Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Vai trò của chùa phật tích đối với sự phát triển phật giáo thời lý (từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

DƢƠNG VĂN ĐỨC

VAI TRÕ CỦA CHÙA PHẬT TÍCH
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO THỜI LÝ
(TỪ THẾ KỶ XI ĐẾN THẾ KỶ XIII)

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Hà Nội -2020
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------

DƢƠNG VĂN ĐỨC

VAI TRÕ CỦA CHÙA PHẬT TÍCH
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO THỜI LÝ
(TỪ THẾ KỶ XI ĐẾN THẾ KỶ XIII)
Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60 22 03 09

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG:


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. TRẦN THỊ KIM OANH

TS. NGUYỄN TIẾN THIỆN

Hà Nội - 2020
2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
khoa học của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận
khoa học trong luận văn chưa từng được công bố trên bất
kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Dƣơng Văn Đức

3


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Bộ môn Tôn
giáo học đã giảng dạy, trang bị kiến thức giúp tác giả nắm vững những vấn đề
lý luận và phương pháp luận để hoàn thành tốt luận văn này. Đặc biệt, tác giả
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Tiến Thiện - người thầy đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo tác giả trong suốt quá trình làm luận văn.

Con xin đê đầu đảnh lễ và tri ân chư tôn Hòa Thượng, chư Thượng tọa
lãnh đạo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã quan tâm, tạo nhiều
thuận duyên cho con trong suốt quá trình học tập, bên cạnh đó nhờ sự động
viên và trợ duyên quý báu của gia đình cũng như đàn na thí chủ.
Kính chúc Chư Liệt vị pháp thể khinh an, đạo lộ tấn pháp, chúng sinh
dị độ, Phật đạo viên thành!
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Dương Văn Đức

4


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI
VÙNG ĐẤT PHẬT TÍCH VÀ LỊCH SỬ KHỞI DỰNG CHÙA PHẬT TÍCH ......... 7
1.1. Đặc điểm tự nhiên xã Phật Tích. ................................................................. 7
1.1.1. Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên. ............................................................. 7
1.1.2. Đường đi đến xã Phật Tích ....................................................................... 8
1.2. Vị thế danh lam xã Phật Tích ...................................................................... 9
1.3. Lịch sử xã Phật Tích ................................................................................... 11
1.4. Tình hình đời sống dân cƣ, kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội xã
Phật Tích. ........................................................................................................... 13
1.4.1. Tình hình đời sống dân cư, kinh tế xã Phật Tích. .................................. 13
1.4.2. Về tình hình chính trị, văn hóa, xã hội .................................................. 14
1.5. Vị thế di tích chùa Phật Tích ..................................................................... 15
1.6. Lịch sử chùa Phật Tích ............................................................................... 17

1.7. Quy mô kiến trúc khảo cổ và hiện nay tại chùa Phật Tích ..................... 18
1.7.1. Quy mô kiến trúc chùa Phật Tích hiện nay. .......................................... 18
1.7.2. Quy mô kiến trúc khảo cổ chùa Phật Tích. ........................................... 25
1.8. Những di tích bảo vật quốc gia tại chùa Phật Tích ................................. 43
1.8.1. Tượng Phật A Di Đà .............................................................................. 43
1.8.2. Hàng linh thú ......................................................................................... 44
1.8.3. Tượng nhục thân Chuyết Công hòa thượng .......................................... 45
1.9. Lễ hội. ........................................................................................................... 46
Chương 2: NHỮNG KHÍA CẠNH THỂ HIỆN VAI TRÕ CỦA CHÙA PHẬT TÍCH
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM THỜI KỲ NHÀ LÝ (TỪ
THẾ KỶ XI ĐẾN THẾ KỶ XIII) ................................................................................ 49
2.1. Chùa Phật Tích đối với sự phát triển Phật giáo thời Lý. ........................ 49
2.1.1. Nơi hội tụ các luồng tư tưởng và dấu ấn tam giáo đồng nguyên .......... 49
2.1.2. Buổi đầu du nhập Đạo Phật đến thế kỷ X ............................................. 51
2.2. Chùa Phật Tích là trung tâm Phật giáo thời Lý ...................................... 57
5


2.2.1. Đôi nét về lịch sử Phật giáo thời Lý ...................................................... 57
2.2.2. Chùa Phật Tích trở thành trung tâm Phật giáo thời nhà Lý ................... 59
2.3. Dấu ấn kiến trúc và điêu khắc thời Lý tại chùa Phật Tích. .................... 66
2.3.1. Pho tượng A Di Đà: ............................................................................... 69
2.3.2. Đầu tượng tiên nữ .................................................................................. 71
2.3.3. Tượng nữ thần đầu người mình chim (Kinnari) .................................... 72
2.3.4. Lá đề chạm rồng .................................................................................... 72
2.3.5. Bệ chân cột trang trí các nhạc công thiên thần (Gandharva) ................ 73
2.3.6. Tượng thần hộ pháp (Dvarapala) ........................................................... 73
2.3.7. Hàng linh thú: ........................................................................................ 74
2.4. Tinh thần dung thông các thiền phái tại chùa Phật Tích ........................ 79
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC

QUẢN LÝ, BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH TRONG THỜI KỲ
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY 92
3.1. Đánh giá vai trò của chùa Phật Tích đối với Phật giáo thời Lý ............. 92
3.2. Tồn tại .......................................................................................................... 95
3.3. Định hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn và
phát huy giá trị di tích trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế hiện nay. ....................................................................................... 96
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 104
PHỤ LỤC

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Nghị quyết Trung ương 5, Khóa VIII đã đề ra nhiệm vụ xây dựng chính sách
văn hóa đối với tôn giáo “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng”. Văn kiện Đại hội XII cũng nhấn mạnh: “Tiếp
tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo... Quan tâm và tạo điều
kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn
giáo đã được Nhà nước công nhận, theo quy định của pháp luật, đóng góp tích cực
vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước”. Luật Di sản văn hoá được Quốc hội
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá X kỳ họp thứ 9 thông qua đã
khẳng định “Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam và là một bộ phận của Di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự
nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”. Đó là những chính sách đúng đắn
đối với các tôn giáo, nhằm phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, bền vững
của dân tộc ta được hun đúc đối với sự phát triểnlịch sử dân tộc là một trong những
nhiệm vụ trong tâm hiện nay của Đảng.

Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo. Trong đó Phật giáo cũng được quan tâm
bảo tồn, gìn giữ và phát huy. Các vấn đề về di tích lịch sử, di tích kiến trúc - nghệ
thuật, di tích khảo cổ và danh lam thắng cảnh Phật giáo được nhận thức về vai trò, ý
nghĩa ngày càng được nâng cao. Bảo vệ di tích, phát huy giá trị của di tích phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đấu tranh chống vi phạm đã trở
thành nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân. Trong suốt chặng đường dựng
nước và giữ nước, từ buổi đầu dành độc lập, tự chủ phải kể đến vai trò của Phật giáo
thời Lý, như là một hiện tượng hoàn bị nhất, từ sự dung hòa các lớp văn hóa, tín
ngưỡng du nhập với văn hóa, tín ngưỡng bản địa cách kỳ diệu, uyển chuyển thành
một sắc thái đặc trưng của phong cách Phật giáo Việt Nam, đối với tiến trình lịch sử
của dân tộc, từ một tôn giáo ngoại lại Phật giáo đã trở thành quốc giáo. Triều đại
nhà Lý tồn tại hơn 200 năm (1009-1225) với chín đời vua. Trong lịch sử Việt Nam,

1


triều Lý là một triều đại lớn và để lại nhiều dấu ấn sâu sắc trên các lĩnh vực khác
nhau, nổi bật và gắn liền là những dấu ấn Phật giáo, sự kế thừa từ buổi dầu du nhập và
tiền để tiếp tục phát triển Phật giáo thời Trần. Vai trò của Phật giáo đối với những
quyết sách quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội dựng nền độc lập, tự chủ buổi đầu và
những thăng trầm qua các thời đại Lý - Trần. Đó cũng là thời kỳ phát triển rực rỡ
nhất của Phật giáo.
Nhắc đến thời kỳ nhà Lý, là phải nhắc đến thời kỳ Phật giáo được hưng thịnh
nhất, hàng trăm ngôi chùa được xây dựng, các hệ thống kinh, luật, luận và tư tưởng,
chính sách ủng hộ hoằng dương Phật pháp. Nhưng một trong những ngôi chùa được
đầu tư kiến thiết với quy mô lớn phải kể đến chùa Phật Tích tọa lạc trên núi Phật
Tích (còn gọi là núi Lạn Kha) – xã Phật Tích – Huyện Tiên Du – Tỉnh Bắc Ninh,với
tên chữ là “Vạn Phúc Tự”. Với ý nghĩa, vai trò quốc tự Phật Tích là trung tâm Phật
giáo thời kỳ nhà Lý. Và việc nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc bảo tồn những
giá trị di sản vật thể và phi vật thể đặc biệt khu di tích lịch sử Quốc gia Chùa Phật

Tích trong lịch sử dân tộc và lịch sử Phật giáo Việt Nam từ buổi đầu dựng nước và
giữ nước.
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài của luận văn, trên cơ sở lược khỏa tổng
quan các tài liệu bàn về: Vai trò của Chùa Phật Tích đối với sự phát triển Phật giáo
Việt Nam nói chung và Phật giáo Thời Lý (Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII) nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu
Chùa Phật Tích với vị thế là ngôi chùa cổ, có vai trò quan trọng đối với Phật
giáo thời Lý nói riêng, dòng chảy Phật giáo Việt Nam nói chung, vì vậy, các vấn đề
xoay quanh chùa Phật Tích được đề cập đến ở nhiều công trình nghiên cứu khác
nhau, ở nhiều góc độ khác nhau:
Tài liệu gốc chúng tôi tiếp cận nghiên cứu có thể kể đến như: Hồ sơ xếp hạng
di tích Quốc gia đặc biệt chùa Phật Tích, Hồ sơ là sự tổng hợp tất cả các thông tin
về chùa Phật Tích. Trong đó các tài liệu cổ xưa cũng được tập hợp đầy đủ.
Tài liệu của các nhà nghiên cứu có đề cập đến liên quan trực tiếp như:
Thích Đức Thiện (2014), Di sản Phật Tích, Nxb Mỹ Thuật.

2


Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh năm 2013 tái bản cuốn sách Di tích Lịch sử - văn
hóa tỉnh Bắc Ninh, cuốn sách gồm hai phần nội dung chính: giới thiệu toàn bộ các
di tich lịch sử văn hóa tỉnh Bắc Ninh theo địa danh, địa giới hành chính và phần phụ
lục ảnh. Cuốn sách là kết quả của việc sử dụng các tư liệu thực tiễn kết hợp với tư
liệu lưu trữ của Bảo tàng và các cơ quan chuyên môn tại tỉnh Bắc Ninh và các cơ
quan lưu trữ khác.
Nhận thức được vai trò của chùa Phật Tích với sự phát triển lịch sử Việt
Nam nói chung, lịch sử Phật giáo Việt Nam nói riêng, Viện Nghiên cứu Tôn giáo,
Viện Nghiên cứu Phật học phối hợp với Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam tổ
chức hội thảo khoa học: Phật Tích đối với sự phát triển lịch sử. Hội thảo đã nhận
được sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu, khoa học quan tâm đến lĩnh

vực này, các kết quả nghiên cứu được thể hiện trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Phật
Tích đối với sự phát triển lịch sử.
Ngoài ra trong các công trình nghiên cứu Phật giáo Việt Nam nói chung, có
nhiều tác phẩm đề cập ít nhiều đến các khía cạnh liên quan của chùa Phật Tích: lịch
sử, mỹ thuật, lễ hội,…, như: Thích Đức Thiện – Nguyễn Quốc Tuấn (Đồng chủ
biên), Phật giáo thời Lý với 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc
gia, Nguyễn Bá Lăng (1972), Kiến trúc Phật giáo, Nxb Vạn Hạnh, Kiều Thu Hoạch
(1965), Tìm hiểu Thơ văn các nhà sư thời Lý – Trần, Tạp chí Văn học.
Ở khía cạnh khác, các công trình nghiên cứu về vùng đất kinh Bắc xưa cũng
không thể không đề cập đến các vấn đề có liên quan đến chùa Phật Tích: Ty Văn
hóa và Thông tin (1982), Địa chía Hà Bắc, Thư viện tỉnh Bắc Ninh; Đỗ Trọng Vĩ
(1997), Bắc Ninh dư địa chí, Nxb Văn hóa Thông tin, Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh
Bắc Ninh (1997), Văn hiến Kinh Bắc, tập 1; Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Bắc Ninh
(2002), Văn hiến Kinh Bắc, tập 2.
Nhìn chung với vai trò đặc biệt của mình, chùa Phật Tích được đề cập đến ở
nhiều khía cạnh khác nhau, trong nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, tuy nhiên
một công trình nghiên cứu đầy đủ về vai trò của chùa Phật Tích đối với sự phát triển

3


Phật giáo thời Lý thì còn bỏ ngỏ, luận văn sẽ là công trình bù đắp vào khoảng trống
nói trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Khảo cứu sự du nhập, tiếp biến văn hóa Phật giáo, văn hóa Ấn Độ với
văn hóa bản địa của người Việt những năm đầu Công nguyên qua việc nghiên
cứu chùa Phật Tích.
- Khẳng định vai trò, giá trị của chùa Phật Tích đối với sự phát triểnlịch sử
Phật giáo Việt Nam.

- Trên cơ sở nghiên cứu chùa Phật Tích đối với sự phát triển lịch sử dân tộc
ta, luận văn đề xuất định hướng, giải pháp thiết thực, hữu hiệu góp phần nâng cao
hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại và hội nhập quốc tế hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung giải quyết một số vấn đề như sau:
- Luận văn nghiên cứu các thư tịch cổ, tài liệu nghiên cứu về chùa Phật Tích
thời kỳ đầu Công nguyên khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam.
- Nghiên cứu tổng quan về chùa Phật Tích qua các thời kỳ lịch sử ( thời Lý.)
- Nghiên cứu khảo sát thực trạng chùa Phật Tích hiện nay (kiến trúc, điêu
khắc, tài liệu cổ vật, hoạt động tâm linh, lễ hội...).
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn và
phát huy giá trị di tích chùa Phật Tích trong thời kỳ hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn đi sâu nghiên cứu về chùa Phật Tích đối với sự phát triển Phật giáo
Thời kỳ Nhà Lý (thế kỷ XI – XIII).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu chùa Phật Tích đối với sự phát triểnlịch sử Phật
giáo và phát triển đến thời kỳ nhà Lý (Bởi theo sử liệu từ thời Lý Thánh Tông chùa
được xây dựng thành Đại danh Lam và dấu tích vật chất vẫn còn giữ được đến nay).
- Phạm vi không gian: Ngoài nghiên cứu khảo sát chùa Phật Tích, luận văn

4


còn mở rộng phạm vi nghiên cứu một số ngôi chùa từng là đại danh lam cổ tự như:
chùa Dâu, Chùa Dạm, chùa Bách Môn, ...trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập tài liệu

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành:
Đề tài của luận văn là đề tài mang tính lịch sử, tính hồi cố, chủ yếu sử dụng
tài liệu lịch sử học, khảo cổ học, phật học, xã hội học... để khái quát, bàn luận
những vấn đề nghiên cứu. Tài liệu lịch sử hay sử liệu cũng hết sức phong phú, đa
dạng, theo quan điểm hiện đại là tất cả những gì chứa đựng những lượng thông tin
về lịch sử, giúp người nghiên cứu khai thác, gạn lọc để tái hiện và nghiên
cứu quá khứ lịch sử. Không những tài liệu chữ viết, mà tài liệu vật chất, những di
tích di vật, những huyền thoại và truyền thuyết dân gian, những phong tục,
tập quán cho đến tiếng nói tín ngưỡng... tất cả đều được coi là nguồn sử liệu. Do
vậy, vấn đề thu thập tài liệu và phân loại tài liệu là phương pháp nghiên cứu quan
trọng. Vận dụng phương pháp này, nghiên cứu sinh đã tập hợp các tư liệu thành văn
và không thành văn, phân loại các tài liệu theo lĩnh vực, tiêu chí sau:
- Các tài liệu chính sử đã công bố: lịch sử Việt Nam, lịch sử Phật giáo
Việt Nam...
- Các trước tác: tư tưởng, đạo đức, văn chương, nghệ thuật, ... của các nhà
cầm quyền, các nhà tu hành, các tác gia thời nhà Lý.
- Các tài liệu của các nhà khoa học nghiên cứu về chính trị, văn hóa, Phật
giáo thời nhà Lý.
- Các tài liệu của các khoa học nghiên cứu về chùa Phật Tích.
- Các tài liệu có liên quan đã hoặc chưa được công bố mà học viên sưu tầm,
phát hiện. Đây vừa là một nội dung phương pháp vừa là một thao tác nghiên cứu
cần thiết để thực hiện đề tài của bản luận văn.
* Phương pháp liên ngành:
Khi nghiên cứu một hiện tượng Phật giáo, người nghiên cứu có thể sử dụng
các kết quả nghiên cứu, các phương pháp, các khái niệm, phạm trù của các ngành
khoa học xã hội và nhân văn liên quan đến hiện tượng đó vào việc nghiên cứu của

5



mình. Luận văn sẽ vận dụng phương pháp này vào nghiên cứu biểu hiện của quan
hệ giữa Phật giáo thời đại Lý, mà cụ thể là vai trò của chùa Phật Tích đối với sự
phát triển Phật giáo thời kỳ nhà Lý.
* Phương pháp phân tích và tổng hợp
Đây là phương pháp nghiên cứu phổ biến trong các khoa học mà khoa học
luận phương Tây đã đề xướng. Phương pháp phân tích là phân chia sự vật thành
các bộ phận, các yếu tố để nghiên cứu, còn phương pháp tổng hợp là tìm ra các mối
liên hệ giữa các yếu tố, các bộ phận đã được phân tích. Từ đó xác định cái nhìn khái
quát đối với sự vật. Cái khái quát mà người nghiên cứu thu được là kết quả nhận
thức khoa học, không phải là cái cụ thể giản đơn của vấn đề nghiên cứu.
Học viên vận dụng phương pháp này vào nghiên cứu đề tài luận văn để
phân tích là vai trò của chùa Phật Tích đối với sự phát triển Phật giáo thời kỳ
nhà Lý.
Sau đó tổng hợp lại để thấy được ảnh hưởng của Phật giáo đối với toàn bộ
nền văn hóa, kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng của vương triều Lý một cách
tổng quát.
Ngoài ra, trong luận văn, học viên còn sử dụng các phương pháp khác như:
Tiếp cận lịch sử; So sánh và đối chiếu; Logic và lịch sử; ... để nghiên cứu, bổ sung
cho các phương pháp đã nêu trên.
6. Những đóng góp của luận văn
- Luận văn nghiên cứu chùa Phật Tích đối với sự phát triểnlịch sử Phật giáo
và phát triển đến thời kỳ nhà Lý, trên cơ sở đó đề xuất với cấp có thẩm quyền, cơ
quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn định hướng, giải pháp thiết thực, hữu
hiệu góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích
nói chung, chùa Phật Tích nói riêng trong thời kỳ hiện nay.
- Luận văn có thể là tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho các cho các đề tài
khoa học khác có liên quan về các lĩnh vực: lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo...
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận
văn gồm 3 chương, 16 tiết


6


Chƣơng 1:
TỔNG QUAN VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ,
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÙNG ĐẤT PHẬT TÍCH
VÀ LỊCH SỬ KHỞI DỰNG CHÙA PHẬT TÍCH
1.1. Đặc điểm tự nhiên xã Phật Tích.
1.1.1. Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên.
Phật Tích là một xã thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Mã hành chính: 9349.
Phía Tây xã Phật Tích giáp xã tri Phương và Hoàn Sơn có các ngọn đồi:
Mâm Xôi, Con Lợn, Con Nghê, Con Phượng… đồi đất không cao, ẩn hiện những
cây tràm, vườn tram, cây chè xum xuê cổ thụ. Phía Đông xã Phật Tích giáp xã Việt
Đoàn, khu vực xóm Núi Đất (Làng Ngõ Xá) có một gò đất, gò đất nằm thoai thoải,
trông xa giống như một hạt ngọc.
Phía Nam Phật Tích giáp xã cảnh Hưng và Minh Đạo. Đoạn đê sông Đuống
từ xã Minh Đạo đến xã Tri Phương là đường phân gianh giữa xã Phật Tích và xã
Cảnh Hưng. Thủa xưa, sông ngòi nước ta chưa được định hình, những nhánh sông
lớn, sông nhỏ hầu như không có đê bao bọc vì thế hang năm mỗi mùa mưa về, cả
một vùng rộng lớn ngập chìm dưới nước. Khi mùa khô nước rút nhanh xuống các
lòng sông, còn trơ lại lớp phù sa phủ dày khắp các gò bãi, đồng ruộng…
Dân số khoảng 5945 người với diện tích đất tự nhiên là 543,81 ha. Trong đó
đất nông nghiệp chiếm 293,45 ha, được chia như sau: Đất ven đê: Do phù sa sông
Đuống bồi đắp, quá trình bồi tụ hàng ngàn năm, lớp phủ thực vật bị phân giải thành
than bùn. Lớp phù sa bồi lấp thành những cánh đồng bát ngát phì nhiêu. Đặc tính
của loại đất này là mùn cao, ít chua, lượng đạm khá, dễ tiêu, thành pần cơ giới nhẹ.
Phù hợp với việc canh tác, cấy lúa, trồng hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
Đất phù sa ngập nước xen kẽ đồi núi: Do đặc điểm của địa hình, đồi núi

xen kẽ tạo hình lòng chảo, nước ứ đọng, tập trung ở các lang Ngô Xá, Cổ Miếu,
Phúc Nghiêm.

7


Đất đồi núi Feralíttích: Thành phần sa thạch và phiến thạch sét, đặc tính dễ
xói mòn, rửa trôi, dẫn đến bạc màu. Loại đất này phù hợp với việc trồng cây ăn quả
và trồng rừng: Trám vàng, thông, bạch đàn…
Vấn đề trị thủy là vấn đề nan giải. Dưới thời Nguyễn, dòng sông Thiên Đức
bị bồi lấp gây lụt lội triền miên. Năm 1837 tổng đốc Tôn Thất Bật tâu vua “Cửa
sông Thiên Đức lối nước chảy bồi lấp gần thành bình địa. Phía ngoài cửa sông ấy
tiếp giáp với sông Nhị Hà lại có đất bãi tầm xa nối liền ở giữa sông đã lâu năm,
trước mấy lần khơi thông, lối nước chảy cũ vừa khơi ra lại tắc liền”. Năm 1851
Nguyễn Tư Giảm được cử làm Hiệp Lý Đê Chính đã đem tài năng xin được khơi
thẳng một đoạn sông nhưng không được chấp nhận. Tháng 7/1858 nước sông Thiên
Đức lên co, gây lụt lội hai huyện Đông Ngàn và Tiên Du. Năm 1861 vua Tự Đức
mới đồng ý cho di dân 15 xã ngoại đê và nắn dòng khơi sông đắp đê, xây thêm các
cống thoát nước. Năm 1872, thổng Thụ Chiền lại một lần nữa được phép thực hiện
dự án nạo vét lòng sông Thiên Đức, đắp đê ngăn nước lũ đoạn từ Nghĩa Chỉ (Minh
Đạo) chạy sát xã Phù Lập (Sộp) nối vào thôn Cao Đường (Tri Phương). Ven theo
chân đê, len lỏi giữa cánh đồng làng Phật Tích và Vĩnh Phú có dòng Tào Khê (Khe
cựu) rộng chừng 15m – 20m “là hạ lưu của sông Tiêu Tương, huyện Đông Ngàn
chảy qua các xã Dương Húc, Đại Vi, Đại Sơn, Vĩnh Phú, Phật Tích, Nội Viên, Chi
Nê xuống xã Lam Miệt của huyện Quế Dương, dài 4 dặm, rộng 3 trượng, bình
thường nước sâu ba bốn thước, khoảng giữa hạ thu nước sáu, bảy, tám thước”.
Dòng Tào Khê là nguồn cung cấp nước tưới, tiêu cho đồng ruộng khu vực phía
Nam xã Phật Tích.
1.1.2. Đường đi đến xã Phật Tích
Từ thủ đô Hà Nội ngược phái về phía Bắc theo Quốc lộ 1A hướng Hà Nội –

Lạng Sơn đi khoảng 20km đến thị xã Từ Sơn rẽ phải theo tỉnh lộ, qua cầu Đồng
Xép đi 5km là đến di tích.
Hoặc từ Hà Nội đi theo Quốc lộ 1B hướng Hà Nội – Lạng Sơn đi 20km đến
cầu Đồng Xép rẽ phải đi 5km là đến di tích.

8


Đường thủy: Từ Hà Nội xuôi theo dòng sông Đuống qua hết địa phận Hà
Nội, đi tới bến phà Tri Phương, bên kia là xã Đình Tổ, bên này là xã Tri Phương và
Phật Tích, lên bến phà thuộc địa phận Tri Phương lên bờ đê đi khoảng 2km là đến
di tích.
Nói chung, đường đi đến xã Phật Tích đều thuận lợi cho mọi phương tiện
giao thông đương bộ.
1.2. Vị thế danh lam xã Phật Tích
Ngược dòng lịch sử, thời các vua Hùng dựng nước, Tiên Du nằm trong bộ
Vũ Ninh, vùng đất trù phú của nước Văn Lang xưa. Đến buổi ngàn năm Bắc thuộc
miền này là địa vực của huyện Long Biên. Đến khi đất nước độc lập, lịch sử đặt cho
nó cái tên Tiên Du phản ánh một vùng đất kỳ vĩ và lãng mạn. Tiên Du là chiếc nôi
ra đời của thiên anh hùng ca ông Gióng, một mô hình anh hùng cứu nước điển hình
mà mọi người Việt hôm nay vẫn còn xúc động tự hào. Phật Tích - Tiên Du là vùng
đất cổ, một địa danh đầy ắp những huyền tích ly kỳ.
Trong hệ thống Trong hệ thống đồi núi của xã Phật Tích, đẹp nhất là núi Lạn
Kha (còn gọi là núi Tiên Du). Núi Lạn Kha nằm trong địa phận làng Phật Tích nên
người dân quanh vùng thường lấy tên làng đặt ten cho núi Phật Tích (Núi Lạn Kha)
là đoạn cuối của dãy Nguyệt Hằng Sơn có tên nôm là Núi Chè (Trà Sơn) Núi Chè
không ao, nhưng ở đó mọc lên muôn ngàn mỏm đá đứng với thông reo vi vút, chứa
đựng nhiều huyền tích, huyền thoại kỳ thú. Trên đỉnh núi có khối đá vuông rất lớn,
theo các cụ cao niên kể lại đó là bàn cờ tiên gắn liền với sự tích Tiều phu Vương
Chất gặp Tiên. Non cao, non Xỉ, non Nghè là các ngọn của núi Phật Tích. Non Xỉ

được giải thích câu chuyện tranh chấp uy tín giữa bà Chúa Chè (Đặc Thị Huệ) và
Trạng Bựu. Non Nghè nơi nhân dân xây dựng Nghề Thần Cao Sơn.
Núi Bát Vạn nằm ở phái Bắc xã Phật Tích, tiếp giáp xã Việt Đoàn và Liên
Bão. Tương truyền rằng: Cao Biền là tướng giặc phương Bắc, sang đánh dẹp
phương Nam, vốn giỏi phép thuật, ông phát hiện trên đỉnh Non Tiên (núi Phật Tích)
có huyệt đế vương. Để dân Nam không thể xưng vương mà chống lại triều đình
Phương Bắc, Cao Biên đã cho mở ở dưới chân núi làng Trùng Minh một lò gạch,

9


nung 8 vạn bảo tháp và yểm trên núi Trùng Minh để trấn long mạch, nên gọi là núi
Bát Van. Sử chép “Sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp, tiếp chiến ở núi Bát Vạn, đắp thành
dưới chân núi, khi chết người địa phương lập đền thờ”. Nguyễn Thủ Tiệp, người
Phúc Kiến (Trung Quốc), cha là Nguyễn Nê, làm quan đời Tấn (936 – 946) đến
chức Kiêu Kỵ Đại Tướng Quân Đô Đốc Quản Bình Dương Hầu. Nhân lúc nước
Nam có loạn, Nguyễn Nê mang 1.000 lừa và 8 vạn tinh binh. Lúc bấy giờ Thiên
Sách Vương (tức Ngô Xương Ngập) bỏ triều cống. Nguyễn Nê đem đại quân đến xã
Thanh Quả, truyền quân hạ trại, sau lấy người con gái xã Thanh Quả là Nguyễn Thị
Mối, sinh được 3 người con trai là Nguyễn Khoan, Nguyễn Thủ Tiệp và Nguyễn
Siêu đều tinh bẩm phi thường. Nguyễn Nê muốn mưu tính việc lớn, bèn ân uy, giáo
dưỡng kiêm thi. Lớn lên 3 ông đều trở thành tướng giỏi đánh đâu được đấy.
Ngày 03 - 3 năm Giáp Thìn, Nguyễn Nê không bệnh mà chết, tướng sỹ là Đỗ
Hiệu, Trần Mưu đưa về táng dưới núi Thanh Xuân (tỉnh Phúc Kiến - Trung Quốc)
con trai là Nguyễn Khoan, Nguyễn Thủ Tiệp và Nguyễn Siêu ở ại quê mẹ - đất Nam
thay nhau nắm giữ binh quyền. Ngô Quyền xưng vương, phong cho Nguyễn Khoan
làm Điều hạt Tướng quân, Nguyễn Thủ Tiệp làm Tứ Xuyên Đô Quân, chiếm cứ
vùng đất Tiên Du. Ngày nay tại thôn Phúc Nghiêm – xã Phật Tích vẫn còn đền thờ
Tướng quân Nguyễn Thủ Tiệp cùng nhiều giai thoại xung quanh những nhân vật
truyền thuyết, thêm khẳng định về vùng đất ngàn năm văn vật nơi đây.

Xung quanh truyền thuyết tên làng, tên núi, tên chùa, làng Phật Tích nay còn
lưu truyền nhiều câu chuyện mang đậm tính huyền thoai có màu sắc đọa giáo, Phật
giáo: Bà chúa Vĩnh, tích chùa Kim Ngưu, chuyện am Mở Mang vị tăng sĩ Ấn Độ
Khâu Đà La - Man Nương và đền Nguyên Phi Ỷ Lan thôn Vĩnh Phú, truyền thuyết
lăng Quốc Hoa Công Chúa thôn Cổ Miếu, truyền thuyết Từ thức gặp Tiên.
Với vị trí địa linh, cảnh quan có nhiều lợi thế khiến cho làng quê, thôn, xóm
trù mật, dân cư đông đúc. Từ trước đời thuộc Tùy – Đường, Phật Tích đã trở thành
một trung tâm Phật giáo của người Việt cổ, là nơi hành đạo của nhiều cao tăng, đạo
sỹ; chùa tháp được xây dựng khá nhiều. Từ ngôi tháp đổ lộ ra pho tượng A Di Đà vì
vậy làng có tên Phật Tích.

10


1.3. Lịch sử xã Phật Tích
Năm 1975 đoàn khảo cổ học do giáo sư sử học Trần Quốc Vượng làm trưởng
đoàn, cùng một số cán bộ bảo tàng Sở văn hóa thông tin tỉnh Hà Bắc đã tiến hành
điều tra, khảo cứu một số di chỉ dọc bờ sông Tiêu Tương cổ và núi Lạn Kha, núi
Hiên Vân, núi Hổ đã phát hiện nhiều hiện vật. các loại công cụ chết tác bằng đá,
vòng khuyên, hoa tai, chuỗi hạt, những mảnh gốm hoa văn hình sóng nước, hình
xoắn ốc khắc vạch, vân thừng… bằng phương pháp khoa học Viện khảo cổ đã xác
định tương đương với thời đại Đông Sơn, có niên đại cách ngày nay trên 3.5000
năm. Điều đó khẳng định: Vào thời đại đá chuyển tiếp sang thời đại đồ đồng đã có con
người đến các địa bàn này cư trú, khai phá rừng núi như các địa danh rừng Nìa, rừng
Sộp, rừng Nỗ… xây nhà dựng cửa, lập xóm làng. Ban đầu các cư dân đã chọn các
đồi gò, sườn đồi, chân núi, nhưng khu đất cao, thuận lợi cho phòng ngự, sản xuất,
săn bắn, trồng tỉa…
Những dấu tích cổ xưa ngày nay phần nào còn được phản ánh bằng các tên
làng: kè Mưỡn, kè Ngò, kè Sộp… tên gọi các cánh đồng ở Phật Tích: Trùng Mẹo,
đồng Xi, đồng Dé… Đặc biệt mới đây lại phát hiện thêm những lưỡi Bôn, chiếc Rìu

có vai bằng đá cứng, Rìu lưỡi xéo bằng đồng có lỗ tra cán ở khu vực thùng lò gạch
xã Tri Phương, di chỉ bãi Tháp Đại Trung (Đại Đồng). Tất cả các hiện vật đều được
xác định có từ thời đại Hùng Vương. Căn cứ vào các tài liệu của ngành khỏa cổ học
và ngành khoa học lịch sử, khẳng định: Ngay từ thời Hùng Vương dựng nước. Phật
Tích đã là một trong những điểm quần cư sớm của con người. Thuở ấy, cư dân sống
thanh bình trong quốc gia Văn Lang, không chia ra cấp bậc, uy quyền, không có ai
xâm lấn, Vua – Tôi cùng cầy cấy yêu thương nhau.
Trải qua nhiều năm, nhà nước Văn Lang của các vua Hùng, nhờ phát triển
nông nghiệp và thủ công nghiệp lại có quân mạnh, tướng hùng trở thành quốc gia
giàu mạnh. Năm Quý Mão (258 TCN) Thục Phán thấy nước Văn Lang giàu có, liền
mang quân đánh Hùng Vương, thống nhất các bộ tộc Vua Hùng vào bộ tộc mình,
cho xây thành, đắp lũy, đóng đô ở Phong Khê (nay là Cổ Loa), đổi hiệu là nước Âu
Lạc, xưng là An Dương Dương.

11


Theo Đại Nam Nhất Thống Chí - Phạm Trọng Điềm, Nxb Thuận Hóa 2006;
Đại Việt địa dư toàn biên – Phan Huy Chú - nxb Văn hóa, 1997; Địa chí Hà Bắc –
nxb thông tin truyền thông; Bắc Ninh dư địa chí – Đỗ Trong Vĩ – nxb Thông tin
truyền thông; Lịch sử Đảng bộ xã Phật Tích –nxb thông tin truyền thông. Lịch sử xã
Phật Tích được thống nhất qua các thời kỳ như sau:
Thời thuộc Hán (207 TCN) Hai Bà Trưng (năm 40 SCN) Phật Tích là địa
vực ủa huyện Long Biên, quận Giao Chỉ; năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1417) thuộc Phủ Bắc
Giang, châu Vũ Ninh.
Thời Trần vững mạnh (1226-1400) nhà ước phong kiến lập thêm cấp Phủ;
thời lê Thánh Tông (niên hiệu Quang Thuận 1460 – 1469) huyện Tiên Du thuộc phủ
Từ Sơn, trấn Kinh Bắc. Năm Minh Mệnh thứ hai (1821) trấn Kinh Bắc đổi thành
trấn Bắc Ninh. Thời Nguyễn Năm Minh mệnh thứ 12 (1831) trấn Bắc Ninh đổi
thành tỉnh Bắc Ninh. Năm 1895 thực dân Pháp chai tỉnh Bắc Ninh thành 2 tỉnh, phía

Nam sông Cầu là tỉnh Bắc Ninh, phía Bắc sông Cầu là tỉnh Bắc Giang. Các làng xã
Phật tích thuộc huyện Tiên Du – phủ Từ Sơn – Tỉnh Bắc Ninh.
Huyện Tiên Du có 9 tổng là: Phù Đổng, Dũng Vi, Đại Vi, Đông Sơn (Thụ
Phúc), Trụ Triền, Nội Duệ, Khắc Niệm, Chi Nê, Nội Viên. Lỵ sở đóng ở xã Đông
Sơn – tổng Đông Sơn. Năm Minh Mệnh thứ 14 (1833) chuyển về xã Hồi Bão, tổng
Nội Duệ.
Tổng Thụ Triền có 7 xã, thôn: Thụ Phúc (Chiềng), Phù Lập (Sộp, Trung,
Thượng), Trung Minh (Trùng Quang) có 2 xóm: Ngò (Ngô Xá) và Phúc Nghiêm, xã
Cổ Miếu (Mưỡn), Vĩnh Phú, Cao Đình và Phật Tích.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa ra đời, đơn vị hành chính cấp tổng bị bãi bỏ. Năm 1948 xã Phượng Hoàng
được thành lập bao gồm 5 thôn: Phật tích, Trùng Quang (Phúc Nghiêm), Ngô Xá
(Ngô) Cổ Miếu Mướn) và Vĩnh Phú.
Năm 1963 hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang hợp lại thành tỉnh Hà Bắc. Ngày
14-3-1963 Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 25/QĐ sáp nhập huyện Tiên Du và
Từ Sơn thành huyện Tiên Sơn. Huyện Tiên Sơn có 27 xã, 1 thị trấn; xã Phượng

12


Hoàng đổi tên là xã Phật Tích. Năm 1997 tỉnh Bắc Ninh được tái lập (theo Nghị
quyết tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX nước Cộng hòa XHCN Việt Nam). Ngày
9/8/1999 Chính phủ ra Nghị quyết số 68/1999 NĐ-CP tách huyện Tiên Sơn thành
hai huyện Tiên Du và Từ Sơn. Huyện Tiên Du chính thức hoạt động có 15 xã và 1
thị trấn, trung tâm huyện lỵ đóng tại chân núi Lim (Hồng Vân Sơn) thị trấn Lim. Xã
Phật Tích là 1 trong 16 xã, thị trấn của huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh.
1.4. Tình hình đời sống dân cƣ, kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội xã
Phật Tích.
1.4.1. Tình hình đời sống dân cư, kinh tế xã Phật Tích.
Xã Phật Tích có tỉnh lộ 270 (180 cũ) và 295 chạy qua, hai tuyến đường giao

thông gặp nhau ở địa phận xóm Núi Đất tạo thành ngã ba. Một nhánh 270 nối Phật
Tích với quốc lộ 1 - cách thị trấn Lim trung tâm huyện lỵ Tiên Du 6,5km, đường
295 từ xóm Núi Đất chạy qua làng Phật Tích và Vĩnh Phú; nối Phật Tích với trung
tâm huyện lỵ Tiên Du, đoạn chạy qua Phật Tích chừng 2 km.
Ở vào vị trí thuận lợi, cách đây hàng ngàn năm, Phật Tích đã một thời là tủng
tâm quân sự, văn hóa quan trọng. Phật Tích là địa bàn cư trú lâu đời của dân nông
nghiệp trồng lúa nước, cư dân sống quần tụ thành từng xóm, làng gắn bó với nhau
bằng mối quan hệ “Trong họ, ngoài làng”, nhà nọ liền kề nhà kia, xóm này nằm
cạnh xóm kia, “Tối lửa tắt đèn có nhau”.
Trải qua hàng ngàn năm, bằng khối óc thông minh và bàn tay lao động vùng
lấp trũng cải tạo đồng ruộng, chế ngự thiên nhiên để lao động sản xuất, từ một năm
cấy một vụ, năng suất chỉ đạt 30-60kg thóc/sào, chuyển sang cấy một năm hai vụ,
năng suất đạt 150kg – 200kg thóc/ sào. Ngoài ra người nông dân còn làm thêm
được vụ xuân, trồng các loại cây lương thực khác như: Ngô, khoai, sắn, các loại cây
màu: Lạc, đỗ… rau xanh. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, góp phần thu nhập nâng cao
đời sống nhân dân.
Dựa vào nền kinh tế sản xuất nông nghiệp, mang tính thời vụ, những lúc
nông nhàn, nhân dân đã biết tranh tủ thời gian rỗi để làm nghề phụ Làm đậu, xay
sát, làm hàng xáo, thợ xây, thợ nề… Một số làng trước đây có nghề thủ công phát

13


triển lâu đời như: Làng Phật Tích, Vĩnh Phú có nghề trồng dâu nuôi tằm, làm hương
đen, đan sọt. Làng Cổ Miếu có nghề đục cối, làng Ngô x/á có nghề đan thuyền…
Ngày nay một số nghề thủ công vẫn còn được giữ gìn tồn tại và phát huy,
nghề đan dế xoong nồi, làm bột lọc gạo nếp, gạo tẻ, nấu chè, bánh khoai. Làng Ngô
Xá phát triển nghề đan thuyền nan, phục vụ cho sản xuất đánh cá, được nhân dân
trong vùng tín nhiệm, ưu chuộng.
Thu nhập từ phát triển kinh tế vườn đồi, phát triển trang trại, trồng các loại

cây ăn quả, góp một phần không nhỏ nâng cao đời sống nhân dân. Phật Tích còn nổi
tiếng với các sản vật chè xanh, trám đen, trám trắng… những sản phẩm từ lúa gạo,
hoa màu, các sản phẩm nghề phụ, nghề thủ công chủ yếu được trao đổi bán mua
giữa người dân với nhau, giữa làng này với làng kia, tạo thành một hệ thống chợ
làng, chợ chùa, họp lúc sáng, khi trưa hoặc lúc xế chiều.
Trước đây, cửa chùa Phật Tích có chợ, bán mua các sản phẩm của địa
phương, quang cảnh sầm uất.
Cảnh chùa Phật tích vui thay
Tam quan có chợ, mỗi ngày một phiên.
* Truyền thống khoa bảng
Trong chặng đường 844 năm cử nghiệp Hán học (1075 – 1919) quê hương
Phật Tích đã cung cấp cho đất nước nhiều trí thức tài đức, hiểu rộng, biết nhiều. Làng
xã Phật Tích xưa nổi tiếng có truyền thống khoa bảng, các dòng họ lớn đều có người
đỗ đạt làm quan. Dòng họ Nguyễn Đức làng Phật Tích thời hậu Lê có tới 4 người thi
đỗ tiến sỹ. Dòng họ Đỗ có 8 vị kế tiếp nhau làm quan thái y, số người của các dòng
họ đỗ cử nhân, tú tài, hương cống, sinh đỗ làm đến các chức quân sát sứ, đốc học thì
có rất nhiều. Làng Phật Tích hiện còn 2 tấm bia khắc tên tuổi các vị đại khoa.
1.4.2. Về tình hình chính trị, văn hóa, xã hội
Trải qua hàng nghìn năm, người dân Phật Tích đã xây dựng cho mình một
truyền thống lao động cần cù, sáng tạo; đấu tranh kiên cường bất khuất chống giặc
ngoại xâm. Truyền thống lịch sử quý báu đó đã được nhân lên gấp bội kể từ khi có
Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo.

14


Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam nhân dân Phật Tích đã
vùng lên đấu tranh giành chính quyền, cách mạng tháng Tám năm 1945 thành
công, kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, đánh Mỹ giải phóng miền Nam
thống nhất đất nước. Đặc biệt trong công cuộc đổi mới Đảng bộ và nhân dân Phật

Tích đã quán triệt sâu sắc các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước vào
hoàn cảnh địa phương, đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế văn hóa, tang cường
hệ thống chính trị, ổn định trật tự an toàn xã hội, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ
trong thời kỳ mới.
Công tác văn hóa, văn nghệ cũng có những chuyển biến tích cực. Đảng ủy,
chính quyền và các đoàn thể nhân dân tích cực vận động, tuyên truyền nhân dân
thực hiện nếp sống mới trong việc may chay, cưới xin; đồng thời đấu tranh kiên quyết
bài trừ các tệ nạn xã hội mê tín, dị đoan, từng bước xây dựng nếp sống mới lành
mạnh văn minh.
Công tác quốc phòng, an ninh thường xuyên được củng cố, tang cường vững
chắc. Qua các giai đoạn, phong trào quần chúng gìn giữ an ninh trật tự, an toàn xã
hội ở Phật Tích phát triển. Chính quyền đã làm tốt công tác quản lý hộ khẩu, hộ
tịch, hạn chế các vụ việc tiêu cực, góp phần làm trong sạch quan hệ xóm làng và
đem lại sự bình yên cho nhân dân. Lực lượng dân quân tự vệ được xây dựng đến
từng thôn, thường xuyên duyệt tập và tham gia có hiệu quả các đợt diễn tập, hoàn
thành xuất sắc chỉ tiêu tuyển quân hàng năm. Trong đó các tổ chức đoàn, hội được
kiện toàn và phối hợp nhịp nhàng với nhau trong những nhiệm vụ tình hình thực tế
của địa phương.
1.5. Vị thế di tích chùa Phật Tích
Chùa Phật Tích (Phật Tích tự còn gọi là chùa Vạn Phúc (Vạn Phúc tự) là một
ngôi chùa nằm ở sườn phía Nam núi Phật Tích (còn gọi núi Lạn Kha, non Tiên), xã
Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Là công trình văn hóa tín ngưỡng thờ Phật khởi dựng từ lâu đời, đến thời Lý
TK XI chùa được xây dựng với quy mô lớn. Đến thời Lê Trung Hưng được trùng tu
tôn tạo và mở rộng hơn.

15


Chùa được xây dựng theo kiểu "Nội công ngoại quốc" và nhiều lớp nhà tạo

thành kiểu "trăm gian". Tổng thể công trình chùa Phật Tích được bố trí đăng đối.
Không kể Tam Quan và gác chuông đứng ở phía trước, tòa Tam bảo được khuôn
kín trong một hình chữ nhật lớn giới hạn bởi Tiền Đường phía trước và Hậu đường
ở phía sau và hai dãy hành lang.
Hai bên và phía sau những công trình chính là nhà Tổ, nhà Mẫu, Phủ chúa,
trong vườn chùa xây những cây tháp cổ bằng gạch và đá cao vút. Từ xưa đến nay,
tháp chùa được xem như một công trình kiến trúc không thể thiếu, nó góp phần tôn
vinh giá trị cho các ngôi danh lam cổ tự và thu hút đông đảo khách thập phương đến
du ngoạn cảnh chùa. Vườn tháp cùng hệ thống di vật cổ độc đáo có giá trị văn hóa
nghệ thuật cao.
Tuy nhiên, năm 1947, do chiến tranh, chùa bị phá hủy hoàn toàn. Nhà nước
cho dựng tạm một nhà kho nhỏ để lưu giữ đồ vật.
Chùa Phật Tích được xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa tại Quyết định số
313/VH-VP, ngày 28 tháng 4 năm 1962 của Bộ Văn hóa và được Thủ tướng chính
phủ ký và xếp hạng 62 Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam
Năm 1986, nhân dân địa phương dựng tạm ngôi chùa nhỏ để thờ phụng và
năm 1991, ngôi chùa nhỏ này được mở rộng thành chùa Phật Tích như ngày nay.
Tuy nhiên, do kinh tế eo hẹp, khó khăn nên quy mô ngôi chùa xây mới năm 1986 và
1991 không đáp ứng yêu cầu về diện tích, quy mô, kiến trúc, mỹ thuật, không xứng
đáng với một di tích có thời thời Lý.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đồng bào Phật tử thập phương và địa phương
có nguyện vọng tha thiết muốn phục dựng lại chùa Phật Tích cho xứng đáng với
quy mô và tầm cỡ của di tích lịch sử cấp quốc gia, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tín
ngưỡng, tham quan, du lịch của nhân dân
Để bảo tồn nhiều di vật thời Lý và tôn tạo ngôi chùa có lịch sử gần 1.000
năm, từng là một trung tâm giáo dục và văn hóa của Đại Việt, ngày 11-10-2008, Ủy
ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã cùng chùa tổ chức long trọng lễ khởi công trùng tu,
tôn tạo Di tích lịch sử văn hóa chùa Phật Tích với kinh phí khoảng 35 tỷ đồng do

16



Công ty cổ phần Tu bổ di tích và Thiết bị văn hóa trung ương thi công từ năm 2008
đến năm 2010, gồm: Tứ trụ, gác chuông, tòa Tam Bảo, nhà Tổ Đệ nhất, phủ Mẫu…
theo mẫu kiến trúc chùa Phật Tích thời Lê.
Căn cứ kết quả khảo sát, nghiên cứu tại di tích và phân loại di tích theo quy
định tại Điều 11 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010, chùa
Phật Tích (Vạn Phúc tự) thuộc loại hình di tích Lịch sử.
1.6. Lịch sử chùa Phật Tích
Theo sách "Đại Việt Sử Ký toàn thư" và các dấu tích còn lại, cũng như các di
vật tìm thấy ở khu vực chùa, thì Vạn Phúc tự được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ
VII-X và được xây dựng thành Đại danh lam vào triều Lý Thánh Tông năm Đinh
Dậu, niên hiệu Long Thuỵ Thái Bình thứ 4 (1057).
Năm 1066, vua Lý Thánh Tông lại cho xây dựng một cây tháp cao. Sau khi
tháp đổ mới lộ ra ở trong đó bức tượng Phật A-di-đà bằng đá xanh nguyên khối
được dát ngoài bằng vàng. Để ghi nhận sự xuất hiện kỳ diệu của bức tượng này,
xóm Hỏa Kê (gà lửa) cạnh chùa đổi tên thành thôn Phật Tích.
Năm 1071, vua Lý Thánh Tông đi du ngoạn khắp vùng Phật Tích và viết chữ
"Phật" dài tới 5 m, sai khắc vào đá đặt trên sườn núi. Bà Nguyên phi Ỷ Lan có đóng
góp quan trọng trong buổi đầu xây dựng chùa Phật Tích.
Thời Trần, chùa Phật Tích vẫn là một trong những trung tâm Phật giáo trong
vùng. Năm Xương Phù năm thứ 8 (1384): Mùa xuân tháng 2, Thượng Hoàng cho
thi Thái học sinh ở chùa Vạn Phúc, núi Tiên Du, [lấy đỗ] bọn Đoàn Xuân Lôi,
Hoàng Hối Khanh... 30 người.
Vào thời nhà Lê, năm Chính Hòa thứ bảy đời vua Lê Hy Tông, năm 1686,
chùa được xây dựng lại với quy mô rất lớn, có giá trị nghệ thuật cao và đổi tên là
Vạn Phúc tự. Người có công trong việc xây dựng này là Bà Chúa Trần Ngọc Am đệ nhất cung tần của Chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng, khi Bà đã rời phủ Chúa về
tu ở chùa này.
Đời vua Lê Hiển Tông (1740-1786), một đại yến hội đã được mở ở đây. Năm
1846, vua Thiệu Trị triều Nguyễn cho trùng tu chùa.


17


Nhưng rồi vẻ huy hoàng và sự thịnh vượng của chùa Phật Tích cũng chỉ tồn
tại sau đó được gần 300 năm. Kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ và chùa bị
tàn phá nhiều. Chùa đã bị quân đội Pháp đốt cháy hoàn toàn vào năm 1947, chỉ còn
lại pho tượng A Di Đà, đây là kiệt tác điêu khắc thời Lý và đã được Nhà nước công
nhận là bảo vật quốc gia năm 2013; Ngoài ra có hàng linh thú đá 10 con trước cửa
Tiền đường và hệ thống Tháp mộ ở phía sau chùa. Năm 1958, chùa được dựng lại
sơ sài. Năm 1991, với sự hảo tâm của khách thập phương và nhân dân trong vùng,
chùa được xây dựng lại nhưng có qui mô nhỏ.
Từ tháng 10 năm 2008, UBND tỉnh Bắc Ninh và Giáo hội Phật giáo Việt
Nam cùng chùa Phật Tích bắt đầu tiến hành đại trùng tu chùa theo nguyên mẫu
thời Lê…
Hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (1010 – 2010), di
tích chùa Phật Tích đã được Nhà nước quan tâm đầu tư kinh phí lớn để phục hồi di
tích khang trang to đẹp như hiện trạng ngày nay.
Với những giá trị cơ bản trên, chùa Phật Tích được xác định tên gọi di tích
như sau:
Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt
Chùa Phật Tích (Vạn Phúc tự)
xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
1.7. Quy mô kiến trúc khảo cổ và hiện nay tại chùa Phật Tích
1.7.1. Quy mô kiến trúc chùa Phật Tích hiện nay.
Hiện chùa Phật Tích nằm trên thửa đất ô số 2/20.087.8 tờ bản đồ địa chính số
29, 30 xã Phật Tích, đo vẽ năm 2012, tỷ lệ 1/1000.
Từ ngoài vào, qua cổng chùa là đến một con đường nhỏ dẫn lên chùa nằm
giữa hai ao chùa hình chữ nhật. Trước khi bước lên bậc cấp dẫn lên tầng nền của
Gác chuông ta gặp một khẩu giếng đá tròn ở bên phải, có đường kính 1,50m nước

rất trong, có cây đa cổ thụ xòe bóng che phủ. Dưới đáy giếng có đầu rồng đá rất
đẹp. Xung quanh giếng xây tường đá thấp có kết cấu trụ, chân lan can và mặt trên
bằng đá xanh, tường lan can xây bằng đá Hải lựu.

18


Từ cổng ngoài theo trục trung tâm có con đường lát đá rộng 4m đi 30 bậc lên
đến cấp nền 2 tới Gác chuông 3 gian 2 tầng, rộng 8,20m, dài 10,40m, cao 4,10m,
phía trên treo một quả chuông đồng và một khánh đồng, nằm ở trục giữa phía trước,
hai bên phía sau là vườn mít và rặng nhãn dọc hai bên đường trục chính. Sân này,
chính là vườn chùa, trước kia trồng mẫu đơn để đầu Xuân mở hội xem hoa, cũng ở
đây, ra đời mối tình duyên trong truyền kỳ về Từ Thức. Tầng nền thứ hai rộng 62m,
suốt cả chiều dài của sân cũng được kè đá tảng dật 3 cấp, bước tường cao tới 5m.
Phía bên phải có nhà Sắp lễ gồm 7 gian gỗ lim, bộ vì kiểu giá chiêng, xung
quanh để không gian mở, không có tường bao, nền cao hơn sân 0,30m.
Ở giữa bức tường cũng mở một lối lên chùa (cũng làm bằng những bậc đá) to
rộng như tầng dưới.
Nằm đối xứng qua hai bậc cửa lên chùa và ngay rìa mép của tầng này có hai
dãy con thú bằng đá, mỗi bên năm con, gồm: ngựa, tê giác, trâu, voi, sư tử.
Những con thú này đều có kích thước rất lớn cao gần 2m, tất cả đều được
nghệ sĩ cho leo lên bệ sen hình hộp nằm thoải mái. Thú và bệ liền một khổ đá, hợp
thành một khối đồ sộ và trang trọng.
Vị trí dẫy tượng thú ở chùa Phật Tích được đặt ở thềm bậc thứ hai, dàn hàng
ngang, mỗi bên 5 con, giữa là lối đi. Với vị trí như thế, có nhiều cách lý giải khác
nhau. Ý nghĩa thứ nhất đều thống nhất là các linh thú có vai trò canh giữ Phật pháp,
giám hộ người qua lại. Ý nghĩa thứ hai thì theo nhà nghiên cứu Ngô Văn Doanh cho
đây là hệ thống các vị thần Hộ pháp, hai con voi là thần Indra (Đế Thích) nhiếp
chính phương Đông, hai con trâu là thần Yama (Diêm Vương) nhiếp chính phương
Nam, hai con là tê giác là thần Agni (thần lửa) nhiếp chính phương phụ Đông Nam,

hai con ngựa là thần Vaynu (thần Gió) nhiếp chính phương phụ Tây Bắc...
Lớp nền thứ hai, bề sâu tới 33m và mép sân bên trong mở rộng ra tới 66m.
Toàn bộ những kiến trúc trọng yếu đều được xây dựng ở tầng này.
* Tòa Tam Bảo:
Tòa Tam Bảo hiện nay được làm lại dựa trên quy mô, hình thức kiến trúc của
tòa Tam Bảo đã được Bezacier ghi lại vào những năm 30 của thế kỷ XX. Tuy nhiên,

19


×