Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Đổng châm và châm cứu truyền thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.87 KB, 22 trang )


Lịch sử phát triển :
Đổng thị kì huyệt học là một môn châm cứu thịnh hành tại Đài
Loan và một số nước Phương Tây nhờ sự giao lưu văn hóa. Đổng
thị châm và châm cứu truyền thống có một số điểm khác biệt khá
lớn. Đổng thị kì huyệt không gói gọn trong nhất phương nhất pháp ,
nhất huyệt nhất thuật, mà tự tạo thành một hệ thống châm cứu riêng
biệt. Mặc dù vậy thì nó vẫn dựa trên cơ sở hệ thống lí luận của “
Hoàng đế nội kinh” mà phát triển thành. Lịch sử hình thành và phát
triển tới nay đã hơn trăm năm. Hình thức truyền thụ chủ yếu qua
các đời là “khẩu thụ tâm truyền “ , hoàn toàn không có viết thành
các loại sách vở giấy tờ. Không truyền cho người ngoài .


Lịch sử phát triển :
Sư phụ Đổng Cảnh Xương là truyền nhân đời thứ 10 của châm cứu Đổng
gia . Từ nhỏ đã được truyền thừa dạy bảo của gia đình, kế thừa tổ học của
gia đình. Cùng với đó chính ông là người đã phá vỡ quy tắc mấy trăm năm
của gia môn, khai môn nhận đồ đệ. Năm 1973, ông cho xuất bản cuốn “
Đổng Thị châm cứu chính kinh kì huyệt học”, xuất bản tại Đài Loan. Tới nay,
môn châm cứu tuyệt học tổ truyền Đổng thị bí kĩ cả trăm năm lưu truyền ra
khắp thế giới.
Đệ tử chân truyền Dương Duy Kiệt : trải qua 10 năm lâm chứng, khổ tâm
nghiên cứu bên Đổng sư phụ, vừa kế thừa vừa phát triển môn tuyệt kĩ châm
cứu Đổng thị. Có thể nói là người phát dương quang đại Châm cứu Đổng
Thị . Hình thành một góc nhìn rõ ràng hơn về Đổng châm cùng với các lý
luận của nội kinh và châm cứu truyền thống.


Cơ sở lý luận


Châm cứu
Đổng Thị

Châm truyền
thống

- Dựa chủ yếu
vào học thuyết
kinh lạc
- Nguyên tắc :
Hư thì bổ , thực
thì tả.

Hoàng đế nội
kinh

Góc nhìn tổng quát và biện chứng
luận trị

-Dựa vào sự
cân bằng đối
ứng của toàn bộ
cơ thể
- Biện chứng lấy
huyệt trên cơ sở
cơ thể và vùng
cục bộ có sự đối
ứng lẫn nhau



Cơ sở lý luận :
Đổng thị kì huyệt châm cứu đối với lý luận về tạng tượng,
kinh lạc, tỳ vị . học thuyết ngũ hành đều có những phát triển
hết sức độc đáo. Đồng thời cũng kế thừa lý luận đông y
truyền thống . Có thể nhấn mạnh về các vấn đề sau để các
bạn nắm được nền tảng:
1. Hệ thống lý luận về tạng phủ biệt thông
2. Lý luận về hiện tượng bệnh lý
3. Góc nhìn về sự hoàn chỉnh đối ứng lẫn nhau của toàn bộ
cơ thể cũng như các vùng cục bộ
4. Học thuyết về hệ thống thần kinh hiện đại


Tạng phủ biệt thông:
Đổng thị kì huyệt châm cứu, kế thừa lý luận về tạng tượng của đông y, lí luận về hệ thống kinh lạc.
Đặc biệt trong châm cứu truyền thống rất ít ứng dụng về tạng phủ biệt thông. Về lý luận tạng phủ
biệt thông trong cuốn Y học nhập môn của cụ Lý Diên đời Thanh có đề cập tới : “Tâm thông đởm,
can thông đại trường, phế thông bàng quang, thận thông tam tiêu, tỳ thông tiểu trường. Đổng châm
dựa trên cơ sở đó bổ sung thêm mối quan hệ vị - tâm bào.”

Tạng phủ biệt thông , từ sự phân chia của lục kinh “khai, khu, hạp” mà suy diễn hình thành. Thực ra
chính là sự tương thông về mặt khí hóa. Vấn đề này được ứng dụng rất rộng rãi trong Đổng châm.
Có thể kể đến như bộ huyệt tam thông : “Thông thiên, thông quan, thông sơn” mặc dù nằm trên
đường đi của kinh đởm nhưng lại điều trị bệnh lý tim mạch rất hiệu quả . Hay như huyệt :trung bạch”
nằm trên kinh tam tiêu mà trị bệnh lý đau lưng thuộc thận vô cùng hiệu quả.
“mộc huyệt” nằm trên kinh đại trường nhưng lại trị liệu can hỏa vượng đặc hiệu. Huyệt hỏa bao nằm
trên kinh vị nhưng lại đặc hiệu điều trị bệnh lý đau thắt ngực.


Lý luận về bệnh tượng

Đổng châm: Gọi là bệnh tượng chính là những bệnh lý bên trong cơ thể nhưng biểu
hiện ra bên ngoài mà ta có thể nhận biết được như ứ ban, các điểm ứ huyết , các khối
ban mà sắc trầm, các tĩnh mạch nổi và biến màu, các vùng hay điểm đau cục bộ, các
điểm khi ấn vào thấy đau. Đổng thị châm cứu có một môn tuyệt kĩ là “thủ chẩn” tức là
xem tay để đoán bệnh, tiếp theo là tới diện chẩn, bước tiếp theo là khám các vùng cục
bộ. Là 3 bước trong chẩn đoán thuộc hệ thống Đổng châm. Vọng văn vấn thiết tứ
chẩn kết hợp sử dụng. Kiểm tra hiện tượng bệnh, từ đó đưa ra huyệt vị trị liệu. Tóm
lại là tìm thấy các hiện tượng biểu hiện thay đổi về màu sắc, cảm giác dị thường, các
hình thái bất thường, các điểm đau bất thường hoặc các điểm khi bấm vào thấy đau.
để tiến hành châm.
Trong khi đó châm cứu truyền thống cũng ứng dụng các lý luận như mạch chẩn, thiệt
chẩn, các điểm a thị , từ góc nhìn này ta thấy cũng có sự tương đồng giữa hai trường
phái.


Đặc điểm phân bố của huyệt vị trong Đổng Thị:
Đổng thị có gần 740 huyệt, phân bố ở bàn tay, cánh , cẳng tay, bàn chân,
cẳng chân , đùi và vùng đầu mặt. Phân thành 12 bộ vị . Có thể liệt kê bằng
bảng sau
STT

Bộ vị

Danh xưng

1

Các ngón tay

Bộ vị 1


2

Lòng bàn tay

Bộ vị 2

3

Cẳng tay

Bộ vị 3

4

Cánh tay

Bộ vị 4

5

Các ngón chân

Bộ vị 5

6

Lòng bàn chân

Bộ vị 6


7

Cẳng chân

Bộ vị 7

8

Đùi

Bộ vị 8

9

Tai

Bộ vị 9

10

Đầu mặt

Bộ vị 10


Đặc điểm phân bố của huyệt vị trong Đổng Thị:
Đổng thị kỳ huyệt phân bố trên 10 bộ vị khá phức tạp, không có quy luật, nếu nhìn vào hệ thống “14 chính
kinh” không có mối liên hệ nào cả , nhưng nếu đi sâu nghiên cứu phát hiện ra một số điểm
1. Rất nhiều huyệt của Đổng thị và huyệt của chính kinh có sự tương đồng về vị trí. Như huyệt Hỏa xuyến

thuộc bộ vị 3 , chính là huyệt chi câu của kinh tam tiêu . Hay bộ vị 7 có huyệt thiên hoàng, địa hoàng, nhân
hoàng tương đồng với vị trí của huyệt âm lăng tuyền, lậu cốc , tam âm giao.
2. Một số huyệt tuy không trùng với các huyệt chính kinh nhưng vẫn nằm trên kinh mạch, hoặc lạc mạch,
hoặc kinh cân, hoặc nhánh riêng của kinh. Điểm này chính là ở lý thuyết : Ly huyệt bất ly kinh, tức là mặc
dù ko dùng huyệt đó nhưng vẫn giữ được kinh đó dưới cây kim. Như hoàn sào huyệt, chỉ thận huyệt, hay
chỉ tam trọng huyệt đều nằm trên kinh tam tiêu , “tam thông huyệt” nằm trên kinh đởm , linh cốt huyệt nằm
trên kinh đại trường.

3. Một số huyệt của Đổng thị có vị trí gần với huyệt chính kinh. Như huyệt “hỏa tất” nằm phía sau thiếu
trạch 1 phân. “ huyệt trung bạch tại tam tiêu kinh , cách trung chữ 5 phân về phía sau. Huyệt Uyển thuận
cách hậu khê 5 phân . Từ đó có thể thấy Đổng thị kỳ huyệt và chính kinh có mối quan hệ mật thiết . Cũng
có thể nói kỳ huyệt và chính kinh tương thông. Cũng phần nào có thể nói là ĐỔng thị kỳ huyệt là một phần
chính kinh kỳ huyệt. vì vậy mà hiệu quả một số huyệt cũng dựa trên châm cứu truyền thống mà phát huy.


Đặc điểm phân bố của huyệt vị trong Đổng Thị:
Các huyệt vị của Đổng Thị phân bố chủ yếu ở cạnh vùng xương. Khi châm kim thường men theo
xương để châm. Nhìn sang châm cứu truyền thông thì thấy các du huyệt thường phân bố tại các
gân cơ, vùng hõm của cơ nhục, vị trí gần thần kinh, và các mạch máu như vậy ta thấy có sự khác
biệt.
Đổng thị kỳ huyệt lấy cảm giác tức căng nặng trướng ở vùng cục bộ làm trọng tâm, thường ít thấy
sự tuần kinh cảm truyền( Điều này cũng không hoàn toàn chính xác . như huyệt Khỏa linh ở bàn tay
trong điều trị trật khớp cổ chân trong thực tế châm có thể có cảm giác lan tức tương ứng ở cả hai
vùng). Còn với châm cứu truyền thống thường có cảm giác sự truyền kinh. Y học hiện đại nghiên
cứu cảm giác dẫn truyền trong châm cứu có sự liên quan tới hệ thống thần kinh. Điều này đối với
màng xương lại có mối quan hệ hết sức mật thiết. Trên màng xương các đầu tận cùng thần kinh
phân bố vô cùng dày đặc. Châm tại vị trí đó có thể dễ có được các cảm nhận kim lý tưởng hay gọi là
đắc khí lí tưởng. Từ đó dễ dàng tạo ra các phản xạ thần kinh và tạo ra các đáp ứng của cư thể . Từ
đó mà đem lại hiệu quả trị liệu.



Sự tương quan giữa Đổng thị kỳ huyệt và toàn
tức đối ứng cơ thể
Đổng châm nhấn mạnh vấn đề tại một bộ phận cục bộ có thể trị liệu bệnh tật trên toàn cơ thể. Cơ thể con người tuy
toàn thân phân làm 12 vùng trị liệu nhưng mỗi vùng đều có thể trị liệu bệnh tật của toàn cơ thể. Phần lớn mỗi huyệt vị
đều có một tác dụng trị liệu đặc trưng cho từng vùng. Sự đối chiếu của toàn bộ cơ thể, lên một vùng khiến cho vùng đó
có khả năng trị liệu bệnh trên toàn cơ thể. Trong Đổng thị tại một vùng trị liệu thường phân tác dụng trên cả tam tiêu.
Như Linh cốt huyệt và đại bạch huyệt cùng kết hợp có thể bổ khí ôn dương , trị liệu nhiều bệnh, toàn thân không nơi
nào không bao quát tới, có hiệu quả trị liệu rất cao. Nếu lí luận theo hệ thống toàn tức đối ứng thì huyệt đại bạch chủ
thượng tiêu, huyệt linh cốt chủ hạ tiêu, tức là tác dụng đi suốt toàn tam tiêu.
Đặc biệt trong hệ thống định danh Đổng thị kì huyệt mệnh danh theo bộ phận tác dụng , có sự tương đồng như chỉ ngũ
kim, thủ ngũ kim, túc ngũ kim đều có tác dụng điều trị bệnh lý địa trường và hầu họng bệnh là nơi chi phối của phế kim.
Lý luận về toàn tức dựa trên cơ sở học thuyết thiên nhân hợp nhất . Đồng thời cũng là đi sâu vào vấn đề quan niệm cơ
thể là một


Mức độ nguy hiểm của các huyệt Đổng thị thấp
Đại đa số các huyệt đều nằm ở tứ chi, đầu mặt và vùng tai.
Các huyêt ở bụng và lưng thì dùng tam lăng châm chích
nặn máu. Ngoài ra ở các vùng cổ gáy bụng dưới, bẹn, vùng
mắt, thì châm cứu truyền thống khá nhiều huyệt , phần lớn
huyệt vị nằm gần hệ thống thần kinh mạch máu và các tạng
quan trọng , châm cứu dễ phát sinh nguy hiểm. Trong khi
đó ở các bộ phận này thì Đổng thị hầu như không có sự
phân bố huyệt. Từ đó có thể hạ thấp mức độ nguy hiểm
trong châm cứu.


Đặc điểm về cách châm
Đối với Đổng thị châm thì các thủ pháp đơn giản , từ cầm

kim tới tiến kim ko có sự khác biệt so với châm cứu truyền
thống. Thủ pháp cũng chia châm nghiêng, châm thẳng, hay
châm nông sâu, hay châm dưới da, và lưu châm hoàn toàn
tương tự. Không dùng các thủ pháp phức tạp trong hành
khí. Cũng ko sử dụng thanh long bãi vĩ, long hổ giao chiến
là các thủ pháp phức tạp. Kích thích ít giảm sự thống khổ
của bệnh nhân.


Thủ pháp cơ bản - Động khí châm
ĐỘNG KHÍ CHÂM PHÁP- VẬN ĐỘNG CHÂM
Đối với động khí châm pháp , tác giả từ sớm đã tiếp xúc với không ít các nhà châm cứu , chưa từng thấy ai sử dụng qua phương pháp này. Cách châm động
khí pháp này, đương thời được bác sĩ Đổng Cảnh Xương thường sử dụng và sử dụng một cách vô cùng hiệu quả. Đổng Cảnh Xương tiên sinh với hệ thống
kì huyệt của mình tiến hành sử dụng phép châm động khí pháp vô cùng giản đơn, kết hợp cùng với việc hướng kim thẳng, nghiêng , độ nông sâu, châm dưới
da, và thời gian lưu kim mà đạt được hiệu quả trị liệu đúng như kì vọng. Do không câu nệ vào chuyện bổ tả , Đổng sư phụ nghiên cứu sáng tạo ra một lối
châm bình bổ bình tả rất đặc thù là động khí châm và đảo mã châm.
Động khí châm chính là sau khi tiến hành các thủ pháp châm, thì yêu cầu bệnh nhân hoạt động bị đau , hoặc vùng bệnh lí . Dựa vào việc bệnh nhân có hay
không có sự cải thiện , để quyết định tiếp tục niệm chuyển kim hay thay đổi kim. Nguyên gốc thứ thủ pháp này ,thầy đã định danh thủ pháp này là động khí
pháp , lần đầu công bố vào năm 1975 trong cuốn “Châm cứu kinh vĩ” , thầy vô cùng tán đồng với danh xưng này, nên đã dùng cho tới ngày nay. Trung Quốc
đại lục tuy cũng có loại thủ pháp tương tự như vậy , nhưng lần đầu thấy vòa năm 1988 trong cuốn “ Bắc phương y quát “ và được gọi tên là “ Vận động châm
pháp” và tự cho mình là người sáng tạo đầu tiên. Thực ra là sau tới 13 năm , tức là so với Đổng Cảnh Xương tiên sinh thì ông đã sử dụng phương pháp đó
trước chí ít cũng 20 năm.
Trong những năm gần đây, ở cả Trung Quốc đại lục và ở nước ngoài , đối với thủ pháp động khí châm này có không ít người nghiên cứu. Sự thực là rất sớm
tại năm 1985, trong cuốn “Châm cứu đối huyệt lâm sàng kinh nghiệm” của nhà xuất bản “Sơn Tây khoa kĩ bản” do Lữ Cảnh Sơn viết đã dẫn ra ai là người gốc
đề cập đến động khí châm pháp . Đổng tiên sinh nhận thấy rằng cơ thể con người có năng lực đề kháng tự nhiên, có những điểm đối ứng với nhau. Từ đó có
chuyện dùng “ giao kinh cự thích” tức là lấy các huyệt ở xa để khai thông , dẫn dụ khí huyết ,kết hợp với động khí châm , hiệu quả trị liệu có thể khiến người ta
kinh ngạc.
Đặc biệt đối với các chứng bệnh có tính chất đau, có thể qua thủ pháp mà lập tức dừng đau. Có thể kể đến như đau dây thần kinh tam thoa, Đổng tiên sinh
châm huyệt “trắc tam lí” và “trắc hạ tam lí” ở phía bên khỏe mạnh của bệnh nhân., sau đó yêu cầu bệnh nhân nghiến răng hoặc cử động hàm, có thể lập tức
giảm đau, hay như với đau thần kinh tọa , châm 2 huyệt linh cốt và đại bạch ( tam gian) ở phía bên lành của bệnh nhân sau đó yêu cầu bệnh nhân hoạt động

chân và hông cũng có thể lập tức giảm đau hoặc dừng đau.
Tuy nói rằng kì huyệt phải có kì dụng, tức là dùng các kì huyệt thì phải sử dụng các phương pháp đặc biệt, nhưng đối với động khí châm không chỉ giới hạn
đối với các kì huyệt ,mà có thể ứng dụng cho cả huyệt vị của 14 chính kinh. Không chỉ thích hợp cho việc giảm đau , mà còn có tác dụng trong việc điều trị các
bệnh nội khoa cũng có thể đem lại hiệu quả .
Có thể kể đến như cá nhân sử dụng huyệt “thúc cốt” để điều trị đau sau đầu, huyệt “công tôn” để điều trị đau phía trước đầu , dùng “hãm cốt” để điều trị đau
nửa đầu vùng thái dương( thái dương huyệt thiên đầu thống), dùng “trung trữ” để trị đau lưng, dùng “chi câu” để điều trị bắp chân đau, lấy huyệt đều lấy 1
huyệt, lập tức chỉ thống, đều nhờ vào động khí pháp.


Thủ pháp cơ bản - Động khí châm
Động khí châm pháp thao tác cụ thể như dưới đây :
1. Đầu tiên phải chọn huyệt đạo châm ( Đây là mấu chốt , bạn phải có kiến thức về huyệt đạo, thứ khiến bạn khác biệt với một thợ châm,
người thợ có thể đạt đến đỉnh cao trong đi kim, nhưng rốt cục nếu không học tập về huyệt đạo sẽ thật khó để tạo ra điểm khác biệt . nào là
đối ứng châm, nào là ngũ du, nào là kì huyệt,….. )
2. Sau khi tiến châm đạt được cảm giác đắc khí như tê, tức , căng , trướng,… Sau đó một mặt niệm chuyển kim , một mặt yêu cầu bệnh
nhân nhẹ nhàng cử động bộ phận bị bệnh ( có thể theo các động tác dưỡng sinh hoặc theo động tác cơ năng bình thường của bộ phận hoặc
bạn sáng tạo ra động tác nào đó tác động vùng đau giảm đau thì càng tốt hơn- điểm này tôi yếu kém ) . Chứng đau có thể lập tức giảm nhẹ
là biểu hiện của huyệt châm và vùng bị bệnh , kinh khí đã có sự tương dẫn với nhau. Khi đạt đến tác dụng khai thông và cân bằng thì lập tức
dừng niệm châm, dựa vào bệnh nhân lúc đó mà rút kim hay lưu kim.
3. Như quá trình diễn tiến của bệnh đã lâu, có thể lưu kim lâu hơn, trong quá trình lưu kim nên niệm chuyển thêm vài lần để hành khí, có thể
yêu cầu người bệnh hoạt động nhẹ nhàng vùng bị bệnh để dẫn khí.
4. Như bệnh tại vùng ngực, không có khả năng hoạt động, có thể sử dụng ấm huyệt hoặc hô hấp sâu. Khiến cho kim và khí của nơi bị bệnh
có thể tương dẫn lẫn nhau, để sơ đạo bệnh tà . Ví dụ như trị chứng hung muộn hung thống , châm nội quan, sau đó yêu cầu người bệnh hít
sâu thở đều . lập tức có thể thư sướng.
Động khí châm pháp là một phương pháp vô cùng đơn giản và có tính thực dụng cao . Trong trường hợp không rõ được hư thực có thể sử
dụng .
Nên để vùng bị bệnh khi tiến hành ở tư thế dễ dàng hoạt động hoặc dễ dàng day ấn. từ đó mới từ các huyệt cách xa vùng bị bệnh mà thi
châm. Dựa vào kinh nghiệm cá nhân , ứng dụng các huyệt ngũ du , du huyệt, mộ huyệt, khích huyệt. những huyệt đặc biệt có thể linh hoạt
sử dụng , và từ đó suy luận một cách rộng lớn để ứng dụng.
Truy cứu đến nguyên lí tác dụng của phương pháp , có thể chỉ ra : Mỗi 1 huyệt đều có khả năng trị 10 loại bệnh hoặc có thể nhiều hơn nữa ,

nhưng nếu châm xong không hoạt động nơi bị bệnh , thì tác dụng khả năng hướng tán tới nơi bị bệnh không được tập trung . Cổ nhân
thường nhấn mạnh vấn đề trị thần , tại thời điểm hoạt động khi châm, thì người bệnh thần chí chuyên chú tập trung vào nơi bị bệnh , cho nên
mới nói là “ ĐỘNG DẪN KÌ KHÍ” , tác dụng điều trị của huyệt vị mới tập trung hướng tới nơi bị bệnh , đương nhiên hiệu quả sẽ tốt hơn.


Khiên dẫn châm
Dựa trên nhiều năm kinh nghiệm lâm sàng, Dương Duy Kiệt tiên sinh- Học trò của Đổng Cảnh Xương tiên sinh , căn cứ trên cơ sở
của động khí châm pháp, nghiên cứu sáng tạo ra “ Khiên dẫn châm pháp”. Đây là một loại hình thủ pháp có tác dụng trị liệu rất tốt
trong các bệnh thống, dạng, ma chứng ( đau , ngứa , tê bì) .
Tác dụng của khiên dẫn châm nằm ở việc làm thông suốt và dẫn lưu kinh khí để đưa về sự cân bằng. Lấy một huyệt ở phía bên
lành xa vùng bị bệnh , và lấy một huyệt bên bệnh cũng ở nơi xa vùng bị bệnh để tạo thành thế tương đối , hỗ trợ , hình thái khiên
dẫn khí. Đó là phép “ động dẫn kì khí”, điểm đau tại trung gian của hai huyệt vị , hai huyệt tương dẫn khí qua vùng bị bệnh sẽ đi
thông qua điểm đau, đó là biểu hiện của “thông tắc bất thống”, ngay lập tức có thể dừng , ức chế điểm đau mà đạt được mục đích
của việc điều trị bệnh. Hiệu quả đạt được rất tốt, so với động khí châm có nhiều lợi thế, không thể ko đề cập.
Cụ thể thao tác của khiên dẫn châm:
1. Đầu tiên tại bên lành của bệnh nhân , coi như là một đầu dây , ta tính toán chọn huyệt vị có tác dụng trị liệu bệnh.
2. Tiếp theo tại bên bị bệnh của bệnh nhân ta coi như đầu dây còn lại, tính toán để chọn một huyệt có tác dụng khiên dẫn khí.
3. Sau đó tại vị trí hai huyệt đã chọn đồng thời niệm chuyển kim, khiến cho hai kim có sự hỗ tương, cảm ứng lẫn nhau.
4. Tiếp theo ta yêu cầu người bệnh tại vùng bị bệnh hoặc điểm đau, hoạt động một cách nhẹ nhàng hoặc thầy thuốc có thể dùng
các thủ pháp án ma ( ấn, bấm , điểm , xoa ,….) , lại tiếp tục niệm chuyển kim một cách nhẹ nhàng, điểm đau thậm chí có thể ngay
lập tức giảm hoặc biến mất. Có một số bệnh nhân , khi đang tiến hành châm tại hai huyệt vị, chưa cần tiến hành làm thủ pháp đã
hết đau. Sở dĩ có chuyện đó là nhờ sự quan hệ với việc hỗ tương , cảm ứng của hai huyệt vị ( Có thể nói là bản thân các huyệt vị
cũng có tác dụng khiên dẫn chứ không phải bởi người thầy thuốc) .
5. Sau khi đã thu được hiệu quả, bác sĩ xem xét tính hình bệnh nhân để lưu kim hoặc xuất kim. Nếu lưu kim , thì trong thời gian
lưu kim nên gia thêm các lần niệm chuyển để thôi khí ( kích động khí) .


Khiên dẫn châm
Đây là một phương pháp vô cùng đơn giản, nhưng hiệu quả đem lại rất tốt. Ví dụ như: tại khủy tay bên trái đau , có thể chọn huyệt “phong thị” ở phía bên phải
1 kim , tiếp theo châm “hợp cốc” bên trái một kim , có thể chỉ thống. Hay vai bên phải bị đau , có thể tại “phong long” bên trái 1 kim, sau đó châm “trung chữ”

bên phải một kim, có thể điều trị đau vai. Hay như gối bên trái bị đau , có thể bên phải lấy huyệt “nội quan” phải, tiếp theo lấy huyệt “thái xung” bên bên trái.
Nói rõ ràng ra thì , khiên dẫn sơ đạo huyệt là lấy huyệt vinh du bên bệnh của một kinh làm chủ, bởi vì dựa trên nội kinh “Vinh du huyệt trị ngoại kinh “ – Tức là
huyệt vinh huyệt du có tác dụng điều trị bệnh tại nơi có đường kinh đi qua. Đặc biệt ở các chứng đau, đều đa phần lấy “huyệt du” trong ngũ du làm chủ, bởi vì
nội kinh nói “ Du chủ thể trọng tiết thống”- tức là người nặng nề , có khớp xương đau nhức. . Ví dụ như ở đau vai , ngoài việc tại bên lành chọn một huyệt ở xa
có hiệu quả trị liệu , thì ta nên chọn huyệt bênh bệnh, nếu ta xác định bệnh là ảnh hưởng của kinh dương minh thì chọn huyệt tam gian để khiên dẫn khí, nếu
như là kinh thiếu dương thì chọn trung chữ để khiên dẫn khí, nếu là hậu kiên thống ( thái dương ) thì ta chọn hậu khê để khiên dẫn. Đối với các loại đau khác
đều có thể từ đó suy luận ra.
Tổng lại ,tại bên bệnh lấy 1 huyệt tại bàn tay hay bàn chân là du huyệt của kinh chi phối vùng bệnh để khiên dẫn khí, tại bên lành ở đầu xa lấy một huyệt có tác
dụng trị liệu ( Việc này dựa vào lí luận của nội kinh: “Thượng hữu bệnh nhi hạ thủ chi ( Viễn thủ dĩ sơ đạo ), tả hữu bệnh nhi hữu thủ chi ( Đối thủ dĩ bình hành)”
. Ấy là chỗ huyền cơ của châm cứu việc đau trên mà lấy dưới, đau phải mà lấy trái vô.
Nếu như hai bên đều bị bệnh, ví dụ như hai đầu gối đều đau, có thể châm 2 huyệt nội quan sau đó châm thái xung hai bên, khi niệm chuyển nội quan bên trái
thì cho gối bên phải hoạt động, khi niệm châm bên phải thì cho gối bên trái hoạt động . Có tác dụng giao hỗ ảnh hưởng lẫn nhau.
Trong thi làm thủ pháp khiên dẫn , không phải tuyệt đối lúc nào cũng lấy huyệt trị liệu tại viễn xứ hay đầu chi, ví dụ như tại vùng mặt, có thể lấy huyệt nghinh
hương để khiên dẫn khí. Dựa vào việc nghinh hương là điểm kết thúc của kinh thủ dương minh đại trường lại là điểm khởi đầu của kinh dương minh vị , kinh
dương minh chi phối toàn bộ mặt. Các loại bệnh ở vùng mặt như trứng cá( thanh xuân đậu ), chi lậu tính bì viêm- hiểu đơn giản là mụn viêm trên da có dầu ( cổ
danh là diện du phong- bệnh xuất hiện nguyên nhân chủ yếu do huyết táo , người bệnh ăn quá nhiều đồ cay nóng,dẫn đến dương minh vị trần đầy thấp nhiệt,
thấp nhiệt hợp phong tà hình thành nên các mụn viêm trên da) ,viêm mũi, đều có thể chọn nghinh hương làm huyệt khiên dẫn , đem lại hiệu quả rất lớn. Suy
cho cùng khiên dẫn châm làm một lối châm biến hóa có thể dùng trong nhiều bệnh lí.
Khiên dẫn châm pháp, Nhất châm tại thượng, nhất châm tại hạ, thực là hàm ý trong đó việc “giao tế” , bởi trên dưới tương thông, tác dụng càng lớn, lại một kim
bên lành, một kim bên bệnh lại ở đầu xa của sợi dây, trong đó tự đã có hàm ý “giao thoa thủ huyệt”. Không luận kim nào là kim trị liệu, kim nào là kim khiên dẫn
, đều chắc chắn có tác dụng trị liệu. Có thể nói là “song trọng trị liệu” tức là cả hai huyệt đều có các dụng lớn trị liệu, trị liệu đương nhiên sẽ đem lại hiệu quả.
Ta có thể hợp dụng hai phương pháp đảo mã châm và khiên dẫn châm, hiệu quả càng cao. Ví như bên tría , đau thần kinh tọa theo kinh thái dương , thì bên
phải châm tam gian, linh cốt, lại châm bên trái là bên đau , thúc cốt 1 kim. Linh cốt tam gian tạo thành thế đảo mã châm, lại cùng thúc cốt hợp thành thế khiên
dẫn . Hiệu quả trị liệu không thể không thành công.


Liệu pháp chích máu tại lạc mạch
Thích lạc liệu pháp làm một phương pháp đặc sắc của Đổng châm. Xuất phát từ nội kinh, linh khu :
'những thứ cũ nên trừ bỏ '. Sử dụng công cụ là kim tam lăng, cộng với việc chọn huyệt đơn giản, hiệu quả
trị liệu nhanh, tốt. Đổng thị chích huyệt so với chích huyết truyền thống có sự khác biệt lớn. Phía trước

ngực như các huyệt “ hầu nga cửu”, “kim ngũ huyệt”, vị mao thập. Phía sau như các huyệt phân chi
thượng hạ , “thất tinh”, “ngũ lĩnh”,... đều là các huyệt quan trọng hay chích máu. Bệnh tình nhiều năm, lâu
ngày , khó trị đều thông qua chích huyết mà đột nhiên thuyên giảm hay khỏi. Đối với châm cứu truyền
thống hay tiến hành chích nể ở các đầu ngón tay ngón chân , vùng lưng ,.. Còn Đổng thị thì chích ở toàn
thân , không đâu là không chích . Trên lâm sàng thường chọn các vùng a thị để chích , ngoài ra còn chọn
các vùng chích huyết có các biểu hiện bất thường của mạch máu như sẫm màu, tím, ..... , hay còn gọi là
vùng “thanh cân” . Thường không câu nệ vào huyệt vị . Như tố vấn nói “thấy trên da xuất hiện các lạc
huyết thì tiến hành trừ bỏ”.


Đặc điểm chọn huyệt- Chọn huyệt tinh yếu,
hiệu quả tập trung
Đề xướng cách dụng huyệt tinh yếu, phản đối tinh thần một
bệnh sử dụng nhiều kim , Đổng châm phối huyệt chọn ít
kim, trên lâm sàng Đổng châm nhấn mạnh về việc mỗi lần
châm không dùng quá 6 kim, nếu dùng 2-3 kim là tốt. Với
cách lấy huyệt ít kim để công huyệt chuyên nhất , tập trung
, đề cao hiệu quả trị liệu đồng thời giảm sự thống khổ cho
bệnh nhân . Về điểm này so với lý luận của châm cứu
truyền thống là giống nhau. Nhưng nếu so sánh trên thực tế
lâm sàng của châm cứu hiện đại ngày nay làm một sự khác
nhau khá lớn.


Tổ hợp huyệt và Đảo mã châm
Trong dùng Đổng thị châm việc sử dụng các tổ hợp huyệt có khả năng gia tăng tác dụng hiệu quả
của huyệt lên gấp bội. Có thể gọi là hiện tượng 1+1> 2. Như thông sơn, thông quan, thông thiên là
tổ hợp 3 huyệt gọi là tam thông huyệt. Trên lâm sàng khi điều trị cá bệnh lý tim mạch và các bệnh lý
liên quan tới mạch máu thì hiệu quả trị liệu tỏ ra vượt trội so với việc chỉ dùng đơn huyệt. Các tổ hợp
huyệt trong Đổng thị cũng được thể hiện ngay từ chính cách mệnh danh giống nhau, như thượng tam

hoàng, hạ tam hoàng ,vv...
Đặc biệt đảo mã châm khi sử dụng với tổ hợp huyệt, lợi dụng 2 kim hoặc 3 kim cùng tiến hành châm
trên tổ hợp huyệt gần nhau nhằm gia tăng tác dụng trị liệu. cũng là một phương pháp rất đặc trưng
của Đổng Thị mà ít thấy ở môn châm cứu nào khác. Đầu tiên tiến hành chọn chủ huyệt, sau đó chọn
huyệt có vị trí lân cận để hiệp đồng gia tăng tác dụng của chủ huyệt. Như trị liệu bệnh lý đau thắt
ngực, lấy huyệt nội quan, kết hợp với giản sử tạo thành đảo mã châm , hiệu quả tỏ ra vượt trội so
với chỉ dùng đơn huyệt nội quan. ngoài ra còn kết hợp với động khí châm và khiên dẫn châm để gia
tăng hiệu quả.


Đồng khí tương cầu thủ huyệt
Đổng thị kì huyệt thường lựa chọn huyệt có sử dụng phương pháp Lấy cốt trị
cốt ,lấy cân trị cân, lấy mạch trị mạch. Như chính cân huyệt hay chính tông
huyệt ở ngay trên gân gót là một cân lớn để điều trị bệnh lý đau cân cơ ở vùng
sau gáy, hay vùng lưng trên đau cấp. Hay như liệt khuyết thấu thái uyên, để trị
bệnh lý đau đầu do vận mạch có thể nói là lấy mạch trị mạch, thái uyên là nơi
mạch đại hội. Hay như huyệt kiên trung ở vùng cơ delta rất nhiều cơ nhục dùng
để trị bệnh nhi cơ nhục teo nhẽo hay co rút tê bì, có thể là lấy cơ nhục trị cơ
nhục. Đổng thị kì huyệt lấy cốt trị cốt nổi tiếng có thể thấy như linh cốt huyệt ,
men theo điểm giao hội của hai xưng bàn ngón tay để châm có hiệu quả đặc
hiệu trong điều trị bệnh lý liên quan cốt tủy như đau cột sống thắt lưng, cổ.....


Xin chân thành cảm ơn!



×