Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH về đêm tại PHỐ đi bộ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU –THÀNH PHỐ HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 53 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
KHOA DU LỊCH

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU
LỊCH VỀ ĐÊM TẠI PHỐ ĐI BỘ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU –
THÀNH PHỐ HUẾ

Sinh viên thực hiện: Phan Thị Nga
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Lê Thanh Minh

Huế, 5/2020


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thanh Minh

Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, em xin cảm ơn các thầy cô của
Khoa Du Lịch - Đại học Huế đã giảng dạy cho em những kiến thức trong suốt
bốn năm đại học, đó là hành trang quý giá cho em sau khi ra trường và bắt
đầu sự nghiệp. Đặc biệt, em xin cảm ơn sâu sắc đến cô ThS. Lê Thanh Minh người đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này. Em xin gửi lời
cảm ơn đến tất cả bạn bè, người thân đã động viên và giúp đỡ em trong quá
trình làm đề tài.
Sau cùng, em xin chúc quý thầy cô sức khỏe dồi dào và thành công trong
sự nghiệp nghề giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ngày 28 tháng 5 năm 2020
Sinh viên thực hiện


SVTH: Phan Thị Nga


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thanh Minh

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.
Ngày 28 tháng 5 năm 2020
Sinh viên thực hiện

SVTH: Phan Thị Nga


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thanh Minh

MỤC LỤC
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................2
5. Cấu trúc nội dung của bài nghiên cứu............................................................................3

PHẦN 2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........4
A. Cơ sở lý luận................................................................................................................4
1.1. Khái niệm du lịch và sản phẩm du lịch.......................................................................4

1.1.1. Khái niệm du lịch..........................................................................................4
1.1.2. Khái niệm sản phẩm du lịch..........................................................................5
1.2. Khái niệm hoạt động du lịch.......................................................................................8
1.3. Khái niệm về khách du lịch.........................................................................................9
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút của điểm đến du lịch...........................10
B. Cơ sở thực tiễn:..........................................................................................................12
1.1. Tình hình du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2019........................................12
1.2. Tình hình du khách lưu trú lại tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2019...............13

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VỀ
ĐÊM TẠI PHỐ ĐI BỘ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU - THÀNH PHỐ HUẾ...............15
2.1. Giới thiệu về phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu - TP Huế.............................................15

2.1.1 Vị trí con đường...........................................................................................15
2.1.2. Lịch sử con đường.......................................................................................15
2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển phố đi bộ:..............................................15
2.2. Đánh giá của du khách đối với hoạt động du lịch ở phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu TP Huế..............................................................................................................................16

2.2.1. Thông tin mẫu điều tra................................................................................16
2.2.1.1 Thông tin về phiếu điều tra........................................................................16
2.2.1.2. Đặc điểm đối tượng điều tra:....................................................................16
2.2.1.3. Thông tin về chuyến đi của du khách.......................................................18

SVTH: Phan Thị Nga



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thanh Minh

2.2.2. Đánh giá của du khách đối với hoạt động du lịch về đêm tại phố đi bộ
Nguyễn Đình Chiểu - TP Huế:..............................................................................22
2.2.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha............22
2.2.2.2. Đánh giá của du khách về mức độ hài lòng về các yếu tố tự nhiên tại
phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu - TP Huế...............................................................23
2.2.2.3. Đánh giá của du khách về mức độ hài lòng về các yếu tố văn hóa - xã
hội tại phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu - TP Huế....................................................26
2.2.2.4. Đánh giá của du khách về mức độ hài lòng về các yếu tố giải trí và mua
sắm tại phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu - TP Huế..................................................29
2.2.2.5. Đánh giá của du khách về mức độ hài lòng về các yếu tố cơ sở hạ tầng,
ẩm thực tại phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu - TP Huế............................................31
2.2.3. Kết quả đánh giá cảm nhận của du khách sau khi tham quan phố đi bộ
Nguyễn Đình Chiểu - Tp Huế...............................................................................34
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
VỀ ĐÊM TẠI PHỐ ĐI BỘ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU - TP HUẾ............................36
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp:............................................................................................36

3.1.1. Thực trạng hoạt động du lịch về đêm của phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu
– thành phố Huế:...................................................................................................36
3.1.2. Kết quả đánh giá cảm nhận của du khách:...................................................36
3.1.3. Những hạn chế trong du lịch Huế nói chung và tại phố đi bộ Nguyễn
Đình Chiểu nói riêng:............................................................................................37
3.2. Giải pháp đối với phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu:....................................................37

3.2.1. Đối với môi trường cảnh quan:....................................................................37
3.2.2. Đối với các yếu tố văn hóa - xã hội:............................................................38

3.2.3. Đối với hoạt động giải trí và mua sắm:........................................................39
3.2.4. Đối với các yếu tố cơ sở hạ tầng, lưu trú và ẩm thực:..................................40
3.3. Giải pháp đối với chính quyền địa phương...............................................................41

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................42
3.1. Kết luận.....................................................................................................................42
3.2. Kiến nghị...................................................................................................................43

3.2.1. Đối với sở du lịch Thừa Thiên Huế:............................................................43

SVTH: Phan Thị Nga


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thanh Minh

3.2.2. Đối với chính quyền địa phương:................................................................43
3.2.3. Đối với người dân địa phương:....................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................45

SVTH: Phan Thị Nga


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thanh Minh

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Cơ cấu điều tra thông tin cá nhân của khách tham quan phố đi bộ


Bảng 2.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha về đánh giá
thực trạng hoạt động du lịch về đêm tại phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu - TP Huế
Bảng 2.3. Đánh giá của du khách về yếu tố tự nhiên
Bảng 2.4. Kiểm định sự khác biệt về yếu tố tự nhiên:
Bảng 2.5. Đánh giá của du khách về yếu tố văn hóa - xã hội:
Bảng 2.6. Kiểm định sự khác biệt về yếu tố văn hóa - xã hội:
Bảng 2.7. Đánh giá của du khách về các yếu tố giải trí và mua sắm
Bảng 2.8. Kiểm định sự khác biệt về yếu tố giải trí và mua sắm:
Bảng 2.9. Đánh giá của du khách về các yếu tố cơ sở hạ tầng, ẩm thực:
Bảng 2.10. Kiểm định sự khác biệt về yếu tố cơ sở hạ tầng và ẩm thực:
Bảng 2.11. Đánh giá mức độ hài lòng của du khách sau khi tham quan phố đi bộ Nguyễn
Đình Chiểu:

SVTH: Phan Thị Nga


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thanh Minh

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Số lần tới Huế
Hình 1.2. Mục đích chính tới Huế
Hình 1.3. Số lần tham quan phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu
Hình 1.4. Biết đến phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu qua các phương tiện
Hình 1.5. Khả năng quay lại phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu
Hình 1.6. Khả năng giới thiệu phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu

SVTH: Phan Thị Nga



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thanh Minh

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài
Du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế
giới. Tại Việt Nam, ngành du lịch đang ngày càng phát triển, mỗi năm thu hút một
lượng lớn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và lượng khách nội địa cũng ngày
càng tăng đã góp phần tăng tỉ trọng GDP cho quốc gia.
Việt Nam với 64 tỉnh thành và nhiều tài nguyên du lịch đa dạng trải dài khắp
đất nước hình chữ S, mỗi tỉnh thành có mỗi loại tài nguyên du lịch đặc trưng riêng
tạo nên những loại hình du lịch phong phú thu hút nhiều khách du lịch đến Việt
Nam. Khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã góp một phần không nhỏ vào việc thu
hút một lượng khách lớn đến Việt Nam mỗi năm. Từ nhiều nguồn tài nguyên du lịch
phong phú tạo nên nhiều loại hình du lịch đa dạng cho du khách như du lịch sinh thái,
du lịch tâm linh, du lịch tìm hiểu văn hóa - lịch sử, tham quan các di tích lịch sử, du
lịch nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm, du lịch mạo hiểm, du lịch cộng đồng,... Trong
đó tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều tài nguyên du lịch tuy nhiên lại chưa khai thác hiệu
quả cho ngành du lịch. Hiện tại, Huế chỉ nổi bật với du lịch tìm hiểu tham quan các di
tích lịch sử như đại nội và các lăng tẩm. Mặc dù, Huế có nhiều tài nguyên và các loại
hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, trải nghiệm, du lịch cộng đồng đã hình thành
nhưng lại chưa phát triển. Bên cạnh đó, Huế chưa thực sự thu hút du khách lưu trú
nhiều.
Theo ông Nguyễn Quốc Kỳ - Tổng giám đốc công ty Vietravel cho biết qua
nhiều năm làm du lịch, ông nhận thấy rằng du khách chi tiêu khoảng 70% vào các
hoạt động ban đêm và chỉ 30% vào ban ngày. Vì vậy, khách càng ở lại lâu thì sẽ

càng tăng nguồn thu cho điểm đến. Trong khi đó, hoạt động du lịch về đêm của Huế
còn thiếu và yếu, tại thành phố Huế thì hoạt động du lịch về đêm chủ lực là ca Huế
trên sông Hương và phố đi bộ. Tuy nhiên cả hai hoạt động này vẫn còn nhiều hạn
chế, chưa thực sự thu hút du khách. Vì thế, một lượng lớn du khách đến Huế, trong
một ngày tham quan thành phố Huế thì du khách sẽ chọn qua đêm ở nơi khác. Đó

SVTH: Phan Thị Nga

1


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thanh Minh

thực sự là một vấn đề cần được khắc phục, vì du khách không lưu trú lại Huế sẽ làm
mất một lượng doanh thu lớn cho du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trước thực trạng đó, tôi làm đề tài này nhằm nghiên cứu thực trạng du lịch
về đêm ở phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu - TP Huế như thế nào dựa trên những cơ sở
thực tiễn nhằm đưa ra các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao các hoạt động du lịch về
đêm ở phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu nhằm góp một phần vào giải pháp phát triển
hoạt động du lịch về đêm ở Huế để thu hút du khách lưu trú tại Huế lâu hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
 Phân tích thực trạng hoạt động du lịch về đêm tại phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu
 Phân tích đánh giá của du khách về hoạt động du lịch về đêm tại phố đi bộ
Nguyễn Đình Chiểu
 Đưa ra đề xuất và giải pháp cho việc phát triển hoạt động du lịch về đêm
tại phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động du lịch tại phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu

 Đối tượng điều tra khảo sát: Khách du lịch nội địa.
 Phạm vi nghiên cứu: Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu - TP Huế
4. Phương pháp nghiên cứu
a, Phương pháp thu thập dữ liệu
 Thu thập số liệu thứ cấp:
+ Sở du lịch Thừa Thiên Huế
+ Website sở du lịch
+ Các báo điện tử: báo tài nguyên và môi trường; công thông tin điện tử
Thừa Thiên Huế;....
 Thu thập số liệu sơ cấp từ bảng hỏi:
+ Điều tra, khảo sát, tiến hành lập phiếu khảo sát
+ Theo Bollen (1989) và Hair & ctg (1998) về kích thước mẫu trong phân
tích nhân tố khám phá là số lượng mẫu ít nhất gấp 5 lần số lượng biến trong phân
tích nhân tố. Trong nghiên cứu này, có 23 biến đo lường sự ảnh hưởng của các yếu
tố đối với sự cảm nhận hài lòng của du khách khi tham quan phố đi bộ Nguyễn

SVTH: Phan Thị Nga

2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thanh Minh

Đình Chiểu. Vì vậy kích thước mẫu tối thiếu của nghiên cứu này là: 23*5 = 115.
Trong đề tài này, tác giả phát 130 mẫu bảng hỏi.
b, Phương pháp phân tích và xử lý số liệu bằng SPSS
Việc xử lý tài liệu được tiến hành trên cơ sở phương pháp nhân tố thống kê.
Ngoài ra, kết quả của bảng câu hỏi thu thập ý kiến đánh giá của khách tham quan

phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và được xử lý trên phần mềm SPSS 20.0. Đối với các
vấn đề định tính được nghiên cứu trong đề tài, tôi sử dụng thang đo 5 mức độ (thang
điểm Likert) để lượng hóa các mức độ đánh giá của du khách và trở thành các biến
định lượng. Bằng phần mềm SPSS phương pháp phân tích thống kê mô tả, từ việc
phân tích trên giúp đưa ra các nhận xét, kết luận một cách khách quan về những vấn
đề liên quan đến nội dung và mục đích nghiên cứu.
5. Cấu trúc nội dung của bài nghiên cứu
Cấu trúc nội dung bài nghiên cứu gồm có 3 phần sau:
Phần 1. Đặt vấn đề
Phần 2. Nội dung nghiên cứu:
 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề nghiên cứu
 Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động du lịch về đêm tại phố đi bộ
Nguyễn Đình Chiểu - TP Huế
 Chương 3: Đề xuất và giải pháp phát triển hoạt động du lịch về đêm tại phố
đi bộ Nguyễn Đình Chiểu - TP Huế.
Phần 3. Kết luận và kiến nghị

SVTH: Phan Thị Nga

3


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thanh Minh

PHẦN 2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
A. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm du lịch và sản phẩm du lịch

1.1.1. Khái niệm du lịch
Đến nay, có rất nhiều khái niệm về du lịch được đưa ra nhưng lại chưa có
một định nghĩa thống nhất nào về khái niệm du lịch. Theo Tổ chức du lịch thế giới
đưa ra khái niệm du lịch tại Hội nghị quốc tế về Lữ hành và thống kê du lịch ở
Ottawa, Canada tháng 6/1991 như sau: “Du lịch bao gồm những hoạt động của con
người đi đến và lưu trú tại một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường
xuyên của mình) trong thời gian liên tục không quá một năm nhằm mục đích nghỉ
ngơi, kinh doanh và các mục đích khác”.
Theo II. Pirôgionic: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời
gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường
xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình
độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự
nhiên, kinh tế và văn hóa” (Theo II. Pirôgionic, 1985).
Theo PGS. TS Trần Đức Thanh là tách thuật ngữ du lịch thành hai phần để
định nghĩa nó. Theo ông du lịch có thể hiểu là:
1) Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá
nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao tại
chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số
giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng.
2) Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh
trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong quá trình thời gian rảnh
rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khỏe, nâng
cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh.
Theo điều 3 Luật du lịch Việt Nam (2017) thì từ ngữ “du lịch” được hiểu là:
“Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú

SVTH: Phan Thị Nga

4



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thanh Minh

thường xuyên trong thời gian cư trú không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu
cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiều, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết
hợp với mục đích hợp pháp khác”.
Tuy chưa có sự thống nhất về ngữ nghĩa về khái niệm du lịch nhưng theo
cách hiểu chung thì du lịch là chuyến đi của con người đi xa khỏi nơi cư trú thường
xuyên của mình một thời gian nhất định với những mục đích như nghỉ dưỡng, chữa
bệnh, tham quan, tìm hiểu văn hóa, giải trí,...
1.1.2. Khái niệm sản phẩm du lịch

 Khái niệm sản phẩm du lịch:
Theo Phillip Kother et al. (2006) sản phẩm được định nghĩa là “bất cứ thứ gì
mà có thể đưa ra thị trường để thu hút sự chú ý (attention), mua (acquisition), sử
dụng (use), hoặc tiêu dùng (comsumption) nhằm thỏa mãn nhu cầu. Nó có thể là vật
hữu hình, dịch vụ, địa điểm, tổ chức, ý tưởng”.
Theo quan điểm hệ thống, “sản phẩm dịch vụ du lịch là một chỉnh thể phức
hợp của nhiều yếu tố bao gồm tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất hạ tầng du lịch và
nguồn nhân lực. Sản phẩm dịch vụ du lịch bao gồm những sản phẩm hữu hình và vô
hình nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, nghỉ ngơi, giải trí, giao lưu, khám phá và học hỏi
của du khách”. Theo quan điểm marketing, “sản phẩm dịch vụ du lịch là một chỉnh
thể có tính hệ thống cấu thành theo các cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng các mức độ
nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng. Bao gồm các yếu tố cơ bản tạo ra lợi ích
mà nhà cung cấp bán cho người tiêu dùng, các yếu tố chức năng phục vụ cho việc
sử dụng sản phẩm chính và các dịch vụ bổ trợ và gia tăng”.
Theo PGS.TS Bùi Thị Tám & cộng sự (2014, tr.18) thì “Sản phẩm du lịch là
những thứ mà có thể đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách du lịch, nó bao

gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cho du khách, được tạo nên bởi
các yếu tố tự nhiên - xã hội và trên cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại
một vùng, một cơ sở nào đó”. Nói cách khác, sản phẩm du lịch gồm các hàng hóa
(sản phẩm hữu hình), các dịch vụ và tiện nghi phục vụ khách du lịch (sản phẩm vô
hình).

SVTH: Phan Thị Nga

5


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thanh Minh

Theo điều 3 Luật du lịch Việt Nam (2017) thì: “Sản phẩm du lịch là tập hợp
các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của
khách du lịch”.
Cũng theo PGS.TS Bùi Thị Tám & cộng sự (2014) thì sản phẩm du lịch có
hai loại là sản phẩm du lịch đơn lẻ và sản phẩm du lịch tổng hợp:
 Sản phẩm du lịch đơn lẻ: Là những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đơn lẻ
của du khách như: một sản phẩm của một khách sạn, một sản phẩm của một khu du
lịch,...
 Sản phẩm du lịch tổng hợp: Là sự kết hợp của nhiều sản phẩm đơn lẻ khác
nhau phục vụ cho nhu cầu tổng hợp của du khách. Sản phẩm du lịch tổng hợp là
những chương trình du lịch từng phần hay những chương trình du lịch trọn gói.
Những chương trình này thỏa mãn được nhiều nhu cầu của du khách nhờ các sản
phẩm du lịch đơn lẻ tạo nên.
 Các bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch bao gồm: Tài nguyên du lịch
(tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn), các tài nguyên mang tính chất xã hội

(thái độ của người dân tại vùng du lịch, thái độ của nhân viên đối vối du khách), cơ
sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch (hệ thống nhà hàng, khách sạn,...), các dịch vụ
công cộng (vận chuyển, thông tin liên lạc,...), các yếu tố hành chính, tình hình kinh
tế chính trị xã hội của một quốc gia.
Sản phẩm du lịch được tiêu thụ và sản xuất cùng một lúc. Việc tiêu dùng sản
phẩm du lịch phụ có tính thời vụ do tính thời tiết và thời gian rỗi trong năm thường
là các dịp nghỉ lễ.

 Đặc điểm của sản phẩm du lịch:
 Sản phẩm du lịch về cơ bản về du lịch là không cụ thể. Sản phẩm du lịch là
không cụ thể, do đó không thể đặt ra vấn đề nhãn hiệu như hàng hóa. Đồng thời sản
phẩm du lịch rất dễ bị bắt chước, có thể dễ dàng sao chép những chương trình du
lịch, bắt chước cách bày trí phòng đón tiếp hay một quy trình phục vụ đã được
nghiên cứu công phu.
Mặt khác, do tính chất không cụ thể nên khách hàng không thể kiểm tra chất
lượng sản phẩm trước khi mua, gây khó khăn trong việc chọn sản phẩm.

SVTH: Phan Thị Nga

6


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thanh Minh

 Việc tiêu thụ sản phẩm du lịch xảy ra cùng thời gian và địa điểm sản xuất
ra chúng. Trong du lịch, sản phẩm không thể đưa đến khách hàng mà khách hàng
phải tự đến nơi sản xuất ra sản phẩm du lịch.
 Sản phẩm du lịch không thể lưu kho cất giữ. Vì có những tính chất trên nên

sản phẩm du lịch không thể lưu kho cất giữ như hôm nay không bán được thì cất
giữ để ngày mai bán.
 Sản phẩm du lịch mang tính không đồng nhất.Chất lượng của sản phẩm du
lịch có thể không giống nhau vào từng thời điểm khác nhau. Nó tùy thuộc rất lớn
vào thái độ phục vụ của nhân viên và người dân bản xứ, cũng như các điều kiện
không kiểm soát trước được.
 Sản phẩm du lịch chủ yếu thỏa mãn nhu cầu thứ yếu cao cấp của du khách.
Nhu cầu du lịch đặt ra khi người ta có thời gian nhàn rỗi và thu nhập cao. Ngừo ta
sẽ đi du lịch nhiều hơn nếu thu nhập tăng lên, ngược lại nếu mức thu nhập giảm thì
người ta sẽ cắt giảm chi tiêu cho việc du lịch.
 Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch có tính thời vụ. Người ta thường đi du lịch
vào các mùa chính trong năm nên đã gây ra tính thời vụ trong việc tiêu dùng sản
phẩm du lịch.

 Vòng đời sản phẩm du lịch:
Sản phẩm du lịch cũng giống như những sản phẩm khác luôn chịu tác động
quy luật của vòng đời sản phẩm: giới thiệu, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái.
 Thời kỳ giới thiệu là thời kỳ tăng trưởng chậm và khó khăn, có mức độ rủi
ro và thất bại lớn.
 Thời kỳ tăng trưởng là thời kỳ sản phẩm được nhiều người biết đến và sẵn
sàng mua làm cho lợi nhuận của đơn vị tăng mạnh.
 Thời kỳ bão hòa là lúc số bán ra bị chậm lại, vì số khách tiềm năng đã cạn
mà các sản phẩm cạnh tranh ra đời lại lớn.
 Thời kỳ suy thoái là lúc sức bán và lợi nhuận giảm dần, sản phẩm mất tính
hấp dẫn, thị trường đòi hỏi những sản phẩm mới ra đời.
Khái niệm vòng đời sản phẩm du lịch cần được xem xét tùy hoàn cảnh hay
lĩnh vực mà nó định vị. Tóm lại, thời gian và vòng đời của sản phẩm du lịch cũng

SVTH: Phan Thị Nga


7


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thanh Minh

rất thất thường vì chúng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố và nhất là bởi hành
động chiến lược và chiến thuật của sự cạnh tranh.
1.2. Khái niệm hoạt động du lịch
Theo điều 3 Luật du lịch Việt Nam (2017) thì: “Hoạt động du lịch là hoạt
động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức,
cá nhân, cộng đồng có liên quan đến du lịch”.
Như vậy, có thể hiểu tất cả các hoạt động nào có liên quan đến du lịch đều là
hoạt động du lịch, không kể là cá nhân, một tổ chức hay một cộng đồng.

 Hoạt động du lịch về đêm:
Trên thế giới, hoạt động du lịch về đêm rất đa dạng và phong phú, mang đặc
trưng riêng của mỗi vùng miền và quốc gia. Du lịch về đêm phát triển, các hoạt
động du lịch về đêm đa dạng, năng động sẽ làm cho chuyến đi của du khách thêm
phần trải nghiệm thú vị và không bị lãng phí thời gian của chuyến đi (thời gian buổi
tối) vì tại những nơi không có hoặc ít các hoạt động du lịch về đêm thì thời gian
buổi tối của du khách sẽ trở nên tẻ nhạt và du khách thường sẽ chọn đi ngủ sớm. Ở
nhiều quốc gia đã phát triển các sản phẩm du lịch đêm làm tăng hoạt động du lịch
về đêm của du khách khi đến các quốc gia này. Ở Mỹ có khu Disneyland ở bang
California là nơi diễn ra các hoạt động biểu diễn 3D và bắn pháo hoa vào buổi tối;
bên cạnh đó, Mỹ còn có nhiều thành phố có cuộc sống về đêm nhộn nhịp như: New
Orleans với con đường Bourbon chạy qua khu phố Pháp với những hoạt động tham
quan, mua sắm đồ lưu niệm, ăn uống và thưởng thức nhạc Jazz đặc trưng của New
Orleans; Las Vegas với những sòng bạc mở thâu đêm; và những con phố nhộn nhịp

khác như New York, Chicago, Austin, Los Angeles,... đem đến trải nghiệm đầy thú
vị cho du khách về ban đêm.
Tại khu vực châu Á, nhiều thành phố nổi tiếng về những hoạt động du lịch về
đêm. Du khách đến Thái Lan rất thích trải nghiệm du lịch về đêm với son sông
Chao Phraya - những ngôi chùa được thắp sáng lung linh dọc bờ sông vào ban đêm,
khu phố đèn đỏ Patpong. Thành phố Tokyo - Nhật Bản cũng là một thành phố nổi
tiếng về đêm với những vũ trường, quán bar sôi động; những buổi hòa nhạc hay lễ
hội đèn lồng ở Osaka tạo nên Nhật Bản về đêm năng động, nhộn nhịp.

SVTH: Phan Thị Nga

8


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thanh Minh

Ở Việt Nam, các hoạt động về đêm vẫn còn chưa năng động, các sản phẩm
du lịch về đêm vẫn chưa phát triển. Hoạt động du lịch về đêm năng động nhất vẫn là
hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Ở Huế, trong những năm gần đây,
tỉnh đã có những chính sách phát triển sản phẩm du lịch về đêm, tạo điều kiện cho
các hoạt động du lịch về đêm phát triển như: phố đi bộ Phạm Ngũ Lão - Võ Thị Sáu
- Chu Văn An được mở ra vào tháng 9/2017 đã thu hút nhiều du khách trong và
ngoài nước với những quầy bar, nhà hàng, các khu ẩm thực, lưu niệm dọc con
phố,...; các lễ hội & sự kiện văn hóa, nghệ thuật được diễn ra theo từng tháng, từng
kỳ như: lễ hội Festival, lễ hội ánh sáng Huế, lễ hội Lân, lễ hội Diều, lễ hội Khinh
khí cầu,... và các sự kiện thể thao được mở ra đã làm tăng lượng khách du lịch đến
Huế và tăng thời gian lưu trú tại Huế. Ngoài những hoạt động trên, sản phẩm du
lịch về đêm chủ lực của thành phố Huế là ca Huế trên sông Hương và phố đi bộ

Nguyễn Đình Chiểu. Cho nên, ngoài những ngày lễ hội nhộn nhịp, vào những ngày
thường thì hai hoạt động này chính là yếu tố chính để thu hút du khách tham gia vào
hoạt động du lịch về đêm ở Huế.
1.3. Khái niệm về khách du lịch
Khái niệm về khách du lịch cũng khá đa dạng, dưới mỗi góc độ nhìn nhận
khác nhau nó lại có định nghĩa khác nhau.
Hội nghị do Liên Hợp quốc tế được tổ chức tại Rome (Ý) năm 1963, thảo
luận về du lịch đã đi đến kết luận phạm trù khách du lịch quốc tế như sau: “Khách
du lịch là công dân của một nước sang thăm và lưu trú tại nước khác ít nhất là 24
tiếng đồng hồ mà ở đó họ không có nơi ở thường xuyên”.
Theo điều 3 Luật du lịch Việt Nam (2017): “Khách du lịch là người đi du
lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi
đến”. Theo điều 10, chương II của Luật du lịch Việt Nam (2017) thì:
“1. Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
2. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại
Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.

SVTH: Phan Thị Nga

9


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thanh Minh

3. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.
4. Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài

cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài”.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút của điểm đến du lịch
Khái niệm về khả năng thu hút của điểm đến được Hu & Ritchie (1993, tr.26)
cho là “phản ánh cảm nhận, niềm tin, ý kiến mà mỗi cá nhân có được về khả năng
làm hài lòng khách hàng của điểm đến trong mối liên hệ với nhu cầu chuyến đi cụ
thể của họ”. Theo Mayo & Jarvis (1981) cho rằng khả năng thu hút của điểm đến là
“sự kết hợp của sự quan trọng tương đối của các lợi ích cá nhân và khả năng của
điểm đến đó mang lại các lợi ích cá nhân cho du khách”. Do đó, có thể nói một
điểm đến càng có khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách thì càng thu hút du khách
lựa chọn điểm đến đó hơn. Các khả năng đó là những yếu tố thúc đẩy khách du lịch
đến với điểm đến (Vengesayi, 2003; Tacsi & cộng sự, 2007).
Khả năng thu hút của điểm đến phụ thuộc vào những thuộc tính của điểm
đến, bao gồm những yếu tố của địa điểm thu hút du khách. Theo Lew (1987), những
thuộc tính đó “không chỉ là các di tích lịch sử, công viên giải trí và phong cảnh mà
còn là các dịch vụ và cơ sở phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của du khách”. Theo
Crompton (1979), xác định mối quan hệ của từng thuộc tính du lịch ảnh hưởng đến
đánh giá của du khách về khả năng thu hút của điểm đến du lịch là khía cạnh đo
lường quan trọng nhất của sự thu hút du lịch vì nó xác định các thuộc tính hình ảnh
nổi bật của điểm đến và đó là những thuộc tính có nhiều khả năng quyết định hành
vi của du khách.
Để thu hút khách du lịch đến một điểm du lịch thì chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố tại điểm đến đó, cụ thể một số yếu tố ảnh hưởng đến thu hút du khách của
điểm đến như là:
 Yếu tố tài nguyên du lịch: Việc lựa chọn đi du lịch tại một nơi nào đó phụ
thuộc phần lớn vào tại điểm đến đó có tài nguyên du lịch gì phù hợp với nhu cầu
của du khách. Ở một nơi càng có nhiều tài nguyên du lịch phong phú thì du khách
sẽ càng dễ dàng lựa chọn điểm đến đó hơn so với những điểm du lịch khác.

SVTH: Phan Thị Nga


10


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thanh Minh

 Yếu tố tự nhiên: Khí hậu, thời tiết tại điểm du lịch ảnh hưởng không nhỏ
đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách. Nơi nào có khi hậu mát mẻ, khô
ráo thuận lợi để đi du lịch thì du khách sẽ chọn nơi đó cho chuyến đi. Mặt khác, yếu
tố tự nhiên bất lợi tại nơi cư trú thường xuyên của du khách như khí hậu lạnh, mưa
nhiều, hệ thực vật không phong phú, địa hình đơn điệu,... sẽ tác động đến nhu cầu
lựa chọn một điểm đến có yếu tố tự nhiên như khí hậu mát mẻ, khô ráo, hệ thực vật
phong phú, cảnh quan thiên nhiên đẹp, đa dạng,...
 Yếu tố văn hóa - xã hội:
+ Điểm du lịch có nét văn hóa độc đáo, có nhiều lễ hội, sự kiện văn hóa,
nghệ thuật,... diễn ra sẽ thu hút khách du lịch đến tìm hiểu và trải nghiệm.
+ Dân địa phương thân thiện, hiếu khách sẽ tác động đến cảm nhận chuyến đi
của du khách. Song, vì vậy nó ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm du lịch đó
cho chuyến đi của mình và có quay trở lại điểm du lịch đó hay không của khách du
lịch.
+ Điều kiện cơ sở vật chất - hạ tầng tại điểm đến là một trong những yếu tố
thu hút khách du lịch.
 Chính sách của địa phương tại điểm đến cũng ảnh hưởng đến quyết định
lựa chọn điểm đến đó hay không của du khách cho chuyến đi của mình.
 Nguồn lao động trong du lịch: Qúa trình phục vụ du lịch là quá trình tiếp
xúc trực tiếp giữa khách hàng và nhân viên cung ứng do vậy chất lượng lao động
quyết định đến hiệu quả kinh doanh và chất lượng phục vụ. Từ đó, góp phần tác
động đến việc thu hút khách du lịch lựa chọn điểm đến.
Hiện nay, có nhiều nghiên cứu về khả năng thu hút của điểm đến nhưng vẫn

tập trung 5 nhóm yếu tố chính là: (1) các yếu tố tự nhiên; (2) các yếu tố văn hóa - xã
hội; (3) các yếu tố lịch sử; (4) điều kiện giải trí và mua sắm; (5) cơ sở hạ tầng, ẩm
thực và lưu trú.

SVTH: Phan Thị Nga

11


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thanh Minh

B. Cơ sở thực tiễn:
1.1. Tình hình du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2019
Thừa Thiên Huế là điểm đến có nhiều tài nguyên tự nhiên và nhân văn.
Thành phố Huế nổi tiếng là thành phố di sản với nhiều di tích lịch sử được
UNESCO công nhận là di sản thế giới. Với chủ trương của ban lãnh đạo tỉnh là đưa
ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, phát triển du lịch theo hướng
bền vững. Du lịch của tỉnh càng ngày càng phát triển, song vẫn còn nhiều hạn chế.
Bảng 1.1. Tình hình du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2019
STT
1
2
3
4
5

Năm
Chỉ tiêu

Tổng lượt khách (lượt khách)
Khách quốc tế
Khách nội địa
Tổng lượt khách lưu trú (lượt)
Khách quốc tế
Khách nội địa
Tổng ngày khách lưu trú (ngày)
Khách quốc tế
Khách nội địa
Ngày lưu trú bình quân
Tổng doanh thu (tỷ đồng)

2017
2018
2019
3.800.012
4.332.673 4.817.076
1.501.226
1.951.461 2.186.747
2.298.786
2.381.212 2.630.329
1.847.880
2.094.581 2.247.885
815.245
989.405
1.092.702
1.032.635
1.105.176 1.155.183
3.319.084
3.724.211 3.973.827

1.760.099
2.104.158 2.302.345
1.558.985
1.620.053 1.671.482
1,80
1,78
1,77
3.520.006
4.473.619 4.945.196
(Nguồn: Sở du lịch Thừa Thiên Huế)

Theo số liệu thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2017, lượng khách quốc tế đến
Việt Nam tăng trên 30%. Nhiều tỉnh thành có tổng lượng khách lưu trú cao như:
Khánh Hòa tăng 25%, Quảng Bình tăng 15,3%, Đà Nẵng tăng 5,9%,... Trong khi
đó, lượng khách lưu trú đến Huế tăng khá chậm chỉ 2,08% so cùng kỳ, bình quân
thời gian lưu trú của khách giảm còn 1,78 ngày/lượt khách. Trong báo Tài nguyên
và môi trường, ông Lê Hữu Minh - Phó giám đốc Sở du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
cho biết nhiều nguyên nhân khiến du lịch của tỉnh chậm phát triển, trong đó nguyên
nhân thiếu hấp dẫn, thu hút du khách là do sản phẩm du lịch về đêm và các hoạt
động vui chơi giải trí tại địa bàn còn thiếu và yếu, chưa thu hút du khách, chất
lượng dịch vụ không cao với hai sản phẩm chủ lực là ca Huế trên sông Hương và
phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu. Thiếu các hoạt động, sự kiện văn hóa, nghệ thuật, thể
thao mang tầm quốc tế, quốc gia. Một số sản phẩm du lịch mới đã hình thành như du

SVTH: Phan Thị Nga

12


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: ThS. Lê Thanh Minh

lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch đầm phá. Tuy nhiên, các sản phẩm còn nhỏ
lẻ, dịch vụ chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao, chưa có sự kết nối tour tuyến, công tác
quảng bá còn hạn chế. Bên cạnh đó, vì sự cố môi trường biển năm 2016 nên sản
phẩm du lịch biển của Thừa Thiên Huế bị ảnh hưởng ít nhiều do tâm lý của du khách
khi chọn đi du lịch biển.
Đến năm 2018, du lịch Huế đã có nhiều khởi sắc, du lịch Thừa Thiên Huế có
sự tăng trưởng mạnh về các chỉ tiêu du lịch. Tỷ trọng khách du lịch quốc tế đến Huế
tăng 30% so với năm 2017. Số lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế năm 2018
đạt 4.332.673 lượt, tăng 14% so với cùng kỳ; khách lưu trú đạt 2.094.581 lượt, tăng
13,1% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế đạt 989.405 lượt, tăng 21% so với
cùng kỳ. Doanh thu du lịch của tỉnh năm 2018 đạt 4.473 tỷ đồng.
Trong năm 2019, tổng lượt khách du lịch đến Thừa Thiên Huế đạt 4,817 triệu
lượt, tăng 11,18% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 2,816 triệu lượt, tăng
12,06% so với cùng kỳ. Khách lưu trú đạt 2,247 triệu lượt, tăng 7,30%.
Thị trường khách du lịch quốc tế đến Thừa Thiên Huế dẫn đầu trong 3 năm là
khách Hàn Quốc, năm 2019 khách du lịch Thái Lan tăng trưởng mạnh so với hai
năm 2017 - 2018 và đứng thứ 2 lượng khách đến Huế. Một số thị trường khách du
lịch Tây Âu, Bắc Mỹ giữ mức tăng trưởng ổn định như Pháp (7,5%), Anh (5,3%),
Mỹ (5,1%), Đức (4,7%),...
1.2. Tình hình du khách lưu trú lại tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2019.
Nếu năm 2017, lượng khách lưu trú chỉ đạt 1.847.880 lượt, tăng 5,97% so
với cùng kỳ; thì đến năm 2018, lượng khách lưu trú tăng lên 13,1% so với cùng kỳ
và năm 2019 khách lưu trú đạt 2,247 triệu lượt, tăng 7,30%. Doanh thu từ cơ sở lưu
trú năm 2019 đạt 4.945 tỷ đồng, tăng 10,54% so với năm 2018.
Có thể thấy giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019, Thừa Thiên Huế đã có sự
thay đổi tích cực thu hút lượt khách đến Huế tăng lên khá cao, lượt khách lưu trú
cũng tăng lên nhờ các sự kiện văn hóa, du lịch được mở ra mang tầm quốc tế và

quốc gia như: Festival nghề truyền thống Huế 2019; Lễ hội Diều Huế 2019; Ngày
hội Hiphop Urban JAM Huế 2019; Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch
các dân tộc thiểu số các tỉnh vùng biên giới Việt Nam - Lào, khu vực miền Trung và

SVTH: Phan Thị Nga

13


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thanh Minh

Tây Nguyên; Lễ hội ẩm thực chay;... Đã làm tăng hiệu ứng tham gia của du khách
và cộng đồng, tạo nên hình ảnh Huế năng động và thu hút hơn. Tuy nhiên, trong khi
lượt khách lưu trú tăng nhưng số ngày lưu trú trung bình của du khách tại Huế lại
giảm.
Đó là do một số hạn chế chưa khắc phục được như: cơ sở hạ tầng và cơ sở
vật chất kỹ thuật tại một số điểm du lịch còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu phát
triển của du lịch; chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch còn thấp chưa đồng bộ; các
hoạt động về đêm còn hạn chế;... Cần đưa ra những giải pháp khắc phục, nâng cao
sự hấp dẫn của tỉnh đối với du khách. Trong bài nghiên cứu này, tôi tìm hiểu về thực
trạng phát triển du lịch về đêm tại phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu - TP Huế để nhằm
đưa ra những đề xuất, giải pháp phát triển các hoạt động du lịch về đêm tại phố đi
bộ này, góp một phần vào giải pháp phát triển du lịch về đêm của Huế.

SVTH: Phan Thị Nga

14



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thanh Minh

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VỀ
ĐÊM TẠI PHỐ ĐI BỘ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU - THÀNH PHỐ HUẾ
2.1. Giới thiệu về phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu - TP Huế
2.1.1 Vị trí con đường
Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu trước đây là con đường mang tên Nguyễn
Đình Chiểu nằm trên địa bàn hai phường Phú Nhuận và Vĩnh Ninh, sát bờ Nam
sông Hương, khởi đầu từ đường Lê Lợi (sát chân cầu Trường Tiền), chạy men theo
sông Hương qua ngã ba đường Phạm Hồng Thái đến đường Bà Huyện Thanh Quan,
dài 560m. Đường này ô tô chỉ được lưu thông một chiều, cấm xe tải xe ca hạng lớn.
2.1.2. Lịch sử con đường
Đường hình thành từ đầu thế kỷ 20, cùng thời với việc người Pháp xây dựng
khách sạn Morin. Từ năm 1955 trở về trước, đường này thường được gọi là Bờ sông
Pát-tơ (Quai Pasteur). Sau năm 1956, đặt tên là đường Nguyễn Đình Chiểu cho đến
ngày nay. Đường này trước năm 1990 chỉ dài hơn 300m, đoạn còn lại được mở tiếp
từ năm sau năm 1991 đến năm 2002 mới hoàn chỉnh. Là con đường chỉ một mặt
phố có nhà ở quay ra sông Hương. Nhà hàng Thiên Đàng, Công viên Tứ Tượng,
Nhà khách Nguyễn Đình Chiểu, Nhà hàng Bằng Lăng nằm trên đường này. Sau lễ
hội Festival 2002, đường Nguyễn Đình Chiểu cũng được gọi là Phố Đêm. Đầu năm
2014, thành phố Huế chọn đường này làm Phố đi bộ.
2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển phố đi bộ:
Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu được đưa vào hoạt động vào năm 2015. Khu
phố được xây dựng bằng hình thức xã hội hóa với sự tham gia của 4 doanh nghiệp
và 24 hộ kinh doanh. Toàn bộ khu phố được xây dựng 11 nhà rường gỗ truyền
thống, cổ kính. Các mặt hàng được ưu tiên bán là các đồ thủ công truyền thống và
ẩm thực Huế.

Sau 3 năm hoạt động, vào tháng 5/2018, phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu được
cải tạo, sửa sang lại, tháo những ngôi nhà rường để mở rộng lòng đường phố đi bộ
hơn, lát gạch làm cho con đường rộng rãi và sạch sẽ. Sau khi mở rộng con đường,
những ngôi nhà rường được dựng lại. Cùng với quá trình nâng cấp, sửa chữa con

SVTH: Phan Thị Nga

15


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thanh Minh

đường phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, cây cầu đi bộ gỗ Lim dọc bờ sông Hương
được xây dựng tạo thêm không gian cho người đi bộ. Cây cầu thêm vẻ đẹp và điểm
nhấn cho phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu.
2.2. Đánh giá của du khách đối với hoạt động du lịch ở phố đi bộ Nguyễn Đình
Chiểu - TP Huế.
2.2.1. Thông tin mẫu điều tra
2.2.1.1 Thông tin về phiếu điều tra
Số lượng phiếu phát ra là 130 phiếu, sau khi thu về và lọc lại, loại những
phiếu không hợp lệ thì thu được 119 phiếu.
2.2.1.2. Đặc điểm đối tượng điều tra:
Đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm chuyến đi của du khách có ảnh hưởng
đến quá trình cảm nhận sự hài lòng đối với điểm đến. Vì vậy, nghiên cứu những đặc
điểm này để có những nhận định đúng và đưa ra các giải pháp phù hợp để nâng cao
sự hài lòng của du khách khi đến với phố đi bộ.
Bảng 2.1. Cơ cấu điều tra thông tin cá nhân của khách tham quan phố đi bộ
Chỉ tiêu

Tổng số mẫu điều tra
Bắc
Vùng
Trung
miền
Nam
<18
18 - 30
Độ
31 - 45
46 - 60
tuổi
>60
Giới
Nam
Nữ
tính
Kinh doanh
Cán bộ, công chức
Nghề
Học sinh, sinh viên
nghiệ

Số lượng (khách)
119
28
69
22
5
82

31
1
0
48
71
31
22

Tỷ lệ (%)
100
23,5
58,0
18,5
4.2
68.9
26.1
0.8
0
40.3
59.7
26.1
18.5

33

27.7

1
25
7

34

0.8
21.0
5.9
28.6

p
Nghỉ hưu
Nhân viên văn phòng
Khác
<3 triệu

SVTH: Phan Thị Nga

16


Chuyên đề tốt nghiệp

Thu
nhập

3 - 6 triệu
6 - 9 triệu
>9 triệu

GVHD: ThS. Lê Thanh Minh

18

41
26

15.1
34.5
21.8
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2020)

Từ số liệu điều tra cho thấy:
Về vùng miền: Du khách đến từ miền Trung chiếm tỷ lệ cao nhất với 58.0%,
tiếp đến là khách đến từ miền Bắc với tỷ lệ là 23.5%, du khách đến từ miền Nam
chỉ chiếm 18.5%.
Về độ tuổi: Du khách đến tham quan phố đi bộ có độ tuổi là từ 18 - 30 tuổi
chiếm tỷ lệ cao nhất với 68.9%, sau đó là du khách có độ tuổi từ 31 - 45 có tỷ lệ
26.1%, khách dưới 18 tuổi có tỷ lệ là 4.8%, khách từ 46 - 60 tuổi có tỷ lệ rất thấp
chỉ 0.8% và không có khách nào trên 60 tuổi. Như vậy, cho thấy phố đi bộ thu hút
phần lớn là những người trẻ đến tham quan, đi dạo.
Về giới tính: Từ số liệu thấy được rằng có 59.7% khách nữ và 40.3% khách nam.
Về nghề nghiệp: Phần lớn khách đến phố đi bộ là học sinh, sinh viên chiếm
tỷ lệ cao nhất với 27.7%; những người kinh doanh chiếm tỷ lệ khá cao với 26.1%;
sau đó là nhân viên văn phòng với 21.0%; cán bộ, công chức chiếm 18.5%; thấp
nhất là nghỉ hưu với 0.8%; bên cạnh đó còn có các nghề khác chiếm 5.9%. Về phần
lớn là học sinh, sinh viên đến phố đi bộ vì là các bạn trẻ học ở những khu vực phụ
cận với Huế nên họ đến Huế và thường chọn phố đi bộ là điểm đến vào ban đêm
cho chuyến đi của họ.
Về thu nhập: Mức thu nhập có tỷ lệ cao nhất là từ 6 - 9 triệu, chiếm 34.5%;
những người có thu nhập dưới 3 triệu chiếm 28.6%; những người có mức thu nhập
trên 9 triệu có tỷ lệ là 21.5%; thấp nhất là mức thu nhập từ 3 - 6 triệu với 15.1%.
Chúng ta có thể thấy rằng, mức thu nhập của du khách sẽ tác động đến việc tham
gia vào các hoạt động giải trí, mua sắm tại phố đi bộ. Từ đó, cũng tác động đến cảm

nhận của du khách sau khi tham quan phố đi bộ.
2.2.1.3. Thông tin về chuyến đi của du khách
Từ số liệu điều tra cho thấy:

SVTH: Phan Thị Nga

17


×