cô không yêu dù cuộc sống sau này của cô khá
đầy đủ về vật chất. Cuộc sống phụ thuộc, an phận đã không cho phép cô về
thăm cha mình. Để sau này khi có cơ hội trở về thì người cha của cô cũng
không còn nữa. Chính giây phút ngắn ngủi phục xuống rất lâu dưới mộ cha ấy
đã chứng tỏ những nỗi xót xa, buồn tủi thầm lặng của Đunhia.
Nhà văn A.X.Puskin đã chọn đối tượng tượng phản ánh trong giới viên
chức Nga bấy giờ là tầng lớp người thấp kém về địa vị dưới con mắt của
những kẻ khác và theo tác giả, người coi trạm chính là “kẻ bị đầy ải thực sự ở
bậc thang thứ mười bốn” [23,122]. Như vậy bằng cách nhìn nhận nhạy cảm
và đầy tính nhân văn, nhà văn đã thể hiện con người nhỏ bé với những nét
tính cách hiền lành, cam chịu, nhẫn nhục bằng giọng điệu hiền hòa và tràn
đầy thương cảm, nhà văn gợi lên trong người đọc niềm thương xót, cảm
thông cho số phận bác coi trạm và bất ngờ trước nhận xét ngây thơ, phiến

diện của chú bé dành cho người phụ nữ mà “ai cũng biết là ai” ấy, “bà cho
cháu năm đồng xu bằng bạc, bà ấy tốt quá”. Câu nói ấy khiến mỗi người đọc
đều mang trong mình những suy nghĩ và cảm nhận khác nhau. Puskin kết thúc
câu chuyện bằng một câu nói như mở ra trong lòng mỗi người là một câu trả
lời tự mặc định cách sống và suy nghĩ của chính mình. Có thể nói Puskin xây
dựng nhân vật mang dấu ấn thời đại, giản dị, không phô trương kiểu cách,
không phù phép ngôn từ mà chuyện vẫn diễn biến tự nhiên, hấp dẫn. Xây
dựng nhân vật nhưng để cho nhân vật tự tìm được lối thoát chân chính thoát
ra khỏi tình trạng bế tắc của chính mình từ đó gợi cho người đọc những suy
nghĩ nghiêm túc. Tác giả khẳng định vị trí của nhân vật, đấu tranh cho quyền
sống, nhân phẩm bị vùi dập, trân trọng nhân phẩm và năng lực, mong muốn
những điều tốt lành cho họ. Dùng số phận con người riêng để nói đến cái

17


chung của nước Nga trong thời điểm hiện tại; từ sinh hoạt cụ thể phát triển
khái quát, tượng trưng, có ý nghĩa xã hội, lịch sử và triết học sâu sắc.
Bên cạnh đó, những người lao động nghèo đã được nhà văn phản ánh
rất chân thực, cụ thể vào trong tác phẩm của mình. Họ là những con người
khốn khổ, luôn phải vật lộn với cuộc sống để tìm kiếm lấy miếng cơm manh
áo nhưng vẫn sáng lên những phẩm chất tốt đẹp.Đó chính là hiện thực về
cuộc sống vật chất của bác chủ hiệu quan tài Ađrian Prôkhôrơvich trong tác
phẩm Ông chủ hiệu đám ma. Cuộc sống thiếu thốn của gia đình người bán
quan tài này diễn ra trong suốt 18 năm trong một “túp nhà cũ hư nát”. Và khi
chuyển đến nhà mới thì đó cũng là một "căn nhà nhỏ" với những đồ đạc vặt
vãnh chất lên chiếc xe đòn và cặp ngựa gầy còm ì ạch kéo. Toàn bộ gia sản
trong bao nhiêu năm buôn bán của người chủ quan tài này chỉ có thế. Điều đó
cho ta thấy rõ cuộc sống thiếu thốn, nghèo khó của những tiểu thương, tiểu
chủ, những người buôn bán nhỏ như bác Ađrian.

Cũng trong tác phẩm Ông chủ hiệu đám ma, hình ảnh những “con
người nhỏ bé” còn được nhà văn thể hiện qua cuộc đời, số phận của đám thợ
thủ công: bác thợ cả, thợ phó, thợ giày, thợ may.... Những nhân vật này chỉ
xuất hiện thoáng qua trong truyện nhưng người đọc vẫn cảm nhận được số
phận nghèo khó của họ. Họ luôn phải sống trong trạng thái lo lắng, tất bật bởi
công việc làm ăn đầy những thăng trầm, vất vả. Công việc buôn bán làm ăn
của bác Ađrian cũng có lúc lên xuống thất thường: “Bác đang nghĩ đến trận
mưa rào trước đây một tuần lễ đã đón đường đám ma của viên đại tá hồi hưu
ở cửa ô. Bao nhiêu áo tang bị nhăn nhúm, bao nhiêu mũ bị quăn cả lên. Bác
đã thấy trước những phí tổn không thể nào tránh khỏi, vì mớ áo tang dự trữ
lâu ngày ấy đã trở về với bác trong một tình trạng thảm hại” [23, 113]. Chính
sự khó khăn trong công việc buôn bán như vậy mà đôi lúc bác có những ý
nghĩ tiêu cực: “Bác trông mong vào mụ nhà buôn già T’riukhina để bù lại chỗ
tổn thất ấy. Mụ này ngắc ngoải đã gần một năm rồi” [23, 113]. Những tiểu

18


thương, tiểu chủ này không chỉ khổ vì phải vật lộn với cuộc sống để kiếm
miếng cơm manh áo mà họ còn phải chịu những nhiếc móc của người đời về
công việc mình làm. Bác Ađrian cũng gặp những phiền phức trong cái nghề
bán quan tài, cho thuê đồ tang lễ của mình: “Thế nào đây? Bác cũng phải
nâng cốc chúc sức khỏe các người chết của bác chứ” [23, 116]. Trước những
lời châm chọc và những tiếng cười của mọi người xung quanh về nghề bán
quan tài của mình, bác đã không vui, “sa sầm nét mặt” và day dứt, mặc cảm
về nghề nghiệp của mình: “Thực ra là thế nào? (...) Chủ hiệu đám ma có phải
là thằng hề của ngày lễ Noen đâu?” [23, 117].
Mặc dù vậy, trong tác phẩm của A.Puskin, những con người nhỏ bé này
vẫn luôn ánh lên những phẩm chất tốt đẹp, những tâm hồn đáng quý. Ta thấy
người viên chức nghèo Xamxôn Vưrin trước hết là một người lương thiện,

hiền lành, tình cảm: “Sống bình lặng, bản tính vốn ân cần, dễ chan hòa, chỉ có
một ước vọng khiêm tốn về danh dự mà không hề tham lam quá độ” [23,
142]. Đặc biệt bác là người cha rất mực yêu thương con cái. Trong lòng người
cha bất hạnh này, đứa con gái Đunhia luôn là một vật báu, một niềm kiêu
hãnh: “Vâng con gái tôi đấy! - cháu rất ngoan và nhanh nhẹn” [23, 125]. Cho
đến khi sắp từ giã cõi đời bác vẫn lo lắng cho con gái mình không ngớt. Và
trong công việc, bác Vưrin cũng như con gái Đunhia của mình luôn là người
điển hình cho sự cần mẫn, chăm chỉ và đầy trách nhiệm. Với tinh thần làm
việc ấy, dù trời mưa hay nắng, ngày hay đêm, bác vẫn luôn luôn cố gắng đáp
ứng nhanh nhất, chu đáo nhất yêu cầu của khách qua đường. Một vẻ đẹp nữa
có thể thấy trong tâm hồn bác Vưrin đó là dù nghèo khó nhưng bác vẫn trọng
nhân phẩm, danh dự. Khi tìm gặp được con và bị đại úy Minxky đuổi ra khỏi
cửa cùng với nắm giấy bạc nhàu nát, bác đã vô cùng căm phẫn: “Nước mắt
bác trào ra, những giọt nước mắt phẫn uất. Bác vò nát nắm giấy bạc vứt
xuống đất xéo dưới gót chân và bỏ đi” [23, 137]. Ở điểm này, A.Puskin đã thể
hiện nhân phẩm của những người thuộc tầng lớp dưới. Nó thể hiện một cái

19


×