ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------
LÊ THANH NHỚ
VAI TRÒ CỦA TÍN NGƢỠNG, TÔN GIÁO
ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG PHỤ NỮ Ở
HUYỆN AN BIÊN, TỈNH KIÊN GIANG HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC
Hà Nội - 2020
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------
LÊ THANH NHỚ
VAI TRÒ CỦA TÍN NGƢỠNG, TÔN GIÁO
ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG PHỤ NỮ Ở
HUYỆN AN BIÊN, TỈNH KIÊN GIANG HIỆN NAY
Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60 22 03 09
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG:
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. ĐỖ QUANG HƢNG
TS. VŨ VĂN CHUNG
Hà Nội - 2020
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa
học của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết
luận khoa học trong luận văn chưa từng được công bố
trên bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Lê Thanh Nhớ
3
LỜI CẢM ƠN
Em xin cảm ơn chân thành đến Thầy TS Vũ Văn Chung, là người trực
tiếp giảng dạy và hướng dẫn em thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Trong suốt
thời gian thực hiện, từ lúc định hướng đề tài, chọn đề tài và tiến hành viết nội
dung luận văn, tuy công tác giảng dạy và nghiên cứu có nhiều bận rộn nhưng
Thầy đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để hướng dẫn em chọn đề tài, định
hướng cho em cách viết, cách lập luận, phân tích và trình bày phù hợp với yêu
cầu đề tài đặt ra. Nhờ sự góp ý tận tụy và hướng dẫn tận tình của Thầy đã giúp
em hoàn thành những kiến thức về đề tài của mình.
Em xin cảm ơn đến quý thầy cô trong Bộ môn Tôn giáo học và Nhà trường
đã giảng dạy cho em những kiến thức nền tảng, những hiểu biết về chuyên ngành
tôn giáo học. Đây là cơ sở và nguồn động lực quan trọng giúp em hoàn thành luận
văn, nắm vững kiến thức chuyên ngành và tự tin hơn trong những dự định sắp tới.
Em xin tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong cơ
quan, những người đã quan tâm giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm và động viên
tinh thần cho em trong khoảng thời gian thực hiện luận văn cũng như trong
khoảng thời gian học tập. Nhờ vậy, mà em tự tin vững bước qua từng ngày
trong quá trình thực hiện luận văn này.
Do trình độ lý luận, kiến thức chuyên ngành cũng như kinh nghiệm
thực tiễn của bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Em mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, sự chỉ bảo của quý thầy cô để em
hoàn thiện kiến thức cũng như nâng cao chất lượng luận văn của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Kiên Giang, ngày
tháng
Học viên thực hiện
Lê Thanh Nhớ
4
năm 2020
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN
ĐẾN VAI TRÕ CỦA TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG
CỘNG ĐỒNG PHỤ NỮ HUYỆN AN BIÊN ................................................. 11
1.1. Lý luận chung về vai trò của tín ngƣỡng, tôn giáo trong đời sống
cộng đồng phụ nữ .......................................................................................... 11
1.1.1. Khái quát chung về tôn giáo, tín ngưỡng ...................................... 11
1.1.2. Vai trò của tôn giáo, tín ngưỡng đối với cộng đồng phụ nữ .......... 17
1.2. Tôn giáo, tín ngƣỡng huyện An Biên tỉnh Kiên Giang hiện nay. .. 26
1.2.1. Khát quát chung về tôn giáo ở huyện An Biên ............................. 26
1.2.2. Khái quát chung về tín ngưỡng huyện An Biên ............................ 28
1.3. Cộng đồng phụ nữ huyện An Biên tỉnh Kiên Giang hiện nay ........ 31
Tiểu kết chƣơng 1: ..................................................................................... 36
Chương 2. VAI TRÕ CỦA TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI
SỐNG CỘNG ĐỒNG PHỤ NỮ Ở HUYỆN AN BIÊN: THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP ...................................................................................................... 37
2.1. Thực trạng vai trò của tín ngƣỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng
đồng phụ nữ huyện An Biên ......................................................................... 37
2.1.1. Vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống kinh tế ........... 37
2.1.2. Vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống văn hoá............ 41
2.1.3. Vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống xã hội .............. 48
2.2. Một số vấn đề đặt ra từ vai trò của tín ngƣỡng tôn giáo đối với đời
sống cộng đồng phụ nữ huyện An Biên ....................................................... 58
2.2.1. Những mặt tích cực ....................................................................... 58
2.2.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ................................................... 61
Tiểu kết chƣơng 2: .................................................................................... 62
5
Chương 3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY VAI TRÕ TÍCH
CỰC VÀ HẠN CHẾ TIÊU CỰC CỦA TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO ĐỐI
VỚI ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG PHỤ NỮ Ở HUYỆN AN BIÊN ................. 64
3.1. Khuyến nghị về tăng cƣờng vai trò của tín ngƣỡng, tôn giáo đối với
phát triển kinh tế trong cộng đồng phụ nữ huyện ......................................... 64
3.2. Khuyến nghị về tăng cƣờng vai trò của tín ngƣỡng, tôn giáo đối với
đời sống văn hoá trong cộng đồng phụ nữ huyện .......................................... 68
3.2.1. Các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo tích cực tuyên truyền nâng cao
nhận thức đối với cộng đồng phụ nữ huyện ............................................. 68
3.2.2. Các tín ngưỡng, tôn giáo tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp
luật Nhà nước đối với cộng đồng phụ nữ huyện ..................................... 72
3.3. Khuyến nghị về tăng cƣờng vai trò của tín ngƣỡng, tôn giáo đối với
đời sống xã hội trong cộng đồng phụ nữ huyện ............................................... 76
3.3.1. Tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo hỗ trợ các cơ quan, đoàn thể Đảng,
Nhà nước thực hiện tốt dân chủ cơ sở đối với cộng đồng phụ nữ ........... 76
3.3.2. Các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo tăng cường mối quan hệ đồng
thuận, tinh thần đoàn kết trong cộng đồng phụ nữ huyện ....................... 80
Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................... 83
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 85
6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tín ngưỡng, tôn giáo có vai trò quan trọng, vừa là nguồn lực vật chất,
đồng thời cũng là nguồn lực tinh thần của đời sống xã hội. Tôn giáo, tín
ngưỡng tác động đến mọi cộng đồng trong xã hội, không phân biệt giới tính,
địa vị, khu vực, địa lý… Đặc biệt, đối với cộng đồng phụ nữ nói chung và
Việt Nam nói riêng. Ở nước ta, cộng đồng phụ nữ có truyền thống chịu ảnh
hưởng sâu sắc từ các tín ngưỡng, tôn giáo lâu đời trong lịch sử. Tín ngưỡng,
tôn giáo đã trở thành một yếu tố văn hoá gắn liền với sinh hoạt của cộng đồng
phụ nữ, có vai trò quan trọng đối với các lĩnh vực từ kinh tế, văn hoá đến xã
hội. Người phụ nữ đến với tín ngưỡng, tôn giáo nhằm khai thác những giá trị
tích cực để phát huy vai trò của nó trong cuộc sống của bản thân, gia đình và
xã hội, theo phương châm “tốt đời, đẹp đạo”, đúng với tinh thần của Nghị
quyết 25-NQ/TW khẳng định: “Đồng bào các tôn giáo đã có những đóng góp
tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhìn chung các tổ chức
tôn giáo đã xây dựng đường hướng hành đạo, hoạt động theo pháp luật; các
tôn giáo được Nhà nước công nhận đã hành đạo gắn bó với dân tộc, tập hợp
đông đảo tín đồ trong khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng cuộc sống tốt đời,
đẹp đạo, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước” [16, tr. 46].
Là một huyện đầu cửa ngõ của tỉnh Kiên Giang, An Biên với sự tập
trung chủ yếu của các cộng đồng dân tộc Kinh, Khmer và dân tộc Hoa cùng
theo đó là đời sống tín ngưỡng, tôn giáo vô cùng đa dạng và phong phú của
họ. Tín ngưỡng, tôn giáo có vai trò quan trọng đối với cả cộng đồng mỗi dân
tộc nói chung và riêng đối với cộng đồng người phụ nữ huyện An Biên nói
riêng. Về mặt tích cực, tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn huyện có vai trò trợ
giúp cho cộng đồng phụ nữ trên mọi mặt không chỉ về đời sống kinh tế, với
những triết lý sâu sắc, định hướng người phụ nữ biết chăm chỉ làm ăn, sáng
1
tạo trong xây dựng các mô hình phát triển kinh tế gia đình, hăng say lao động,
trợ giúp lẫn nhau theo tinh thần tương thân, tương ái, “tốt đời, đẹp đạo” để
cùng nhau xoá đói giảm nghèo, lấy lao động là trách nhiệm, là nghĩa vụ quan
trọng đối với đức tin của mình. Đồng thời, tín ngưỡng, tôn giáo cũng giúp cho
mỗi người phụ nữ huyện An Biên những kỹ năng sống, ý thức và thái độ, tinh
thần xây dựng bảo tồn văn hoá truyền thống, lối sống, đạo đức gia đình và xã
hội. Cuối cùng, tín ngưỡng, tôn giáo có vai trò thúc đẩy người phụ nữ huyện
An Biên vượt qua những rào cản truyền thống về định kiến “trọng nam khinh
nữ”, theo phong trào đấu tranh cho bình đẳng giới, không ngừng vươn lên, tự
tin khẳng định bản thân mình trong đời sống xã hội, tích cực xây dựng đất
nước, đóng góp cho các đoàn thể xã hội và là những tấm gương sáng được
nêu gương. Bên cạnh những vai trò tích cực, tín ngưỡng, tôn giáo trong cộng
đồng phụ nữ huyện An Biên cũng còn tồn tại không ít những hạn chế, tiêu cực
cần khắc phục như: mê tín, dị đoan, các hủ tục lạc hậu….làm ảnh hưởng
không nhỏ đối với đời sống xã hội của địa phương. Xuất phát từ những lý do
đó, tôi chọn đề tài: Vai trò của tín ngƣỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng
đồng phụ nữ ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang hiện nay làm nội dung
nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo và vai trò của tín ngưỡng,
tôn giáo trong cộng đồng phụ nữ là đề tài luôn thu hút sự quan tâm của giới
học giả trong và ngoài nước. Về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam nói chung
và tỉnh Kiên Giang nói riêng có thể kể đến các công trình của các tác giả:
Ngô Đức Thịnh (2007), “Về tín ngưỡng lễ hội cổ truyền”, Nxb Văn hoá
thông tin, Hà Nội. Tác giả đã có những khái quát về tín ngưỡng, định nghĩa,
phân loại và giới thiệu về các kiểu tín ngưỡng cụ thể của người Việt. Tiếp cận
với tài liệu này, người nghiên cứu sẽ có được những quan điểm và lý thuyết
2
xem xét, nghiên cứu vấn đề tín ngưỡng, vai trò của tín ngưỡng trong cộng
đồng nói chung và cộng đồng phụ nữ nói riêng. Tuy nhiên, công trình này
mới chỉ đề cập một cách chung nhất và khái lược nhất mà chưa có những
chuyên đề chuyên biệt đề cập đến vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với
cộng đồng phụ nữ.
Đặng Nghiêm Vạn (2012), “Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở
Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Công trình này đã phân tích
những vấn đề lý luận chung nhất về tín ngưỡng, tôn giáo và tình hình tín
ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Các nội dung về chức năng, vai trò của tín
ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng nói chung và cộng đồng phụ nữ
nói riêng cũng ít nhiều được tác giả đề cập. Mặc dù vậy, chưa có những mục
chuyên sâu phân tích về vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với cộng đồng
phụ nữ.
Nguyễn Hồng Dương (2012), Quan điểm đường lối của Đảng về tôn
giáo và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội. Công trình đề cập đến những vấn đề thuộc quan điểm, đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam cùng với những vấn đề tôn giáo
ở nước ta hiện nay. Trong những phần lý luận chung, tác giả có lưu ý đánh giá
vai trò của tôn giáo như một nguồn lực xã hội góp phần xây dựng và liên kết
cộng đồng, các đoàn thể xã hội. Những vấn đề cộng đồng phụ nữ, đoàn thể
phụ nữ, trong các tôn giáo dưới góc nhìn của quản lý Nhà nước, tác giả đã
bước đầu cho người đọc thấy được vai trò xã hội của tôn giáo đối với cộng
đồng nói chung và cộng đồng phụ nữ Việt Nam nói riêng.
Nguyễn Văn Minh (2013), Tôn giáo tín ngưỡng các dân tộc ở Việt
Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. Đây là công trình cung cấp cho tác giả
luận văn những tham khảo những khái niệm công cụ liên quan đến đề tài
nghiên cứu. Nội dung công trình này đề cập đến những vấn đề chung về tín
ngưỡng, tôn giáo, những loại hình tín ngưỡng, tôn giáo của các dân tộc Việt
3
Nam nói chung và qua đó người viết có thể quy chiếu sự xuất hiện của các
loại hình này trong đời sống cộng đồng người dân Kiên Giang, huyện An
Biên nói riêng.
Công trình “Tôn giáo – tín ngưỡng của các cư dân vùng đồng bằng
sông Cửu Long”, Nxb Phương Đông, Nguyễn Mạnh Cường – Nguyễn Minh
Ngọc, đã đề cập khái quát về bức tranh đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của cư
dân vùng đồng bằng sông cửu Long nói chung và có đề cập đến vấn đề tình
hình tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang. Qua công trình này cho thấy bức tranh về tôn
giáo và dân tộc ở tỉnh Kiên Giang rất phong phú, đa dạng. Các tác giả cũng
chưa đề cập đến vấn đề vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống cộng
đồng phụ nữ tỉnh.
Đoàn Thanh Nô (2002), Người Khmer ở Kiên Giang, Nxb Văn hóa dân
tộc, Hà Nội. Tác giả đã trình bày những nét tổng quát nhất về cộng đồng
người Khmer ở tỉnh Kiên Giang. Qua đó cũng cho thấy được các loại hình tín
ngưỡng, tôn giáo và vai trò của chúng trong cộng đồng dân tộc Khmer tại
Kiên Giang và huyện An Biên.
Bài viết của tác giả Thành Huy (2011), Kiên Giang: Công tác tôn giáo
góp phần ổn định kinh tế, chính trị - xã hội, đăng tải trên website BTGCP
/>c_ton_giao_gop_phan_on_dinh_kinh_te_chinh_tri_xa_hoi đã cung cấp cho
người đọc cái nhìn tổng quát về tình hình tín ngưỡng, tôn giáo tỉnh Kiên
Giang.
Nghiên cứu về vai trò của tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam và tỉnh Kiên
Giang trong đời sống cộng đồng phụ nữ có thể kể đến các công trình:
Phạm Ngọc Hòa, Học viện Chính trị khu vực IV có bài viết: “Phật giáo
Nam Tông trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang” ,
/>
4
đề cập đến những tình hình và thực trạng, vai trò của Phật giáo Nam tông
Khmer trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer. Tác giả cũng đưa ra
một số khuyến nghị nhằm khắc phục những tồn tại của Phật giáo Nam tông
Khmer trên địa bàn tỉnh.
Ngô Văn Quang (2017), Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động
của Phật giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hiện nay - Thực trạng và giải
pháp, luận văn Thạc sĩ ngành quản lý công, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh. Luận văn tập trung vào vấn đề quản lý Nhà nước đối với hoạt động
của Phật giáo tỉnh Kiên Giang, trong đó có đề cập đến thực trạng quản lý các
đoàn thể, đạo tràng Phật giáo có số đông nữ Phật tử tham gia hoạt động tu tập
mà chưa đề cập đến vấn đề vai trò của tôn giáo nói chung và Phật giáo nói
riêng đối với cộng đồng phụ nữ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang một cách cụ thể,
chi tiết.
Trần Ngọc Quyên (2017), “Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn
giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang”, Luận văn Thạc sỹ Quản lý
công, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã có những trình
bày khái quát về những vấn đề chủ thể, đối tượng quản lý Nhà nước đối với
tôn giáo. Thực trạng và giải pháp quản lý Nhà nước đối với các tôn giáo ở Hà
Tiên. Qua đó cho thấy dưới góc độ của cán bộ làm công tác tôn giáo, tác giả
đã có những nhìn nhận bước đầu đề cập đến vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo
đối với cộng đồng phụ nữ trong hoạt động quản lý tôn giáo của Nhà nước.
Võ Thanh Xuân (2014), “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội
anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở tỉnh Kiên giang hiện nay”, Luận văn
Văn hoá học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã có những
trình bày về thực trạng việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội anh
hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở tỉnh Kiên Giang. Đứng trên quan điểm
văn hoá học, tín ngưỡng, lễ hội luôn gắn liền với nhau, tác giả cũng đã chỉ ra
vai trò tín ngưỡng tôn thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực đối với người
5
dân Kiên Giang nói chung và cộng đồng phụ nữ tỉnh nói riêng. Những giá trị
và hạn chế cần khắc phục để bảo tồn và phát huy.
Trần Thị Kim Loan (2018), “Nghi lễ Nông nghiệp của người Khmer
Kiên Giang”, Luận văn Thạc sỹ Văn hoá học, Trường Đại học Trà Vinh. Đây
là công trình đã khái quát được các hình thức nghi lễ nông nghiệp biểu hiện
cho tín ngưỡng, tôn giáo của người Khmer tại Kiên Giang. Tác giả có những
đánh giá về vai trò và tồn tại của các nghi lễ này trong đời sống cộng đồng
dân tộc và đặc biệt cộng đồng phụ nữ Khmer.
Danh Öt (2018), “Biến đổi trong đời sống văn hóa của tu sĩ phật giáo
Nam Tông Khmer tỉnh Kiên Giang”, Luận văn Thạc sỹ Văn hoá học, Trường
Đại học Trà Vinh. Là công trình nghiên cứu về vai trò, những biến đổi của đời
sống văn hoá tu sĩ Phật giáo Nam tông Khmer tại Kiên Giang. Những đánh
giá về tầm quan trọng của giới tu sĩ Phật giáo Nam tông Khmer trong định
hướng đời sống tôn giáo, đạo đức và lối sống của tín đồ Phật tử, cộng đồng
phụ nữ Khmer.
Lưu Thị Sóc Kha (2018), “Chùa Phật Giáo Nam Tông trong đời sống
văn hoá người Khmer Kiên Giang”, Luận văn Thạc sỹ Văn hoá học, Trường
Đại học Trà Vinh. Công trình nghiên cứu về giá trị và vai trò của hệ thống
kiến trúc, điêu khắc, vị trí của ngôi chùa Phật giáo Nam tông trong đời sống
văn hoá, cộng đồng người Khmer tỉnh Kiên Giang.
Đề tài “Phát huy giá trị đạo đức tôn giáo nhằm nâng cao đạo đức lối
sống cho người VN” KX 03. Viện nghiên cứu Tôn giáo, là tập hợp nhiều bài
viết đề cập đến vai trò của tôn giáo trên khía cạnh đạo đức, lối sống cho con
người. Trong đó đặc biệt, các bài viết của tác giả nhấn mạnh những giá trị đạo
đức tôn giáo mang lại cho con người những điều chỉnh hành vi đạo đức,
hướng thiện, làm lành, lánh ác, tạo cho con người, cho cộng đồng nói chung,
trong đó có cộng đồng phụ nữ một cuộc sống tốt đẹp hơn.
6
Bài viết của tác giả Nguyễn Ngọc Mai (2017), “Vai trò của tín ngưỡng
trong đời sống xã hội ở việt nam hiện nay”, Tạp chí Tuyên giáo, số 10, đã đề
cập đến vai trò của tín ngưỡng với tư cách là điểm tựa tinh thần cho con người
có vai trò nhất định đối với cá nhân, cộng đồng và gia đình. Tác giả nhấn
mạnh: “Với chức năng cơ bản là điểm tựa tinh thần cho con người khi gặp
những vấn đề bế tắc trong cuộc sống; là hạt nhân của văn hóa làng/cộng đồng,
tín ngưỡng dân gian nói chung, thực hành tín ngưỡng dân gian nói riêng vẫn
phát huy những tác dụng nhất định của nó với cá nhân và cộng đồng trong xã
hội hiện nay”. Bài viết mới chỉ tập trung nhấn mạnh đến những khía cạnh của
thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu mà chưa nói được một cách toàn diện vai trò
của tín ngưỡng, tôn giáo đối với cộng đồng phụ nữ nói riêng.
Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Thành (2012), “Phật giáo với đời sống
tinh thần phụ nữ người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện nay”, Tạp chí Công
tác Tôn giáo, số 10, đã đề cập đến vai trò của Phật giáo trong đời sống tinh
thần cộng đồng phụ nữ Việt tại vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện nay. Tác giả có
những khảo sát, phân tích và điền dã để làm nổi bật vai trò của Phật giáo đối
với người phụ nữ trong đời sống tinh thần ở các khía cạnh văn hoá, tín
ngưỡng, đạo đức và lối sống. Tuy nhiên, bài viết mới chỉ dừng lại ở góc độ
đánh giá vai trò của Phật giáo ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Tóm lại, tất cả những công trình nghiên cứu trên đều cung cấp cho
người đọc những kiến thức chung nhất về vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo
trong đời sống cộng đồng xã hội nói chung và cộng đồng phụ nữ Việt Nam,
tỉnh Kiên Giang nói riêng. Tuy nhiên, qua khảo sát và tìm hiểu tác giả chưa
thấy có tài liệu chuyên biệt nào nghiên cứu một chuyên sâu về vai trò của tín
ngưỡng, tôn giáo đối với cộng đồng phụ nữ ở huyện An Biên một cách có hệ
thống và trọn vẹn. Do đó, với đề tài này, người viết mong muốn có được
những khái quát và đánh giá khoa học về vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo
trong đời sống cộng đồng phụ nữ huyện An Biên.
7
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Mục đích của luận văn
Luận văn phân tích về vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống
cộng đồng phụ nữ huyện An Biên, đề xuất những khuyến nghị nhằm phát huy
vai trò tích cực, hạn chế những tồn tại của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống
cộng đồng phụ nữ huyện.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Luận văn có ba nhiệm vụ cơ bản để hoàn thành mục đích nghiên cứu,
cụ thể là:
Thứ nhất, trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vai
trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ huyện An
Biên, tỉnh Kiên Giang.
Thứ hai, phân tích vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với cộng đồng
phụ nữ huyện An Biên thực trạng và những vấn đề đặt ra.
Thứ ba, một số khuyến nghị nhằm phát huy vai trò tích cực của tín
ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ huyện An Biên.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn xác định đối tượng nghiên cứu và vai trò của tín ngưỡng, tôn
giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ tập trung làm rõ vai trò của tín
ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ huyện An Biên trên các
lĩnh vực cụ thể: Đời sống kinh tế, đời sống văn hoá, đời sống xã hội. Luận
văn cũng xác định mốc thời gian nghiên cứu từ năm 2003 cho đến nay. Lựa
chọn mốc thời gian này bởi vì, từ năm 2003 cho đến nay đã đánh dấu mốc đổi
8
mới căn bản về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo huyện An Biên so với các giai
đoạn trước đó.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận:
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tín
ngưỡng, tôn giáo và vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo. Luận văn còn kế thừa,
tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng của một số công trình nghiên cứu khoa
học đã công bố trước đó liên quan đến nội dung được đề cập trong luận văn.
5.2. Về phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của Tôn giáo học cụ thể
là phương pháp thực thể tôn giáo, xem xét tôn giáo trong quá trình vận động
và phát triển gắn với điều kiện, bối cảnh xã hội để thể hiện rõ vai trò của nó
trong cộng đồng. Tác giả cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu tôn giáo
xuất phát từ nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo đối với cộng đồng phụ nữ huyện An
Biên.
Phương pháp của triết học tôn giáo, văn hoá học tôn giáo, xã hội học
tôn giáo để khảo tả, nghiên cứu, phân tích tài liệu làm sáng tỏ những vấn đề
của đối tượng nghiên cứu được đề cập.
6. Đóng góp của luận văn
6.1 Ý nghĩa khoa học:
Luận văn cung cấp những vấn đề lý luận chung nhất về tín ngưỡng, tôn
giáo, vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ nói
chung và huyện An Biên nói riêng.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,
giảng dạy và học tập những vấn đề thuộc đề tài Vai trò, tín ngưỡng tôn giáo
9
đối với đời sống cộng đồng phụ nữ. Luận văn cũng có thể làm tài liệu tham
khảo cho những ai quan tâm đến đề tài này.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, hình ảnh và
phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương 7 tiết.
10
Chƣơng 1.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN
VAI TRÒ CỦA TÍN NGƢỠNG, TÔN GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG
CỘNG ĐỒNG PHỤ NỮ HUYỆN AN BIÊN
1.1. Lý luận chung về vai trò của tín ngƣỡng, tôn giáo trong đời
sống cộng đồng phụ nữ
1.1.1. Khái quát chung về tín ngưỡng, tôn giáo
Thuật ngữ tín ngưỡng và tôn giáo hiện nay có nhiều cách hiểu khác
nhau, thậm chí có những tranh luận trái chiều. Đây là hai khái niệm không
đồng nhất nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau và có sự phân biệt về ranh giới
một cách tương đối.
Theo tác giả Nguyễn Đức Lữ cho rằng, tín ngưỡng được hiểu theo hai
nghĩa: theo nghĩa rộng khái niệm tín ngưỡng rộng hơn khái niệm tôn giáo;
còn theo nghĩa hẹp tín ngưỡng (đức tin) là bộ phận cấu thành của tôn giáo.
“Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người vào một hiện
tượng, một lực lượng, một điều gì đó thông thường để chỉ một niềm tin tôn
giáo. Còn tôn giáo thường được hiểu là một trong những hình thức tín ngưỡng
có quan niệm, ý thức, hành vi và các tổ chức tôn giáo. Tôn giáo thường có
giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức Giáo hội” [38, tr. 12-13].
Ở Việt Nam, hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ
tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng;
thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín
ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa,
đạo đức xã hội.
Còn hoạt động tôn giáo là việc tuyên truyền, thực hành giáo lý, giáo
luật, lễ nghi, quản lý, tổ chức của tôn giáo.
11
Theo quan niệm của các nhà kinh điển Mác xít, với tính cách là một
hình thái ý thức xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo phản ánh và bị quy định bởi tồn
tại xã hội, nhưng đó là “sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của con người của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là
sự phản ánh trong đó những lực lượng trần thế đã mang hình thức những lực
lượng siêu trần thế” [9, tr. 437]. Thông qua các chức năng đặc thù như đền bù
hư ảo, thế giới quan, điều chỉnh hành vi, liên kết, gián tiếp mà tín ngưỡng, tôn
giáo tác động đến các lĩnh vực của đời sống tinh thần, vật chất xã hội theo cả
hai chiều tích cực và tiêu cực.
Tôn giáo, tín ngưỡng với tính cách là niềm tin đã đưa ra những quan
niệm về lực lượng siêu nhiên, hướng con người tới những lực lượng ấy với
mong muốn nhận được sự trợ giúp, che chở, giải quyết những nhu cầu thực
dụng của họ ở ngay thế giới hiện tại và thế giới sau khi chết có thể là Thiên
đường, niết bàn hay chốn Tây phương cực lạc…
Là một trong những hiện tượng của đời sống xã hội, tín ngưỡng, tôn
giáo thông qua các hành vi, lễ nghi, tổ chức, hoạt động của mình tạo nên một
cộng đồng xã hội đặc thù liên kết giữa những người cùng tín ngường và có tác
động, ảnh hưởng đến các lĩnh vực đời sống tinh thần, đời sống xã hội.
Tôn giáo, tín ngưỡng có tính lịch sử, ra đời, tồn tại, biến đổi và mất đi
cùng với sự vận động, biến đổi của xã hội loài người. Phản ánh khát vọng của
quần chúng về một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái, là nhu cầu tinh thần, niềm
tin của quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, tôn giáo, tín ngưỡng trong các xã hội
có đối kháng giai cấp luôn bị giai cấp thống trị sử dụng để làm công cụ nô
dịch hoặc ru ngủ người lao động, để họ chấp nhận sự áp bức, bóc lột của giai
cấp thống trị. Ngày nay, tín ngưỡng, tôn giáo đã và vẫn đang bị các thế lực
chính trị phản động lợi dụng.
12
Bản chất của tín ngưỡng, tôn giáo là một hiện tượng xã hội, một hình
thái ý thức xã hội phản ánh xuyên tạc hiện thực khách quan biến lực lượng tự
nhiên, xã hội thành lực lượng siêu nhiên; là “thế giới quan lộn ngược”, trong
giải quyết mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội. Tín ngưỡng,
tôn giáo do con người sáng tạo ra, là biểu hiện của sự khốn cùng hiện thực,
đồng thời là sự phản kháng chống lại sự khốn cùng hiện thực ấy. Đó là sự
phản kháng tiêu cực, yếu đuối tự phát của tầng lớp nhân dân bị áp bức. Xét
đến cùng, tín ngưỡng, tôn giáo áp bức con người về tinh thần, làm tha hóa con
người. C.Mác đã chỉ rõ: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức,
là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng như nó là tinh thần của những
trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”[10, tr.570].
Theo C.Mác, tín ngưỡng, tôn giáo đã làm cho con người trở nên thụ động,
cam chịu bị áp bức và trở thành nô lệ cho lực lượng siêu nhiên thần bí. Trong
xã hội có giai cấp đối kháng, giai cấp thống trị sử dụng tôn giáo như một
phương tiện để áp bức, nô dịch và thủ tiêu ý chí đấu tranh của quần chúng lao
động[10, tr.24-25].
Tuy nhiên, trong tín ngưỡng, tôn giáo cũng hàm chứa những giá trị văn
hóa đạo đức nhất định phù hợp với xã hội mới của chúng ta đang xây dựng,
đòi hỏi chúng ta phải biết kế thừa, phát huy. Tín ngưỡng, tôn giáo luôn mang
dấu ấn lịch sử của thời đại, của dân tộc mà nó ra đời, tồn tại và nó cũng biến
đổi, thích ứng với sự biến đổi của xã hội. Thông thường, khi mới ra đời các
tín ngưỡng, tôn giáo đều phản ánh nguyện vọng của quần chúng, nhưng trong
quá trình tồn tại, vận động và phát triển thường bị các thế lực, giai cấp thống
trị lợi dụng biến thành công cụ phục vụ cho lợi ích của chúng, chống lại lợi
ích của quần chúng. Tín ngưỡng, tôn giáo còn tồn tại lâu dài, còn là nhu cầu
tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân. Điều này cũng được thể hiện
trong Nghị quyết số 24 - NQ/TW ngày 16 tháng 10 năm 1990 của Bộ Chính
13
Trị về Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới: “Tôn giáo là một
vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một
bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây
dựng xã hội mới”[12, tr. 23]. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991) của Đảng Cộng sản
Việt Nam khẳng định quan điểm của Đảng về tôn giáo như sau: “Tín ngưỡng,
tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quán
chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng. Chống mọi hành
động vi phạm tự do, tín ngưỡng, đồng thời chống lại việc lợi dụng tự do tín
ngưỡng để làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân”[16, tr.
51,142].
Theo thống kê tính vào thời điểm năm 2011, trên đất nước ta có 13 tôn
giáo được công nhận tư cách pháp nhân, theo đó 33 tổ chức tôn giáo. Nhưng
đến hiện nay, theo số liệu thống kê của Ban Tôn giáo chính phủ chúng ta có
16 tôn giáo và hơn 40 tổ chức tôn giáo được công nhận pháp nhân. Bên cạnh
đó là rất nhiều loại hình tín ngưỡng truyền thống của dân tộc như: Tín ngưỡng
thờ thành hoàng làng, tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín
ngưỡng thờ cúng các anh hùng dân tộc….
Các tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam luôn được tạo mọi điều kiện hoạt
động và tham gia xã hội hóa. “Nhiều lĩnh vực của đời sống văn hóa - xã hội
có vai trò đóng góp không nhỏ của các tôn giáo, nhất là tôn giáo có đông tín
đồ như Phật giáo, Công giáo, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu
Nghĩa…
Các tôn giáo ở Việt Nam đều có đường hướng hành đạo gắn bó với dân
tộc không chỉ thể hiện ở khẩu hiệu mà còn ở hành động cụ thể. Một số tôn
giáo độc thần, ngoại nhập, tiêu biểu là Công giáo đang ngày càng hội nhập
sâu vào văn hóa dân tộc” [12, tr. 14-15].
14
Người Việt Nam không chỉ theo tôn giáo mà còn thực hành nhiều loại
hình tín ngưỡng khác nhau. Tín ngưỡng được coi là mản văn hóa quan trọng
trong truyền thống dân tộc và đời sống tâm linh.
Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, tín ngưỡng, tôn
giáo ăn sâu vào đời sống tâm linh người Việt, chi phối hoạt động nhiều mặt
của người Việt cũng như có vai trò, vị trí nhất định đối với đời sống chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội của dân tộc.
Hệ thống cấu trúc tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt Nam hiện nay
được tạo ra từ các luồng tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Đó là tín ngưỡng
bản địa và tục thờ đa thần, tôn giáo ngoại sinh và tôn giáo nội sinh được
hình thành ngay ở trong nước và các hiện tượng tôn giáo mới. Trong quá
trình truyền bá, các tôn giáo ngoại sinh luôn phải thích ứng với hình thái văn
hóa tín ngưỡng của người Việt Nam, do vậy chúng cũng có nhiều biến đổi,
không còn nguyên dạng như trước nữa. Nói cách khác là các tôn giáo ngoại
sinh khi vào Việt Nam đã được văn hóa Việt Nam đồng hóa với mức độ
khác nhau [4, tr.118].
Dù tôn giáo ngoại nhập hay nội sinh thì tín đồ các tôn giáo này vẫn bị
chi phối bởi hệ thức đa thần giáo, bởi tinh thần bao dung tôn giáo, luôn thể
hiện bản sắc văn hóa dân tộc. Yêu nước là một truyền thống quý báu của các
tín đồ và tuyệt đại đa số chức sắc tôn giáo ở Việt Nam. Hơn ai hết, đồng bào
các tôn giáo hiểu rất rõ rằng Tổ quốc có độc lập, tôn giáo mới tự do[4, tr.118].
“Là một nước đa tôn giáo, tín ngưỡng nhưng tín đồ các tôn giáo, tín
ngưỡng ở Việt Nam nhìn chung đều gắn bó với dân tộc, đồng thời là một
nhân tố xã hội và văn hóa tích cực góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam
phong phú, đa dạng và đặc sắc. Việt Nam còn là một đất nước rất ôn hòa
trong quan hệ giữa các tôn giáo, có truyền thống đoàn kết tôn giáo, đoàn kết
toàn dân trong quá trình dựng nước và giữ nước. Việc chung sống hòa bình và
15
bao dung giữa các tôn giáo cùng với tính nhân ái, nhân bản của con người và
xã hội Việt Nam đã tạo ra một bức tranh sinh động về tín ngưỡng, tôn giáo ở
Việt Nam: thuần túy nhưng phong phú, đan xen nhưng không mâu thuẫn. Đặc
biệt, ở Việt Nam ngày nay, sự hòa thuận giữa các tôn giáo và Nhà nước đã thể
hiện rất rõ. Vì thế, ở Việt Nam không xẩy ra xung đột tôn giáo. Đại đoàn kết
toàn dân tộc trong đó có đoàn kết các tôn giáo là nguồn sức mạnh và là nhân
tố quyết định bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”[33, tr. 8-9].
Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, nhiều loại hình tín ngưỡng, nhưng lại
không hề xảy ra chiến tranh tôn giáo như đã từng diễn ra ở một số nước
phương Tây. Điều đó, một phần là nhờ dân tộc Việt Nam vốn chuộng hòa
bình, khoan dung và mềm dẻo trong ứng xử, phần nữa là do tôn giáo ở Việt
Nam có truyền thống tồn tại hữu hảo bên nhau, thể hiện ở đặc điểm đan xen,
hòa đồng, khoan dung [34, tr. 119].
Nước ta hiện nay đang tồn tại đầy đủ các hình thức tín ngưỡng, tôn giáo
dân gian. Các hình thức tiền vật linh giáo còn tồn tại ở các dân tộc thiểu số.
Hai hình thức sau tồn tại xen lẫn trong các lễ hội, các sinh hoạt tín ngưỡng,
tôn giáo. Các tộc người ở vùng sâu, vùng xa các hình thức tín ngưỡng dân
gian còn bảo lưu khá nguyên ven, cùng với những sinh hoạt văn hóa cổ
truyền. Một số tộc người cư trú ở vùng thấp, gần các trục đường giao thông
Tây Bắc, Tây Nguyên, tín ngưỡng dân gian đang bị mai một, thay vào đó là
sự tiếp nhận đạo Tin Lành và Công giáo. Các thế lực xấu cũng lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo để ngụy ra những cái “giả tôn giáo” như cái gọi là “Tin lành
Vàng Chứ” ở người Mông, “Tin lành Đề ga” ở Tây Nguyên để chống phá
cách mạng [13, tr.43].
Theo ước tính, Việt Nam có khoảng 80% dân số có đời sống tín
ngưỡng, tôn giáo, trong đó có 23 triệu tín đồ của các tôn giáo đang hoạt động
16
bình thường, ổn định chiếm 27% dân số[13, tr.114].. Điều này cho thấy bề
rộng của tín ngưỡng, tôn giáo trong xã hội ta hiện nay.
Dưới góc độ văn hóa, sự đa dạng của tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam
đã góp phần làm cho văn hóa Việt Nam đa dạng, phong phú. Mỗi loại hình tín
ngưỡng, tôn giáo đều góp mặt trang điểm cho bộ mặt văn hóa Việt Nam đa
sắc, đa màu. Chúng ta có thể nói đến văn hóa Phật giáo, văn hóa Công giáo,
văn hóa Hồi giáo, văn hóa Tin Lành,…. Được thể hiện trong đời sống tinh
thần, trong kiến trúc, hội họa…. Tương tự ta cũng có thể nói đến văn hóa
trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, trong các hình thức tín ngưỡng của các tộc
người thiểu số… Đây là một thế mạnh, một lợi thế trong phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Chúng ta có thể “hàng hóa” các giá trị văn hóa này để phát
triển kinh tế du lịch văn hóa; có thể quảng bá các giá trị văn hóa này trong
giao lưu hội nhập quốc tế hiện nay[13, tr.115].
Điều này theo tác giả Nguyễn Hồng Dương cho rằng tôn giáo thể hiện
ở hai lĩnh vực nguồn lực tinh thần và nguồn lực vật chất.
“Nguồn lực tinh thần: Các tôn giáo Việt Nam đều khuyên răn con
người làm lành, lánh dữ, biết sống vị tha, không cờ bạc, trộm cắp, không giết
người. Tôn giáo làm cho con người biết sợ tội, dù đó là tội nhẹ. Ở vùng đồng
bào theo Công giáo sống tập trung thường ít có những vụ trọng án. Đạo Tin
Lành khuyên tín đồ sống tiết kiệm, phấn đấu làm giàu, cấm tín đồ nghiện hút,
lấy vợ lẽ. Phật giáo Hòa Hảo đề cao Tứ Ân. Đạo Phật đề cao chữ Tâm, tích
đức hành thiện…
Những quan hệ: ông bà, cha mẹ, vợ chồng, thầy trò bè bạn được tôn
giáo đề cao, thiêng hóa, chuyển thành quan hệ thiêng. Quan hệ thiêng này
không phải để chiêm ngắm mà để phục vụ xã hội. Quan hệ thiêng khi đã thấm
nhuần vào tâm tưởng tín đồ chân chính sẽ làm họ thấy hổ thẹn, thấn “vấn
tâm”, “day dứt” khi họ vi phạm dù chưa đến mức “hình sự”[30, tr. 46-47].
17
Trong mọi thời đại của đời sống xã hội những giá trị tinh thần của tôn
giáo luôn rất cần thiết. Đặc biệt là trong bối cảnh đất nước ta đang trong giai
đoạn xây dựng và hình thành nền đạo đức xã hội mới.
Bên cạnh nguồn lực tinh thần, tôn giáo còn được xem xét ở góc độ của
nguồn lực vật chất khi tích cực tham gia đóng góp cho sự phát triển xã hội.
Trong Đại hội Đảng X khẳng định: “Đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan
trọng của khối đại đoàn kết dân tộc”. Đối với đất nước ta, đây là vấn đề thiết
yếu, quan trọng hàng đầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “Đoàn kết, đoàn kết,
đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”. Vấn đề được Bác
quan tâm đặc biệt là đoàn kết các thành phần dân tộc và tôn giáo.
Bối cảnh Việt Nam bước vào thời kỳ đẩy mạnh quan hệ quốc tế, toàn
cầu và hội nhập, “các tôn giáo, tín ngưỡng ngày càng có nhiều đóng góp vào
các lĩnh vực văn hóa, xã hội, từ thiện, chia sẻ gánh nặng cho đất nước”. Đó là
việc các tổ chức tôn giáo lập cơ sở khám, chữa bệnh từ thiện, mở phòng thuốc
chẩn trị y học dân tộc, nhà dưỡng lão, trường dạy nghề miễn phí, nuôi dạy trẻ
bán trú, lớp học tình thương, chăm sóc bệnh nhân AIDS, giai đoạn cuối, bệnh
nhân phong cùi, hỗ trợ bệnh nhân nghèo, trẻ em tàn tật, người nhiễm chất độc
màu da cam. Một số tổ chức giáo hội còn tham gia xây nhà tình nghĩa, đoàn
kết. Khi bão lụt xảy ra, những tôn giáo như: Phật giáo, Công giáo, thường chủ
động quyên góp tiền của để ủng hộ đồng bào bị nạn”[13, tr.48].
Bên cạnh đó, theo tác giả Đỗ Quang Hưng, tôn giáo, tín ngưỡng cũng là
nguồn lực trí tuệ[30, tr.5,7]. Không chỉ là những nguồn lực nhận thức, tôn
giáo, tín ngưỡng cũng tạo nên những trở ngại trong việc nhận diện “nguồn lực
trí tuệ” bởi sự đa dạng của các loại hình tôn giáo. Tiêu biểu đó là hai loại hình
cơ bản:
Với các tôn giáo có thần như: Do thái giáo, Kitô giáo, Islam giáo, Ấn
Độ giáo, phương thức tư duy của họ thường gắn với sự ra đời và phát triển
18
của thần học. Loại tôn giáo này gắn bó, thậm chí là một trong những yếu tố
tạo nên văn minh phương Tây. Thần học đóng góp không nhỏ cho sự phát
triển trí tuệ nhân loại nói chung, triết học hiện đại nói riêng.
Với loại hình tôn giáo vô thần như: Phật giáo là phương pháp tư duy,
gồm ba chân đế nhận thức luận quan trọng của Phật giáo là Giới, Định, Tuệ,
là phương pháp tư duy Trung đạo, đây là một đóng góp độc đáo.
Nguồn lực trí tuệ là một trong những nguồn lực mà tôn giáo đóng góp
cho xã hội Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Khi mà chúng
ta đang xây dựng nền kinh tế tri thức thì rõ ràng nguồn lực trí tuệ của tôn giáo
sẽ có một vai trò nhất định” [13, tr.49-50].
1.1.2. Vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với cộng đồng phụ nữ.
Đối với cộng đồng phụ nữ, tín ngưỡng, tôn giáo có vai trò quan trọng
trên nhiều mặt. Tuy nhiên trong luận văn này, tác giả chỉ tập trung đề cập đến
những khía cạnh cơ bản nhất thể hiện vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo trong
cộng đồng phụ nữ, cụ thể như sau:
Một là, tín ngưỡng, tôn giáo có vai trò quan trọng đối với đời sống kinh
tế của cộng đồng phụ nữ.
Mặc dù tín ngưỡng, tôn giáo không trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản
xuất kinh tế nhằm tạo ra của cải, vật chất phục vụ xã hội những quan điểm,
triết lý, giáo lý các tín ngưỡng, tôn giáo cũng đóng góp một vai trò của mình
trong việc kiến tạo một cuộc sống tươi đẹp hơn cho các tín đồ của mình, cho
cộng đồng và đặc biệt đối với cộng đồng phụ nữ.
Với những triết lý, giáo lý hướng thiện cho con người, các tín ngưỡng,
tôn giáo đều khuyên răn, định hướng tín đồ trong đời sống cộng đồng nói
chung và cộng đồng phụ nữ nói riêng tích cực, hăng say, chăm chỉ lao động,
làm ăn chân chính, không chỉ bằng chân tay, khối óc, mà còn cả việc làm,
hành động nêu gương để tạo ra nhiều của cải vật chất giúp cho xã hội phát
19