Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Câu LT đồ gá (Đồ gá)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 10 trang )

Câu LT.1 : Thế nào là định vị chi tiết gia công trên đồ gá ? Định vị và kẹp chặt
khác nhau như thế nào ? Cho ví dụ ?
1.Khái niệm: Để đảm bảo độ chính xác của chi tiết gia công, cần phải xác định đúng
được vị trí tương đối của chi tiết gia công so với dao cắt. Vì vậy, định vị là xác dinh
vị trí tương đối của chi tiết gia công so với dao cắt.
Nguyên tắc định vị:
Chuyển động của vật rắn trong không gian (hình 1.1): Mỗi vật thể trong không gian
đều có thể chuyển động theo 6 hướng cơ bản, nếu ta đặt các chuyển động của vật rắn
đó trong hệ quy chiếu ox, OY, OZ thì vật rắn có 6 chuyển động trong hệ là:

– Tịnh tiến theo OX
– Tịnh tiến theo OY
– Tịnh tiến theo OZ
– Quay tròn quanh trục ox
– Quay tròn quanh trục OY
– Quay tròn quanh trục Oz
Sự khác nhau của định vị và kẹp chặt
Những cơ cấu trong đồ gá được dùng để triệt tiêu sự xê dịch của chi tiết gia công do
lực cắt hoặc do rung dộng, trọng lượng bản thân của chi tiết gây ra đều gọi là chi tiết
kẹp chặt.
Kẹp chặt là giữ chặt vị trí của chi tiết đã được định vị so với dao cắt.
Định vị là xác định vị trí của chi tiết gia công với dao cắt. Còn kẹp chặt là dùng lực
giữ cho chi tiết đó đúng ở vị trí đã được định vị.
VD Đồ gá khoan phi 8 dạng đĩa


Câu LT.4 : Hãy trình bày các phương pháp gá đặt chi tiết gia công và đặc điểm
của mỗi phương pháp ? Cho ví dụ ?
Các phương pháp gá đặt chi tiết gia công và đặc điểm của mỗi phương pháp
-


Phương pháp rà gá:
Rà theo máy, rà theo vạch dấu: người công nhân dùng mắt kết hợp với dụng cụ để
xá định vị trí của chi tiết so với máy hoặc dụng cụ cắt.
-

Dụng cụ gá: Mũi rà, bàn rà, đồng hồ so, kính quang học...
- Đặc điểm:
+ Ưu điểm: Có thể đạt độ chính xác cao khi sử dụng đồng hồ so, có thể

tận dụng những phôi đúc kém chính xác bằng cách linh động phân bố lượng
dư khi vạch dấu.
+ Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian, năng suất thấp, độ chính xác không
cao, độ chính xác phụ thuộc tay nghề của công nhân.


-

Phạm vi ứng dụng: Sản xuất đơn chiếc, loạt nhỏ, hoặc phôi thô không sử dụng đồ
gá được.

*

Phương pháp tự động đạt kích thước:

-

Chi tiết được định vị và kẹp chặt bằng đồ gá.

-


Dụng cụ cắt có vị trí tương quan cố định với vật gia công.
Vị trí tương quan cố định giữa dụng cụ cắt và vật gia công hình thành



do cơ cấu định vị của đồ gá.
-

Kích thước của chi tiết gia công được điều chỉnh trước do máy, dao so với bề mặt
gia công của chi tiết.
-

Ưu điểm:
+ Đảm bảo độ chính xác gia công.
+ Giảm phế phẩm.
+ Chất lượng gia công không phụ thuộc tay ngề của công nhân.
+ Năng suất cao


Câu LT.5 : Hãy trình bày khái niệm về sai số chuẩn ? Cho ví dụ ?
Sai số chuẩn:
Là sai số phát sinh khi chuẩn định vị không trùng với gốc kích thước cần gia công,
có giá trị bằng lượng di động của gốc kích thước chiếu lên phương kích thước thực hiện

Hỡnh 1.10. Cỏch ghi sai số
Kích thước 100+0, 1 được hình thành có thể thực hiện bằng 2 cách. Nếu gia công A
trước sau đó mới gia công B thì A gọi là gốc kích thước. Gốc kích thước có thể trùng
hoặc không trùng với chuẩn thiết kế.Về mặt công nghệ, gốc kích thước và chuẩn định vị
có thể trùng hoặc không trùng nhau, khi chuẩn định vị không trùng với gốc kích thước sẽ
sinh ra sai số chuẩn, ảnh hưởng đến kích thước gia công

Khi gia công mặt N để hình thành kích thước A, chuẩn định vị và gốc kích thước
trùng nhau


Khi gia công mặt M để hình thành kích thước B, chuẩn định vị K và gốc kích
thước M không trùng nhau
Gốc kích thước không cố định, thay đổi từ H đến H+dH
Vị trí của dao cố định, gốc kích thước M thay đổi nờn kớch thước B sẽ thay đổi
trong phạm vi từ (H-A) đến (H+dH –A)
Sai số chuẩn sẽ là ec(B)=dH

Hỡnh 1.11. Cách ghi sai số lũy kế
Câu LT.6 :Hãy trình bày khái niệm và phân loại đồ gá lắp ráp ? Hãy nêu trình tự
thiết kếđồ gá lắp ráp chuyên dùng ?



Câu 19: Trình bày các phương pháp nâng cao năng suất khi gá đặt và thao tác
đồ gá.
• Pp nâng cao năng suất khi gá đặt.

Nâng cao năng suất gá đặt và hợp lý hóa thao tác đồ gá gia công cắt gọt là
một trong những biện pháp chủ yếu nhằm rút ngắn thời gian phụ của nguyên
công. Năng suất gá đặt phôi trên đồ gá phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Trình độ cơ khí hóa và tự động hóa quá trình gá đặt phôi.
- Số lượng phôi trong một lần gá
- Mức độ hợp lý hóa các thao tác và cơ cấu thao tác gá đặt phôi.
• Pp nâng cao năng suất khi thao tác đồ gá.
Khi thiết kế đồ gá , người thiết kế phải chú ý tạo điều kiện cho công nhân
thao tác đồ gá được an toàn, thuận tiện, ít tốn sức, nhanh ,gọn,góp phần nâng

cao năng suất lao động. Muốn đạt được nhữn yêu cầu trên ,khi thiết kế phải
bố trí các cơ cấu trong đồ gá một cách hợp lý để các động tác làm việc của
công nhân hợp lý, không thừa, không quá căng thẳng ,tốn sức.
VD: sau khi sử dụng đồ gá cho một chuyên công cần thiết phải thực hiện các
thao tác sau đây:
- Đặt phôi vào và lấy phôi ra khỏi đồ gá.
- Đóng và mở đồ gá.
- Lau chùi đồ gá, quét phoi khỏi đồ gá.
- Thao tác việc phân độ.
- Thao tác các cơ cấu tỳ phụ đẻ tăng độ cứng vững cho gá đặt.


Câu 20: Trình bày khái niệm về sai số chuẩn, cho vd.
Sai số chuẩn chỉ phát sinh khi chuẩn định vị không trùng với gốc kích thước cần
gia công và nó có giá trị bằng lượng di động của gốc kích thước chiếu lên phương
kích thước thực hiện.
Vd: (vẽ ngược lại)

.
Câu 21: Trình bày các yêu cầu đối với cơ cấu kẹp của đồ gá. Cho ví dụ.
* các yêu cầu đối với cơ cấu kẹp của đồ gá.
- Kẹp chặt không được làm thay đổi vị trí định vị của chi tiết gia công.
– Lực kẹp chặt vừa đủ, không được nhỏ quá trị số cần thiết hoặc không lớn quá
làm cho chi tiết gia công bị biến dạng.
– Biến dạng do lực kẹp gây ra không được vượt quá giới hạn cho phép.
– Động tác kẹp phải nhanh, nhẹ, thao tác phải thuận lợi và an toàn.
– Các cơ cấu kẹp chặt phải nhỏ gọn đơn giản và thành một khối để dễ bảo quản và
sửa chữa.
Vd:
Hình 1.14a: Điểm đặt của lực kẹp nằm ngoài diện tích định vị khi kẹp chặt làm cho

chi tiết bị lật.


Hình 1.14b: Điểm đặt nằm ngay trên diện tích định vị khi kẹp sẽ không sinh ra
biến dạng chi tiết.
Hình 1.14c: Điểm đặt của lực kẹp đặt đúng vào đỉnh piston kém cứng vững dễ làm
cho chi tiết bị biến dạng.

Câu 22: Thế nào là đồ gá trong máy cắt kim loại,phân loại đồ gá, trình bày
trình tự các bước thiết kế đồ gá.
-Đồ gá là trang bị công nghệ cần thiết trong quá trình gia công cơ khí , kiểm tra và
lắp ráp sản phẩm cơ khí, dùng để xác định vị trí của phôi so với dụng cụ cắt và giữ
chặt phôi ở vị trí dưới tác dụng của lực cắt trong khi gia công.
- Phân loại:
* Theo tính chất vạn năng:
– Đồ gá vạn năng: là đồ gá có thể sử dụng cho nhiều loại chi tiết khác nhau. Đồ gá
vạn năng như vấu kẹp, êtô, đầu phân độ, bàn gá quay …
– Đồ gá chuyên dùng: là đồ gá chỉ duy nhất sử dụng cho một loại chi tiết.
* Theo công dụng:
– Đồ gá gia công : đồ gá phay, đồ gá tiện, …


– Đồ gá lắp rắp.
– Đồ gá kiểm tra.
* Theo nguyên tắc truyền lực kẹp:
– Đồ gá cơ khí.
– Đồ gá khí nén, thủy lực.
– Đồ gá điện từ.
– Đồ gá chất dẻo.
• các bước thiết kế đồ gá.



Bước 1: Thiết kế nguyên lý



Bước 2: Thiết kế kết cấu cụ thể (bản vẽ lắp) theo đúng tỉ lệ



Bước 3: Vẽ tách chi tiết từ bản vẽ lắp, điều chỉnh chi tiết



Bước 4: Hiệu chỉnh bản vẽ lắp



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×