Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

VAI TRÒ các ĐẢNG CHÍNH TRỊ nói CHUNG, ĐẢNG cầm QUYỀN nói RIÊNG đối với NHÀ nước TRONG CHỦ NGHĨA tư bản HIỆN đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.2 KB, 28 trang )

VAI TRÒ CÁC ĐẢNG CHÍNH TRỊ NÓI CHUNG, ĐẢNG CẦM
QUYỀN NÓI RIÊNG ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC TRONG CHỦ NGHĨA
TƯ BẢN HIỆN ĐẠI
(QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ MÔ HÌNH TIÊU BIỂU)

MỞ ĐẦU
Trong mọi xã hội có giai cấp, quyền lực của chủ thể cầm quyền được
thực hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định. Đó là
hệ thống chính trị. Trong một hệ thống chính trị. Đảng chính trị nói chung
và Đảng chính trị cầm quyền nói riêng có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ và
sâu sắc đến sự hình thành, tổ chức và hoạt động của nhà nước
Vì vậy để nghiên cứu vai trò của Đảng chính trị đối với sự phát triển
của nhà nước và để hoàn thành môn học Chính học học phát triển em xin
chọn đề tài: VAI TRÒ CÁC ĐẢNG CHÍNH TRỊ NÓI CHUNG, ĐẢNG
CẦM QUYỀN NÓI RIÊNG ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC TRONG CHỦ
NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI
(QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ MÔ HÌNH TIÊU BIỂU) làm tiểu luận
kết thúc môn học. Trong quá trình viết bài tiểu luận kết thúc môn học, em
xin chân thành cảm ơn thầy, cô giáo bộ môn cùng toàn thể khoa chính trị
học đã tạo điều kiện giúp đỡ để em được hoàn thành môn học.


NỘI DUNG
I. Các khái niệm liên quan
1.Khái niệm Đảng chính trị
Cho đến nay, chưa thể có một định nghĩa nào hoàn hảo về đảng chính
trị mà được tất cả mọi người chấp nhận. Những khác biệt về nhận thức,
quan điểm, và mong muốn của mỗi người đối với đảng chính trị đã dẫn tới
những định nghĩa khác nhau về đảng chính trị.
Hiểu một cách đơn giản thì đảng chính trị là một dạng đặc biệt của tổ
chức xã hội. Nó không giống các hiệp hội, liên đoàn hay các nghiệp đoàn


xã hội ở cách thức tổ chức và đặc biệt là các hoạt động mang đậm tính
chính trị.
Đảng chính trị không chỉ đơn thuần đấu tranh để tham gia vào việc thể
hiện các quan điểm chính trị mà còn đấu tranh để giành quyền đại diện cho
người dân trong quốc hội. Thông thường, các đảng chính trị đều giành
quyền lực thông qua việc bỏ phiếu của người dân. Trách nhiệm của đảng
chính trị đối với người dân thể hiện qua việc thực hiện các cam kết mà
đảng chính trị đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử. Ý chí của người bỏ
phiếu có ý nghĩa rất quan trọng đối với một đảng chính trị.
Một đảng chính trị là một đội ngũ, gồm nhiều người, tìm kiếm việc
kiểm soát chính quyền một cách chính danh, thông qua việc thực hiện một
cuộc bầu cử”.
“Một tổ chức công khai của các nhà hoạt động chính trị trong xã hội
có liên quan đến việc kiểm soát quyền lực của nhà nước, những người này
cạnh tranh với nhau trong việc tìm kiếm sự ủng hộ từ một hay nhiều nhóm


khác nhau. Thông thường, đảng chính trị đóng vai trò trung gian để kết
nối giữa các lực lượng trong xã hội với các hệ thống giá trị từ các định
chế nhà nước và liên quan đến đảng chính trị đó thông qua các hành động
chính trị trong một cộng đồng chính trị rộng hơn”.
Nói một cách đơn giản, đảng chính trị là các tổ chức thường trực của
các công dân, bao gồm các đảng viên tham gia một cách tự do, có những
chương trình hoạt động cụ thể nhằm tổ chức thực hiện quyền lực chính trị
mà đảng đó nắm giữ, thông qua các hoạt động quản lý và giải quyết các
vấn đề của nhà nước và xã hội. Việc thực hiện việc tổ chức quyền lực của
đảng chính trị đó bắt đầu với việc đảng giành được quyền lực thông qua
những cuộc bầu cử dân chủ.
Các đảng chính trị được phân loại bởi tính chất tranh đấu của nó. Tính
chất tranh đấu ở đây được hiểu là sự sẵn sàng thực hiện các hành động

chính trị, phát động các phong trào đối kháng và khát vọng trong việc
giành và giữ chính quyền. Các cuộc tranh đua này giữa các đảng chính trị
có tác dụng như một phương tiện để giành quyền lực chính trị, và toàn bộ
tổ chức của một đảng sẽ đóng vai trò thực hiện kế hoạch này. Chỉ các đảng
thành công trong cuộc đua tranh này mới giành được chức năng đại diện để
tham gia vào các tiến trình chính trị. Đó chính là phần thưởng để khiến các
đảng nỗ lực hành động, bởi vì khi một đảng chính trị thành công trong
cuộc tranh đua sẽ được tham gia vào bộ máy nhà nước của quốc gia đó.
Các đảng chính trị luôn là trung tâm cho các cuộc thảo luận và tranh
luận về việc đổi mới nền chính trị cũng như thực hiện các thay đổi chính
trị. Các lợi ích cho chính thể sẽ được tìm thấy qua các quyết sách sáng suốt
của đảng chính trị cầm quyền đó. Những lợi ích như vậy, không chỉ tìm
thấy trong đảng cầm quyền mà còn ở trong các các đảng chính trị đối lập.


Trong một thể chế dân chủ, đảng đối lập thường có chức năng như là một
“cơ quan giám sát” đối với các chính sách của chính phủ hoặc cho các lựa
chọn chính trị trong tương lai. Các đảng chính trị đối lập thường là đối thủ
đáng ngại cho đảng cầm quyền, nhưng chính vì vậy, sự tồn tại của các đảng
đối lập là hết sức cần thiết trong một thể chế dân chủ.
Đối lập với các nhóm lợi ích, một đảng chính trị luôn được mong chờ
sẽ thể hiện các hoạt động của đảng thông qua các hoạt động liên quan của
chính phủ. Các hoạt động này bao gồm cả các hoạt động đối nội và đối
ngoại, các chính sách kinh tế và xã hội, các chính sách giáo dục hay chính
sách liên quan thiết thực đến đời sống công dân. Để đáp ứng các yêu cầu
của xã hội, mỗi một đảng sẽ có những chương trình hoạt động riêng, và
đảng đó sẽ phải tổ chức thực hiện các chương trình hoạt động đó.
2/ Sự ra đời của các Đảng chính trị
Sự xuất hiện của các đảng chính trị theo cách hiểu như của chúng
ta về đảng chính trị hiện nay, chỉ được biết đến sau những năm cuối của thế

kỷ XVII. Cho đến nay, những tài liệu lịch sử không cho chúng ta biết gì về
đảng chính trị thời kỳ Hy – La. Những người Hy lạp cổ xưa là những
người tiên phong trong việc phát triển dân chủ nhưng họ cũng không có tổ
chức nào giống như các đảng chính trị hiện nay. Nghị viện của người La
mã cổ đại có hai nhóm đại diện cho lợi ích của hai nhóm dân cư là
Patricians và Plebeians, nhưng cũng không phải là đảng chính trị. Trong
nhiều thế kỷ, sau sự sụp đổ của đế chế La mã ( năm 476 sau Công nguyên),
người dân châu Âu cũng có bàn luận về các vấn đề chính trị, nhưng không
phải thứ chính trị như bây giờ.


Sự xuất hiện của đảng chính trị đầu tiên trên thế giới có lẽ bắt đầu từ
nước Anh, trong thời kỳ được gọi là Popish Plot năm 1678, với hai đảng
đầu tiên được biết đến với cái tên là đảng Whig và đảng Tory.
Cái tên Whig và Tory bắt đầu xuất hiện ở nước Anh từ cuối những
năm 1670, Whig là một từ cổ trong tiếng Scotland chỉ những người đối lập
với chính quyền. Còn Tory là chỉ những người Ailen theo Thiên chúa giáo
La mã, là những người ủng hộ nhà vua.
Những người theo đảng Whig muốn có một định chế để kiểm soát
quyền lực của Vua Anh, nhưng những người của đảng Tory lại muốn duy
trì quyền lực tuyệt đối của chế độ quân chủ.. Đảng Tory thì muốn có một vị
vua mạnh mẽ, đầy quyền lực để cai trị đất nước trong khi đảng Whig thì
muốn người dân có nhiều quyền hơn trong việc kiểm soát các hoạt động
của chính quyền.
Về sau, Nghị viện Anh đã nắm quyền kiểm soát vương quyền, còn
đảng Whig và đảng Tory đã trở thành những đảng được tổ chức chặt chẽ.
Giai đoạn từ năm 1832 – 1846 là giai đoạn hình thành hệ thống chính trị
lưỡng đảng ở Anh quốc. Năm 1830 đảng Whig đổi tên là đảng Bảo thủ và
có một số thay đổi mới.



Tuy nhiên, một nhánh của đảng Whig đã tách ra và phát triển theo một
hướng khác và hình thành nên đảng Tự do (Liberal). Đến năm 1918 thì
đảng Tự do suy thoái dần dần. Và một đảng mới xuất hiện thay thế vai trò
của đảng Tự do, đó chính là Công đảng. Hiện nay, hệ thống chính trị Anh
quốc có hai đảng thay nhau cầm quyền (nên các nhà nghiên cứu gọi là hệ
thống chính trị lưỡng đảng ) là Công đảng và đảng Bảo thủ.
Còn tại Mỹ, Hamilton và một số người ủng hộ muốn xây dựng một
chính quyền trung ương mạnh, cho nên, năm 1787, họ đã thành lập một
liên minh chính trị và gọi đó là đảng Người liên bang (the Federalists), đây
chính là đảng chính trị đầu tiên ở Hoa Kỳ. Năm 1796, một nhóm đối lập
với quan điểm của Người liên bang đã tập hợp lại dưới sự lãnh đạo của
Thomas Jefferson, họ muốn hạn chế quyền lực của chính quyền liên bang.
Các thành viên trong nhóm này đã gọi tên đảng của họ là đảng Cộng hoà –
Dân chủ.


Các doanh nhân, chủ ngân hàng, các thương nhân ở phía Bắc thì ủng
hộ cho đảng Người liên bang, còn các chủ trang trại nhỏ, các nông dân và
thợ thủ công thì ủng hộ cho đảng Cộng hoà – Dân chủ. Về chính sách đối
ngoại thì đảng Người liên bang nghiêng về ủng hộ nước Anh, trong khi
đảng Cộng hoà – Dân chủ lại ủng hộ cho cuộc cách mạng Pháp. Lãnh đạo
đảng Người liên bang đầu tiên là John Adams, người đã nối tiếp George
Washington giữ chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ. Tuy nhiên, từ năm 1800
đảng Người Liên bang đã bị giành mất chính quyền bởi đảng Cộng hoà –
Dân chủ. Đảng Người liên bang đã chỉ còn một số lượng đảng viên ít ỏi
trong giai đoạn từ năm 1800 đến năm 1820.[6]
Kể từ 1820 trở đi, đời sống chính trị Hoa Kỳ đã có những sự thay đổi
đáng kể, xuất hiện thêm nhiều quan điểm đối chọi nhau của các chính
khách trên khắp đất nước. Chính điều đó đã dẫn tới cuộc nội chiến Hoa Kỳ.

Các chủ trang trại ở miền Bắc, các nông dân ở biên giới phía Tây, các chủ
ngân hàng và các nhà buôn ở miền Bắc muốn chính quyền liên bang thực
hiện một số chính sách, trong đó có việc duy trì chế độ nô lệ.
Năm 1828, một đảng viên của đảng Cộng hoà – Dân chủ là Andrew
Jackson đã tham gia ứng cử Tổng Thống. Ông ta đã thành lập một đảng
của riêng mình, tách ra từ đảng Cộng hoà – Dân chủ và đặt tên là đảng Dân
chủ (Democrats). Những người thuộc đảng Người Liên bang trước đây đã
tập hợp cùng những người chống lại đảng Dân chủ đã thành lập một liên
minh gọi là Quốc gia Cộng hoà. Đảng này cũng còn được gọi là đảng
Whig.[7]
Năm 1854, sự tranh cãi về vấn đề nô lệ đã phủ một bóng đen lên nền
chính trị Hoa Kỳ. Với sự chia rẽ quan điểm trong vấn đề duy trì hay không
duy trì chế độ nô lệ đã khiến lực lượng của cả hai đảng Cộng hoà và đảng


Whig bị phân rã. Cũng trong năm này, lực lượng chống lại việc duy trì chế
độ nô lệ đã liên minh với lực lượng gọi là Đất tự do để thành lập một đảng
lấy tên là Đảng Cộng hoà (Republican Party).[8]
Lúc này Hoa Kỳ gồm rất nhiều đảng chính trị, lịch sử ghi nhận giai
đoạn này Hoa Kỳ có 6 đảng chính trị khác nhau, tuy nhiên sau cuộc Đại
suy thoái 1929 – 1933, Hoa Kỳ đã chuyển sang giai đoạn lưỡng đảng chi
phối toàn bộ nền chính trị Hoa Kỳ dù vẫn còn có những đảng chính trị
khác cùng tồn tại. Cho đến nay, mặc dù có nhiều đảng chính trị cùng tồn
tại, nhưng thực chất Hoa Kỳ chỉ là hệ thống chính trị lưỡng đảng, với hai
đảng thay nhau và cạnh tranh với nhau để cầm quyền là đảng Dân chủ và
đảng Cộng hòa.
Còn tại Đức, quá trình xuất hiện đảng chính trị bắt đầu từ thế kỷ
XIX[9]. Khởi đầu, các đảng chính trị ở Đức thuộc về bốn nhóm, bao gồm:
Tự do, Bảo thủ, Xã hội và Thiên chúa giáo. Sau này cùng với quá trình
công nghiệp hóa và phát triển đô thị, dẫn tới sự lớn mạnh của giai cấp công

nhân ở Đức. Dưới sự ảnh hưởng của học thuyết Marx và bối cảnh ra đời
của nhiều đảng xã hội ở các nước châu Âu lúc đó, một đảng xã hội với tên
gọi là Đảng Xã hội Dân chủ của Công nhân (Social Democratic Workers
Party) được thành lập năm 1869[10], đây là đảng chính trị đầu tiên ở Đức.
Tuy vậy, cho đến nay, hệ thống chính trị của Đức đang có 7 đảng chính trị,
bao gồm: Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo; đảng Dân chủ xã hội; đảng
Dân chủ tự do; đảng Xanh; đảng Cánh tả; Liên minh Xã hội Thiên chúa
giáo; đảng Hải tặc[11].
Tại Pháp, sau cuộc Đại cách mạng Pháp năm 1789, đã dẫn đến việc
thành lập các đảng chính trị, ở Pháp hiện nay bao gồm 6 đảng chính trị
khác nhau[12].


Sau đó, ảnh hưởng của nền dân chủ phương Tây cùng với việc thực
hiện các chương trình bầu cử đã lan rộng đến nhiều nơi trên thế giới. Từ
Tây âu cho tới Bắc Mỹ, cũng như nhiều quốc gia tại châu Mỹ La tinh và
châu Á, nền dân chủ được tổ chức thực hiện dựa trên sự cạnh tranh của các
đảng chính trị đã trở thành một khuôn mẫu cho các thể chế chính trị khác
học tập và xây dựng. Nhưng ở một số nước tại khu vực Đông Âu cùng với
Nga và Trung Quốc đã thay đổi từ một quốc gia quân chủ tuyệt đối sang
một hệ thống chính trị dựa trên một đảng duy nhất cầm quyền.
Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa phát triển mạnh mẽ
trên thế giới, các hệ thống chính trị độc đảng ở Đông Âu đã thất bại trong
việc duy trì phát triển kinh tế quốc gia, trong khi đó các hệ thống chính trị
lưỡng đảng và đa đảng của các nước phương Tây lại đạt được nhiều thành
tựu lớn trong quá trình phát triển. Cho đến cuối những năm 1980, trước sự
thất bại của mô hình chính trị độc đảng, sau sự kiện bức tường Berlin sụp
đổ năm 1989, nhiều quốc gia Đông Âu đã phải chuyển từ chế độ độc đảng
sang chế độ đa đảng để kiến tạo và phát triển nền dân chủ. Cũng trong thời
gian này, nhiều quốc gia châu Á cũng như châu Phi đã phải chịu nhiều áp

lực trong việc dân chủ hóa hệ thống chính trị của họ.
3/ Luật về đảng chính trị trong nền dân chủ và thể chế pháp
quyền
Dân chủ và pháp quyền: hai mặt của một chỉnh thể
Muốn quản trị tốt một quốc gia, hai trụ cột quan trọng chính là nền
dân chủ và thể chế pháp quyền. Hai yếu tố này là hai mặt của một chỉnh
thể, không thể có cái này mà không có cái kia.
Dân chủ chính là việc thừa nhận rộng rãi một cấu trúc nhà nước với
đầy đủ tính chất của một nhà nước quản trị xã hội tốt, trong đó, đảm bảo sự
tự do và công bằng trong hoạt động ứng cử và bầu cử. Chính điều này sẽ


đem lại một lợi ích lớn lao thông qua việc sẽ mang lại những thay đổi quan
trọng cho quốc gia với những ý tưởng chính trị mới.
Tương tự như vậy, một nhà nước dân chủ sẽ phải có một chính quyền
chịu trách nhiệm trước công chúng và minh bạch trong quá trình ban hành
các quyết sách, quyết định chính trị. Dân chủ sẽ giúp cung cấp một sự quản
trị tốt đối với sự cạnh tranh giữa các nhóm tôn giáo, dân tộc và các lợi ích
văn hóa một cách lâu dài và hòa bình. Sự quản trị tốt này thể hiện ở việc
quá trình cạnh tranh này sẽ diễn ra với các rủi ro trong các lợi ích xung đột
sẽ diễn ra ở mức tối thiểu. Bởi những xung đột lợi ích này nếu không được
giải quyết khéo léo và ổn thỏa, sẽ dẫn tới sự cản trở cho quá trình phát triển
đất nước.
Nhưng chỉ bản thân dân chủ không đủ giúp cho một nhà nước quản trị
tốt. Một nhà nước quản trị tốt cần nhiều hơn chỉ là dân chủ với việc bầu cử,
ứng cử tự do hay đơn thuần là sự phát triển trong các đảng chính trị. Một
điều quan trọng vô cùng đó là các cam kết cho nguyên tắc pháp quyền.
Nếu không có pháp quyền, sẽ không có đất sống cho dân chủ. Mối tương
tác quan trọng giữa dân chủ và pháp quyền đã được thể hiện trong Tuyên
bố Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc: “chúng tôi sẽ hết sức nỗ lực cho việc

thúc đẩy dân chủ và tăng cường sức mạnh của pháp quyền”.
Mặc dù khái niệm pháp quyền (rule of law) được hiểu khác nhau, tuy
nhiên, về cơ bản, khái niệm về pháp quyền thể hiện mối quan hệ giữa luật
pháp và chính quyền. Trong hệ thống pháp luật của các quốc gia phát triển
trên thế giới, như Canada chẳng hạn, pháp quyền được thể hiện trên hai
phương diện: “Thứ nhất, tất cả mọi cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật,
cho dù cá nhân đó đang nắm giữ vị trị nào đó trong xã hội; Thứ hai, bản
thân nhà nước cũng bị ràng buộc bởi pháp luật do chính mình ban hành và
phải tuân thủ pháp luật đó. Không một cá nhân nào bị kết án nếu đó không


phải là phán quyết của một tòa án hợp pháp. Nói một cách khác, tất cả các
hoạt động của các cơ quan nhà nước đều phải tuân thủ pháp luật”.
Một thể chế pháp quyền luôn đòi hỏi sức mạnh của luật pháp thể hiện
qua việc tôn trọng Hiến pháp và luật pháp trong xã hội. Theo đó, các đảng
chính trị cũng phải tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ quy định của hiến
pháp và luật pháp quốc gia nói chung.
Các đảng chính trị tìm kiếm quyền lực để cai trị, và tìm kiếm phương
thức cai trị. Tuy nhiên, trong khi đang tìm kiếm quyền lực thì đảng chính
trị lại bị cai trị bởi bộ máy nhà nước đang nắm giữ quyền lực chính trị. Bộ
máy nhà nước này đặt ra những nguyên tắc, luật lệ để quản lý hoạt động
của các đảng chính trị. Các luật lệ quy định về hoạt động của các đảng
chính trị thường được gọi chung là luật về đảng chính trị (Party Law).
Luật về đảng chính trị là gì?
Luật về đảng chính trị đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống luật
pháp của một quốc gia. Trong một thể chế pháp quyền, luật về đảng chính
trị cung cấp một khung khổ pháp lý cho hoạt động của các đảng chính trị,
nhưng nó cũng là phương tiện để hạn chế sự lạm quyền của các đảng chính
trị đang cầm quyền.
Theo Richard S. Katz của đại học John Hopkin thì các chế định của

luật về đảng được thiết lập bởi 3 mục tiêu cơ bản:
Thứ nhất, là để xác định rõ ai hoặc cơ quan nào sẽ có quyền được
công nhận là một đảng chính trị? Điều này sẽ bao hàm nhiều khía cạnh.
Một, để kiểm soát quá trình liên quan đến bầu cử, ứng cử cũng như giải
quyết các tranh chấp hoặc sai phạm trong quá trình bầu cử, ứng cử này.
Khía cạnh thứ hai là xác định rõ và kiểm soát các vấn đề liên quan đến tài
chính và truyền thông của tổ chức chính trị đó. Ví dụ như trong Luật cơ
bản của nước Đức (German Basic Law) quy định rõ: “Các đảng chính trị


phải tham gia vào việc thiết lập ý chí chính trị cho nhân dân”. Khía cạnh
thứ ba liên quan đến vai trò của đảng chính trị đó đối với nhà nước.
Thứ hai, là thiết lập một khung khổ pháp lý cho các hoạt động liên
quan của đảng chính trị. Nếu thiếu vắng một hệ thống luật về đảng chính
trị, sẽ dẫn tới hoặc là đảng chính trị cầm quyền trở nên lạm quyền hoặc
đảng chính trị chỉ được coi như một tổ chức bình thường như bất kỳ các tổ
chức nào khác trong xã hội. Cho nên, nếu có một hệ thống luật về đảng
chính trị đầy đủ, một mặt sẽ đề cao vai trò chính trị của đảng đó, nhưng
mặt khác cũng hạn chế sự lạm dụng quyền lực của đảng chính trị đối với
nhà nước và xã hội.
Thứ ba, là để điều chỉnh các cách thức hoạt động trong nội bộ đảng,
ngăn ngừa và hạn chế sự lạm quyền ngay trong nội bộ của đảng chính trị
đó.
Luật về đảng chính trị cần quy định những gì?
Khái niệm luật về đảng chính trị được hiểu rất khác nhau, tùy theo
từng bối cảnh quốc gia và ý kiến cá nhân của từng học giả. Tuy nhiên, hiểu
một cách chung nhất, luật về đảng chính trị là một bộ phận trong luật pháp
của một quốc gia liên quan đến việc quy định những gì một đảng chính trị
được phép làm hoặc không được phép làm. Thông thường, các luật này sẽ
quy định về việc thành lập đảng, cách thức tổ chức và hoạt động của đảng

chính trị.


Richard S. Katz cũng cho rằng luật về đảng chính trị của một quốc gia
cần phải quy định về ba lĩnh vực như sau:
1.

Các quy định về việc thành lập, tổ chức một đảng chính trị nào đó

2.

Các quy định điều chỉnh những hoạt động của đảng chính trị đó.

3.

Đảm bảo các hoạt động của các đảng chính trị phải tuân thủ các quy
định của pháp luật
Cũng theo Richard Katz, luật về đảng chính trị được hiểu là “các quy
định của nhà nước nhằm điều chỉnh và xác định quy chế pháp lý của đảng
chính trị đôi khi là các quy định nhằm điều chỉnh tư cách pháp lý của các
thành viên đảng đó, đảng chính trị đó sẽ phải tổ chức như thế nào, các đảng
đó có thể tiến hành các chiến dịch của họ ra sao, làm thế nào để đảng đó
kiểm soát được nguồn tài chính đóng góp”.
Tên gọi của luật về các đảng chính trị này tùy thuộc vào mỗi một quốc
gia, có thể gọi là Luật về đảng chính trị ( Law on Political Parties) như ở
Đức, hoặc Đạo luật về đảng chính trị (Political Parties Act) như ở Hàn
Quốc. Tuy nhiên, thông thường, các luật này chủ yếu bao gồm các quy
định về bầu cử, thực hiện các chiến dịch hoạt động của đảng và vấn đề tài
chính cho sự hoạt động của đảng đó.
Theo một nghiên cứu của các học giả Hà Lan cho biết, kể từ năm

1944 đến năm 2010 trong số 33 quốc gia ở châu Âu, có 20 quốc gia đã
thông qua luật về đảng chính trị, bao gồm: Áo, Bungari, Croatia, Cộng hòa
Séc, Estonia, Phần Lan, Đức, Hungari, Latvia, Lithuania, Na uy, Ba Lan,
Bồ Đào Nha, Rumani, Serbia, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Ukraina
và Anh Quốc. Theo nhận xét của Bértoa, Piccio & Rashkova trong bài viết
“Party Law in Comparative Perspective” thì quá trình xuất hiện luật về
đảng chính trị ở châu Âu có thể chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên


bao gồm Đức, Phần Lan và Áo, ba quốc gia này đã xây dựng nền dân chủ
từ nửa đầu của thế kỷ XX. Giai đoạn thứ hai là sự ra đời của luật về đảng
chính trị của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Giai đoạn thứ ba là sự sụp đổ
của mô hình chủ nghĩa xã hội với sự nắm quyền của đảng cộng sản ở các
nước Đông Âu, các quốc gia này sau khi đoạn tuyệt với đảng cộng sản đã
chuyển sang xây dựng mô hình dân chủ, bắt đầu với Hungary thông qua
luật về đảng của họ năm 1989.
II. VỊ TRÍ CỦA CÁC ĐẢNG CHÍNH TRỊ NÓI CHUNG, ĐẢNG CẦM
QUYỀN NÓI RIÊNG TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CỦA CHỦ
NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI.
Đảng chính trị là một nhân tố hết sức quan trọng trong hệ thống chính
trị của các nước tư bản. Nó có vai trò là một trong những thành phần cơ
bản của chế độ chính trị, của xã hội công dân hiện đại, có ảnh hưởng lớn
đến đời sống chính trị, từ cơ cấu tổ chức đến sự vận hành của hệ thống
chính trị. Đây là một tổ chức chính trị phản ánh lợi ích của giai cấp, của
tầng lớp xã hội, nó liên kết, lãnh đạo những người đại diện tích cực nhất
của tầng lớp hay xã hội đó để cùng thực hiện đạt những mục tiêu và lý
tưởng nhất định.
Ngày nay, trên thế giới không có quốc gia nào lại không có Đảng
chính trị. Hình thức tiền thân của Đảng chính trị là các nhóm chính trị, các
câu lạc bộ chính trị… Sự ra đời và phát triển của các Đảng chính trị có liên

quan chặt chẽ với quyền tồn tại của các nhóm khác nhau trong xã hội,
quyền các nhóm được kiểm soát, chi phối lãnh đạo và hạn chế quyền của
Đảng cầm quyền. Chúng phải có tổ chức, phải luôn tìm kiếm sự ủng hộ từ
dân chúng và phải khác biệt với các nhóm khác.
Ở Pháp, Đảng chính trị với đúng ý nghĩa của nó xuất hiện từ đầu thế
kỷ 20. Tuy nhiên hoạt động chính trị, ảnh hưởng của chúng trên các hệ


thống thông tin đại chúng cũng như khả năng huy động lực lượng Đảng
viên là tương đối yếu. Người Pháp không thích Đảng lắm, theo một điều
tra của SOFRES vào 9/1983, 13% người được phỏng vấn hy vọng rằng
“trong tương lai, các Đảng sẽ có vị trí quan trọng hơn”, 39% cho rằng
“chúng nên giữ vai trò giống như hiện tại” và 31% cho rằng “chúng nên có
vai trò khiêm tốn hơn”. Hiến pháp thể hiện vai trò của Đảng cũng chỉ được
quy định tương đối hạn chế, chỉ là “góp sức vào việc thể hiện ý chí của số
đông dân chúng”. Dù theo luật ngày 01/7/1901, các Đảng chính trị được
hưởng cùng quy chế với các Hiệp hội, và để hoạt động nó chỉ cần đăng ký
tên và điều lệ, nhưng phải đến thời đệ ngũ Cộng hòa, các Đảng mới được
hưởng một quy chế xứng đáng.
Việc người dân lựa chọn bầu Tổng thống (như ở Mỹ) hay người dân
bầu hạ nghị sĩ vào Hạ nghị viện (như ở Anh), chính là việc nhân dân lựa
chọn một Đảng chính trị làm đại diện cho họ. Đảng chính trị trong Nhà
nước Tư bản phải:
- Lãnh đạo, điều hành chính quyền Nhà nước, tổ chức giai cấp và các
lực lượng chính trị để đấu tranh chính trị.
- Bảo vệ lợi ích của đất nước, đảm bảo quyền của công dân và giáo
dục công dân.
- Tiến hành bầu cử và bảo đảm việc thay đổi chính quyền một cách
hoà bình.
Chính vì vậy, sự tồn tại của một Đảng chính trị gắn với cuộc đấu tranh

giành chính quyền, thỏa mãn những lợi ích của giai cấp, đạt được mục tiêu
cuối cùng là trở thành Đảng cầm quyền, và đương nhiên, thành lập Chính
phủ để thể hiện ý chí thống trị xã hội của giai cấp mình. Nhiệm vụ chủ yếu
của các Đảng chính trị là trở thành Đảng cầm quyền. Muốn như thế thì


trước hết Đảng chính trị phải có vai trò tổ chức để vạch ra “ý chí chung”,
trong đó hệ thống hóa những khuynh hướng, lập trường chính trị khác
nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau thành một chương trình hành động cụ thể,
một chính sách nhất định, và tiến hành giành chính quyền bằng nhiều biện
pháp. Bên cạnh đó, Đảng phải tổ chức giáo dục tư tưởng, tuyên truyền phổ
biến tư tưởng của Đảng mình cho quần chúng.
Người ta gọi chính trị, đảng phái có nghĩa là cơ cấu chính trị trong đó
nhiều đảng tranh gianh quyền lãnh đạo chính quyền một cách hòa bình với
nhau thông qua bầu cử. Trong các nước tư sản, hình thái chủ yếu của chính
trị đảng phái là có chế độ Nội các Nghị viện và chế độ Tổng thống. Tùy
theo số lượng Đảng chính trị lớn ở trong một nước, người ta chia thành các
loại lưỡng đảng, đa đảng… Để bảo đảm cho Quốc hội và các Đảng được
điều hành ổn định, điều quan trọng là sự bảo đảm tự do về chính trị, ngôn
ngữ, lập hội và bầu cử công bằng và giảm bớt những căng thẳng trong nội
bộ xã hội.
Trong nền Cộng hòa thứ năm của Pháp, các đảng chính trị tập hợp
thành 2 cực phân biệt rõ rệt là phe tả và phe hữu, dù nội bộ từng phe đều có
những bất đồng. Lực lượng cánh tả gồm các đảng như: đảng Xã hội (PS),
đảng Cộng sản Pháp (PCF), phong trào cấp tiến cánh tả (MRG). Cánh hữu
và phe giữa gồm: đảng Tập hợp vì nền cộng hòa (RPR), đảng Liên minh vì
nền dân chủ Pháp (UDF). Ngoài ra còn có một số đảng phái khác thuộc các
đảng cực hữu (như đảng Mặt trận dân tộc-FN, một số phong trào và nhóm
nhỏ tự tuyên bố theo tinh thần dân tộc) và cực tả (Liên đoàn cộng sản cách
mạng, Phong trào đấu tranh công nhân, đảng Xanh...).

Có nhiều lý do khiến các đảng phải liên kết lại trong hoạt động chính
trị và nắm chính quyền. Trước hết, do chế độ bầu cử Tổng thống và các
cuộc bầu cử quan trọng khác (như bầu cử Quốc hội, Hội đồng) theo


nguyên tắc phổ thông đầu phiếu với đa số phiếu qua hai vòng bầu cử đã
buộc các đảng ít có hy vọng thắng cử phải liên kết với các đảng lớn để có
cơ hội giành thắng lợi cho ứng cử viên chung của họ, và tránh bị gạt ra
khỏi trường chính trị sau này vì tỷ lệ phiếu bầu thu được quá ít. Một lý do
nữa là, các nguyên tắc hoạt động của các thể chế Nhà nước buộc các đảng
phái phải tập hợp lại với nhau để bảo vệ quyền lợi của mình (đối với phe
đa số nắm quyền) hoặc để chống đối, gây cản trở cho chính quyền hoạt
động (đối với phe đối lập). Nhũng buổi thảo luận tại Quốc hội, thượng nghị
viện, thông qua các đạo luật, bỏ phiếu tín nhiệm hay không tín nhiệm
Chính phủ... đều cho thấy rõ quan điểm đối lập giữa 2 phe và sự tập hợp
lực lượng của mỗi phe thể hiện qua tiếng nói chung của nhóm nghị sĩ đại
diện.
So với các nước Âu, Mỹ, Đảng chính trị ở Nhật Bản mang những đặc
điểm tương đối khác do tác động của truyền thống lịch sử, văn hóa và
chính trị. Chúng có tổ chức quần chúng yếu, hoạt động thất thường trong
khu vực bầu cử. Các Đảng chính trị Nhật Bản thường liên kết và thông qua
các tổ chức ngoài Đảng kinh tế, công đoàn hoặc các đoàn thể quần chúng,
tổ chức xã hội để tập hợp phiếu nhân sự cũng như giúp đỡ về tài chính để
hoạt động chính trị. Vì thế, các Đảng dễ bị các tổ chức ngoài Đảng chi phối
trong việc quyết định chính sách và hoạt động lập pháp.
Một trong những vai trò rất quan trọng của các Đảng chính trị là vai
trò đối lập của đảng không cầm quyền. Sự đối lập này thể hiện rất rõ trong
hoạt động các Đảng Chính trị của nhà nước tư sản Anh, Mỹ – nơi điển hình
của hệ thống lưỡng đảng. Ngoài Chính phủ đang cầm quyền, pháp luật Anh
còn cho phép thành lập “Nội các trong bóng tối” của các Đảng đối lập, có

nhiệm vụ tìm ra những khiếm khuyết trong chính sách của Đảng cầm
quyền, giám sát những người đang làm nhiệm vụ cai trị đất nước dưới sự


hướng dẫn của Đảng cầm quyền. Đây được gọi là sự đối lập có trách
nhiệm, chúng có tác dụng nhất định giúp nhà nước tư sản thận trọng hơn
khi đưa ra các quyết định của mình.
Các Đảng chính trị thường tìm cách để tạo cho quần chúng ấn tượng
về mình là tổ chức thể hiện nhu cầu, khát vọng chung của cộng đồng xã
hội. Hiện nay ở các nước tư sản tồn tại một số Đảng tiêu biểu như: Đảng
Tự do, Đảng Bảo thủ, Đảng Dân chủ – Thiên chúa giáo, Đảng Xã hội,
Đảng Cộng hòa, Đảng theo lãnh thổ, sinh thái học…
III. ĐẢNG CẦM QUYỀN ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC TRONG CHỦ
NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI
1. Con đường cơ bản để đưa Đảng chính trị trở thành Đảng cầm
quyền. Những điều kiện để Đảng chính trị trở thành Đảng cầm quyền:
Việc xuất hiện và phát triển của các Đảng chính trị ở các nước tư sản
thường gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của Quốc hội và các hoạt
động bầu cử. Thông qua các Nghị sĩ là thành viên của mình mà Đảng gây
ảnh hưởng đối với các quyết định của Nhà nước, của Chính phủ nhằm
mang lại lợi ích cho nhóm, giai cấp mà nó đại diện. Biểu hiện cụ thể là, các
Đảng chính trị tranh giành quyền lực và trở thành Đảng cầm quyền thông
qua con đường tuyển cử và đấu tranh ở Quốc hội. Đây là con đường cơ bản
để đưa một Đảng chính trị trở thành Đảng cầm quyền.
Để các Đảng chính trị thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và được điều
hành ổn định, cần phải xây dựng một chế độ bầu cử công bằng, thực hiện
trên nguyên tắc dân chủ, tự do, công bằng. Đồng thời, phương pháp chọn
đại biểu và quy chế về khu vực bầu cử cũng cần được quan tâm, tính toán
sao cho phù hợp với cơ cấu chính trị và truyền thống của quốc gia.



Chế độ bầu cử đại biểu theo tỷ lệ phiếu (số phiếu trong Quốc hội được
phân bổ cho các chính Đảng theo tỷ lệ phiếu mà Đảng đó giành được) là
chế độ bầu cử công bằng nhất. Tuy nhiên, ngoài mục đích phản ảnh ý chí
của nhân dân trong việc lựa chọn đại biểu, còn một mục đích nữa là thông
qua bầu cử, nhân dân sẽ nâng cao ý thức chính trị, cảm thấy gần gũi với
chính trị và dễ dàng chấp nhận hơn khi có sự thay đổi chính quyền.
Cuộc bầu cử đầu tiên ở Nhật Bản được tiến hành vào năm 1890, sau
khi nghị viện Hoàng gia ra đời. Nhưng mãi đến sau chiến tranh, Nhật Bản
mới thực hiện chế độ bầu cử phổ thông đầu phiếu và mọi ngườii dân đến
tuổi trưởng thành đều có quyền bầu cử. Tuy nhiên, đặc điểm chế độ bầu cử
Nhật Bản còn nhiều hạn chế, như: người dân chưa xem bầu cử là cơ hội lựa
chọn chính khách quan trọng đối với chính trị đất nước để có sự cân nhắc
kỹ khi bỏ phiếu cho ai, do đó vẫn tồn tại tình trạng ứng cử viên thu hút lá
phiếu với cách mua chuộc bằng tiền bạc, hàng hóa… và thu được lợi qua
các quỹ hỗ trợ của các tổ chức; quy định thời gian vận động tranh cử ngắn
hơn so với các nước Âu Mỹ, cấm ứng cử viên đến từng gia đình vận động
tranh cử, tuy có cho phép vận động trên phương tiện thông tin đại chúng
nhưng theo mức độ đã được quy định và hạn chế tuyên truyền trên sách
báo, ngôn luận, do đó hoạt động chính trị của các Đảng không đi vào quần
chúng, cản trở sự tích cực của nhân dân trong việc tham gia vào hoạt động
chính trị thông qua hoạt động bầu cử…
Ở các nước có từ hai Đảng trở lên, bầu cử là cuộc đấu tranh giành giật
quyền lực rất gay gắt giữa các Đảng chính trị. Sau cuộc tổng tuyển cử,
Đảng cầm quyền – là Đảng chiếm đa số ghế trong nghị viện và ứng cử viên
của mình thắng cử trong cuộc bầu cử – có quyền đứng ra thành lập Chính
phủ và các thành viên hoạt động tích cực trong chiến dịch vận động bầu cử
của Đảng sẽ được bổ nhiệm vào các chức vụ trong chính quyền. Mọi hoạt



động của Chính phủ phải thể hiện ý chí của Đảng cầm quyền thông qua ý
chí của người lãnh đạo.
Để trở thành Đảng cầm quyền, Đảng chính trị cần phải:
- Có tổ chức, hệ tư tưởng đủ mạnh và tuyên truyền, giáo dục hệ tư
tưởng, đường lối của Đảng mình cho thành viên và công chúng để có khả
năng thu hút lực lượng về mình và nhận được sự ủng hộ cũng như bảo vệ
của các lực lượng xã hội.
- Bảo đảm số ứng cử viên là thành viên của Đảng thắng cử tham gia
vào cơ quan nhà nước và có khả năng thực hiện lợi ích của Đảng.
- Tuyển chọn và bố trí nhân sự vào bộ máy cơ quan quyền lực nhà
nước. Đảng nắm chính quyền thông qua đội ngũ Đảng viên là công chức
trong các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
- Xây dựng chủ trương, cương lĩnh, chính sách của Đảng đúng đắn,
phù hợp, phản ảnh và thỏa mãn nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân và
cam kết thực hiện nếu thắng cử và lập được Chính phủ.
2. Vai trò của Đảng cầm quyền trong việc xác lập: bộ máy nhà
nước, vị trí cán bộ chủ chốt trong bộ máy nhà nước cấp Trung ương
và địa phương, vị trí cán bộ chủ chốt thuộc các bộ phận cấu thành hệ
thống quyền lực nhà nước:
Hoạt động của Đảng cầm quyền luôn gây ảnh hưởng đến đời sống
chính trị và hoạt động của bộ máy Nhà nước, làm cho các cơ quan nhà
nước hoạt động không theo quy định của pháp luật và trở nên hình thức, có
sự phân chia quyền lực nhà nước giữa các Đảng.
Ở Cộng hòa Xingapo, Đảng cầm quyền PAP của Xingapo lãnh đạo
Chính phủ và chi phối Quốc hội. Tuy nhiên giữa chúng có sự phân chia


quyền lực: các chủ trương, đường lối, chính sách lớn của Đảng phải được
Quốc hội thông qua mới được thi hành, và Chính phủ là cơ quan triển khai
thực hiện các chủ trương, đường lối đó.

Quốc hội Xingapo là cơ quan lập pháp gồm 51 nghị sĩ do dân bầu.
Tổng thống là người đứng đầu Nhà nước do Quốc hội cử, và chỉ định Thủ
tướng (người đứng đầu Đảng chiếm đa số ghế trong Quốc hội). Theo đề
nghị của Thủ tướng, Tổng thống sẽ chỉ định các thành viên của Nội các
(gồm 14 Bộ trưởng và các quan chức hành chính cao cấp). Một Hội đồng
cố vấn được lập ra làm tham mưu cho Tổng thống, các ý kiến của Hội đồng
trong các cuộc họp cấp cao có thể được Tổng thống tham khảo, ví dụ như
việc bổ nhiệm cán bộ chủ chốt cho nền hành chính của quốc gia.
Ở Malaysia, bộ máy nhà nước được chia thành 3 ngành lập pháp, hành
pháp và tư pháp. Trong đó, Quốc hội liên bang giữ quyền lập pháp của liên
bang (cụ thể là Thượng và Hạ nghị viện), có chức năng làm luật và kiểm
soát tài chính của Chính phủ.
Thượng nghị viện hoạt động dưới sự chủ trì của Chủ tịch hoặc Phó
Chủ tịch, gồm 69 thành viên, trong đó có 40 người được sự chỉ định của
Vua. Hạ nghị viện gồm 192 thành viên, trong đó 145 thành viên được cử tri
bầu trực tiếp từ 104 khu vực bầu cử miền Tây Malaysia, số còn lại được
bầu gián tiếp qua bộ phận lập pháp của bang Sabah (20 thành viên) và
Sarawak (27 thành viên). Các thành viên được bầu gián tiếp sẽ được thay
thế bằng các thành viên được bầu trực tiếp sau kỳ tổng tuyển cử toàn liên
bang. Chủ trì Hạ viện là người phát ngôn do Viện bầu chọn. Hiến pháp
Malaysia có quy định một điều đặc biệt là người phát ngôn Hạ viện có thể
là người ngoài Viện, khi đó ngừơi được đề cử sẽ được coi là một thành
viên thứ 193 của Viện.


Theo truyền thống lịch sử, Quốc vương Malaysia là ngừơi đứng đầu
liên bang, có quyền cao nhất, bảo đảm sự trị vì đất nước, kiểm soát cả 3
ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quốc vương có quyền bổ nhiệm
Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thẩm phán và giải tán Quốc hội khi cần
thiết. Theo quy trình làm luật, dự luật muốn trở thành luật phải được thông

qua từ Hạ viện đến Thượng viện và cuối cùng là Vua, do đó Vua là người
ký ban hành các đạo luật. Ngoài ra, Vua còn một số đặc quyền khác như:
ân xá, bảo vệ quyền lợi cho các dân tộc thiểu số, bảo vệ quyền đặc biệt của
người Mã lai…
Trong hoạt động của Chính phủ, Vua là nguyên thủ quốc gia nắm
quyền hành pháp. Việc điều hành công việc hàng ngày của đất nước được
giao cho Nội các. Để tránh tình trạng độc đoán, Hiến pháp quy định: Vua
quyết định trên cơ sở tư vấn của Thủ tướng và Nội các, trừ trường hợp bổ
nhiệm Thủ tướng, giải tán Quốc hội và triệu tập Hội nghị 9 tiểu vương
quốc. Tuy nhiên trong thực tế, Vua vẫn có sự tham khảo ý kiến của Thủ
tướng và các thành viên Nội các.
Theo quy định và Hiến pháp, Thủ tướng là người đứng đầu Đảng
chiếm đa số ở Quốc hội, nắm quyền lãnh đạo Chính phủ và đứng ra thành
lập Nội các. Trong trường hợp không có Đảng nào giành được đa số ghế tại
Quốc hội thì Vua sẽ phải chọn Thủ tướng. Sau khi được Vua bổ nhiệm
chính thức và được giao quyền thành lập Chính phủ, Thủ tướng sẽ phải
xem xét đến số ghế tương quan giữa 3 Đảng lớn Mã lai – Hoa – Ấn và số
ghế giữa các Bang để tránh tình trạng có nhiều thành viên Nội các là người
của một Đảng hay một Bang nào đó. Bộ trưởng được chọn trong số đại
biểu của 2 Viện, nhưng chủ yếu là của Hạ nghị viện. Hiện nay, Malysia có
27 Bộ trưởng, trong đó có 4 Bộ trưởng không Bộ nằm trong Văn phòng


Thủ tướng. Thủ tướng có đặc quyền kiêm nhiệm chức vụ Bộ trưởng ở bất
kỳ Bộ nào, không hạn chế.
Hiến pháp Nhật Bản quy định Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao,
là cơ quan lập pháp duy nhất của đất nước. Điều đó cho thấy, Quốc hội
được công nhận về tầm quan trọng của mình cao hơn các cơ quan khác như
Nội các và Tòa án. Vì vậy, nền chính trị nhà nước hoạt động theo nguyên
tắc Quốc hội là trung tâm. Nhật Bản cơ cấu Quốc hội theo chế độ 2 viện

được tổ chức hết sức công phu, dù tổ chức 2 viện khác nhau nhưng phải
phù hợp với mục đích của Quốc hội. Ngoài quyền lập pháp, hai viện của
Quốc hội còn có quyền giám sát tài chính quốc gia và điều tra các hoạt
động chính trị của đất nứơc.
Do áp dụng chế độ Nội các Nghị viện nên Thủ tướng Nhật Bản được
chỉ định trong số các nghị sĩ bằng quyết nghị của Quốc hội. Thực tế, nghị
sĩ là Chủ tịch Đảng chiếm đa số ghế tại Hạ nghị viện làm Thủ tướng. Thủ
tướng có quyền bổ nhiệm các Bộ trưởng và hơn nửa số Bộ trưởng phải
được chọn trong số các nghị sĩ Quốc hội (thực tế thì đa số ghế Bộ trưởng
trong Nội các thuộc Đảng cầm quyền).
Nội các gồm Thủ tướng và khoảng 20 Bộ trưởng, cơ quan giúp việc
cho Nội các là Văn phòng Nội các và các cơ quan của Cục pháp chế Nội
các. Ngoài công việc hành chính nói chung, Nội các còn thực thi và chịu
trách nhiệm trước Quốc hội về các công việc hành chính như chấp hành
pháp luật, tổng hợp các công việc của quốc gia, xử lý các quan hệ ngoại
giao, ký kết các hiệp ước, ban hành các sắc lệnh thi hành Hiến pháp, pháp
luật và có đặc quyền về ân xá như đại xá, đặc xá. Các Bộ trưởng được phân
công phụ trách các công việc hành chính như Phủ Thủ tướng, các Bộ và
các vị trí quan trọng như: Đổng lý văn phòng Nội các (tức Bộ trưởng Văn


phòng chính phủ), Chủ tịch Uy ban an ninh quốc gia, Bộ trưởng phụ trách
các vấn đề chung, Cục trưởng Cục phòng vệ …
Tại nước Anh, theo quy định của pháp luật, Nữ hoàng được quyền bổ
nhiệm Thủ tướng – người đứng đầu bộ máy hành pháp – với điều kiện
người đó là thủ lĩnh của Đảng cầm quyền (tức Đảng chiếm đa số ghế trong
Hạ viện), các Đảng viên cũng phải biểu quyết theo ý chí của Đảng mình.
Tuy Chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghị viện (vì được thành lập trên cơ
sở Nghị viện), nhưng thực tế Đảng cầm quyền có quyền đứng ra thành lập
Chính phủ và thao túng toàn bộ tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước

và hoạt động của Hạ nghị viện Anh. Mọi hoạt động của Chính phủ đều thể
hiện ý chí của Đảng cầm quyền thông qua ý chí của người lãnh đạo.
Ở Mỹ, Đảng chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của bộ máy
nhà nước. Chủ tịch Hạ viện bao giờ cũng là Đảng viên của Đảng chiếm đa
số ghế trong Hạ viện, và là người có nhiều quyền lực nhất trong Quốc hội.
Với tư cách là người lãnh đạo Đảng, ông ta là một trong những người phát
ngôn chủ chốt về các chính sách của Đảng, thực hiện sự kiểm soát của
Đảng đối với mọi hoạt động của Hạ viện, đồng thời gây áp lực đối với việc
phân công các thành viên vào các Ủy ban. Ngoài ra, còn có các tổ chức
Đảng ở Thượng viện và Hạ viện rất có quyền thế can thiệp sâu vào mọi
hoạt động lập pháp của Quốc hội, Đảng Cộng hòa gọi là Hội nghị, còn
Đảng Dân chủ gọi là phiên nhóm, không những đề cử Đảng viên vào các
chức vụ quan trọng mà còn lựa chọn Chủ tịch Ủy ban chính sách và điều
hành, người này phụ trách chiến lược của Đảng ở diễn đàn Quốc hội và có
quyền quyết định nghị sĩ - đảng viên nào sẽ được nói cũng như nói vào lúc
nào.
Bên cạnh đó, sự chi phối của Tổng thống đối với Quốc hội cũng rất
đáng kể. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, chịu trách nhiệm về hành


động của mình trước cử tri toàn quốc theo quy định, nhưng do là một Đảng
viên của Đảng cầm quyền và cũng là để thực hiện quyền lợi của Đảng, giữ
uy tín cho Đảng, đồng thời cũng là đặt nền móng cho việc tái cử trong
nhiệm kỳ sau nên mọi hoạt động của Tổng thống thường đi theo đường lối
chính sách của Đảng đã hứa với cử tri khi vận động bầu cử.
Tổng thống chỉ định tất cả các quan chức cao cấp liên bang và có toàn
quyền trong việc bổ nhiệm các thành viên Nội các – một trong những cơ
quan giúp việc quan trọng nhất của Tổng thống, và các thành viên này là
cộng sự đắc lực có ảnh hưởng lớn trong việc điều hành đất nước của Tổng
thống. Để nhận được sự ủng hộ lâu dài của Đảng, Tổng thống thường bổ

nhiệm các Đảng viên cùng Đảng đã có sự ủng hộ tích cực trong chiến dịch
bầu cử vào các chức vụ quan trọng. Bên cạnh đó, Tổng thống cũng bổ
nhiệm một vài chức vụ cho Đảng viên đối lập nhằm củng cố thêm mối
quan hệ trong Bộ máy Nhà nước.
Tổng thống thực hiện quyền lực của mình với sự trợ giúp của trên 100
cơ quan khác nhau, trong đó quan trọng nhất là Hội đồng an ninh quốc gia,
Cơ quan quản lý ngân sách, Hội đồng đối nội, Cục Tình báo Trung ương,
Cục điều tra liên bang, Hội đồng cố vấn kinh tế, Nội các…
Đứng đầu cơ quan tư pháp Malaysia là Ủy ban tư pháp. Đây là cơ
quan độ lập, chịu sự chi phối trực tiếp của Nhà vua và Hoàng gia. Người
đứng đầu Ủy ban do Vua bổ nhiệm. Thành phần Ủy ban gồm các luật gia,
thẩm phán Toà án Tối cao và Toà án cấp I, II. Thẩm phán do Vua bổ nhiệm
trên cơ sở tham khảo ý kiến của Thủ tướng và người đứng đầu ngành Tư
pháp. Các Thẩm phán được bổ nhiệm đều phải xuất phát từ Ủy ban tư pháp
và đi lên từ Tòa án huyện.


×