Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

THỰC HÀNH PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.52 KB, 15 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
(PHẦN THỰC HÀNH)
Đề tài 1: Thực trạng kỹ năng tự học ngoài lớp học của sinh viên KNN – ĐHTN?

1. Lý do chọn đề tài:
− Khái niệm tự học:
− Tầm quan trọng của việc tự học:
− Những bất cập hiện có:
− Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn . . .
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng kĩ năng tự học ngoài giờ học của sinh viên khoa
ngoại ngữ ĐHTN từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao kĩ năng tự học của sinh
viên.
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu:
− Đối tượng nghiên cứu: Tên đề tài
− Khách thể nghiên cứu: Kỹ năng tự học ngoài lớp học của sinh viên KNN – ĐHTN
4. Giả thuyết khoa học:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kỹ năng tự học ngoài giờ học của sinh viên ở mức độ
chưa hiệu quả tại các trường đại học trên cả nước nói chung và khoa NN ĐHTN nói
riêng. Một số nguyên nhân dẫn đến kỹ năng đó là ý thức tự học của sinh viên , nhà
trường, thầy cô, cơ sở vật chất,... song nguyên nhân chủ yếu là ý thức tự học ở chính
bản thân sinh viên. Nếu đề ra được những giải pháp đồng bộ từ phía nhà trường, giáo
viên sinh viên theo chiều hướng tích cực thì sẽ góp phần vào việc nâng cao kỹ năng tự
học ngoài giờ học của sinh viên khoa ngoại ngữ ĐHTN.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận của kĩ năng tự học ngoài lớp học của sinh viên khoa NN
ĐHTN
Tìm hiểu thực trạng vấn đề kỹ năng tự học ngoài lớp học của sv khoa ngoại ngữ ĐHTN
Xây dựng các hệ thống biện pháp nâng cao kĩ năng tự học ngoài lớp học của sinh viên
khoa ngoại ngữ - ĐHTN
6. Phạm vi nghiên cứu:


Sinh viên khoa ngoại ngữ - ĐHTN
7. Các phương pháp nghiên cứu:
− Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
− Phương pháp quan sát, điều tra giáo dục
− Phương pháp chuyên gia
1


− Phương pháp trò chuyện, thống kê toán học
− Quan điểm hệ thống, quan điểm thực tiễn

Đề tài 2: Phát triển kỹ năng biểu đạt và tiếp nhận thông tin học tập cho sinh viên
KNN – ĐHTN thông qua việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên.

1. Lý do chọn đề tài:
Cuộc cách mạng KHKT ngày nay đã làm cho tri thức loài người tăng lên nhanh chóng,
theo thời gian lượng thông tin mà con người tiếp nhận ngày càng tăng. Trong khi đó
thời gian học tập tại trường là có hạn, để tồn tại và phát triển đòi hỏi con người phải tự
học. Để đáp ứng mục tiêu dạy học tại nhà trường phải hướng cho người học các tự
chiếm lĩnh kiến thức, trong đó những kĩ năng biểu đạt, tiếp nhận thông tin của sinh
viên trở thành những kĩ năng vô cùng quan trọng cần được nghiên cứu và phát
triển . . .
Tầm quan trọng của kỹ năng biểu đạt và tiếp nhận thông tin trong học tập của sinh
viên?
Thực trạng (nêu lên hạn chế)
Xuất phát từ những lý do trên . . .
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu về thực trạng kỹ năng biểu đạt và tiếp nhận thông tin học tập cho sinh viên
KNN – ĐHTN, từ đó đề xuất các biện pháp phát triển những kĩ năng biểu đạt và tiếp
nhận thông tin học tập cho sinh viên thông qua việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

thường xuyên nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ ĐHTN.
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu:
− Đối tượng nghiên cứu : Phát triển kỹ năng biểu đạt và tiếp nhận thông tin
học tập cho sinh viên khoa nn ĐHTN thông qua việc rèn luyện nghiệp vụ
sư phạm thường xuyên.
− Khách thể nghiên cứu: hoạt động học tập của sinh viên thông qua việc rèn
luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên.
4. Giả thuyết khoa học:
Nếu xây dựng được biện pháp phát triển kĩ năng biểu đạt và TNTT thongo qua việc
rèn luyện kĩ năng sư phạm của sinh viên khoa NN nói riêng và sinh viên cả nước nói
chung thì sẽ nâng cao được hiệu quả học tập phát triển được hệ thống KNHT và cách
học của sinh viên hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:

2


− Làm rõ cơ sở lý luận của phát triển kĩ năng biểu đạt và tiếp nhận thong tin
thông quá quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên
− Khảo sát phân tích và đánh giá cơ sở thực tiễn của phất triển kỹ năng biểu
đạt và tiếp nhận thong tin thong qua quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm thường xuyên
− Đề xuất các biện pháp phát triển kỹ năng biểu đạt và tiếp nhận thong tin
thong quá quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên
6. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu kỹ năng biểu đạt và tiếp nhận thong tin của sinh viên thong qua rèn luyện
nghiệp vụ sư phạm thường xuyên trong sinh viên khối ngành sư phạm khoa NN –
ĐHTN.
7. Các phương pháp nghiên cứu:
− Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: tiến hành đọc và phân tích, hệ thống hóa,

khái quát hóa các tài liệu sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án… liên quan đến đề tài
nhằm làm rõ cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.
− Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
 Phương pháp quan sát sư phạm
 Phương pháp điều tra: tiến hành điều tra bằng anket với hệ thống câu hỏi đóng,
mở để khảo sát thực trạng văn hóa học tập của sinh viên.
 Phương pháp đàm thoại: tiến hành phỏng vấn trao đổi với sinh viên, giáo viên
về thực trạng của văn hóa học tập của sinh viên.
 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: xin ý kiến góp ý của những chuyên gia như
các cố vấn học tập, các giảng viên làm tổ trưởng các tổ bộ môn, các giảng viên
có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm về cách xử lí kết quả điều tra, các biện pháp
tổ chức và cách thực nghiệm.
− Nhóm phương pháp thống kê toán học: sử dụng các phương pháp thống kê toán học
để xử lí các kết quả trong quá trình nghiên cứu nhằm kiểm chứng ,đánh giá mức độ
tin cậy của đề tài, đảm bảo tính khoa học, chính xác và có độ tin cậy cao.
Đề tài 3: Biện pháp giáo dục văn hoá học tập cho sinh viên KNN – ĐHTN.
1) Lý do chọn đề tài:
Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức
khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Muốn tiếp thu, lĩnh hội được những tri thức ấy con ng
chỉ có 1 con đường duy nhất là học tập. Học tập vừa giúp cho con người tự làm giàu
vốn kiến thức của mình để đem những kiến thức ấy áp dụng vào cuộc sống, vừa giúp
3


trau dồi, rèn luyện đạo đức bản thân. Nói về việc học, Bác Hồ đã từng nhấn mạnh:
“học tập là một việc suốt đời”,” một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Hay Lê-nin đã
khẳng định rằng: Học, học nữa, học mãi.
VHHT của SV thể hiện ở các nét tính cách và KN học tập. Các nét tính cách như: học
trung thực, học kiên trì; học chăm chỉ, tích cực học tập; tự chủ trong học tập, độc lập,
sáng tạo trong học tập, dũng cảm đối mặt với thử thách và khó khăn trong học tập. Các

KN như: nghiên cứu sách và tài liệu tham khảo, giao tiếp trong học tập, làm chủ bản
thân trong học tập.
Giáo dục VHHT cho SV thực chất là giáo dục để SV học có VH, học có chất lượng,
học có hiệu quả, có KN học tập, biết tự xây dựng cho mình phương pháp học tập mới.
Văn hóa học tập có vai trò vô cùng quan trọng đối với sinh viên, đối với sự phát triển
nhân cách nói chung và hoạt động của con người nói riêng. Nhờ có văn hóa học tập,
con người điều tiết các mối quan hệ học tập hài hòa và tạo lập chất lượng học tập một
cách bền vững.
Trên thực tế hiện nay, văn hóa học tập của sv trong đó có sv KNN - ĐHTN còn kém.
Đa số sinh viên còn rất thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, khả năng tự học và tư
duy độc lập sáng tạo còn kém, phụ thuộc nhiều vào phương pháp giảng dạy của giảng
viên, giảng viên cung cấp kiến thức gì thì sinh viên nghe nấy, giảng viên yêu cầu gì thì
sinh viên làm nấy. đặc biệt tình trạng lười học bài, không làm bài tập, tình trạng đi học
muộn, làm việc riêng, ngủ gật trong giờ học vẫn còn rất phổ biến.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “ biện
pháp giáo dục văn hóa học tập cho sinh viên khoa ngoại ngữ- ĐHTN”.
2) Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng văn hóa học tập của sinh viên Khoa ngoại ngữ ĐHTN từ đó đề xuất một số biện pháp giáo dục văn hóa học tập cho sinh viên nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường.
3) Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu:
− Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục văn hóa học tập cho sinh viên khoa
ngoại ngữ - ĐHTN.
− Khách thể nghiên cứu: Giáo dục văn hóa học tập cho sinh viên.
4) Giả thuyết khoa học:
Giáo dục văn hóa học tập cho sinh viên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Song trên thực
tế công tác này còn nhiều bất cập, hạn chế. Nếu nghiên cứu và xây dựng được 1 số
biện pháp giáo dục văn hóa học tập phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của sinh viên,

4



phù hợp với mục tiêu giáo dục và điều kiện thực tế của nhà trường sẽ góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
5) Nhiệm vụ nghiên cứu:
− Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục văn hóa học tập cho sinh viên.
− Nghiên cứu thực trạng giáo dục văn hóa học tập cho sinh viên Khoa Ngoại Ngữ ĐHTN.
− Đề xuất một số biện pháp giáo dục văn hóa học tập cho sinh viên KNN- ĐHTN.
6) Phạm vi nghiên cứu:
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu văn hóa nề nếp
của sv KNN - ĐHTN.
7) Các phương pháp nghiên cứu:
• Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: tiến hành đọc và phân tích, hệ thống hóa,
khái quát hóa các tài liệu sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án.. liên quan đến đề tài
nhằm làm rõ cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.
• Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
− Phương pháp quan sát: tiến hành tham dự các buổi học trên lớp, các buổi sinh
hoạt, tọa đàm của sv để quan sát biểu hiện văn hóa học tập của sinh viên.
− Phương pháp điều tra: tiến hành điều tra bằng anket với hệ thống câu hỏi đóng,
mở để khảo sát thực trạng văn hóa học tập của sinh viên.
− Phương pháp đàm thoại: tiến hành phỏng vấn trao đổi với sinh viên, giáo viên
về thực trạng của văn hóa học tập của sv.
− Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: xin ý kiến góp ý của những chuyên gia như
các cố vấn học tập, các giảng viên làm tổ trưởng các tổ bộ môn, các giảng viên
có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm về cách xử lí kết quả điều tra, các biện pháp
tổ chức và cách thực nghiệm.
• Nhóm phương pháp thống kê toán học : sử dụng các phương pháp thống kê toán
học nhằm xử lí các kết quả trong quá trình nghiên cứu nhằm kiểm chứng,đánh giá
mức độ tin cậy của đề tài, đảm bảo tính khoa học, chính xác và có độ tin cậy cao.
Đề tài 4: Thực trạng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại KNN ĐHTN.
1) Lý do chọn đề tài:

Bước sang thế kỷ 21, chúng ta đang sống trong thời đại của công nghệ thông tin. Đây
là lĩnh vực đang phát triển như vũ bão với nhịp độ nhanh chưa từng có trong lịch sử
loài người, thúc đẩy nhiều lĩnh vực, có bước tiến mạnh mẽ và đang mở ra nhiều triển
vọng lớn lao. Công nghệ thông tin là một thành tựu lớn của cuộc CMKH-KT hiện nay.
Nó có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người, nó thâm nhập và chi
5


phối hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong bất kì ngành nghề nào, con người
cũng cần có công nghệ thông tin hỗ trợ để nâng cao hiệu quả công việc.
Hiện nay, trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, CNTT đang được ứng dụng rộng rãi trong
việc giảng dạy ngoại ngữ cho sinh viên nói chung và sinh viên khoa ngoại ngữ ĐHTN nói riêng. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chỉ thị về “Tăng cường giảng
dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành Giáo dục giai đoạn 2013-2018. Thực
hiện và quản lí các hệ thống thông tin quản lí giáo dục trực tuyến và cơ sở dữ liệu của
ngành” [12]. Ngoài ra, còn tăng cường ứng dụng CNTT vào dạy và học; đổi mới nội
dung dạy và học tin học. Tuy nhiên hiệu quả mà nó đem lại vẫn chưa cao, vẫn còn
nhiều khó khăn, hạn chế và bất cập. Cơ sở vật chất, trang thiết còn thiếu thốn như
thiếu các phòng học chức năng, số lượng máy tính, máy chiếu phục vụ cho việc dạy
học ngoại ngữ còn ít và chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của giáo viên và sinh
viên. Trình độ tin học, kỹ năng sử dụng máy tính và các phương tiện hỗ trợ của một số
giáo viên còn hạn chế chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu về nội dung và chương trình
dạy học.
Với những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Thực trạng sử dụng CNTT trong
dạy học ngoại ngữ của khoa NN - ĐHTN”.
2) Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng của việc sử dụng CNTT trong dạy học
ngoại ngữ ở khoa ngoại ngữ - ĐHTN, từ đó đề xuất một số biện pháp để sử dụng công
nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ một cách hiệu quả, qua đó nâng cao chất lượng
của việc dạy học ngoại ngữ cho sinh viên.
3) Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu:

4) Giả thuyết khoa học:
Trong những năm gần đây, việc ứng dụng CNTT vào dạy học ngoại ngữ đã được giáo
viên quan tâm và sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên chất lượng và hiệu quả chưa thực sự
đáp ứng được yêu cầu về nội dung và chương trình dạy học. Nếu xây dựng được một
hệ thống các biện pháp sử dụng công nghệ thông tin phù hợp với điều kiện cụ thể của
nhà trường và trình độ nhận thức của sinh viên thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng
hiệu quả dạy học nói chung và dạy học ngoại ngữ nói riêng.
5) Nhiệm vụ nghiên cứu:
• Nghiên cứu cơ sở lí luận về thực trạng sử dụng CNTT trong dạy học ngoại ngữ.
• Nghiên cứu thực trạng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ ở
KNN- ĐHTN.
• Đề xuất một số biện pháp nhằm sử dụng hiệu quả CNTT trong dạy học ngoại ngữ
khoa NN ĐHTN
6


6) Phạm vi nghiên cứu:
7) Các phương pháp nghiên cứu:
 Nhóm phương pháp lí luận: Tiến hành đọc và phân tích, tổng hợp hóa, khái quát
hóa, hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến đề tài nhằm xây dựng được hệ thống lí
luận về việc sử dụng CNTT trong dạy học ngoại ngữ.
 Nhóm phương pháp thực tiễn
+ Phương pháp quan sát: Tiến hành tham dự các buổi dạy học ngoại ngữ trên lớp
của giáo viên và sinh viên để quan sát cách sử dụng CNTT vào bài học. Quan
sát trang thiết bị của KNN-ĐHTN.
+ Phương pháp điều tra: Điều tra bằng anket với hệ thống câu hỏi đóng mở để
khảo sát thực trạng sử dụng CNTT trong dạy học ngoại ngữ của KNN-ĐHTN.
+ Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng sự hỗ trợ CNTT trong hoạt động dạy học
ngoại ngữ.
+ Phương pháp đàm thoại: Tiến hành phỏng vấn và bút vấn sinh viên, giáo viên về

việc sử dụng CNTT trong hoạt động dạy học của KNN – ĐHTN.
+ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến của những chuyên gia như các
cố vấn học tập, các giảng viên làm tổ trưởng tổ bộ môn, các giảng viên có kinh
nghiệm giảng dạy lâu năm về cách xử lý kết quả điều tra, các biện pháp tổ chức
và cách thực nghiệm.
 Nhóm phương pháp thống kê toán học: Sử dụng các phương pháp thống kê toán
học nhằm xử lí các kết quả trong quá trình nghiên cứu nhằm kiểm chứng mức độ
tin cậy của đề tài, đảm bảo tính khách quan, khoa học, chính xác, có độ tin cậy
cao.
Đề tài 5: Tìm hiểu kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên KNN ĐHTN.
1) Lý do chọn đề tài:
Nguyên thủ tướng Phạm Văn Đồng trong bài “Hãy tiến mạnh trên mặt trận khoa học
và kỹ thuật đã nhấn mạnh: “Trong nhà trường, điều chủ yếu không phải là nhồi nhét
cho học trò một mớ kiến thức hỗn độn, tuy rằng kiến thức là cần thiết. Điều chủ yếu là

7


giáo dục cho học trò phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp diễn
tả rồi đến phương pháp học tập, phương pháp giải quyết vấn đề...”
Trong trường, nếu các sinh viên không được rèn luyện những kỹ năng sư phạm thì khi
trực tiếp làm giáo viên họ sẽ lúng túng, khó phát triển được năng lực nghề nghiệp,
không nâng cao được chất lượng đào tạo thế hệ trẻ, vì thế người giáo viên tương lai
muốn thực hiện tốt chức năng dạy học và giáo dục con người thì ngay từ lúc ở trường
phải được rèn luyện những kỹ năng sư phạm cần thiết.
Hình thành kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm giúp giáo viên bình tĩnh tự tin, bồi
dưỡng tư duy sư phạm linh hoạt, mềm dẻo định hướng được kịp thời các tình huống sư
phạm .
Tuy nhiên hiện nay, việc rèn luyện kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm cho sinh
viên chưa được tổ chức chu đáo nên kỹ năng này của sinh viên còn yếu chưa đáp ứng

được yêu cầu đề ra với người giáo viên.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài …
2) Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu thực trạng kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm cho sinh viên khoa Ngoại
Ngữ - ĐHTN. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp sinh viên rèn luyện kĩ năng
giải quyết tình huống sư phạm.
3) Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu:
• Đối tượng nghiên cứu: thực trạng kĩ năng giải quyết tình huống sư phạm
cho sinh viên khoa ngoại ngữ ĐHTN
• Khách thể nghiên cứu: Toàn bộ sinh viên chuyên ngành sư phạm năm thứ
III của khoa Ngoại Ngữ ĐHTN và sinh viên các khối này đã học xong
chuyên đề tâm lý học, đã hoàn thành đợt thực tập
4) Giả thuyết khoa học:
Hiện nay kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên đã hình thành nhưng
còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với người giáo viên. Nếu đề ra được
những biện pháp có thể rèn luyện và hình thành kỹ năng giải quyết các tình huống sư
phạm cho sinh viên trên cơ sở xây dựng quy trình giải quyết các tình huống sư phạm,
tổ chức rèn luyện kỹ năng này cho sinh viên một cách thường xuyên và có hệ thống thì
sẽ góp phần vào việc nâng cao kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm cho sinh viên.
5) Nhiệm vụ nghiên cứu:
• Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài
• Tìm hiểu khảo sát thực trạng kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm cho
sinh viên khoa ngoại ngữ - ĐHTN
• Xây dựng hệ thống các biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng giải quyết tình
huống sư phạm cho sinh viên
8


6) Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên trong quá trình dạy

học và giáo dục diễn ra trong lớp học của khoa Ngoại ngữ ĐHTN.
7) Các phương pháp nghiên cứu:
 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: tiến hành đọc và phân tích, hệ thống hóa,
khái quát hóa các tài liệu sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án.. liên quan đến đề tài
nhằm làm rõ cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.
 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
− Phương pháp quan sát: tiến hành tham dự các buổi thực tập của sinh viên để
quan sát việc giải quyết tình huống sư phạm của sinh viện một cách khách quan,
đầy đủ.
− Phương pháp điều tra: tiến hành điều tra bằng anket với hệ thống câu hỏi đóng,
mở để khảo sát thực trạng kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh
viên.
Phương pháp đàm thoại: tiến hành phỏng vấn trao đổi với sinh viên, giáo viên
về kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên .
− Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: xin ý kiến góp ý của những chuyên gia như
các cố vấn học tập, các giảng viên làm tổ trưởng các tổ bộ môn, các giảng viên
có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm về cách xử lí kết quả điều tra, các biện pháp
tổ chức và cách thực nghiệm.
 Nhóm phương pháp thống kê toán học: sử dụng các phương pháp thống kê toán
học để xử lí các kết quả trong quá trình nghiên cứu nhằm kiểm chứng,đánh giá
mức độ tin cậy của đề tài, đảm bảo tính khoa học, chính xác và có độ tin cậy cao.
Đề tài 6: Tìm hiểu thực trạng những khó khăn trong tâm lý trong HĐ học tập của
sinh viên năm nhất KNN – ĐHTN.
1) Lý do chọn đề tài:
Trong cuộc sống con người muốn tồn tại và phát triển phải tham gia các hoạt động,
thông qua các hoạt động giúp con người hoàn thiện và phát triển. Tùy vào mục đích,
hoàn cảnh khác nhau mà mỗi con người có những khó khăn khác nhau đòi hỏi mỗi
người phải nỗ lực vượt qua. Do vậy việc hiểu được những khó khăn và biện pháp giảm
những khó khăn đó là việc tất yếu .
Học tập là một trong những hình thức không thể thiếu trong mỗi người nhằm tiếp thu

kiến thức, kinh nghiệm xã hội lịch sử của loại người đã tích lũy được qua nhiều thế hệ.
9


Đối với sinh viên, học tập có vai trò vô cùng quan trọng, học tập giúp sinh viên trang bị
kiến thức kĩ năng sau này. Thực tế cho thấy sinh viên năm nhất nói chung và sinh viên
năm nhất khoa NN ĐHTN nói riêng phần lớn là học sinh đang thực hiện bước thay đổi
nơi học tập từ phổ thông lên bậc đào tạo đại học có nhiều khác biệt về hình thức giảng
dạy, khối lượng kiến thức....Ngoài ra hầu hết các sinh viên đại học đều xuất phát từ
những vùng miền khác nhau nên mang những cảm giác lạ lẫm với các thành phố khác.
Chính vì những yếu tố đó tác động đến tâm lý của sinh viên khiến sinh viên dễ chán nản
học tập.
Vì vậy việc phát hiện và đưa ra những biện pháp khắc phục những khó khăn tâm lý của
sinh viên năm nhất là một việc vô cùng quan trọng và mang ý nghĩa to lớn.
Với những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài : “Tìm hiểu thực trạng những khó
khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm nhất khoa NN ĐHTN”
2) Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của
sinh viên năm nhất khoa ngoại ngữ ĐHTN từ đó đề suất những biện pháp nhằm giảm
bớt những khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên.
3) Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu:
4) Giả thuyết khoa học:
Đa số sinh viên năm nhất khoa NN ĐHTN đều gặp phải những khó khăn tâm lý trong
học tập trong 3 mặt: hành vi, nhận thức, thái độ. Nếu có biện pháp tích cực phù hợp tác
động hộ trợ sẽ giúp sinh viên năm nhất khoa NN ĐHTN giảm bớt những khó khăn tâm
lý đó.
5) Nhiệm vụ nghiên cứu:
• Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài như khó khăn tâm lý, những biểu hiện
của khó khăn tâm lý và nguyên nhân dẫn đến khó khăn tâm lý trong học
tập của sinh viên

• Nghiên cứu thực trạng khó khăn tâm lý và nguyên nhân gây ra khó khăn
tâm lý trong học tập của sinh viên
• Đề xuất những biện pháp nhằm giảm bớt khó khăn tâm lý của sinh viên
năm nhất khoa NN ĐHTN
6) Phạm vi nghiên cứu:
7) Các phương pháp nghiên cứu:

1


 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: tiến hành đọc và phân tích, hệ thống hóa,
khái quát hóa các tài liệu sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án.. liên quan đến đề tài
nhằm làm rõ cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.
 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
− Phương pháp quan sát
− Phương pháp phỏng vấn
− Phương pháp điều tra: Lập phiếu điều tra để khảo sát những khó khăn tâm lý
trong học tập của sinh viên
− Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: xin ý kiến góp ý của những chuyên gia như
các cố vấn học tập, các giảng viên làm tổ trưởng các tổ bộ môn, các giảng viên
có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm về cách xử lí kết quả điều tra, các biện pháp
tổ chức và cách thực nghiệm.
 Nhóm phương pháp thống kê toán học : sử dụng các phương pháp thống kê toán
học nhằm xử lí các kết quả trong quá trình nghiên cứu nhằm kiểm chứng,đánh giá
mức độ tin cậy của đề tài, đảm bảo tính khoa học, chính xác và có độ tin cậy cao.
Đề tài 7: Định hướng giá trị trong tình yêu của sinh viên KNN – ĐHTN?
1) Lý do chọn đề tài:
Định hướng giá trị là một trong những lĩnh vực cơ bản và quan trọng trong đời sống tâm
lý người sinh viên. Nó có xu hướng nhân cách và kế hoạch đường đời của sinh viên.
Định hướng giá trị phát triển mạnh vào lứa tuổi thiếu niên và đầu tuổi thanh niên khi con

người phải đứng trước việc chọn nghề nghiệp tương lai và bạn tâm giao để gắn bó lâu
dài. Định hướng giá trị tình yêu ở lứa tuổi sinh viên có vai trò vô cùng quan trọng và tác
động mạnh mẽ đến hạnh phúc hôn nhân sau này. Chỉ có định hướng giá trị đúng đắn
trong tình yêu thì các bạn sinh viên mới có nhận thức, thái độ và hành vi phù hợp trong
tình yêu để đạt được hạnh phúc trong mối quan hệ tình cảm.
Theo các cuộc điều tra hôn nhân gia đình thì trong năm 2006 (UNICEF, 2008) trong các
vụ ly hôn thì có đến 28% do mâu thuẫn về lối sống và 26% do ngoại tình , 2,3% do sức
khỏe. Kết quả nghiên cứu này là một khẳng định mạnh mẽ vai trò quan trọng của định
hướng tình yêu. Người xưa có câu “Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh”, việc nghiên cứu
định hướng giá trị tình yêu của sinh viên – những công dân sắp bước vào đời sống hôn
nhân thật sự hợp lý và mang ý nghĩa vô cùng to lớn.
Với những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Định hướng giá trị trong tình yêu
của sinh viên khoa NN ĐHTN”.
1


2) Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng định hướng giá trị trong tình yêu của
sinh viên khoa ngoại ngữ ĐHTN, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tác động tích
cực, phù hợp đến định hướng giá trị tình yêu của sinh viên.
3) Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
4) Giả thuyết khoa học:
Phần lớn các sinh viên đều có nhận thức, thái độ và hành vi tích cực đối với các giá trị
của tình yêu và có sự khác biệt trong định hướng giá trị của tình yêu giữa các nhóm sinh
viên, song vẫn có một số nhóm sinh viên chưa nhận thức đúng về giá trị của tình yêu,
có nhiều yếu tố tác động đến định hướng giá trị tình yêu của sinh viên nhưng yếu tố
quan trọng nhất vẫn là từ bản thân sinh viên. Nếu có những biện pháp giáo dục tích cực
về định hướng giá trị tình yêu thì sẽ góp phần giúp sinh viên có định hướng đúng đắn về
giá trị của tình yêu.
5) Nhiệm vụ nghiên cứu:
− Nghiên cứu các cơ sở lý luận về giá trị, tình yêu, định hướng và định hướng

giá trị tình yêu của sinh viên
− Khảo sát phân tích và đánh giá thực trạng định hướng giá trị trong tình yêu
của sinh viên khoa NN ĐHTN
− Xây dựng hệ thống biện pháp giáo dục về định hướng giá trị tình yêu của sinh
viên
6) Phạm vi nghiên cứu:
7) Các phương pháp nghiên cứu:
 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: tiến hành đọc và phân tích, hệ thống hóa,
khái quát hóa các tài liệu sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án.. liên quan đến đề tài
nhằm làm rõ cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.
 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
− Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Nhằm thu thập thông tin
− Phương pháp phỏng vấn: khẳng định lại thông tin chưa rõ , đáng ngờ thu thập
được trong phiếu điều tra. Tiến hành phỏng vấn sinh viên về các quan niệm suy
nghĩ của họ trong vấn đề về tình yêu được đề cập trong đề tài
− Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: xin ý kiến góp ý của những chuyên gia như
các cố vấn học tập, các giảng viên làm tổ trưởng các tổ bộ môn, các giảng viên
có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm về cách xử lí kết quả điều tra, các biện pháp
tổ chức và cách thực nghiệm.
 Nhóm phương pháp thống kê toán học : sử dụng các phương pháp thống kê toán
học nhằm xử lí các kết quả trong quá trình nghiên cứu nhằm kiểm chứng,đánh giá
mức độ tin cậy của đề tài, đảm bảo tính khoa học, chính xác và có độ tin cậy cao.

1


Đề tài 8: Giáo dục môi trường cho sinh viên KNN – ĐHTN?
1) Lý do chọn đề tài
2) Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận thực tiễn về vấn đề vấn đề giáo dục môi trường

cho sinh viên KNN – ĐHTN nhằm xây dựng một số biện pháp nâng cao chất
lượng GDMT cho sinh viên phù hợp với điều kiện của khoa.
3) Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: GDMT cho sinh viên KNN – ĐHTN
Khách thể nghiên cứu: Quá trình GDMT cho sinh viên KNN – ĐHTN
4) Giả thuyết khoa học:
Giáo dục môi trường đóng vai trò rất quan trọng trong bảo vệ môi trường và là một
VĐ khá cấp bách của VN hiện nay. Tuy nhiên, hiệu quả của việc GD môi trường ở các
nhà trường nói chung và ở KNN – ĐHTN nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, nếu
sử dụng hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục môi trường cho SV phù
hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương hiện nay theo một quy trình
chặt chẽ, đồng bộ thì sẽ hình thành cho SV thái độ, kỹ năng, thói quen về vấn đề bảo
vệ môi trường, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục môi trường của nhà trường và
chất lượng môi trường sẽ được tăng lên nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trường.
5) Nhiệm vụ nghiên cứu:
• Nghiên cứu về cơ sở lý luận của vấn đề giáo dục môi trường cho sinh viên.
• Nghiên cứu thực trạng và phản ánh thực trạng về giáo dục môi trường cho sinh viên
khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên.
• Đề xuất một số ý kiến, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môi trường
cho sinh viên khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên.
6) Phạm vi nghiên cứu:
Do điều kiện nghiên cứu có hạn, chúng tôi chỉ dừng lại nghiên cứu ở sinh viên
khoa ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên về vấn đề giáo dục môi trường, nhằm mục
đích tạo ra tính khả thi trong quá trình thực hiện giáo dục môi trường.
7) Phương pháp nghiên cứu:
 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: tiến hành đọc và phân tích, hệ thống hóa,
khái quát hóa các tài liệu sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án.. liên quan đến đề tài
nhằm làm rõ cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.
 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

− Phương pháp quan sát: Theo dõi quá trình học tập trên lớp, ngoài giờ lên lớp,
đặc biệt là hoạt động ngoại khoá của sinh viên nhằm đánh giá thực trạng, tìm
1


hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục môi
trường cho sinh viên.
− Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn sinh viên về các quan niệm suy
nghĩ của họ trong vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường hiện hay.
− Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến góp ý của những chuyên gia
như các cố vấn học tập, các giảng viên làm tổ trưởng các tổ bộ môn, các giảng
viên có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm về cách xử lí kết quả điều tra, các biện
pháp tổ chức và cách thực nghiệm.
 Nhóm phương pháp thống kê toán học : sử dụng các phương pháp thống kê toán
học nhằm xử lí các kết quả trong quá trình nghiên cứu nhằm kiểm chứng,đánh giá
mức độ tin cậy của đề tài, đảm bảo tính khoa học, chính xác và có độ tin cậy cao.

1


1



×