Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ung thư cơ biểu mô ở trẻ em nhân một trường hợp và đối chiếu y văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 5 trang )

phần nghiên cứu

UNG THƯ CƠ BIỂU MÔ Ở TRẺ EM
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP VÀ ĐỐI CHIẾU Y VĂN
Hoàng Ngọc Thạch; Phó Hồng Điệp; Nguyễn Thị Quỳnh Giang
Khoa Giải Phẫu Bệnh, Bệnh viện Nhi trung ương
Tóm tắt
Ung thư cơ biểu mô (Myoepithelial carcinoma) là u ác, tiến triển và điều trị phức tạp, khả
năng tái phát và di căn cao. U hiếm gặp ở người lớn, đặc biệt hiếm gặp ở trẻ em. Chúng tôi báo
cáo một trướng hợp bệnh ở trẻ nam 10 tuổi, u nhỏ 1,5 cm tại mô cái bàn tay phải đã được phẫu
thuật cắt u triệt để. Bệnh phẩm được làm xét nghiệm giải phẫu bệnh và được chẩn đoán là ung
thư cơ biểu mô. Mô học và hóa mô miễn dịch thấy u gồm hai thành phần cơ bản là cơ và biểu
mô. Kết quả theo dõi sau mổ 8 tháng không thấy u tái phát hay di căn.
Từ khóa: Ung thư cơ biểu mô.

Abstract
MYOEPITHELIAL CARCINOMA IN CHILDREN
A CASE REPORT AND REVIEW LITERATURE
Myoepithelial carcinoma is malignant tumour, which is complex in term of development and treatment.
Tumour has hight ratio of recuring and metastasis. It is rare in adult and much more rare in children. We
report a case who has 1.5 cm tumour at the palm of the right hand. Mass was totally removed. Pathological
diagnosis was myoepithelial carcinoma. Histology and immunohistochemistry showed basically two
components that are myogenic and epithelial component. Follow up 8 months after surgery, there is no
feature of recuring and metastasis.
Key word: Myoepithelial carcinoma.

Nhận bài: 5-10-2018; Thẩm định: 15-10-2018
Người chịu trách nhiệm chính: Hoàng Ngọc Thạch
Địa chỉ: Khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương

53




tạp chí nhi khoa 2018, 11, 5
1. Đặt vấn đề

gây khó khăn khi cầm nắm

Ung thư cơ biểu mô là loại u hiếm gặp, tuy
nhiên trong những năm gần đây, số lượng ca
bệnh được báo cáo ngày càng nhiều lên. Cũng
giống như u cơ biểu mô, ung thư cơ biểu mô cũng
biểu hiện gồm hai thành phần cơ bản là thành
phần cơ trơn và biểu mô, xác định trên mô học và
hóa mô miễn dịch (HMMD). U có thể gặp ở nhiều
vị trí như các tuyến (tuyến nước bọt, tuyến vú…),
ổ bụng, trung thất, thân mình, các chi, đầu cổ, da
và mô mềm. Tỷ lệ gặp ở nam và nữ tương đương
nhau [1], [4]. U có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó
tuổi trung bình khoảng 38 tuổi. Có khoảng 20%
trường hợp u gặp ở trẻ em, biểu hiện lâm sàng
thường phức tạp. Tỷ lệ tái phát u ở trẻ em là 53%,
di căn 52%, tử vong sau 9 tháng kể từ khi chẩn
đoán là khoảng 43% [1].
Điều trị ung thư cơ biểu mô khác nhau tùy
theo vị trí, biểu hiện lâm sàng, giai đoạn u. U phát
hiện sớm có thể chỉ phẫu thuật đơn thuần và theo
dõi. U phát hiện muộn hơn có thể phải phối hợp
phẫu thuật với điều trị hóa chất hoặc xạ trị hoặc
phối hợp cả phẫu thuật với hóa trị và xạ trị. Nhìn
chung với các trường hợp u lớn, phát hiện muộn,

u thường có tỷ lệ tái phát cao, tỷ lệ di căn cao và
tỷ lệ tử vong cũng cao [1].
Trong quá trình thực hành chẩn đoán, chúng
tôi đã xác định được một trường hợp u bàn tay có
đặc điểm mô bệnh học và hóa mô miễn dịch của
ung thư cơ biểu mô. Do đó chúng tôi thực hiện
nghiên cứu này nhằm giới thiệu ca bệnh hiếm
gặp ở trẻ em.
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm mô
bệnh học và một số đặc điểm hóa mô miễn dịch
trong chẩn đoán ung thư cơ biểu mô vùng mô
mềm ở trẻ em.
2. Báo cáo ca bệnh
Hành chính: Vũ Minh Tr.
Giới tính: Nam

Ngày sinh: 04/08/2007

Ngày vào viện: 18/11/2007
Lý do vào viện: Khối vùng mô cái bàn tay phải

54

Bệnh sử: Bệnh nhân tự nhiên xuất hiện khối
nhỏ vùng mô cái bàn tay phải từ khoảng một
năm trước. Khối tiến triển chậm nhưng có biểu
hiện to dần theo thời gian, gây khó chịu, đau
khi cầm nắm. Không thấy sưng đau, không sốt,
không giảm cân.
Tiền sử bản thân và gia đình: Không có gì

đặc biệt.
Thăm khám (thời điểm vào viện): Khám toàn
thân không phát hiện gì đặc biệt, gan lách không
to, hạch ngoại vi không sờ thấy. Khám tại chỗ:
Khối chắc dưới da vùng mô cái bàn tay phải ≈
1,5 cm, ranh giới rõ, không di động, ấn hơi đau,
không sưng nóng.
Các xét nghiệm đã làm:
- Huyết học: HGB 146.0, RBC 5.05; PLT 441;
WBC 9.4: NEUT% 70.3, LYM% 21.0, Mono% 5.7,
Basophiles% 0.9.
- Sinh hóa máu: Glucose 5.52; Creatinin 50.26,
Ure 5,56. Xét nghiệm đông máu: Fib (g/l) 2.79;
PT (%) 87.4; APTT b/c 1.23.
- XN nước tiểu: không có gì đặc biệt
- Xét nghiệm khác: HbsAg (-), Nhóm máu O, Rh (+).
- Chẩn đoán hình ảnh:
Xquang phổi: bình thường.
Siêu âm: Khối vùng mô mềm dưới da, vị trí mô
cái bàn tay phải, 1,7 x 1,5 cm. Khối có mật độ cao,
đồng nhất, ranh giới rõ. Không có biểu hiện liên
quan với xương bàn tay.
Chẩn đoán sơ bộ: U đặc mô cái bàn tay phải,
nghĩ đến u xơ.
Bệnh nhân được tiến hành mổ cắt bỏ toàn bộ
khối u gửi xét nghiệm giải phẫu bệnh.
Xét nghiệm giải phẫu bệnh:
- Đại thể: Khối bệnh phẩm chắc, có vỏ chưa vỡ,
đường kính 1,5 cm, bám mỡ vàng. Diện cắt thuần
nhất, hồng nhạt.

- Vi thể: Sinh thiết thấy mô da và u dưới da có
ranh giới rõ cấu tạo gồm các tế bào u kích thước
trung bình hình ovan hoặc hình tròn, nhân kiềm
tính, hạt nhân mờ nhạt. Hình ảnh nhân chia dễ thấy,


phần nghiên cứu
trung bình 1 nhân chia/ 1 vi trường lớn, có vi trường
thậm chí 2-3 nhân chia. Tế bào u sắp xếp thành đám
không rõ cấu trúc, có chỗ tập trung quanh mạch.
Nhiều nơi tế bào u có dạng biểu mô, xếp trên màng
xơ mạch thành bè hoặc dạng tuyến. Không thấy
chảy máu hoại tử, không thấy canxi hóa.
Hóa mô miễn dịch (HMMD):
Dấu ấn biểu mô: EMA (+), CKAE1/3 (+)
Dấu ấn cơ trơn: SMA (+)
Dấu ấn khác: LCA (-), Desmin (-), Myogenin (-),
HMB45 (-), Ki67 (+) 20%.

Chẩn đoán giải phẫu bệnh: Carcinoma tuyến
phụ thuộc da, mô học và hóa mô miễn dịch phù
hợp: Myoepithelial carcinoma
Hội chẩn GS. Fletcher (Prof. Christopher D.M.
Fletcher - Harvard medical school, USA): Hình ảnh
carcinoma tuyến phụ thuộc da, typ cơ biểu mô.
Hóa mô miễn dịch dương tính với: CAM5.2; EMA,
S100, SOX10; HMMD âm tính với: CK20, NFP, p63,
Synaptophysin, EBER.
Chẩn đoán xác định: Ung thư cơ biểu mô
(Myoepithelial carcinoma).


Một số hình ảnh mô học và hóa mô miễn dịch:

Hình 1. Myoepithelial carcinoma. A, B: Nhuộm HE, u mô mềm dưới da; C: EMA (+) mạnh;
D: CKAE1/3 (+) mạnh; E: SMA (+); F: Ki 67 (+) 20%.

55


tạp chí nhi khoa 2018, 11, 5
Kết quả theo dõi sau mổ:
- Sau mổ 2 tháng: không thấy tái phát u (Hình 2)

Hình 2. Sẹo mổ sau 2 tháng phẫu thuật cắt u.
Sẹo liền tốt, siêu âm không thấy u.
- Kiểm tra lại 26/7/2018 (8 tháng sau mổ): Sẹo
mổ tốt. Siêu âm không thấy u.
3. Bàn luận
Ung thư cơ biểu mô hiếm gặp, chủ yếu gặp ở
người lớn, lứa tuổi 10 - 63 tuổi, tuổi trung bình 22,5
tuổi [3], [5]. Trong nghiên cứu của Gleason và cộng
sự [1] với 29 trường hợp ung thư biểu mô cơ ở trẻ
em, thấy có 15 trẻ gái và 14 trẻ trai, tuổi từ sau sinh
đến 17 tuổi, trong đó tuổi trung bình là 9 tuổi. Trong
nghiên cứu này, bệnh nhân là trẻ trai, tại thời điểm
được chẩn đoán trẻ 10 tuổi, tuy nhiên phát bệnh
trước đó 1 năm, tương ứng thời điểm xuất hiện
bệnh là 9 tuổi, rất phù hợp với nghiên cứu của tác
giả. Trong nghiên cứu của Tao Xu từ năm 1991 đến
năm 2005 [4], hồi cứu được 23 bệnh nhân, trong đó

nam chiếm 56,5%, độ tuổi từ 15 -77 tuổi. Gleason
với 29 trường hợp cũng là nghiên cứu tổng hợp từ
nhiều ca bệnh, nhiều trung tâm khác nhau, điều này
nói lên mức độ ít gặp của bệnh.
Về vị trí u, ung thư có biểu mô được cho là có
thể gặp ở nhiều cơ quan. ở người lớn u hay gặp
nhất là tuyến nước bọt, tiếp theo là các cơ quan
khác bao gồm chi, thân mình, đầu cổ, trung thất,
sau phúc mạc, tim, tuyến vú và cơ quan khác [1],
[3], [4]. Ở trẻ em, theo nghiên cứu của Gleason lại
có một số khác biệt, tỷ lệ u gặp ở các chi lại cao
hơn so với các vị trí khác, chiếm gần 50% ca bệnh

56

(14/29 trường hợp), tiếp theo là vị trí thân mình
(6/29), các màng (5/29) [1]. Kết quả này cũng có
điểm tương đồng với vị trí u tại bàn tay của bệnh
nhận trong nghiên cứu của chúng tôi.
Kích thước u trong trường hợp nghiên cứu này
cũng là điểm thuận lợi cho điều trị, u nhỏ 1,5cm,
có vỏ, diện phẫu thuật hết u hướng tới một chiến
lược điều trị không phức tạp, đó là điều trị ngoại
khoa, theo dõi kiềm tra định kỳ, không cần hóa
trị và xạ trị. Hiện tại bệnh nhân đã theo dõi được
8 tháng, sau mổ không thấy u tái phát, cũng
không có biểu hiện di căn. Kết quả này cũng phù
hợp với Hornick [2], u có kích thước từ 0,5-2,5 cm,
kích thước trung bình 1,1 cm. Tuy nhiên ung thư
cơ biểu mô của tuyến nước bọt trong nghiên cứu

của Shubhada [3], kích thước u lớn hơn, khoảng
từ 1-20 cm, trung bình 4 cm. Bên cạnh đó, theo
dõi tiến triển u trung bình 40 tháng (6 tháng - 9
năm) với 8 bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu,
Hornick nhận thấy u tái phát tại chỗ 3/8 trường
hợp (38%), di căn hạch 1 trường hợp (13%). Mặc
dù bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi
hiện không thấy tái phát u là kết quả khả quan,
tuy nhiên vẫn cần tiếp tục theo dõi để đánh giá
tiến triển u trong thời gian dài hơn.
Về đặc điểm mô học, u tại các tuyến và tuyến
nước bọt có đặc điểm hơi khác so với ung thư cơ
biểu mô tại da và mô mềm. Tế bào u nhìn chung
khá thay đổi, có thể bao gồm một số hình thái
khác nhau trong một trường hợp, tế bào u có thể
hình tròn, ovan, hoặc dạng biểu mô, bào tương
thường rất hẹp, nhân kiềm tính, nhân chia dễ
thấy (trung bình 8 nhân chia/ 10 vi trường) [1],
[3], [5]. Một số trường hợp u gồm các đám tế bào
sáng, thậm chí tế bào u có kích thước khá lớn,
bào tương hồng ưa axit, nhiều tế bào mang hình
dáng tương bào hoặc tế bào dạng rhabdoid. Sắp
xếp của tế bào u cũng thay đổi tùy trường hợp,
thành đám tập trung, hoặc ổ, bè, hoặc tuyến. Mô
nền u chứa nhiều xơ collagen, hoặc hyalin, hoặc
hơi nhầy [1], [5]. Trong nghiên cứu này, tế bào u
có biểu hiện hai dạng chính: (1) Thành đám, ổ
gồm các tế bào hình tròn, hình ovan, bào tương



phần nghiên cứu
hẹp, nhân kiềm tính, hạt nhân mờ nhạt, tỷ lệ
nhân chia cao (>10 nhân chia/10 vi trường lớn);
(2) Thành cấu trúc dạng tuyến gồm các bè, dải tế
bào dạng biểu mô, có chỗ tế bào u sắp xếp gợi
hình ảnh tuyến (Hình 1). Mô nền u có một số dải
xơ - collagen và xơ mạch. Không thấy hình ảnh
mô nền dạng nhầy. Không thấy hoại tử u.
Hóa mô miễn dịch: Ca bệnh được báo cáo biểu
hiện rõ đặc điểm hóa mô miễn dịch dương tính với
thành phần biểu mô với CKAE1/3 (+), EMA (+) và
thành phần cơ trơn với SMA (+) (hình 1). Đặc biệt
tỷ lệ nhân lên của tế bào khá cao biểu hiện với Ki 67
(+) 20%. Kết quả nhuộm HMMD của Fletcher (kết
quả hội chẩn) và nhiều nghiên cứu khác cũng thể
hiện đặc điểm hóa mô với các thành phần chính
là biểu mô và cơ trơn: CAM5.2; EMA, S100, SOX10
hay GFAP, calponin, p63. Số ít trường hợp mất biểu
hiện INI1. Tuy nhiên tỷ lệ dương tính thay đổi tùy
từng ca bệnh [1], [3], [1], [4].
Biến đổi gen thể hiện có sự khác nhau giữa các
trường hợp ung thư cơ biểu mô có đặc điểm loại
tế bào khác nhau. Có tới 45% các trường hợp ung
thư cơ biểu mô của da và mô mềm có tái tổ hợp
lại gen EWRS1, trong khi đó ở những trường hợp
không có biến đổi EWRS1 thì 3/5 trường hợp lại có
mất đoạn gen SMARCB1 [1]. Mặt khác tổ hợp gen
EWRS1-POU5F1 lại thường thấy ở các trường hợp
mà tế bào u có dạng biểu mô tập trung thành ổ và
bào tương sáng. Tổ hợp gen EWRS1-PBX1 lại tương

ứng với tế bào u hình thoi và mô đệm xơ cứng. Sự
sắp xếp lại của PLAG1 chiếm 37% -72% gợi ý có sự
liên quan với u cơ biểu mô tuyến nước bọt thể đa
hình. Đối với ca bệnh nghiên cứu, chúng tôi chưa
thực hiện được phân tích gen do đó chưa đánh giá
được biến đổi gen trên ca bệnh cụ thể này.

4. Kết luận
- Ung thư cơ biểu mô thực sự có thể gặp ở trẻ
em Việt Nam với đặc điểm mô bệnh học và hóa
mô miễn dịch biểu hiện hai thành phần cơ bản là
phần cơ và biểu mô.
- Phát hiện kịp thời khi u chưa lớn, phẫu thuật
cắt bỏ u triệt để là giải pháp có thể cứu sống người
bệnh, tuy nhiên cần theo dõi định kỳ phát hiện tái
phát u tại chỗ hoặc di căn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Gleason BC, Fletcher CD. Myoepithelial
carcinoma of soft tisue in children: an aggressive
neoplasm and analyzed in a series of 29 cases.
Am J Surg Pathol (2007) Dec; 31 (12): 1813-24.
2. Hornick JL, Fletcher CD. Cutaneous
myoepithelioma: a clinicopatologic and
immunohistochemical study of 14 cases. Hum
Pathol. 2004 Jan; 35(1):14-24.
3. Shubhada V. Kane, et al. Myoepithelial
carcinoma of the Salivary Gland: A Clinicalpathologic
Study of 51 cases in a Tertiary Cancer Center. Arch
Otolaryngol Head Neck Surg. 2010;136(7): 702712.
4. Tao Xu, et al. Myoepithelial carcinoma of the

Head and Neck: A report of 23 cases and literature
review. Camcer treatment comunication (2014),
2, 24-29.
5. Vickie Y. Jo, Christopher D. M. Fletcher.
Myoepithelial Neoplasm of soft tisue: An
update review of the clinical pathologic,
immunophenotypic, and Genetic features. Head
and neck pathol (2015) 9: 32-38.

57



×