Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thực trạng thực hiện thông tư 22/2013/TT-BYT tại các bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Nhi Trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.47 KB, 6 trang )

phần nghiên cứu

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THÔNG TƯ 22/2013/TT-BYT TẠI CÁC
BỆNH VIỆN VỆ TINH CỦA BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Nguyễn Thu Trang*, Trần Đức Hậu*, Đỗ Mai Hoa**, Đỗ Minh Loan*, Lê Thị Minh Hương*
Hồ Anh Tuấn*, Nguyễn Thị Hoài Thu*, Nguyễn Thị Hồng Nhung*
* Trung tâm đào tạo liên tục và Chỉ đạo tuyến - Bệnh viện Nhi Trung ương
** Trường Đại học Y tế công cộng
Tóm tắt
Đào tạo y khoa liên tục (ĐTLT) theo Thông tư 22/2013/TT-BYT (TT22) là các khóa đào tạo
ngắn hạn bao gồm: đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ; cập nhật kiến thức y khoa
liên tục; phát triển nghề nghiệp liên tục; đào tạo chuyển giao kỹ thuật (CGKT), đào tạo theo
nhiệm vụ chỉ đạo tuyến và các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khác cho cán bộ y tế (CBYT)
mà không thuộc hệ thống văn bằng giáo dục quốc dân. Mục tiêu: Mô tả thực trạng thực hiện
thông tư 22/2013/TT-BYT cho bác sĩ làm việc tại các bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Nhi Trung
ương giai đoạn 2016-2017. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đối tượng
là bác sĩ nhi khoa làm việc tại 4 bệnh viện vệ tinh (BVVT) của Bệnh viện Nhi Trung ương (BVNTW).
Bác sĩ (BS) nhi được phát vấn về thực trạng ĐTLT dựa trên khung của TT22. Kết quả: Trong 262 BS
nhi được phát vấn, có 214 BS tham gia các khóa ĐTLT trong 2 năm 2016-2017 tương ứng 81,7%;
hình thức chủ yếu là tập huấn, đào tạo chiếm trên 75% ở tất cả các lớp, chuyển giao kĩ thuật
(CGKT) tỉ lệ rất thấp dưới 6%. Số BS đáp ứng đúng theo Thông tư 22/2013 -BYT là 153 tương ứng
58,4%. Tiêu chí về hình thức ĐTLT: tập huấn, đào tạo chiếm trên 75% ở tất cả các lớp. Tiêu chí về
mã cơ sở ĐTLT: có 3/4 BV được cấp mã đào tạo và thẩm định bởi cơ quan có thẩm định.
Kết luận: Phần lớn các bác sĩ tại các BVVT đã nắm được nội dung thông tư 22 và đáp ứng
được tiêu chuẩn của thông tư này. Tuy tất cả các khóa đào tạo đều có đầy đủ giảng viên và trợ
giảng, mới chỉ có một số bệnh viện có tài liệu đã qua thẩm định để đào tạo.

Abstract
ACTUAL IMPLEMENTATIONS OF CIRCULAR 23/2013/TT/BYT AT SATELLITE HOSPITAL
OF THE NATIONAL HOSPITAL OF PEDIATRICS
Continuing Medical Education (CME) is a short-term training course, including: training on knowledge,


skills and professional skills; update medical knowlegde continuosly; continuous professional
development; train the technical transfer, train the task of directing routes and other professional
training courses for health worker without the national education diplomas system. Objectives: Describe
the actual implementation of Circular 22/2013 / TT-BYT for pediatricians working in satellite hospitals
of the National Hospital of Pediatrics, 2016-2017. Object and method: A cross sectional descriptive
study, a pediatrician working in four satellite hospitals of the National Hospital of Pediatrics. Doctors
(pediatricians) are asked about the status of continuous training. Results: The 262 pediatricians
interviewed, 214 BS participated in the accreditation courses in the 2 years 2016-2017, respectively
81.7%; The main form of training is training of over 75% in all classes, technology transferring is very
Nhận bài: 5-10-2018; Thẩm định: 15-10-2018
Người chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thu Trang
Địa chỉ: Bệnh viện Nhi Trung ương

69


tạp chí nhi khoa 2018, 11, 5
low rate of less than 6%. The number of BS responds according to Circular 22/2013 -BYT is 153 respectively
58.4%. Criteria for accreditation form: training and training account for over 75% in all classes. Criteria
for accreditation lecturers: lecturers are those having professional experience of over 5 years and all
courses with sufficient lecturers and tutors. Criteria on baseline accreditation: 3/4 hospitals have been
issued and evaluated by the competent authorities. Conclusion: Most physicians in sateline hospitals
have understood the content of Circular 22 and meet the criteria of this Circular. Although all training
courses are full of lecturers and tutors, only some of the hospitals have documented appraisal training.
1. Đặt vấn đề
Ngành Y có đặc thù cần đào tạo liên tục để
đảm bảo cập nhật kiến thức thực hành cho nhân
viên y tế. Theo TT 22, bác sĩ, cũng như các cán bộ
tham gia hoạt động khám chữa bệnh, bắt buộc
phải được ĐTLT ít nhất 48 tiết/2 năm để bổ sung

kiến thức, kỹ năng [4]. Để thực hiện ĐTLT hiệu
quả, việc đánh giá tình hình và xác định nhu cầu
đào tạo của các BS là rất cần thiết. Thực trạng
ĐTLT cho BS tại các BVVT của BVNTW còn chưa
được quan tâm đúng mức, có những CBYT chưa
được đào tạo đủ số tiết 48 tiết trong 2 năm. Do
đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng
ĐTLT của các bác sĩ ở các BVVT của BVNTW.
Bên cạnh đó, việc xem xét mức độ quan tâm
đến phát triển nghề nghiệp cho nhân viên các
nhà quản lý đang sử dụng nguồn nhân lực y tế tại
BV, môi trường làm việc, nguồn lực về thời gian
và kinh phí, cơ sở và hệ thống đào tạo cũng rất
quan trọng. Bởi dựa vào đó chúng ta mới xác định
được thực trạng ĐTLT như vấn đề cần đào tạo, đối
tượng nào được ưu tiên đào tạo, thời gian đào
tạo, nội dung cần đào tạo hay hình thức đào tạo
nào là phù hợp nhất với các đối tượng đó.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng: Bác sĩ Nhi làm việc tại 4 Bệnh
viện vệ tinh
Tiêu chuẩn lựa chọn:
Các bác sĩ làm việc trong chuyên ngành Nhi

70

trên 6 tháng.
Các bác sĩ có mặt tại 4 BVVT tại thời điểm tiến
hành nghiên cứu.
Các bác sĩ của các BVVT đang được đào tạo tại

BVNTW có mặt tại thời điểm tiến hành nghiên cứu.
2.2. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
- Chọn BV: Do BVNTW có 16 BVVT trải khắp
cả miền Bắc (trong đó có 4 BV Nhi, 8 BV Sản nhi,
và 4 BV đa khoa) nên việc chọn mẫu toàn bộ là
không khả thi do nguồn lực về thời gian và kinh
phí có hạn, nên chúng tôi chọn đại diện 4 BV theo
nguyên tắc sau:
Chia các BV làm 2 nhóm: các BV chuyên khoa
nhi, sản nhi (nhóm 1) và các BV đa khoa (nhóm 2).
- Trong mỗi nhóm với tiêu chí:
+ Nhóm 1: BV chuyên khoa: BV có số lượng
nhiều bác sĩ nhi trong mỗi hạng I, II, II.
+ Nhóm 2: BV đa khoa: chọn BV có số lượng
nhiều bác sĩ nhi nhất vì 4 BV đều là hạng I.
Chọn ra được BV Trẻ em Hải Phòng (hạng I),
BV Sản Nhi Ninh Bình (hạng II), BV Nhi Nam Định
(hạng III), và BV đa khoa Phú Thọ (hạng I).
3. Kết quả
Có 80,9% số CBYT tham gia nghiên cứu biết
đến TT 22. Trong số đó 74% BS biết đến thông
tư này là do BV thông báo, 15,6% tự đọc từ báo
và thông tin đại chúng, số CBYT biết đến thông
tư này do bạn bè, đồng nghiệp nói là 10,4%. Tuy
nhiên vẫn còn 19,1% BS không biết về TT 22.


phần nghiên cứu
Bảng 1. Thông tư 22/2013/TT-BYT
Đặc điểm


N

Tỷ lệ %



212

80,9

Không

50

19,1

Do BV thông báo

157

74

Tự đọc từ báo và thông tin đại chúng

33

15,6

Bạn bè, đồng nghiệp nói


22

10,4

Đối tượng có biết về Thông tư 22/2013/TT-BYT (N=262)

Nguồn thông tin đối tượng biết đến Thông tư 22/2013/TT-BYT (N=212)

Trong 262 BS tham gia phát vấn của nghiên cứu, có 81,7% BS đã được tham gia ĐTLT trong 2 năm
2016-2017, như vậy có 18,3% BS chưa được đào tạo. Theo TT 22, tiêu chuẩn đối với mỗi CBYT đang
hành nghề cần có ít nhất 48 tiết học được ĐTLT trong 2 năm. Các BS được ĐTLT năm 2016-2017 trong
nghiên cứu đạt về thời gian ĐTLT là 62,6%, còn lại ít hơn 48 tiết là 37,4%.
Bảng 2. Tỷ lệ BS nhi đáp ứng đúng theo TT 22/2013/TT-BYT
Nội dung

N

Tỷ lệ %

BS tham gia ĐTLT đạt 48 tiết/2 năm, đã có chứng chỉ hành nghề và
được cấp chứng chỉ/chứng nhận bởi cơ quan y tế có thẩm quyền

153

58,4

BS tham gia ĐTLT không đáp ứng theo TT22 (không đủ 1 trong 3 tiêu
chuẩn trên)


109

41,6

Tổng

262

100

Chuyên ngành nhi khoa các CBYT tham gia đào tạo nhiều nhất là về nội nhi, chiếm 55,8 %, bao gồm
các lớp về cấp cứu, hồi sức cấp cứu nhi, hồi sức sơ sinh, tiêu hóa, hô hấp… Các chuyên ngành khác như
ngoại nhi, cận lâm sàng chiếm tỷ lệ thấp tương ứng là 16,1% và 11,2%. Ngoài ra các nội dung đào tạo
khác như quản lý, phòng cháy, kỹ năng giao tiếp chiếm tỷ lệ 16,9%.
Bảng 3. Nội dung chuyên ngành Nhi khoa BS được ĐTLT (N=224)
Nội dung

N

Tỷ lệ %

Nội nhi (cấp cứu, hồi sức cấp cứu, hồi sức sơ sinh, hô hấp, tiêu hóa...)

125

55,8

Ngoại nhi (phẫu thuật tim, ngoại nhi cơ bản,..)

36


16,1

Cận lâm sàng (xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh)

25

11,2

Khác (quản lý, phòng cháy, giao tiếp…)

38

16,9

Tổng

224

100

71


tạp chí nhi khoa 2018, 11, 5
Tập huấn, đào tạo là hình thức chủ yếu của các
lớp ĐTLT trong 2 năm gần đây, chiếm trên 75% ở tất
cả các lớp. Hình thức đào tạo thông qua hội thảo,
hội nghị cũng chiếm một phần không nhỏ từ 7,2%
đối với lớp nội nhi đến 24% với lớp cận lâm sàng.

Đào tạo dưới hình thức CGKT chỉ chiếm một phần
nhỏ, không quá 6% tổng số các lớp. Không có BS
nào tham gia biên soạn, NCKH và hướng dẫn NCKH.
Tỷ lệ đào tạo tại BVNTW là cao nhất, trong đó
lớp nội nhi có tỷ lệ 90,4%, các lớp khác tỷ lệ đào

tạo tại BV nhi đều trên 60%. Về phương pháp đào
tạo thì có sự khác nhau giữa các lớp, đào tạo lý
thuyết chiếm tỷ lệ cao nhất ở lớp cận lâm sàng
(32%) và nội nhi (31,2%), trong khi đó phương
pháp cầm tay chỉ việc lại chiếm tỷ lệ cao nhất
ở lớp nội nhi và ngoại nhi với tỷ lệ lần lượt là
54,4% và 52,8%. Hai phương pháp đào tạo còn
lại không quá 21% với phương pháp đào tạo tiền
lâm sàng/mô hình và không quá 8% tổng số các
lớp với phương pháp telemedicine [3].

Bảng 4. Đặc điểm các khóa ĐTLT về chuyên ngành Nhi khoa trong 2 năm 2016-2017
Nội nhi
(N=125)

Ngoại nhi
(N=36)

Cận lâm sàng
(N=25)

Khác
(N=38)


113 (90,4)

27 (75)

19 (76)

31 (81,6)

Chuyển giao kỹ thuật

3 (2,4)

2 (5,6)

0

1 ( 2,6)

Hội thảo, hội nghị

9 (7,2)

7 (19,4)

6 (24)

6 (15,8)

Biên soạn, NCKH


0

0

0

0

Lý thuyết

39 (31,2)

9 (25)

8 (32)

9 (23,7)

Thực hành/Cầm tay chỉ việc

68 (54,4)

19 (52,8)

12 (48)

18 (47,4)

Tiền lâm sàng/mô hình


15 (12)

6 (16,7)

4 (20)

8 (21)

Telemedicine

3 (2,4)

2 (5,5)

0

3 (7,9)

Đặc điểm
Hình thức đào tạo liên tục
Tập huấn, đào tạo

Phương pháp đào tạo

Khó khăn lớn nhất của CBYT trong quá trình
làm việc là thiếu trang thiết bị (56,4%) và thiếu tài
liệu chuyên môn (50,3%), 45% CBYT cho rằng họ
cũng thiếu kiến thức và kỹ năng thực hành, ngoài
ra tình trạng thiếu thuốc và thiếu thời gian cũng
là những khó khăn được CBYT đề cập đến, chiếm

tỷ lệ lần lượt là 39,6% và 35,1%.
Các giảng viên là những cán bộ có kinh nghiệm
chuyên môn trên 5 năm và các khóa học đều có
đủ giảng viên và trợ giảng. Và có 3/4 BV tổ chức
các khóa học tại viện nhưng chỉ có 2/4 BV đã có
tài liệu được thẩm định [2].
4. Bàn luận
Kết quả của nghiên cứu thu thập được thông
qua phiếu tự điền của các bác sĩ tại 4 BV được chọn,
cho thấy về cơ bản các BVVT đã nắm bắt thông tin
về TT 22 của Bộ Y tế về việc tổ chức và thực hiện

72

ĐTLT. Các BV đều đã thông báo về việc thực hiện
nhiệm vụ ĐTLT theo TT 22 tới nhân viên. Việc nắm
bắt lượng thông tin trong thông tư cũng khá khó
khăn vì thông tin nhiều, mọi người chủ yếu chỉ
ghi nhớ một số thông tin chính, còn lại khi cần
lại mở ra xem. Có 19,1% BS không biết về thông
tư 22/2013/TT-BYT đồng nghĩa với việc không
nắm bắt được nhiệm vụ cần được ĐTLT cập nhật
kiến thức, thực hành và bị thu hồi chứng chỉ hành
nghề nếu chưa đủ 48 tiết học trong 2 năm[1].
Chương trình và tài liệu đào tạo là một thành
phần bắt buộc phải có khi tổ chức một khóa học,
cần được đầu tư biên soạn bởi nhóm chuyên môn,
cập nhật hàng năm và được thẩm định bởi hội
đồng khoa học. Cụ thể, có 3/4 BV tổ chức ĐTLT,
trong đó có 2 BV có chương trình và tài liệu đồng

thời cũng chính 2 BV đó có tổ chức thẩm định tài
liệu ĐTLT và nộp cho cấp có thẩm quyền, nhằm


phần nghiên cứu
phục vụ cho việc mở lớp đào tạo. Và kết quả cho
thấy cả 3 BV trên đều tiến hành cấp chứng chỉ sau
khi có kết quả đầu ra của học viên và vượt qua
điểm số trung bình. Như vậy vẫn còn 1 trong 3 BV
làm chưa đúng nguyên tắc so với nội dung quy
định trong thông tư 22 là chưa có tài liệu thẩm
định vẫn tiến hành mở lớp và cấp chứng chỉ cho
học viên. Chúng tôi tìm thấy điểm tương đồng với
nghiên cứu của TS.Trịnh Yên Bình về “Thực trạng
nhân lực, nhu cầu đào tạo liên tục cho cán bộ y
dược cổ truyền và đánh giá một số giải pháp can
thiệp” năm 2013, cho thấy việc triển khai công tác
đào tạo liên tục còn nhiều bất cập như thiếu cơ
chế kiểm định chất lượng các chương trình đào
tạo và quy định, cơ chế để CBYT tuân thủ, thiếu
sự điều phối chung để việc triển khai các chương
trình có hiệu quả [1].
Kết quả nghiên cứu chỉ ra 81,7% BS đã được
tham gia ĐTLT trong 2 năm 2016-2017, như vậy
có 18,3% BS chưa được đào tạo đồng nghĩa với
việc không đáp ứng thông tư 22 và sẽ bị thu hồi
chứng chỉ hành nghề, không thể thực hiện khám
chữa bệnh, kê đơn cho bệnh nhân. Điều đó ảnh
hưởng rất lớn đến sự đáp ứng cho nhu cầu khám
chữa bệnh hiện nay.

Qua thống kê, trong 81,7% CBYT tham gia
đào tạo liên tục trong hai năm gần đây, trong
nhóm CBYT có thâm niêm dưới 5 năm trở xuống
có 73,9% BS được đào tạo, cao hơn là nhóm có
thâm niên từ 5-15 năm với tỷ lệ được đào tạo liên
tục trong 2 năm gần đây là 90,9%. Như vậy chính
sách của BV đã tập trung đào tạo đồng đều tại
các nhóm, đặc biệt là nhóm nhân lực có thâm
niên 5-15 năm, có kinh nghiệm làm việc, có nhiều
cống hiến cho BV nhưng lại chưa có hình thức xử
trí nào đối với nhóm chưa được ĐTLT trong vòng
2 năm qua. Các BVVT khuyến nghị các đơn vị tổ
chức ĐTLT cần có báo cáo hoặc bảng điểm báo về
cơ quan để đơn vị cử học viên đi học có hình thức
khen thưởng đối với học viên có thành tích tốt,
và xử phạt đối với những học viên kết quả kém,
không đạt chất lượng.
Về hình thức tổ chức thì tập huấn, đào tạo là
chủ yếu của các lớp ĐTLT trong 2 năm gần đây,
chiếm trên 75% ở tất cả các lớp. Đào tạo bằng
hình thức chuyển giao kỹ thuật chỉ chiếm một
phần rất nhỏ, tổng không quá 6%. Đây là một

hình thức học linh hoạt, cầm tay chỉ việc, rất dễ
hiểu và thực tiễn. Tuy nhiên số lượng BS được đào
tạo theo hình thức này rất ít, tổng các khóa không
quá 6%, như vậy hình thức đào tạo này chưa phát
huy hết vai trò cần thiết. Đào tạo CGKT hiện nay
không chỉ phát triển ở Việt Nam, mà còn phát
triển mạnh tại các quốc gia trên thế giới dành cho

BS lâm sàng. Bởi vì thương hiệu của bệnh viện
không chỉ đo lường ở số lượng số giường bệnh,
hay bằng cấp y học hàn lâm như tiến sĩ, thạc sĩ,
chuyên khoa I, chuyên khoa II,… mà còn đo lường
trên số kỹ thuật cao mà các bệnh viện có thể thực
hiện được. Bởi những kỹ thuật chuyên sâu sẽ
được đào tạo rất hiệu quả dưới hình thức ĐTLT.
Như vậy, khuyến nghị các BVVT cần tăng năng lực
chuyên môn bằng cách đào tạo, CGKT, cần đầu tư
làm những kỹ thuật cơ bản và kỹ thuật cao cho
phù hợp với tình hình sức khỏe địa phương.
Về địa điểm tổ chức, tỷ lệ đào tạo tại BVNTW
là cao nhất, trong đó lớp nội nhi có tỷ lệ 90,4%,
các lớp khác tỷ lệ đào tạo tại BV nhi đều trên 60%.
Về phương pháp đào tạo thì có sự khác nhau
giữa các lớp, đào tạo lý thuyết chiếm tỷ lệ cao
nhất ở lớp cận lâm sàng và nội nhi, trong khi đó
phương pháp đào tạo thực hành/cầm tay chỉ việc
lại chiếm tỷ lệ cao nhất ở lớp nội nhi và ngoại nhi
với tỷ lệ. Con số trên có một ý nghĩa tương đồng
với Lena VanNieuwenborg và cs năm 2015 thực
hiện nghiên cứu về “Continuing medical education
for general practitioner: a practice format” (tạm
dịch: Đào tạo liên tục cho bác sĩ đa khoa: hình
thức thực hành) đưa ra vấn đề việc tăng cường
kiến thức hàn lâm không nên là mục đích chính
của ĐTLT, bởi chỉ khi những kiến thức từ thực tế
mới đưa ra sự thay đổi trong thực hành, và điều
đó rất có ý nghĩa. Cần có tương tác đủ giữa học lý
thuyết và thực hành hàng ngày là một đặc trưng

quan trọng của quá trình thành công [5].
5. Kết luận
ĐTLT giúp các BS cập nhật kiến thức chuyên
môn và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Đồng thời số tiết ĐTLT cũng là tiêu chí đo lường
mức độ đáp ứng việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo
và khám chữa bệnh. Các BVVT đã phổ biến thông
tin của TT 22 cho các BS và đạt được hiệu quả trong

73


tạp chí nhi khoa 2018, 11, 5
nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn, các
đơn vị lựa chọn hình thức đào tạo, tập huấn là chủ
yếu. Trong đó 81,7% BS đáp ứng đúng tiêu chuẩn
TT 22, 2/4 bệnh viện có tài liệu đã được thẩm định
sử dụng trong đào tạo, và các khóa học đều đầy đủ
số lượng giảng viên và trợ giảng.
Tài liệu tham khảo
1. Trịnh Yên Bình (2013), Thực trạng nhân lực,
nhu cầu đào tạo liên tục cho cán bộ y dược cổ
truyền và đánh giá hiệu quả một số can thiệp,
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
2. Bộ Y tế (2009), Công văn 1853/BYT-K2ĐT

74

ngày 7/4/2009 hướng dẫn xây dựng chương trình
và tài liệu đào tạo liên tục theo TT 07/2008/BYT.

3. Bộ Y tế (2012), quyết định số 493/QĐ-BYT
ngày 17/2/2012: Ban hành quy định về tiêu chuẩn
đảm bảo chất lượng đơn vị đào tạo liên tục cán
bộ y tế, chủ biên. Chương trình và tài liệu đào tạo
liên tục theo TT 07/2008/BYT.
4. Bộ Y tế (2013), Hướng dẫn đào tạo liên tục
trong lĩnh vực y tế, chủ biên, 2013.
5. Lena VanNieuwenborg và các cộng sự.,
“Continuing medical education for general
practitioner: a pratice format”, BMJ, tr. 217-222.



×