Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

tiểu luận tiền tệ ngân hàng một số giải pháp nhằm tăng tính hiệu quả của chính sách tiền tệ tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.18 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
1.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ........................................ 3
Khái niệm về chính sách tiền tệ.......................................................................... 3
Đánh giá vị trí của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế......................................3
Mục tiêu của việc thực hiện chính sách tiền tệ.................................................... 3
Các loại chính sách tiền tệ.................................................................................. 5
Các công cụ của chính sách tiền tệ..................................................................... 6

2.

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM............................... 9
Tổng quan về chính sách tiền tệ tại Việt Nam từ 2009 – 2011............................9
Thực trạng áp dụng các công cụ của chính sách tiền tệ tại Việt Nam...............11
Nhận định về tính hiệu quả của chính sách tiền tệ tại Việt Nam, đặc biệt trong

giai đoạn 2009 - 2011.............................................................................................. 15
3.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG TÍNH HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH

TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM...................................................................................... 18
Giải pháp ngắn hạn........................................................................................... 18
Giải pháp trung, dài hạn................................................................................... 18
4.

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 20

2



1.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Khái niệm về chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàng trung ương

khởi thảo và thực thi, thông qua các công cụ, biện pháp của mình nhằm đạt các mục
tiêu: ổn định giá trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế. Tùy thuộc
điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà chính sách tiền tệ có thể được xác lập theo
hai hướng: Chính sách tiền tệ mở rộng (tăng cung tiền, giảm lãi suất để thúc đẩy sản
xuất kinh doanh, giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng - chính sách tiền tệ chống
thất nghiệp). Chính sách tiền tệ thắt chặt (giảm cung tiền, tăng lãi suất làm giảm đầu
tư vào sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng - chính
sách tiền tệ ổn định giá trị đồng tiền).
Đánh giá vị trí của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế
Trong hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì chính sách tiền tệ
là một trong những chính sách quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp vào lĩnh vực
lưu thông tiền tệ. Song nó cũng có quan hệ chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ
mô khác như chính sách tài khoá, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại.
Đối với Ngân hàng trung ương, việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ là
hoạt động cơ bản nhất, mọi hoạt động của nó đều nhằm làm cho chính sách tiền tệ
quốc gia được thực hiện có hiệu quả hơn.
Mục tiêu của việc thực hiện chính sách tiền tệ
1.3.1. Mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định giá
cả
NHTW thông qua CSTT có thể tác động đến sự tăng hay giảm giá trị đồng tiền
của nước mình. Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét trên 2 mặt: Sức mua đối nội
của đồng tiền (chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụ trong nước) và sức mua đối ngoại
(tỷ giá của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ). Tuy vậy, CSTT hướng tới ổn định

giá trị đồng tiền không có nghĩa là tỷ lệ lạm phát bằng không, vì như vậy nền kinh
tế không thể phát triển được. Trong điều kiện nền kinh tế trì trệ thì kiểm soát lạm
phát ở một tỷ lệ hợp lý (thường ở mức một con số) sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế
trở lại.
3


1.3.2. Mục tiêu tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp
CSTT mở rộng hay thắt chặt có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ
thất nghiệp của nền kinh tế. Để có một tỷ lệ thất nghiệp giảm thì phải chấp nhận
một tỷ lệ lạm phát gia tăng.
1.3.3. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi chính phủ trong việc hoạch định
các chính sách kinh tế vĩ mô của mình, để giữ cho nhịp độ tăng trưởng đó ổn định,
đặc biệt việc ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quan trọng, nó thể hiện lòng tin của
dân chúng đối với Chính phủ. Mục tiêu này chỉ đạt được khi kết quả hai mục tiêu
trên đạt được một cách hài hoà.
1.3.4. Mục tiêu ổn định thị trường tài chính
Tình trạng khủng hoảng tài chính có thể làm giảm khả năng của thị trường tài
chính trong việc tạo ra kênh dẫn vốn cho người có cơ hội đầu tư vào sản xuất, qua
đó làm giảm quy mô hoạt động kinh tế. Bởi vậy, việc tạo ra hệ thống tài chính ổn
định hơn, tránh được các cuộc khủng hoảng tài chính là mục tiêu quan trọng của
NHTW. Sự ổn định thị trường tài chính được hỗ trợ bởi sự ổn định của lãi suất, bởi
vì sự biến động của lãi suất tạo ra sự bất định lớn cho các định chế tài chính. Sự gia
tăng lãi suất tạo ra các tổn thất lớn về vốn cho trái phiếu dài hạn và các khoản cho
vay cầm cố, cũng như những tổn thất này có thể làm cho các định chế tài chính nắm
giữ nó sụp đổ.
1.3.5. Mục tiêu ổn định tỷ giá hối đoái
Với tầm quan trọng ngày càng tăng của tỷ giá hối đoái trong thương mại quốc

tế, ổn định tỷ giá trở thành mục tiêu mong muốn của CSTT. Tỷ giá hối đoái có ảnh
hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ trong nước so với nước ngoài.
Ngoài ra, ổn định tỷ giá giúp cho các doanh nghiệp và cá nhân trao đổi hàng hoá với
nước ngoài dễ dàng lập kế hoạch hơn.

4


1.3.6. Mục tiêu ổn định lãi suất
Sự biến động của lãi suất có thể tạo ra tính bất định trong nền kinh tế và khó
khăn trong lập kế hoạch cho tương lai. Biến động của lãi suất ảnh hưởng tới lượng
dự trữ, mức chi tiêu của người dân và đồng thời ảnh hưởng tới khả năng mở rộng
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
Giữa các mục tiêu trên có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau, không tách rời.
Nhưng xem xét trong thời gian ngắn hạn thì các mục tiêu này có thể mâu thuẫn với
nhau thậm chí triệt tiêu lẫn nhau. Vậy để đạt được các mục tiêu trên một cách hài
hoà thì NHTW trong khi thực hiện CSTT cần phải có sự phối hợp với các chính
sách kinh tế vĩ mô khác.
Các loại chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ có hai loại: chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tiền tệ
thắt chặt. Tùy theo tình hình hoạt động của nền kinh tế và các mục tiêu kinh tế vĩ
mô đã được đặt ra trong mỗi thời kỳ phát triển của nền kinh tế xã hội mà ngân hàng
trung ương có thể thực hiện một trong hai chính sách đó.
1.4.1. Chính sách tiền tệ thắt chặt
Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, ngân hàng trung ương tác động nhằm
giảm bớt mức cung tiền trong nền kinh tế, làm cho lãi suất trên thị trường tăng lên.
Thông qua đó, nó thu hẹp được tổng cầu, làm mức giá chung giảm xuống. Thực thi
chính sách này, ngân hàng trung ương sử dụng các biện pháp làm giảm mức cung
tiền bằng cách: bán ra trên thị trường chứng khoán, tăng mức dự trữ bắt buộc, hoặc
tăng lãi suất chiết khấu, kiểm soát khắt khe đối với các hoạt động tín dụng…Thông

thường chính sách tiền tệ thắt chặt được áp dụng khi nền kinh tế có mức tăng trưởng
quá cao, nền kinh tế đó đang ở tình trạng “quá nóng”, lạm phát có nguy cơ bùng nổ.
1.4.2. Chính sách tiền tệ mở rộng
Thực chất là ngân hàng trung ương ở rộng mức cung tiền trong nền kinh tế, làm
cho lãi suất giảm xuống qua đó làm tăng tổng cầu, nhờ vậy mà quy mô của nền kinh tế
được mở rộng, thu nhập tăng và tỷ lệ thất nghiệp giảm. Để mở rộng được mức cung

5


tiền, thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, ngân hàng trung ương có thể thực hiện
một trong ba cách sau: mua vào trên thị trường chứng khoán, hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt
buộc, hạ thấp mức lãi suất chiết khấu, hay thực hiện đồng thời cả hai hoặc ba cách
cùng lúc. Chính sách tiền tệ mở rộng được áp dụng khi nền kinh tế suy thoái hoặc
có mức tăng trưởng quá thấp.
Các công cụ của chính sách tiền tệ
1.5.1. Công cụ hạn mức tín dụng
Hạn mức tín dụng là một trong những công cụ can thiệp trực tiếp của NHTW
để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của hệ thống tổ chức tín dụng cung ứng
cho nền kinh tế đảm bảo mức tăng trưởng của tổng phương tiện thanh toán theo mục
tiêu đề ra. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà NHTW buộc các ngân hàng
phải tôn trọng khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.
Mức dư nợ quy định cho từng ngân hàng căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của
ngân hàng, trong định hướng cơ cấu kinh tế và trong giới hạn tổng dư nợ tín dụng
dự tính của toàn bộ nền kinh tế trong một thời gian xác định. Hạn mức tín dụng
được sử dụng để khống chế tổng dư nợ tín dụng, qua đó khống chế tổng lượng tiền
cung ứng cho nền kinh tế. Do vậy cơ chế tác động của nó mang tính áp đặt của
NHTW đối với hệ thống ngân hàng.
1.5.2. Công cụ lãi suất
Lãi suất được xem là một công cụ gián tiếp thực hiện chính sách tiền tệ trong

điều khiển mức cung ứng tiền cho nền kinh tế, bởi lẽ lãi suất không trực tiếp làm
tăng hay giảm khối lượng tiền tệ trong lưu thông. Sự biến động của lãi suất có thể
kích thích hoặc kìm hãm sản xuất. Do vậy, lãi suất là một công cụ quan trọng của
NHTW trong thực hiện chính sách tiền tệ.
Thông qua chính sách chiết khấu đối với các ngân hàng, NHTW thực hiện quản lý
gián tiếp lãi suất cho vay của các ngân hàng đối với nền kinh tế. Khi muốn điều chỉnh
lãi suất của các ngân hàng, NHTW điều chỉnh các lãi suất của mình, từ đó tác động đến
lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, cuối cùng sẽ tác động đến lãi suất huy
động, cho vay của các ngân hàng. Ngoài ra, NHTW có thể quản lý trực tiếp

6


lãi suất của các TCTD đối với nền kinh tế thông qua quy định các mức lãi suất cụ
thể về cho vay và huy động. Tuy nhiên, hình thức quản lý trực tiếp lãi suất này chỉ
phù hợp tại các nước có hệ thống tài chính tiền tệ chưa phát triển và xu hướng
chung là giảm dần sự quản lý trực tiếp này.
1.5.3. Công cụ tỷ giá
Tỷ giá hối đoái là tương quan giữa sức mua của đồng nội tệ và đồng ngoại tệ,
hay có thể nói là giá cả của đồng tiền này đo bằng một đồng tiền khác. Tỷ giá vừa
phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa biểu hiện quan hệ cung cầu ngoại tệ. Đến
lượt mình, tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, có tác
động mạnh mẽ đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước.
Chính sách tỷ giá tác động nhạy bén và mạnh mẽ đến sản xuất, xuất nhập khẩu hàng
hoá, tình trạng tài chính tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế, vốn đầu tư và dự trữ của
quốc gia.
Về thực chất thì tỷ giá không phải là công cụ chính sách tiền tệ bởi lẽ tỷ giá
không làm tăng giảm khối lượng tiền trong lưu thông, mà chỉ góp phần thay đổi cơ
cấu khối lượng tiền. Tuy nhiên tại nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có nền
kinh tế đang phát triển, có mức độ đôla hoá cao, thì tỷ giá được xem là một công cụ

bổ trợ quan trọng cho điều hành chính sách tiền tệ.
1.5.4. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động NHTW mua, bán GTCG như tín phiếu
kho bạc, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHTW, chứng chỉ tiền gửi…trên thị trường
tiền tệ nhằm làm thay đổi cơ số tiền tệ mà đặc biệt là tiền dự trữ trong hệ thống ngân
hàng, qua đó tác động đến khối lượng tiền cung ứng.
Do vậy, thị trường này có khả năng tiếp nhận được một lượng rất lớn nghiệp
vụ của NHTW mà không làm cho giá cả biến động mạnh.
Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ chính sách tiền tệ quan trọng của NHTW.
Nghiệp vụ này là yếu tố quyết định quan trọng nhất đối với những thay đổi trong cơ
số tiền tệ và đó cũng là nguồn gốc chính gây nên những biến động trong cung ứng
tiền tệ. Nghiệp vụ thị trường mở là một trong những cửa ngõ quan trọng để NHTW
7


sử dụng công cụ thị trường mở để điều chỉnh lượng tiền cung ứng trong lưu thông
thông qua việc mua hay bán các các loại GTCG. Qua nghiệp vụ mua bán này
NHTW làm tăng hay giảm dự trữ của các NHTM, tác động đến khả năng tín dụng
của các ngân hàng này và từ đó làm tăng hay giảm lượng tiền cung ứng.
1.5.5. Công cụ tái cấp vốn
Là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các Ngân hàng
thương mại. Khi cấp 1 khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại, Ngân hàng
Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàng thương
mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ.
1.5.6. Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc (DTBB) là số tiền mà các NHTM buộc phải duy trì trên một
tài khoản tiền gửi tại NHTW trong một thời kỳ nhất định. Dự trữ bắt buộc được
NHTW quy định đối với từng loại tiền gửi cấu thành nên nguồn vốn hoạt động của
một ngân hàng. Tỷ lệ Dự trữ bắt buộc do NHTW quy định và được xác định bằng
một tỷ lệ % nhất định trên tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại NHTM. Tỷ lệ Dự

trữ bắt buộc được áp dụng có phân biệt đối với các loại tiền gửi có thời hạn khác
nhau, quy mô và tính chất hoạt động của NHTM.
Dự trữ bắt buộc tác động tới cung ứng tiền tệ bằng cách gây ra thay đổi số
nhân cung ứng tiền tệ (số nhân đơn cung ứng tiền tệ = 1/tỷ lệ DTBB). Tỷ lệ Dự trữ
bắt buộc tăng lên sẽ làm giảm số tiền gửi được nâng đơn bởi một mức nhất định của
cơ số tiền tệ và dẫn đến việc thu hẹp cung ứng tiền. Mặt khác, tỷ lệ Dự trữ bắt buộc
giảm xuống sẽ dẫn đến một sự tăng lên của cung ứng tiền tệ do việc tạo thêm tiền
gửi gấp nhiều lần. Việc quy định tỷ lệ Dự trữ bắt buộc do NHTW quyết định tuỳ
thuộc vào tình hình cụ thể của nền kinh tế.

8


2.

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM
Tổng quan về chính sách tiền tệ tại Việt Nam từ 2009 – 2011
Theo người đứng đầu Chính phủ, nhiệm vụ của Việt Nam trong năm 2009 vẫn

là kiềm chế lạm phát.
"Mặc dù tình trạng lạm phát đã bước đầu được khống chế nhưng không thể
chủ quan vì những nguyên nhân cơ bản gây lạm phát như cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu
tư, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ cần thời gian hoàn thiện", Thủ tướng nói.
Các giải pháp chính nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn chặn nguy cơ suy giảm
nhưng vẫn đảm bảo kiềm chế lạm phát gồm: áp dụng chính sách tài khóa tiền tệ phù
hợp, khuyến khích mạnh đầu tư phát triển cùng xuất khẩu và đảm bảo an sinh xã hội.

Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam sẽ áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng có
kiểm soát, giảm lãi suất để kích thích đầu tư và hiện đã đưa lãi suất về gần với mức
lãi suất trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính thế giới. Đi liền với đó là tạo điều

kiện cho hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả, tính thanh khoản được bảo đảm.
Không để hệ thống ngân hàng (quốc doanh và cổ phần) mất ổn định.
Các định chế tài chính, chứng khoán ở Việt Nam chưa phát triển nên nguồn
vốn huy động cho nền kinh tế chủ yếu từ ngân hàng. Do đó Nhà nước phải can thiệp
không chỉ bằng mệnh lệnh hành chính mà bằng thực lực của nền kinh tế khi các
ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm 70% thị phần cho vay. Trong bối cảnh các
doanh nghiệp tồn kho lớn, chưa xuất khẩu được, các ngân hàng có thể hỗ trợ doanh
nghiệp vượt khó khăn bằng khoanh nợ, giãn nợ, thậm chí giảm lãi suất.
Cùng với đó chính sách tài khóa cũng được áp dụng như xem xét miễn giảm
thuế cho doanh nghiệp để duy trì sản xuất.
Ngay từ những tháng cuối năm 2009, những biện pháp điều hành chính sách
tiền tệ của NHNN bắt đầu cho thấy dấu hiệu chuyển dần từ nới lỏng sang chính sách
thắt chặt.

9


Trong lúc thực hiện mở rộng tín dụng đối với nền kinh tế, phù hợp với mục
tiêu tăng trưởng kinh tế và định hướng tăng trưởng tín dụng của hệ thống, NHNN
cũng yêu cầu hệ thống TCTD không được hạ thấp các điều kiện cho vay và kiểm
soát chặt chẽ vốn cho vay lĩnh vực phi sản xuất. Việc đáp ứng các nhu cầu vốn phục
vụ kinh doanh bất động sản, đầu tư chứng khoán hay cho vay tiêu dùng, kinh doanh
theo đó sẽ bị kiểm soát chặt chẽ hơn trong thời gian tới.
Điều chỉnh giảm các chỉ tiêu tăng trưởng, từ mức 28,7% tăng tổng phương tiện
thanh toán và 37,73% tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế đến cuối năm 2009
xuống chỉ còn 25% trong năm 2010 cho thấy quyết tâm rõ rệt và cụ thể nhất của
NHNN.
Bước sang năm 2011, kinh tế toàn cầu bắt đầu le lói phục hồi nhưng còn nhiều
khó khăn, tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế trong nước. Trong 6 tháng đầu
năm, lạm phát tăng 13,29% so với đầu năm và tăng 20% so cùng kỳ năm trước, gây

khó khăn cho nỗ lực kiềm chế lạm phát dưới 15% theo mục tiêu đề ra, thị trường bất
động sản và chứng khoán sụt giảm mạnh.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều hành chính sách tiền tệ chặt
chẽ, thận trọng để kiểm soát lạm phát và hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an
toàn hệ thống, thực hiện mạnh mẽ các biện pháp điều hành nhằm kiểm soát tốc độ
tăng trưởng tín dụng dưới 20% và điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung
vốn cho sản xuất, giảm tỉ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất xuống 22% đến
30/6/2011 và xuống 16% đến 31/12/2011.
Nhờ đó, đến cuối năm 2011, tổng phương tiện thanh toán và tín dụng lần lượt
tăng khoảng 10% và 12%, các mức lãi suất trên thị trường đã được điều chỉnh phù
hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và chỉ đạo của Chính phủ. Việc tăng cường thanh
tra, giám sát và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trần lãi suất huy động đã
tạo điều kiện cho việc giảm dần mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trong những
tháng cuối năm. Trong đó, lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu
giảm 0,5-1%/năm và dao động ở mức 14,5-17%/năm, thậm chí chỉ còn 13,5%/năm.

10


Tình hình kinh tế những tháng cuối năm đã có dấu hiệu cải thiện, GDP năm
2011 tăng 5,89%, lạm phát so cùng kỳ năm trước bắt đầu có dấu hiệu chững lại và
giảm dần từ mức 22% trong tháng 10/2011 xuống 20% trong tháng 11 và 18,13%
trong tháng 12.
Thực trạng áp dụng các công cụ của chính sách tiền tệ tại Việt Nam
2.2.1. Công cụ hạn mức tín dụng
Sau hơn 13 năm được dỡ bỏ, đến năm 2011, công cụ hạn mức tín dụng lại
được NHNN sử dụng trong điều hành. Cụ thể theo chỉ thị 01/CT-NHNN, ngày
1/3/2011 về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng, thống đốc Ngân
hàng nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại xây dựng kế hoạch tăng trưởng
tín dụng cho năm 2011 không được tăng quá 20% dư nợ so với cuối năm 2010 và

phải được NHNN phê duyệt.
Trong năm 2011, NHNN còn quy định HMTD đối với lĩnh vực phi sản xuất như
bất động sản, chứng khóa, vay tiêu dùng khác đến ngày 31/12/2011 còn tối đa 16%

Nhìn lại thực tiễn áp dụng HMTD có thể thấy trong thời gian qua có thể thấy
công cụ này đã phát huy một số tác dụng trong việc thúc đẩy các TCTD đổi mới và
tái cơ cấu hoạt động trên các mặt sau:
- Thúc đẩy các NHTM phấn đấu nâng cao chất lượng, hiệu quả và các chỉ số an
toàn hoạt động để được xếp hạng tín nhiệm cao và có được hạn mức tăng trưởng cao

- Điều chỉnh, hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng cap hơn tăng trưởng huy
động vốn, góp phần cải thiện tính thanh khoản của từng ngân hàng và cả hệ thống,
giảm áp lực lạm phát.
- Tác động mạnh mẽ và hiệu quả đến mục tiêu tái cơ cấu, sáp nhập các NHTM
yếu kém, tăng vốn chủ sở hữu, nâng cao năng lực cạnh tranh
Tuy nhiên việc sử dụng công cụ kiểm soát HMTD đã bộc lộ một số hạn chế:
Thời điểm áp dụng công cụ hạn mức tín dụng chưa phù hợp. Trong giai đoạn nền
kinh tế đang khó khăn, suy kiệt tín dụng và giảm tổng cầu thì công cụ này không

11


những không phát huy được tác dụng với nhiều TCTD mà ngược lại còn kìm hãm
tăng trưởng.
Chưa xây dựng được bộ tiêu chí phân loại các tổ chức tín dụng và phương
pháp tính toán các tiêu chí phân loại để làm căn cứ phân bổ hạn mức tin dụng cho
từng ngân hàng
2.2.2. Công cụ lãi suất
Trong giai đoạn hội nhập, chính sách lãi suất của VN có những thay đổi cơ bản
về cơ chế điều hành. Năm 2008, trước bối cảnh lạm phát và nhập siêu tăng mạnh, đe

dọa ổn định kinh tế vĩ mô, công cụ trần lãi suất được NHNN sử dụng trở lại. Các
chính sách lãi suất cho vay giai đoạn này cũng được điều hành linh hoạt theo định
hướng của nhà nước, đặc biệt là việc xác định lãi suất cho vay 4 đối tượng ưu tiên
(nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa và ngành công nghiệp
hỗ trợ) và kiểm soát tỉ trọng dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực không khuyến khích
so với tổng dư nợ cho vay kể từ tháng 5/2012.
Có thể thấy công cụ lãi suất được được điều chỉnh khá linh hoạt trong từng
giai đoạn của nền kinh tế Việt Nam đã trở thành công cụ quan trọng trong điều hành
CSTT của NHNN. Việc áp dụng linh hoạt công cụ lãi suất đã giúp ổn định kinh tế vĩ
mô, kiềm chế lạm phát, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn nền kinh tế.
Tuy nhiên những giải pháp mà NHNN sử dụng đối với công cụ lãi suất chi là giải
pháp ngắn hạn mang tính thụ động, giải quyết mang tính cấp bách vấn đề hơn là giải
pháp mang tính dài hạn
2.2.3. Công cụ tỷ giá
Tỷ giá là một công cụ quan trọng mà NHNN sử dụng để đạt được mục tiêu đặt
ra trong quản lý kinh tế vĩ mô. Thông qua các công cụ quản lí, NHNN có thể tác
động vào tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa của nền kinh tế. Với mục tiêu phát triển
khác nhau của từng giai đoạn, chính sách tỷ giá của Việt Nam cũng đã có một số
điều chỉnh cơ bản về mặt chính sách.
Trong giai đoạn hội nhập, NHNN điều hành tỉ giá thông qua tỉ giá bình quân
liên ngân hàng kèm biên độ dao động để ổn định kinh tế vĩ mô. Xu hướng điều hành
12


tỉ giá bình quân liên ngân hàng càng ngày càng gần với tỉ giá thị trường nên đã giảm
bơt sự tiêu cực trong hoạt động ngoại hối. Ngoài ra, để hỗ trợ cho công cụ điều hành
tỉ giá, NHNN cũng hoàn thiện cơ chế chính sách về ngoại hối, trong đó có: thông tư
hướng dẫn về giao dịch ngoại tệ, giao dịch ngoại hối giữa NHNN và các TCTD,
điều chỉnh giới hạn trạng thái ngoại tệ và quy định về nghiệp vụ ủy thác và nhận ủy
thác của các TCTD. NHNN cũng không ngừng hoàn thiện các công cụ phòng ngừa

rủi ro tỉ giá như chỉnh sửa các quy định về tỉ giá kỳ hạn theo hướng ngày càng tự do
hóa để chu chuyển ngoại tệ đạt trạng thái cân bằng, tạo điều kiện thông thoáng về
giao dịch ngoại hối
Như vậy, cơ chế điều hành tỷ giá của VN đã được điều chỉnh theo tính chủ
động, ngày càng linh hoạt và bám sát thị trường, thể hiện ở phương pháp xác định tỉ
giá và biên độ giao động đã có sự điều chỉnh liên tục. Mức độ thả nổi của tỉ giá ngày
càng tăng lên cùng vai trò điều tiết của NHNN đã tạo cho thị trường một kỳ vọng
hợp lý. Đây là một bước đi quan trọng của VN trong lộ trình thực hiện tự do hóa tài
chính phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên thực hiện tự do hóa cũng
gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, bởi khi VND giảm giá đã làm
tăng thêm gánh nặng nợ nước ngoài của cả Chính phủ và các doanh nghiệp có vốn
vay nước ngoài, giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hơn nữa mặc dù có những điều
chỉnh tỉ giá liên tục để loại bỏ tình trạng hai tỉ giá (tỉ giá thị trường liên ngân hàng
và tỉ giá tự do) nhưng đến nay vẫn còn có sự khác biệt.
2.2.4. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở
Là công cụ cơ bản của CSTT được NHNN sử dụng để điều chỉnh lượng cung
tiền trên thị trường liên ngân hàng và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường.
Từ giữa năm 2000, NHNN ban hành quy chế đầu tiên về nghiệp vụ thị trường
mở, đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của thị trường tiền tệ VN.
Nghiệp vụ thị trường mở có phiên giao dịch đầu tiên vào 7/2000. Việc triển khai nghiệp
vụ này về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới của nền kinh tế từ việc đổi dần từ
sư dụng các công cụ tiền tệ trực tiếp sang các công cụ gián tiếp, để các TCTD đảm bảo
khả năng thanh toán nhanh chóng, kịp thời. NVTTM dần trở kênh chủ đạo để NHNN
điều tiết lượng tiền trong lưu thông, góp phần điều hòa vốn khả dụng của

13


các NHTM. Cơ chế, nghiệp vụ ngày càng hoàn thiện: Quy trình thanh toán được rút
ngắn từ thanh toán sau 2 ngày sau năm 2000 đến thanh toán ngay trong ngày được

thực hiện trong năm 2002. Định kỳ giao dịch cũng được rút ngắn từ 10 ngày/phiên
từ năm 2 nghìn đến định kỳ hàng ngày với giá trị giao dịch ngày càng tăng mạnh
Bên cạnh đó hàng hóa giao dịch trên TTM cũng đa dạng hơn, bao gồm giấy tờ
có giá dài hạn như trái phiếu kho bạc, trái phiếu đầu tư, công trái. Các thành viên
tham gia vào thị trường cũng tăng khi các TCTD đã thấy được tầm quan trọng của
việc cung ứng vốn thông qua NVTTM.
Có thể thấy nghiệp vụ thị trưởng mở đã có những phát triển mạnh trong giai
đoạn hội nhập và phát triển. Cũng như NHNN đã từng bước kết hợp NVTTM một
cách linh hoạt với các công cụ khác một cách linh hoạt để điều tiết nền kinh tế và
thực thi CSTT trong tường giai đoạn phát triển
2.2.5. Công cụ tái cấp vốn
Công cụ lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khẩu được NHNN sử dụng như
một công cụ phòng chống rủi ro cho hoạt động của các NHTM đi kèm với mục tiêu
kiểm soát cung tiền và kiềm chế lạm phát. Tại VN công cụ tái cấp vốn được sử dụng
từ năm 1991.
Sự thay đổi cơ chế lãi suất tái cấp vốn với lãi suất thị trường bắt đầu từ năm
2003 khi NHNN quy định lãi suất tái cấp vốn đóng vai trò lãi suất trần, lãi suất chiết
khấu đóng vai trò lãi suất sàn trên thị trường liên ngân hàng. Đồng thời trong giai
đoạn này các giấy tờ có giá dài hạn đã được phép sử dụng trong quan hệ tín dụng
với NHNN.
Có 2 hình thức tái cấp vốn đó là tái cấp vốn thông thường và cho vay qua đêm với
kỳ hạn tối đa là 6 tháng. Hạn mức chiết khấu cho ngân hàng cũng được xác định theo
hàng quý dựa trên vốn tự có, tỷ trọng VND/tổng tài sản có của từng ngân hàng và tổng
mức chiết khấu cho toàn ngân hàng. Như vậy để đáp ứng như cầu thanh toán ngắn hạn
tạm thời trong các giao dịch thanh toán điện tử liên ngân hàng của các NHTM, NHNN
mở rộng thêm loại hình cho vay qua đêm cho các NHTM là thành

14



viên trực tiếp của hệ thống thanh toán điện tử nhằm đảm bảo cho hệ thống hoạt
động thông suốt.
2.2.6. Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc là một trong những công cụ quan trọng của CSTT được
NHNN áp dụng để điều chỉnh khối lượng tiền mà hệ thống NHTM có thể cung ứng
cho nền kinh tế.
Chính sách DTBB cũng có những thay đổi nhất định trong giai đoạn hội nhập.
Với mục tiêu giảm lạm phát, NHNN đã điều hành giảm cung tiền nhanh trên thị trường
thông qua điều chỉnh tăng DTBB và yêu cầu các NHTM mua 1 lượng lớn các tín phiếu
của NHNN vào đầu năm 2008 với giá trị lên đến 20300 tỉ đồng. Đến cuối năm 2008 với
mục tiêu ổn định thị trường tiền tệ và hỗ trợ vốn cho các ngân hàng thương mại hoạt
động, NHNN thực hiện điều chỉnh giảm DTBB trong các năm tiêu theo. Bên cạnh đó,
cơ sở để xác định DTBB cũng điều chỉnh theo các năm 2010 khi NHNN thực hiện
khuyến khích cho vay nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Công cụ DTBB trong điều hành CSTT đã được NHNN hoàn thiện dần theo
thời gian và kết hợp một cách linh hoạt với các công cụ khác nhằm thực hiện CSTT.
Điều này góp phần nâng cao khả năng điều tiết của các công cụ nhưng vẫn đảm bảo
khả năng sử dụng vốn linh hoạt cho các NHTM. Tuy nhiên công cụ DTBB mà
NHNN thực hiện chỉ là giải pháp nhất thời, thiếu tính dài hạn.
Nhận định về tính hiệu quả của chính sách tiền tệ tại Việt Nam, đặc biệt
trong giai đoạn 2009 - 2011
2.3.1. Những thành tựu tích cực
Có thể thấy rằng chính sách tiền tệ tại Việt Nam đã được điều chỉnh khá linh
hoạt, cập nhật, phù hợp với bối cảnh thực tiễn. Trong giai đoạn từ 2009-2011. khi
nền kinh tế đang trên đà hội nhập sâu rộng khi vừa chính thức gia nhập WTO không
lâu, CSTT của NHNN đã được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với tình hình trong
nước và thế giới, nhất là khi Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập, mở cửa. Các
công cụ được NHNN sử dụng trong giai đoạn này khá đa dạng. đặc biệt, nhiều công
cụ gián tiếp đã được sử dụng để thay thế công cụ trực tiếp.

15


Cùng với đó, những quy định theo mệnh lệnh hành chính cũng được giảm dần,
thể hiện ở cơ chế lãi suất và cơ chế điều hành tỉ giá dần được cải cách và điều chỉnh
theo hướng tăng dần mức độ tự do và thả nổi. Theo sự thay đổi của tình hình trong
nước, tỉ giá hối đoái và biên độ dao động tỉ giá đã có sự điều chỉnh liên tục. Nhớ có
sự linh hoạt trong điều chỉnh CSTT của NHNN mà chính sách lãi suất và chính sách
tỉ giá đang từng bước có sự điều chỉnh để phù hợp với xu thế hội nhập cũng như
tình hình kinh tế vĩ mô trong cả nước.
Ngoài ra, nghiệp vụ thị trường mở và chính sách lãi suất linh hoạt cũng được
kết hợp một cách hài hòa, từ đó mà nguồn vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh và
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế được đảm bảo. Cũng nhờ vậy, Việt Nam đã ngăn chặn
nguy cơ tăng trưởng nóng nhằm kiểm soát lạm phát.
Cũng trong giai đoạn này, NHNN đã có những CSTT hợp lý để góp phần
chống hiện tượng đô la hóa, vàng hóa, nâng cao dự trữ ngoại hối quốc gia.
2.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục xử lý
Có thể nói, CSTT của NHNN đã đem lại những tác dụng tích cực cho nền kinh
tế. Tuy nhiên, vấn đề điều hành CSTT ở Việt Nam vẫn tồn tại một số hạn chế:
2.3.2.1. CSTT chưa gắn kết giữa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu trung, dài hạn
Có thể nói, các giải pháp thực thi các công cụ CSTT của NHNN là các giải
pháp tình thế để giải quyết các vấn đề cấp bách hơn là các giải pháp ngắn hạn theo
định hướng mục tiêu trung, dài hạn. Không hoạch định chiến lược trung, dài hạn
cho CSTT dẫn đến hệ lụy là các giải pháp ngắn hạn thiếu đi định hướng chung. Các
công cụ CSTT mà NHNN sử dụng trong từng thời điểm nhất định mặc dù đã có tác
động tích cực lên các chỉ số vĩ mô nhưng chưa cho thấy được sự đồng bộ hay tính
nhất quán khi sử dụng các công cụ trong một thời gian dài. Ngoài ra, việc không
xây dựng mục tiêu trung, dài hạn dẫn còn dẫn đến một số văn bản được Chính phủ
và NHNN ban hành nhưng không áp dụng được vào thực tiễn, buộc phải dời thời
hạn, làm giảm đi tính nghiêm minh của pháp luật.


16


2.3.2.2. Tính độc lập của NHNN chưa cao
Tính độc lập của của NHTW thể hiện ở ba tiêu chí: độc lập về nhân sự, độc lập
về chính sách, độc lập về tài chính. Các quốc gia theo chủ trương tối đa sự độc lập
của NHTW xem NHTW là cơ quan độc lập, không phụ thuộc chính Chính phủ và
Bộ tài chính, mục tiêu của cơ quan này là thực hiện các CSTT để đạt mục tiêu cuối
cùng là kiểm soát giá cả và ổn định hệ thống tài chính.
Cho đến nay, NHNN ở Việt Nam hiện đang là cơ quan trực thuộc chính phủ. Điều
này một mặt giảm tính tập trung quyền lực của NHNN, tăng tính dân chủ trong các
CSTT nhưng lại khó giải quyết mâu thuẫn trong hoạch định CSTT với CSTK và các
chính sách khác của các Bộ, ngành liên quan. Trước đó, vào cuối năm 2007, quý I năm
2008, lạm phát cao dẫn tới NHNN phải thực hiện các công cụ để điều tiết giảm lạm
phát (giảm lượng tiền trong lưu thông) như tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất tái
cấp vốn,... đặc biệt, NHNN đã phát hành 20300 tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc làm
điêu đứng các NHTM nhưng lạm phát không được đẩy lùi do ngay trong lúc đó, Bộ Tài
chính đang áp dụng các gói giải pháp để phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế như nỗ
lực giải ngân các dự án ODA (tăng lượng tiền trong lưu thông).

2.3.2.3. Thông tin về CSTT chưa được công bố đầy đủ, kịp thời
Trên trang thông tin điện tử của NHNN có báo cáo tổng kết hàng năm. Tuy
nhiên, báo cáo này thiếu hẳn phần đánh giá hiệu quả hoạt động so với mục tiêu.
Hơn nữa, ấn phẩm thông tin đưa ra quá chậm.

17


3.


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG TÍNH HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH

SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM
Giải pháp ngắn hạn
-

Tiếp tục điều hành lãi suất, tỉ giá một cách chủ động và linh hoạt theo diễn
biễn thị trường

-

Hoàn thiện thể chế trong hoạt động kinh doanh tiền tệ và ngân hàn

-

Tăng cường hoạt động kinh doanh tiền tệ và ngân hàng

-

Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát đảm bảo an toàn hệ thống, đồng
thời xử lý kịp thời và nghiêm minh các trường hợp vi phạm.

-

Tập trung giải quyết vấn đề nợ xấu, hạn chế nợ xấu mới phát sinh và tập
trung nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM.

Giải pháp trung, dài hạn
-


Xây dựng mục tiêu trung, dài hạn để điều hành CSTT


Xác định mục tiêu điều tiết của CSTT là kiểm soát lạm phát, lượng hóa
giá trị hoặc khoảng lạm phát để kiểm soát trong từng giai đoạn và sử
dụng các công cụ trong ngắn hạn nhưng phải đảm bảo tính nhất quán
với mục tiêu điều tiết dài hạn đã hoạch định.



Áp dụng chỉ số lạm phát tổng thể (Headline Inflation) trong hoạch định
và xây dựng mục tiêu trung, dài hạn về ổn định giá cả và chỉ số làm
phát cơ bản (Core Inflation) để thực hiện lựa chọn công cụ điều tiết của
NHNN trong ngắn hạn. Việc sử dụng đồng thời cả hai chỉ số lạm phát
trên đã được nhiều quốc gia sử dụng hiệu quả như Mỹ, Canada, Nhật,
Philippin, Thái Lan (Hoàng Hải Yến, 2010).

-

Xác định độ trễ của CSTT để việc áp dụng từng công cụ thực thi CSTT
đem lại hiệu quả mong đợi.

-

Tăng cường sự chủ động, kịp thời và minh bạch thông tin của NHNN về
việc xây dựng, thực thi và vận hành CSTT nhằm phát huy hiệu quả CSTT.


Việc giải trình tập trung, chủ động, kịp thời và minh bạch thông tin nên

được quy định trong luật NHNN
18




NHNN cần công bố kết quả các cuộc họp trên trang thông tin điện tử để
minh bạch thông tin nhằm cung cấp cơ sở giám sát việc thực hiện các
cam kết của NHNN, đồng thời là nguồn thông tin hữu ích cho các bên
có liên quan thực hiện các giải pháp đồng bộ.

19


4.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trần Hoàng Ngân và cộng sự (2014), “Chính sách tiền tệ và các công cụ thực thi tại
Việt Nam giai đoạn 1986-2013”, Phát triển kinh tế 288 (10/2014), 2-18,
[www.cantholib.org.vn:82/EBOOK.aspx?p=37B9F975C53766A6B64627B93B656
54746C6B65637B91B857557]
Hoàng Hải Yến (2010), “Nên sử dụng chỉ số làm phát nào để điều hành chính sách
tiền tệ”, Tạp chí Ngân hàng, (4), 15-20
“Các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ” [ />“Chính sách tiền tệ mở rộng và thắt chặt” [ />“Chính

sách

tiền


tệ”

[ />
%C3%A1ch_ti%E1%BB%81n_t

%E1%BB%87?

fbclid=IwAR3uAN7b0stqfa0dIFj8yFrXA9mP6fxRuzi2mwmJLTap
xIBj9yKJS1am6e0]
“Thực tiễn áp dụng công cụ hạn mức tín dụng của ngân hàng nhà nước”
[ />wNukZHT3SPWdvE]

20



×