Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trại lợn nguyễn xuân dũng, huyện ba vì, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 56 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
----------------------------------

LỊ VĂN HUY
Tên đề tài:
“ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SĨC, NI DƯỠNG
VÀ PHỊNG TRỊ BỆNH CHO ĐÀN LỢN THỊT TẠI TRẠI LỢN
NGUYỄN XUÂN DŨNG HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Thú y
Khoa: Chăn ni Thú y
Khóa học: 2015 – 2019

Thái Ngun - năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
------------------------------------

LỊ VĂN HUY
Tên chun đề:
“ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SĨC, NI DƯỠNG
VÀ PHỊNG TRỊ BỆNH CHO ĐÀN LỢN THỊT TẠI TRẠI LỢN
NGUYỄN XUÂN DŨNG HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành:Thú y
Lớp: K47TY-N01
Khoa: Chăn ni Thú y
Khóa học: 2015 - 2019
GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Thu Quyên

Thái Nguyên - năm 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên cũng như trong quá trình thực tập tốt nghiệp, bên cạnh sự nỗ lực và phấn
đấu của bản thân em còn nhận được sự giúp đỡ quý báu của các cá nhân và tập thể
trong và ngoài trường.
Lời đầu tiên em xin được gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Ban lãnh đạo và
cán bộ, công nhân viên trại lợn Nguyễn Xuân Dũng đã đồng ý, cho phép và tạo điều
kiện cho em về thực tập tại trại.
Đặc biệt em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cơ giáo TS. Nguyễn Thu Qun đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này. Em
cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã ln quan tâm, động viên và tạo
điều kiện về vật chất, tinh thần giúp em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Do kiến thức thực tế của em chưa nhiều, nên khóa luận khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của q thầy cơ, các bạn
bè, đồng nghiệp để khóa luận của em được hồn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, các đơn vị và cá

nhân đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 12 tháng 12 năm 2019
Sinh viên

Lò Văn Huy


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ...........................................................v
Phần 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .......................................................................................... 1
1.2.1. Mục tiêu ............................................................................................................1
1.2.2. Yêu cầu ..............................................................................................................2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................................3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ............................................................................................. 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................3
2.1.2. Điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng nơi thực tập ..............................................5
2.2. Tổng quan tài liệu có liên quan đến chuyên đề ............................................................... 7
2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng, khả năng sản xuất và phẩm chất thịt của lợn ...............7
2.2.2. Một số bệnh thường gặp ở lợn thịt ..................................................................12
2.2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .....................................................20
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ...............25

3.1. Đối tượng .......................................................................................................................... 25
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ...................................................................................... 25
3.3. Nội dung tiến hành ........................................................................................................... 25
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện .......................................................................... 25
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................25
3.4.2. Phương pháp thực hiện....................................................................................25
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................28
4.1. Đánh giá đánh giá tình hình sản xuất chăn nuôi tại trại ............................................... 28
4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn thịt ......................................................................29
4.2.2. Lượng thức ăn thiêu thụ của đàn lợn thịt ........................................................30


iii

4.2.3. Kết quả thực hiện cơng tác chăm sóc, ni dưỡng đàn lợn thịt ......................31
4.3. Kết quả thực hiện quy trình chẩn đốn, phịng và trị bệnh cho đàn lợn thịt. ........... 33
4.3.1. Kết quả thực hiện quy trình phịng bệnh cho đàn lợn thịt ...............................33
4.3.2. Kết quả công tác chẩn đoán bệnh cho lợn.......................................................36
4.3.3. Kết quả điều trị bệnh cho lợn trong thời gian thực tập tại cơ sở .....................39
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................41
5.1. Kết luận ............................................................................................................................. 41
5.2. Đề nghị .............................................................................................................................. 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................43


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả khảo sát một số giống lợn ...........................................................11
Bảng 4.1. Số lượng đàn lợn và khối lượng xuất chuồng của trại lợn Nguyễn Xuân

Dũng qua 3 năm (2016-2018) ...................................................................................28
Bảng 4.2: Tỷ lệ nuôi sống của lợn qua các tháng tuổi ..............................................29
Bảng 4.3. Loại thức ăn, khẩu phần ăn và thành phần dinh dưỡng
thức ăn cho lợn thịt ....................................................................................................30
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, ni dưỡng ...................................32
Bảng 4.5: Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi ..........................................34
Bảng 4.6: Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn tại trại .......................................36
Bảng 4.7. Kết quả chẩn đoán lợn mắc bệnh trong thời gian thực tập (chuồng 3) ....38
Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn thịt trong thời gian thực tập ...............39


v

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa của từ

CP

Charoen Pokhan

Cs

Cộng sự

E.Coli

Escherichia coli


Nxb

Nhà xuất bản

TB

Trung bình

TLNS

Tỷ lệ ni sống

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TT

Thể trọng

STT

Số thứ tự

VSV

Vi sinh vật


1


Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn ni ngày càng có vị trí hết sức quan trọng trong cơ cấu của ngành
nông nghiệp. Sản phẩm của ngành chăn nuôi là nguồn thực phẩm không thể
thiếu được đối với nhu cầu đời sống con người. Trong đó, chăn ni lợn là
ngành đang rất phổ biến và trở thành yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế hộ
gia đình nơng nghiệp và các trang trại, đặc biệt là mơ hình trang trại VAC. Với
mục đích đa ngành của nền kinh tế hiện nay, chăn nuôi lợn đã trở thành một
ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu ngành chăn ni nói riêng và phát triển
cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nói chung.
Chính vì sự quan trọng của nghành chăn ni và để hồn thành chương trình
học trong Nhà trường, thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành”, “Lý thuyết
gắn liền với thực tiễn”. Giai đoạn thực tập tốt nghiệp tại cơ sở trước khi ra trường
rất quan trọng đối với mỗi sinh viên để củng cố và hệ thống lại toàn bộ những
kiến thức đã học, nâng cao tay nghề, đồng thời, tạo cho mình sự tự lập, lịng u
nghề, có phong cách làm việc đúng đắn, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn sản xuất.
Nắm được phương pháp tổ chức và tiến hành nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, sáng tạo khi ra trường trở thành một
người cán bộ khoa học có chun mơn, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, góp phần xứng
đáng vào sự nghiệp phát triển đất nước.
Được sự đồng ý của khoa Chăn nuôi Thú y và sự tiếp nhận của trang trại
lợn Nguyễn Xuân Dũng, em đã tiến hành đề tài: "Áp dụng quy trình chăm
sóc, ni dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trại lợn Nguyễn Xuân
Dũng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội".
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu
- Đánh giá được tình hình chăn ni của trang trại.



2

- Áp dụng quy trình chăm sóc, ni dưỡng để chăm sóc và ni dưỡng
đàn lợn thịt tại trại.
- Xác định được tình hình nhiễm bệnh, chẩn đốn và điều trị được một số
bệnh thường gặp trên đàn lợn thịt.
- Thành thạo được các thao tác kỹ thuật cơ bản trong chăn nuôi lợn thịt.
1.2.2. Yêu cầu
- Nắm vững quy trình phịng, trị bệnh trên đàn lợn thịt
- Nắm vững quy trình ni dưỡng, chăm sóc lợn thịt
- Thực hiện tốt các yêu cầu, quy định tại cơ sở
- Chăm chỉ, học hỏi để nâng cao kỹ thuật, tay nghề của cá nhân.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Trại lợn Nguyễn Xn Dũng, nằm trên địa bàn thơn Gị, xã Khánh
Thượng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Trang trại được xây dựng từ năm
2014, trên một khu gần núi đá. Trại được xây với tổng diện tích khoảng 5ha,
trong đó diện tích sử dụng chăn ni khoảng 10.000.Tổng diện tích hiện nay
51.000, Trong đó diện tích sử dụng trong chăn nuôi khoảng 15.000 ,vườn cây
và khu xử lý nước thải khoảng 15.000, còn lại là khu nhà hành chính và khu
nhà ở của cơng nhân.
Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa nằm ở phía Tây Bắc của thành

phố Hà Nội. Phía Bắc giáp thành phố Việt Trì của tỉnh Phú Thọ, ranh giới là
con sơng Hồng. Phía Nam giáp các huyện Lương Sơn và Kỳ Sơn của tỉnh Hồ
Bình. Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, ranh giới là con sơng Đà. Phía Đơng Bắc
giáp sơng Hồng, ngăn cách với tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Đơng Nam giáp thị xã
Sơn Tây và một phần nhỏ của huyện Thạch Thất. Huyện bao gồm thị trấn Tây
Đằng và 30 xã là: Thái Hồ, Ba Vì, Cổ Đơ, Phú Cường, Tản Hồng, Châu Sơn,
Vạn Thắng, Phong Vân, Phú Đông, Phú Phương, Phú Châu, Phú Sơn, Đồng
Thái, Đông Quang, Chu Minh, Minh Châu, Vật Lai, Cẩm Lĩnh, Tản Lĩnh,
Tòng Bạt, Tiền Phong, Cam Thương, Thuỵ An, Ba Trại, Sơn Đà, Thuần Mỹ,
Vân Hồ, n Bài, Khánh Thương, Minh Quang. Huyện Ba Vì được thành lập
trên địa bàn các huyện cũ Bất Bạt, Tùng Thiện và Quảng Oai của tỉnh Sơn
Tây. Thời kỳ 1975 - 1978, huyện thuộc tỉnh Hà Sơn Bình. Từ năm 1978 đến
năm 1991 thuộc thành phố Hà Nội. Sau đó lại trở về tỉnh Hà Tây và từ tháng
8/2008 lại thuộc về thành phố Hà Nội Huyện thuộc vùng bán sơn địa ở phía


4

Tây Bắc tỉnh Hà Tây cũ. Địa hình được chia ra làm ba vùng rõ rệt: vùng núi,
vùng đồi gò, vùng đồng bằng ven sông. Vùng núi chiếm 47,5% diện tích, có
các núi cao trên 700m, trong đó cao nhất là Tản Viên cao 1.296m, đỉnh Vua
và Ngọc Hoa cao trên 1000m. Vùng đồng bằng lại được bao bọc và bồi đắp bởi
hai con sông là sông Hồng và sông Đà nên đất đai rất phì nhiêu, màu mỡ.
Huyện có hai hồ rất lớn là hồ Suối Hai và hồ Đồng Mơ. Trên địa bàn huyện có
vườn quốc gia Ba Vì. Ở ranh giới của huyện với tỉnh Phú Thọ có hai ngã ba
sơng là: ngã ba Trung Hà giữa sông Đà và sông Hồng (tại xã Phong Vân) và
ngã ba Bạch Hạc giữa sông Hồng và sông Lô (tại các xã Tản Hồng và Phú
Cường, đối diện với thành phố Việt Trì).
Khánh Thượng là xã Miền núi nằm ở sườn tây núi Ba vì, với diện tích tự
nhiên 2882,43 ha. Cách trung tâm huyện Ba Vì trên 35 km, cách trung tâm

thành phố Hà Nội 82km. Xã có địa bàn giáp gianh với 2 tỉnh (phía Đơng Nam
giáp tỉnh Hồ Bình, phía Tây cách con sơng Đà là tỉnh Phú Thọ) có trục đường
giao thơng Sơn Tây - Chẹ - Hợp Thịnh - Kỳ Sơn - Hồ Bình đi qua. Dân số có
1852 hộ với 8219 nhân khẩu (tính đến 20/7/2011) được phân bổ trên 13 thôn,
làng trong xã, gồm 03 dân tộc cùng chung sống là Kinh, Mường, Dao; trong đó
dân tộc Mường chiếm 62% tồn xã.
2.1.2.2. Đặc điểm khí hậu
Xã Khánh Thượng thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đơng lạnh, ít
mưa, mùa hè nóng mưa nhiều. Nền nhiệt trung bình của cả năm 22,9 – 23,3°C.
Lượng mưa bình quân từ 1520,7 – 2255,6 mm/ năm, nhưng phân bố không đều
trong năm và ngay cả trong mùa cũng rất thất thường. Do đó trại lợn sẽ chịu
ảnh hưởng chung của khí hậu vùng. Với điều kiện khí hậu như vậy, tương đối
thuận lợi cho ngành chăn nuôi phát triển.
2.1.2.3. Giao thông, thủy lợi
Trai lợn Nguyễn Xuân Dũng là nơi có giao thơng thuận lợi ít dốc, đường
rộng và dễ đi. Tất cả các con đường dẫn tới trại được dải nhựa, bê tông.


5

Trên địa bàn xã có có hệ thống kênh mương kiên cố. Trại được bao quanh
là suối nhỏ và kênh mương rất thuận lợi cho cấp và thoát nước.
(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội)

2.1.2. Điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng nơi thực tập
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của trang trại
Cơ cấu tổ chức trại bao gồm:
Chủ trang trại là ông: Nguyễn Xuân Dũng
Quản lý phụ trách kỹ thuật: 01 người; công nhân 1 người và 4 sinh viên
thực tập.

2.1.2.2. Cơ sở vật chất của trang trại
Trại Lợn thuộc xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, tổng
diện tích của trại là 5ha, chia làm 2 khu chính riêng biệt là: khu sinh hoạt
chung và khu chăn nuôi, ngồi ra cịn có ao cá, vườn cây ăn quả,...
• Trong đó khu sinh hoạt chung gồm: nhà điều hành, phòng ở, phòng ăn,
phòng tiếp khách. Các phòng đều được lăn sơn, nền lát đá hoa, mái bắn tơn,
phịng ngủ có tủ đựng quần áo. Ngồi ra, cịn có tủ lạnh, tivi được lắp truyền
hình cáp phục vụ nhu cầu giải trí sau giờ làm việc. Nhà bếp xây dựng khang
trang, sạch sẽ, có đầy đủ dụng cụ, có bếp ga để thuận tiện trong việc nấu ăn.
• Khu chăn nuôi được xây dựng bao gồm 3 chuồng(đều nuôi thịt):
Các khu chuồng được xây dựng theo hướng Đông – Nam, chuồng được
xây dựng là chuồng kín phía đầu chuồng là hệ thống dàn mát, cuối chuồng là
hệ thống quạt hút gió, trần được căng bằng 1 lớp bạt cách nền chuồng 2,2m,
hai bên là hệ thống cửa sổ bằng kính. Trước mỗi cửa chuồng là hố sát trùng
trước khi vào chuồng.
Chuồng nuôi lợn thịt được thiết kế theo kiểu chuồng nền xi măng tường
gạch, có rãnh thốt nước và bể tắm cho lợn. Tất cả hệ thống chuồng ở trại đều
được thiết kế theo mơ hình khép kín.


6

Chuồng nuôi cách ly gồm 2 dãy chuồng, lợn nuôi tập chung những con
lợn cách ly theo thời gian quy định với từng bệnh hoặc khi vận chuyển từ nơi
khác về, chuồng cũng được xây dựng theo kiểu chuồng kín như trên.
Hệ thống máng ăn, uống được thiết kế rất phù hợp bao gồm: máng ăn tự
động bằng inox, núm uống tự động được bố trí ở cuối chuồng để giữ cho nền
chuồng được khô ráo.
Hệ thống xử lý nước thải được bố trí ở cuối mỗi chuồng. Hệ thống xử lý
nước thải được thiết kế theo mơ hình Bioga đảm bảo vệ sinh môi trường.

Trước mỗi khu chuồng đều có hệ thống sát trùng cho cơng nhân trước khi
vào làm việc.
Ngoài ra cổng đi vào trại lợn được bố trí một hệ thống sát trùng lớn với
những vịi phun nước dạng mưa rất mạnh dùng để sát trùng cho phương tiện,
con người khi vào trong trại.
• Hệ thống nước trong trại chăn nuôi cho lợn uống, tắm cho lợn, nước xả
gầm, xả máng, rửa chuồng được bơm từ dưới giếng khoan được xử lý và theo
hệ thống ống nước dẫn tới các chuồng, ô chuồng khác nhau.
2.1.2.3. Thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi
- Trang trại cũng nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Uỷ ban nhân
dân xã Khánh Thượng.
- Trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi: Xa khu dân cư, thuận tiện đường
giao thông.
- Chủ trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã hội, ln
quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ kỹ thuật và công nhân.
- Cán bộ kỹ thuật có trình độ chun mơn vững vàng, cơng nhân nhiệt
tình và có tinh thần trách nhiệm cao trong sản xuất.
- Con giống tốt, thức ăn, thuốc chất lượng cao, quy trình chăn ni khép
kín và khoa học đã mang lại hiệu quả chăn nuôi cao cho trại.
- Cơ sở vật chất tốt thuận lợi cho q trình chăm sóc và ni dưỡng.


7

* Khó khăn
- Trại được xây dựng trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết diễn
biến phức tạp nên khâu phịng trừ dịch bệnh gặp nhiều khó khăn.
- Số lượng lợn nhiều, lượng nước thải lớn, việc đầu tư cho cơng tác xử lý
nước thải của trại cịn nhiều khó khăn.

2.1.2.4. Đối tượng ni tại trại
Trại lợn Nguyễn Xuân Dũng nuôi gia công cho công ty Japfa Comfeed
Việt Nam theo hướng cung cấp lợn thịt thương phẩm cho thị trường chăn nuôi
và được công ty Japfa Comfeed cung cấp con giống, thức ăn phục vụ cho chăn
nuôi tại trại. Trang trại hiện được công nhận là trại âm tính với bệnh tai xanh
và bệnh dịch tả lợn châu phi.
2.2. Tổng quan tài liệu có liên quan đến chuyên đề
2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng, khả năng sản xuất và phẩm chất thịt của lợn
2.2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng, cơ sở di truyền của sự sinh trưởng
Khi nghiên cứu về sinh trưởng, Johansson (1972) [11], đã có khái niệm
như sau: về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như là quá trình tổng hợp
protein, cho nên người ta lấy việc tăng khối lượng cơ thể làm chỉ tiêu đánh giá
sự sinh trưởng. Tuy nhiên, có những khi tăng khối lượng không phải là tăng
trưởng. Sự tăng trưởng thực sự là sự tăng lên về khối lượng, số lượng và các
chiều của tế bào mơ cơ. Ơng cịn cho biết cường độ phát triển qua giai đoạn bào
thai và giai đoạn sau khi sinh có ảnh hưởng đến chỉ tiêu phát triển của lợn.
Theo Trần Đình Miên và cs (1975) [15], sinh trưởng là một q trình tích
luỹ các chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá, là sự tăng về chiều dài, chiều cao,
bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn cơ thể con vật trên cơ sở tính
chất di truyền từ đời trước. Sinh trưởng mang tính chất giai đoạn, biểu hiện
dưới nhiều hình thức khác nhau.
Để xác định sinh trưởng người ta dùng phương pháp cân định kì khối
lượng và đo kích thước các chiều của cơ thể. Ở lợn thường đo 4 chiều: dài


8

thân, vòng ngực, cao vây, vòng ống. Thời điểm đo thường ở các tháng tuổi: sơ
sinh 1, 2, 4, 6, 8, 10, 12, 18, 24, 36.
2.2.1.2. Sự phát triển các cơ quan trong cơ thể

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn, các tổ chức khác nhau
được ưu tiên tích luỹ khác nhau. Các hệ thống chức năng như hệ thần kinh, hệ
tiêu hoá, tuyến nội tiết được ưu tiên phát triển trước hết. Sau đó là bộ xương,
hệ thống cơ bắp và cuối cùng là mô mỡ.
Cơ bắp là phần quan trọng tạo nên sản phẩm thịt lợn. Trong quá trình sinh
trưởng và phát triển của cơ thể, từ lúc sơ sinh đến khi trưởng thành, số lượng
các bó cơ và sợi cơ ổn định. Tuy nhiên, giai đoạn lợn còn nhỏ đến khoảng 60
kg trong cơ thể có sự ưu tiên cho sự phát triển các tổ chức nạc.
Đối với mô mỡ, sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào mỡ là
nguyên nhân chính gây nên sự tăng về khối lượng của mơ mỡ. Ở giai đoạn
cuối của quá trình phát triển trong cơ thể lợn có q trình ưu tiên phát triển và
tích luỹ mỡ.
2.2.1.3. Quy luật ưu tiên các chất dinh dưỡng trong cơ thể
Trong cơ thể lợn, có sự ưu tiên dinh dưỡng khác nhau và theo từng giai
đoạn sinh trưởng phát triển cho từng hoạt động chức năng của các bộ phận
trong cơ thể.
Trước hết, dinh dưỡng được ưu tiên cho hoạt động thần kinh, tiếp đến cho
hoạt động sinh sản, cho sự phát triển bộ xương, cho sự tích luỹ nạc và cuối cùng
cho sự tích luỹ mỡ. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, khi dinh dưỡng cung cấp
bị giảm xuống 20% so với tiêu chuẩn ăn cho lợn thì q trình tích luỹ mỡ bị
ngưng trệ, khi dinh dưỡng giảm xuống 40% thì sự tích luỹ nạc, mỡ của lợn bị
dừng lại. Vì vậy, ni lợn khơng đủ dinh dưỡng thì sẽ khơng tăng khối lượng.
2.2.1.4. Ảnh hưởng của quy trình chăm sóc ni dưỡng lợn thịt
Lợn thịt là giai đoạn chăn nuôi cuối cùng để tạo ra sản phẩm, lợn thịt
cũng là thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu đàn (65 – 80%), do vậy,
chăn nuôi lợn thịt quyết sự định thành bại trong chăn nuôi lợn.


9


Chăn nuôi lợn thịt cần đạt những yêu cầu: Lợn có tốc độ sinh trưởng
nhanh, tiêu tốn thức ăn ít, tốn ít cơng chăm sóc và phẩm chất thịt tốt.
Dinh dưỡng thức ăn:
Dinh dưỡng là nhân tố quan trọng của yếu tố ngoại cảnh quyết định đến
khả năng sinh trưởng và khả năng cho thịt của lợn. Trần Văn Phùng và cs.
(2004) [20] cho rằng: các yếu tố di truyền khơng thể phát huy tối đa nếu khơng
có một mơi trường dinh dưỡng và thức ăn hoàn chỉnh. Một số thí nghiệm đã
chứng minh rằng: khi chúng ta cung cấp cho lợn các mức dinh dưỡng khác
nhau có thể làm thay đổi tỷ lệ các thành phần trong cơ thể. Khẩu phần có mức
năng lượng cao và mức protein thấp thì lợn sẽ tích luỹ mỡ nhiều hơn so với
khẩu phẩn có mước năng lượng thấp và hàm lượng protein cao. Khẩu phần có
hàm lượng protein cao thì lợn có tỷ lệ nạc cao hơn.
Lượng thức ăn cho ăn cũng như thành phần dinh dưỡng ảnh hưởng trực
tiếp đến quá trình tăng khối lượng của lợn. Hàm lượng xơ thơ tăng từ 2,4 –
11% thì tăng khối lượng mỗi ngày của lợn giảm từ 566 g xuống 408 g và thức
ăn cần cho 1 kg tăng khối lượng tăng lên 62%.
Vì vậy, để chăn ni có hiệu quả cần phối hợp khẩu phần ăn sao cho vừa
cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho từng giai đoạn phát triển và vừa tận
dụng được nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương.
Môi trường:
Trần Văn Phùng và cs. (2004) [20] cho rằng: Nhiệt độ và độ ẩm ảnh
hưởng chủ yếu đến năng suất và phẩm chất thịt. Nhiệt độ thích hợp cho lợn
nuôi béo từ 15 – 18oC. Nhiệt độ chuồng ni liên quan mật thiết đến độ ẩm
khơng khí, độ ẩm khơng khí thích hợp cho lợn ở khoảng 70%.
Tác giả Nguyễn Thiện và cs. (2005) [23] cho biết: Ở điều kiện nhiệt độ
và độ ẩm cao hơn lợn phải tăng cường q trình toả nhiệt thơng qua q trình
hơ hấp (vì lợn có rất ít tuyến mồ hơi) để duy trì thăng bằng thân nhiệt. Ngồi
ra, nhiệt độ cao sẽ làm khả năng thu nhận thức ăn hàng ngày của lợn giảm. Do



10

đó, khả năng tăng khối lượng bị ảnh hưởng và khả năng chuyển hoá thức ăn
kém dẫn đến sự sinh trưởng phát triển của lợn bị giảm.
Mật độ lợn trong chuồng ni cũng có ảnh hưởng chủ yếu đến năng suất.
Khi nhốt lợn ở mật độ cao hay số con/ô chuồng quá lớn sẽ ảnh hưởng đến tăng
khối lượng hàng ngày của lợn và phần nào ảnh hưởng đến sự chuyển hoá thức
ăn. Do vậy, khi nhốt ở mật độ cao sẽ tăng tính khơng ổn định trong đàn. Lợn
cắn lẫn nhau, giảm bớt thời gian ăn và nghỉ của lợn. Nghiên cứu của Mỹ
(Bord) cho thấy, khi nuôi lợn với mật độ thấp, sẽ làm tăng tốc độ tăng khối
lượng cũng như làm giảm mức tiêu tốn thức ăn. Chăm sóc ảnh hưởng chủ yếu
đến năng suất, chuồng vệ sinh kém dễ gây bệnh, chuồng nuôi ồn ào, không yên
tĩnh đều làm năng suất giảm. Sức khoẻ trong giai đoạn bú sữa kém như thiếu
máu, còi cọc dẫn đến giai đoạn ni thịt tăng khối lượng kém (Vũ Đình Tôn và
Trần Thị Thuận, 2005) [25].
Phương thức nuôi dưỡng như cho ăn tự do sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng
của lợn hơn so với cho ăn hạn chế, những giống lợn hướng mỡ nên cho ăn hạn
chế từ đầu, còn với những giống lợn hướng nạc nên cho ăn tự do sẽ có được
năng suất và chất lượng tốt nhất.
2.2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất thịt lợn
Giống
Theo Nguyễn Thiện và cs. (2005) [23] thì: giống là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến sinh trưởng, phát dục, năng suất và phẩm chất thịt. Các giống lợn
nội có tốc độ sinh trưởng chậm hơn và chất lượng thịt thấp hơn các giống lợn
lai và lợn ngoại.
Các giống khác nhau có khả năng tăng khối lượng khác nhau, phụ thuộc vào
các gene quy định tính trạng này. Cùng một khối lượng như nhau, cùng kiểu
gene, nhưng khi trưởng thành, những con có khối lượng lớn hơn có khả năng tăng
khối lượng nhanh hơn lại có ít mỡ hơn những con có khối lượng nhỏ hơn.



11

Tăng khối lượng trung bình của lợn Móng Cái khoảng 300 – 350
gam/ngày, trong khi con lai F1 (nội x ngoại) đạt 550 – 600 g/ngày. Lợn ngoại
nếu chăm sóc, ni dưỡng tốt có thể đạt tới 700 – 800 g/ngày.
Phẩm chất thịt của lợn ngoại và lợn lai cũng tốt hơn so với lợn địa
phương, tỷ lệ thịt nạc của các giống lợn ngoại là cao hơn nhiều so với lợn nội.
Hiện nay, người ta lợi dụng ưu thế lai của phép lai kinh tế để phối hợp nhiều
giống vào trong 1 con lai nhằm tận dụng các đặc điểm tốt từ các giống lợn
khác nhau. Đồng thời, sản phẩm của phương pháp lai là các con giống có thể
đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường, nâng cao năng suất và chất lượng thịt. Kết
quả khảo sát năng suất và phẩm chất thịt của 1 số giống lợn cho thấy tăng khối
lượng, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt nạc của lợn Landrace và lợn Đại Bạch đều cao
hơn nhiều so với của lợn Móng Cái.
Bảng 2.1: Kết quả khảo sát một số giống lợn
Khối lượng giết mổ

Tăng khới lượng

Tỷ lệ thịt xẻ

Tỷ lệ nạc

(Kg)

(g/ngày)

(%)


(%)

Đại Bạch

95

650-750

75-82

42-48

Landrace

100

600-750

82-85

48-56

Móng Cái

85

300-350

70-71


30-32

Giớng

Thời gian và chế độ nuôi
Là hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và phẩm chất thịt. Thời
gian nuôi dài, lợn có trọng lượng cao nhưng tiêu tốn thức ăn nhiều, tốn nhiều
cơng chăm sóc ni dưỡng, chi phí chuồng trại và các chi phí khác cao, chất
lượng thịt kém. Thời gian nuôi dưỡng ngắn, sẽ khắc phục được các nhược điểm
trên nhưng đòi hỏi phải đầu tư chăm sóc ni dưỡng tốt. Chế độ dinh dưỡng cao
lợn tăng khối lượng nhanh và tiêu tốn thức ăn thấp, hiệu quả cao, chất lượng thịt
tốt. Nếu lợn được ăn thức ăn có dinh dưỡng cao và phù hợp với các giai đoạn
sinh trưởng phát triển của chúng thì năng suất và chất lượng thịt sẽ cao.


12

Khí hậu và thời tiết
Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp thì lợn ăn tốt, tỷ lệ tiêu hố
cao, tích lũy cao, sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao. Nhiệt độ
chuồng nuôi quá cao lợn ăn ít, tỷ lệ tiêu hố kém, giảm tăng khối lượng. Nhiệt
độ quá thấp lợn tiêu hao nhiều năng lượng để chống rét, tiêu tốn thức ăn cao.
2.2.2. Một số bệnh thường gặp ở lợn thịt
2.2.2.1. Bệnh viêm phổi địa phương (Bệnh suyễn lợn)
Nguyên nhân
Bệnh viêm phổi do Mycoplasma, còn gọi là bệnh suyễn lợn do vi khuẩn
Mycoplasma hyopneumoniae (MH) gây ra. Đặc điểm của bệnh là ho kéo dài
nhiều tuần, lợn chậm lớn, sức kháng bệnh yếu. Nếu kết hợp với các vi trùng
gây viêm phổi khác sẽ tạo nên tình trạng viêm phổi nặng với triệu chứng sốt
cao, ho nhiều, khó thở.

Triệu chứng
- Thể mãn tính: triệu chứng chính là ho nhiều, với đặc điểm là ho khan,
kéo dài trong nhiều tuần, khơng thấy có dấu hiệu chảy nước mũi và sốt. Lợn
tăng trọng chậm, thể mãn tính ít gây các triệu chứng điển hình do đó ít được
các nhà chăn nuôi để ý, tuy nhiên thể bệnh này gây thiệt hại kinh tế lớn nhất do
lợn chậm lớn và tiêu tốn thức ăn nhiều.
- Thể mang trùng: thường xảy ra trên lợn giống hoặc lợn nuôi thịt có thời
gian ni trên 6 tháng tuổi. Ngun nhân dẫn đến tình trạng mang trùng là do
giai đoạn ni hậu bị đã nhiễm bệnh thể mạn tính. Khi lợn lớn dần, vai trò gây
bệnh của Mycoplasma cũng giảm bớt, từ đó dẫn đến hiện tượng mang trùng.
Hiện tượng mang trùng trên lợn có thể kéo dài rất lâu: từ nhiều tháng đến
nhiều năm và là nguồn chính lây lan bệnh trong đàn lợn. Trên lâm 12ang
không thấy rõ các triệu chứng, thỉnh thoảng có những cơn ho nhẹ, tốc độ tăng
trọng giảm thấp đến 15%.


13

- Thể viêm phổi phức hợp: thường hay xảy ra trên lợn con giai đoạn sau
cai sữa, sau khi đã nhiễm Mycoplasma vài tuần và điều kiện nuôi dưỡng không
tốt, các vi khuẩn khác trong đường hô hấp phát triển gây phụ nhiễm làm trầm
trọng thêm tình trạng viêm phổi với các triệu chứng: ho nhiều, thở nhanh, rất
khó thở sau cơn ho, bệnh tiến triển trong 2 – 3 tuần thì giảm dần, tỉ lệ chết thấp
nhưng tốc độ tăng trưởng rất chậm. Nếu cảm nhiễm nặng lợn sẽ sốt cao, bỏ ăn,
rất khó thở, tỉ lệ chết khoảng 20 – 25%. Các lợn được chữa khỏi thường bị cịi,
bệnh tích viêm phổi tồn tại đến lúc giết mổ.
Phòng bệnh
Hiệu quả của các biện pháp phòng bệnh viêm phổi do Mycoplasma phụ
thuộc rất nhiều vào các biện pháp quản lý đàn lợn. Cần phải tạo được môi
trường thuận lợi cho đàn lợn như khơng khí sạch sẽ, thơng gió thường xuyên,

nhiệt độ ấm áp và mật độ trong chuồng phù hợp. Trong dãy chuồng không nên
nuôi lẫn lộn các đàn lợn có lứa tuổi cách nhau quá 3 tuần.
Ở các trại lợn cung cấp giống, để xây dựng đàn lợn không nhiễm
Mycoplasma cần sử dụng kháng sinh cho lợn nái từ giai đoạn cuối của quá trình
mang thai cho đến khi cai sữa.
Điều trị
Những kháng sinh có hiệu lực điều trị với Mycoplasma là tetracycline,
tylosin và tiamulin. Nên phối hợp các loại kháng sinh điều trị bệnh viêm phổi
do Mycoplasma. Nếu điều trị sớm thì đạt được hiệu quả chữa bệnh cao.
Vắc xin đã được tìm thấy để giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh, nhưng
không ngăn chặn các bệnh xảy ra từ trong toàn bộ số lợn mắc bệnh.
2.2.2.2. Hội chứng tiêu chảy ở lợn
Nguyên nhân
Tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý ở đường tiêu hố, có liên quan đến
rất nhiều yếu tố, có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên
nhân thứ phát. Song dù bất cứ nguyên nhân nào gây ra tiêu chảy thì hậu quả
của nó cũng gây ra viêm nhiễm, tổn thương thực thể đường tiêu hoá và cuối


14

cùng là dẫn đến nhiễm trùng. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân bị
tiêu chảy ở lợn là do một số nguyên nhân sau đây:
- Do vi khuẩn
Trong đường ruột của lợn có rất nhiều vi sinh vật sinh sống tồn tại dưới
dạng một hệ sinh thái. Hoạt động sinh lý của hệ tiêu hố chỉ diễn ra bình
thường khi hệ sinh thái đường ruột luôn ở trạng thái cân bằng. Dưới tác động
của các yếu tố gây bệnh, trạng thái cân bằng này bị phá vỡ dẫn đến lợn bị tiêu
chảy. Nhiều tác giả nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy đã chứng minh rằng,
khi gặp điều kiện thuận lợi, những vi khuẩn thường gặp ở đường tiêu hố sẽ

tăng độc tính, phát triển với số lượng lớn trở thành có hại và gây bệnh.
Bình thường E.coli cư trú ở ruột già và phần cuối của ruột non, nhưng khi
gặp điều kiện thuận lợi sẽ nhân lên với số lượng lớn ở lớp sâu tế bào thành ruột,
đi vào máu đến các nội tạng. Ở trong các cơ quan nội tạng, vi khuẩn này tiếp tục
phát triển và cư trú làm cho con vật rơi vào trạng thái bệnh lý.
Đào Trọng Đạt và cs. (1996) [5] cho biết: khi sức đề kháng của cơ thể giảm
sút. E.coli thường xuyên cư trú trong đường ruột của lợn thừa cơ sinh sản rất
nhanh và gây nên sự mất cân bằnghệ vi sinh vật đường ruột nên gây tiêu chảy.
Theo Hồ Văn Nam và cs. (1997) [16], khi xét nghiệm phân gia súc khoẻ
và gia súc bị tiêu chảy đã nhận thấy trong phân lợn thường xuyên có các loại vi
khuẩn hiếu khí: E.coli, Salmonella Streptococcus, Bacilus subtilis. Khi lợn bị
tiêu chảy thì E.coli, Salmonella tăng lên một cách bội nhiễm.
E. coli có sẵn trong đường ruột của lợn, nhưng khơng phải lúc nào cũng
gây bệnh mà chỉ gây bệnh khi sức đề kháng của lợn giảm sút do chăm sóc nuôi
dưỡng kém, điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột, các bệnh kế phát.
Khi nghiên cứu vềE.coli và Salmonella trong phân lợn tiêu chảy và lợn không
tiêu chảy, Nguyễn Thị Ngữ (2005) [17] cho biết: ở lợn không tiêu chảy có 83,30% 88,29% số mẫu có E.coli; 61,00% - 70,50% số mẫu có mặt Salmonella. Trong khi
đó, ở mẫu phân của lợn bị tiêu chảy có tới 93,7% - 96,40% mẫu phân lập có E.coli
và 75,00% - 78,60% số mẫu phân lập có Salmonella.


15

- Do virus
Đã có nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng, virus cũng là nguyên nhân gây
tiêu chảy ở lợn. Nhiều tác giả nghiên cứu đã kết luận 1 số virus như Rotavirus, TGE, Parvovirus, Adenovirus có vai trị nhất định gây hội chứng tiêu
chảy ở lợn. Sự xuất hiện của virus đã làm tổn thương niêm mạc đường tiêu
hoá, suy giảm sức đề kháng của cơ thể và gây ỉa chảy ở thể cấp tính.
TGE (Transmisssible gastro enteritis) được chú ý nhiều trong hội chứng
tiêu chảy ở lợn. TGE gây bệnh viên dạ dày ruột truyền nhiễm ở lợn, là một

bệnh có tính chất truyền nhiễm cao, biểu hiện đặc trưng là nôn mửa và tiêu
chảy nghiêm trọng. Bệnh thường xảy ra ở các cơ sở nuôi tập trung khi thời tiết
rét, lạnh và chỉ gây bệnh cho lợn. Ở lợn, virus nhân lên mạnh nhất ở niêm mạc
của không tràng và tá tràng, rồi đến hồi tràng, chúng không sinh sản trong dạ
dày và kết tràng.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (1997) [12]: virus TGE (Transmisssible gastro
enteritis) có sự liên hệ đặc biệt với các tế bào màng ruột non. Khi virus xâm
nhập vào tế bào, nó nhân lên và phá huỷ tế bào trong 4 – 5 giờ. Các thức ăn
vào sẽ khơng tiêu hố được ở lợn nhiễm virus TGE. Các chất dinh dưỡng
khơng được tiêu hố, nước không được hấp thu, lợn tiêu chảy, mất dịch, mất
chất điện giải và chết.
Còn Bergenland và cs. (1992) [28] cho biết: trong số những mầm bệnh
thường gặp ở lợn bị tiêu chảy có rất nhiều loại virus: 29,00% phân lợn bệnh
tiêu chảy phân lập được Rota-virus; 11,20% có virus TGE; 2,00% có
Enterovirus; 0,7% có Parvovirus.
- Do ký sinh trùng
Ký sinh trùng ký sinh trong hệ tiêu hoá là một trong những nguyên nhân
gây hội chứng tiêu chảy, ngoài việc lấy đi dinh dưỡng, tiết độc tố đầu độc cho
lợn, chúng còn gây tác động cơ giới làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa
và là cơ hội khởi đầu cho q trình nhiễm trùng. Có nhiều loại ký sinh trùng
đường ruột tác động gây ra bệnh tiêu chảy như sán lá ruột lợn, giun đũa lợn...


16

Theo Phan Lục và Phạm Văn Khuê (1996) [14], sán lá ruột lợn và giun
đũa lợn ký sinh trùng đường tiêu hóa, chúng làm tổn thương niêm mạc đường
tiêu hóa gây viêm ruột ỉa chảy.
- Do các nguyên nhân khác
+ Do thời tiết, khí hậu

Ngoại cảnh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể
lợn. Khi điều kiện thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột: nóng q, lạnh q, mưa,
gió, độ ẩm khơng khí cao đều là yếu tố tác động trực tiếp đến lợn, đặc biệt là
lợn con.
Đoàn Thị Kim Dung (2004) [2]cho biết các yếu tố nóng, lạnh, mưa,
nắng... thay đổi bất thường của điều kiện chăm sóc ni dưỡng ảnh hưởng trực
tiếp đến cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn con chưa phát triển hồn chỉnh, vì các
phản ứng thích nghi của cơ thể lợn con còn yếu.
Theo Sử An Ninh (1993) [18], Hồ Văn Nam và cs. (1997) [16], khi lợn bị
lạnh, ẩm kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm tác động thực bào, do
đó lợn dễ bị vi khuẩn cường độc gây bệnh.
+ Do kỹ thuật chăm sóc ni dưỡng
Chăm sóc ni dưỡng có vai trị vơ cùng quan trọng trong chăn ni. Việc
thực hiện đúng quy trình chăm sóc ni dưỡng trong chăn ni sẽ giúp nâng
cao sức đề kháng và khả năng sinh trưởng của lợn. Thức ăn bị nhiễm độc tố
nấm mốc cũng là nguyên nhân gây ra tiêu chảy. Khẩu phần thức ăn của lợn
thiếu khoáng và các vitamin, kém chất lượng, ôi thiu cũng là nguyên nhân làm
lợn dễ mắc bệnh.
Vậy cần có phương thức chăm sóc ni dưỡng tốt, khẩu phần ăn hợp lý
để hạn chế bệnh viêm ruột cho lợn.
Thức ăn thiếu đạm, tỷ lệ protein và axit amin khơng cân đối dẫn đến q
trình hấp thu chất dinh dưỡng không tốt. Cơ thể lợn thiếu dinh dưỡng, hàm
lượng albumin huyết thanh giảm và kéo theo hàm lượng globulin huyết thanh


17

cũng giảm. Hệ quả là khả năng miễn dịch của cơ thể giảm rõ rệt, tạo điều kiện
cho các vi khuẩn phát triển gây bệnh.
Vitamin là yếu tố không thể thiếu được với mọi cơ thể lợn, nó đảm bảo

cho q trình chuyển hóa trong cơ thể diễn ra bình thường. Thiếu một vitamin
sẽ làm cho lợn còi cọc, sinh trưởng kém, dễ mắc bệnh đường tiêu hóa.
+ Do stress
Sự thay đổi yếu tố khí hậu thời tiết, mật độ chuồng nuôi, vận chuyển đi xa đều
là các tác nhân gây stress quan trọng trong chăn nuôi dẫn đến hậu quả giảm sút sức
khỏe lợn và bệnh tật trong đó có tiêu chảy (Đồn Kim Dung, 2004 [2]).
Theo Sử An Ninh và cs. (1981) [19], bệnh tiêu chảy lợn con có liên quan
đến trạng thái stress. Hầu hết, lợn con bị bệnh tiêu chảy có hàm lượng
Cholesterrol trong huyết thanh giảm thấp.
Triệu chứng
Lợn con mắc bệnh lúc đầu ăn bình thường. Sau đó lợn ít ăn hoặc bỏ ăn,
gầy nhanh, lông xù, đuôi rũ, da nhăn nheo nhợt nhạt, hai chân sau đứng co
dúm lại và run rẩy, đi dính đầy phân, khi lợn đi ỉa rặn nhiều, 17ang uốn
cong, bụng thóp lại, thể trạng đờ đẫn, ít vận động.
- Thể quá cấp tính: lợn chết nhanh, thường sau 2 – 12 giờ kể từ khi bỏ ăn,
lợn bỏ ăn hồn tồn đi siêu vẹo, loạng choạng, thích nằm bẹp một chỗ, mõm
tím tái, thở thể bụng khó khăn, phân lỏng màu trắng lầy nhầy, mùi tanh thối.
Lợn nằm co giật yếu dần rồi chết.
- Thể cấp tính: lợn chết chậm hơn 2 – 4 ngày kể từ khi bỏ ăn, lợn ỉa chảy,
mất dinh dưỡng, nước, khoáng, yếu rồi chết dần.
- Thể mãn tính: lợn ỉa chảy lien tục, phân lúc nước lúc sền sệt, mùi khó
chịu, hậu mơn dính phân, bẩn, lợn gầy sụt, xù lơng, nếu khơng chết thì cũng
cịi cọc.
Phòng bệnh
- Vệ sinh phịng bệnh: Trong chăn nuôi khâu vệ sinh là hết sức quan
trọng và cần thiết. Vệ sinh tạo ra môi trường tốt, làm tăng sức đề kháng nhằm


18


ngăn ngừa mầm bệnh lây lan. Thực hiện nghiêm ngặt các khâu như: Vệ sinh,
sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi cách ly động vật mới nhập, động vật
ốm luôn là những biện pháp cần thiết trong khâu vệ sinh phòng bệnh.
Như vậy, việc đảm bảo tốt kỹ thuật chăm sóc, ni dưỡng như thức ăn
đảm bảo chất lượng, tập cho lợn con ăn sớm, đảm bảo tốt vệ sinh chuồng ni,
vệ sinh tiểu khí hậu chuồng ni là rất quan trọng nhằm hạn chế tỷ lệ lợn con
mắc bệnh tiêu chảy.
- Phòng bệnh bằng vắc xin: Đây là phương pháp hữu hiệu nhất để ngăn
ngừa bệnh đặc biệt là những bệnh có nguyên nhân là vi sinh vật. Vắc xin là chế
phẩm sinh học được bào chế từ các vi sinh vật gây bệnh, trong đó mầm bệnh
đã bị giết chết hay giảm độc khơng cịn khả năng gây bệnh, khi đưa vào cơ thể
có khả năng tạo miễn dịch trong cơ thể lợn sản sinh ra kháng thể. Vắc xin
phòng tiêu chảy lợn đã được nghiên cứu khá lâu và đã được sử dụng để phòng
ngừa tiêu chảy nhằm tạo ra miễn dịch chủ động cho đàn lợn chống lại bệnh,
các loại vắc xin này đã và đang cho kết quả phòng bệnh một cách khách quan,
đạt được mục tiêu làm giảm tỷ lệ mắc bệnh.
Qua nhiều nghiên cứu khác nhau cho thấy, có thể chế tạo vắc xin phòng
E.coli hiệu quả bằng cách lấy vi khuẩn E.coli có trong chất chứa đường ruột
của lợn bị tiêu chảy cấy vào sữa và cho lợn mẹ ăn canh trùng đó trước khi đẻ 1
tháng cho kết quả phịng tiêu chảy ở lợn con tốt, phương pháp này hiện nay vẫn
đang được dùng ở Mỹ.
Bên cạnh các loại vắc xin phòng E.coli, các nhà khoa học cũng đã nghiên
cứu chế vắc xin phòng Salmonella. Hiện nay, trên thế giới đã nghiên cứu ra
nhiều loại vắc xin phòng bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra ở lợn. Mỹ đã sản
xuất ra vắc xin đa giá thành phần gồm E.coli, Salmonella choleraesuis.
Hungari chế vắc xin chủng Salmonella có bổ trợ glucoza.
- Phòng bệnh bằng chế phẩm sinh học: Chế phẩm sinh học là môi trường
nuôi cấy một loại vi sinh vật có lợi nào đó khi đưa vào cơ thể có tác dụng bổ



×