Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm hai đứa trẻ để hiểu thêm về tài năng truyện ngắn thạch lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT NHƯ THANH 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
KHƠI DẬY HỨNG THÚ TRONG GIỜ HỌC NGỮ VĂN
CHO HỌC SINH LỚP 11 TRƯỜNG THPT NHƯ THANH

II QUA HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC
NHẬP CẢM

Người thực hiện: Lê Thị Thùy
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn

THANH HÓA NĂM 2018

1


Mục lục
STT
1

2

NỘI DUNG
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài


1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG CHÍNH
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề
2.1.1 Phần “ Khởi động” trong lí luận dạy học
2.1.2 Hứng thú – Những tác động của hứng thú
2.1.3 Từ góc độ của lí thuyết tiếp nhận và tâm thế trong giờ
học ngữ văn
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Đối với bộ môn nói chung
2.2.2 Đối với thực tiễn ở đơn vị giáo dục
2.3 Những “ Hoạt động khởi động nhập cảm” để khơi dậy hứng
thú trong giờ học ngữ văn
2.3.1 Hoạt động dò bài cũ mang tính định hướng, giới thiệu bài
học mới
2.3.1.1 Ưu điểm
2.3.1.2 Tiến trình cụ thể qua ví dụ minh họa
2.3.1.3 Phân tích dẫn chứng và hiệu quả đem lại
2.3.2 Hình thức “ Viết mở bài” - kết hợp lời bình của giáo viên
2.3.2.1 Ưu điểm
2.3.2.2 Chuẩn bị
2.3.2.3 Một số ví dụ minh họa
2.3.3 Sử dụng yếu tố thực tế như một công cụ đắc lực và linh
hoạt
2.3.3.1 Ưu điểm
2.3.3. 2 Những “ kênh” để sử dụng thông tin thực tế
2.3.4 Kĩ thuật “ Động não”, “ Nêu vấn đề” để học sinh hứng thú
và có nhu cầu tự chiếm lĩnh
2.3.4.1 Mặt lí luận

2.3.4.2 Hoạt động cụ thể
2.3.5 Hoạt động ‘‘Sân khấu hóa’’
2.3.5.1 Ưu điểm và hạn chế

TRANG
1
1
2
2
2
2
2
2
3
4
5
5
6
7
7
7
7
9
9
9
9
10
12
12
12

14
14
14
17
17

2.3.5.2 Công đoạn chuẩn bị

17

2.3.5.3 Từ ‘‘Nhập thân’’ đến bài học

18

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

19
2


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1.Kết luận
3.2.Những kiến nghị

19
19
20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dạy học giảng văn ở trường ptth - Nguyễn Đức Ân – nxb Đồng Tháp 1997

2. Giáo trình Phương pháp dạy học Ngữ văn- Trương Dĩnh – NXB Thuận Hóa
2000
3. Chia sẻ tâm hồn và quà tặng cuộc sống – Jack Canfield và Mark Victo hasen,
NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2005
4.Bài viết “ Thiết kế giờ dạy theo định hướng đổi mới phương pháp giáo dục” Tiến Sĩ Nguyễn Thúy Hồng. Báo GDTĐ 2016
5.Bài viết “ Từ lý thuyết tiếp nhận đến giảng dạy tác phẩm văn chương ở trường
THPT” – Lê Thị Phú- tạp chí NCGD TPHCM - 2015
DANH MỤCSÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI.

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại

Kết
quả
xếp
loại

“ Con đường hình thành ý thức
xây dựng tập thể đoàn kết, tiến bộ

Sở giáo dục

B

T
T

1


cho học sinh lớp chủ nhiệm ở
trường THPT Như Thanh II”

Năm
học

20132014

1. PHẦN MỞ ĐẦU
3


1.1. Lí do chọn đề tài
Khi quyết định nộp hồ sơ vào Đại học sư phạm với chuyên nghành Ngữ văn,
cô giáo chủ nhiệm dạy môn văn của tôi đã chia sẻ : “ Đậu vào đại học sư phạm đã
khó, song để trở thành một giáo viên dạy văn đích thực không phải chuyện dễ dàng
đâu”. Qủa thực, ai trong số chúng ta, nếu đã lựa chon đều có thể “ dạy văn” song
để trở thành giáo viên dạy văn “ đích thực” như lời cô đã nói không đơn giản chút
nào. Có lẽ, bới đó không chỉ là một bộ môn mang tính “ khoa học” mà còn mang
tính “ nghệ thuật ” nên giáo viên không dễ thành công khị “chạm” được đến
“ ngưỡng” của vấn đề. Đến với tác phẩm văn chương, không chỉ để tìm hiểu thêm
về các tri thức liên quan đến xã hội, con người, đến giá trị nhận thức của tác phẩm
văn chương mà còn là để lắng nghe, thấu hiểu và đồng điệu, để gặp gỡ chính tâm
hồn mình để rung động thẩm mĩ và thanh lọc tâm hồn biết hướng tới chân- thiệnmĩ… Văn chương vừa có tính thực tế lại cũng vừa là chuyện “ trời mây non
nước” , có lẽ vì thế đôi lúc nó trở nên “chàng màng” ,“khó hiểu”, “khó tiếp nhận”
… (như những lời tâm sự rất chân thành của học sinh).
Trong xu thế hiện tại, khi học sinh (HS) ngày càng không còn hứng thú học
văn , thậm chí giờ học ngữ văn trở nên nhàm chán, gây buồn ngủ và thành “ nỗi
sợ” với học sinh… thì việc tìm cách để đem lại niềm đam mê đối với môn học là

nỗi trăn trở của mỗi giáo viên (GV) văn tâm huyết, và cũng là nỗi niềm trăn trở của
riêng tôi. Nỗ lực trong từng bài giảng, từng bước đi của bài học, ở mỗi thao tác nhỏ
và trong mỗi lời giảng… là điều mà tôi luôn tự nhủ với mình.
Tháng 5, khi sân trường ngập nắng, và ve đã râm ran, khi những bài kiểm tra
học kì đã kết thúc và không khí học đã trở nên rệu rã ở hầu hết các lớp học thì lũ “
chuột bạch” của tôi vẫn còn hăng say trong những bài giảng cuối năm. Có lẽ đó
cũng là cơ sở để một lần nữa tôi khẳng định rằng: chìa khóa để mở ra cánh cửa văn
chương là thế giới của tâm hồn và cảm xúc, mà để có được nó ta phải “ xây nền
đặt móng” từ ban đầu. Phải tạo cho học sinh tâm thế tốt nhất, phải khơi dậy được
niềm hứng thú, đam mê… mới nhen được ngọn lửa cảm xúc trong giờ văn . Đó
cũng là lí do mà tôi lựa chọn vấn đề trao đổi cùng đồng nghiệp qua sáng kiến kinh
4


nghiệm được mang tên “ KHƠI DẬY HỨNG THÚ TRONG GIỜ HỌC NGỮ
VĂN CHO HỌC SINH LỚP 11 Ở TRƯỜNG THPT NHƯ THANH II QUA
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC NHẬP CẢM” .
1.2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu là quá trình tổng hợp, đúc rút lại những phương pháp mà
bản thân người viết đã sử dụng và nhận thấy có hiệu quả thực tế trong tiến trình
dạy học.
Là sự giải bày một phần nhỏ những phương pháp của bản thân trên tinh thần
cầu thị mong nhận được sự góp ý và trao đổi của đồng nghiệp để bản thân hoàn
thiện hơn trong từng bài giảng.
Bản thân còn mong muốn góp một phần nhỏ tiếng nói của mình để giải
quyết bài toán khó mà những “đồng môn” còn trăn trở : Tìm lại niềm cảm hứng
cho học sinh trong mỗi giờ học ngữ văn.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Những giờ dạy học ngữ văn lớp 11 và đặc biệt là ở những tiết
giảng văn (Những bài học liên quan nhiều đến cảm xúc).

Phạm vi: sáng kiến kinh nghiệm của tôi chỉ dừng lại ở một phần rất nhỏ
trong toàn bộ tiến trình của giờ học: Phần “khởi động” giờ học.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Thu thập, nghiên cứu những lí luận bàn
về các vấn đề liên quan đến lý thuyết dạy học phần “ nhập cảm”
- Phương pháp quan sát thực tế: Quan sát thực tể những biểu hiện của HS trong
quá trình học tập, từ đó có thể đánh giá được thái độ và hứng thú học tập của HS.

- Phương pháp điều tra, đối sánh
2. PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề
2. 1.1 Phần “ Khởi động” trong lí luận dạy học

5


- Tiến sĩ Nguyễn Thúy Hồng (viện CL và CTGD) trong bài viết “ Thiết kế
giờ dạy theo định hướng đổi mới phương pháp giáo dục” đã đề xuất các bước
chuẩn cơ bản của một tiết dạy như sau:
Bước 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Bước 2: Tổ chức dạy học bài mới
- GV giới thiệu bài mới :
- Tổ chức, hướng dẫn HS suy nghĩ, tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội nội
dung bài học
Bước 3: Luyện tập, củng cố
Bước 4: Đánh giá
Bước 5: hướng dẫn HS học bài, làm việc ở nhà
Như vậy, ở tất cả các môn học lý thuyết về dạy học luôn đặt bước giới thiệu
bài học là một phần “cứng” trong tiến trình dạy học.
Đối với môn Ngữ văn đó là một bước không thể nào thiếu được tuy nhiên

như đã nói đó là một môn học không chỉ là “khoa học” mà còn mang tính “nghệ
thuật” đậm nét, vì vậy mỗi giáo viên dạy văn đôi khi cũng trở thành những người
“nghệ sĩ” không chỉ là người định hướng, dẫn đường mà còn là sự hóa thân vào tác
giả, vào nhân vật, vào dư luận… không chỉ là ở khâu giảng dạy mà còn là ở tiến
trình lên lớp luôn phải biến hóa linh hoạt phù hợp với từng bài giảng, từng “ngữ
cảnh” cụ thể … sao cho hài hòa nhất, tạo tâm thế tiếp nhận tốt nhất cho bài học.
Lí thuyết về phương pháp giảng dạy môn ngữ văn đề cao vai trò của phần
“khởi động” với tư cách là sự “dẫn nhập” mang tính cảm xúc và đồng thời là sự
định hướng cho học sinh về mặt kiến thức, tình cảm và còn là quá trình hoàn thiện
về nhân cách. GS Trương Dĩnh ,Thạc sĩ Lê Khánh Tùng - những nhà nghiên cứu
về phương pháp dạy học môn ngữ văn đều khẳng định “ Không thể có giờ dạy học
ngữ văn hiệu quả nếu thiếu đi phần khới động ấn tượng”.
2.1.2 Hứng thú – Những tác động của hứng thú
* Hứng thú trong cuộc sống
6


Hứng thú có tác dụng chống lại sự mệt nhọc và những cảm xúc tiêu cực,
duy trì trạng thái tỉnh táo ở con người. Hứng thú định hướng và duy trì tính tích
cực của con người, làm con người chịu khó tìm tòi và sáng tạo.
* Hứng thú trong dạy học
Dạy học là một nghệ thuật, người dạy – giáo viên là những “kỹ sư tâm hồn”,
sản phẩm tạo ra của quá trình dạy học là sản phẩm đặc biệt – con người (nhân
cách). Nó không hề giống với bất kỳ một ngành nghề nào. Điều đó đặt ra những
yêu cầu khắt khe đối với giáo viên. Theo William A. Ward thì: “ Người thầy trung
bình chỉ biết nói, Người thầy giỏi biết giải thích, Người thầy xuất chúng biết minh
họa, Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”.Từ đó ta thấy việc truyền cảm
hứng (gây hứng thú) học tập cho học sinh, người học là điều cực kì quan trọng và
cần thiết.
Luận ngữ có câu: “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học

không bằng say mà học”. Yếu tố cảm xúc, say mê chính là động lực lớn thúc đẩy,
nuôi dưỡng sự cố gắng, nỗ lực học tập không ngừng của mỗi chúng ta. Cho nên,
nếu khơi dậy được sự hứng thú, say mê cho học sinh thì sẽ tạo ra động cơ học tập
tích cực, giúp các em hăng say, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để đạt kết
quả học tập tốt nhất, và từ đó người học sẽ tiếp nhận tri thức một cách chủ động và
tự giác, không bị ép buộc…Đặc biệt hơn, hứng thú là cơ sở để khơi nguồn của cảm
xúc , giờ học văn lại là giờ giao lưu về mặt tâm hồn, cảm xúc, là thế giới của tâm
tư tình cảm. Người học không thể tiếp nhận tích cực khi không có cảm xúc và
hứng thú. Lại càng không thể học tập hiệu quả nếu không thể có cảm hứng với giờ
văn.
2.1.3 Từ góc độ của lí thuyết tiếp nhận và tâm thế trong giờ học ngữ văn
Lý thuyết tiếp nhận văn học cho rằng tâm lí có vai trò cực kì quan trọng
trong việc tiếp nhận tác phẩm văn học. Mỗi tâm trạng trong mỗi hoàn cảnh đều có
tác động khác nhau đến việc hình thành kiến thức và sự hiểu hiểu biết về tác phẩm
văn học. Để có thể tiếp cận văn học tốt nhất thì phải chuẩn bị tâm lí tiếp nhận tốt
7


nhất, khi đó mỗi chủ thể tiếp nhận mới có thể trở thành một bạn đọc “ đồng sáng
tạo”.
Tâm thế tiếp nhận của chủ thể HS được GS Trương Dĩnh khái quát thành 3
dạng chủ yếu như sau:
+ Hân hoan chờ đón, sẵn sàng nhập cuộc: Đây là trạng thái tiếp nhận lí
tưởng nhất, là niềm mong ước của mỗi giáo viên nói chung và gv dạy ngữ văn nói
riêng. Có được tâm thế này cả giáo viên và Hs sẽ có được tiền đề cho một giờ học
đầy hứng khởi, say mê và hiệu quả.
+ Trạng thái tĩnh tại: HS trong tâm trạng bình thường, nói như cách nói
của dân gian là “ bặt chăng hay chớ” . Với tâm lí này, để nhen lên ngọn lửa say mê
của HS là điều vô cùng khó khăn với giáo viên. HS học bài thụ động và đôi lúc sẽ
khiến ngay cả GV cũng rơi vào trạng thái nhàm chán.

+ Thụ động, chán nản: Đây là tình trạng phổ biến của Hs bây giờ đối với
môn ngữ văn. Cảm giác buồn ngủ, thậm chí ngủ gật trong giờ học, sự mệt mỏi
buông xuôi thấy rất rõ… Chứng kiến điều này, ngay cả với những GV tâm huyết
cũng nản chí và đôi lúc chỉ muốn dạy cho chóng hết giờ. Đây chính là “ thảm họa”
với cả GV và Hs
2.2 Cơ sở thực tiễn đề tài
2.2.1 Đối với bộ môn nói chung
Việc đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ, yêu cầu bắt buộc đối
với giáo dục nước ta hiện nay, đặc biệt đối với hệ thống giáo dục phổ thông, trong
đó có việc dạy và học môn Ngữ văn. Những năm gần đây, việc tích cực đổi mới,
đổi mới căn bản, toàn diện trong giáo dục của chúng ta đã đem lại nhiều kết quả
khả quan. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều khó khăn, bất cập bởi sự đổi mới diễn ra
thường xuyên và liên tục về chương trình, thi cử, phương pháp…
Hứng thú học môn ngữ văn của HS vẫn là chuyện “ Biết rồi, khổ lắm…” bởi
xu thế hiện nay HS chỉ học bộ môn để đối phó, hoặc để thi cử… rất ít tìm được HS
học môn ngữ văn bằng niềm đam mê. Ở hầu hết các nhà trường, ngữ văn vẫn là
môn bị HS kêu ca, là môn học “ buồn ngủ ”, đem lại cảm giác “sợ” cho đa số HS.
8


Nhiều GV còn xem nhẹ bước “khởi động bài học”, còn “Ngại”, cho rằng
“rườm rà”… còn chưa nói đến việc chú ý đến lĩnh vực “ chuẩn bị tâm thế tiếp
nhận” và “ nhập cảm”
2.2.2 Đối với thực tiễn ở đơn vị giáo dục
* Khó khăn
Trường THPT Như Thanhh II là ngôi trường đóng ở vùng cao địa bàn tuyển sinh
chủ yếu là con em dân tộc (Xuân Thái, Thanh Tân, Thanh Kỳ, Yên Lạc.... ) Về kinh tế,

người dân còn gặp nhiều khó khăn. Thành phần dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc
gây ra những trở ngại nhất định về giao tiếp, về ngôn ngữ...Những đầu tư, khuyến

khích về mặt học hành cho con cái chỉ tính được trên đầu ngón tay trên mỗi lớp học,
vì vậy HS cũng không có điều kiện được tham khảo tài liệu, hay được hỗ trợ, tiếp xúc
các phương tiện đọc, học, nghe nhìn trực quan... để nâng cao hứng thú.
Một vài HS có điểm đầu vào trội hơn so với mặt bằng không chọn môn văn
làm môn thi khối theo xu thế thi cử hiện nay... điều này ảnh hưởng tâm lí đám đông về
xu thế học bộ môn với tập thể, ảnh hưởng ngay cả đến hứng thú dạy học của GV.

* Thuận lợi
Đa số HS ở đây đều được xác định là “ lành” biết nghe lời thầy cô và nếu
được khơi dậy sẽ có thể nhen nhóm lên ngọn lửa. Các em không được tiếp cận
nhiều với những phương tiện thông tin,vì vậy mỗi bài học mới lạ, mỗi câu chuyện
thú vị... nếu biết khơi gợi ,dẫn dắt... có thể tạo nên sự cuốn hút đối với các em. Đặc
biệt, với số đông HS là người dân tộc thiểu số, với tình cảm yêu – ghét rạch ròi...
HS thường có những tình cảm, cảm xúc rất mãnh liệt, là những tâm hồn mềm mại,
dễ rung động trước cuộc sống... cũng là một điều kiện thuận lợi để khơi dậy niềm
hứng thú với một bộ môn mang tính cảm xúc, tâm hồn.
Nếu như đại đa số HS ở các trường khác trên toàn tỉnh đều tập trung vào các khối
“hot” như : A,B,D.... thì HS ở đây, do đầu vào quá thấp, chất lượng quá yếu... nên

các em lựa chọn môn văn thi khối như một lựa chọn không thể khác. Với sự xác
định ấy, gv bộ môn ở đây có thể định hướng ngay từ đầu khuyến khích HS bằng
tâm lí, kết hợp với một số bài giảng trên lớp... để thuyết phục các em.
9


Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi
để phát triển chuyên môn của nhà trường.
2. 3 NHỮNG “ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG NHẬP CẢM” ĐỂ KHƠI
DẬY HỨNG THÚ TRONG GIỜ HỌC NGỮ VĂN
2.3.1 Hoạt động dò bài cũ mang tính định hướng, giới thiệu bài học mới

Thực ra nếu dẫn dắt bài học bằng cách này có lẽ nhiều đồng nghiệp cũng từng làm,
thậm chí là phổ biến. Tuy nhiên, để tạo thành một hệ thống logic, chỉnh thể đồng

thời vừa kết hợp kiểm tra kiến thức cũ, vừa giới thiệu bài mới một cách ấn tượng
trong mối liên quan và tạo được hứng thú thì tôi nghĩ không phải là đơn giản. Kỹ
thuật vào bài này cần có sự đầu tư, sáng tạo một cách nghiêm túc và tâm huyết của
GV. Dưới đây là một số trải nghiệm của bản thân tôi.
2.3.1.1

Ưu điểm

Đối với cách dẫn nhập này, ta không cần tốn thời gian để chia cắt làm 2
bước (kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới như thông thường), là cách làm “hai
trong một” mà vẫn khá ấn tượng
Hệ thống kiến thức trong cái nhìn tổng thể, đối chiếu, so sánh, tương liên...
tri thức sẽ vững vàng và sâu sắc hơn.
Lưu ý:
Việc kiểm tra bài cũ kết hợp giới thiệu bài mới mà có thể tạo ta “ hứng thú”
và “tâm thế” thì dĩ nhiên GV không thể tùy hứng được, mà đương nhiên phải có
“kịch bản” rõ ràng cho tiến trình, bước đi, thậm chí từng câu hỏi gợi mở cụ thể để
hướng đến bài học mới một cách ấn tượng.
2.3.1.2

Tiến trình cụ thể qua ví dụ minh họa

* Câu hỏi và đáp án chuẩn bị
- Câu hỏi:
Câu hỏi 1: Hãy khái quát lại những đặc trưng cơ bản nhất của chủ nghĩa lãng mạn?

Những đặc trưng ấy được thể hiện như thế nào trong tác phẩm của Thạch Lam?

Đáp án chuẩn bị:
10


+ Về nội dung: Nếu văn học hiện thực viết về cuộc sống “như nó vốn có” thì văn
học lãng mạn lại viết về cuộc sống “như nó ước mơ”
+ Về nghệ thuật: tập trung xây dựng hình ảnh những con người phi thường trong
hoàn cảnh phi thường ; Sử dụng nghệ thật đối lập như một nguyên tắc cơ bản (có
phân tích ngắn gọn kèm theo: Đối lập ánh sáng và bóng tối, Hà Nội và Phố huyện)
Câu hỏi 2: Đặc điểm nào của văn học lãng mạn chưa thể hiện rõ nét trong tác
phẩm của Thạch Lam? Giải thích?
Đáp án chuẩn bị:
+ Nội dung: có thể hiện được ước mơ, hướng về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ông
kêu gọi, thúc dục con người hãy biết ước mơ, hãy biết khát khao song nhìn chung
cuộc sống ấy vẫn tàn lụi, đượm buồn.
+ Nghệ thuật: Đã sử dụng thành công nghệ thuật đối lập như một nguyên tắc cơ
bản, song thế giới nhân vật trong tác phẩm của Thạch Lam là thế giới nhân vật bé
nhỏ, đáng thương nhuốm sắc màu hiện thực chưa mang rõ nét “ Con người phi
thường trong hoàn cảnh phi thường”
* Dẫn nhập tạo tâm thế và cảm xúc
Bước 1: Nhận xét phần trả lời của HS

Bước 2: Lồng ghép để dẫn dắt: Cũng là một nhà văn lãng mạn, cũng là nhà văn tiêu
biểu của “ Tự lực văn đoàn” song nếu Thạch Lam chọn thế giới của những con người
yếu đuối, bé nhỏ và tội nghiệp man mác sắc màu hiện thực thì Nguyễn Tuân đã “ xây
dựng được những con người phi thường trong hoàn cảnh phi thường” . Nếu Thạch
Lam lại là nhà văn “duy cảm” với những dòng cảm xúc lấp lánh về số phận và sự bé
nhỏ của con người và niềm hi vọng rất mong manh, thì Nguyễn Tuân lại là nhà văn “
duy mĩ” tôn thờ thế giới của cái đẹp và thể hiện niềm tin mãnh liệt rằng cái đẹp luôn
chiến thắng như ông đã ước mơ.... Có thể nói, tác phẩm của Nguyễn Tuân là một đại

diện đầy đủ cho chủ nghĩa lãng mạn. Vậy những con người ấy là ai? Họ đã phi thường
như thế nào? Nguyễn Tuân đã gửi gắm những mơ ước gì trong tác phẩm? Và cái đẹp
trong tác phẩm của ông được khai thác ở phương diện nào... Câu hỏi ấy sẽ được giải
11


đáp trong bài học ngày hôm nay với tác phẩm tiêu biểu của ông trước cách mạng
tháng Tám:“ Chữ người tử tù”.
2.3.1.3

Phân tích dẫn chứng và hiệu quả đem lại

Định hướng nội dung tác phẩm: thế giới của cái đẹp, tư tưởng của tác phẩm,
đặc trưng của văn học lãng mạn.
Tâm thế tiếp nhận: Hs sẽ tò mò, háo hức với những vấn đề được đặt ra:
những con người phi thường ấy là ai? Hoàn cảnh phi thường như thế nào? Tại sao
Nguyễn Tuân được mệnh danh là nhà văn duy mĩ?
Cảm xúc của HS: sự chờ đợi khai thác nội dung bài học, hơn nữa, ngay từ
đầu với cách giới thiệu ở trên HS sẽ có thể hình dung ra được “ không khí” của tác
phẩm và chuẩn bị tâm thế “ nhập cuộc”
Với sự khơi gợi như vậy, cộng với sự linh hoạt của GV trong những bước
tiếp theo của bài học tôi tin rằng chúng ta sẽ có một giò học như mong đợi.
2. 3.2. Hình thức “ Viết mở bài” – kết hợp lời bình của GV
2.3.2.1: Ưu điểm:
Đây là cách giới thiệu khá linh hoạt và thoải mái, dễ ấn tượng, không gò bó. Giới

thiệu bài học tách rời kiểm tra bài cũ ,ta hoàn toàn chọn cách dẫn dắt trọng tâm
nhất mà không phải khuôn ép, phụ thuộc nội dung nào khác.
Ngắn gọn và súc tích.
Phát huy được lời bình của GV - một yếu tố vô cùng cần thiết của giờ dạy

học ngữ văn.
2.3.2.2 Chuẩn bị
Giáo án đầy đủ, chu đáo trong đó có các phần “ mở bài” đã được chuẩn bị
nhằm “ khơi nguồn cảm xúc”.
Sự chuẩn bị linh hoạt không chỉ là chuẩn bị cho từng buổi lên lớp cụ thể mà
để có được những “ mở bài” ấn tượng cho bài học, khơi dậy sự tích cực của HS là
quá trình học hỏi và tích lũy lâu dài trong quá trình trau dồi, học hỏi chuyên môn
và ngay cả trong đời sống.
12


Luôn có sổ tay tích lũy chuyên môn với những bài thơ, trích dẫn danh ngôn, câu

chuyện đời sống hoặc văn học thú vị, những tình huống liên quan...
2.3.2 3 Một số ví dụ minh họa.
* Sử dụng những câu chuyện như một cách “dẫn nhập” ấn tượng.
- Sau khi Kiểm tra bài cũ, nhận xét HS, GV có thể dẫn nhập như sau: Cách đây từ rất
lâu, trên báo “ Hoa học trò” ở chuyên mục “ Cafe chiều thứ 7” có đăng tải một câu
chuyện mang tên “ Dịp đặc biệt” , câu chuyện ấy đã để lại trong lòng cô những ấn
tượng vô cùng sâu sắc. Hôm nay cô sẽ chia sẻ với các em: Một gia đình nhà nọ sinh
được hai anh em, một người anh trai và cô em gái. Mỗi ngày hai anh em đều đi học
cùng nhau. Một buổi sáng, em gái dắt anh vào tiệm bán đồ lưu niệm và thì thầm “
anh ơi! Sợi dây chuyền này xinh quá!”. Hai anh em ra về trong niềm khát khao của
cô bé và những suy nghĩ, dự tính của người anh. Một kế hoạch được đặt ra: Mỗi ngày
người anh đều nhịn ăn sáng để hoàn thành mục tiêu có thể tặng em gái sợi dây
chuyền vào sinh nhật tròn 15 tuổi. Sinh nhật em, món quà mơ ước đã được đặt lên
bàn, mắt cô bé sáng long lanh ngập tràn niềm vui sướng. Nhưng sau khi ướm thử, cô
bé lại gỡ ra và cất vào một nơi trang trọng và nói với anh rằng: “ Em sẽ đeo nó vào
dịp thật đặc biệt, anh trai!”. Tuy nhiên, không lâu sau đó, một tai nạn giao thông đã
cướp mất người em và sợi dây chuyền vẫn còn mới tinh trong tủ. Đưa em ra nghĩa

trang, người anh trở về lặng lẽ cầm sợi dây chuyền trên tay và nói trong nước mắt: “
Em thật ngốc! mỗi ngày chúng ta được sống đây đã một dịp đặc biệt rồi!”... Câu
chuyện ấy, quả là một bài học quý giá với mỗi chúng ta, và cũng chính là thông điệp
mà tác giả Xuân Diệu đã gửi gắm qua bài thơ “ Vội vàng” : Chúng ta phải luôn trân
trọng, nâng niu từng khoảnh khắc mà mình được sống.
- Hiệu quả thực tế: sau câu chuyện, cả tập thể HS lớp 11a5 đã lặng đi, có em lặng
lẽ lau nước mắt. Giờ học diễn ra trong một tâm thế đón đợi, mong chờ... sau bức tranh
thiên nhiên có phần náo nức, vui tươi các em cảm nhận sâu sắc được “ niềm khắc khoải
thời gian” của Xuân Diệu. Đồng thời, tôi tin rằng không chỉ nắm vững kiến thức bài thơ
với quan niệm sống mới mẻ và sâu sắc, đầy tính nhân văn mà các em còn hiểu sâu sắc giá
trị của cuộc sống để yêu quý, để nâng niu thêm những khoảnh khắc tưởng
13


chừng như vô cùng giản gị của cuộc sống này. Và tôi tưởng chừng không chỉ bản
thân tôi mà chính bản thân các em đã “ đồng điệu” được với nỗi lòng tác giả.
* Trích dẫn thơ, danh ngôn bài hát, các nhận định văn học...
- Chuẩn bị: Thơ, lời bài hát, danh ngôn, nhận định, những phát ngôn ấn tượng...
phù hợp với nội dung bài học và mang tính định hướng về mặt nội dung, đồng thời
có thể tạo tâm lí tiếp nhận tốt nhất.
- Ví dụ minh họa: Giới thiệu về tác phẩm “ Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân:
Nhà phê bình văn học Hoài Anh từng nói về Nguyễn Tuân “ Là một nhà nghệ sĩ
ngôn từ đưa cái đẹp thăng hoa”, Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng ông là người “
Suốt cuộc đời đi tìm cái đẹp”. Có lẽ vì thế mà khi nhắc đến Nguyễn Tuân người ta
còn nhắc đến một nhà văn “ duy mĩ” . Tuy nhiên, trong tác phẩm của ông, không
chỉ là cái đẹp thuần túy, mà là cái đẹp chứa đựng những trăn trở về con người, về
thời đại với bao nỗi niềm mà văn nhân kí thác. “ Chữ người tử tù” đã tìm về cái
đẹp của “ một thời vang bóng” với bao nỗi niềm trở trăn như thế!
- Phân tích hiệu quả:
+ Cách dẫn nhập nêu ra một ấn tượng cơ bản nhất về Nguyễn Tuân: Người nghệ sĩ

luôn tìm về cái đẹp.
+ Tuy nhiên ngay từ đầu đã đưa học sinh vào tình huống “ có vấn đề” theo phương
pháp dạy học tích cực với vấn đề bổ sung: không phải là cái đẹp thuần túy mà chứa
đựng những nỗi niềm trăn trở về con người, về cuộc đời...đặc biệt vì sao lại là cái
đẹp của “ Một thời vang bóng”
Với cách “ dẫn nhập” đó, HS sẽ chú ý theo bài học, đặc biệt để tìm hiểu các
phương diện cái đẹp trong tác phẩm của Nguyễn Tuân. Đó cũng là lớp vỏ bề ngoài
để có thể bóc ra chiều sâu của tác phẩm.
* Suy lí, so sánh, dẫn dắt, liên tưởng... để “ dẫn nhập” vấn đề
- Chuẩn bị: Ở bước này, chúng ta cũng cần chuẩn bị, tích lũy những kiến thức có
liên quan. Thực tế giảng dạy cho thấy, mỗi bài học đều có rất nhiều cách khởi
động, nếu tích lũy được cầng nhiều, càng phong phú ta càng có sự lựa chọn tốt
nhất, mang lại hiệu quả cao nhất.
14


- Ví dụ minh họa: Có thể xét lại ví dụ ở phần 2.2.1.2 ở mục này đó cũng là một
dạng so sánh để tạo ấn tượng.
Do dung lượng của SKKN có hạn, người viết sẽ không trình bày thêm ví dụ
ở mục này, bởi nó cũng thuộc nhóm “ Viết mở bài’ tương tự như các bước đã nói ở
trên. Lặp lại sẽ gây nhàm chán, vì vậy sẽ giành dung lượng cho các phần sau.
2.3.3 Sử dụng những yếu tố thực tế như một công cụ đắc lực và linh hoạt

2.3.3.1 Ưu điểm
Cập nhật những vấn đề đang xảy ra trong cuộc sống không chỉ tạo nên tính
hấp dẫn, tính thực tiễn cho bài học mà còn đáp ứng được yêu cầu dạy học của thời
đại mới, giáo dục con người nhạy bén và thích ứng với thời đại.
2.3.3.2. Những “ kênh” để sử dụng thông tin thực
tế. * Facebook
- Facebook : Là một trang mạng xã hội đang thu hút một khối lượng đông đảo tham

gia, trong đó HS là một trong những “ cư dân mạng” tích cực với sự tương tác khá
cao. Facebook cũng là một “kênh” thông tin quan trọng được lứa tuổi HS yêu thích và
sử dụng. Những thông tin ấy thường được các em nắm bắt kịp thời và đôi khi có
những vấn đề, “hiện tượng mạng” , hoặc là một “làn sóng” ngôn ngữ nào đó được sử
dụng như một trào lưu.... GV có thẻ quan tâm đến những vấn đề đang xảy ra, sự kiện
được HS chú ý... và trong một vài trường hợp có thể lồng ghép trong giờ học.

- Ví dụ cụ thể:
+ Hiện tượng khai thác: Thực tế facebook của HS tại thời điểm đó: Vào những ngày
đầu tháng 11. 2017, đồng loạt các trang facebook cá nhân HS 11a5 đồng loạt để các
STT: Nguyệt Hà “ Chúng mình sẽ cùng nắm tay nhau, bắt đầu lại nhé!”; Đỗ
Hương:“ Ngày mai sẽ là một ngày mới, rồi nắng sẽ lên thôi”; Huy Dương: “ Chúng
ta sẽ ổn thôi mà, cố lên, hỉm”; Linh Mốc: “ Tự tin lên, chúng tôi luôn bên bạn” ...
+ Dấn nhập từ thực tế: GV nhắc lại hiện tượng mạng của HS 11A5: những stt xuất
hiện trên trang cá nhân của các em gây ra nhiều thắc mắc, tò mò, thậm chí có người
còn vào thăm hỏi động viên chuyện tình cảm riêng tư của các e, nhất là trạng thái của
Nguyệt Hà... họ đều băn khoăn: stt ấy hướng đến ai? Chuyện gì đang xảy ra? Sự việc
15


cụ thể là như thế nào? ( những bạn khác, không phải HS trong lớp, không biêt
chuyện của lớp có thể lí giải và hiểu đầy đủ, cụ thể về các stt của các e không? )...
Nhưng đặt vào thời điểm này, tất cả những thành viên trong lớp của chúng ta đều
hiểu những trạng thái trên chúng ta đều hướng đến Trần thùy, Mỗi STT là một lời
động viên, chia sẻ... và chỉ có những thành viên trong lớp chúng ta mới hiểu được
những chia sẻ ấy hướng đến ai, và các bạn đang đề cập đến nội dung nào... Tất cả
những yếu tố liên quan đến việc tiếp nhận các sản phẩm giao tiếp ấy được gọi là
“ngữ cảnh”. Vậy Ngữ cảnh là gì? Ngữ cảnh bao gồm những yếu tố nào và có vai
trò như thế nào trong giao tiếp? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.
+ Ngoài ra chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng những câu chuyện ý nghĩa được

đăng tải, những danh ngôn được chia sẻ... để vận dụng thực tế trong từng bài học.
Khi dạy chương truyện “ Hạnh phúc của một tang gia” người viết đã sử dụng bài
báo “ Hoa cho người sống”với những nội dung tương tự nhưng trong thời đương
đại và có ý nghĩa thời sự để dẫn dắt, nhập cảm.
- Hiệu quả thực tế: là những vấn đề hiện tại, đang được quan tâm, nó mang tính “
thời sự”, và có lực “ hấp dẫn” với các em, Dùng chính những vấn đề các em đang
biết, đang quan tâm, thậm chí dùng chính câu chuyện và thông điệp của các em sẽ
khiến các em tích cực, hứng thú với giờ học, bởi các em sẽ tìm ra được “ mối liên
quan” với chính mình, là câu chuyện của mình.... chứ không còn suy nghĩ văn
chương là chuyện tận đẩu, tận đâu không liên quan gì tới mình cả.
* Những “ kênh” khác
- Thực ra nếu là người tâm huyết với chuyên môn thì ở mọi nơi, mọi lúc chúng ta đều
có thể tìm thấy những vấn đề, những câu chuyện thực tế trong cuộc sống để đưa HS
vào bài học một cách hứng thú: một tình huống ta gặp trên đường, một bản tin hay
vấn đề thời sự, một sự kiện mới ở trường, là “lớp sóng ngôn từ” trên mang đang trở
thành moden... chúng ta đều có thể vận dụng linh hoạt để dẫn dắt vào bài học.
- Cốt lõi của vấn đề là ở chỗ để các em thấy những bài học ấy cũng là cuộc sống của
các em, là vấn đề hôm nay chứ không phải là lí thuyết viễn vông không thực tế.
16


2.3.4. Kỹ thuật “ Động não”, “nêu vấn đề” để Hs hứng thú và có nhu
cầu tự chiếm lĩnh.
2.3.4.1 Về mặt lí luận:
Nếu các nhóm đã được áp dụng ở trên chủ yếu phụ thuộc vào sự vận động của GV
để tạo nên “ tâm thế” , thì ở đây tôi đã áp dụng và đề xuất thêm một số phương
pháp tổ chức để HS làm việc là chủ yếu. Tự các em tiếp cận một cách chủ động, tự
tạo ra tâm thế cho mình dưới sự định hướng của Gv.
2.3.4.2 Hoạt động cụ thể
* Hoạt dộng 1: Câu hỏi nêu vấn đề:

- Mở đầu bài học, GV dẫn dắt và đưa ra các câu hỏi nêu vấn đề, yêu cầu Hs giải quyết.
Và có thể, để giải quyết được vấn đề đó, phải ở trong cả nội dung của toàn bộ tiết học.

- Ví dụ minh họa:
+ Mở đầu bài học “Một số thể loại văn học : Thơ - truyện” GV chiếu lên máy chiếu đối
sánh 2 văn bản: 1 bên là trích đoạn đầu tác phẩm “ Chí Phèo” “ Hắn vừa đi vừa chửi,
bao giờ cũng thế...”; Bảng bên kia là đoạn thơ: “ Nỗi niềm Thị Nở”(Quang Huy)

(Câu hỏi nêu vấn đề và sự tích cực, chăm chú của HS)
+ Câu hỏi: Hai văn bản trên đây nói về nội dung nào? (nói về nhân vật Chí Phèo
trong tư thế say rượu)
+ Cách thể hiện nội dung ấy có gì khác? (một bên mang tính “tự sự”, kể rất tỉ mỉ,
cụ thể, rõ ràng, viết dài hơn thiên về kể việc... bên kia ngôn ngữ cô đọng, hàm súc
và giàu tính biểu cảm, thể hiện rất rõ cảm xúc của người viết)
17


+ Các em có thể lí giải sự khác nhau đó không? ( vì được viết ở các thể loại khác
nhau nên có những đặc trưng khác nhau về ngôn ngữ và cách thể hiên.)
+ Vậy các thể loại đó em xác định đó là những thể loại nào? (thơ và truyện, hay
còn gọi là tự sự và trữ tình)
- Như vậy qua bài tập mà các bạn vừa hoàn thiện các em thấy: có thể cùng một vấn
đề nhưng thơ và truyện có những cách biểu hiện khác nhau về cách thức biểu đạt cũng
như nội dung ý nghĩa.... Đó cũng là nội dung bài học ngày hôm nay, cúng ta sẽ tìm
hiểu kĩ càng, cụ thể hơn qua bài học “ Một số thể loại văn học: thơ, truyện”
- Phân tích hiệu quả: Hs sẽ hào hứng với nội dung mới lạ về “ Chí Phèo và Thị Nở” ,
đồng thời ngay từ đầu các em sẽ bị cuốn vào một loạt các “ vấn đề” được đặt ra

* Hoạt động 2: Tổ chức trò
chơi - Về lí thuyết

+ Phần “ nhập cảm” chỉ được cho phép trong một thời lượng nhỏ của tiết học với
thời gian hạn chế, tuy nhiên bản thân tôi cho rằng, thi thoảng có những tiết học ta
có thể “ phá lệ”, cho các em được “ học – chơi”, “ Chơi – học” để thay đổi không
khí và đồng thời đem đến niềm hứng khởi.
+ Yêu cầu: Thời gian vẫn được hạn định trong một mức “ vượt khung” cho phép và
trò chơi được lên ý tưởng phải nằm trong khung và phù hợp với môn học, có mục
đích xây dựng bài học.
- Hoạt động cụ thể qua các bước tổ chức
+ Bước 1: Xác định trò chơi: Có các loại trò chơi: gói câu hỏi trắc nghiệm, điền
khuyết, trò chơi ô chữ...
+ Bước 2: Tổ chức chơi
+ Bước 3: Nhận xét và “ dẫn nhập”
- Ví dụ cụ thể
+ Trong quá trình giảng dạy tôi thường xuyên sử dụng các trò chơi, ở đâytôi sẽ nêu
ví dụ về trò chơi ô chữ sử dụng khi tôi dạy bài thơ “ Đây Thôn Vĩ Dạ”
+ Chuẩn bị cụ thể: GV soạn các câu hỏi, chuẩn bị ô chữ và các câu hỏi
Trò chơi tôi chuẩn bị gồm 11 hàng ngang. Sắp xếp từ khóa “ Đây thôn Vĩ Dạ”
18


1. Ô chữ có 5 chữ cái: người được mệnh danh là “ vị tiên sinh của phong trào
thơ Mới”, ông còn được xem là “ Cái gạch nối giữa hai thế kỉ? (Tản Đà)
2. Ô chữ 10 chữ cái: Biện pháp tu từ dùng hình thức hỏi nhưng không cần câu
trả lời? (Câu hỏi tu từ)
3. Ô chữ 6 chữ cái : Nơi Hàn Mặc Tử trút hơi thở cuối cùng? (Quy Hòa)
4. Ô chữ 8 cái: Ông được mệnh danh là “ Ngôi sao chổi xẹt qua bầu trời thơ
Việt Nam” ? (Hàn Mặc Tử)
5. Ô chữ có 3 chữ cái:Được gọi là cố đô, là vùng đất gợi nhiều cảm hứng cho
thi ca, nhạc họa? (Huế)
6. Ô chữ có 14 chữ cái: Người con gái đã gửi tặng bức bưu ảnh cho Hàn Mặc

Tử khi ông ở trại phong Quy Hòa, Quy Nhơn? (Hoàng Thị Kim Cúc)
7. Ô chữ 9 chữ cái: Từ Hoài Thanh sử dụng để khái quát hồn cốt của thơ Hàn
Mặc Tử, Chế Lan Viên? ( Điên cuồng)
8. Ô chữ 8 chữ cái: Người được mệnh danh “ Điên cuồng cùng Hàn Mặc
Tử”? (Chế Lan Viên)
9. Ô chữ 7 chữ cái: Tên một tập thơ của Hàn Mặc Tử sau được đổi thành “
Đau thương” (Thơ Điên)
10.Ô chữ 4 chữ cái: Tên một địa danh xứ Huế, xuất hiện trong bài thơ nổi
tiếng của Hàn Mặc Tử? (Vĩ Dạ)
11. Ô chữ 3 chữ cái: một loài cây quen thuộc được xuất hiên trong bài thơ “ Đây
thôn Vĩ Dạ” ? (Cau)
Tiến trình như sau:
+ Chia thành 5 nhóm, mỗi nhóm có 2 lượt bốc thăm (thông báo thể lệ)
+ Nhóm trưởng bốc thăm vị trí ô chữ hàng ngang
+ Các nhóm làm việc thảo luận và đưa ra đáp án (phản ứng nhanh)
+ Kết luận và đáp án được trình chiếu lại toàn bộ trên máy chiếu ( mục đích để
cung cấp, giới thiệu thêm kiến thức)

19


(Khi ô chữ đã được hoàn thành)
+ Thông báo kết quả nhóm thắng cuộc, khen thưởng (cộng điểm tích lũy cho các

tổ theo vị trí)
+ GV chốt lại các thông tin được cung cấp và giới thiệu bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ”
Phân tích hiệu quả của hoạt động: GV sẽ thông báo trước về việc tổ chức trò

chơi để HS chuẩn bị kiến thức, với tất cả những hiểu biết về tác giả Hàn Mặc Tử và
bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ” . Những hiểu biết đó được xem là kiến thức nền, với

những gì đã tìm hiểu Hs có thể dễ tiếp cận bài học; HS được tổ chức chơi trò chơi
sẽ tạo ra được động lực, không khí thi đua, sự hào hứng và khí thế cho tiết học
2.3.5 Hoạt động “ sân khấu hóa”
2.3.5.1

Những ưu điểm và hạn chế

Ưu điểm: Hs được làm việc, được hóa thân vào nhân vật văn học; Tạo tâm
lí hào hứng, khơi dậy sự tích cực, chủ động
Hạn chế: Mất nhiều thời gian chuẩn bị, đòi hỏi sự công phu; Dễ sa đà, ảnh
hưởng đến thời gian của tiết học.
2.3.5.2 Công đoạn chuẩn bị
20


Chọn Hs có khả năng diễn xuất, cho Hs chọn phần kịch bản phù hợp để có
thể diễn xuất (thời gian ngắn, công đoạn trọng tâm)
Yêu cầu các em làm việc nhóm (sẽ có cộng điểm thưởng nếu hoàn thành tốt,
bởi xem đó là một bài tập thực hành)
Nghiệm thu, chỉnh sửa trước khi sử dụng.
2.3.5.3
Từ “nhập thân” đến bài học

Bài học cụ thể đã được tôi sử dụng là trích đoạn “ Tình yêu và thù hận”
(trích Romeo và Juyliet- SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Tiến trình:
Bước 1: Cho HS diễn kịch (phân đoạn đã được chuẩn bị)

(Sự hóa thân của Romeo và Juyliet qua diễn xuất của HS)
Bước 2: Nêu vấn đề: Đoạn kịch các bạn vừa diễn là vở kịch nào? Em cảm nhận

được điều gì qua màn kịch ở trên?
Bước 3: Nhận xét, hoàn thiện và “nhập cảm”
Phân tích hiệu quả : Hs tỏ ra vô cùng hào hứng khi chứng kiến màn kịch sống động
khi diễn viên lại chính là các bạn trong lớp; Hơn nữa đây còn là vở kịch về tình yêu,
21


khơi đúng tâm lí , lứa tuổi HS THPT sẽ tạo nên niềm háo hức, cảm xúc mong chờ
của Hs qua từng lời thoại của nhân vật kịch.
2.4

HIỆU QUẢ CỦA SKKN

Ý thức được vai trò của tâm thế tiếp nhận và yếu tố cảm xúc trong một giờ
học Ngữ văn, tôi đã sử dụng các kĩ thuật này nhiều năm và tôi nhận thấy việc sử
dụng các hoạt động “ vào bài nhập cảm” đã đem lại hiệu quả rõ rệt.
Kết quả quan sát: Ở hầu hết các lớp tôi phụ trách giảng dạy môn ngữ văn, đa
số các em học sinh tỏ ra hứng thú, có thái độ tốt với môn ngữ văn.
Kết quả qua số liệu:
Điểm số của các bài kiểm tra, các kì thi theo đề thi chung của nhà trường HS
đều đạt mức điểm khả quan và có tỉ lệ điểm khá, giỏi cao hơn hẳn so với mặt bằng
điểm đầu vào môn ngữ văn đầu khóa của các em. (chỉ 16/70 HS ở 2 lớp tôi dạy đạt
điểm khá đầu vào , giờ đây các em đã đạt 34/70 số điểm khá trong kì thi khảo sát
giữa HK II lớp 11, Như vậy về tỉ lệ điểm khá tăng từ 23% lên đến 49% )
Với đầu vào rất thấp (không liệt là vào), tôi vẫn khuyến khích và động viên, đồng
thời tạo hứng thú, động cơ học tập để đào tạo HSG, nhiều năm liền tôi có HS đạt giải
HSG môn ngữ văn. Năm học 2017- 2018 đội tuyển HSG của nhà trường do tôi phụ trách
chính đã đạt 2 giải ba, ba giải KK (5/5). Kết quả đó chưa phải là cao, song đối với những
ngôi trường như của chúng tôi thì đó là cả một sự nỗ lực lớn của thầy và trò


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
Trong quá trình áp dụng những phương pháp đưa ra trong sáng kiến kinh
nghiệm ở trên, tôi đã thu được những kết quả khả quan ban đầu. Tuy nhiên giáo
dục là quá trình lâu dài, và phải tùy vào từng đặc điểm vùng, miền, môi trường
sống cũng như những đặc điểm của từng tập thể HS để chúng ta có sự lựa chọn
phương pháp linh hoạt và phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất.
Trong phạm vi nghiên cứu còn nhỏ hẹp, cũng như những hạn chế về kinh
nghiệm chắc chắn đề tài sẽ còn những điểm phiến diện, thiếu sót, tôi hi vọng nhận
22


được nhiều sự góp ý, trao đổi của đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn, để bản
thân tôi được học hỏi nhiều hơn và trưởng thành hơn trong công tác.
Chúc các đồng nghiệp thành công với thiên chức của những người theo
nghiệp giáo, và trở thành “ Người giáo viên dạy văn đích thực”!
3.2 Kiến nghị
- Về phía nhà trường: Cần đầu tư nhiều hơn nữa các trang thiết bị và
phương tiện dạy học. Tích cực tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sân khấu hóa các
tác phẩm văn học để bộ môn ngữ văn có sức lan tỏa và thu hút đối với HS.
- Đối với Sở giáo dục: Chúng tôi mong muốn được tham dự nhiều hơn các
lớp tập huấn về chuyên môn, Đặc biệt được tham gia các hội thảo để anh chị em
GV trong toàn tỉnh có cơ hội gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm để trau dồi chuyên môn.
Ngoài ra, kính mong Sở giáo dục sẽ phổ biến rộng rãi các sáng kiến kinh nghiệm
chất lượng về các trường THPT để chúng tôi có thêm tài liệu bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ và được học hỏi thêm đồng nghiệp.
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này là tâm huyết và sự đúc kết của
bản thân mình, không sao chép của bất kì ai khác.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ


Thanh Hóa, ngày 15 tháng 05 năm 2018

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác

Lê Thị Thùy

23


24



×