Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI MÁI TRƯỜNG ĐẠ TÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.17 KB, 7 trang )


CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI
MÁI TRƯỜNG ĐẠ TÔNG.
Trần Sông Gianh

Cầm tờ giấy báo trúng tuyển Đại học trên tay, Hắn vừa mừng nhưng lại vừa lo.
Hắn mừng vì đã xóa bỏ được suy nghĩ về sự kém cỏi của bản thân khi năm thứ
nhất phải nằm buồn rũ rượi không dám nhìn bạn bè đến chào từ biệt trước khi
bước vào giảng đường đại học. Và mừng hơn khi Hắn thấy nụ cười đã nở trên
môi của người mẹ già sống một đời cơ cực, lam lũ, vất vã và thiếu thốn vì con.
Nhưng nỗi lo đã nhanh chống khõa lấp và tràn ngập suy nghĩ của Hắn. Hắn lo
không biết làm sao để theo hết 4 năm đại học, và lo hơn khi Hắn nghe mọi người
nhỏ to với nhau rằng : “ Con nhà nghèo đậu được đại học củng mừng đó, nhưng
không biết lấy gì để ăn học đây, và học xong ra trường liệu có xin được công việc mà
làm hay không ”. Hắn cảm thấy buồn theo những tiếng thở dài đầy thông cảm của
bà con lối xóm. Nhưng nghĩ lại, nhìn cảnh quanh năm vất vã “ Bán mặt cho đất,
bán lưng cho trời ” của bố mẹ mà cuộc sống vẫn khó khăn; cái nghèo, cái khổ cứ
đeo đẳng mãi; hay nghĩ đến những ngày đi làm công nhân cực khổ vì công việc
nặng nhọc và đặc biệt tính Hắn không chịu được cảnh bị người ta chửi quát với lý
do không chính đáng hoặc vô lý do, hay nghĩ đến những ngày đi phụ hồ mồ hôi
ướt nhễ nhại mà tiền công chẳng đáng bao nhiêu ... những điều đó càng thôi thúc
Hắn quyết tâm hơn.
Bước vào giảng đường đại học với bao suy nghĩ, bao nỗi lo toan nhưng rồi với
sự giúp sức, động viên của gia đình, bè bạn; mà đặc biệt là sự giúp đở về vật chất
của anh trai, sự động viên về tinh thần của mẹ và bao người thân khác đã giúp
Hắn vượt qua tất cả để tốt nghiệp ra trường như mong ước bấy lâu của Hắn củng
như của gia đình, bạn bè và biết bao người thân .
***
Cầm mãnh bằng Đại học và bộ hồ sơ xin việc trên tay, Hắn đi và đi nhưng đáng
buồn thay không có ai chịu thông cảm cho hoàn cảnh éo le của Hắn. Điều đó càng
làm Hắn thêm thấu hiểu sâu sắc hơn những điều mà cách đây 4 năm bà con hàng


xóm đã lo xa. Có lẽ hơn lúc nào hết, trong thời gian này Hắn hiểu rỏ hơn “ Tính
hai mặt của một vấn đề ” mà thầy giáo vẫn hay nói đến trong bài giảng. Đúng vậy,
xã hội đang tồn tại hai mặt tích cực và tiêu cực. Hắn tức tối trước cái tiêu cực của
xã hội nhưng đành bó tay, có lúc ngồi ngẩm nghĩ Hắn ước gì có đủ quyền hành để
xử tội hết những kẻ tạo ra những cái tiêu cực đáng ghét đó. Nhưng Hắn có hiểu
đâu, đó chỉ là suy nghĩ của 1 sinh viên mới ra trường với suy nghĩ còn quá non
trẻ. Hắn đâu có hiểu đó chỉ là những hiện tượng đơn lẽ của cuộc sống như một
tính tất yếu của cơ chế thị trường. Hắn đâu có biết trong xã hội này vẫn còn có
biết bao điều tốt đẹp đang chờ đợi trước mắt. Hắn đâu có biết còn rất nhiều niềm
vui đang chờ đón phía trước con đường mà Hắn đang đi.
Hành trình “ Người đi tìm việc ” của Hắn thật là gian nan và vất vã, hành trình
đó đã tạo ra trong suy nghĩ của Hắn không biết bao nhiêu trạng thái xúc cảm.
Buồn có, lo lắng có, bực tức có và may mắn thay cũng có cả niềm vui tuy niềm vui
đó không thật trọn vẹn. Hắn buồn, bực tức và có phần chán nãn vì cho rằng xã
hội có quá nhiều phức tạp, bất công; có những cái ưu tiên mà Hắn cho là quá phi
lý nhưng không làm gì được, ví như : “ Ưu tiên vì mẹ cô ấy là giáo viên nên cô ấy
được trúng tuyển ”. Ôi ! Sao lại có cái ưu tiên đặc biệt đến thế, với kiến thức ít ỏi
của 16 năm ngồi trên ghế nhà trường và một chút hành trang trong 22 năm bôn
ba vất vã mà cuộc sống trang bị thì Hắn chưa thể hiểu hết “ cái ưu tiên ” quá đặc
biệt đó. Hắn lo lắng vì mỗi khi rảo bước về nhà nhìn vẽ mặt đầy âu lo của mẹ có
chứa đựng sự cầu mong điều gì đó tốt lành sẽ đến với con mình. Hắn nhớ lại cái
hôm trời mừa tầm tã, mưa như té nước vào mặt, trời chưa kịp sáng, Hắn xách giỏ
đi thi, Hắn nhớ như in cái ánh mắt trong theo của mẹ chứa đựng biết bao điều, có
lẽ trong số những điều mà mẹ đang cầu mong sẽ có : “ Mẹ mong con thi đậu, mong
con có cuộc sống sau này không phải vất vã , cực nhọc như bố, mẹ đã trải qua ”.
***
Cái mọng được về làm việc tại quê hương - trên mãnh đất đã nuôi Hắn khôn
lớn và đã in khắc vào sâu thẳm đáy lòng biết bao kỷ niệm vui buồn đã vở tan
thành mây khói sau bao lần gỏ cửa xin việc đều bị khước từ.
Khi còn ngồi trên ghế của giảng đường đại học Hắn rất nhớ quê hương. Cứ mỗi

độ hè đến Hắn ước ao được về thăm quê, thăm mẹ và để mỗi trưa hè được ngâm
mình dưới Dòng Sông Gianh “ 1 ” cho thõa thích. Nhưng Hắn đành gác lại cái mơ
ước nhỏ nhoi đó để san sẽ sự cực nhọc mà anh trai Hắn phải vất vã bấy lâu có
phần vì Hắn. Hắn đã nghĩ và nghĩ rất nhiều, có khi Hắn thấy mình là gánh nặng
của gia đình, của anh trai và Hắn mong muốn nhanh chống học xong khóa học để
về quê xin việc, để được đi làm, để được phụ giúp gia đình, để được đở đần bớt
khó khăn cho mẹ và người thân. Những lúc nhớ quê Hắn thường nghêu ngao
ngâm mấy câu thơ : “ Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường, yêu quê hương qua
từng trang sách nhỏ ...”.
Có lẽ cái quy luật sinh tồn và phát triển đã làm cho Hắn táo bạo hơn khi đang
lưởng lự giữa hai con đường nếu ở quê thì Hắn sẽ phải làm việc mà Hắn không
thích, nhưng nếu xa quê thì cái cảm giác nhớ nhung, khắc khoãi về chốn quê nhà
sẽ đeo đẳng suốt cuộc đời của Hắn. Bởi hơn ai hết, Hắn hiểu rỏ bản thân mình là
một kẻ nặng tình với quê hương. Cuối cùng Hắn cũng phải quyết định ra đi.
***
Ngồi trên chuyến xe Bắc - Nam mà lòng Hắn trĩu nặng. Hắn suy nghĩ : Mình
quyết định ra đi là vì cái gì ? Biết bao nhiêu câu trả lời dồn dập hiện ra trong đầu
Hắn : Vì miếng cơm manh áo; vì muốn thực hiện ước mơ đã ấp ủ bấy lâu; và vì cả
những sự lo lắng của bao người thân trước khi Hắn bước vào giảng đường đại học
củng như cả bây giờ ... nhưng cuối cùng Hắn chẳng cắt nghĩa được là vì điều gì
nữa.
Nhìn qua kính cửa xe đang chạy, nhìn cảnh Dòng Sông Gianh êm ả uốn lượn
phía dưới chân cầu làm lòng Hắn như thắt lại. Hắn biết rồi đây có lẽ mỗi năm
Hắn chỉ về thăm quê được 1 lần và có khi cuộc sống chỉ cho phép dăm ba năm
mới được về thăm quê. Bởi nơi Hắn sẽ đến cách quê hương cả hơn ngàn cây số.
Một khoảng cách không xa lắm nhưng là một nỗi lo của không ít người vất vã vì
cuộc sống sinh nhai.
***
Đã khá lâu, giờ ngồi nhớ lại cái cảnh hôm đó từ trên xe khách bước xuống bến
xe Đà Lạt lúc 2 giờ sáng một cảm giác lạnh buốt lan tõa khắp cơ thể. Hắn cảm

thấy lạnh ở tay, lạnh ở chân, lạnh ở mặt có lẽ vì khí hậu thay đổi và Hắn thấy
lạnh cả trong Tim vì có lẽ Hắn đang nhớ quê hương, nhớ người thân khi ngồi co
ro trên ghế đá.
Cái hành trình “ Người đi tìm việc ” của Hắn sao mà vất vã đến thế. Cứ tưởng
vào tới Đà Lạt rồi là ổn ai ngờ khi hỏi ra mới biết ngôi trường mà Hắn sẽ đến
nhận công tác còn có khoảng cách hơn 130 km đường đèo và phải mất gần cả
ngày xe. Lòng Hắn lại thấy se se lạnh.
Sau một thời gian tìm và hỏi thăm, hỏi ai người ta cũng bảo không biết. Hỏi đến
Trường THPT Đạ Tông “2” là người ta ngơ ngác như người ở ngoài hành tinh. May
quá, “ Trong cái khó ló cái khôn” Hắn nghĩ ngay đến người đã dẫn lối trong hành
trình “ Người đi tìm việc” gian nan này . Hắn gọi điện hỏi cô V - người đã giới
thiệu Trường THPT Đạ Tông cho Hắn. Và may quá, Hắn đã nhận được sự giúp
đở nhiệt tình.
Ngồi trên chuyến xe độc nhất của tuyến Đà Lạt - Đầm Ròn “ 3 ” mà lòng Hắn
thấy nao nao. Nhìn cảnh rừng núi trùng trùng điệp điệp, đường sá quanh co,
khúc khuỷu, uốn lượn mang đậm nét thiên nhiên, hoang giả. Càng đi càng thấy
xa, cứ lâu lâu Hắn lại đưa mắt ra cửa sổ để quan sát. Thật kỳ lạ những đàn Heo
thả rông đang chạy thôn thả bên đường, xa xa có dăm bảy đứa trẻ áo không,
quần cũng không, da ngăm đen, tốc nâu đang nô đùa thõa thích trên cây cầu nhỏ
và cả dưới khe suối đá ... Quả là những cảnh tượng khá lạ lẩm với cuộc sống thôn
quê ở dãy đất Miền trung - quê hương yêu dấu của Hắn.
Xe cứ chầm chậm bò vì đường đi khá xấu lại đang trong quá trình tu sửa, Hắn
đếm cả thảy có đến 7 cây cầu sắt trên khoảng 30 km cuối của chặng đường. Và
rồi, Xe dừng lại ở 1 ngã tư lúc trời vẫn đang mưa nặng hạt. Người lơ xe cất tiếng :
“ Đến rồi bà con ơi ”. Lòng Hắn thấy nhẹ nhỏm bước xuống. Đúng vừa lúc giờ tan
học. Cảnh tượng đầu tiên mà Hắn bắt gặp đó là những em học sinh cứ tất tả bước
đi trong mưa không dù, không nón và không áo mưa. Thậm chí có đứa còn cởi cả
áo để chạy giữa mưa lạnh. Và không biết lúc đó suy nghĩ của Hắn thế nào?
Nhưng đã đi thì đi cho tới đích. Là thân trai sá chi mấy chuyện vất vã nhỏ nhoi
kia. Và có lẽ trong câu chuyện giữa Hắn và cô V qua điện thoại ngày hôm qua,

với những lời chỉ dạy, động viên, định hướng và nhắc nhở phần nào Hắn cũng đã
tưởng tượng được nơi mình sắp đến nên Hắn không tỏ ra nao núng mà đã sẵn
sàng đón nhận.

* * *
Người ta thường nói : “ Trong khó khăn, vất vã con người ta sống tình cảm và
gần gủi nhau hơn ”. Hắn cảm nhận được điều đó một cách sâu sắc ngay từ những
ngày đầu mới đến nhận công tác. Từ thái độ tiếp đón ân cần của Thầy Hiệu
Trưởng; từ sự tận tình của Chị Chủ Tịch Công Đoàn và đặc biệt từ những tình
cảm chân thật của các anh chị đồng nghiệp đi trước rất tận tình chỉ bảo cho Hắn
từ miếng ăn, chổ ngủ. Có lẽ chính những điều đó đã giúp Hắn vơi đi nỗi nhớ quê
hương, nhớ người thân để ở lại mãnh đất này cho đến ngày hôm nay. Nhưng từ
sâu thẳm cỏi lòng của Hắn, trong quá trình làm việc Hắn đã cảm nhận được nỗi
khổ cực, vất vã của các em học sinh mà hàng ngày Hắn vẫn thường tiếp xúc để
dạy bảo. Hắn cảm nhận được nỗi khổ của bản thân trước đây chỉ bằng một phần
nỗi khổ của các em hôm nay.
Những ngày đầu lên lớp, Hắn ngại không muốn bước xuống gần học sinh để
giảng bài như phong cách sư phạm mà Hắn đã dày công luyện tập khi còn ngồi
trên giảng đường đại học. Nói ra điều này có lẽ Hắn cảm thấy có lỗi với học sinh
nhưng đó là sự thật, bởi Hắn không chịu được cái mùi vừa khét nắng, vừa ẩm ướt
do các em phải lội qua suối, phải dầm mưa khi đến lớp. Và có lẽ đó cũng là khởi
điểm của tình yêu thương, càng sống ở địa phương xa xôi, khó khăn này; càng
tiếp xúc với bao thế hệ học sinh nơi đây càng làm Hắn thấy thương yêu và cảm
thông cho các em hơn.
Hắn vẫn nhớ như in hình ảnh của bao thế hệ học trò đã đi qua, đã trưởng
thành có bàn tay dìu dắt của Hắn. Hắn thấy vui vì điều đó nhưng Hắn củng thấy
rất buồn bởi trong hơn 5 năm đứng lớp, Hắn chứng kiến quá nhiều cảnh “ phải
quay lại ” của không ít học sinh khi “ không đủ sức để đi hết con đường ” với vô
vàn lí do khác nhau.
Có lẽ cái buổi tối hôm đó Hắn sẽ không bao giờ quên. Hôm đó, khi màn đêm

buông xuống, trời se se lạnh, mưa rơi rã rích, gió Đông thổi mạnh. Hắn một mình
rảo bước đến gia đình của một học sinh. Đó là nhà của em Cil Ha Tình ở thôn
Liêng Trang II “4” đã nghĩ học 2 ngày mà sáng nay Hắn đã đến thăm nhưng
không gặp nên buổi chiều tối tranh thủ đến tiếp và may quá Hắn gặp được phụ
huynh học sinh, được nói chuyện trực tiếp với mẹ của học sinh. Nhưng đáng buồn
thay, khung cảnh trước mắt Hắn thật quá đau lòng; năm mẹ con ngồi ăn tối dưới
ánh điện mờ mờ của bóng đèn tròn 25w có phần bị bụi bám; không mâm, không
bàn, mỗi người bưng một bát và một cái muổng, Họ múc từng muổng cháo gạo
trắng từ trong một cái nồi cũ và đen bởi được bọc một lớp khói khá dày. Vừa ăn,
người đàn bà chủ nhà vừa tỏ vẽ ngượng ngùng khi có khách đến mà không rót
nước mời. Hắn đoán được điều đó và thể hiện sự thông cảm : “ Bác và các em cứ
ăn tự nhiên, Cháu ăn rồi ”. Hắn định ngồi xuống cho lịch sự nhưng nhìn quanh
không có cái gì để ngồi. Hắn mới tiến lại gần bếp lữa - nơi đang hâm nóng nồi
cháo để bắt chuyện với người phụ nữ. Sau một vài câu xã giao, Hắn quyết định
vào thẳng vấn đề : “ Tình đi đâu mà không ăn cùng gia đình hả Bác? ”. Người đàn
bà chủ nhà liền đáp : “ Nó đi làm thuê ở Lâm Hà “5 ” sáng nay rồi ”. Lúc đó Hắn
cảm thấy vừa chột lòng, vừa ray rứt. Có lẽ Hắn ray rứt vì cho rằng mình vô tâm
quá hay sao? Nhưng không, mới cách đây 2 hôm Tình vẫn đi học cơ mà, và Hắn
cũng không nhận thấy điều gì khác biệt ở em học sinh này cả. Hắn tiếp tục hỏi
chuyện : “ Thế Tình không đi học nữa hả Bác?”. “ Không ” - một câu trả lời trống
không làm nhói lòng. “ Tại sao Bác không khuyên Tình ở nhà học, sao lại bỏ học
giữa chừng vậy Bác ? ”- Hắn cất giọng hỏi tiếp. Người đàn bà chủ nhà đáp :
“ Nhà hết gạo, không có gì ăn nên Nó không chịu học nữa, Nó bảo đi làm thuê kiếm
tiền”. Đến đây Hắn nghẹn ngào nhìn khuôn mặt già nua, nhăn nheo của bà già
trạc 55 tuổi mà sau này khi xem lại sổ điểm lớn thì Hắn kinh ngạc bởi người phụ
nữ đó chỉ mới 44 mùa xuân nhưng sao mà già nua và tàn tạ đến vậy. Có phải cuộc
sống sinh nhai đã cướp đi dung nhan của bà, không biết hồi còn trẻ bà thế nào?
Chắc cũng không đến nổi nào đâu. Nhưng cũng đúng thôi, một người phụ nữ quá
chồng, một tay nuôi 5 đứa con thơ thì làm sao mà trẻ trung, tươi tắn cho được.
Sau một lúc trò chuyện với thông điệp nhắn nhũ, mong muốn bà khuyên đứa con

trai đầu lòng đi học lại với hy vọng mong manh. Vì Hắn biết, có lẽ bà không đủ
điều kiện để đảm bảo cho con yên tâm học hành và bà cũng không dám khuyên
con vì bà hiểu rõ hoàn cảnh của mình hơn ai hết. Hắn thất vọng chào gia đình
bước ra về mà lòng đầy tâm sự. Hắn nhìn vào nồi cháo trắng thấy toàn nước
trong veo và nhớ đến những vẽ mặt xanh xao yếu ớt của một số học sinh không ít
khi ngồi nghe giảng. Có lẽ nguyên nhân chính là từ đây.
Suốt đêm hôm đó, Hắn thao thức không ngủ được phần vì nhớ gia đình, nhớ
quê hương; phần vì nhớ người yêu ở chốn xa xôi. Hắn nghĩ thầm : “ Có lẽ Cô ấy
cũng đang cô đơn và nhớ người mình yêu - chính là Hắn ”. Rồi Hắn lại nhớ tới
cảnh 5 mẹ con ngồi quanh bếp lửa cùng chia nhau chén cháo trắng sau 1 ngày lao
động vất vã. Hắn lại nghĩ tới cảnh mẹ già cũng đang vất vã, neo đơn nơi chốn quê
nhà ... . Những suy nghĩ đó cứ đua nhau hiện ra trong tâm trí của Hắn. Hắn trở
mình muốn ngủ, muốn gạt hết tất cả mọi suy nghĩ đang ngổn ngang để chợp mắt
vì sáng ngày mai còn lên lớp. Hắn giật mình khi bấm đèn xem đồng hồ thấy đã
gần 3 giờ sáng. Và rồi Hắn thiếp đi khi nào không hay biết trong bao suy nghĩ
bộn bề.
Ngày tháng trôi qua, sau bao năm gắn bó với mãnh đất đầy nắng gió đã để lại
trong Hắn biết bao nhiêu kỷ niệm buồn vui. Những khuôn mặt kham khổ của bao
cụ già, những tấm thân thiếu thốn, những mãnh đời bất hạnh mà Hắn đã chứng
kiến và đã làm Hắn rung cảm. Hắn nhớ cái hôm mà một học sinh trong lớp mang
chồng sách đến với lời nhắn : “ Bạn Tình gửi sách trả Thầy ”. Hăn thấy buồn, có lẽ
nỗi buồn của một “anh giáo trẻ ” năm đầu tiên làm công tác chủ nhiệm và cũng là
năm đầu tiên đứng lớp. Hắn buồn vì thương cảm trước số phận éo le của một
mãnh đời bất hạnh và Hắn nghĩ có lẽ ở cái xứ Đam Rông “ 5 ” này còn rất nhiều
mãnh đời như vậy. Hắn cảm thấy buồn và giận khi học sinh không đến gặp Hắn
theo lời nhắn : “ Khi nào Tình về thì Bác nhớ báo cho Cháu biết hoặc bảo Tình đến
tập thể giáo viên gặp Cháu Bác nhé ” trước khi Hắn chào và xin phép ra về trong
buổi tối đến nhà Tình lần thứ hai vào cái đêm mưa gió đó. Nhưng Hắn chợt cảm
thấy lòng se lạnh, một cảm giác cảm thông sâu sắc và xót xa khi Hắn thấy một
mãnh giấy nhỏ trong túi đựng sách rớt ra khi Hắn mở túi định kiểm tra sách với

lời nhắn gửi : “ Em xin lỗi Thầy vì đã bỏ học mà không xin phép Thầy, em gửi sách
trả Thầy, mong Thầy hãy tha lỗi cho em - Học sinh của Thầy : Cil Ha Tình ”. Cầm
mãnh giấy tay Hắn hơi run, và hình như nước mắt đã chảy và có lẽ Hắn đã khóc,
Hắn khóc vì chắc Hắn cho rằng mình đã không thể làm được gì hơn, không giúp
được học sinh vượt qua khó khăn trước mắt để đi đến “ cuối con đường ”. Nhưng
Hắn cố kìm cảm xúc bởi Hắn biết có rất nhiều ánh mắt học sinh đang dõi theo.
Hắn cất tiếng : “ Hôm nay Thầy chính thức thông báo bạn Tình đã bỏ học, Lớp
Trưởng báo với các Thầy, cô bộ môn em nhé, Thầy sẽ báo cáo lên Ban lãnh đạo nhà
trường ” rồi Hắn xách cặp chào cả lớp, cả lớp đứng dậy chào và Hắn biết các em
cũng hiểu được cảm xúc của Hắn lúc này, bởi nhìn vào ánh mắt của các em, Hắn
cảm nhận được điều đó.
Trên đường đi từ lớp chủ nhiệm đến lớp 10a5 để dạy, Hắn vừa cảm thấy buồn
nhưng cũng có chút an ủi. Hắn buồn vì hy vọng Tình sẽ đi học lại bị tiêu tan, Hắn
buồn vì từ nay lớp 10a2 sẽ vắng bóng 1 em học sinh tuy học yếu nhưng hiền lành,
lễ phép. Nhưng Hắn cảm thấy được an ủi bởi học sinh của Hắn đã biết suy nghĩ,
đã biết kính trọng thầy cô, đã hiểu được nỗi khổ của thầy cô. Dù đó là nỗi khổ

×