Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

hoc thuyet Mac - Lenin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.68 KB, 19 trang )

Học thuyết Mác – Lênin và chủ nghĩa xã hội: Trào lưu hay quy luật tất yếu? -
Bài 1: Những nạn nhân của cuộc khủng hoảng hay của nền kinh tế tư bản?
Thứ hai, 29/06/2009, 01:46 (GMT+7)
LTS: Trong thập niên 90 của thế kỷ trước, sau khi Liên Xô tan rã và hệ thống các
nước XHCN Đông Âu sụp đổ, các thế lực thù địch chống chủ nghĩa xã hội hoan hỉ
cho rằng chủ nghĩa xã hội (CNXH) đã “tới hồi cáo chung”, các chính thể cộng sản
sắp bị “xóa sổ vĩnh viễn”. Từ đó, người ta đặt vấn đề hoài nghi - thậm chí phủ
nhận - cơ sở khoa học và thực tiễn của học thuyết Mác – Lênin và CNXH.
Thế nhưng, trong những năm cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, với sự trở lại cầm
quyền của các phong trào cánh tả và quyết tâm xây dựng đất nước theo đường lối
xã hội chủ nghĩa, với cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính quy mô toàn cầu khiến
hàng chục triệu người lao động trong các nước vốn là thành trì của chủ nghĩa tư
bản (CNTB) bị thất nghiệp, bị đẩy ra đường, lại có luồng ý kiến trái ngược: CNXH
đang hồi phục!
Vậy học thuyết Mác – Lênin và chủ nghĩa xã hội là trào lưu nhất thời hay quy luật
phát triển tất yếu của xã hội loài người? Báo SGGP từ hôm nay sẽ đăng các bài
viết của các học giả, các nhà nghiên cứu khoa học xã hội như là những ý kiến trao
đổi nhằm góp phần làm sáng tỏ vấn đề trên. Mời bạn đọc đón đọc.
Trong khi giới đầu tư hoan nghênh nhiệt liệt động thái của các chính phủ như Mỹ,
Nhật Bản… đã bơm thêm tiền vào nền kinh tế để cứu vãn các tập đoàn lớn, các
ngân hàng hàng đầu, thì người lao động ở các nước này lại đang băn khoăn: Liệu có
thể đồng ý để chính phủ lấy tiền thuế của dân cứu trợ các tập đoàn lớn, trong khi
ông chủ các tập đoàn này đã được hưởng hàng triệu đô la tiền thưởng và đẩy nền
kinh tế thế giới đi đến đổ nát? Trong khi hàng triệu người lao động bình thường
đang phải vật lộn với lạm phát, đói kém, thất nghiệp, nguy cơ mất nhà cửa bị đẩy ra
đường… thì không ai cứu trợ họ.
Trên trang web Labourhome.org, một diễn đàn chính trị của người lao động (thông
qua hình thức blog) tại Anh, nhiều người liên tưởng việc này như là hình ảnh người
hàng xóm có bữa tiệc rượu no say rồi sau đó gửi hóa đơn đến nhà mình yêu cầu trả
nợ giúp họ.
Có một thực tế rõ ràng là trong cơn khủng hoảng hiện nay, giới tư bản chỉ giảm lợi


nhuận chứ không hề bị mất tài sản và để cứu vãn lợi nhuận của mình, họ cắt giảm
việc làm, thu nhỏ sản xuất và đầu tư. Còn người lao động mới là người thiệt hại
nhiều nhất: mất việc làm, mất nhà cửa, thậm chí là không có cái ăn, bị đẩy ra
đường. Đó là câu chuyện đang diễn ra hàng ngày tại Mỹ.
Bức ảnh đoạt giải “Ảnh báo chí thế giới 2008” của Anthony Suau, phóng viên Tạp
chí Time chụp một cảnh sát thuế lăm lăm súng trong tay đi vào ngôi nhà vừa bị tịch
biên ở Cleveland, bang Ohio, được báo chí Mỹ nhận định là đã lột trần hết tính khốc
liệt của cuộc khủng hoảng tín dụng và nhà ở này.
Nhưng đâu chỉ thế! Bức ảnh không chỉ thể hiện tính khốc liệt của cuộc khủng
hoảng. Nếu xét từ nguyên nhân sâu xa thì đó chính là tính khốc liệt và đúng với bản
chất vô nhân đạo của xã hội tư bản.
Kể từ khi cuộc khủng hoảng xảy ra đến nay, ở Mỹ chưa có một ông chủ tư bản nào
tự tử, mà ngược lại, họ còn được chia những khoản thưởng khổng lồ từ tiền thuế
của dân như tập đoàn AIG hay các nhà tài chính phố Wall vẫn hái ra tiền trong thời
khủng hoảng. Chỉ có những câu chuyện người lao động ở Mỹ thất nghiệp quá bức
bối vì hoàn cảnh đã xả súng giết người hàng loạt rồi kết liễu đời mình, hay những
người mất nhà cửa phải sống trong những chiếc lều tại TP Sacramento, bang
California, Mỹ.
Những câu chuyện người lao động thất nghiệp tại Nhật Bản, đất nước có nền kinh
tế lớn thứ hai thế giới, chỉ còn cách vào ăn quỵt tại nhà hàng và chịu để cảnh sát bắt
giữ, cũng đang làm thế giới phải suy nghĩ.
Giáo sư kinh tế M. Shahid Alam của Đại học Northeastern, Mỹ, viết trên diễn đàn
online “Counterpunch” (www.counterpunch.org): “Hàng triệu người Mỹ đang mất
việc làm, hàng triệu người Mỹ đang đương đầu với nguy cơ mất nhà cửa, hàng triệu
người về hưu đang nhìn thấy quỹ lương hưu tan chảy nhanh chóng trước mắt mình.
Trong khi đó, các ông chủ các ngân hàng bị phá sản lại được thưởng hàng triệu đô
la tiền thưởng. Điều đó đang đe dọa sự ủng hộ của người Mỹ đối với những khiếm
khuyết của hệ thống chủ nghĩa tư bản”.
Ở Canada, những người bị ảnh hưởng nặng nề
nhất là những người lao động về hưu.

Trong bài viết của mình trên diễn đàn National Union của Canada, tác giả Larry
Brown, một lãnh đạo của nghiệp đoàn công nhân lớn nhất Canada –Liên đoàn quốc
gia: người về hưu là những nạn nhân bị bỏ quên của cuộc khủng hoảng.
Theo ông, chính phủ chỉ quan tâm chi tiền vực dậy các công ty, tập đoàn lớn mà
không để ý đến hàng triệu người về hưu nước này không có lương hoặc mức lương
“Trong các trường kinh tế của
Mỹ chúng ta có một cái nhìn hết
sức thiển cận về việc CNTB nên
được xem xét như thế nào và
chúng ta cũng có sự phản đối quá
khắt khe việc phân tích CNTB
của Mỹ đã sai lầm ở đâu và như
thế nào, dẫn đến sự suy thoái.
Tôi đề nghị một chiến lược tốt
hơn là dạy sinh viên làm thế nào
đạt được những giá trị của họ,
làm thế nào để phân tích các hệ
thống, phân biệt lý tưởng với
những con số và làm thế nào để
thế giới trở thành một nơi tốt
hơn”.
(CV Harquail, giảng viên đại học
tại New York viết trên trang blog
Authentic Organizations)
quá thấp, không đủ trang trải cho cuộc sống. Ông khẳng định: “Tiền đến tay người
lao động về hưu chính là tiền trực tiếp đầu tư cho kinh tế”.
Cũng tại diễn đàn này, Liên đoàn quốc gia cũng lên tiếng: “Các ngân hàng thì được
cứu trợ còn công nhân thì không được gì”. Họ kêu gọi người lao động trong nước
đoàn kết đấu tranh để đòi quyền lợi cho mình, đòi được bảo vệ trước cuộc khủng
hoảng kinh tế hiện nay.

Tại Anh, tỷ lệ những người trung lưu, có trình đại học, bị thất nghiệp và bị đẩy ra
đường cũng tăng đáng báo động. Trang web RTTV.ru miêu tả, nếu như trước đây
nói đến người thất nghiệp, vô gia cư người ta thường nghĩ đến những người bẩn
thỉu, rách rưới, tay cầm chai whisky thì giờ đây người ta thấy cả những người tốt
nghiệp đại học, quần áo sạch sẽ, thắt cravat… sống trên hè phố và xếp hàng chờ
phát chẩn.
Tỷ lệ thất nghiệp, vô gia cư gia tăng chóng mặt đến nỗi một bài báo đăng trên trang
web Scoop44.com nói về tình trạng này đã kết thúc bằng một lời cảnh báo của
người vô gia cư: Đừng quay lưng lại với chúng tôi vì có thể ngày mai các bạn sống
bên cạnh chúng tôi đó!
Theo Tạp chí Time, trước cuộc khủng hoảng nước Mỹ đã có 1,5 triệu trẻ em không
nhà cửa, nay con số này dự báo đang tăng đến mức báo động do số người thất
nghiệp dẫn đến mất nhà cửa tăng cao.
Theo AFP, tại Mỹ tính đến đầu tháng 5, tỷ lệ người thất nghiệp chiếm 8,9% lực
lượng lao động, tỷ lệ cao nhất trong vòng 25 năm qua, một tháng trước tỷ lệ này chỉ
mới 8,1%, và hiện được dự báo sẽ tăng lên đến 10% vào cuối năm nay. Kể từ khi có
dấu hiệu suy thoái vào tháng 12-2007 đến nay, đã có 5,7 triệu lượt người mất việc,
trong số đó 3,9 triệu lượt người mất việc chỉ trong vòng 6 tháng qua.
Theo Blommberg, một bản báo cáo về tỷ lệ thất nghiệp tại châu Âu vừa đưa ra vào
đầu tháng 4 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tăng nhiều hơn dự báo. Cụ thể là trong khu
vực đồng euro, con số này là 8,5% cao hơn dự báo hồi tháng giêng 0,2% và đang
tăng ở mức độ đáng báo động.
Tất cả những hình ảnh đó, con số đó nói lên điều gì? Hầu hết dư luận thế giới đều
cho rằng đó là hậu quả của một nền kinh tế tư bản chạy theo lợi nhuận mà quên mất
yếu tố trung tâm của xã hội là con người.
Học thuyết Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội: Trào lưu hay quy luật tất yếu? -
Bài 2: CNXH hay CNTB tử tế? Thứ ba, 30/06/2009, 03:25 (GMT+7)
Cuối năm 2008, khi nền kinh tế thế giới thật sự rơi vào khủng hoảng, nhiều ý kiến
cho rằng đó chính là sự khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản và các nhà nghiên cứu
lý luận và thực tiễn ở nhiều nước trên thế giới bắt đầu đi tìm nguyên nhân của sự

khủng hoảng cũng như tìm kiếm một trật tự xã hội mới có thể thay thế chủ nghĩa tư
bản.
Cần một trật tự xã hội mới
Đầu năm 2009, trong khi thế giới đang tập trung vào các biện pháp kích cầu để cứu
lấy nền kinh tế tư bản, thì cũng có ý kiến hy vọng trật tự của nền kinh tế tư bản thật
sự sẽ hồi phục. Nhưng trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Luân Đôn
(Anh) đầu tháng 4, trên những hàng biểu ngữ của dòng người biểu tình khắp mọi
nẻo đường thế giới người ta nhìn thấy dòng chữ: “Capitalism does not work” (tạm
dịch: Chủ nghĩa tư bản không hiệu quả) hay “Toward the society for people not for
profit” (Hãy hướng đến một xã hội vì con người chứ không phải vì lợi nhuận).
Dòng biểu ngữ lại tiếp tục hâm nóng một vấn đề lớn của thế kỷ 21, đặc biệt trong
bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay: cần phải có một trật tự xã hội
mới thay thế chủ nghĩa tư bản.
Để tìm ra câu trả lời, cho đến thời điểm hiện nay vẫn còn quá sớm. Vì hầu như mỗi
quốc gia đang lần mò cho mình một con đường riêng.
Trên lý thuyết hiện có hai hình thái nổi bật đang được đặt ra: Chủ nghĩa tư bản tử tế
hơn và chủ nghĩa xã hội.
Một số nhà nghiên cứu triết học thuộc các nước tư bản cho rằng trong thời gian
trước mắt để cứu vãn kinh tế, họ đồng ý các giải pháp của các chính phủ, nhưng
trong tương lai phải cơ cấu lại nền kinh tế tư bản theo hướng nhân bản hơn và vì
con người hơn.
Chủ nghĩa tư bản tử tế hay theo cách dùng từ của Bill Gates, cựu chủ tịch tập đoàn
Microsoft thì đó là chủ nghĩa tư bản sáng tạo. Theo Bill Gates, thì đó là hình thái
kinh tế tư bản nhưng vận dụng tất cả những lực lượng thị trường để giúp các nước
nghèo phát triển.
Trả lời phỏng vấn của báo chí tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos năm 2008, Bill
Gates nói: “Chúng ta phải biết tìm cách vận dụng những phương thức vận hành nền
kinh tế tư bản đang làm giàu cho người giàu bây giờ bắt đầu làm giàu cho cả người
nghèo”.
Nhưng giới công nhân và những người nghèo tại các nước tư bản cũng như các

nước nghèo, những người đang bị đẩy ra đường trong cuộc khủng hoảng này không
tin có một chủ nghĩa tư bản như thế.
Nếu nhận định chủ nghĩa tư bản tử tế như Bill Gates thì chuyện xưa nay hiếm. Chỉ
có các nhà tư bản hay các nền kinh tế tư bản áp dụng chính sách viện trợ thông qua
các khoản vay ODA cho các nước nghèo, nhưng đổi lại những người cho vay cũng
được hưởng một khoản không nhỏ, như công trình dự án được vay phải do các tập
đoàn của họ thực hiện hoặc làm nhà thầu chính…
Còn trên bàn đàm phán về tự do thương mại, các nước tư bản phát triển vẫn bảo vệ
quyết liệt lợi nhuận của họ từ xưa đến nay, ví dụ rõ nét nhất là sự sụp đổ của các
vòng đàm phán tự do thương mại Doha hồi tháng 7 năm ngoái do các nước Mỹ,
Nhật Bản và Tây Âu không nhường bước.
Giới lao động phương Tây bắt đầu đặt thẳng vấn đề: Liệu chúng ta có chấp nhận xã
hội tư bản sau khi chính cái xã hội này đã đặt lên vai chúng ta gánh nặng hàng ngàn
cân?
Người vô gia cư ngủ ở cảng cũ Marseill, Pháp tháng 3-
2009 nhằm lôi kéo sự chú ý của chính quyền đối với tình
trạng vô gia cư đang tăng một cách báo động. Ảnh: AFP
CNXH trở lại ở châu Âu
Tại các nước Đông Âu, chính phủ bắt đầu áp dụng chính sách can thiệp mạnh vào
nền kinh tế, một chính sách bị nền kinh tế thị trường bài bác. Ở một số nước, đảng
Cộng sản, đảng XHCN hoặc một số đảng có nguồn gốc XHCN đã giành được nhiều
lá phiếu cử tri để trở lại cầm quyền Mở đầu bài viết “CNXH đang trở lại ở châu
Âu”, tạp chí chính trị hàng đầu của Anh New Statesman (www.newstatesman.com)
viết: “Vào đầu thế kỷ 21, nhiều ý kiến nhận định cơ hội trở lại của chủ nghĩa xã hội
gần như là số 0, nhưng hiện nay khắp châu Âu, cờ đỏ lại đang tung bay”.
Tại cuộc bầu cử Quốc hội Moldova vào tháng 4 năm nay, đảng Cộng sản đã chiếm
60/101 ghế và trở thành đảng chiến thắng. Cho dù ngay sau đó, các lực lượng khác
biểu tình phản đối nhưng cũng cho thấy một sự thật có đến 49,48% cử tri nước này
tin vào đảng Cộng sản sau một thời gian đặt niềm tin vào thế giới tư bản.
Trong cuộc bầu cử Quốc hội Iceland ngày 25-4, lần đầu tiên trong lịch sử nước này

các đảng cánh tả đã giành chiến thắng. Các nhà phân tích bình luận rằng cử tri chọn
liên minh cánh tả bởi vì họ nhìn thấy sự thật là các đảng này đấu tranh vì con người
cho dù bản thân các đảng này cũng chưa có một lộ trình thuyết phục nhằm đưa
Iceland thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế đang đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên 10%,
cao nhất trong lịch sử Iceland.
Theo New Statesman, một cuộc thăm dò cuối năm ngoái tại Đức cho thấy 45%
người miền Tây Đức và 57% người miền Đông Đức cho rằng chủ nghĩa xã hội là
“một ý tưởng tốt”.
Tại Hà Lan, Na Uy, những người theo CNXH đã tăng đại diện hoặc nắm quyền kêu
gọi xây dựng một xã hội đề cao giá trị con người, công bằng và đoàn kết, đấu tranh
chống “văn hóa tham lam” do chủ nghĩa tư bản tạo ra dựa trên đồng tiền. Các chính
phủ này đã tạm hoãn quá trình tư nhân hóa các công ty nhà nước, tăng cường hệ
thống phúc lợi xã hội, y tế và ưu tiên chăm sóc người già…
Có một điểm đáng chú ý là trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tháng 6 thì
dường như các lực lượng cánh hữu giành chiến thắng và truyền thông đưa tin:
“Châu Âu lại thiên hữu”. Tuy nhiên, theo phân tích của tạp chí New Statesman, họ
giành chiến thắng vì trong cuộc khủng hoảng hiện nay, các đảng cánh hữu bảo thủ
đã vận dụng những chính sách của XHCN như tăng cường chi tiêu công cộng, kiểm
soát chặt chẽ nền kinh tế, chăm sóc con người nhiều hơn…
Mỹ Latinh chuyển sang màu hồng
Ở khu vực Mỹ Latinh, từ nhiều năm trước, các đảng cánh tả đã liên tục giành thắng
lợi trong các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội. Báo chí thế giới liên tục nhận
định Mỹ Latinh đang chuyển sang màu hồng.
Hơn 10 năm trước, thế giới chú ý đến một Hugo Chavez thiên tả và quyết tâm đưa
Venezuela đi theo con đường XHCN mà ông thiết kế và gọi là mô hình chủ nghĩa
xã hội thế kỷ 21. Sau đó là Lula của Brazil, Kirchner của Argentina, Tabaré ở
Uruguay và Evo Morales của Bolivia.
Hiện đã có 13 chính quyền các nước nằm trong tay các đảng cánh tả. Các chính phủ
này đang từng bước quốc hữu hóa các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên,
hàng triệu người nghèo được hưởng trợ cấp xã hội, mua lương thực thực phẩm giá

rẻ, vay vốn ưu đãi sản xuất, kinh doanh; được cấp đất mới để canh tác; khám, chữa
bệnh và học tập miễn phí; tỷ lệ trẻ sơ sinh chết giảm và tuổi thọ người dân tăng lên.
Thành phố lều ở Cleverland, bang Ohio của Mỹ, nơi cư
ngụ của những người vô gia cư. Ảnh: AFP
Kết quả khảo sát vừa được tổ chức thăm dò dư luận hàng đầu Rasmussen của Mỹ
công bố ngày 9-4-2009 đã làm sốc nước Mỹ và các tờ báo đều thốt lên: “Chỉ có
53% người Mỹ cho rằng CNTB tốt hơn và có đến 20% tin vào CNXH”.
So với kết quả khảo sát bình thường thì có thể thấy CNTB chiếm đa số, nhưng bối
cảnh là nước Mỹ với hàng trăm năm hình thành nền kinh tế tư bản, quốc gia có
truyền thống chống CNXH và CNCS thì kết quả đó là không bình thường.
Tại Mỹ, phong trào cánh tả đang đóng vai trò tích cực trong các chiến dịch vận
động như chống chiến tranh, đòi chăm lo bảo hiểm y tế cho toàn dân, các chính sách
an sinh xã hội…
Với thực tiễn đang diễn ra trên khắp thế giới, những người theo chủ nghĩa Marx và
CNXH khẳng định thế giới nhất định sẽ cơ cấu nền kinh tế theo đường hướng của
CNXH với sự tham gia một cách dân chủ của người công nhân, người tiêu dùng, đại
diện chính trị dưới hình thức sở hữu toàn dân.
Học thuyết Mác – Lênin và chủ nghĩa xã hội: Trào lưu hay quy luật tất yếu? -
Bài 3: CNXH thế kỷ 21 là cần thiết Thứ tư, 01/07/2009, 01:25 (GMT+7)
Trong khi thế giới đang rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, nhiều
người đang nghiên cứu về chủ nghĩa Mác để tìm ra bài học cho cuộc khủng hoảng
hiện nay như chủ nghĩa tư bản khủng hoảng như thế nào, hình thái kinh tế, xã hội
nào sẽ thay thế chủ nghĩa tư bản.
Để giúp bạn đọc rõ hơn về những xu hướng chính trị hiện nay trên thế giới, phóng
viên Báo Sài Gòn Giải Phóng đã trao đổi với bà Merlee Ratner, đồng chủ tịch Viện
Nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở New York, Mỹ.
- PV: Thưa bà Merlee Ratner, cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay đang khẳng định
điều gì?
- Bà MERLEE RATNER: Tôi nghĩ rằng điều đó cho thấy dấu hiệu sụp đổ của chủ
nghĩa tư bản cũng như sự thất bại của nó từ góc độ của một hệ thống nhân bản và

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×