Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến du lịch trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.11 KB, 12 trang )

1
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Dẫn nhập
Du lịch là một ngành tổng hợp phát triển nhanh, bao gồm nhiều lĩnh vực kinh tế và
xã hội, làm cho nó trở thành một đòn bẩy thúc đẩy các ngành khác phát triển theo. Không
có gì đáng ngạc nhiên, các cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng du lịch là ngành ưu tiên cao
cho các cơ quan xúc tiến đầu tư trên toàn thế giới (UNCTAD, 2009). Với sự cạnh tranh
quốc tế ngày càng tăng giữa các điểm đến du lịch, và các địa phương làm thế nào để cạnh
tranh thu hút các nhà đầu tư vào địa phương mình là một vấn mang tính thời sự hiện nay
trên cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
1.2 Tính cấp thiết của nghiên cứu
1.2.1 Tính cấp thiết về mặt lý luận
Qua nghiên cứu tổng quan tài liệu về thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch cho thấy
sự cần thiết nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến trong
việc thu hút vốn đầu tư du lịch tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ” cần được bổ sung về
mặt lý luận như sau:
Một là, về vai trò của nguồn vốn tư nhân từ bên ngoài đã được nhiều nhà khoa học
khẳng định là góp phần xây dựng và phát triển địa phương, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
tạo ra nhiều việc làm, tạo ra hiệu ứng lan tỏa về công nghệ, tạo ra môi trường kinh doanh
cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp (Grossman và Helpman, 1991;
Hermes và Lensink, 2003; Oecd, 2008).
Hai là, nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng mục tiêu của các nhà đầu tư là tìm
kiếm lợi nhuận trên thị trường (Agarwal, 1980; Moosa, 2002); hoặc để đa dạng hóa
(Markowitz, 1991; Moosa, 2002; Rose-Ackerman và Tobin, 2005); hoặc bị ảnh hưởng
bởi tiềm năng thị trường của các nước sở tại (Moore, 1993; Kreinin và cộng sự, 1999).
Điều này khẳng định các yếu tố ảnh hưởng, tầm quan trọng của các yếu tố ở mỗi địa
phương là khác nhau đối với nhà đầu tư. Bởi vậy, việc nghiên cứu đặc thù của mỗi địa
phương là một vấn đề cần thiết hiện nay.
Ba là, các nghiên cứu trong nước và nước ngoài về thu thút vốn đầu tư vào lĩnh vực
khách sạn, khu giải trí đa phần đề cập chưa đầy đủ về nhân tố tài nguyên du lịch và môi


trường đâu từ - PCI.
Bốn là, hầu hết các nghiên cứu trước đây chỉ nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính
hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút khách du lịch mà hầu như ít có nghiên cứu nào nghiên
cứu về tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút nhà đầu tư về lĩnh vực du lịch.
1.2.2 Về mặt thực tiễn
Từ góc độ thực tiễn, việc thu hút đầu tư du lịch tại các vùng du lịch ở Việt Nam
đang đặt ra những vấn đề cần giải quyết để phát triển du lịch Việt Nam theo định hướng
bền vững như sau:
Thứ nhất, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, trong đó chính phủ xác định nguồn vốn ngân
sách đầu tư vào lĩnh vực du lịch chiếm tỷ trọng khoảng 8% đến 10% (bao gồm vốn ODA),
còn lại nguồn vốn đóng vai trò chính cho sự phát triển của du lịch địa phương đó là nguồn
vốn tư nhân (bao gồm cả vốn FDI). Điều này góp phần khẳng định Đảng và Nhà nước

2
xác định sự phát triển của một đất nước nói chung, của một địa phương nói riêng dựa vào
nguồn vốn đầu tư khu vực tư nhân.
Thứ hai, có sự phát triển không tương đồng về thu hút du khách và thu hút vốn đầu tư
du lịch giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Vậy đâu là nguyên
nhân dẫn đến sự không đồng đều trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch. Từ đây, thực tiễn đặt
ra vấn đề cho các nhà nghiên cứu: (1) Đâu là các nhân tố chính có ảnh hưởng, thu hút các nhà
đầu tư du lịch tại khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ; (2) Nhân tố nào là quan trọng nhất, có
tính quyết định nhất trong việc lựa chọn địa phương của nhà đầu tư?
Thứ ba, các tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ này thực sự chưa có 1 nghiên
cứu thực nghiệm nào cụ thể cho vấn đề du lịch, cho nên các địa phương này gần như việc
thu hút vốn đầu tư cứ chăm chăm cải thiện chỉ số PCI. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu cụ
thể tác động của chỉ số PCI trong việc thu hút đầu tư. Nghiên cứu này góp phần khẳng
định vấn đề đó.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của luận án là xác định các nhân tố và phát hiện thành phần mới

trong các nhân tố tác động đến tính hấp dẫn của điểm đến để thu hút các nhà đầu tư du
lịch. Với các mục tiêu cụ thể là:
Thứ nhất, luận án này góp phần hoàn thiện lý thuyết về tính hấp dẫn của điểm đến
du lịch trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch, mà các tác giả trong và ngoài nước đã đề
cập đến nhưng tương đối chưa đầy đủ. Đặc biệt là ở tại Việt Nam hầu như chưa có tác
giả nào nghiên cứu cụ thể về vấn đề này.
Thứ hai, luận án này chỉ ra các nhân tố quan trọng góp phần tạo nên tính hấp dẫn
của điểm đến trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch. Trên cơ sở đó, tác giả lượng hóa được
mức độ tác động của các nhân tố; lượng hóa được mức độ hấp dẫn của mỗi tỉnh thuộc
khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ trong việc thu hút vốn đầu tư.
Thứ ba, dựa trên kết quả nghiên cưu cả định tính và định lượng để chỉ ra phần mới
trong các nhân tố, có ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư du lịch, phù hợp với đặc thù
và bối cảnh ở Việt Nam mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập và lượng hóa nó.
Thứ tư, xác định được mối quan hệ giữa tính hấp dẫn của điểm đến và ý định đầu tư du lịch.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút
vốn đầu tư du lịch thuộc vùng du lịch cụ thể và mối quan hệ giữa tính hấp dẫn điểm đến
tác động đến ý định đầu tư du lịch.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Cụ thể, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực khách
sạn, resort, khu du lịch có tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên. Để tìm ra được các nhân tố ảnh
hưởng một cách rõ ràng, khách quan nên tác giả chỉ nghiên cứu nguồn vốn thuộc vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài và nguồn vốn tư nhân ở trong nước, với dữ liệu khảo sát được
thực hiện đối với các nhà đầu tư từ tháng 3 năm 2017 đến 3 năm 2019.
1.4.3 Đối tượng khảo sát
Đối với nghiên cứu định tính: nghiên cứu tập trung phỏng vấn các chuyên gia trong
lĩnh vực du lịch; các chuyên gia về đầu tư du lịch; các nhà đầu tư, các nhà quản lý các
khách sạn, nhà hàng, các khu du lịch tại các tỉnh thuộc 8 tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ.



3

4

Đối với nghiên cứu định lượng: nghiên cứu tập trung khảo sát các nhà đầu tư, các
nhà quản lý của các khách sạn, resort, khu du lịch có quy mô từ 3 sao trở lên thuộc khu
vực Duyên hải Nam Trung Bộ.
1.5. Câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu chính của nghiên cứu là nhằm xác định các nhân tố tác động đến tính hấp
dẫn của điểm đến trong việc thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch. Từ kết quả có
được, tác giả cố gắng xây dựng bộ tiêu chí ước tính mức độ hấp dẫn đầu tư cho mỗi tỉnh
thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng và cho cả nước nói chung. Để giải quyết
vấn đề này, nghiên cứu tập trung trả lời 3 câu hỏi nghiên cứu chính sau:
1. Những nhân tố nào tác động đến tính hấp dẫn của điểm đến du lịch trong việc thu
hút vốn đầu tư du lịch?
2. Mối quan hệ giữa những nhân tố tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến với ý định đầu
tư của nhà đầu tư du lịch? Và cụ thể là ứng với trường hợp của vùng Duyên hải
Nam Trung Bộ thì kết quả như thế nào?
3. Mức độ tác động của các nhân tố đến tính hấp dẫn của điểm đến là như thế nào? Và
mức độ tác động của tính hấp dẫn của điểm đến đối với ý định đầu tư là như thế nào?
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu áp dụng cho đề tài này gồm phương pháp nghiên cứu định
tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu này được thực hiện gồm nghiên
cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
1.7 Những đóng góp mới của luận án
1.7.1 Những đóng góp về mặt lý luận và phương pháp nghiên cứu
Một là, luận án này góp phần sắp xếp và hệ thống hóa lý thuyết riêng, đặc thù cho
tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút các nhà đầu tư du lịch. Phần lớn các nghiên
cứu trên thế giới chỉ đề cập đến là các nhân tố thu hút vốn đầu tư du lịch, có rất ít nghiên

cứu đề cập đến tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút đầu tư du lịch.
Hai là, tác giả đã phát hiện ra được nhân tố mới có ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của
điểm đến trong việc thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch đó là nhân tố “Môi trường
đầu tư”. Nhân tố này được hoàn thiện và bổ sung đầy đủ hơn so với các nghiên cứu trước
đây dựa trên nền tảng chỉ số PCI.
Ba là, nghiên cứu chỉ ra được nhân tố “tài nguyên du lịch” gồm có: “tài nguyên du
lịch tự nhiên và tài nguyên văn hóa” mà các nguyên cứu trước đây hầu hết đề cập chưa
đầy đủ, chủ yếu chú trọng nhân tố “tài nguyên tự nhiên”
Bốn là, các nghiên cứu trước đây về lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nói chung và cho
ngành du lịch nói riêng, mới chỉ dừng lại ở việc xác định các nhân tố tác động đến tính
hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút nhà đầu tư. Nghiên cứu này đã tiến thêm một
bước so với các nghiên cứu trước mà tác giả biết, đó là: chỉ rõ mức độ tác động của tính
hấp dẫn điểm đến trong việc thu hút nhà đầu tư tới ý định đầu tư.
Năm là, nghiên cứu này sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và
định lượng, sử dụng EFA và CFA kiểm định mối quan hệ giữa tính hấp dẫn điểm đến và
ý định đầu tư với độ tin cậy cao, nhiều nghiên cứu trước chưa đề cập mối quan hệ này.

1.7.2 Những đóng góp về mặt thực tiễn
Thứ nhất, luận án này giúp chính quyền mỗi địa phương sẽ hiểu rõ hơn các doanh
nghiệp lữ hành, khách sạn họ thật sự cần và mong muốn địa phương cung cấp và tạo điều
kiện cho họ những gì.
Thứ hai, luận án có đề xuất xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tính hấp dẫn điểm đến
của mỗi địa phương qua các năm (tương tự như cách tính chỉ số PCI). Từ đó, giúp cho
các doanh nghiệp nắm bắt được thông tin đầy đủ hơn và có cơ sở hơn trong việc so sánh,
đánh giá và lựa chọn đầu tư giữa các tỉnh thành. Giúp cho chính quyền địa phương xác
định được các nhân tố cần cải thiện tại địa phương để thu hút vốn đầu tư du lịch.
1.8 Kết cấu của luận án
Kết cấu của luận án được chia làm 5 chương
Chương 1: Giới thiệu chung về nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Một số khái niệm cơ bản về tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút vốn
đầu tư trong du lịch
2.1.1 Khái niệm du lịch
Xét trên khía cạnh kinh tế học, Kalfiotis (1972) cho rằng: “Du lịch là sự di chuyển
tạm thời của các cá nhân hay tập thể từ nơi ở đến nơi khác nhằm thoả mãn các nhu cầu
tinh thần, đạo đức do đó tạo nên các hoạt động kinh tế”
Luật du lịch (2017): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm
đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch
hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”
2.1.2 Điểm đến du lịch
Kim (1998) đưa ra khái niệm: “Điểm đến du lịch có thể được xem là một gói các
dịch vụ và cơ sở du lịch, giống như bất kỳ hàng hóa và dịch vụ khác bao gồm một số
thuộc tính đa chiều cùng nhau xác định mức độ hấp dẫn của nó đối với một khách du
lịch đặc biệt trong một tình huống du lịch nhất định”.
Cracolici và Nijkamp (2009) cho rằng: “Điểm đến du lịch là tổng hợp các nguồn
lực tự nhiên, văn hóa, nghệ thuật, môi trường khác biệt tạo nên một sản phẩm tổng thể
thu hút du khách”
2.1.3 Tính hấp dẫn điểm đến du lịch
Gartrell (1994) đưa ra khái niệm: “Tính hấp dẫn điểm đến du lịch là những vùng
địa lý có những thuộc tính, tính năng và dịch vụ hấp dẫn”
Theo Hu và Ritchie (1993:25) tính hấp dẫn điểm đến: “Phản ánh cảm nhận, niềm tin, và
ý kiến mỗi cá nhân có được về khả năng làm hài lòng cá nhân đó của mỗi điểm đến”.



5
2.1.4 Tính hấp dẫn điểm đến trong việc thu hút đầu tư
2.14.1 Khái niệm về đầu tư
Sachs và Larrain (1993) cho rằng: "Đầu tư là phần sản lượng được tích luỹ để tăng
năng lực sản xuất trong thời kỳ sau của nền kinh tế".
2.1.4.2. Khái niệm về tính hấp dẫn điểm đến thu hút đầu tư
Theo Dunning (1981) ông cho rằng tính hấp dẫn của điểm đến là những lợi thế của
địa điểm riêng hấp dẫn nhà đầu tư. Ông cho rằng: “Sự thu hút của địa điểm riêng là
những lợi thế nảy sinh từ việc sử dụng các nguồn lực hoặc tài sản sẵn có gắn liền với
một địa điểm cụ thể ở nước ngoài và cũng là những lợi thế có giá trị khi công ty kết hợp
chúng với các tài sản riêng có của mình (ví dụ như các bí quyết công nghệ, marketing
hoặc quản lý của công ty)”
Van de Ven và Walker (1984) “Tính hấp dẫn đầu tư của điểm đến là những lợi ích
kinh tế vượt trội, hoặc quyền truy cập vào các nguồn lực tài nguyên để phát triển lợi thế
cạnh tranh cho doanh nghiệp” (Morgan, 2000).
Harris và cộng sự (2003) cho rằng: “Tính hấp dẫn đầu tư của điểm đến được định
nghĩa là mức độ mà các đối tác quan hệ nhận thấy các điểm đến tiềm năng trong quá
khứ, hiện tại, tương lai hoặc hấp dẫn về khả năng cung cấp kinh tế vượt trội về lợi ích,
tiếp cận các nguồn lực quan trọng và tương thích xã hội”.
2.2 Một số lý thuyết về tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút vốn đầu tư
2.2.1 Lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế
Greenhut (1952) đề xuất lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế liên quan đến cả hai
biến định hướng cung và cầu ảnh hưởng đến sự phân phối không gian của các quá trình
sản xuất, nghiên cứu và phát triển, và quản trị các công ty. Không giống như lý thuyết
thương mại, nó không liên quan đến sự phân công lao động giữa các quốc gia. Lý thuyết
về địa điểm sản xuất quốc tế đã phát triển theo 2 cách tiếp cận:
Cách tiếp cận đầu tiên, phần lớn có nguồn gốc ở Đức. Giả sử với quy mô và phân
phối thị trường nhất định, mỗi công ty là một công cụ tối đa hóa lợi nhuận hoạt động
trong tình hình giá cả chung, sản xuất sẽ được đặt ở nơi có chi phí thấp. Lý thuyết này
nhấn mạnh việc tìm kiếm các địa phương có chi phí thấp. Nó giả định giá cả cạnh tranh,

chi phí khác nhau giữa các địa điểm và có một trung tâm mua hàng nhất định.
Cách tiếp cận thứ hai là tìm kiếm địa phương có vị trí gần khách hàng. Trong lý thuyết
này, người mua được quan niệm là nằm rải rác trên một khu vực thay vì giới hạn ở một điểm
tiêu thụ nhất định. Chi phí mua sắm và xử lý nguyên liệu thô được giả định là giống nhau ở
mọi nơi và mỗi người bán tính một mức giá nhà máy ròng giống nhau, nhưng giá giao dịch
thay đổi theo khoảng cách giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp. Người bán nào gần khách
hàng hơn sẽ giành được quyền kiểm soát người mua nằm gần nhà máy của họ.
Cả hai cách tiếp cận trên đều nhấn mạnh đến việc tìm kiếm vị trí mang lại sự chênh
lệch lớn nhất giữa tổng chi phí và tổng doanh thu. Hiện tại, người ta thường chấp nhận
rằng bất kỳ lý thuyết toàn diện nào về địa điểm đều phải kết hợp cả yếu tố chi phí và thị
trường, và trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, vị trí lợi nhuận tối đa sẽ không
nhất thiết là nơi có chi phí thấp nhất (Greenhut, 1952).
2.2.2 Lý thuyết về động cơ đầu tư
Dunning (1988) với nghiên cứu: “Mô hình chiết trung của sản xuất quốc tế: sự phục
hồi và một số phần mở rộng có thể”, ông đã chỉ ra 3 nguyên nhân chính (3 động cơ đầu

6
tư chính) giải thích cho việc chọn lựa địa điểm đầu tư của các công ty đa quốc gia đó là:
(1) tìm kiếm tài nguyên; (2) tìm kiếm thị trường; (3) tìm kiếm sự hiệu quả.
(1) Tiềm kiếm thị trường thường tìm kiếm những nhân tố sau:
1. Có thị trường nội địa lớn và đang phát triển và các thị trường khu vực lân cận (NAFTA, EU)
2. Sự sẵn có của lao động lành nghề và chuyên nghiệp
3. Sự hiện diện và khả năng cạnh tranh của các công ty có liên quan như nhà cung
cấp hàng đầu…
4. Chất lượng cơ sở hạ tầng quốc gia và địa phương và năng lực thể chế
5. Ít biến dạng thị trường liên quan đến không gian, nhưng tăng vai trò của nền kinh
tế không gian kết tụ và các khía cạnh hỗ trợ dịch vụ của địa phương.
6. Chính sách kinh tế vĩ mô và tổ chức vĩ mô mà chính phủ sở tại theo đuổi.
7. Sự gia tăng nhu cầu thị trường
8. Sự gia tăng các hoạt động xúc tiến của cơ quan khu vực và địa phương

(2) Tìm kiếm tài nguyên thường tìm kiếm những nhân tố sau:
1. Tính khả dụng, giá cả và chất lượng của tài nguyên thiên nhiên
2. Cơ sở hạ tầng để cho phép khai thác tài nguyên và các sản phẩm phát sinh từ
chúng để xuất khẩu
3. Những hạn chế của chính phủ đối với FDI chẳng hạn về vốn, cổ tức…
4. Ưu đãi về thuế
(3) Tìm kiếm sự hiệu quả thường tìm kiếm những nhân tố sau:
1. Chủ yếu liên quan đến chi phí sản xuất (lao động, vật liệu, máy móc…).
2. Tự do tham gia thương mại trong các sản phẩm trung gian và cuối cùng.
3. Chi phí vận chuyển, hàng rào thuế quan và phi thuế quan, giấy phép nhập khẩu.
4. Ưu đãi đầu tư ví dụ như giảm thuế, khấu hao nhanh, tài trợ, đất đai…
5. Tăng vai trò của chính phủ trong việc loại bỏ các trở ngại trong tái cơ cấu hoạt động
kinh tế và tạo điều kiện nâng cấp nguồn nhân lực bằng các chương trình giáo dục phù hợp.
6. Có sẵn các cụm không gian chuyên ngành ví dụ khoa học và khu công nghiệp… và các
yếu tố đầu vào chuyên ngành. Cơ hội cho các doanh nghiệp mới của các công ty đầu tư; một
môi trường cạnh tranh bình đẳng, tăng cường sự hợp tác giữa các công ty.
Theo như nghiên cứu của Dunning (1988) thì hầu hết các công ty đa quốc gia sẽ
tiến hành đầu tư vào các quốc gia khác chủ yếu có 1 trong 3 động cơ trên. Chính vì có 1
trong 3 động cơ trên nên có những biến đo lường cho động cơ này lại thuộc biến đo lường
cho động cơ khác. Vì vậy, khi nghiên cứu chung cho một mô hình cần phải chắc lọc để
loại đi sự trùng lắp này.
2.2.2.1 Động cơ tìm kiếm tài nguyên
a. Khái niệm
Theo Schiffman và Kanuk (2005) cho rằng: “động cơ là lực thúc đẩy buộc một cá
nhân hành động”. Romando (2007) “động cơ là một lực đẩy bên trong thúc đẩy và điều
khiển hành vi con người”.
Dunning và Lundan (2008) cho rằng “động cơ tìm kiếm tài nguyên là động cơ thôi
thúc các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài để có được các nguồn lực cụ thể và đặc
biệt, hoặc với chất lượng cao hơn để đạt được chi phí thực tế thấp hơn nước họ”. Điều
này làm cho doanh nghiệp đầu tư có lợi nhuận cao hơn và cạnh tranh hơn trong thị

trường mà nó phục vụ hoặc dự định phục vụ”.


7

8

b. Các thành phần của động cơ tìm kiếm tài nguyên
Dunning và Lundan (2008) cho rằng có 3 loại tìm kiếm tài nguyên trong lĩnh vực
đầu tư du lịch đó là:
Một là, tìm kiếm tài nguyên vật lý: như khoáng sản, kim loại, dầu, than và khí đốt,
kim cương, cao su, thuốc lá, đường, cà phê, thủy hải sản… được phục vụ như nguyên
liệu đầu vào cho doanh nghiệp.
Hai là, tìm kiếm tài nguyên là nguồn cung lao động: thông thường họ tìm kiếm những lao
động có chi phí thấp; hoặc những lao động có chuyên môn trình độ cao khó đào tạo…
Ba là, tìm kiếm tài nguyên du lịch có khả năng phát triển đầu tư, thu hút khách cho
doanh nghiệp. Chẳng hạn như cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, di sản văn hóa, các sự kiện
và lễ hội ấn tượng…
2.2.2.2 Động cơ tìm kiếm thị trường
a. Khái niệm
Dunning và Lundan (2008) cho rằng “động cơ tìm kiếm thị trường là động cơ thôi thúc
các doanh nghiệp đầu tư vào một quốc gia hoặc một khu vực cụ thể để cung cấp hàng hóa
hoặc dịch vụ cho thị trường ở những quốc gia này hoặc ở các quốc gia lân cận”.
b. Các thành phần của động cơ tìm kiếm thị trường
Dunning và Lundan (2008) cho rằng có 2 lý do chính khiến doanh nghiệp tìm kiếm
thị trường đó là:
Một là, do thuế quan hoặc các rào cản làm tăng chi phí khác do nước sở tại áp đặt.
Hai là, tìm kiếm thị trường là để duy trì và khai thác các thị trường hiện có hoặc các
thị trường mới.
Theo Dunning và Lundan (2008) một thị trường được lựa chọn thông thường phải

xem xét các điều kiện sau:
1. Quy mô thị trường
2. Triển vọng tăng trưởng thị trường
3. Gần nhà cung cấp hoặc khách hàng
4. Đối thủ cạnh tranh
5. Chiến lược tiếp thị và kinh doanh toàn cầu của công ty
6. Để tiếp cận, tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của khách hàng phù hợp với phong tục, tập
quán, lối sống và pháp lý bản địa.
2.2.2.3 Động cơ tìm kiếm sự hiệu quả
a. Khái niệm
Dunning và Lundan (2008) cho rằng: “động cơ tìm kiếm sự hiệu quả là động cơ hợp
lý hóa cấu trúc đầu tư dựa trên tài nguyên hoặc thị trường họ hướng đến. Hay nói cách
khác là giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp”.
b. Các thành phần của động cơ tìm kiếm sự hiệu quả
Dunning và Lundan (2008) cho rằng có 2 loại tìm kiếm sự hiệu quả:
Một là, tính khả dụng và chi phí tương đối của tài nguyên tự nhiên và lao động ở
quốc gia họ tìm kiếm, thấp hơn so với quốc gia hiện tại doanh nghiệp đang hoạt động.
Hai là, tận dụng các yếu tố khác nhau về môi trường kinh doanh, thể chế, cơ sở hạ
tầng, luật pháp… từ đó tạo ra chi phí thấp hơn, có lợi hơn cho doanh nghiệp. Chẳng hạn
như: chính sách ưu đãi đầu tư, giảm thuế, chi phí vận chuyển, cơ sở hạ tầng…

Như vậy, dựa vào 2 loại động cơ tìm kiếm sự hiệu quả trên, các nhà nghiên cứu thực
nghiệm cũng đã chỉ ra các thành phần của động cơ tìm kiếm sự hiệu quả gồm 3 thành
phần chính trong nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư du lịch đó là: (1) lợi thế chi phí; (2)
lợi thế về cơ sở hạ tầng; (3) lợi thế về môi trường đầu tư.
2.3 Mối quan hệ giữa tính hấp dẫn điểm đến đầu tư và ý định đầu tư
Có rất nhiều lý thuyết giải thích mối quan hệ giữa tính hấp dẫn điểm đến và ý định
đầu tư, tuy nhiên nỗi bật nhất phải kể đến Ajzen (1991) với lý thuyết hành vi dự định.
Thái độ
đối với

hành động

Chuẩn
chủ quan

Ý định

Hành vi

Kiểm soát
hành vi
nhận thức
Hình 2.2: Lý thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991)

Thái độ đề cập đến ý kiến của một người về việc một hành vi là tích cực hay tiêu
cực (Ajzen, & Fishbein, 1980).
Thái độ được định nghĩa là một hành vi tâm lý và nhận thức mà các cá nhân thể hiện
bằng cách đánh giá bất kỳ yếu tố cụ thể nào với một mức độ phù hợp hoặc không phù
hợp (Eagly và Chaiken, 1993). Trong nghiên cứu này, thái độ đề cập đến đánh giá của
nhà đầu tư về tính hấp dẫn của điểm đến. Từ thái độ về sức hấp dẫn của điểm đến sẽ ảnh
hưởng đến ý định đầu tư.
Chuẩn mực chủ quan đề cập đến một áp lực xã hội nhận thức phát sinh từ nhận thức
của một người (Ajzen, & Fishbein, 1980).
Kiểm soát hành vi nhận thức đề cập đến nhận thức cá nhân về sự dễ dàng / khó khăn
khi thực hiện hành vi quan tâm (Ajzen, 1991).
Trong nghiên cứu của tác giả chỉ đề cập đến thái độ, niềm tin của nhà đầu tư về các
yếu tố tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến đầu tư tác động đến ý định đầu tư. Nhân tố
“chuẩn chủ quan” và “kiểm soát hành vi nhận thức” không được xem xét đến trong
nghiên cứu này. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định ảnh hưởng đáng kể và cùng chiều của
thái độ đối với ý định hành vi (Teo và Pok, 2003; Shih và Fang, 2004; Ramayah và Suki,

2006). Nhiều nghiên cứu về ý định đầu tư cũng đã chỉ ra điều tương tự là thái độ có tác
động cùng chiều và lớn nhất đối với ý định đầu tư (Alleyne và Broome, 2010; Ali, 2011;
Shanmugham và Ramya, 2012; Ali và cộng sự, 2014; Sudarsono, 2015; Cuccinelli và
cộng sự, 2016).


9

10

Với lý thuyết hành vi dự định khẳng định thái độ, niềm tin của nhà đầu tư về các nhân
tố tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến có tác động đến ý định đầu tư. Tuy nhiên, lý thuyết hành
vi dự định chỉ mới chỉ ra tác động của thái độ, niềm tin nhà đầu tư mà chưa chỉ ra được các
yếu tố tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến đầu tư. Do vậy, lý thuyết hành vi dự định sẽ được
kết hợp với lý thuyết động cơ đầu tư sẽ góp phần khẳng định cho nghiên cứu của tác giả.
2.4 Một số nghiên cứu thực nghiệm về tính hấp dẫn điểm đến trong việc thu hút vốn
đầu tư vào lĩnh vực du lịch – khách sạn.
2.4.1 Một số nghiên cứu thực nghiệm về tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu
hút vốn đầu tư dựa trên lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế
Bảng 2.8: Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm – địa điểm sản xuất quốc tế
Nhóm
Nhân tố tác
Nghiên cứu
động
Dunning và Kundu (1995); Kundu và Contractor (1999);
Dunning (2002); Du Plessis (2002); Aykut và Ratha
Tìm
(2004); Johnson và Vanetti (2005); Newell và Seabrook
kiếm Thị trường tiềm (2006); Naude và Krugell (2007); Duanmu và Guney
(2009); Masron và Shahbudin (2010); Anil và cộng sự

năng
thị
(2014); Assaf và cộng sự (2015); Santos và cộng sự (2016);
trường
Tomohara (2016); Kristjánsdóttir (2016); Puciato và cộng
sự (2017); Li và cộng sự (2017).
1. Chất lượng Assaf & Josiassen (2012); Assaf và cộng sự (2015b);
nguồn nhân lực
Kristjánsdóttir (2016).
Dunning (2002); Endo (2006); Masron và Shahbudin
2. Tính khả dụng
(2010); Lu và cộng sự (2011); Anil và cộng sự (2014);
và chi phí
Puciato và cộng sự (2017); Falk (2016).
Dunning và Kundu (1995); UNESCAP (1991); Urata và
Kawai (2000); Endo (2006); Nguyễn Mạnh Toàn (2010);
3. Cơ sở hạ tầng Dunning (2002); Aykut et al. (2004); Beerli và Martin
(2004); Assaf và cộng sự (2015); Lu và cộng sự (2011);
Tìm
Kristjánsdóttir (2016); Puciato và cộng sự (2017).
kiếm
Aykut và Ratha (2004); Johnson và Vanetti (2005); Endo
4. Chính sách thu
lợi thế
(2006); Duanmu và Guney (2009); Masron và Shahbudin
hút và ưu đãi đầu
(2010); Lu và cộng sự (2011); Kristjánsdóttir (2016);
chi phí tư
Puciato và cộng sự (2017).
Brouthers và cộng sự (2000); Johnson và Vanetti (2005);

5. Những hạn chế
Villaverde và Maza (2015); Assaf và cộng sự (2015); Falk
và các quy định
(2016).
6. Sự ổn định Dunning và Kundu (1995); Urata và Kawai (2000); Anil và
chính trị
cộng sự (2014).
Kundu and Contractor (1999); Dunning (2002); Endo
7. Môi trường
(2006); Santos và cộng sự (2016); Tomohara (2016); Li và
đầu tư
cộng sự (2017); Li và cộng sự (2018).
Nguồn: Tác giả tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trước đây

Các nghiên cứu thực nghiệm trên đa phần sử dụng nghiên cứu định lượng theo
phương pháp phân tích nhân tố khám phá, một số ít phân tích SEM và phân tích dữ liệu
bảng. Hầu hết, động cơ tìm kiếm lợi thế chi phí có sự khác nhau về các nhân tố tác động
ở các nghiên cứu khác nhau. Mặc dù có sự khác nhau, tuy nhiên các nhân tố này đều thể
hiện động cơ tìm kiếm lợi thế chi phí cho doanh nghiệp. Tác giả có thể gộp lại các nhóm
nhân tố từ động cơ tìm kiếm lợi thế chi phí ở trên thành 3 nhóm chính là: (1) tính khả dụng
và chi phí sử dụng tài nguyên vật lý và nguồn nhân lực giá rẻ; (2) cơ sở hạ tầng; (3) môi
trường đầu tư bao gồm chính sách thút và ưu đãi đầu tư, các quy định và hạn chế, sự ổn
định chính trị… Về cơ bản các nghiên cứu trên chia động cơ của nhà đầu tư thành 2 nhóm
chính đó là động cơ tìm kiếm thị trường và tìm kiếm lợi thế chi phí.
2.4.2 Một số nghiên cứu thực nghiệm về tính hấp dẫn điểm đến trong việc thu hút
nhà đầu tư du lịch theo lý thuyết động cơ đầu tư
Bảng 2.9: Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm – động cơ đầu tư
Nhóm
Yếu tố tác động
Nghiên cứu

Snyman và Saayman (2009); Polyzos và
Minetos (2011); Yang và Fik (2011);
Tìm kiếm Thị trường du lịch tiềm Ussi và Wei (2011); Guillet và cộng sự
(2011); Zhang và cộng sự (2012); Adam
thị trường năng
và Amuquandoh (2013); Villaverde và
Maza (2015); Puciato (2016).
Snyman và Saayman (2009); Ussi và Wei
(2011); Zhang và cộng sự (2012); Adam
1. Lao động và chi phí
và Amuquandoh (2013); Villaverde và
Maza (2015); Puciato (2016)
Snyman và Saayman (2009); Polyzos và
Tìm kiếm
Minetos (2011); Ussi và Wei (2011);
2. Cơ sở hạ tầng
sự hiệu quả
Adam và Amuquandoh (2013).
Yang và Fik (2011); Guillet và cộng sự
3. Luật pháp và các quy
(2011); Adam và Amuquandoh (2013);
định
Zhang và cộng sự (2012); Puciato (2016);
4. Môi trường kinh doanh
Polyzos và Minetos (2011)
1. Tài nguyên tự nhiên Snyman và Saayman (2009); Polyzos và
Tìm kiếm (cảnh quan, động thực vật, Minetos (2011); Ussi và Wei (2011);
bãi biển…)
Adam và Amuquandoh (2013).
tài nguyên

Polyzos và Minetos (2011); Yang và Fik
2. Di sản văn hóa và các sự
du lịch
(2011); Guillet và cộng sự (2011); Zhang
kiện lớn
và cộng sự (2012); Puciato (2016);
Nguồn: Tác giả tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trước đây
Về cơ bản lý thuyết động cơ đầu tư bổ sung thêm động cơ tìm kiếm tài nguyên du
lịch là hoàn toàn phù hợp và đầy đủ hơn lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế. Lý thuyết
địa điểm sản xuất quốc tế có đề cập đến việc tìm kiếm tài nguyên vật lý: các nguyên liệu
thuốc lá, dầu, vàng, kim loại… tuy nhiên được xếp vào nhóm động cơ tìm kiếm lợi thế
chi phí.


11

12

2.5 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
2.5.1 Mô hình nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Thị trường du lịch tiềm năng
Lợi thế tài nguyên du lịch
Cơ sở hạ tầng du lịch

Nghiên cứu lý thuyết
nền và tổng hợp
nghiên cứu thực

nghiệm gần đây

Thái độ về tính
hấp dẫn tổng thể
của điểm đến
du lịch

Môi trường đầu tư (PCI)
Lợi thế chi phí

Đề xuất mô hình
nghiên cứu và thang

Ý định đầu tư
Nguồn: tác giả đề xuất

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất

2.5.2 Giả thuyết nghiên cứu
H1: Lợi thế tài nguyên du lịch có tác động cùng chiều đến tính hấp dẫn của đến du
lịch trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch
H2: Cơ sở hạ tầng du lịch có tác động cùng chiều đến tính hấp dẫn của đến du lịch
trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch
H3: Lợi thế kinh tế (thị trường du lịch tiềm năng) có tác động cùng chiều đến tính
hấp dẫn của đến du lịch trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch
H4: Môi trường đầu tư có tác động cùng chiều đến tính hấp dẫn của đến du lịch
trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch.
H5: Lợi thế chi phí có tác động cùng chiều đến tính hấp dẫn của đến du lịch trong
việc thu hút vốn đầu tư du lịch.
H6: Tính hấp dẫn tổng thể điểm đến đầu tư có tác động cùng chiều đến ý định đầu

tư du lịch.
Chương 3
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1 Khái quát chung
Dựa trên mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu đã được tác giả đề xuất ở
phần tổng quan nghiên cứu, trong phần này nghiên cứu tập trung trình bày 2 vấn đề chính.
Một là, thiết kế quy trình nghiên cứu
Hai là, trình bày về kết quả phát triển thang đo
3.2 Quy trình nghiên cứu tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút vốn đầu tư
du lịch
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến hành nghiên cứu theo 2 giai đoạn:
nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Đối với nghiên cứu chính thức, tổng số biến
quan sát của bài nghiên cứu này là 32 biến quan sát, với tỷ lệ 5:1 thì suy ra số quan sát
của nghiên cứu phải tối thiểu là 160 quan sát. Nghiên cứu của tác giả thực hiện là 500
quan sát, thu về được 359 quan sát hợp lệ.

Nghiên
cứu sơ
bộ

Nghiên cứu
định lượng
chính thức
(N =359)

Nghiên cứu định tính
(Phỏng vấn sâu chuyên gia)
Hiệu chỉnh mô hình và
thang đo


Đánh giá độ tin cậy thang
đo bằng hệ số Cronbach’s
Alpha

Đề xuất biến đo lường cho
nghiên cứu định lượng sơ
bộ

Phân tích nhân tố khám phá
EFA

Nghiên cứu định lượng sơ
bộ (N = 162)

Phân tích nhân tố
khẳng định CFA

Đánh giá độ tin cậy thang
đo bằng hệ số Cronbach’s
Alpha

Kiểm định mô hình và giả
thuyết nghiên cứu SEM

Phân tích nhân tố khám phá
EFA

Phỏng vấn sau định lượng
để khẳng định kết quả
nghiên cứu


Đề xuất các biến đo lường
chính thức (bảng câu hỏi)

Nguồn: Tác giả đề xuất
Hình 3.1: Trình tự nghiên cứu


13

14

3.3 Kết quả phát triển thang đo nghiên cứu
Bảng 3.35: Phân tích EFA sơ bộ -Rotated Component Matrixa
Nguồn
1
2
3
4
5
MT3
,883 The Government of Ontario (2009) chỉ dừng lại ở nghiên cứu định tính.
UNCTAD (2006); Masron và Shahbudin (2010); Lu và cộng sự (2011);
MT5
,868
Villaverde & Maza (2015).
MT7
,866 The Government of Ontario (2009); Villaverde và Maza (2015).
UNCTAD (2006); Masron và Shahbudin (2010); Lu và cộng sự (2011);
MT4

,850
Villaverde & Maza (2015).
MT2
,818 The Government of Ontario (2009) chỉ dừng lại ở nghiên cứu định tính.
MT6
,806 The Government of Ontario (2009) chỉ dừng lại ở nghiên cứu định tính.
TN2
,810 Aykut et al. (2004); Polyzos (2002); Snyman và Saayman (2009).
TN3
,743 Phiếu khảo sát
Papeditodorou (2001);
TN1
,686
Polyzos & Arabatzis (2006); Polyzos và Minetos (2011)
TN5
,668 Yang và Fik, 2011; Zhang và cộng sự, 2012; Puciato (2016)
TN7
,645 Phỏng vấn sâu
TN4
,629 Komilis (1986); Polyzos và Minetos (2011)
TN6
,591 Phiếu khảo sát
CP4
Dunning (2002)
KT6
Dunning (2002)
KT3
,778 Dunning (2002)
KT5
,766 Dunning (2002)

KT2
,753 Dunning (2002)
KT4
,711 Dunning (2002)
Dunning (2002); Snyman và Saayman
MT8
,662 (2009); Villaverde và Maza (2015); Assaf
và cộng sự (2015)
KT1
,630 Dunning (2002)
HT3
Kayam (2009); Artuğer và cộng sự (2013)
,836
MT1
UNCTAD(2006);MasronvàShahbudin(2010).
,818
HT2
Aykut et al. (2004); Dunning (2002)
,815
HT1
Aykut et al. (2004); Dunning (2002)
,798
HT4
Kayam (2009)
,745
CP1
Dunning (2002); Vichea (2005); Anil và cộng sự (2014); Puciato và cộng sự (2017)
,740
Dunning (2002); Snyman và Saayman (2009); Assaf và cộng sự
CP2

,701
(2015); Puciato và cộng sự (2017)
Dunning (2002); Snyman và Saayman (2009); Assaf và cộng sự
CP3
,638
(2015); Puciato và cộng sự (2017)
MT9
Dunning (2002); Phiếu khảo sát PCI Việt Nam 2018.
,507
MT10 The Government of Ontario (2009) chỉ dừng lại ở nghiên cứu định tính.
Nguồn: kết quả phân tích EFA từ phần mềm SPSS 22.0

Với kết quả phân tích EFA trên ta nhận thấy biến MT1; MT8; MT9 được giữ lại
nhưng chuyển sang đo lường cho nhân tố khác, biến MT10, CP4 và KT6 bị loại đi. Tiếp
tục kiểm định lại thang đo bằng phân tích Cronbach’s Alpha cho kết quả các thang đo
đều đạt yêu cầu.
Thang đo tính hấp dẫn của điểm đến được kế thừa từ thang đo gốc của Ajzen (1991);
Carpenter và Reimers (2005); Paramita và cộng sự (2018). Kết quả phân tích EFA và
Cronbach’s Alpha không có biến nào bị loại.
Thang đo ý định đầu tư được kế thừa từ thang đo gốc Ajzen (1991); Paramita và cộng sự
(2018); Ali (2011). Kết quả phân tích EFA và Cronbach’s Alpha không có biến nào bị loại.
Như vậy với kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích
nhân tố khám phá, về cơ bản bộ thang đo “Đo lường các nhân tố hấp dẫn của điểm đến
trong việc thu hút đầu tư du lịch” là rất tốt. Bộ thang đo này về cơ bản có thể đáp ứng
được các tiêu chuẩn định lượng dùng cho nghiên cứu định lượng chính thức.
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
4.1 Kiểm định thang đo bằng phần tích Cronbach’s Alpha
Bảng 4.0.0: Tổng hợp số liệu kiểm định thang đo bằng phân tích Cronbach’s Alpha
STT


Nhân tố

Số biến Cronbach Corrected Item-Total Cronbach's Alpha if
quan sát ’s Alpha Correlation (nhỏ nhất) Item Deleted (lớn nhất)

1

Tài nguyên (TN)

7

0,934

0,784

0,925

2

Thị trường (KT)

6

0,944

0,739

0,944


3

Hạ tầng (HT)

5

0,931

0,776

0,923

4

Môi trường (MT)

6

0,912

0,653

0,910

5

Chi phí (CP)

4


0,809

0,611

0,769

6

Hấp dẫn (HD)

5

0,903

0,671

0,900

7

Ý định ĐT

3

0,825

0,655
0,782
Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS 22.0
Kết quả chỉ có duy nhất thang đo lợi thế tài nguyên được đo lường bởi 7 biến quan

sát, bị loại đi biến TN6 còn lại 6 biến đo lường cho hệ số Crobach’s alpha là 0,934. Tất
cả các thang đo còn lại đều đạt yêu cầu, không loại thêm biến nào.
4.2 Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA
4.2.1. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett
Kết quả kiểm định hệ số KMO = 0,918 thì chứng tỏ dữ liệu nghiên cứu này rất tốt,
đạt yêu cầu để phân tích EFA (Kaiser, 1974; Kaiser và Rice, 1974). Kết quả kiểm định
Bartlett có hệ số Sig =0,000 < 0,05, điều này có nghĩa các biến quan sát dùng để đo lường
biến tổng có tương quan với nhau (Bartlett, 1937; Bartlett, 1950).


15
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá với dữ liệu chính thức
Bảng 4.0.1: Biến số và chỉ báo đo lường tính hấp dẫn điểm đến thu hút nhà đầu tư
Biến số và chỉ báo (items)
Hệ số tải
1. Lợi thế tài nguyên du lịch
TN1. Vùng đất có hệ thống bờ biển và nhiều hòn đảo đẹp có tiềm năng phát
,813
triển du lịch biển đảo.
TN2. Hệ sinh thái rừng và động vật đa dạng có tiềm năng phát triển du lịch
,787
TN3. Vùng đất có khí hậu trong lành và mát mẻ thích hợp cho phát triển du lịch.
,814
TN4. Di tích lịch sử, bảo tàng, tượng đài ấn tượng có khả năng thu hút và phát
,820
triển du lịch
TN5. Các sự kiện văn hóa và lễ hội hấp dẫn, độc đáo thu hút nhiều du khách
,805
TN6. Ẩm thực đa dạng và hấp dẫn thu hút nhiều du khách.
loại

TN7. Hoạt động giải trí về đêm hấp dẫn thu hút nhiều du khách (cuộc sống về
,855
đêm, nhà hàng, sòng bạc, chợ đêm...)
2. Thị trường du lịch tiềm năng
,844
KT1. Lượng khách đến du lịch ở địa phương đó có quy mô lớn
,848
KT2. Khu vực đó có thống kê lợi nhuận về du lịch cao
,865
KT3. Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch cao
,879
KT4. Chi tiêu của chính phủ và địa phương cho du lịch và các chương trình du lịch nhiều.
,862
KT5. Sự chào đón của địa phương đối với khách du lịch và nhà đầu tư
KT6. Mức độ cạnh tranh ở địa phương đó thấp và bình đẳng
,781
3. Hệ thống cơ sở tầng du lịch
HT1. Hệ thống giao thông (cầu, bến, bãi, phương tiện ...) của địa phương đó
,800
thuận lợi cho phát triển du lịch
HT2. Hệ thống giao thông kết nối địa phương đó với các khu vực khác thuận
,853
tiện cho phát triển du lịch (đường thủy, hàng không, đường sắt...)
HT3. Thiết bị công cộng địa phương đó tốt (điện, nước, y tế, vệ sinh, dịch vụ công cộng, ATM...)
,889
HT4. Có nhiều ngân hàng tại địa phương cung cấp đầy đủ phương thức giao
,866
dịch và thanh toán quốc tế
HT5. Địa phương có sẵn mặt bằng, đất đai và luôn tạo điều kiện giao đất cho
,872

doanh nghiệp thuê lâu dài.
4. Môi trường đầu tư du lịch
MT1. Chính quyền, tòa án địa phương giải quyết tranh chấp và xử lý khiếu nại
,816
nhanh chóng và công bằng.
MT2. Chính quyền địa phương năng động và linh hoạt trong các hoạt động
,737
pháp lý, thủ tục hành chính... nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh
MT3. Các dịch vụ hỗ trợ của chính quyền tạo thuận lợi cho doanh nghiệp kinh
,723
doanh du lịch (tư vấn pháp luật, tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại, hỗ
trợ công nghệ, an ninh...)

16
Biến số và chỉ báo (items)
Hệ số tải
MT4. Tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin về đầu tư, đất đai, chính
,840
sách, dịch vụ... tại địa phương đó rất dễ dàng.
MT5. Chi phí thời gian để thực hiện các quy định nhà nước ngắn ngày (thủ tục
,860
hành chính, thanh kiểm tra...)
,671
MT6. Chi phí không chính thức ở khu vực này thấp
5. Lợi thế chi phí
,774
CP1. Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn nguyên vật liệu đầu vào giá rẻ
CP2. Địa phương có nhiều ưu đãi về ngân sách (thuế thu nhập, VAT, giải
,779
phóng mặt bằng…)

CP3. Địa phương có ưu đãi tiền thuê đất đai và mặt bằng kinh doanh cho doanh
,770
nghiệp là tốt hơn so với địa phương khác.
CP4. Chất lượng lao động địa phương được đào tạo tốt đáp ứng nhu cầu sử
,718
dụng của doanh nghiệp
6. Tính hấp dẫn của điểm đến thu hút đầu tư
,859
HD1. Tôi nghĩ doanh thu công ty sẽ tăng trưởng theo mong muốn
,900
HD2. Tôi nghĩ lợi nhuận của công ty sẽ đạt như mong muốn
,842
HD3. Đầu tư du lịch vào địa phương đó là một ý tưởng tốt
HD4. Nhìn chung tôi nghĩ công ty chúng tôi rất hài lòng về việc đầu tư tại địa
,862
phương này
,782
HD5. Nhìn chung địa phương đó rất hấp dẫn đầu tư du lịch
7. Ý định đầu tư du lịch
AT1. Tôi nghĩ công ty chúng tôi sẽ đầu tư hoặc tiếp tục đầu tư kinh doanh dài
,890
hạn tại địa phương này
AT2. Tôi sẽ giới thiệu địa phương này cho bạn bè người thân có mong muốn
,845
đầu tư
,846
AT3. Tôi sẽ nói tốt về địa phương này với bất cứ ai muốn tìm hiểu.
Nguồn: Kết quả phân tích EFA từ phần mềm spss 22.0
Kết quả phân tích cho thấy hệ số trích xuất nhân tố Eigenvalue cho các nhân tố biến
độc lập và biến phụ thuộc đều lớn hơn 1. Kết quả phân tích hệ số Total Variance

Explained = 71,547% chứng tỏ 5 nhân tố biến độc lập giải thích được cho sự thay đổi
của biến phụ thuộc được 71,547%. Kết quả phân tích EFA cho 2 biến độc lập là HD và
AT thì đều cho kết quả đạt yêu cầu, và các biến đo lường cho biến độc lập đều có hệ số
Total Variance Explained lớn hơn 0,7. Như vậy ta có thể khẳng định thang đo trên đạt
yêu cầu để tiến hành phân tích CFA.
4.3 Phân tích nhân tố khẳng định CFA
4.3.1 Kiểm định tính đơn hướng
Kết quả kiểm tra tính đơn hướng cho thấy các chỉ số P=0,000 < 0,05 đạt yêu cầu;
CMIN/df = 1,975 < 0,3 và lớn hơn 1 nên đạt yêu cầu; GFI = 0,851 > 0,8; CFI = 0,939, TLI
= 0,945 đều lớn hơn 0,9; RMSEA = 0,052 < 0,08 đều đạt yêu cầu (Taylor và cộng sự, 1993;
Hair và cộng sự, 2010). Với kết quả trên kiểm chứng tính đơn hướng của thang đo là đạt yêu
cầu. Đồng thời mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu nghiên cứu thực tế.


17

18

4.3.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo trong phân tích CFA
Bảng 4.36: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo trong phân tích CFA
Độ tin cậy thang đo
Nhân tố
Biến quan sát Estimate
Độ tin cậy tổng hợp
Phương sai trích
MT1
,827
MT2
,745
MT3

,757
MTĐT (MT)
0,913
0,639
MT4
,864
MT5
,890
MT6
,696
KT1
,812
KT2
,886
KT3
,914
TNTTDL
0,944
0,738
(KT)
KT4
,929
KT5
,849
KT6
,750
TN1
,850
TN2
,823

TN3
,862
LTTNDL
0,935
0,706
(TN)
TN4
,824
TN5
,829
TN7
,854
HT1
,807
HT2
,845
HTDL (HT)
HT3
,898
0,933
0,735
HT4
,872
HT5
,864
CP1
,728
CP2
,743
LTCP (CP)

0,810
0,516
CP3
,695
CP4
,706
HD1
,841
HD2
,891
HDĐT (HD)
HD3
,780
0,905
0,657
HD4
,814
HD5
,716
AT1
,829
YĐĐT (AT)
AT2
,750
0,828
0,616
AT3
,773
Nguồn: Kết quả phân tích bằng Amos
Với kết quả ở bảng trên, ta thấy rằng hệ số độ tin cậy tổng hợp của 6 nhân tố đều lớn hơn

0,6 và hệ số phương sai trích của 6 nhóm nhân tố đều lớn 0,5. Đều này chứng tỏ thang đo của
6 nhóm nhân tố đều đạt yêu cầu (Gerbing và Anderson, 1988; Hair và cộng sự, 2010).

4.3.3 Kiểm định giá trị hội tụ và phân biệt trong phân tích CFA
Dựa vào kết quả phân tích CFA (Hình 4.1) ta thấy rằng tất cả các biến quan sát đều
có hệ số chuẩn hóa hồi quy đo lường cho 6 nhân tố đều lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1. Biến
thấp nhất là CP3 có giá trị là 0,695; đồng thời tất cả các giá trị P-value đều nhỏ hơn 0,001
(yêu cầu chỉ cần nhỏ hơn 0,05), điều này chứng tỏ tất cả các biến đo lường đều đạt giá
trị hội tụ trong thang đo (Gerbing và Anderson, 1988; Hair và cộng sự, 2010).
Kết quả kiểm định giá trị phân biệt được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.37: Kết quả giá trị ước lượng tương quan giữa các biến
Estimate S.E. C.R.
P Label
KT <--> TN
,228 ,030 7,601 ***
KT <--> MT
,193 ,033 5,862 ***
KT <--> HT
,117 ,028 4,232 ***
KT <--> HD
,246 ,029 8,601 ***
KT <--> CP
,151 ,030 5,076 ***
KT <--> AT
,200 ,025 8,141 ***
TN <--> MT
,324 ,041 7,880 ***
TN <--> HT
,137 ,032 4,312 ***
TN <--> HD

,210 ,031 6,766 ***
TN <--> CP
,174 ,034 5,066 ***
TN <--> AT
,213 ,028 7,588 ***
MT <--> HT
,249 ,039 6,394 ***
MT <--> HD
,171 ,034 4,967 ***
MT <--> CP
,230 ,041 5,646 ***
MT <--> AT
,186 ,031 6,064 ***
HT <--> HD
,125 ,029 4,265 ***
HT <--> CP
,213 ,036 5,955 ***
HT <--> AT
,094 ,025 3,758 ***
HD <--> CP
,097 ,030 3,221 ,001
HD <--> AT
,257 ,028 9,199 ***
CP <--> AT
,126 ,027 4,661 ***
Nguồn: Kết quả phân tích bằng Amos
Với kết quả trên, ta nhận thấy rằng giữa các khái niệm có hệ số tương quan đều nhỏ hơn
1. Hệ số tương quan cao nhất là 0,324 đều nhỏ hơn 0,695 (hệ số tương quan nhỏ nhất đo lường
cho 1 khái niệm ở hình 4.1). Như vậy, về cơ bản chỉ số này đạt yêu cầu về giá trị phân biệt giữa
các khái niệm (Bagozzi và Foxall, 1996). Kết quả trên đã thỏa mãn 2 yêu cầu là tương quan

giữa các nhân tố với nhau phải nhỏ hơn 1, đồng thời tương quan giữa các nhân tố phải nhỏ hơn
tương quan của các biến quan sát đo lường cho 1 nhân tố và phải nhỏ hơn 1(Gerbing và
Anderson, 1988). Đồng thời, hệ số Pvalue đều nhỏ hơn 0,001 (yêu cầu chỉ cần nhỏ hơn 0,05) là
quá tốt; chỉ có 1 chỉ số Pvalue là 0,001 nhưng vậy cũng là chỉ số quá tốt so với yêu cầu. Tựu
trung lại, tất cả các dữ liệu chứng minh thang đo đạt giá trị phân biệt.
4.4 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình SEM
4.4.1 Kiểm định mô hình nghiên cứu
Kết quả chỉ ra hệ số CMIND/df = 2,038 lớn hơn 1 nhỏ hơn 3 là rất tốt; TLI = 0,935
và CFI = 0,941 cả hai chỉ số đều lớn hơn 0,9 là tốt. Chỉ số GFI nếu lớn hơn 0,9 là rất tốt


19

20

và RMSEA nếu nhỏ hơn 0,5 là rất tốt. Tuy nhiên, GFI = 0,845 lớn hơn 0,8 và RMSEA =
0,054 nhỏ hơn 0,08 thì được cho là đạt yêu cầu (Hair và cộng sự, 2010). Như vậy, về cơ
bản mô hình nghiên cứu đề xuất là phù hợp với dữ liệu thực tế.
4.4.2 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Bảng 4.38: Kết quả ước lượng mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình

0,719. Kết quả trên góp phần khẳng định các nhà đầu tư tập trung vào lợi thế thị trường
du lịch tiềm năng là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến tính hấp dẫn của điểm đến
thu hút vốn đầu tư. Kế đến là nhân tố tài nguyên du lịch và cơ sở hạ tầng góp phần quang
trọng tạo nên tính hấp dẫn điểm đến đầu tư. Hai nhân tố còn lại thì mức độ tác động tương
đồng nhau. Như vậy, ta có thể khẳng định giả thuyết nghiên cứu lúc ban đầu là phù hợp
với dữ liệu thị trường và đồng thuận với quan điểm của nhà đầu tư.
4.5 Phân tích cấu trúc đa nhóm bằng mô hình SEM
4.5.1 Kiểm định sự khác biệt theo danh mục đầu tư
Danh mục đầu tư trong nghiên cứu của tác giả chỉ tập trung vào 2 lĩnh vực đó là:

(1) đầu tư vào khách sạn (KS); (2) đầu tư vào điểm tham quan vui chơi giải trí hay còn
gọi là công viên giải trí (KDL).
Bảng 4.39: So sánh các chỉ số mô hình bất biến từng phần và khả biến

Estimate S.E.
C.R.
P Label
KT
,471 ,058
8,326 ***
TN
,205 ,056
3,352 ***
MT
,106 ,043
2,109 ,036
HT
,187 ,048
2,671 ,008
CP
,122 ,051
2,287 ,023
HD
,719 ,046 12,970 ***
Nguồn: Kết quả phân tích bằng phần mềm Amos 21.0
Với kết quả trên ta thấy P-value đều nhỏ hơn 0,05 (độ tin cậy 95%), tất cả các nhân
tố đều có tác động đến tính hấp dẫn của điểm đến, kết quả này phù hợp với nhiều nghiên
cứu trước đây (Sun, 2002; Dunning, 2002; Buckley và cộng sự, 2016; Snyman và
Saayman, 2009; Adam và Amuquandoh, 2013; Assaf và cộng sự, 2015). Kết quả chỉ ra
mức độ tác động “thị trường du lịch tiềm năng” tới tính hấp dẫn của điểm đến là nhiều

nhất với 0,471, điều này hoàn toàn phù hợp với rất nhiều nghiên cứu trước đây
(Scaperlanda và Mauer, 1969; Schollhammer, 1972; Caves và Reuber, 1971; Assaf và
cộng sự, 2015; Tomohara, 2016; Li và cộng sự, 2017). Tuy nhiên rất nhiều nghiên cứu
chỉ ra nhân tố quan trọng tiếp theo là “lợi thế chi phí” (Anil và cộng sự, 2014; Dunning,
2002; Johnson và Vanetti, 2005; Snyman và Saayman, 2009). Tuy nhiên, nghiên cứu của
tác giả chỉ ra “lợi thế tài nguyên du lịch” là yếu tố quan trọng tiếp theo đối với nhà đầu
tư. Điều này, được tác giả phỏng vấn nhà đầu tư sau kết nghiên cứu, họ cho rằng tài
nguyên du lịch là yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư giảm chi phí đầu tư ban đầu. Ngoài
ra, tài nguyên du lịch là yếu tố tạo ra sự thu hút du khách, nhà đầu tư chỉ việc cũng cố và
tạo cho nó hấp dẫn hơn, thu hút du khách nhiều hơn. Và đó cũng chính là mục tiêu chính
của việc đầu tư là thu hút nhiều du khách, giảm chi phí đầu tư.
Rất nhiều nghiên cứu cũng thừa nhận 3 nhóm nhân tố quan trọng nhất, tác động
nhiều nhất đến tính hấp dẫn của điểm đến đó là: thị trường du lịch tiềm năng; cơ sở hạ
tầng, tài nguyên du lịch (UNCTAD, 2007; Ussi và Wei, 2011; Polyzos và Minetos, 2011;
Santos và cộng sự, 2016). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả.
Tuy nhiên, nhân tố tài nguyên du lịch được tác giả phát hiện và bổ sung thêm biến đo
lường đầy đủ hơn đó là biến “các dịch vụ giải trí hấp dẫn thu hút khách”.
Hầu hết, tất cả các nghiên cứu định lượng và định tính chỉ dừng lại ở việc nghiên
cứu các nhân tố tác động tới tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút nhà đầu tư
(UNCTAD, 2007; Ussi và Wei, 2011; Polyzos và Minetos, 2011; Santos và cộng sự,
2016; Snyman và Saayman, 2009; Adam và Amuquandoh, 2013; Assaf và cộng sự, 2015;
Puciato và cộng sự, 2017). Nghiên cứu của tác giả đã đi sâu hơn 1 bước nữa, đó là xác
định mối quan hệ giữa tính hấp dẫn điểm đến đối với ý định nhà đầu tư. Kết quả chỉ ra
rằng, nhân tố tính hấp dẫn điểm đến đầu tư có tác động rất lớn đến ý định đầu tư là là
HD
HD
HD
HD
HD
AT


<--<--<--<--<--<---

Chỉ tiêu so sánh
Mô hình khả biến
Mô hình bất biến
Chênh lệch

Chi-square

df

CMIN/df

1867,654

1088

1,717

GFI

TLI

CFI

0,785 0,912 0,920

RMSEA
0,045


1897,225 1096
1,825
0,781 0,911 0,918 0,045
29,571
8
0,108 -0,004 -0,001 -0,002
0
Nguồn: tổng hợp kết quả ước lượng từ 2 mô hình bất biến và khả biến

Ta có, P-value = 0,000252 < 0,05 (độ tin cậy 95%) chứng tỏ ta chấp nhận giả thuyết
H1, điều này chứng tỏ có đủ cơ sở dữ liệu với độ tin cậy 95% khẳng định có sự khác biệt
giữa 2 mô hình. Vì vậy, ta sẽ chọn mô hình khả biến (Thọ và Trang, 2009). Với kết quả
trên, ta có đủ cơ sở để khẳng định có sự khác biệt về cách nhìn nhận tính hấp dẫn điểm
đến giữa các nhà đầu tư vào khách sạn và điểm tham quan giải trí. Và sự khác biệt này
tác động lên ý định đầu tư là có sự khác nhau. Sự khác biệt này nằm ở nhân tố nào thì ta
sẽ xem xét bảng tổng hợp kết quả ước lượng từ mô hình khả biến giữa nhà đầu tư khách
sạn (KS) và nhà đầu tư điểm tham quan giải trí (KDL).
Bảng 4.40: Kết quả ước lượng 2 mô hình đối với vốn trong và ngoài nước
Nhà đầu tư KS
Nhà đầu tư KDL
λ
S.E
C.R
P
λ
S.E
C.R
P
KT HD 0,502 0,065 8,172

***
0,219 0,103 2,771 0,006
TN HD 0,296 0,063 3,971
***
0,255 0,096 2,919 0,004
MT HD 0,091 0,053 1,382 0,168 0,104 0,094 1,893 0,059
HT HD 0,183 0,055 2,487 0,013 0,102 0,085 2,165 0,024
CP HD 0,103 0,067 1,989 0,047 0,196 0,079 2,575
0,01
HD AT 0,710 0,048 12,054 ***
0,819 0,210 4,463
***
Nguồn: kết quả ước lượng từ phần mềm Amos 21.0
Sự khác biệt này được các nhà đầu tư giải thích (phỏng vấn sâu sau kết quả nghiên
cứu) đa phần các nhà đầu tư khách sạn đầu tư nơi nào có khách du lịch nhiều, nghĩa là
thị trường du lịch tiềm năng đầu tư có lợi nhuận. Do vậy, họ đánh giá rất cao yếu tố thị
trường du lịch tiềm năng. Đối với nhà đầu tư KDL họ lại chú trọng tài nguyên du lịch và
lợi thế chi phí vì cơ sở đầu tư của họ vào du lịch là điểm tham quan giải trí có nhiều tài


21
nguyên du lịch sẽ góp phần giảm chi phí đầu tư, thu hút được nhiều du khách. Từ đó, họ
tạo ra được điểm tham quan giải trí thu hút được du khách mà không bị tác động nhiều
bởi thị trường du lịch địa phương.
4.5.2 Kiểm định sự khác biệt giữa nhà đầu tư trong nước và ngoài nước
Bảng 4.41: So sánh các chỉ số 2 mô hình – vốn trong và ngoài nước
Chỉ tiêu so sánh Chi-square Df CMIN/df GFI TLI CFI RMSEA
Mô hình khả biến
1984,211
1088

1,824
0,776 0,900 0,909 0,048
Mô hình bất biến
1988,973
1094
1,818
0,776 0,901 0,909 0,048
Chênh lệch
4,762
6
-0,006
0
0,001
0
0
Nguồn: tổng hợp kết quả ước lượng từ 2 mô hình bất biến và khả biến
Ta có, P-value = 0,574681 > 0,05 (độ tin cậy 95%) chứng tỏ ta chưa đủ cơ sở dữ
liệu để bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1. Điều này chứng tỏ không có đủ
cơ sở dữ liệu để khẳng định có sự khác biệt giữa 2 mô hình. Vì vậy, ta sẽ chọn mô hình
bất biến cho bậc tự do cao hơn (Thọ và Trang, 2009).
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.1 Kết luận chung về kết quả nghiên cứu
Một là, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có mối quan hệ thuận chiều giữa lợi thế tài
nguyên du lịch, thị trường du lịch tiềm năng, lợi thế chi phí, cơ sở hạ tầng du lịch, môi
trường đầu tư với tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút nhà đầu tư. Và thái độ
của nhà đầu tư về tính hấp dẫn của điểm đến tác động cùng chiều với ý định đầu tư.
Hai là, kết quả cũng chỉ ra rằng nhân tố tìm năng thì trường du lịch là nhân tố quan
trọng nhất, điều này là phù hợp với hầu hết các nghiên cứu trước đây, đồng thời về mặt
ý nghĩa thực tiễn thì điều này hoàn toàn phù hợp. Việc lựa chọn thị trường du lịch tiềm

năng sẽ mang lại cho họ ít rủi ro, khả năng thâm nhập thị trường và tìm kiếm lợi nhuận
với xác suất sẽ cao hơn.
Ba là, nhân tố lợi thế tài nguyên, lợi thế cơ sở hạ tầng, lợi thế chi phí là 3 nhân tố
quan trọng tiếp theo được các nhà đầu tư lựa chọn. Phỏng vấn sâu nhà đầu tư sau kết quả
nghiên cứu, họ chỉ ra rằng lợi thế chi phí để giúp họ cũng cố thêm niềm tin về lợi nhuận
dự kiến sẽ có ở vùng đất mới. Điều này cũng phù hợp với cơ sở lý luận về lý thuyết lợi
thế sở hữu đặc biệt (Hymer, 1976), lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế (Greenhut, 1952)
đều đưa ra nhận định về quy mô thị trường và lợi thế chi phí thấp.
Bốn là, nhân tố lợi thế tài nguyên được đánh giá cao trong nghiên cứu Các nghiên
cứu thực nghiệm trước đây tập trung vào vị trí có cảnh đẹp, có khí hậu mát mẽ, có đất đai
rộng rãi, có sẵn mặt bằng, có bờ biển… (Adam và Amuquandoh, 2013; Newell và Seabrook,
2006). Mục đích nhà đầu tư tìm kiếm tài nguyên du lịch là để thu hút khách đến khách sạn
hay điểm tham quan của họ đầu tư. Như vậy, nhân tố lợi thế tài nguyên này phần nào thể
hiện là yếu tố bổ trợ cho thị trường du lịch tiềm năng càng chắc chắn hơn nữa.
Năm là, kết quả chỉ ra nhân tố cơ sở hạ tầng du lịch là có tác động rất lớn đối với
tính hấp dẫn của điểm đến. Kết quả phỏng vấn nhà đầu tư, một địa phương có thị trường
du lịch tiềm năng thu hút nhiều du khách thì gần như chắc chắn cơ sở hạ tầng du lịch sẽ
phát triển theo đây là quy luật tất yếu. Vì vậy, nhà đầu tư cho rằng để có thể tạo thuận lợi
cho doanh nghiệp và du khách thì tất yếu phải phát triển cơ sở hạ tầng.

22
Sáu là, nhân tố môi trường đầu tư (hiệu quả thực thi và điều hành của chính quyền
địa phương) kết quả chỉ ra có tác động cùng chiều đến tính hấp dẫn điểm đến thu hút vốn
đầu tư, tuy nhiên tác động nhỏ nhất. Điều này các nhà đầu tư giải thích vì 3 nguyên nhân:
(1) một địa phương có nhiều lợi thế chi phí (ưu đãi về ngân sách, ưu đãi mặt bằng, tiền
thuê đất, ưu đãi về thuế, giải phóng mặt bằng) điều này có nghĩa là bản thân chính quyền
địa phương rất quan tâm và coi trọng nhà đầu tư. Nghĩa là môi trường đầu tư tự nhiên đã
hoàn thiện tốt. (2) nhà đầu tư chấp nhận mất một phần chi phí ban đầu để công việc được
nhanh hơn. (3) nhà đầu tư cho rằng phần lớn thời gian hoạt động của doanh nghiệp tại Việt
Nam là tiếp tiếp xúc với khách hàng là chủ yếu. Việc tiếp xúc với chính quyền địa phương

và thủ tục hành chính là gần như rất ít và chỉ gắn với giai đoạn xin cấp phép đầu tư.
Bảy là, kết quả cũng chỉ ra rằng tính hấp dẫn của điểm đến đầu tư tác động rất lớn,
chiếm khoảng 72% đến ý định đầu tư. Điều này, góp phần khẳng định thêm cho các địa
phương muốn thu hút đầu tư thì cần phải đầu tư, cải thiện tài nguyên du lịch, cơ sở hạ
tầng, môi trường đầu tư… góp phần tạo ra lợi thế chi phí cho nhà đầu tư.
5.2 Hàm ý chính sách
5.2.1 Hàm ý 1: Xây dựng chỉ số đo lường tính hấp dẫn đầu tư du lịch của từng địa phương
Tác giả đề xuất cơ quan Nhà nước nên cho tính điểm hấp dẫn tổng thể của địa
phương về du lịch trong thu hút nhà đầu tư với cách tính điểm theo 5 bước như sau:
1. Tiến hành khảo sát các nhà đầu tư của từng tỉnh thành trong cả nước
Việc khảo sát này để xem mức độ đánh giá của họ về các nhân tố hấp dẫn có làm
hài lòng nhà đầu tư du lịch tại địa phương với thang điểm từ 1 đến 10. Bảng khảo sát
chính là kết quả công trình nghiên cứu của tác giả đã đề cập ở trên. Thang đo điểm đánh
giá từ 1 đến 10 (Trong đó 1: là rất kém; 5 là trung bình; 10 là rất tốt).
2. Tính điểm trung bình cho biến quan sát và nhân tố
Với kết quả khảo sát trên, cơ quan quản lý nhà nước nên tính điểm trung bình của
từng biến đo lường cho nhân tố, sau đó là tính điểm trung bình cho nhân tố.
Tính điểm trung bình cho biến quan sát
ổ đ ể ố ủ ế đóđượ ℎả á ạ ỉ ℎ
Đ ế
á =
!ố
á ạ ỉ ℎđó( ẫ )
Tính điểm trung bình nhân tố
ổ đ ể á ế
á
Đ ℎâ ố =
!ố&ượ ế
á × !ố
á ạ ỉ ℎđó( ẫ )

Hay
ổ đ ể (
ì ℎ ủ ừ ế
á đ &ườ ℎ ℎâ ốđó
=
!ố&ượ ế
á
3. Tính điểm hấp dẫn tổng thể theo cảm nhận của nhà đầu tư du lịch
Mô hình nghiên cứu chỉ ra 5 nhóm có tác động đến tính hấp dẫn tổng thể của điểm
đến với mức tác động từ cao đến thấp lần lượt là: (1) thị trường du lịch tiềm năng; (2) lợi
thế tài nguyên du lịch; (3) lợi thế cơ sở hạ tầng; (4) lợi thế chi phí; (5) môi trường đầu tư.
Như vậy tỷ trọng trung bình trong 5 nhóm nhân tố sẽ là 0,2 hay 20%; lần lượt tỷ
trọng cao sẽ là 25% - 30%; tỷ trọng thấp sẽ là 5-10%. Dựa vào kết quả SEM ở trên ta lần
lượt xác định tỉnh trọng nhóm (1) thị trường du lịch tiềm năng; (2) lợi thế tài nguyên du
lịch, sẽ có mức tỷ trọng cao là 30%; (3) lợi thế cơ sở hạ tầng, sẽ có mức tỷ trọng trung
bình là 20%; 2 nhóm còn lại có mức tỷ trọng thấp là 10%.


23
Điểm hấp dẫn tổng thể là

Đ ể ℎấ-.ẫ ổ

2

ℎể = /( ỷ (ọ
345

24


ℎâ ố × đ ể

ℎâ ố )

4. Tính điểm hấp dẫn theo lượng vốn đầu tư du lịch thực tế
Hệ số điều chỉnh ở đây chính là lượng vốn đầu tư vào du lịch của mỗi tỉnh do cơ
quan nhà nước công bố.
!ố6ố ạ ỉ ℎ − 6ố ỉ ℎ
Đ ể &ượ 6ố đầ ư ℎự = (
) × 1000
:−
5. Tính điểm hấp dẫn tổng thể đã điều chỉnh
Điểm hấp dẫn tổng thể đã điều chỉnh
= Đ ể ℎấ-.ẫ ổ ℎể × 0,5 + Đ ể &ượ 6ố × 0,5
5.2.2 Hàm ý 2: Tạo ra thị trường du lịch tiềm năng
Trước tiên, mỗi tỉnh thành phải quy hoạch được lộ trình về các tài nguyên du lịch
cần phải đầu tư phát triển. Cần quy hoạch các hòn đảo đẹp cần thu hút đầu tư. Ngoài ra,
phải bắt buộc điều kiện ràng buộc về quy mô đầu tư để tránh trường hợp nhà đầu tư lợi
dụng kinh doanh bất động sản và lợi dụng đầu tư qua loa để khai thác nhất thời làm phá
hủy cảnh quan và quy hoạch chung của tỉnh.
Hai là, mỗi tỉnh cần dựa trên lợi thế của mình về văn hóa hay về biển đảo mà có
chính sách tập trung phát triển thế mạnh của mình. Mỗi tỉnh phải tổ chức một chương
trình độc đáo, khác biệt, trở thành thương hiệu của địa phương mình mỗi khi du khách
nhắc đến. Có thể gợi ý cho các tỉnh chọn 1 sự kiện hay một lễ hội đặc trưng gắn liền với
lợi thế của mình như phát triển lễ hội dù lượn lớn nhất nước, có thể tổ chức lễ hội trượt
cát lớn nhất nước, lễ hội đua thuyền buồm, trò chơi trên nước lớn nhất nước…
Ba là, đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ theo quy hoạch du lịch tổng thể để tạo điều kiện
thuận lợi cho nhà đầu tư và tạo thuận lợi cho du khách. Nhất định phải phát triển sân bay
quốc tế để thu hút nguồn khách thị trường quốc tế mục tiêu của đia phương.
5.2.3 Hàm ý 3: Tạo ra lợi thế chi phí

Một là, giảm thuế theo lộ trình để giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn ban
đầu. Thuế có thể giảm nhiều ở 3 năm đầu tiên và có xu hướng giảm ít theo lộ trình còn lại.
Hai là, dựa vào quy hoạch tổng thể để giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng
hoàn thiện cho nhà đầu tư. Điều này góp phần làm giảm chi phí cho nhà đầu tư, đồng
thời cũng là một điểm mạnh của địa phương trong thu hút vốn đầu tư.
Ba là, có thể giảm tiền thuê sử dụng đất cho doanh nghiệp cũng theo lộ trình giảm
nhiều ở những năm đầu và giảm ít ở những năm tiếp theo tùy vào quy mô, tính chất dự
án và thời gian của dự án mà có lộ trình phù hợp.
Bốn là, các khoản vay hoặc bảo lãnh lãi suất thấp dựa trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư
phải được đánh giá của một bên độc lập để xem xét tính khả thi của dự án. Những khoản vay
hoặc bảo lãnh này nên được giới hạn trong mục đích xây dựng phát triển dự án tại địa phương
với các cam kết cụ thể, rõ ràng về quy mô, tiến độ, thời gian, điều kiện ràng buộc….
Năm là, phối hợp với các trường đại học tại địa phương trong việc liên kết với doanh
nghiệp trong việc thực tập, thực hành nghề nghiệp để nâng cao chất lượng lao động trong
ngành du lịch phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.

5.2.4. Hàm ý 4: Hoàn thiện môi trường đầu tư
5.2.4.1. Về phía chính phủ
Thứ nhất, Chính phủ nên quy hoạch tổng thể về các vùng, khu, điểm du lịch chủ lực
để phát triển du lịch. Dựa trên các điều khoản tham chiếu, chính phủ tuyên bố đấu thầu
phát triển từng vị trí địa phương tương ứng.
Thứ hai, Chính phủ cần thiết lập một khuôn khổ thể chế minh bạch, trong đó quy
định chặt chẽ cách thức, điều kiện và phạm vi hoạt động của nhà đầu tư tư nhân và có
hướng dẫn cụ thể.
Thứ ba, Chính phủ nên sử dụng quy trình đấu thầu cạnh tranh để chọn đối tác trong
khu vực tư nhân. Tỉnh sẽ cần thiết lập các quy tắc cơ bản tôn trọng sự tham gia của khu
vực tư nhân (ví dụ: thay đổi sử dụng, giờ hoạt động, giá cả) cũng như bất kỳ vấn đề quy
hoạch, thiết kế tổng thể nào.
Thứ tư, Chính phủ và địa phương nên thiết lập trang website chứa một phạm vi thông tin
đầy đủ, minh bạch, rõ ràng cho các dự án đầu tư, quy trình thủ tục, điều kiện đầu tư.

5.2.4.2 Về phía chính quyền địa phương
Thứ nhất, Địa phương nên xây dựng một website cung cấp đầy đủ thông tin về các
dự án du lịch khuyến khích đầu tư và đấu thầu.
Thứ hai, xây dựng chế độ 1 cửa để tiến hành các thủ tục đầu tư, nộp thủ tục hồ sơ
trực tuyến, quy định rõ quy trình, các điều kiện về giấy tờ nhà đầu tư cần phải cung cấp,
thời gian nhận và trả hồ sơ.
Thứ ba, xây dựng bộ phận hỗ trợ thủ tục, thông tin và hướng dẫn nhà đầu tư. Bộ
phận này sẽ hỗ trợ trực tiếp hoặc thông qua kênh trực tuyến.
Thứ tư, có điện thoại đường dây nóng phản ánh chất lượng dịch vụ của bộ phận
hành chính một cửa phục vụ nhà đầu tư.
Thứ năm, hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. Xây dựng
các điểm nhấn đặc trưng về du lịch địa phương để thu hút khách cũng chính là thu hút
nhà đầu tư cho địa phương.
Thứ sáu, tiếp tục cố gắng cải thiện chỉ số PCI, chỉ số này tốt góp phần tạo nên thương
hiệu và hình ảnh của địa phương trong mắt nhà đầu tư. Đồng thời cũng chính là công cụ
quảng bá thương hiệu cho nhà đầu tư.
5.3 Hạn chế của nghiên cứu và định hướng nghiên cứu tiếp theo
Với những đóng góp của công trình nghiên cứu về mặt cơ sở lý luận và thực tế, tuy
nhiên bài nghiên cứu cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định như sau:
Một là, về số quan sát của mẫu nghiên cứu còn tương đối nhỏ. Đối với nghiên cứu
SEM thì đòi hỏi mẫu lớn, một mẫu thông thường là 300 quan sát, 500 quan sát là tốt và
1000 quan sát là rất tốt (Tabachnick và Fidell, 2007).
Hai là, đa phần nghiên cứu số quan sát đa phần là doanh nghiệp kinh doanh khách
sạn và điểm tham quan giải trí trong nước chiếm 85,1%, các doanh nghiệp ngoài nước
chiếm 14,9%. Chính vì vậy, nghiên cứu tiếp theo nên đề xuất nghiên cứu riêng cho nguồn
vốn trong nước và nghiên cứu riêng cho nguồn vốn ngoài nước cho lĩnh vực này.
Ba là, nghiên cứu tiếp theo nên đề cập đến các rào cản đầu tư, xem xét mức độ tác
động của yếu tố này làm giảm sức hút đầu tư như thế nào. Từ đó, giúp địa phương hoàn
thiện tốt hơn môi trường đầu tư, giảm bớt rào cản để tăng sức hấp dẫn của địa phương
đối với nhà đầu tư trong tương lai.




×