Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Giáo án Toán lớp 1_Cánh Diều_Tiết 1 đến 10_Tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.64 KB, 26 trang )

/>
TIẾT 1 ĐẾN 10 - MÔN TOÁN – CÁNH DIỀU (TÂM)
TIẾT 1. MÔN TOÁN. SÁCH CÁNH DIỀU
BÀI 1: TRÊN-DƯỚI. PHẢI-TRÁI. TRƯỚC-SAU. Ở GIỮA
( 1 tiết )
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau
1. Kiến thức:
- Xác định được vị trí: Trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa trong tình huống cụ
thể và có thể diễn đạt được bằng ngôn ngữ.
- Thực hành trải nghiệm sử dụng các từ ngữ: trên, dưới, trước, sau, ở giữa để mô tả
vị trí các đối tượng cụ thể trong các tình huống thực tế.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Bước đầu rèn luyện kỹ năng quan sát, phát triển các năng lực toán học: năng lực
giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề
toán học.
- HS thấy được vẻ đẹp của môn Toán, yêu thích và say mê môn Toán
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh tình huống.
- Bộ đồ dùng toán 1.
III. GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
A. Hoạt động khởi động
- Trò chơi: Con cò
- GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn HS cách chơi
+ Cô hô: Con cò, con cò
+ HS hô: Cong cổ, cong cổ
+ Cô hô: Mổ bên trái/mổ bên phải/mổ đằng trước/mổ đằng sau….

1


/>+ HS: Thực hiện động tác tay cong lên như cổ con cò và hướng tay về phía cô yêu


cầu.
- HS chơi đến khi tìm ra học sinh sai và dừng lại.
- Từ trò chơi này, GV bắt vào nội dung bài học
- GV đọc tên bài học
- Trước khi vào bài học GV giới thiệu: Học toán lớp 1 chúng ta sẽ được học số, học
các phép tính, các hình đơn giản và thực hành lắp ghép, đo đội dài, xem đồng hồ,
xem lịch.
- HS làm quen với bộ đồ dùng học toán 1
- GV hướng dẫn HS các hoạt động cá nhân, nhóm, cặp, cách phát biểu…
- HS xem tranh khởi động, chia sẻ theo nhóm đôi về những gì em nhìn thấy.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
- GV yêu cầu học sinh quan sát từng tranh trong khung kiến thức và trao đổi thảo
luận theo nhóm đôi.
- HS sử dụng các từ: trên, dưới, phải, trái, trước sau, ở giữa để nói về vị trí của các
sự vật ở từng tranh theo cách quan sát và cách diễn đạt của các em.
- HS trình bày, nhóm khác bổ sung.
- GV chốt: GV chỉ vào từng tranh và nhấn mạnh các thuật ngữ: trên, dưới, phải, trái,
trước, sau, ở giữa. Chú ý khi mô tả cần xác định rõ vị trí của đối tượng nào so với
đối tượng nào.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1:
- GV đọc yêu cầu, HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm đôi.
- HS sử dụng các từ: Trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa để nói về vị trí của các
đồ vật trong bức tranh
- Gọi HS trình bày, HS khác bổ sung
- GV có thể đặt thêm các câu hỏi khác liên quan đến bức tranh hoặc hướng dẫn học
sinh các thao tác: lấy bút chì, tẩy, hộp bút rồi đặt chúng sao cho bút chì ở giữa, hộp
bút ở bên phải bút chì, tẩy ở bên trái bút chì…
Bài 2:
- GV đọc yêu cầu, sau đó học sinh trả lời theo nhóm bàn thực hiện theo yêu cầu

2


/>- Gọi HS trình bày, HS khác bổ sung
- GV nhận xét và chỉ vào tranh chốt lại:
+ Bạn nhỏ rẽ sang phải để đến trường, rẽ sang trái để đến bưu điện.
- GV liên hệ: Khi tan học, bố mẹ muốn chở con về nhà thì con phải rẽ sang bên nào?
Bài 3: GV tổ chức thành trò chơi: Gió thổi
- Quản trò hô: Gió thổi, gió thổi
- HS hô: Về đâu, về đâu?
- Quản trò hô: Về bên trái/về bên phải/về đằng sau/về đằng trước…
- HS: Thực hiện nghiêng người theo lệnh của quản trò
D. Hoạt động vận dụng:
- Qua tiết học hôm nay em biết thêm được điều gì?
- Khi tham gia giao thông em đi đường bên nào?
- Khi cầm bút viết bài em viết tay bên nào?
E. Củng cố dặn dò
- Về nhà, em hãy kể cho bố mẹ nghe những gì em đã học được qua tiết học hôm nay.
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho HS
- Thông qua việc quan sát tranh và sử dụng các từ: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở
giữa để nói về vị trí các sự vật trong bức tranh; thảo luận, đặt câu hỏi cho nhau về vị
trí của những đồ vật, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giao tiếp toán học,
năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Thông qua việc thao tác: Lấy bút chì, tẩy, hộp bút theo các vị trí; liên hệ những quy
tắc trong cuộc sống liên quan đến phải, trái… học sinh có cơ hội được phát triển
năng lực giải quyết vấn đề toán học.
IV. LƯU Ý CHO GIÁO VIÊN
- Ở bài tập 3 GV điều chỉnh các yêu cầu thành trò chơi để học sinh hứng thú và vận
dụng luôn khi chơi trò chơi./.


………………………………………………………………………………..
3


/>TIẾT 2. MÔN TOÁN. SÁCH CÁNH DIỀU
BÀI : HÌNH VUÔNG- HÌNH TRÒN- HÌNH TAM GIÁC- HÌNH CHỮ NHẬT
( 1 tiết )
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau
1. Kiến thức:
- Nhận biết được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.Gọi đúng tên
các hình đó.
- Nhận ra hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhậttừ các vật thật .
- Ghép được các hình đã biết thành hình mới.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Bước đầu rèn luyện kỹ năng quan sát, phát triển các năng lực toán học: năng lực
mô hình hóa toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận toán
học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.
- HS thấy được vẻ đẹp của môn Toán, yêu thích và say mê môn Toán
II. CHUẨN BỊ:
- Video : Bob cuộc phiêu lưu của các bạn hình học
- Cá thẻ hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật có kích thước và màu
sắc khác nhau.
- Bộ đồ dùng toán 1.
III. GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
A. Hoạt động khởi động
- Cho Hs xem 1 đoạn video giới thiệu về các hình
- Video : Bob cuộc phiêu lưu của các bạn hình học
- Từ đó GV giới thiệu bài học
- HS xem tranh khởi động, chia sẻ theo nhóm đôi về hình dạng của những đồ vật
trong bức tranh.

B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. GV yêu cầu học sinh thực hiện các hoạt động sau
- HS lấy ra 1 nhóm các đồ vật có hình dạng và màu sắc khác nhau: hình vuông, hình
tròn, hình tam giác, hình chữ nhật
4


/>- GV hướng dẫn HS quan sát lần lượt từng từng tấm bìa hình vuông có màu sắc và
kích thước khác nhau và nói: Đây là hình vuông
- HS lấy 1 số hình vuông trong bộ đồ dùng học toán và nói: Hình vuông.
- GV thực hiện tương tự với hình tròn và hình tam giác, hình chữ nhật.
2. HS thảo luận nhóm đôi: Kể tên các đồ vật trong thực tế có dạng hình vuông, hình
tròn, hình tam giác,hình chữ nhật. Sau đó các nhóm chia sẻ trước lớp.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1:
- GV đọc yêu cầu, HS quan sát tranh và thảo luận theo cặp đôi.
- HS xem tranh vẽ và nói cho bạn nghe đồ vật nào có dạng hình vuông, hình tròn,
hình tam giác,hình chữ nhật .
- Gọi HS trình bày, HS khác bổ sung
- GV hướng dẫn hs nói đủ câu, cách nói cho bạn nghe và lắng nghe bạn nói…
Bài 2:
- GV đọc yêu cầu, sau đó cho học sinh quan sát tranh và trả lời theo yêu cầu
- Gọi HS trình bày, HS khác bổ sung
- GV nhận xét và chỉ vào tranh chốt lại: …..
Bài 3: Hs thực hiện theo nhóm 4 yêu cầu sử dung các hình vuông, hình tròn, hình
tam giác,hình chữ nhật để ghép thành các hình như gợi ý hoặc ghép hình theo ý
thích.
- Hs chia sẻ với các bạn hình mình ghép được
- Gv tuyên dương những nhóm, những học sinh ghép đẹp, sáng tạo.
D. Hoạt động vận dụng:

Bài 4: HS quan sát trong lớp học , chỉ ra các đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn,
hình tam giác,hình chữ nhật
E. Củng cố dặn dò
- Về nhà, em hãy quan sát và kể tên các vật ở nhà em có dạng hình vuông, hình tròn,
hình tam giác,hình chữ nhật. Tiết học sau em hãy chia sẻ cùng cả lớp.
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho HS
- Thông qua việc quan sát, nhận dạng và phân loại hình, HS có cơ hội được PTNL
mô hình hóa toán học, NL tư duy và lập luận toán học
5


/>- Thông qua việc lắp ghép tạo hình mới từ các hình đã học, học sinh có cơ hội được
phát triển năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán.
- Thông qua việc trình bày ý tưởng, đặt câu hỏi và tra lời về các hình đã học , HS có
cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học.
IV. LƯU Ý CHO GIÁO VIÊN
- Cách dạy cũ là gv giới thiệu mẫu các hình. Sau đó khi có biểu tượng, HS nhắc lại,
GV nêu chi tiết về đặc điểm nhạn dạng các hình
- Cách dạy mới theo định hướng PTNL Là: Gv lấy ra 1 nhóm các đồ vật có hình
dạng và máu sắc khác nhau, HS phân loại, nhận dạng và trả lời hình nào là hình
vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật./.

……………………………………………………………………………
TIẾT 3. MÔN TOÁN. SÁCH CÁNH DIỀU
BÀI 3: CÁC SỐ 1,2,3
( 1 tiết )
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau
1. Kiến thức:
- Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 3. Thông qua đó HS nhận biết
được số lượng, hình thành biểu tượng về các số 1,2,3

- Đọc, viết được các số 1,2,3.
-Lập được nhóm các đồ vât có số lượng 1,2,3
2. Năng lực, phẩm chất:
- Bước đầu rèn luyện kỹ năng quan sát, phát triển các năng lực toán học: năng lực
giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề
toán học.
- HS thấy được vẻ đẹp của môn Toán, yêu thích và say mê môn Toán
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh tình huống.
- Bộ đồ dùng toán 1.
-1 số đồ dùng quen thuộc với HS: 1 bút chì, 3 que tính, 2 quyển vở
6


/>III. GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
A. Hoạt động khởi động
- Trò chơi: Ngón tay vui nhộn
- GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn HS cách chơi
+ Cô hô: 1 ngón tay
+ HS: giơ lên 1 ngón tay và nói: nhúc nhích này
+ Cô hô: 2 ngón tay
+ HS: giơ 2 ngón tay và nói nhúc nhích 2 lần
+ Cô hô: 3 ngón tay
+ HS: giơ 3 ngón tay và nói nhúc nhích 3 lần
- HS chơi đến khi tìm ra học sinh sai và dừng lại.
- Từ trò chơi này, GV bắt vào nội dung bài học
- GV đọc tên bài học: Các số 1,2,3
- HS xem tranh khởi động, chia sẻ theo nhóm đôi về những gì em nhìn thấy.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hình thành các số 1,2,3

a/ HS quan sát khung kiến thức
- GV yêu cầu học sinh quan sát từng tranh trong khung kiến thức
- HS đếm số con vật và số chấm tròn tương ứng.
- HS trình bày, học sinh khác bổ sung. Ví dụ: có 1 con mèo. Có 1 chấm tròn. Số 1.
- GV NX.
b/ HS tự lấy ra các đồ vật (chấm tròn hoặc que tính) rồi đếm : 1,2,3 đồ vật
- hs giơ ngón tay hoặc lấy ra các chấm tròn đúng với số lượng GV yêu cầu
- HS lấy đúng thẻ số phù hợp với tiếng vỗ tay của GV
2. Viết các số 1,2,3
- HS nghe GV hướng dẫn cách viết số 1 rồi viết vào bảng con
- Tương tự với các số 2,3
Lưu ý: Gv nên đưa ra 1 số trường hợp viết ngược, viết sai để nhắc HS tránh viết
những lỗi đó
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1:
7


/>- GV đọc yêu cầu, HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm đôi.
- 1 bạn chỉ tranh nói, 1 bạn lấy thẻ số tương ứng
- Gọi HS trình bày, HS khác bổ sung
Bài 2: GV đọc yêu cầu, sau đó học sinh thực hiện các thao tác:
- Quan sát hình vẽ bên trái: có 1 chấm tròn nên ở dưới ghi số 1
- Đọc số ghi ở dưới mỗi hình, xác định số lượng chấm tròn cần lấy cho phù hợp
- Láy số chấm tròn cho đủ số lượng, đếm và kiểm tra lại
- Chia sẻ sản phẩm với bạn, nói cho bạn nghe kết quả
- GV sẽ quan sát hs trong lớp thực hiện, giúp đỡ những hs chưa làm được
Bài 3:
- HS làm cá nhân đếm và viết số tương ứng
- GV chữa bài. Cho HS đọc xuôi và đọc ngược các số 1,2,3 và 3,2,1

D. Hoạt động vận dụng:
Bài 4:
- HS làm việc theo cặp: đếm và nói cho bạn nghe về số lượng đồ vật
- sau đó chia sẻ trước lớp. Gv lưu ý sử dụng mẫu câu: có …
- Gv khuyến khích HS đếm số lượng bút chì, hộp bút…của mình và chia sẻ với bạn
E. Củng cố dặn dò
- Về nhà, em hãy đọc cho bố mẹ nghe các số em đã học được qua tiết học hôm nay.
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho HS
- Thông qua việc quan sát tranh và đếm số lượng, nêu số tương ứng, đọc số, xác định
số lượng hình cần lấy, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề
toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Thông qua việc thao tác đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi chia sẻ
với bạn về số lượng đồ vật , sự vật trong tình huống , Hs có cơ hội được phát triển
năng lực giao tiếp toán học.
IV. LƯU Ý CHO GIÁO VIÊN
- Đây là bài đầu tiên trong chuỗi bài về các số trong phạm vi 10. Vì vậy bên cạnh
các nội dung kiến thức , GV cần chú ý rèn chó HS các kĩ năng học tập môn Toán
như: làm việc nhóm đôi, quan sát tranh khởi động thảo luận với bạn, cách đếm số
8


/>lượng của sự vật trong tranh. Gv cũng cần chú ý khai thác những kinh nghiệm, trải
nghiệm về số lượng mà hs đã biết khi học ở Mẫu giáo và trong cuộc sống./.

………………………………………………………………………………

TIẾT 4. MÔN TOÁN. SÁCH CÁNH DIỀU
BÀI 4: CÁC SỐ 4,5,6
( 1 tiết )
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau

1. Kiến thức:
- Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 6. Thông qua đó HS nhận biết
được số lượng, hình thành biểu tượng về các số 4,5,6
- Đọc, viết được các số 4,5,6.
-Lập được nhóm các đồ vât có số lượng 4,5,6
2. Năng lực, phẩm chất:
- Phát triển các năng lực toán học: năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giao tiếp
toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.
- HS thấy được vẻ đẹp của môn Toán, yêu thích và say mê môn Toán
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh tình huống.
- Bộ đồ dùng toán 1.
III. GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
A. Hoạt động khởi động
- Trò chơi: Ngón tay vui nhộn
- GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn HS cách chơi
+ Cô hô: 1 ngón tay
+ HS: giơ lên 1 ngón tay và nói: nhúc nhích này
+ Cô hô: 3 ngón tay
+ HS: giơ 3 ngón tay và nói nhúc nhích 3 lần
+ Cô hô: 4 ngón tay
9


/>+ HS: giơ 4 ngón tay và nói nhúc nhích 4 lần
- HS chơi đến khi tìm ra học sinh sai và dừng lại.
- Từ trò chơi này, GV bắt vào nội dung bài học
- GV đọc tên bài học: Các số 4,5,6
- HS xem tranh khởi động, chia sẻ theo nhóm đôi về những gì em nhìn thấy.
B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hình thành các số 4,5,6
a/ HS quan sát khung kiến thức
- GV yêu cầu học sinh quan sát từng tranh trong khung kiến thức
- HS đếm số bông hoavà số chấm tròn tương ứng.
- HS trình bày, học sinh khác bổ sung. Ví dụ: có 4 bông hoa. Có 4 chấm tròn. Số 4.
- Tương tự với số 5,6
- GV NX.
b/ HS tự lấy ra các đồ vật (chấm tròn hoặc que tính) rồi đếm : 4,5,6 đồ vật…
- hs giơ ngón tay hoặc lấy ra các chấm tròn đúng với số lượng GV yêu cầu
- HS lấy đúng thẻ số phù hợp với tiếng vỗ tay của GV
2. Viết các số 4,5,6
- HS nghe GV hướng dẫn cách viết số 4 rồi viết vào bảng con
- Tương tự với các số 5,6
Lưu ý: Gv nên đưa ra 1 số trường hợp viết ngược, viết sai để nhắc HS tránh viết
những lỗi đó
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1:
- GV đọc yêu cầu, HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm đôi.
- 1 bạn chỉ tranh nói, 1 bạn lấy thẻ số tương ứng
- Gọi HS trình bày, HS khác bổ sung
Bài 2: GV đọc yêu cầu, sau đó học sinh thực hiện các thao tác:
- Quan sát hình vẽ bên trái: có 3 chấm tròn nên ở dưới ghi số 3
- Đọc số ghi ở dưới mỗi hình, xác định số lượng chấm tròn cần lấy cho phù hợp
- Láy số chấm tròn cho đủ số lượng, đếm và kiểm tra lại
- Chia sẻ sản phẩm với bạn, nói cho bạn nghe kết quả
10


/>- GV sẽ quan sát hs trong lớp thực hiện, giúp đỡ những hs chưa làm được
Bài 3:

- HS làm cá nhân đếm và viết số tương ứng . sau đó chia sẻ theo cặp đôi:
+ Đếm các số từ 1 đến 6 và đếm ngược lại
- GV chữa bài. Cho HS đọc xuôi và đọc ngược các số từ 1 đến 6 hoặc đếm tiếp, đếm
lùi từ 1 số nào đó.
D. Hoạt động vận dụng:
Bài 4:
- HS làm việc theo cặp: đếm và nói cho bạn nghe về số lượng đồ vật
- sau đó chia sẻ trước lớp. Gv lưu ý sử dụng mẫu câu: có …
- Gv khuyến khích HS đếm số lượng của những đồ vật khác trong tranh, đặt câu hỏi
và trả lời theo cặp. VD: có mấy chiếc tủ lạnh. Có 1 chiếc tủ lạnh…
E. Củng cố dặn dò
- Về nhà, em hãy đọc cho bố mẹ nghe các số em đã học được qua tiết học hôm nay.
- Em hãy tìm thêm các ví dụ sử dụng các số đã học trong cuộc sống để hôm sau chia
sẻ với bạn
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho HS
- Thông qua việc quan sát tranh và đếm số lượng, nêu số tương ứng, đọc số, xác định
số lượng hình cần lấy, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề
toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Thông qua việc thao tác đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi chia sẻ
với bạn về số lượng đồ vật , sự vật trong tình huống , Hs có cơ hội được phát triển
năng lực giao tiếp toán học.
IV. LƯU Ý CHO GIÁO VIÊN
-Chú ý dạy HS đếm, đếm tiếp, đếm lùi, đếm tiếp từ 1 số nào đó.
-Nhiều Hs có thể đã biết đếm , nhận biết các số đến 10. Căn cứ vào tình hình thực tế
đối tượng HS , GV tổ chức các hoạt động dạy phù hợp. Qua các hoạt động, HS
không chỉ học kiến thức mà còn học cách học, tham gia hoạt động để phát triển NLPC, có ý thức vận dụng kiến thức toán học vào cuốc sống.

11



/>……………………………………………………………………………
TIẾT 5. MÔN TOÁN. SÁCH CÁNH DIỀU
BÀI 5: CÁC SỐ 7,8,9
( 1 tiết )
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau
1. Kiến thức:
- Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 9. Thông qua đó HS nhận biết
được số lượng, hình thành biểu tượng về các số 7,8,9
- Đọc, viết được các số 7,8,9.
-Lập được nhóm các đồ vât có số lượng 7,8,9
2. Năng lực, phẩm chất:
- Phát triển các năng lực toán học: năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giao tiếp
toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.
- HS thấy được vẻ đẹp của môn Toán, yêu thích và say mê môn Toán
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh tình huống.
- Bộ đồ dùng toán 1.
III. GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
A. Hoạt động khởi động
- Trò chơi: Thổi bóng
- GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn HS cách chơi
+ Cô hô: thổi 1 hơi
+ HS: giơ tay lên miệng và thổi 1 hơi: phù
+ Cô hô: thổi 3 hơi
+ HS: giơ tay lêm miệng và thổi 3 hơi: phù-phù-phù
+ Cô hô: thổi 7 hơi
+ HS: giơ tay lên miệng và thổi 7 hơi: phù….
+ Cô hô: bóng nổ
+ HS: vỗ tay và nói : Đoàng
- HS chơi đến khi tìm ra học sinh sai và dừng lại.

12


/>- Từ trò chơi này, GV bắt vào nội dung bài học
- GV đọc tên bài học: Các số 7,8,9
- HS xem tranh khởi động, chia sẻ theo nhóm đôi về những gì em nhìn thấy.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hình thành các số 7,8,9
a/ HS quan sát khung kiến thức
- GV yêu cầu học sinh quan sát từng tranh trong khung kiến thức
- HS đếm số chiếc trống và số chấm tròn tương ứng.
- HS trình bày, học sinh khác bổ sung. Ví dụ: có 7 chiếc trống. Có 7 chấm tròn. Số 7.
- Tương tự với số 8,9
- GV NX.
b/ HS tự lấy ra các đồ vật (chấm tròn hoặc que tính) rồi đếm : 7,8,9 đồ vật…
- hs giơ ngón tay hoặc lấy ra các chấm tròn đúng với số lượng GV yêu cầu
- HS lấy đúng thẻ số phù hợp với tiếng vỗ tay của GV
2. Viết các số 7,8,9
- HS nghe GV hướng dẫn cách viết số 7 rồi viết vào bảng con
- Tương tự với các số 8,9
Lưu ý: Gv nên đưa ra 1 số trường hợp viết ngược, viết sai để nhắc HS tránh viết
những lỗi đó
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1:
- GV đọc yêu cầu, HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm đôi.
- 1 bạn chỉ tranh nói, 1 bạn lấy thẻ số tương ứng
- Gọi HS trình bày, HS khác bổ sung
Bài 2: GV đọc yêu cầu, sau đó học sinh thực hiện các thao tác:
- Quan sát hình vẽ bên trái: đếm có 4 hình tam giác nên ở dưới ghi số 4
- Đọc số ghi ở dưới mỗi hình, xác định số lượng chấm tròn cần lấy cho phù hợp

- Láy hình cho đủ số lượng, đếm và kiểm tra lại
- Chia sẻ sản phẩm với bạn, nói cho bạn nghe kết quả
- GV sẽ quan sát hs trong lớp thực hiện, giúp đỡ những hs chưa làm được
Bài 3:
13


/>- HS làm cá nhân đếm và viết số tương ứng . sau đó chia sẻ theo cặp đôi:
+ Đếm các số từ 1 đến 9 rồi đọc các số còn thiếu trong các ô
+ Đếm tiếp các số từ 1 đến 9 và đếm ngược lại
- GV chữa bài. Cho HS đọc xuôi và đọc ngược các số từ 1 đến 9 hoặc đếm tiếp, đếm
lùi từ 1 số nào đó.
D. Hoạt động vận dụng:
Bài 4:
- HS làm việc theo cặp: đếm và nói cho bạn nghe về số lượng đồ vật
- sau đó chia sẻ trước lớp. Gv lưu ý sử dụng mẫu câu: có …
- Gv khuyến khích HS đếm số lượng của những đồ vật trên mặt bàn
E. Củng cố dặn dò
- Về nhà, em hãy đọc cho bố mẹ nghe các số em đã học được qua tiết học hôm nay.
- Em hãy tìm thêm các ví dụ sử dụng các số đã học trong cuộc sống để hôm sau chia
sẻ với bạn
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho HS
- Thông qua việc quan sát tranh và đếm số lượng, nêu số tương ứng, đọc số, xác định
số lượng hình cần lấy, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề
toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Thông qua việc thao tác đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi chia sẻ
với bạn về số lượng đồ vật , sự vật trong tình huống , Hs có cơ hội được phát triển
năng lực giao tiếp toán học.
IV. LƯU Ý CHO GIÁO VIÊN
-Chú ý dạy HS đếm, đếm tiếp, đếm lùi, đếm tiếp từ 1 số nào đó.

-Khi đếm số người hoặc những vật có nhiều hơn 3 , GV nên tạo cơ hội cho HS nói
về cách nhận biết số lượng, đếm trước lớp để cả lớp có thể đánh giá cách đếm đó
đúng không.
………………………………………………………
TIẾT 6. MÔN TOÁN. SÁCH CÁNH DIỀU
BÀI 6: SỐ 0
( 1 tiết )
14


/>I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau
1. Kiến thức:
- Bước đầu hiểu ý nghĩa của số 0
- Đọc, viết được số 0.
- Nhận biết được vị trí của số 0 trong dãy số từ 0 đến 9
2. Năng lực, phẩm chất:
- Phát triển các năng lực toán học: năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giao tiếp
toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.
- HS thấy được vẻ đẹp của môn Toán, yêu thích và say mê môn Toán
II. CHUẨN BỊ:
- CLIP Bài : Mèo đi câu cá- Phạm Tuyên
- Tranh tình huống.
- Bộ đồ dùng toán 1.
III. GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
A. Hoạt động khởi động
- Hát theo clip: Mèo đi câu cá
- Từ bài hát này, GV bắt vào nội dung bài học
- GV đọc tên bài học: số 0
- HS xem tranh khởi động, chia sẻ theo nhóm đôi về những gì em nhìn thấy.
- Hs đếm số các trong xô của mỗi bạn mèo trong bức tranh và nói cho nhau nghe.

B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hình thành số 0
a/ HS quan sát khung kiến thức
- GV yêu cầu học sinh quan sát từng tranh trong khung kiến thức
- HS đếm số cá trong mỗi xô và đọc số tương ứng.
- HS trình bày, học sinh khác bổ sung.
Ví dụ: Xô màu xanh nước biển có 3 con cá. Ta có số 3
Xô màu hồng có 2 con cá. Ta có số 2
……..
- GV NX.
b/ HS quan sát thêm 1 số tình huống xuất hiện số 0
15


/>-Ví dụ: Quan sát tranh 2 điã táo. Trả lời câu hỏi: Mỗi đĩa có mấy quả táo?
( HS đếm và trả lời: Đĩa thứ nhất có 3 quả táo, đĩa thứ 2 không có quả táo nào. Ta có
số 0)
c/ Chơi Trò chơi: Tập tầm vông, tay không tay có
-HS chơi trò chơi, ai đoán đúng sẽ được thưởng.
2. Viết số 0
- HS nghe Gv hướng dẫn viết số 0
- HS thực hành viết vào bảng con
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1: HS thực hiện các thao tác:
a. Đếm xem Mỗi rổ có mấy con rồi đặt các thẻ số tương ứng vào mỗi rổ đó
b. Đếm xem Mỗi hộp có mấy chiếc bút rồi đặt các thẻ số tương ứng vào mỗi hộp đó
- HS chia sẻ với bạn cùng bàn
Bài 2:
- HS đếm tiếp các số theo thứ tự từ 0 đến 9, rồi đọc các số còn thiếu trong các ô
- HS đếm lùi các số theo thứ tự từ 9 về 0, rồi đọc số còn thiếu trong các ô

- HS đếm tiếp, đếm lùi từ một số nào đó. Chẳng hạn đếm tiếp từ 5 đến 9
D. Hoạt động vận dụng:
Bài 3:
- HS làm việc theo cặp: tìm số 0 trên mỗi đồ vật trong hình vẽ
- sau đó chia sẻ trước lớp.
- Gv khuyến khích HS kể tên những đồ vật có xuất hiện số 0 mà em biết. Ví dụ: Số 0
trên quạt điện, số 0 trên bàn phím máy tính....
-Thảo luận; Người ta dùng số 0 trong các tình huống trên có ý nghĩa gì?
E. Củng cố dặn dò
- Qua bài học hôm nay em biết thêm được số nào?
- Về nhà, em hãy đọc cho bố mẹ nghe các số em đã học được từ 0 đến 9 và ngược
lại.
- Em hãy tìm thêm các ví dụ các vật có sử dụng số 0 trong cuộc sống để hôm sau
chia sẻ với bạn
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho HS
16


/>- Thông qua việc quan sát tranh và đếm số lượng, nêu số tương ứng, đọc số, xác định
số lượng hình cần lấy, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề
toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Thông qua việc thao tác đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi chia sẻ
với bạn về số lượng đồ vật , sự vật trong tình huống , Hs có cơ hội được phát triển
năng lực giao tiếp toán học.
IV. LƯU Ý CHO GIÁO VIÊN
- Chú ý dạy HS đếm, đếm tiếp, đếm lùi, đếm tiếp từ 1 số nào đó.
………………………………………………………..
TIẾT 7. MÔN TOÁN. SÁCH CÁNH DIỀU
BÀI 7: SỐ 10
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau

1. Kiến thức:
- Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 10. Thông qua đó HS nhận biết
được số lượng, hình thành biểu tượng về số 10
- Đọc, viết được số 10.
Nhận biết được vị trí của số 10 trong dãy số từ 0 đến 10
2. Năng lực, phẩm chất:
- Phát triển các năng lực toán học: năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giao tiếp
toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.
- HS thấy được vẻ đẹp của môn Toán, yêu thích và say mê môn Toán
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh tình huống.
- Bộ đồ dùng toán 1.
III. GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
A. Hoạt động khởi động
- Gv kể tình huống ở tranh khởi động: Bạn Nam đi chợ mau hoa quả cùng mẹ. Ở cửa
hàng hoa quả Nam đã nhìn thấy rất nhiều loại quả. Em hãy giúp Nam đếm các loại
quả ở cửa hàng.
- HS đếm số quả mỗi loại và nói cho nhau nghe theo cặp đôi.
17


/>- GV đọc tên bài học: số 10
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hình thành số 10
a/ HS quan sát khung kiến thức
- GV yêu cầu học sinh quan sát từng tranh trong khung kiến thức
- HS đếm số quả táo và số chấm tròn.
- HS trình bày, học sinh khác bổ sung.
Ví dụ: có 10 quả táo. Có 10 chấm tròn. Ta có số 10
- GV NX.

b/ HS lấy thẻ số trong BĐ D học toán gài số 10 lên thanh gài
c/ HS tự lấy ra 10 đồ vật (chấm tròn, que tính...) rồi đếm
2. Viết số 10
- HS nghe Gv hướng dẫn viết số 10
- HS thực hành viết vào bảng con
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1: HS thực hiện các thao tác:
a. Đếm số lượng mỗi loại quả rồi đọc các số tương ứng
Bài 2: Hs thực hiện các thao tác:
- Quan sát hình vẽ, đếm số hình vuông có trong mẫu
- Đọc số ghi dưới mỗi hình
- Lấy hình cho đủ số lượng rồi kiểm tra lại
- Chia sẻ sản phẩm với bạn, nói cho bạn nghe cách làm và kết quả
b. Đếm số lượng mỗi loại quả rồi trao đổi kết quả với bạn
Bài 3:
- HS đếm tiếp các số theo thứ tự từ 0 đến 10, rồi đọc các số còn thiếu trong các ô
- HS đếm lùi các số theo thứ tự từ 10 về 0, rồi đọc số còn thiếu trong các ô
- HS đếm tiếp từ 0 đến 10, đếm lùi từ 10 về 0
D. Hoạt động vận dụng:
Bài4:
- Gv tổ chức thành trò chơi: Khoanh vào 10 bông hoa hoặc tô màu vào 10 bông hoa
18


/>- Gv khuyến khích HS kể tên những đồ vật có số lượng là 10 mà em biết. Ví dụ: 10
ngón tay,....
E. Củng cố dặn dò
- Qua bài học hôm nay em biết thêm được số nào?
- Về nhà, em hãy đọc cho bố mẹ nghe các số em đã học được từ 0 đến 10 và ngược
lại.

- Em hãy tìm thêm các ví dụ các vật có số lượng là 10 ở nhà em để hôm sau chia sẻ
với bạn
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho HS
- Thông qua việc quan sát tranh và đếm số lượng, nêu số tương ứng, đọc số, xác định
số lượng hình cần lấy, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề
toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Thông qua việc thao tác đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi chia sẻ
với bạn về số lượng đồ vật , sự vật trong tình huống , Hs có cơ hội được phát triển
năng lực giao tiếp toán học.
IV. LƯU Ý CHO GIÁO VIÊN
- Chú ý dạy HS đếm, đếm tiếp, đếm lùi, đếm tiếp từ 1 số nào đó.
- ở bài 4 GV có thể linh hoạt vận dụng thành trò chơi sao cho phù hợp với đối tượng
HS trong lớp.

………………………………………………………
TIẾT 8. MÔN TOÁN. SÁCH CÁNH DIỀU
BÀI 8 : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau
1. Kiến thức:
- Nhận biết được số lượng trong phạm vi 10; biết đọc, viết các số trong phạm vi 10,
thứ tự vị trí của mỗi số trong dãy số từ 0 đến 10
- Nhận dạng và gọi đúng tên hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật
2. Năng lực, phẩm chất:

19


/>- Phát triển các năng lực toán học: năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giao tiếp
toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.
- HS thấy được vẻ đẹp của môn Toán, yêu thích và say mê môn Toán

II. CHUẨN BỊ:
- Tranh tình huống.
- Bộ đồ dùng toán 1.
III. GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
A. Hoạt động khởi động
- Trò chơi:Tôi cần, tôi cần.
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi: Với mỗi lượt chơi, quản trò nêu yêu cầu ví dụ: Tôi
cần 3 viên phấn. Nhóm nào lấy đủ số lượng theo yêu cầu sẽ được thưởng 2 điểm. Cứ
như vậy đến khi nhóm nào được 10 điểm nhanh nhất sẽ là nhóm thắng cuộc
- GV đọc tên bài học: Luyện tập
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1: HS thực hiện các thao tác:
- Đếm số lượng mỗi bông hoa rồi đọc các số tương ứng
- Đếm số lượng mỗi bông hoa rồi trao đổi kết quả với bạn
Bài 2: Hs thực hiện theo nhóm 4:
- 1 Hs viết số ra bảng con, yêu cầu nhóm lấy ra các hình tương ứng
- Đổi vai cùng thực hiện
- Sau đó nhóm trưởng báo cáo với Gv khi thực hành xong nhiệm vụ
-GVNX, tuyên dương các nhóm làm tốt.
Bài 3:
- HS làm cá nhân
- Đọc kết quả trước lớp, HS khác nhận xét bổ sung
- GVNX và chốt cách làm đúng
D. Hoạt động vận dụng:
Bài4:
- Gv tổ chức thành trò chơi: Đố bạn
- Gv khuyến khích HS suy nghĩ câu đố dựa vào tranh vẽ để đó các bạn.
Ví dụ: Con gì có 2 chân? Hoặc Con gà có mấy chân?...
20



/>Bài 5: HS quan sát dãy các hình, tìm hình còn thiếu rồi chia sẻ với bạn cách làm.
Hoặc Gv có thể cho HS sử dụng BĐD học toán để xếp hình theo quy luật đó.
E. Củng cố dặn dò
- Qua bài học hôm nay em biết thêm được điều gì ?
- Về nhà, khi sắp cơm, em hãy chuẩn bị cho mỗi người trong gia đình em 1 cái bát
con và 1 đôi đũa để ăn cơm nhé
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho HS
- Thông qua việc quan sát tranh và đếm số lượng, nêu số tương ứng, đọc số, xác định
số lượng hình cần lấy, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề
toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Thông qua việc thao tác đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi chia sẻ
với bạn về số lượng đồ vật , sự vật trong tình huống , Hs có cơ hội được phát triển
năng lực giao tiếp toán học.
IV. LƯU Ý CHO GIÁO VIÊN
- ở bài 4, bài 5 GV có thể linh hoạt vận dụng thành trò chơi sao cho phù hợp với đối
tượng HS trong lớp.
………………………………………………………….
TIẾT 9. MÔN TOÁN. SÁCH CÁNH DIỀU
BÀI 9 : NHIỀU HƠN – ÍT HƠN – BẰNG NHAU
( 1 tiết )
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau
1. Kiến thức:
- Biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.
- Biết sử dụng các từ : nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau khi so sánh về số lượng.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Phát triển các năng lực toán học: năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giao tiếp
toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.
- HS thấy được vẻ đẹp của môn Toán, yêu thích và say mê môn Toán
II. CHUẨN BỊ:

- Các thẻ bìa: 7 cái cốc, 6 cái đĩa, 5 cái thìa, 6 cái bát.
21


/>- Thẻ đúng/ sai
III. GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
A. Hoạt động khởi động
- HS xem tranh khởi động, chia sẻ theo cặp đôi những gì các em quan sát được từ
bức tranh.
- HS nhận xét về số lượng từng đồ vật.
- GV dẫn dắt vào bài: Vậy làm thế nào để biết được cái gì nhiều hơn, cái gì ít hơn ,
chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay: Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Gv hướng dẫn Hs thực hiện lần lượt các thao tác sau:
- HS quan sát hình vẽ rồi nói:
+ Có … cái bát ( GV chiếu màn hình 6 cái bát, HS đặt các thẻ trước mặt bàn)
+ Có … cái cốc ( GV chiếu màn hình 7 cái cốc, HS đặt các thẻ trước mặt bàn)
- Hs trao đổi theo cặp, nói cho nhau nghe số bát nhiều hơn hay số cốc nhiều hơn.
-Nghe GV hướng dẫn cách xác định số cốc nhiều hơn ( bằng cách nối tương ứng số
bát với số cốc, HS làm tương tự như cô hướng dẫn)
- GVNX: thừa ra 1 chiếc cốc. Vậy số cốc nhiều hơn số bát. Số bát ít hơn số cốc
HS nhắc lại: số cốc nhiều hơn số bát. Số bát ít hơn số cốc .
- HS thực hiện tương tự với số bát và số thìa, số bát và số đĩa. Qua đó rút ra nhận
xét:
+ Số thìa ít hơn số bát; số bát nhiều hơn số thìa
+ Số bát bằng số đĩa; số đĩa và số bát bằng nhau
2. Tương tự như trên, Hs thực hiện theo cặp với các bát và thìa. Đặt tương ứng số
bát với số thìa, rút ra nhận xét:
+ số bát nhiều hơn số thìa hay Số thìa ít hơn số bát
+ Số bát bằng số đĩa

C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1:
- HS làm bài cá nhân
- Chia sẻ với bạn. Sau đó chia sẻ trước lớp
Bài 2: Hs Quan sát hình vẽ, nói và chỉ vào cây có nhiều quả hơn
22


/>- GV gọi HS trả lời, sau đó chữa bài
D. Hoạt động vận dụng:
Bài3:
- Gv tổ chức thành trò chơi: Giơ thẻ Đúng/ Sai
- HS quan sát tranh, sau đó Gv đọc từng câu hỏi, HS nghe và giơ thẻ
- GV quan sát và gọi HS trả lời theo suy nghĩ của các em.
E. Củng cố dặn dò
- Qua bài học hôm nay em biết thêm được điều gì?
- Về nhà, em hãy so sánh số lượng bát và đĩa hoặc số lượng các đồ vật khác trong
nhà em để hôm sau chia sẻ với bạn
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho HS
- Thông qua việc đặt tương ứng 1-1 để so sánh số lượng của hai nhóm đối tượng,
học sinh có cơ hội được phát triển năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy
và lập luận toán học.
- Thông qua việc quan sát tranh tình huống, trao đổi chia sẻ với bạn sử dụng các từ
ngữ nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau để mô tả, diễn đạt so sánh số lượng của 2 nhóm
đối tượng, Hs có cơ hội được phát triển năng lực giao tiếp toán học, NL giải quyết
vấn đề toán học.
IV. LƯU Ý CHO GIÁO VIÊN
- Nếu còn thời gian Gv có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh hơn
- ở bài 3 GV có thể linh hoạt vận dụng thành trò chơi sao cho phù hợp với đối tượng
HS trong lớp.

………………………………………………….
TIẾT 10 + 11. MÔN TOÁN. SÁCH CÁNH DIỀU
BÀI 10 : LỚN HƠN, DẤU >. BÉ HƠN, DẤU <. BẰNG NHAU, DẤU =
( 2 tiết)
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau
1. Kiến thức:
- Biết so sánh số lượng ; biết sử dụng các từ : lớn hơn, bé hơn, bằng nhau và các dấu
>,<, = để so sánh các số.
23


/>- Thực hành sử dụng các dấu >,<, = để so sánh các số trong phạm vi 5 .
2. Năng lực, phẩm chất:
- Phát triển các năng lực toán học: năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giao tiếp
toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.
- HS thấy được vẻ đẹp của môn Toán, yêu thích và say mê môn Toán
II. CHUẨN BỊ:
- video bài hát: Năm ngón tay ngoan
- Các thẻ số và thẻ dấu
- BĐD toán 1
III. GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
A. Hoạt động khởi động
- HS hát và múa theo video bài hát: Năm ngón tay ngoan
- HS xem tranh khởi động, chia sẻ theo cặp đôi những gì các em quan sát được từ
bức tranh.
- HS nhận xét về số quả bóng ở tay phải và số quả bóng ở tay trái của mỗi bạn.
- GV dẫn dắt vào bài: Vậy để so sánh số lượng các quả bóng hoặc các đồ vật khác
với nhau ta sử dụng dấu nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay:………
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Nhận biết quan hệ lớn hơn, dấu >

Gv hướng dẫn Hs thực hiện lần lượt các thao tác sau:
- HS quan sát hình vẽ thứ nhất và nhận xét: Bên trái có 4 quả bóng. Bên phải có 1
quả bóng. Số quả bóng bên trái nhiều hơn số qủa bóng bên phải.
- Nghe GV giới thiệu : 4 quả bóng nhiều hơn 1 quả bóng. Ta nói 4 lớn hơn 1, viết
4 > 1. Dấu > đọc là “ lớn hơn”
- Hs lấy BĐ D toán gài vào thanh cài 4> 1 và đọc đồng thanh.
-Thực hiện tương tự, Gv gắn bên trái có 5 quả bóng, bên phải có 3 quả bóng. HS
nhận xét: 5 quả bóng nhiều hơn 3 quả bóng. Ta nói 5 > 3
2. Nhận biết quan hệ bé hơn, dấu <
- Gv hướng dẫn HS quan sát hình vẽ thứ 2 và nhận xét: Bên trái có 2 quả bóng. Bên
phải có 5 quả bóng . Số bóng bên trái ít hơn số bóng bên phải. 2 quả bóng ít hơn 5
quả bóng ., ta nói 2 bé hơn 5, viết 2 < 5. Dấu < đọc là bé hơn
24


/>- Hs lấy BĐ D toán gài vào thanh cài 2 < 5 và đọc đồng thanh.
3. Nhận biết quan hệ bằng nhau, dấu =
- GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ thứ 3 và nhận xét: Bên trái có 3 quả bóng. Bên
phải có 3 quả bóng . Số bóng bên trái và số bóng bên phải bằng nhau., ta nói 3 bằng
3, viết 3= 3. Dấu = đọc là bằng
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1:
- HS làm bài cá nhân
- Hs lấy BĐ D toán gài vào thanh cài 3 = 3 và đọc đồng thanh
- Đổi vở Chia sẻ với bạn. Sau đó chia sẻ trước lớp
Bài 2: Hs Quan sát hình vẽ, HS làm bài cá nhân
- GV gọi HS trả lời, sau đó chữa bài
- Đổi vở Chia sẻ với bạn. Sau đó chia sẻ trước lớp
- GV gọi HS trả lời, sau đó chữa bài
Bài 3:

a. HS tập viết các dấu vào bảng con
b. - HS làm bài cá nhân
- Đổi vở Chia sẻ với bạn. Sau đó chia sẻ trước lớp
- Gv lưu ý kĩ năng điền dấu và phân biệt dấu >, < cho HS
D. Hoạt động vận dụng:
Bài 4:
- HS quan sát tranh, nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì?
- HS chọn đồ vật có ghi số lớn hơn, rồi chia sẻ với bạn cách làm
- Yêu cầu HS tìm các ví dụ xung quang lớp học. Ví dụ: so sánh số bàn và số ghế
trong lớp, số bạn nam với số bạn nữ…
E. Củng cố dặn dò
Qua bài học hôm nay em biết thêm được điều gì?
- KÍ hiệu toán học nào em hay bị nhầm, Để không bị nhầm lẫn khi viết em nhắn bạn
điều gì?
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho HS
25


×