Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN rèn luyện tính tích cực học tập của học sinh qua phương pháp dạy học giải quyết vấn đề ở một số bài địa lý 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.81 KB, 21 trang )

Phần I: MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài:

Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong nghị quyết
TW2 khoá VIII, IX, X và được cụ thể hoá trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đặc biệt trong chương II. Điều 28.2 Luật Giáo dục đã ghi: “Phương pháp giáo dục
phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp
với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú học tập cho học sinh”. Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt
động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ cũng ảnh
hưởng đến việc giảng dạy, trong đó có bộ môn Địa lí trong trường phổ thông chưa được
xem là "môn chính", khô cứng nên tâm lý người dạy (giáo viên) và người học (học
sinh) ít để tâm. mang tính chất đối phó (học sinh học thuộc lòng phần kênh chữ và một
số số liệu đơn giản) nên cũng góp phần làm cho việc giảng dạy - học tập bộ môn theo
hướng tích cực, chưa phát huy được cái hay, tính thực tiễn của khoa học Địa lí.
Trong dạy học, việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh tự tìm tòi phát
hiện kiến thức nhằm phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
chính là một trong những mục tiêu của dạy học tích cực và lấy h ọc sinh làm trung tâm.
Dạy học giải quyết vấn đề là dựa trên những quy luật của sự lĩnh hội tri thức và
cách thức hoạt động sáng tạo, có những nét cơ bản của sự tìm tòi khoa học. Bản chất của
phương pháp này là tạo nên một chuỗi tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh giải
quyết những vấn đề đó. Nhờ vậy nó đảm bảo cho học sinh lĩnh hội vững chắc những cơ
sở khoa học, phát hiện năng lực sáng tạo và hình thành cơ sở thế giới quan khoa học.
Dạy học theo cách giải quyết vấn đề giúp học sinh liên hệ và sử dụng những tri
thức đã có trong việc tiếp thu tri thức mới cũng như tạo được mối liên hệ giữa những tri
thức khác. Thông qua đó học sinh có thể giải thích được các sự sai khác giữa lí thuyết và
thực tiễn, những mâu thuẫn nhận thức được tìm thấy trong quá trình học tập.
Dạy học theo cách giải quyết vấn đề giúp học sinh thấy rõ trách nhiệm về việc học
tập của bản thân, phát triển được các kĩ năng viết và kĩ năng diễn đạt, giải quyết vấn đề


và đưa ra quyết định, phát triển năng lực giao tiếp xã hội. Sự tham gia tích cực của học
sinh trong quá trình học tập làm tăng cường niềm vui và khả năng của bản thân đối với
việc lĩnh hội kiến thức nên làm tăng cường động cơ học tập.
Đặc trưng cơ bản của dạy học giải quyết vấn đề là “Tình huống có vấn đề” hoặc
“Tình huống học tập”. Qua thực tiễn dạy học cho thấy: Tư duy của học sinh chỉ bắt đầu
khi xuất hiện tình huống có vấn đề, tức là ở đâu không có vấn đề thì ở đó không có tư
duy. Tình huống có vấn đề luôn luôn chứa đựng một nội dung cần xác định, một nhiệm
vụ cần giải quết, một vướng mắc cần tháo gỡ. Do đó, kết quả của việc nghiên cứu và
giải quyết vấn đề là tiếp thu tri thức mới, nhận thức mới, phương pháp hành động mới.
1


Đối với dạy học Địa lí ở trường phổ thông nói chung và ở môn Địa lí 10, 11 và 12
nói riêng việc dạy học để rèn luyện tính tích cực, tự lực của học sinh là hết sức cần thiết,
góp phần hình thành ý thức tự giác học tập, say mê với bộ môn và nâng cao chất lượng
dạy học. Chính vì vậy bản thân tôi trong quá trình dạy học đã thấy được việc rèn luyện
tính tích cực học tập của học sinh thông qua dạy học tạo tình huống có vấn đề là không
thể thiếu trong các khâu lên lớp nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Rèn luyện tính tích cực
học tập của học sinh qua phương pháp dạy học giải quyết vấn đề ở môn địa lí 11” để thử
nghiệm trong quá trình giảng dạy, qua thời gian thực hiện đã mang lại kết quả khả quan.
Vì thế tôi chia sẽ đề tài này cùng đồng nghiệp với mong muốn góp một phần nhỏ
tạo nên thành công trong việc phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh
trong quá trình lĩnh hội kiến thức Địa lí. Tuy nhiên với phương pháp này không còn
mới, nhưng hiệu quả vẫn rất cao nên tôi vẫn mạnh dạn áp dụng và sử dụng nó.
I.2. Mục đích:

Thực hiện chuyên đề này cũng góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học,
phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, tìm tòi sáng tạo của người dạy.
Thông qua chuyên đề này còn rèn luyện cho học sinh các kỹ năng về phân tích, xử
lý các luồng thông tin, cũng như chứng minh một vấn đề địa lí cụ thể. Nhất là trong giai

đoạn hiện nay. Địa lí học đang gắn với thực tiễn cuộc sống, phản ánh thực trạng nền
kinh tế - xã hội của Đất nước trong thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá và bước vào
giai đoạn hội nhập sâu sắc với nền kinh tế khu vực cũng như thế giới hiện nay.
I. 3. Đối tượng nghiên cứu:

Học sinh khối 11 trường THPT Lê Hoàn huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hoá trong
các năm học từ 2014 - 2015 cho đến nay.
I.4. Phương pháp nghiên cứu:

Dạy học nêu vấn đề là đặt ra trước học sinh một vấn đề hay một hệ thống những
vấn đề cần nhận thức có chứa đựng những mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết,
chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề, kích thích hoạt động tư duy tích cực của các
em trong quá trình giải quyết vấn đề, tức là làm cho các em tích cực tự giác trong việc
giành lấy kiến thức một cách độc lập.
Điểm mấu chốt của phương pháp dạy học nêu vấn đề là ở chỗ làm thế nào để xuất
hiện tình huống có vấn đề, tức là làm thế nào để tạo ra một trạng thái tâm lý mà trong đó
học sinh tiếp nhận mâu thuẫn khách quan (một cách khó khăn gặp phải trên bước đường
nhận thức) như là mâu thuẫn nội tại của bản thân (mâu thuẫn chủ quan), bị day dứt bởi
chính mâu thuẫn đó và có ham muốn giải quyết.
Trong dạy học môn địa lí ở trường phổ thông, tình huống có vấn đề thường xuất
hiện ở các trường hợp sau:
- Vấn đề đặt ra có thể là một mâu thuẫn giữa những kiến thức đã có của học sinh
và kiến thức mới.
- Vấn đề đặt ra có thể là một nghịch lí, sự kiện bất ngờ, một điều gì đó không bình
thường so với cách hiểu cũ và đôi khi thoạt đầu có vẻ như vô lí làm học sinh ngạc nhiên.
2


- Vấn đề đặt ra trong trường hợp học sinh đứng trước sự lựa chọn một phương án
giải quyết trong số nhiều phương án mà xem ra phương án nào cũng hợp lí.

- Vấn đề đặt ra có thể là một sự kiện, một hiện tượng mới mà học sinh không thể
dùng hiểu biết, những vốn tri thức cũ để giải thích. Như vậy, trong dạy học Địa lí ở
trường phổ thông, có thể tạo tình huống có vấn đề theo 3 cách:
+ Tạo ra một nghịch lí: Mâu thuẫn giữa kiến thức cũ và những kiến thức mới, mâu
thuẫn giữa những kiến thức mới khoa học đã có và kiến thức thực tiễn cuộc sống.
+ Tạo ra sự bế tắc: Phải có một cách giải độc đáo mới giải quyết được. Tuy nhiên, cần
chú ý sự bế tắc này phải vừa sức với học sinh.
+ Tạo ra sự lựa chọn: Có nhiều phương án, giải pháp nhưng buộc phải chọn một
phương án, giải pháp đúng.
- Tạo tình huống vấn đề có thể theo nhiều phương pháp khác nhau. Thông thường
giáo viên dựa vào kiến thức của học sinh đã học ở các bài trước, phần trước; Dựa vào
kinh nghiệm thực tế và các tri thức đã tích luỹ được trong thực tiễn và cuộc sống hằng
ngày của các em; Dựa vào tài liệu thực tế... để từ đó kết hợp với các kiến thức mới tạo ra
các nghịch lí, sự bế tắc hay lựa chọn.
Phương pháp tạo tình huống có vấn đề như vậy phụ thuộc nội dung kiến thức bài
giảng và phương pháp trình bày của bài viết ở sách giáo khoa. Về hình thức, phần lớn
các tình huống có vấn đề thường xuất hiện các câu hỏi kích thích: “Tại sao?”, “Thế
nào?”, “Vì đâu?”, “Nguyên nhân nào quan trọng nhất?”, “Vì sao?” ... Tất nhiên các câu
hỏi đó phải chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, đồng thời phải chứa đựng phương án giải
quyết vấn đề và thu hẹp phạm vi tìm kiếm câu trả lời, phản ánh trước tâm trạng ngạc
nhiên, xúc cảm mạnh của học sinh khi nhận ra mâu thuẫn của nhận thức.
Tình huống cáo vấn đề có thể được tạo ra lúc bắt đầu bài giảng mới, khi bước vào
một mục của bài hay lúc đề cập đến một khái niệm, một nội dung kiến thức mới.
Dạy học nêu vấn đề có nhiều mức độ khác nhau, tương ứng với tỉ trọng sự tham
gia trực tiếp của giáo viên và học sinh vào các công việc: đặt vấn đề, phát biểu vấn đề và
giải quyết vấn đề.
Mức I: Giáo viên đặt vấn đề, phát biểu vấn đề và giải quyết vấn đề.
Mức II: Giáo viên đặt vấn đề, phát biểu vấn đề và học sinh giải quyết vấn đề.
Mức III: Giáo viên đặt vấn đề, học sinh phát biểu vấn đề và giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên, trong dạy học nêu vấn đề cũng cần phải lưu ý rằng: Trong một bài dạy

theo phương pháp nêu vấn đề, không phải chỉ có một câu hỏi có vấn đề bao trùm toàn
bài mà có thể là các câu hỏi có vấn đề xuất hiện kế tiếp nhau. Tình huống có vấn đề
trong trường hợp như vậy được tạo ra một cách liên tục trong toàn bài, khi vấn đề được
giải quyết xong thì cũng kết thúc tình huống có vấn đề.

3


Phần II: NỘI DUNG
II.1.Cơ sở lí luận:

Dạy học theo phương pháp giải quyết vấn đề là hình thức dạy học mà người giáo
viên phải tổ chức được tình huống có vấn đề, giúp học sinh nhận thức được tình huống,
chấp nhận giải quyết và tìm kiếm được kiến thức trong quá trình hoạt động hợp tác giữa
thầy và trò, phát huy tính tích cực của học sinh kết hợp với sự hướng dẫn của giáo viên.
II.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
a. Về đội ngũ giáo viên:

Lượng giáo viên có đủ theo biên chế, có trình độ đạt chuẩn, có năng lực, nhiệt tình
trong giảng dạy, có ý thức chấp hành kỉ luật tốt và quan trọng là nắm được phương pháp
giảng dạy, quan tâm đến việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Có ý thức
học hỏi đồng nghiệp thông qua các hoạt động dự giờ rút kinh nghiệm, soạn giáo án
chung và các buổi sinh hoạt nhóm chuyên môn. Đặc biệt chú trọng đến đặc trưng bộ
môn là sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học khi lên lớp.
Tuy nhiên. Trong những năm gần đây, khi nước ta bước vào nền kinh tế thị trường
nên cũng có phần nào ảnh hưởng đến việc học tập môn Địa lí ở trường phổ thông. Đó là
học sinh ít quan tâm đến môn học do cách giảng dạy theo lối truyền thống, chưa gây
được hứng thú học tập cho học sinh.
b. Về học sinh:


Học sinh đã quen thuộc với cách học mới, tích cực, chủ động hơn trong việc phát
hiện kiến thức, có ý thức tự giác trong làm bài tập, chuẩn bị bài mới. Qua việc kiểm tra
vở bài tập ở nhà của học sinh, chúng tôi thấy phần lớn học sinh đã đầu tư thời gian cho
việc làm bài tập, chịu khó tìm tòi những kiến thức thực tế khi giáo viên yêu cầu.
Tuy nhiên, việc học tập của học sinh vẫn còn một số tồn tại sau:
- Nhiều học sinh còn lười học, thiếu tính tích cực, chủ động trong học tập, đặc biệt
là trong việc hoạt động nhóm.
- Một số học sinh không chịu khó làm bài tập ở nhà, thậm chí còn mượn vở bài tập
của bạn ở trong lớp để chép lại một cách thụ động, đối phó với giáo viên.
- Các bài tập giáo viên hướng dẫn làm trên lớp nhưng học sinh không tiếp thu, làm
hay chỉnh sửa, bổ sung những phần còn thiếu, sai.
c. Cơ sở vật chất:

Trường THPT Lê Hoàn trong những năm gần đây được đầu tư xây dựng mới,
khang trang, có khá đầy đủ các phương tiện để phục vụ học tập như tranh ảnh bản đồ,
sách giáo khoa, sách tham khảo, công nghệ thông tin...
Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn nên việc phát huy phong
trào dạy và học tốt ở bộ môn Địa lí nói riêng và các môn học khác nhìn chung thuận lợi.
II.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
1. Xây dựng tình huống có vấn đề:

4


Trong một tiết dạy để tạo nên tình huống có vấn đề, trước hết cần: tìm hiểu vấn đề,
sau đó xác định được vấn đề cần giải quyết, đưa ra những giả thiết khác nhau để giải
quyết vấn đề, thử nghiệm giải pháp thích hợp nhất, hiệu quả nhất.
Ví dụ 1: Bài 3 “Một số vấn đề mang tính toàn cầu” Đây là một vấn đề mang tính thực tiễn
trong cuộc sống thường ngày mà các em có điều kiện tiếp xúc với các phương tiện thông
tin đại chúng về vấn đề dân số, môi trường. ... Tuy nhiên, để giúp bài học có hiệu quả và

thu hút được học sinh hơn thì giáo viên cần lựa chọn vấn đề đưa ra để đưa học sinh vào
tình huống có vấn đề, để học sinh giải quyết:
- Bùng nổ dân số là gì? Bùng nổ dân số dẫn đến những hậu quả gì? Già hoá dân số
là gì? Già hoá dân số dẫn tới những hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội và tương lai của
một quốc gia?Tại sao vấn đề môi trường hiện nay lại được sự quan tâm của tất cả các
nước trên thế giới? Vấn đề môi trường ở nước ta và địa phương tỉnh Thanh Hoá chúng ta
được quan tâm như thế nào?
Để giải quyết được những vấn đề này, học sinh phải dựa vào các kiến thức về dân
cư, xã hội đã học ở các bài trước, ở lớp 10 và phần các kiến thức thực tế của học sinh.
Ví dụ 2: Bài 5 “Một số vấn đề của châu Phi” Tại sao châu Phi rất giàu có về các loại tài
nguyên khoáng sản, đặc biệt là kim cương và vàng nhưng đây lại là một châu lục nghèo
đói nhất thế giới? Tại sao nói Châu Phi là lục địa đen?
Ví dụ 3: Bài 6: “Hoa kì – Kinh tế” Tại sao xu hướng chuyển dịch về phân bố sản xuất
công nghiệp của Hoa Kì đang có sự thay đổi từ vùng Đông Bắc xuống phía Nam, Đông
Nam và ven Thái Bình Dương?
Đây là một tình huống liên quan đến lịch sử phát triển lãnh thổ cũng như phát triển
kinh tế của Hoa Kì trong môn Lịch sử và kiến thức của bài Thực hành ở tiết sau. Giáo
viên cho học sinh về nhà suy nghĩ để tìm câu trả lời sau, chứ không nhất thiết phải giải
quyết vấn đề này ngay trong tiết học hôm nay.
2. Giải quyết vấn đề

Sau khi đã tạo được tình huống có vấn đề, giáo viên hướng dẫn học sinh giải quyết
từng vấn đề. Tuỳ theo từng nội dung cần giải quyết mà áp dụng mức độ phù hợp từ dễ
đến khó, theo các cách sau:
a. Mức I: Nếu những nội dung giáo viên đưa ra khó học sinh không tự giải quyết được
thì giáo viên nên áp dụng như sau:
- Giáo viên đặt vấn đề rồi nêu cách giải quyết.
- Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên.
- Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh.
Ví dụ 1: Bài 7 “Liên minh Châu Âu” Tiết 2. EU- Hợp tác, liên kết để cùng phát triển: Ngày

01 - 01 - 1993. EU đã thiết lập thị trường chung với bốn mặt “tự do lưu thông” – nó có
những lợi ích nào cho các nước EU?
Đây là tình huống khó với học sinh khi phân tích hay nêu được lợi ích của bốn mặt
tự do lưu thông, giáo viên gợi ý để học sinh từng bước mở được vấn đề cần giải quyết.
5


Ví dụ 2: Bài 9: “Nhật Bản” Tiết 1. Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế. -

Tại sao ở vùng biển Nhật Bản là nơi có ngư trường rộng lớn?
Đây là một tình huống khó đối với đa số học sinh. Để giải thích được tình huống
này giáo viên phải gợi mở cho học sinh bằng các hình vẽ, sơ đồ trên bảng về vai trò của
dòng biển nóng, lạnh ở vùng biển Nhật Bản phía Tây và phía Đông (Thái Bình Dương).
b. Mức II: Với câu hỏi ở mức độ dễ hơn, thì:
- Giáo viên đặt vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết.
- Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề.
- Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
Ví dụ 1: Bài 6 “ Hoa Kì – Kinh tế”: Phân bố các nông sản của nông nghiệp, giáo viên có
thể đưa ra một tình huống sau: Tại sao ở khu vực ven vịnh Mê-hi -cô lại trồng lúa gạo và
cây ăn quả nhiệt đới. Trong khi đó vùng phía Tây rộng lớn lại phát triển lâm nghiệp,
chăn nuôi gia súc? Đây là một tình huống dễ dàng giải quyết của đa số học sinh trong
các lớp học.
Với tình huống này, giáo viên cho các cá nhân đánh giá kết quả trả lời của học sinh
để khẳng định kiến thức. Nếu các đối tượng học sinh có lực học quá yếu, giáo viên có
thể gợi mở: Điều kiện tự nhiên ở các khu vực này như thế nào, đặc biệt là khí hậu?
Ví dụ 2: Bài 9 “Nhật Bản” Tiết 1. Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế:
Tại sao Nhật Bản lại có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế
biển, đặc biệt là giao thông vận tải biển?
c. Mức III:


- Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề.
- Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thiết và tự lựa
chọn giải pháp.
- Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề.
- Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
Ví dụ 1:
Bài 9 “Nhật Bản” Tiết 2. Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế
- Tình huống 1: Tại sao Nhật Bản rất nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhất là khoáng
sản nhưng công nghiệp lại phát triển mạnh, chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới?
Đây là một vấn đề mà trong quá trình giải quyết lại nảy sinh tình huống khác đi
kèm. Học sinh giải quyết thông qua trao đổi thông tin từ các cặp.
Tài nguyên khoáng sản của Nhật Bản rất nghèo, nên để phát triển công nghiệp cần
phải nhập nguyên nhiên liệu từ các nước khác.
- Tình huống 2: Tại sao ngành thương mại của Nhật Bản cũng như các ngành dịch
vụ khác phát triển mạnh, đặc biệt là giao thông vận tải đường biển? Do nhu cầu nhập
nguyên, nhiên liệu nên cần phương tiện.
- Tình huống 3: Tại sao hiện nay Nhật Bản đẩy mạnh phát triển các ngành công
nghiệp điện tử? Do thiếu nguyên liệu nên phát triển các ngành cần ít nguyên liệu.
6


- Tình huống 4: Tại sao hiện nay trên đất nước Việt Nam lại có các nhà máy sản
xuất công nghiệp của Nhật Bản? Để hạn chế bớt chi phí vận chuyển, tăng khả năng cạnh
tranh, chiếm lĩnh thị trường ở các nước nên Nhật đã di chuyển các nhà máy, xí nghiệp
trong nước ra nước khác, nhất là những nước giàu nguyên liệu, có lợi thế về lao động và
thị trường, Nhật Bản đã áp dụng hình thức phi địa phương hóa
Như vậy trong dạy học đặt và giải quyết vấn đề giáo viên đưa học sinh vào tình
huống có vấn đề rồi giúp học sinh giải quyết các vấn đề đã đặt ra. Bằng cách đó, học
sinh vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp đi tới kiến thức đó, vừa
phát triển tư duy tích cực, sáng tạo và có khả năng vận dụng tri thức vào giải quyết tình

huống mới.
3. Các bước dạy học giải quyết vấn
đề. a. Giải thích vấn đề.

Tất cả học sinh đều phải nắm được vấn đề giáo viên đưa ra. Những điều mà một
thành viên chưa rõ cần được các thành viên khác giải thích thông qua thảo luận để làm
rõ vấn đề.
b. Thu thập các vấn đề liên quan.

Các thành viên trong nhóm cùng nhau thu thập các nội dung cần làm rõ nằm trong
vấn đề cần giải quyết theo nhận thức của nhóm: Tập hợp các kiến thức được đưa ra. Xác
định rõ trọng tâm của nội dung cần đạt sau khi có sự thống nhất của nhóm.
c. Tập hợp các ý kiến của nhóm.

Tập hợp các kiến thức. những dự đoán của nhóm xung quanh vấn đề cần giải quyết
và trình bày dưới hình thức mà cả nhóm dễ tiếp thu; theo dõi thông qua phiếu học tập
hoặc các bảng số liệu liên quan.
d. Xác định mục đích học tập cần đạt.

Xác định những nội dung nào đã biết, những nội dung nào cần tìm hiểu, cùng nhau
xác định rõ những mục tiêu học tập nhằm mở rộng những tri thức đã có.
e. Tập hợp và thảo luận các nội dung đã nghiên cứu.

Sau khi các nhóm hoặc các cặp trao đổi, thảo luận xong, giáo viên (hoặc một thành
viên nào đó trong các nhóm) tiến hành tập hợp các kết quả thảo luận để rút kinh nghiệm
và tiến hành các bước tiếp theo.
g. Nhận xét rút kinh nghiệm về tiến trình, phương pháp làm việc của từng nhóm.

- Các nhóm đánh gía lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá mức độ hoàn thành và kết quả đạt được của các nhóm.

- Giáo viên rút kinh nghiệm.
- Có thể ghi điểm cho các nhóm có kết quả tốt.
4. Dạy học giải quyết vấn đề thông qua sử dụng các thiết bị dạy học.

Thực tế dạy học cho thấy việc quan sát và khai thác kiến thức của học sinh đối với
thiết bị dạy học chỉ đạt hiệu quả nếu trước khi cho học sinh quan sát nhận xét, giáo viên
7


đưa ra vấn đề cần giải quyết nhằm giúp học sinh biết được cần quan sát cái gì?. Phân
tích nội dung gì? Giải thích nguyên nhân, nhận xét, khai thác kiến thức như thế nào?
Ví dụ 1: Bài 6: “Hoa kì – Tự nhiên và dân cư” Dùng bản đồ các nước trên thế giới yêu cầu
học sinh xác định vị trí địa lí của Hoa Kì.
Với yêu cầu này thì không khó đối với học sinh. Tuy nhiên kĩ năng cần rèn luyện
cho học sinh nhiều hơn chính là rèn luyện và nâng cao hơn về khai thác bản đồ.
Sau khi học sinh xác định xong vị trí địa lí, giáo viên yêu cầu học sinh cho biết với
đặc điểm vị trí địa lí đó. Hoa Kì có thuận lợi nào trong phát triển kinh tế, nhất là kể từ
khi lập quốc (1776 - 1782)? Vị trí địa lí đó hiện nay có còn quan trọng không? Tại sao?
Đây là một tình huống khó đối với học sinh, để học sinh hiểu rõ ý nghĩa của vị trí
địa lí thì giáo viên phải gợi mở, dẫn dắt để học sinh tìm ra được câu trả lời đúng.
Ví dụ 2: Bài 6: “Hoa kì – Kinh tế” Dựa vào bản đồ công nghiệp Hoa Kì (Lược đồ công
nghiệp Hoa Kì, trang 46 – SGK) hãy cho biết: Tại sao công nghiệp trước đây chủ yếu
tập trung ở khu vực Đông Bắc nay lại có xu hướng chuyển dịch xuống vùng phía Nam
và ven Thái Bình Dương?
Đây là một tình huống khó đối với tất cả học sinh, nên để học sinh hiểu được giáo
viên cần phải kết hợp các kiến thức về lịch sử phát triển của Hoa Kì và điều kiện tự
nhiên để học sinh nắm.
Dùng bản đồ cho học sinh biết khu vực Đông Bắc rất giàu về than đá, quặng sắt và
tiềm năng thuỷ điện lớn, đây là nơi khai thác sớm nhất và phát triển các ngành công
nghiệp nặng và cũng là nơi giúp cho Hoa Kì vươn lên vị trí số một thế giới về kinh tế

công nghiệp từ cuối thế kỉ XIX (1890) gọi là “Vành đai công nghiệp chế tạo”. Nhưng
hiện nay lại có xu hướng chuyển dịch xuống vùng phía Nam và ven Thái Bình Dương là
vì: vùng Đông Bắc phát triển lâu đời, cơ sở hạ tầng xuống cấp trầm trọng, thiết bị máy
móc cũ kĩ lạc hậu, nguyên vật liệu thiếu. Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp truyền
thống hiện nay không phải là thế mạnh của công nghiệp Hoa Kì. Khu vực phía Nam và
ven Thái Binh Dương có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên đặc biệt là dầu mỏ, khí
đốt, năng lượng mới, cơ sở hạ tầng hiện đại... Thuận lợi phát triển các ngành công
nghiệp có hàm lượng khoa học kĩ thuật cao, gọi là “Vành đai Mặt Trời”.
5. Hệ thống câu hỏi trong dạy học giải quyết vấn đề.

Hệ thống câu hỏi phải thể hiện rõ yêu cầu, mức độ nhận thức đối với học sinh.
Câu hỏi để phân loại và phát triển tư duy địa lí cho học sinh cần có mức độ khác
nhau từ đọc các đối tượng địa lí đến phân tích, so sánh, xác định mối quan hệ giữa các
đối tượng địa lí. Câu hỏi có tác dụng dẫn dắt học sinh biết, hiểu được đặc điểm đặc
trưng của các đối tượng địa lí và có cách nhìn tổng hợp giữa các đối tượng địa lí qua các
mối quan hệ giữa chúng.
Hệ thống các câu hỏi phải tạo được sự phân hoá các đối tượng học sinh ở các mức
độ kiến thức khác nhau từ: giỏi, khá đến trung bình, yếu, kém...
Ví dụ 1: Bài 8 “Liên Bang Nga – Tự nhiên, dân cư và xã hội” Giáo viên có thể đưa ra hệ
thống câu hỏi:
8


- Thiên nhiên nước Nga có những thuận lợi để phát triển những ngành kinh tế nào?
- Liên Bang Nga có nhiều hệ thống sông lớn, vậy tất cả sông ngòi của nước Nga
đều thuận lợi để phát triển GTVT và thuỷ điện. Điều này đúng hay sai? Tại sao?
- Tại sao sông ngòi của Liên Bang Nga lại bị ngập lụt từ thượng lưu trước rồi mới
đến hạ lưu?.
Những câu hỏi như vậy thể hiện rõ mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí tự nhiên
như; địa hình, khí hậu, hướng dòng chảy, nguồn cung cấp nước cho sông...với nhau mà

học sinh cần giải quyết và để học sinh giải quyết được những vấn đề đó đòi hỏi các em
phải tích cực vận dụng các mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí tự nhiên để giải quyết.
Ví dụ 2: Bài 8 “Liên Bang Nga – Kinh tế”
- Công nghiệp: Tuỳ theo từng đối tượng học sinh ở các lớp khác nhau mà giáo viên nêu
từng vấn đề ở mức độ khác nhau:
+ Với những đặc điểm tự nhiên sẵn có. Liên bang Nga thuận lợi để phát triển những
ngành công nghiệp nào?
+ Trong nền kinh tế nước Nga, tại sao công nghiệp được xem là ngành xương sống của
nền kinh tế?
+ Tại sao các trung tâm công nghiệp của Liên bang Nga phần lớn tập trung ở đồng bằng
Đông Âu; U ran; Tây Xi bia và dọc các tuyến giao thông quan trọng?
Với hệ thống câu hỏi trên sẽ giúp học sinh khai thác tối đa kiến thức phần công
nghiệp của Liên bang Nga. Đặc biệt những tình huống có vấn đề này sẽ giúp học sinh
liên hệ kiến thức tự nhiên sang tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, cũng như giải quyết
được vấn đề khó khăn lớn nhất là khí hậu lạnh giá và các điều kiện khác ở vùng Xi -bi-a
rộng lớn không thuận lợi, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung
và ngành công nghiệp nói riêng của Liên bang Nga .
Để phát huy cao độ tính tích cực học tập của học sinh, giáo viên phải dựa trên nội
dung bài học, nội dung các phương tiện dạy học để nêu câu hỏi thành một số vấn đề cần
làm sáng tỏ và hướng dẫn học sinh tự làm việc với các phương tiện học tập. Giáo viên
cần chú ý yêu cầu học sinh khai thác các nội dung kiến thức “ẩn” trong mỗi phương tiện,
dựa vào đó để phân tích, đánh giá, so sánh, giải thích...trong suốt quá trình dạy học ở
trên lớp, ở nhà và cả trong khi kiểm tra, đánh giá...
Chúng ta biết rằng, các đối tượng, sự vật địa lí tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ,
tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Trong dạy học địa lí, để giúp học sinh hiểu
được bản chất của những mối quan hệ đó giáo viên phải hướng dẫn học sinh sử dụng kết
hợp nội dung kiến thức với thiết bị dạy học để đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp.
Từ đó để rút ra kết luận, giải quyết vấn đề mà giáo viên yêu cầu. Việc sử dụng kết hợp
các loại phương tiện này sẽ kích thích hứng thú học tập của học sinh – giúp học sinh chủ
động. sáng tạo trong quá trình lĩnh hội kiến thức.

6. Cách tổ chức hoạt động trong dạy học giải quyết vấn đề.

- Trong dạy học giải quyết vấn đề. giáo viên cần chú ý sử dụng mọi biện pháp thúc
đẩy học sinh mạnh dạn nêu thắc mắc và khéo léo sử dụng thắc mắc đó để tạo nên tình
9


huống có vấn đề, thu hút toàn lớp tham gia thảo luận, tranh luận để giải quyết vấn đề đó.
Như vậy có thể góp phần lấp lỗ hổng, chữa những sai lầm hoặc hiểu chưa chính xác
những nội dung học tập của học sinh.
- Cần có thái độ bình tĩnh khi học sinh trả lời sai hoặc thiếu chính xác, tránh thái độ
nôn nóng, vội vàng cắt ngang ý kiến của học sinh khi không thật cần thiết.
- Giáo viên chú ý uốn nắn, nhận xét, bổ sung câu trả lời của học sinh, giúp học sinh
hệ thống hoá tri thức tiếp thu được trong quá trình học tập.
- Tạo ra không khí học tập thân thiện, thoải mái trong lớp học để học sinh không
quá lo ngại khi trả lời, các học sinh yếu kém không mặc cảm, tự ti về trình độ nhận thức
của mình, khuyến khích, động viên sự cố gắng của các em.
7. Hướng dẫn phương pháp học tập cho học sinh.

Trong tất cả các phương pháp dạy học thì mục đích cuối cùng của nhà giáo là giúp
học sinh nắm kiến thức và biết vận dụng tốt kiến thức vào trong thực tiễn. Nếu giáo viên
dạy tốt mà không hướng dẫn cho học sinh cách học tốt thì chắc chắn kết quả sẽ không
như mong muốn. Vì vậy, giáo viên cần chú ý hướng dẫn cách học cho học sinh theo
những định hướng, phương pháp học tập sau (nên đưa vào những tiết học đầu năm):
- Tự giác, tích cực và tạo thói quen tư duy logic, tích cực tham gia xây dựng bài.
- Phải thường xuyên liên hệ kiến thức đã được học với kiến thức thực tế qua quan
sát hoặc phương tiện thông tin và từ kiến thức hiểu được qua thực tế để rút ra bài học.
- Hướng dẫn cho học sinh thường xuyên đưa ra những câu hỏi, những thắc mắc cần
giải quyết, điều đó giúp học sinh có ý thức trách nhiệm hơn trong việc tự giải quyết vấn
đề và sẽ hiểu bài tốt hơn, nhớ lâu hơn vì có chủ định.

- Trong học cần có sự so sánh, đối chứng, phân tích các bảng số liệu, biểu đồ, lược
đồ để nắm kiến thức một cách chắc chắn.
- Yêu cầu học sinh phải có sự hợp tác tốt trong hoạt động nhóm, mạnh dạn thể hiện
ý kiến của mình trước nhóm, tích cực tham gia tranh luận những vấn đề còn vướng mắc
để cùng làm sáng tỏ vấn đề cần giải quyết.
- Tập cho học sinh thói quen quan sát, ghi lại những hiện tượng, đối tượng địa lí và
tự đặt câu hỏi, giải thích để đưa ra nhận định về các hiện tượng, đối tượng đó.
- Tích cực làm bài tập, có thói quen tốt trong việc trao đổi với bạn nếu có những
vấn đề chưa hiểu rõ.
8. Giáo án dạy thể nghiệm:

Ngày dạy: 19/01 & 20/01/2017. Lớp dạy:11A6; 11A7.
Bài 9: NHẬT BẢN

Diện tích: 378200 km2. Dân số: 127. 7 triệu người (2005). 127. 5 triệu người (2011)
Thủ đô: Tôkyô.
Tổng GDP 5836 tỷ USD (2012)
TIẾT 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, học sinh cần nắm:

10


1. Kiến thức:

- Biết được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Nhật Bản.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được
những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
- Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng tới phát triển kinh tế.
- Trình bày và giải thích được tình hình kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế

giới II đến nay.
2. Kĩ Năng:

- Sử dụng bản đồ, lược đồ để nhận biết và trình bày một số đặc điểm tự nhiên.
- Nhận xét được các số liệu, tư liệu, để rút ra kiến thức cần thiết.
3. Thái độ:

- Khâm phục và có ý thức học hỏi người Nhật trong lao động, học tập, thích ứng
với tự nhiên, sáng tạo để phù hợp với hoàn cảnh.
- Nhận thức được con đường phát triển kinh tế thích hợp của Nhật Bản, đồng thời
liên hệ để thấy được sự đổi mới phát triển kinh tế hiện nay của nước ta.
4. Năng lực:

- Năng lực chung. Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt. Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng
bản đồ, năng lực sử dụng số liệu thống kê.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN V À HỌC SINH:

- Bản đồ các nước châu Á
- Bản đồ tự nhiên Nhật Bản. Lược đồ Nhật Bản – SGK.
- Một số số liệu liên quan.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.

- Giải quyết vấn đề
- Đàm thoại gợi mở
- Thảo luận
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

1. Ổn định tổ chức:
Lớp

Sĩ số
Vắng
Chậm

11A6
47
0
1

11A7
42
0
0

2. Hỏi bài cũ: Gọi một số học sinh chấm vở thực hành
3. Bài mới: Sau chiến tranh thế giới 2. Nhật Bản là một nước bại trận, phải xây dựng
mọi thứ từ trên điêu tàn đổ nát, trên một quần đảo nghèo nàn tài nguyên khoáng sản lại
11


thường xuyên đối mặt với thiên tai. Nhưng chỉ sau một thời gian. Nhật Bản trở thành
một cường quốc về kinh tế thứ 2 thế giới sau Hoa Kì. Điều kì diệu ấy có được từ đâu?
Bài học hôm nay. Chúng ta sẽ tìm hiểu những đặc điểm tự nhiên và con người
Nhật Bản đã tạo nên sự phát triển đất nước. Chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều điều về
các đức tính của người Nhật Bản.
Hoạt động của giáo viên và học sinh.

Kiến thức bài mới.

Hoạt động 1: Hình thức: Cá nhân

Bước 1: Dùng bản đồ các nước châu Á và bản đồ

I. Điều kiện tự nhiên.
1. Vị trí địa lý và lãnh thổ:

tự nhiên Nhật Bản. hình 9.2 SGK. (treo tường
hoặc trình chiếu)
- GV yêu cầu HS quan sát bản đồ. hãy:
Xác định vị trí địa lí của Nhật Bản?
- GV yêu cầu HS quan sát bản đồ tự nhiên Nhật
Bản và hình 9.2. kiến thức SGK hãy: Nêu thuận
lợi và khó khăn về tự nhiên của Nhật Bản?
GV gợi ý:
* Thuận lợi + Địa hình, đất đai? Khí hậu? Sông
ngòi? Khoáng sản? Biển?
* Khó khăn: HS làm việc với bản đồ và đưa ra các

- Là một quần đảo hình vòng
cung nằm ở Đông Á.
kéo dài từ
Bắc xuống Nam khoảng 3800 km.
+ Gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn
đảo nhỏ.
+ Bờ biển dài 29.750 km. không
đóng băng nhiều vụng vịnh là
điều kiện thuận lợi để xây dựng
nhiều cảng lớn.
- Nằm trong vùng bất ổn của vỏ
Trái Đất, nằm trong vành đai
động đất núi lửa

Thái Bình
Dương nên thường xuyên xẩy ra:
Động đất, núi lửa, sóng thần…

nội dung cần thiết.
Bước 2: Gọi học sinh trả lời
2. Điều kiện tự nhiên
Bước 3: GV cho hs nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn
a.Thuận lợi
về Khí hậu, dòng biển của Nhật.
* Sau khi gọi hs nêu xong các đặc điểm về tự * Địa hình: Núi chiếm 73% diện nhiên
của Nhật. GV yêu cầu hs quan sát hình 9.2 tích đất tự nhiên của Nhật Bản. SGK để
nhận biết các dòng biển hoạt động trong giữa các núi có những bồn địa
vùng biển Nhật Bản và cho biết ảnh hưởng của nó nhỏ, các cao nguyên và cụm cao
đến khí hậu Nhật Bản?
nguyên. Núi không cao lắm trừ
* Tiếp đó GV yêu cầu hs quan sát hình 9.2 SGK
ngọn núi Phú Sĩ cao 3776m là
để nhận biết các hướng gió thổi theo mùa đi qua
điều kiện thuận lợi để phát triển
lãnh thổ Nhật Bản và ảnh hưởng của gió mùa đến du lịch leo núi.
* Đất đai. Màu mỡ (phong hóa từ
khí hậu Nhật Bản.
dung nham núi lửa) thuận lợi cho
Bước 4: Gọi học sinh trả lời
phát triển nông nghiệp.
Bước 5: GV bổ sung một số thông tin:
* Khí hậu, dòng biển :
+ Nhật Bản chỉ có đồng bằng Can tô trên đảo Hôn
+ Khí hậu gió mùa thay đổi từ

Su tương đối lớn. Do thiếu đất nên nông dân Nhật Bắc xuống Nam: từ ôn đới đến
Bản canh tác trên cả vùng đất có độ dốc 150
cận nhiệt.
nhưng đất đai rất màu mỡ,
+ Mưa nhiều: 1000 – 3000 mm/
+ Nhật Bản có nhiều ngọn núi trên 2000m. cao
12


nhất là Phú Sỹ: 3776m.
Giữa các ngọn núi có nhiều thung lũng, có các con
sông chảy xiết, có các hồ nước trong tạo nên
những cảnh đẹp rất tuyệt vời để phát triển du lịch.
+ Lãnh thổ Nhật Bản kéo dài từ 20025’ đến 45033
theo hướng Bắc Nam nên khí hậu thay đổi theo
hướng Bắc Nam.
Trên toàn lãnh thổ có 4 mùa rõ rệt:
Mùa hè: ấm ẩm.
Mùa đông: phía TBD ôn hoà, có nhiều ngày nắng,
phía Tây hơi u ám.
Mùa xuân-thu: khí hậu dịu, rực ánh nắng mặt trời.
- GV giải thích thêm tính chất gió mùa ở Nhật
Bản và ảnh hưởng của biển nên thường có mưa
nhiều vào mùa hè, khí hậu ẩm ướt.
* Qua đó học sinh đã biết được những nét khái
quát về đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản. Vậy điều
kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng
rất lớn sự phát triển kinh tế của Nhật Bản
Vậy dân cư và xã hội Nhật Bản có những đặc
điểm gì? ảnh hưởng thế nào đến phát triển kinh

tế? để làm rõ điều này ta cùng tìm hiểu mục II
Hoạt động 2: Hình thức: Cá nhân / cặp.

năm, chế độ mưa theo mùa.
+ Ảnh hưởng của dòng biển nóng
Cưrôsivô nên mùa đông biển
Nhật Bản không đóng băng.
+Nơi gặp nhau của dòng biển
nóng, lạnh tạo nên các ngư trường
lớn.
* Sông ngòi: Ngắn, dốc, nước
chảy xiết, có giá trị thuỷ điện lớn.
* Khoáng sản: Nghèo, chủ yếu là
sắt, than, đồng, trữ lượng ít.
b. Khó khăn:

- Các thiên tai thường xuyên xảy
ra: động đất, núi lửa, sóng thần....
- Thiếu tài nguyên khoáng sản để
phát triển kinh tế, dẫn đến phụ
thuộc vào nguồn nguyên liệu của
thế giới.
- Địa hình đa phần là núi gây khó
khăn cho giao thông vận tải.
II. Dân cư:

1. Dân cư.
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm. giao nhiệm vụ - Là một nước đông dân: 2005:

cứ 2 nhóm tìm hiểu 1 nội dung.

+ Nhóm 1. 2. Quan sát hình 9.1 và kiến thức SGK,
thảo luận đưa ra những đặc điểm về dân cư và xã
hội Nhật Bản.
+ Nhóm 3. 4. Đọc SGK. kết hợp sự hiểu biết nhận
xét sự phân bố dân cư của Nhật và giải thích tại
sao lại có sự phân bố đó.
Bước 2: HS thảo luận xong. GV gọi đại diện
nhóm trình bày kết quả.
Bước 3: GV đưa ra câu hỏi

- Vậy: Đặc điểm dân số Nhật Bản có tác động như
thế nào tới sự phát triển kinh tế?
- Tại sao đặc tính cần cù, có tinh thần trách nhiệm,
coi trọng giáo dục, đã trở thành động lực quan
13

127. 7 triệu người.
- Tốc độ tăng dân số hàng năm
đang giảm 2005: 0,1%.
- Tỉ lệ người già ngày càng cao:
2005: > 65 tuổi là 19. 2%
-Thiếu nguồn lao động. gây sức
ép cho kinh tế xã hội. nhất là vấn
đề phúc lợi cho người già.
2. Xã hội.

- Dân tộc: thuần nhất cao: 90% là
người Nhật và người Nhật có
lòng tự hào dân tộc rất lớn.
- Mức sống. trình độ dân trí của

người Nhật cao. Nhật coi trọng


trọng trong phát triển nền kinh tế của Nhật Bản.
- GV gọi hs trả lời.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và kết luận
Nhìn chung Nhật Bản có tự nhiên không thuận lợi
như các quốc gia khác nhưng kinh tế lại phát triển
vượt bậc. Nguyên nhân chủ yếu là do các điều
kiện về xã hội. Đó là ý chí nghị lực cần cù, ý thức
trách nhiệm cao và coi trọng giáo dục.
- Đất nước có nhiều khó khăn về tự nhiên thì ý
chí. nghị lực của người dân vô cùng quan trọng để
khắc phục những khó khăn.
- Cần cù tự giác. tinh thần kỷ luật sẽ giúp nâng
năng suất, cải tiến kỹ thuật, hạ giá thành sản phẩm
để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
- Nền kinh tế Nhật Bản đã phát triển theo hướng
sử dụng triệt để những đức tính đó.
Hoạt động 3: Hình
thức: Cả lớp.

phát triển giáo dục.
- Con người Nhật Bản có đức tính
cần cù, có tinh thần trách nhiệm
cao.
Đây là nhân tố đóng vai trò
hết sức quan trọng trong việc
phát triển đất nước Nhật Bản.


III. Tình hình phát triển kinh
tế. 1. Giai đoạn 1950- 1973.

Bước 1: GV yêu cầu học sinh quan sát hình 9.2 và a. Tình hình.

kiến thức phần III SGK để khái quát về nền kinh
tế Nhật Bản giai đoạn từ 1950 đến 1973.
Bước 2: GV gọi hs trả lời.
- GV: Ngày 14/8/1945. Nhật Bản đầu hàng Đồng
minh vô điều kiện, nền kinh tế lâm vào tình trạng
bị phá huỷ nặng nề.
- Nhật Bản bị kiệt quệ về kinh tế, bị đè bẹp về
quân sự, bị suy sụp về tinh thần, bị thiệt hại lớn về
người và của (> 3 triệu người chết và mất tích,
40% đô thị bị tàn phá. 34% máy móc thiết bị hư
hỏng, 25% nhà cao tầng bị san phẳng. Tổng giá
trị: 64.3 tỉ Yên chiếm 1/3 tổng giá trị tài sản còn
lại sau chiến tranh.)
- GV yêu cầu HS xem bảng 9.2. nhận xét về tốc
độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1950- 1973.
Vậy tại sao từ đống đổ nát của chiến tranh, chỉ
sau một thời gian ngắn mà tốc độ tăng trưởng kinh
tế Nhật đạt mức cao như vậy? Nguyên nhân nào
Nhật Bản đạt bước phát triển thần kỳ đó?
- Gọi học trả lời.
14

- Sau chiến tranh đến 1952: Nhật
Bản đã khôi phục được hậu quả
của chiến tranh và đạt ngang mức

trước chiến tranh.
- Giai đoạn 1955- 1973: Đạt bước
phát triển thần kì:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao:
> 10%
Ví dụ: 1950- 1954: 18. 8%
1960- 1964: 15. 6 %.
1970- 1973: 7. 8 %.

b. Nguyên nhân:

- Chú trọng đầu tư hiện đại hoá
công nghiệp. tăng vốn. áp dụng
kỹ thuật mới.
- Tập trung cao độ phát triển các
ngành then chốt. có trọng điểm


- GV giảng giải nguyên nhân chủ yếu của sự phát
triển nền kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh đến
1973. Liên hệ một số chủ trương chính sách, biện
pháp phát triển kinh tế nước ta hiện nay.
* Tiếp đó GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả
lời: Em hiểu thế nào là cơ cấu kinh tế hai tầng?
+ Cơ cấu kinh tế hai tầng là sự liên kết, hỗ trợ
nhau giữa hai khu vực kinh tế hiện đại và khu vực
kinh tế truyền thống.
(KV kinh tế hiện đại: gồm các công ty lớn, kỹ
thuật tiên tiến, đầu tư lớn, sử dụng lao động suốt
đời, điều kiện làm việc tốt, thu nhập cao... KV

truyền thống: doanh nghiệp nhỏ, kỹ thuật chưa
cao, sử dụng lao động hợp đồng, theo thời vụ)
* Tại sao Nhật lại duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng?
- Giải quyết việc làm, tận dụng nguồn lao động và
thị trường trong nước.
- Dễ chuyển giao công nghệ giữa các xí nghiệp.
- Tạo sự linh hoạt cho nền kinh tế, giảm sự phụ
thuộc vào bên ngoài.
- Cơ cấu kinh tế hai tầng phát huy được các nguồn
lực để phát triển và giảm rủi ro cho nền kinh tế.
- Cũng cần nói thêm về nguyên nhân viện trợ kinh
tế của Mĩ cho Nhật Bản.
* GV nêu thông tin: Sau 1973 tốc độ tăng trưởng
kinh tế Nhật Bản giảm xuống, đến 1980: 2. 6%.
? Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế NB giảm
sút nhanh như vậy?
? Chính phủ NB đã có những chính sách gì để
khắc phục tình trạng đó?
?Vì sao Nhật Bản phải chuyển hướng phát triển
những ngành công nghiệp trí tuệ?
Bước 3: Yêu cầu hs nghiên cứu SGK và trả lời.
Bước 4: GV gọi hs trả lời.
* Tiếp đó GV yêu cầu HS làm việc theo cặp để
phân tích bảng 9.3. Nhận xét tình hình phát triển
kinh tế Nhật Bản từ năm 1990 đến 2005.
- Gọi HS trả lời.
15

theo từng giai đoạn.
- Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.


2. Giai đoạn 1973 - 2005:

- 1973- 1974 và 1979 - 1980: Tốc
độ tăng trưởng kinh tế giảm còn
2.6%. Do khủng hoảng dầu mỏ.
- Nhật Bản điều chỉnh chiến lược
phát triển kinh tế: Tập trung phát
triển những ngành kỹ thuật cao, ít
tốn năng lượng và nguyên liệu.
Chuyển hướng phát triển những
ngành công nghiệp trí tuệ.
- Kết quả:
+ 1986-1990: Tốc độ tăng GDP :
5. 3%.
+ 1991- 2000: Tốc độ tăng trưởng
chậm
+ 2001-2005: Bắt đầu tăng trưởng
trở lại nhưng chưa đạt mức cao


- GV nhấn mạnh: Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới
về kinh tế. khoa học kỹ thuật và tài chính.
V. ĐÁNH GIÁ:

1. Nhân tố làm cho khí hậu Nhật Bản phân hoá thành khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới là?
2. Em hiểu thế nào là cơ cấu kinh tế hai tầng?
VI. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI:

- HS làm bài tập trong sách giáo khoa.

II.4. Kết quả đạt đư ợc.

Mặc dù thời gian thể nghiệm chuyên đề “Rèn luyện tính tích cực học tập của học sinh
qua phương pháp dạy học giải quyết vấn đề ở môn địa lí 11” trong thời gian 3 năm (năm
học 2014- 2015, năm 2015 - 2016 năm 2016 - 2017). Đặc biệt ở một ngôi trường nằm ở
vùng nông thôn năng lực học trò trung bình, cộng với sự cố gắng và kiên trì áp dụng
cách dạy học như đã nêu trên. Tuy kết quả chất lượng bộ môn địa lí 11 mà tôi phụ trách
tại trường THPT Lê Hoàn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn ở tất cả các lớp
nhưng bước đầu đã có nhiều tiến bộ, điều đó thể hiện rõ qua chất lượng của những bài
kiểm tra đầu năm, học kì I và học kì II, bồi dưỡng học sinh giỏi tỉnh lớp 11.
1. Năm học 2014 - 2015.

- Số lớp áp dụng: 02 lớp (11A6, 11A7,) là những lớp có chất lượng khá tốt môn Địa
lí so với các lớp trong khối của trường.
- Số lớp đối chứng: 02 lớp (11A8, 11A9) là những lớp có chất lượng TB và yếu trong
học tập môn Địa lí nói riêng và các môn học khác nói chung.
a. Chưa áp dụng chuyên đề:

- Học kì I: Kết quả bài kiểm tra khảo sát đầu năm học 2014 - 2015
Lớp Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Số
lượng

11A6

47


11

11A7

42

7

Tổng

89

18

Tỉ lệ
Số
(%) lượng

Tỉ lệ
Số
(%) lượng

23,
4
16,
7

16


34.
0
23,
8

20

20,2

26

29,2

10

Tỉ lệ
(%)

Kém

Số
lượng

Tỉ lệ
(%)

Số
lượng

Tỉ lệ

(%)

42,6

0

0. 0

0

0. 0

25

59,5

0

0. 0

0

0.0

45

50,6

0


0

0

0

b. Áp dụng chuyên đề:

- Học kì I: Bài kiểm tra học kì I. năm học 2014 - 2015
* Lớp thể nghiệm (áp dụng chuyên đề):
Lớp Sĩ số
Giỏi
Khá
TB

Yếu

Kém

Số
lượng

Tỉ lệ
( %)

Số
lượng

Tỉ lệ
( %)


Số
lượng

Tỉ lệ
( %)

Số
lượng

Tỉ lệ
( %)

Số
lượng

Tỉ lệ
( %)

36,
2
38,

5

10,
6
11,

0


0.0

0

0.0

0

0.0

0

0.0

11A6

47

25

53,2

17

11A7

42

21


50,0

15

6
16


1
Tổng

89

46

50,0

32

9

35,9

11

* Lớp đối chứng (không áp dụng chuyên đề):
Lớp
Sĩ số
Giỏi

Khá

14,1

0

TB

Số
lượng

Tỉ lệ
( %)

Số
lượng

Tỉ lệ
( %)

Số
lượng

0.0

0

Yếu

0.0


Kém

Tỉ lệ
Số
( %) lượng

Tỉ lệ
( %)

Số
lượng

Tỉ lệ
( %)

11A8
11A9

40
38

3
2

7.5
5.3

20
19


50.0
50.0

13
12

32.5
31.6

4
4

10.0
10.5

0
1

0.0
2.6

Tổng

78

5

6,4


39

49,6

25

32.4

8

10,3

1

1,3

- Học kì II: Bài kiểm tra học kì II. năm học 2014 - 2015
* Lớp thể nghiệm (áp dụng chuyên đề):
Lớp Sĩ số
Giỏi
Khá
TB

Yếu

Kém

Số
lượng


Tỉ lệ (
%)

Số
lượng

Tỉ lệ
( %)

Số
lượng

Tỉ lệ
( %)

Số
lượng

Tỉ lệ
( %)

Số
lượng

Tỉ lệ
( %)

11A6
11A7


47
42

22
18

46,8
42,9

22
19

46,8
45,2

3
5

6,4
11,9

0
0

0.0
0.0

0
0


0.0
0.0

Tổng

89

40

44,9

41

46,1

8

9,0

0

0.0

0

0.0

* Lớp đối chứng (không áp dụng chuyên đề):
Lớp Sĩ số
Giỏi

Khá
11A8
11A9

40
38

TB

Yếu

Kém

Số
lượng

Tỉ lệ
( %)

Số
lượng

Tỉ lệ
( %)

Số
lượng

Tỉ lệ
( %)


Số
lượng

Tỉ lệ
( %)

Số
lượng

Tỉ lệ
( %)

3
2

7.5
5.3

20
19

50.0
50.0

15
14

37.5
36.8


2
3

5.0
7.9

0
0

0.0
0.0

Tổng
78
5
6,4
39
50,0
29 37,2
5
6,4
0
0.0
- Kỳ thi học sinh giỏi cấp trường lớp 11 tôi bồi dưỡng có 5 em đạt học sinh giỏi và được
chọn để thi học sinh giỏi cấp tỉnh đều đạt giải như em : Nguy ễn Đình Đông; Đỗ Thị Giang.
đặc biệt em Nguyễn Đình Đông còn đạt điểm 10 trong k ì thi tuyển sinh Đại học môn Địa

2. Năm học 2015 - 2016
- Số lớp áp dụng: 02 lớp (11A3; 11A5) là những lớp có chất lượng khá tốt môn địa lí so


với các lớp trong khối của trường.
- Số lớp đối chứng: 01 (11A7) là lớp có chất lượng TB và yếu trong học tập môn Địa lí.
a. Chưa áp dụng chuyên đề:

- Học kì I: Kết quả bài kiểm tra khảo sát đầu năm học 2015 - 2016
Lớp Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Số
lượng

Tỉ lệ
( %)

Số
lượng

Tỉ lệ
( %)

Số
lượng

Kém

Tỉ lệ
Số

( %) lượng

Tỉ lệ
( %)

Số
lượng

Tỉ lệ
( %)

11A3
11A5
11A7

40
45
38

14
6
2

35.0
13.3
5.3

14
12
16


35.0
26.7
42.0

10
18
18

25.0
40.0
47.4

2
5
2

5.0
11.1
5.3

0
4
0

0.0
8.9
0.0

Tổng


123

22

17,9

42

34.1

46

37,4

9

7,3

4

3,3

17


b. Áp dụng chuyên đề:

- Học kì I: Bài kiểm tra học kì I. năm học 2014- 2015
* Lớp thể nghiệm( áp dụng chuyên đề):

Lớp Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Số
lượng

Tỉ lệ (
%)

Số
lượng

Yếu

Kém

Tỉ lệ
Số
( %) lượng

Tỉ lệ
( %)

Số
lượng

Tỉ lệ
( %)


Số
lượng

Tỉ lệ
( %)

11A3
11A5

40
45

21
22

52.5
48,9

14
20

35.0
44,4

5
3

12.5
6,7


0
0

0. 0
0.0

0
0

0.0
0.0

Tổng

85

43

50,1

34

40,0

8

9,9

0


0,0

0

0,0

* Lớp đối chứng (không áp dụng chuyên đề):
Lớp

Sĩ số

Giỏi

Số
lượng

Tỉ lệ
( %)

Khá

Số
lượng

TB

Tỉ lệ
( %)

Số

lượng

Tỉ lệ
( %)

11A7
38
8
21,1
10 26,3
16 42,1
- Học kì II: Bài kiểm tra 1 tiết năm học 2015 - 2016
* Lớp thể nghiệm (áp dụng chuyên đề):
Lớp

Sĩ số

11A3
11A5
Tổng

Giỏi

Khá

Yếu

Số
lượng


3

7,9

TB

Tỉ lệ
( %)

Số
lượng

Tỉ lệ
( %)

Kém

Số
lượng

Tỉ lệ
( %)

1

2.6

Yếu

Số

lượng

Tỉ lệ
( %)

Số
lượng

Tỉ lệ
( %)

Số
lượng

40
45

21
22

52.5
48,9

17
19

42.5
42,2

2

4

5.0
8,9

0
0

85

43

50,6

36

42,1

6

7,3

0

Tỉ lệ
( %)

Kém
Số
lượng


Tỉ lệ
( %)

0.0
0.0

0
0

0.0
0.0

0,0

0

0.0

- Năm 2015 - 2016 trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 11 tôi có 2 học sinh đạt giải.
Trong đó 1 giải nhì (Nguyễn Thị Linh 11A5 giải nhì. Nguyễn Lan Anh 11A3 giải nhất)

* Lớp đối chứng (không áp dụng chuyên đề):
Lớp Sĩ số
Giỏi
Khá

11A7

37


TB

Số
lượng

Tỉ lệ
(%)

Số
lượng

Tỉ lệ
(%)

Số
lượng

5

13,6

16

43,2

16

Yếu
Tỉ lệ Số

(%) lượng

43,2

0

Kém

Tỉ lệ
(%)

Số
lượng

Tỉ lệ
(%)

0,0

0

0.0

3. Năm học 2016 - 2017.

- Số lớp áp dụng: 02 lớp (11A6; 117) là những lớp có chất lượng khá tốt môn Địa
lí so với các lớp trong khối của trường.
- Số lớp đối chứng: 01 lớp (11A9) là những lớp có chất lượng TB và yếu trong
học tập môn Địa lí nói riêng và các môn học khác nói chung.
a. Chưa áp dụng chuyên đề:

- Học kì I: Kết quả bài kiểm tra khảo sát đầu năm học 2016 – 2017

Lớp


số

Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Số Tỉ lệ
Số Tỉ lệ
Số Tỉ lệ
Số Tỉ lệ
Số Tỉ lệ
lượng ( %) lượng ( %) lượng ( %) lượng ( %) lượng ( %)
18


11A6
11A7

41
39

13
4


31.7
10.3

16
14

39.3
35.9

10
12

25.0
30.1

2
5

5.0
13.4

0
4

0. 0
10.3

b. Áp dụng chuyên đề:

- Học kì I: Bài kiểm tra học kì I. năm học 2016- 2017

* Lớp thể nghiệm (áp dụng chuyên đề):

Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Lớp
số
Số
Tỉ lệ
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
Số
lượng
lượng
(%) lượng
(%)
(%) lượng (%) lượng (%)
11A6
41
17
41.7
16 39.3
8
20.0 0
0.0
0
0.0
11A7

39
17
43,6
18 46,2
4
10,2 0
0.0
0
0.0
* Lớp đối chứng (không áp dụng chuyên đề):
Lớp Sĩ
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
số
Số Tỉ lệ
Số Tỉ lệ
Số Tỉ lệ
Số Tỉ lệ Số
Tỉ lệ
lượng ( %) lượng ( %) lượng ( %) lượng ( %) lượng (%)
11A9 36
2
5.5
13 36.2
18 50.0
3
8.3

0
0.0
- Học kì II: Bài kiểm tra học kì II. năm học 2016 - 2017
* Lớp thể nghiệm (áp dụng chuyên đề):

Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Lớp
số
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
lượng

(%)

lượng

(%)


lượng

(%) lượng

(%)

lượng

(%)

11A6
41
16
39.0
22
53.6
3
7.4
0
0.0
0
0.0
11A7
39
20
51,2
18
46,2
1
2.6

0
0.0
0
0.0
* Lớp đối chứng (không áp dụng chuyên đề):
Lớp Sĩ
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
số
Số
Tỉ lệ
Số Tỉ lệ
Số Tỉ lệ
Số Tỉ lệ Số
Tỉ lệ
lượng ( %) lượng ( %) lượng ( %) lượng ( %) lượng ( %)
11A9 36
3
8.3
14
38.9
18 50.0
1
2.8
0
0.0
- Kĩ năng:

+ Phần lớn học sinh đã có kĩ năng đọc, khai thác lược đồ, bản đồ để tìm ra kiến thức.
+ Có kĩ năng vẽ biểu đồ, nhận xét và so sánh, phân tích các bảng số liệu.
+ Có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để giải thích các sự vật, hiện tượng những vấn
đề KT - XH của các nước trên thế giới và ở Việt Nam, cũng như ở địa phương.
+ Tuy nhiên, tỉ lệ học sinh còn yếu về kĩ năng tính toán đơn giản, nhất là kiến thức toán
học vận dụng trong Địa lí về tính cơ cấu, chuyển đổi các giá trị, kĩ năng khai thác bản
đồ, lược đồ... còn khá cao, nhất là lớp học sinh có năng lực tiếp thu yếu như lớp 11A7.

Phần III: KẾT LUẬN, KIÊN NGHI
III.1. Kết luận:

19


Dạy học giải quyết vấn đề là một trong những phương pháp dạy học tích cực
nhằm tổ chức cho học sinh tự tìm tòi, phát hiện giải quyết các vấn đề nhận thức có hiệu
quả. học sinh phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo trong học tập.
Phương pháp dạy học nêu vấn đề là phương pháp học tập tích cực, rèn luyện cho
học sinh có năng lực giải quyết vấn đề, có khả năng thích ứng, hợp tác xây dựng bài. rèn
cho học sinh nói rõ ràng, rành mạch, khúc chiết, lưu loát.
Để tổ chức các hoạt động học tập có hiệu quả, giáo viên phải lựa chọn nội dung,
phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp với mục tiêu bài học và trình độ nhận thức
của học sinh. Có làm được như vậy mới góp phần giúp học sinh yêu thích và say mê học
tập bộ môn Địa lí, đưa bộ môn Địa lí trở thành bộ môn phát huy kiến thức hàn lâm của
sách giáo khoa sang vận dụng thực tế để đánh giá các nguồn lực về tự nhiên và kinh tế xã hội để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như của đất nước trong giai
đoạn CNH – HĐH hiện nay.
Qua thời gian thực nghiệm ngắn ở một số lớp trong học năm học 2014 - 2015;
2014 - 2015; 2015 - 2016 với bản thân tôi đã góp phần nhỏ trong việc "Thử đi tìm
phương pháp dạy học hiệu quả" đối với chuyên đề “Rèn luyện tính tích cực học tập của học
sinh qua phương pháp dạy học giải quyết vấn đề ở môn địa lí 11”. Tuy nhiên, trong quá


trình thực hiện chuyên đề này cũng gặp một số trở ngại, chủ yếu là từ phía học sinh về
sự phân hoá học lực giữa các lớp không đồng đều, giữa bản thân các em học sinh. Ngoài
ra, bản thân tôi gặp nhiều lúng túng trong khai thác kiến thức đã dẫn đến nhiều tiết giảng
chưa trọn vẹn, chưa phát huy hết các đối tượng học sinh ở các lớp được phân công.
Đây là một chuyên đề nhỏ, sự chuẩn bị còn ít, thời gian thể nghiệm ở lớp học còn
hạn chế nên gặp nhiều thiếu sót. Chân thành mong các thầy cô đồng nghiệp và các thầy
cô đi trước đóng góp ý kiến để hoàn thiện hơn đối với chuyên đề “Rèn luyện tính tích
cực học tập của học sinh qua phương pháp dạy học giải quyết vấn đề ở môn địa lí 11” nói
riêng và bộ môn địa lý nói chung.
III. 2. Kiến nghị:
1. Vê phia nha trường.

- Lãnh đạo nhà trường cần quan tâm đến điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí sinh hoạt tổ
chuyên môn, tổ chức chuyên đề, hội thảo. Tạo điều kiện cho giáo viên đi giao lưu học
hỏi kinh nghiệm với các trường có nhiều thành tích cao nổi bật. Các bản đồ quá
cũ,không phù hợp cần phải thanh lý và mua các loại bản đồ mới để thuận tiện cho việc
dạy và học.
2. Vê phia sơ GD & ĐT.

- Thường xuyên tổ chức các lớp chuyên đề, bồi dưỡng nâng cao kiến thức giáo viên.
- Đề nghị sở quan tâm nhiều hơn đến môn học, cung cấp thêm tư liệu dạy học cho môn
Địa lý số liệu mới nhất và phát triển kinh tế xã hội, tài liệu địa lý địa phương….
Tôi xin chân thành cảm ơn
Thanh Hoá, ngày 15 tháng 5 năm 2017
20


Xác nhận của hiệu trưởng
viết,


Tôi cam đoan đây là sáng kiến do mình
không sao chép của người khác

Đ ỗ Thanh Nam

Hà Trọng Nam

21



×