Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ THÀNH ĐIỂM CUNG CẤP THÔNG TIN CỘNG ĐỒNG ĐẾN NĂM 2015 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 73 trang )

UBND TỈNH QUẢNG NAM
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

DỰ THẢO

ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ THÀNH ĐIỂM
CUNG CẤP THÔNG TIN CỘNG ĐỒNG ĐẾN NĂM 2015 ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Nam

Quảng Nam, tháng 04 năm 2013


MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ................................................................ 5
PHẦN 1.TỔNG QUAN XÂY DỰNG ĐỀ ÁN ...................................................... 6
1.1 Sự cần thiết ................................................................................................. 6
1.2 Cơ sở thiết lập đề án ................................................................................... 8
1.3 Mục tiêu tổng quát của đề án ..................................................................... 9
1.4 Mục tiêu cụ thể của đề án......................................................................... 10
PHẦN 2. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÁC ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA
XÃ TỈNH QUẢNG NAM ..................................................................................... 11
2.1 Tổng quan về Điểm BĐVHX .................................................................. 11
2.1.1 Hiện trạng cơ sở vật chất tại các điểm BĐVHX ............................ 11
2.1.2 Cung cấp dịch vụ tại các điểm BĐVHX ......................................... 12
2.1.3 Nguồn nhân lực làm việc tại điểm BĐVHX .................................... 12
2.1.4 Thu nhập của nhân viên điểm BĐVHX .......................................... 12
2.1.5 Số lượng sách báo tại điểm BĐVHX .............................................. 13
2.1.6 Doanh thu của các điểm BĐVHX ................................................... 14


2.2 Đánh giá sơ lược kết quả đạt được của Đề án nâng cao hoạt động điểm
BĐVHX phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 -2015 ......................... 15
2.2.1 Tổng kinh phí đầu tư....................................................................... 15
2.2.2 Hiệu quả ......................................................................................... 16
2.2.3 Những tồn tại, khó khăn khi triển khai ........................................... 17
2.3 Sự cần thiết Phát triển Điểm BĐVHX thành Điểm cung cấp thông tin cộng
đồng ........................................................................................................................ 18
PHẦN 3. PHÁT TRIỂN ĐIỂM BĐVHX THÀNH ĐIỂM CUNG CẤP THÔNG
TIN CỘNG ĐỒNG ............................................................................................... 21
3.1 Một số định hướng đề xuất giải pháp....................................................... 21
3.2 Chọn điểm, thời gian thực hiện Đề án ..................................................... 21
3.2.1 Căn cứ chọn điểm, thời gian thực hiện Đề án ................................ 21
3.2.2 Phân chia giai đoạn triển khai đề án ............................................. 22
3.3 Các giải pháp về Phát triển Điểm BĐVHX thành Điểm CCTTCĐ......... 27
3.3.1Củng cố cơ sở vật chất đảm bảo duy trì hoạt động các Điểm BĐVHX27
3.3.2 Đào tạo, tuyển chọn nhân lực......................................................... 28
3.3.3 Cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin 28
3.3.4 Xây dựng điểm BĐVHX thành Điểm cung cấp thông tin cộng đồng30
3.3.5 Nâng cao thu nhập cho lao động tại BĐVHX..................................31
3.3.6 Công tác phối hợp với các ngành trong tỉnh và phối hợp với các
chương trình của Chính phủ do Bộ TTTT chủ trì................................................. 32
2


3.4 Thiết lập mô hình Điểm cung cấp thông tin cộng đồng kết hợp .............. 33
3.5 Tổ chức thực hiện..................................................................................... 34
3.5.1 Sự quản lý của nhà nước ................................................................ 34
3.5.2 Doanh nghiệp: Bưu điện tỉnh Quảng Nam ..................................... 38
PHẦN 4. KINH PHÍ, NGUỒN VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ............................. 40
4.1 Nguồn vốn đầư tư..................................................................................... 40

4.2 Các hạng mục đầu tư ................................................................................ 42
4.2.1 Đầu tư sửa chữa nhà cửa Điểm BĐVHX ....................................... 42
4.2.2 Trang bị máy tính và mạng Internet ............................................... 43
4.2.3 Trang bị bàn ghế đọc sách ............................................................. 45
4.2.4 Hỗ trợ nguồn sách .......................................................................... 45
4.2.5 Hỗ trợ báo ...................................................................................... 46
4.2.6 Hỗ trợ thù lao nhân viên ................................................................ 46
4.2.7 Đào tạo nhân viên Điểm cung cấp thông tin cộng đồng ................ 47
4.2.8 Chi phí cho công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án .............. 47
4.2.9 Kinh phí xây dựng Đề án ................................................................ 48
4.3 Phân rã kinh phí thực hiện Đề án từng năm ............................................. 49
4.4 Phân rã nguồn vốn đầu tư ........................................................................ 50
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 51

3


Các thuật ngữ và từ viết tắt

STT

Nghĩa đầy đủ

Từ viết tắt

1.

BĐVHX

Bưu điện văn hóa xã


2.

BCVT

Bưu chính Viễn thông

3.

BTTTT

Bộ Thông tin và Truyền thông

4.

BVHTTDL

Bộ Văn hóa thể thao du lịch

5.

CTrPH

Chương trình phối hợp

6.

CCTTCĐ

Cung cấp thông tin cộng đồng


7.

CNTT

Công nghệ thông tin

8.

CTMTQG

Chương trình mục tiêu quốc gia

9.



Quyết định

10.

UBND

Ủy ban nhân dân

11.

TTg

Thủ tướng chính phủ


12.

TTTT

Thông tin và Truyền thông

4


DANH SÁCH BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Biểu 2.1 Biểu đồ doanh thu Dịch vụ bưu chính, viễn thông tại các Điểm BĐVHX .......... 14
Biểu số 2.2 Tổng kinh phí các hạng mục đầu tư giai đoạn 2012-2013 ............................. 15
Bảng 3.1 Xác định số xã cần đầu tư Điểm CCTTCĐ đến năm 2015 và định hướng đến
năm 2020 ........................................................................................................................... 22
Bảng 3.2 Xã NTM được đầu tư phát triển Điểm BĐVHX thành Điểm CCTTCĐ ..... Error!
Bookmark not defined.3
Bảng 3.3 Xã NTM được đầu tư phát triển Điểm BĐVHX thành Điểm CCTTCĐ ...... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.4 Danh sách xã được đầu tư Điểm BĐVHX được đầu tư thành Điểm CCTTCĐ
giai đoạn 2014 -2015 .......................................................................................................24
Bảng 3.5 Danh sách xã được đầu tư Điểm BĐVHX được đầu tư thành Điểm CCTTCĐ
giai đoạn 2014 -2015 .......................................................................................................25
Bảng 4.1 Dự toán kinh phí thực hiện Đề án Phát triển Điểm BĐVHX.............................41
Bảng 4.2 Kinh phí Đầu tư duy tu, sửa chữa tổng thể cho tại các Điểm CCTTCĐ ........... 42
Bảng 4.2 Hỗ trợ duy tu, sửa chữa tổng thể cho tại các Điểm CCTTCĐ .......................... 42
Bảng 4. 3 Kinh phí đầu tư duy tu, sửa chữa hằng năm để duy trì Điểm CCTTCĐ ........ 43
Bảng 4.4 Kinh phí Đầu tư máy tính và bàn ghế máy tính tại các Điểm CCTTCĐ ........... 43
Bảng 4.5 Kinh phí Đầu tư lắp đặt đường truyền Internet tại các Điểm CCTTCĐ ........... 44
Bảng 4.6 Kinh phí Đầu tư thuê bao duy trì đường truyền Internet ................................... 44

Bảng 4.7 Kinh phí đầu tư bàn ghế đọc sách tại các Điểm CCTTCĐ ................................ 45
Bảng 4.8 Kinh phí đầu tư sách tại các Điểm CCTTCĐ .................................................... 45
Bảng 4.9 Kinh phí hỗ trợ đầu báo tại các Điểm CCTTCĐ ............................................... 46
Bảng 4.10 Kinh phí Hỗ trợ Lương nhân viên tại các Điểm CCTTCĐ ............................. 46
Bảng 4.11 Kinh phí Đào tạo nhân viên tại Điểm CCTTCĐ .............................................. 47

5


PHẦN 1.TỔNG QUAN XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1.1 Sự cần thiết
Hệ thống điểm BĐVHX được hình thành từ sau năm 1998, với chủ trương
xây dựng và phát triển hệ thống điểm BĐVHX tại các vùng nông thôn, miền núi,
vùng sâu, vùng xa nhằm mục tiêu:
- Đưa các dịch vụ bưu chính, viễn thông, CNTT cơ bản tiếp cận với người dân
nông thôn, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng dân tộc thiểu
số nhằm kích thích nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính, viễn thông, CNTT; phục
vụ phát triển kinh tế xã hội ở khu vực nông thôn. Với phương châm lấy phục vụ
công ích làm chính, song về lâu dài phải gắn với kinh doanh, lấy thu bù chi, tiến
đến có lãi.
- Khai thác, tận dụng và phát huy cơ sở vật chất hạ tầng và nguồn nhân lực
hiện có ở Điểm BĐVHX để phục vụ nhân dân đọc sách báo miễn phí, tham gia các
hoạt động văn hóa, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần
cho mọi người dân vùng nông thôn.
Cho đến nay, tỉnh Quảng Nam đã có 162/244 xã điểm BĐVHX, trong đó có
137 điểm đang hoạt động, (34/53 điểm ở xã đặc biệt khó khăn; 7/12 xã biên giới)
trải rộng khắp các tỉnh, thành phố đã góp phần giảm bán kính phục vụ bình quân
xuống 3,060 km/ điểm phục vụ và số dân phục vụ bình quân là 4.021 người/ điểm
phục vụ;
Hệ thống điểm BĐVHX trong giai đoạn đầu phát triển đã đạt được kết quả

như mong muốn. Tuy nhiên, ở giai đoạn tiếp theo, hoạt động kinh doanh của ngành
Bưu điện khó khăn, dẫn đến việc đầu tư để tiếp tục cho hệ thống BĐVHX hoạt
động chỉ mang tính chất công ích nên đã không còn là sự quan tâm của Bưu điện.
Bên cạnh đó, do chịu sự tác động của các yếu tố khách quan lẫn chủ quan, mô hình
mô hình điểm BĐVHX đã bộc lộ một số bất cập, tồn tại và chưa thực sự đáp ứng
các mục tiêu ban đầu đề ra. Hệ thống điểm BĐVHX đã dần mất đi vai trò của mình
và có nguy cơ bị đóng cửa.
Theo Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, và hướng dẫn của Bộ
Thông tin và Truyền thông tại Quyết định số 463/QĐ-BTTTT ngày 22/03/2012 về
hướng dẫn thực hiện tiêu chí ngành thông tin và truyền thông về xây dựng nông
thôn mới, xã đạt chuẩn nông thôn mới phải đảm bảo đảm bảo các tiêu chí về điểm
phục vụ bưu chính, viễn thông.
Đánh giá được hiệu quả của việc duy trì hoạt động Điểm BĐVHX và tầm
quan trọng của Điểm cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông công cộng trong công
6


cuộc xây dựng nông thôn mới toàn tỉnh, ngày 23/9/2012 UBND tỉnh Quảng Nam,
đã ban hành Quyết định số 2937/QĐ-UBND về Phê duyệt Đề án Nâng cao hiệu
quả hoạt động điểm Bưu điện văn hóa xã, phục vụ xây dựng nông thôn mới tỉnh
Quảng Nam, giai đoạn 2012-2015 với 50 xã thuộc xã điểm xây dựng nông thôn
mới được chọn là điểm được đầu tư.
Tuy nhiên, theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 v/v Phê duyệt
CTMTQG giai đoạn 2010-20120, chỉ tiêu đặt ra đối với nội dung chương trình
“Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn” là đến năm
2015: 45% số xã có điểm Bưu điện và Internet đạt chuẩn, đến năm 2020: 70% số
xã có điểm Bưu điện và Internet đạt chuẩn. Như vậy, với con số 50 xã được đầu tư
tại Đề án Nâng cao hoạt động Điểm BĐVHX tỉnh Quảng Nam, thì đến năm 2015,
toàn tỉnh chỉ mới đạt 24% số xã có điểm Bưu điện và Internet đạt chuẩn.

Trong khi đó hiện trạng Điểm BĐVHX thì ngày càng đang xuống cấp trầm
trọng, với các nguyên nhân thiếu nguồn kinh phí duy trì của Bưu điện tỉnh Quảng
Nam, hệ thống Bưu điện đang dần bị đóng cửa, gây lãng phí cơ sở hạ tầng và có
thể dự đoán trong tương lai, nếu không có sự hỗ trợ đầu tư nào thì đến năm 2020,
chúng ta cũng chỉ dừng lại ở con số 24% số xã có điểm Bưu điện và Internet đạt
chuẩn.
Bên cạnh đó với Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 được Chính
phủ phê duyệt tại Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 6/5/2009 đã chỉ ra mục tiêu của
ngành Văn hóa trong lĩnh vực thư viện là phải “Xây dựng phong trào đọc sách
trong xã hội, góp phần xây dựng có hiệu quả thế hệ đọc tương lai”, đồng thời đề ra
nhiều giải pháp để đạt được mục tiêu đó, trong đó có giải pháp “… đẩy mạnh phát
triển thư việc cấp xã và phòng đọc sách ở xã, phường, cụm văn hóa, Điểm
BĐVHX ở các xã vùng cao, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bảo
dân tộc thiểu số”. Trên cơ sở đó, ngày 4/2/2013 Bộ Văn hóa thể thao và Bộ Thông
tin và Truyền thông đã ký kết Chương trình phối hợp số 430/CTr-BVHTTDLBTTTT ngày 4/2/2013 trong việc tăng cường tổ chức hoạt động phục vụ sách, báo
tại các Điểm BĐVHX giai đoạn 2013 – 2020.

Với thế mạnh của Điểm BĐVHX đã có, hiện nay trên địa bàn tỉnh (có mạng lưới
rộng khắp –162 điểm/244 xã, cơ sở vật chất ở vị trí thuận lợi được xây dựng thống
nhất theo chuẩn, có nhân viên và lương ổn định) tại Điểm BĐVHX không chỉ cung
cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông mà còn có thể tổ chức phục vụ đọc sách, báo
7


miễn phí, Điểm BĐVHX đã trở thành mô hình cung cấp thông tin, văn hóa hữu
ích, tiết kiệm ở cơ sở, đặc biệt là vùng nông thôn, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã
hội ở tỉnh ta hiện nay.
Trên cơ sở thực hiện các chỉ tiêu đặt ra đối với ngành thông tin và truyền
thông về xây dựng nông thôn mới, từng bước cụ thể hóa việc triển khai thực hiện
các văn bản về xây dựng tiêu chí nông thôn mới đối với ngành thông tin và truyền

thông, tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình phối hợp về nâng cao đời
sống văn hóa tinh thần của người dân ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo
gắn với việc tiếp tục củng cố và duy trì hoạt động của Điểm BĐVHX, tiếp tục phát
triển mở rộng Điểm BĐVHX thành Điểm cung cấp thông tin cộng đồng là phù hợp
và rất cần thiết. Vì vậy, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Nam đã nghiên
cứu xây dựng đề án “Phát triển Điểm Bưu điện văn hóa xã thành Điểm cung cấp
thông tin cộng đồng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”
1.2 Cơ sở thiết lập đề án
Luật Bưu chính, Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam ban
hành năm 2010;
Chiến lược phát triển bưu chính, viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và đề án
định hướng phát triển đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số
158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001;
Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 về việc Phê duyệt Chương trình
mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -2020;
Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng
chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015;
Quyết định 119/ QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính
phủ Phê duyệt Đề án Phát triển thông tin, truyền thông nông thôn giai đoạn 2011 –
2020;
Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng chính
phủ về việc phê duyệt chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2011-2015;
Quyết định số 463/QĐ-BTTTT ngày 22/03/2012 về việc Quyết định Ban
hành hướng dẫn thực hiện tiêu chí ngành thông tin và truyền thông về xây dựng
nông thôn mới;
Chương trình phối hợp số 430/CTr-BVHTTDL- BTTTT ngày 4/2/2013 trong
8



việc tăng cường tổ chức hoạt động phục vụ sách, báo tại các Điểm BĐVHX giai
đoạn 2013 – 2020;
Quyết định số 148/2005/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 17 tháng 6
năm 2005 về phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng
Nam đến năm 2015;
Quyết định số 04/2007/QĐ-UBND ngày 28 tháng 2 năm 2007 của Chủ tịch
UBND tỉnh Quảng nam về việc Quy hoạch phát triển ngành bưu chính, viễn thông
tỉnh Quảng Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Quyết định số 2937/QĐ-UBND ngày 23/9/2012 của UBND tỉnh Quảng Nam
về Phê duyệt Đề án Nâng cao hiệu quả hoạt động điểm Bưu điện văn hóa xã, phục
vụ xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2012-2015;
Các Quyết định của Thủ tướng, Ủy ban Dân tộc về các Quy định đối với các
xã khó khăn, bãi ngang ven biển.
1.3 Mục tiêu tổng quát của đề án
Mục tiêu của Phát triển hệ thống Bưu điện văn hóa xã thành điểm cung cấp
thông tin cộng đồng:
- Mở rộng đối tượng và phạm vi thực hiện của Đề án Nâng cao hiệu quả hoạt
động điểm BĐVHX phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012 -2015 được
UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2937/QĐ –UBND ngày 13/9/2012, phấn
đấu đến năm 2015 đạt 45% số xã có Điểm Bưu điện và Internet đạt chuẩn, đến
năm 2020 đạt 70% số xã có Điểm Bưu điện và Internet đạt chuẩn theo Quyết định
số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng chính phủ. Đầu tư cơ sở hạ tầng,
cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông, phát triển Điểm BĐVHX thành Điểm
cung cấp thông tin cộng đồng đảm bảo là Điểm phục vụ Bưu điện và Internet đạt
chuẩn theo tiêu chí số 8 về xây dựng nông thôn mới ngành thông tin và truyền
thông.
- Tiếp tục duy trì và nâng cao năng lực hoạt động của các điểm BĐVHX.
Điểm BĐVHX trở thành điểm truy cập, sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông

cơ bản cho nhân dân tại địa phương. Là điểm thư viện đọc sách báo truyền thống,
truy cập thông tin, cập nhật kiến thức thông qua mạng internet của nhân dân.
- Xây dựng điểm BĐVHX trở thành nơi giao lưu, gặp gỡ, trao đổi thông tin,
của người dân; là điểm tiếp cận các dịch vụ công trực tuyến của nhà nước và các
cơ quan quản lý; là nơi người dân có thể tiếp cận thông tin, trao đổi và mua sắm
hàng hóa trên mạng Internet được cung cấp tại điểm BĐVHX.

9


- Thúc đẩy phát triển và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ bưu chính, viễn
thông và Internet công cộng tại vùng nông thôn, miền núi của tỉnh Quảng Nam,
góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần nhân dân toàn tỉnh.
- Làm cơ sở để UBND tỉnh chỉ đạo phát triển bưu chính, viễn thông thống
nhất, đồng bộ với quy hoạch của các ngành trong tỉnh, đảm bảo đầu tư phát triển
bưu chính, viễn thông đạt hiệu quả kinh tế;
- Thiết lập các mô hình Điểm cung cấp thông tin cộng đồng kết hợp giữa
hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông của điểm BĐVHX với các vị trí,
địa điểm phù hợp như: nhà văn hóa xã, trung tâm học tập cộng đồng, các nhà chức
năng của xã, ...với tại địa phương.
1.4 Mục tiêu cụ thể của đề án
Tiếp tục duy trì và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống BĐVHX trên
địa bàn tỉnh, với các chỉ tiêu đặt ra:
- Nâng cấp, tu sữa, duy trì hoạt động ổn định hệ thống điểm BĐVHX. Bảo
đảm về cơ sở hạ tầng nhà BĐVHX phục vụ cung cấp dịch vụ Bưu điện và Internet
đạt chuẩn hiệu quả và có chất lượng.
- Trang bị bàn ghế đọc sách, tủ sách nhằm xây dựng thư viện nhỏ tại các điểm
BĐVHX, đảm bảo nguồn sách và thực hiện việc luân chuyển nguồn sách phục vụ
nhu cầu đọc của nhân dân. Nâng tổng số đầu sách bình quân tại các Điểm BĐVHX
lên 500 đầu sách vào năm 2020.

- Nâng tổng số người đọc sách, báo bình quân tại các điểm sinh hoạt thông tin
và truyền thông cộng đồng lên mỗi ngày: 10 đến 20 lượt người (gấp 2 đến 5 lần so
với hiện tại);
- Tất cả các điểm cung cấp thông tin cộng đồng có đường truyền được kết nối
internet và được trang bị 04 bộ máy vi tính để bàn truy cập internet;
- Hỗ trợ mức lương bình quân của nhân viên làm việc tại sinh hoạt TTTTCĐ
bằng mức lương cơ bản của nhà nước khoảng từ 1.000.000 đến 1.500.000 đồng
người/ điểm/tháng;
- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên BĐVHX, nâng cao chất lượng
phục vụ bưu chính, viễn thông – văn xã tại các điểm BĐVHX.
- Thiết lập Mô hình Điểm cung cấp thông tin cộng đồng từ việc kết hợp giữa
hoạt động điểm BĐVHX với các điểm thiết chế văn hóa khác.

10


PHẦN 2. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÁC ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA
XÃ TỈNH QUẢNG NAM
2.1 Tổng quan về Điểm BĐVHX
Toàn tỉnh tính đến cuối năm 2013 có 162/244 xã có Điểm BĐVHX, 137
Điểm BĐVHX đang hoạt động, 25 Điểm BĐVHX đang tạm ngưng; có 154/162
điểm BĐVHX thuộc các xã xây dựng nông thôn mới;
Đã có 41/154 Điểm BĐVHX đã được hỗ trợ theo Đề án Nâng cao hoạt
động Điểm BĐVHX phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012-2015;
còn lại 113 Điểm BĐVHX thuộc các xã xây dựng nông thôn mới chưa được hỗ
trợ duy trì hoạt động, trong đó có 69 Điểm BĐVHX thuộc xã nằm trong khu
vực khó khăn, 44 Điểm BĐVHX thuộc xã không nằm trong khu vực khó khăn.
Hiện nay, có 18/113 Điểm BĐVHX đang tạm ngưng hoạt động do không có
kinh phí duy trì.
Trên địa bàn tỉnh hiện còn 34/208 xã nông thôn mới chưa có Bưu cục,

Điểm BĐVHX; Trong đó, có 26/34 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn cần được
đầu tư Điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông công cộng, 08/34 xã nằm
trại trung tâm các huyện, khu dân cư đông, đã có sự đầu tư các loại hình cung
cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông công cộng của các doanh nghiệp bưu chính
viễn thông khác, đảm bảo nhu cầu về trao đổi thông tin, sử dụng các dịch vụ
thông tin và truyền thông của người dân.
Danh sách Hiện trạng các điểm BĐVHX được đính kèm tại Phụ lục 1.
2.1.1 Hiện trạng cơ sở vật chất tại các điểm BĐVHX
Hầu hết các Điểm BĐVHX ngay khi đưa vào hoạt động đã được Bưu điện
tỉnh trang bị các trang thiết bị cần thiết để cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông:
Quầy giao dịch, ca bin đàm thoại, tủ đựng sách báo, bàn, ghế phục vụ đọc sách
báo, bảng thông báo cho các dịch vụ, các loại sách báo phù hợp với yêu cầu của
vùng nông thôn trong việc cải tạo chuyển dịch cây trồng, con vật nuôi và các loại
sách báo văn hoá, xã hội, pháp luật,… phục vụ cho nhân dân đọc miễn phí. Tuy
nhiên, cùng với thời gian và do không được duy tu bảo dưỡng định kỳ, cơ sở vật
chất của các Điểm BĐVHX hiện nay xuống cấp trầm trọng. Tình trạng hệ thống
điện bị hư hỏng nặng, hệ thống cửa chính và cửa phụ bị hỏng, các khung cửa
bị gỉ sắt. Bàn đọc sách báo đa phần làm bằng ván ép được trang bị từ lâu nên
bị tróc vỏ và lung lay, không có hệ thống quạt để phục vụ cho người đọc sách.
Do cơ sở hạ tầng Điểm BĐVHX xuống cấp, bị dột và thấm ướt khi trời mưa lụt
11


nên số lượng sách được trang bị đều đã ẩm mốc, hư hỏng, mục nát do bị ngập
lụt, không còn sử dụng được.
2.1.2 Cung cấp dịch vụ tại các điểm BĐVHX
Các điểm BĐVHX từ khi được thiết lập, đã không ngừng nâng cao chất lượng
và hiệu quả phục vụ của mình, ngoài việc cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích
theo quy định, các điểm BĐVHX đã mở các loại dịch vụ bưu chính, viễn thông cơ
bản để phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc cho người dân, gồm:

- Bưu phẩm thường trong nước và quốc tế;
- Nhận gửi và phát bưu kiện trong nước tới 5 kg;
- Bán tem Bưu chính;
- Nhận đặt mua báo chí dài hạn và bán báo lẻ;
- Điện thoại trong nước, quốc tế;
- Thư chuyển tiền, Điện chuyển tiền, Fax công cộng, thu cước điện thoại, Bán
Cardphone, Vinacard, EMS thỏa thuận, Internet công cộng...
2.1.3 Nguồn nhân lực làm việc tại điểm BĐVHX
Tổng số lao động làm việc tại các điểm BĐVHX là 137 người, phục vụ tại
137 điểm BĐVHX đang hoạt động trên toàn tỉnh, trong đó có trình độ THCS là 15
người, trình độ THPT là 122 người. Hiện có 95 lao động làm việc tại các Điểm
BĐVHX thuộc xã xây dựng nông thôn mới, trong đó trình độ THCS là 7 và trình
độ THPT là 88 người.
Trước đây, hàng năm nhân viên tại các điểm BĐVHX được tham dự các lớp
tập huấn và lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, kiến
thức về thư viện, tổ chức theo các chương trình do các Sở ban ngành như Sở
Thông tin và Truyền thông, Sở tư pháp, Sở Văn hóa Thông tin tổ chức. Tuy nhiên,
hiện nay các lớp phổ biến kiến thức này ít được tổ chức.
Ngoài ra hằng năm, nhân viên các điểm BĐVHX còn được tham gia các hội
thi về cung ứng dịch vụ bưu chính, hoạt động BĐVHX nhằm nâng cao kiến thức
và từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ tại các điểm BĐVHX.
2.1.4 Thu nhập của nhân viên điểm BĐVHX
Thu nhập bình quân từ 400.000 – 1.500.000 đồng/tháng/ điểm. Thu nhập từ 2
nguồn:
12


- Phụ cấp do Bưu điện tỉnh trả 400.000 - 650.000đồng/tháng (bao gồm tiền
trực bảo vệ, trực mở cửa giao dịch duy trì dịch vụ).
- Hưởng chiết khấu hoa hồng từ doanh thu bưu chính và viễn thông và dịch vụ

khác;
Đầu năm 2013 Bưu chính Việt Nam đã có Quyết định số 47/QĐ-BĐVN ngày
2/2/2013 về điều chỉnh mức thù lao của nhân viên làm việc tại điểm BĐVHX
chính thức có hiệu lực thi hành từ 1/1/2013. Theo quyết định này, mức thù lao mở
cửa, duy trì, cung cấp dịch vụ, phục vụ hoạt động văn hóa, trực bảo vệ tài sản của
nhân viên làm việc tại điểm BĐVHX theo quy định của Nhà nước và Tổng Công
ty tối đa là 850.000 đồng/tháng/điểm; Hoa hồng các dịch vụ bưu chính viễn thông
tối thiểu phải mở cửa tại điểm BĐVHX bằng 10% tổng doanh thu cước (không bao
gồm thuế VAT); Hoa hồng các dịch vụ bưu chính chuyển phát, tài chính bưu
chính, viễn thông, công nghệ thông tin và các dịch vụ phát sinh doanh thu khác
được thực hiện theo quy định của Giám đốc Bưu Điện các tỉnh, thành phố.
Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế và báo cáo doanh thu năm 2012 của Bưu điện
tỉnh Quảng Nam thấy rằng có một số xã vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa
bàn tỉnh hầu như doanh thu 0 đồng/tháng, doanh thu Điểm BĐVHX thấp dẫn đến
lương của nhân viên tại Điểm BĐVHX thấp, vì vậy đời sống của nhân viên Bưu
điện văn hóa xã chưa đảm bảo để họ có thể yên tâm công tác. Tham khảo số liệu
tại Phụ lục 2 được đính kèm.
2.1.5 Số lượng sách báo tại điểm BĐVHX
Trước đây, theo quy định mỗi điểm BĐVHX được trang bị ban đầu 1,5 triệu
đồng/ 1 điểm, mỗi năm trang bị bổ sung 0,5 triệu/ 1 điểm để trang bị sách tại các
Điểm BĐVHX và được đặt mua báo Nhân dân và Bưu điện cho tất cả các điểm
BĐVHX. Hiện nay, do nguồn kinh phí dành cho điểm BĐVHX ngày càng hạn
hẹp, nên mỗi điểm BĐVHX chỉ được trang bị 01 tờ báo Bưu điện và tạm ngừng
việc trang bị sách.
Bên cạnh số sách được trang bị, với số sách được ủng hộ cho mỗi điểm
BĐVHX hằng năm, đến nay tổng số đầu sách bình quân tại các điểm BĐVHX là
286 cuốn/1 điểm; số lượng sách bình quân: 200 – 300 quyển; số lượng báo, tạp chí:
4-6 loại; số lượt người đến đọc sách, báo, tạp chí bình quân: 4 – 5 người/ngày; Tuy
nhiên, số lượng sách báo này đã cũ, ở nhiều Điểm BĐVHX do cơ sở hạ tầng xuống
cấp, nên việc bảo dưỡng số lượng sách không đảm bảo, nên bị mục nát, hư hỏng,


13


không sử dụng được, với tình trạng sách báo hiện nay tại các Điểm BĐVHX không
thể đáp ứng được nhu cầu đọc của nhân dân.
2.1.6 Doanh thu của các điểm BĐVHX
Nhìn tổng quan, trong 7 năm đầu kể từ năm 1998 - 2005, hệ thống điểm
BĐVHX đã phát huy hiệu quả thiết thực của nó ở cả 2 khía cạnh, đó là kinh doanh
có hiệu quả, tạo điều kiện cho người dân vùng sâu vùng xa có điều kiện truy cập
dịch vụ Bưu chính, Viễn thông và công nghệ thông tin nhanh chóng và đọc sách
báo miễn phí. Doanh thu các dịch vụ tại nhiều điểm BĐVHX đã đảm bảo được
cuộc sống cho người lao động.
Từ năm 2006 đến nay, do việc bùng nổ của thông tin di động với giá cước
thấp đã tác động mạnh tới doanh thu từ các dịch vụ BC, VT tại các điểm BĐVHX.
Hầu hết các điểm BĐVHX doanh thu giảm dẫn đến việc cung ứng dịch vụ bưu
chính viễn thông tại các điểm BĐVHX không được đảm bảo. Hệ thống đã dần nảy
sinh nhiều vấn đề cần giải quyết để đảm bảo sự tồn tại và phát triển.
Biểu 2.1 Biểu đồ doanh thu Dịch vụ bưu chính, viễn thông tại các Điểm BĐVHX
ĐVT: 1 triệu đồng

Nguồn: Số liệu báo cáo của Bưu điện tỉnh Quảng Nam

Cùng với sự chia tách Bưu điện và viễn thông đã một lần nữa tác động đến
hiệu quả hoạt động của các Điểm BĐVHX. Doanh thu Điểm BĐVHX ngày càng
đi xuống, nhiều Điểm BĐVHX doanh thu không có, dẫn đến việc duy trì hoạt động
không thường xuyên và có nguy cơ đóng cửa.

14



2.2 Đánh giá sơ lược kết quả đạt được của Đề án nâng cao hoạt động điểm
BĐVHX phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 -2015
Năm 2012, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 2937/QĐUBND ngày 23/9/2012 về Phê duyệt Đề án: “ Nâng cao hiệu quả hoạt động Điểm
bưu điện văn hóa xã phục vụ xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam, giai đoạn
2012-2015”, giao Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Nam chủ trì thực hiện Đề
án. Một số kết quả đạt được của Đề án trong năm 2012, 2013 như sau:
2.2.1 Tổng kinh phí đầu tư
Tổng kinh phí được phê duyệt thực hiện Đề án từ năm 2012 -2015 là 3,4 tỷ
đồng. Trong đó, số kinh phí đã được phê duyệt triển khai trong năm 2012 , 2013 là
1,3 tỷ đồng. Đề án chính thức được triển khai từ tháng 10/2012 và đã đạt được một
số kết quả như sau:
Biểu số 2.2: Tổng kinh phí các hạng mục đầu tư giai đoạn 2012-2013
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Stt

Hạng mục đầu tư

2012

1

Kinh phí hỗ trợ đầu sách cho
các điểm BĐVHX

50,000

50,000

100,000


2

Kinh phí hỗ trợ báo cho điểm
BĐVHX

7,500

170,000

177,500

3

Kinh phí trang bị máy tính
cho các điểm BĐVHX

410,000

420,000

830,000

4

Thù lao cho nhân viên các
điểm BĐVHX

52,500


210,000

262,500

520,000

850,000

1,370,000

Tổng

2013

Tổng cộng

Số Điểm BĐVHX được hỗ trợ sách, báo, chi trả thù lao cho nhân viên,
trang bị máy tính và bàn ghế:
Tam Ngọc, Tam Thăng (Tam Kỳ); Cẩm Hà, Cẩm Thanh (Hội An);
Tam Phước, Tam Đàn, Tam An, Tam Dân, Tam Thái, Tam Thành (Phú
Ninh); Tam Xuân 2, Tam Mỹ Đông, Tam Hòa (Núi Thành); Tiên Phong, Tiên
Cảnh, Tiên Sơn (Tiên Phước); Hương An, Quế Xuân 1, Quế Long (Quế Sơn);
15


Bình Định Bắc, Bình Tú, Bình Giang, Bình Quý, Bình Chánh (Thăng
Bình); Duy Sơn, Duy Phước, Duy Hòa (Duy Xuyên);
Điện Quang, Điện Phước, Điện Thọ, Điện Phong, Điện Trung (Điện
Bàn); Đại Phong, Đại Hồng, Đại Cường, Đại Hiệp (Đại Lộc);
Quế Trung, Quế Lộc (Nông Sơn); Quế Thọ, Quế Bình (Hiệp Đức);

A Nông (Tây Giang), A Rooih, Xã Ba (Đông Giang); TaBhing, La Dêê
(Nam Trà My); Phước Năng, Phước Chánh (Phước Sơn); Trà Dương, Trà Tân
(Bắc Trà My); Trà Mai (Nam Trà My).
- Đầu tư trung bình khoảng 30 đầu sách/1 điểm cho 50 điểm BĐVHX
- Cấp báo hằng ngày và hàng tuần cho 50 điểm BĐVHX: Báo Quảng Nam
và Báo nông thôn ngày nay, Báo sức khỏe và đời sống.
- Hỗ trợ lương cho nhân viên BĐVHX 350.000 đồng/tháng, nâng mức lương
tối thiểu của nhân viên BĐVHX từ 650.000 đồng lên 1.000.000 đồng/tháng.
Bên cạnh sự đầu tư cho các Điểm BĐVHX từ nguồn ngân sách tỉnh, Bưu
điện Quảng Nam cũng đã thực hiện đồng thời việc nâng cấp tu sửa cơ sở hạ tầng,
dịch vụ tại các Điểm BĐVHX nhằm phụ vụ tốt người dân đến sử dụng dịch vụ:
- Về cơ sở hạ tầng: thực hiện tu sửa lại mái nhà bị dột, hư hỏng, sửa chữa lại
hệ thống cửa ngõ, bắt lại hệ thống điện, nước, quạt gió...
- Về cung cấp dịch vụ: Duy trì việc mở cửa theo đúng thời gian quy định tại
các Điểm BĐVHX, bên cạnh cung cấp các dịch vụ cơ bản, Bưu điện tỉnh mở rộng
các dịch vụ tài chính Bưu chính, dịch vụ trả lương hưu, chi trả bảo hiểm xã hội;
Chuyển phát chứng minh nhân dân, hồ sơ xét tuyển đại học, cao đẳng, cấp đổi hộ
chiếu,.. tại các Điểm BĐVHX nhằm thu hút đông đảo người dân đến tham gia và
sử dụng dịch vụ tại các Điểm BĐVHX.
2.2.2 Hiệu quả
Tính đến thời điểm triển khai Đề án tại 50 được chọn để hoàn thành 19
tiêu chí xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam đến năm 2015, có 04 điểm
BĐVHX đang tạm ngưng: Trà Dương, Trà Tân, Tam Xuân 2, Đại Hiệp, có 03
xã chưa có Điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông công cộng đó là:
Arooih, A Nông, Cẩm Hà. Sau hơn một năm triển khai Đề án, hiện nay đã khôi
phục hoạt động tại 04 Điểm BĐVHX tạm ngưng, kết hợp với chính quyền địa
16


phương các xã chọn địa điểm thuận lợi để kết hợp mở Điểm cung cấp dịch vụ

Bưu chính viễn thông công cộng tại 02 xã A rooih, A Nông và đưa vào hoạt
động từ tháng 4/2013. Riêng xã Cẩm Hà- Hội An thì vẫn chưa chọn được điểm
phù hợp để triển khai, sẽ thực hiện phối kết hợp với chính quyền xã Cẩm Hà
để bố trí địa điểm thuận lợi để thiết lập Điểm CCTTCĐ kết hợp trong năm
2013.
Với công tác đầu tư trang thiết bị và nguồn sách báo, chi hỗ trợ tiền
lương cho nhân viên tại các Điểm BĐVHX, bên cạnh việc đảm bảo duy trì việc
đóng/ mở cửa các điểm BĐVHX, tối thiểu 4h/ngày làm việc theo QCVN 01:
2008/BTTTT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Dịch vụ bưu chính công ích số
được ban hành tại Quyết định số 50/2008/QĐ-BTTT ngày 20/8/2010 của Bộ
Thông tin và Truyền thông, Bưu điện tỉnh đã tăng số giờ mở cửa lên 5-6h/ngày
trong tại một số điểm các Điểm BĐVHX người dân có nhu cầu để phục vụ
nhân dân.
Điểm BĐVHX bước đầu đã thu hút được người dân đến đọc sách báo và
truy cập internet để tìm kiếm thông tin.
Cùng với sự đầu tư của tỉnh trong khuôn khổ Đề án, Bưu điện Quảng
Nam cũng đã đầu tư duy tu bảo dưỡng sơ bộ các Điểm Bưu điện văn hóa xã;
mở thêm các dịch vụ bưu chính viễn thông để đảm bảo điều kiện cơ sở vật
chất, tăng số lượng, chất lượng dịch vụ phục vụ nhân dân đến sử dụng các dịch
vụ tại Điểm Bưu điện văn hóa xã.
Bảng tổng hợp một số kết quả sơ bộ đạt được của 50 Điểm BĐVHX
được đầu tư năm 2012 Phụ lục 3
2.2.3 Những tồn tại, khó khăn khi triển khai
Vì thời gian bắt đầu triển khai dự án chưa nhiều nhưng bước đầu đã đạt
được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi khi
triển khai, còn gặp nhiều khó khăn:
Số lượng người dân đến đọc báo và tra cứu thông tin qua Internet có tăng
lên những vẫn chưa cao, chưa tăng lên nhiều so với trước khi triển khai thực
hiện Đề án.
Các dịch vụ tăng thêm tại các Điểm BĐVHX tuy được mở rộng nhưng

với quy mô còn nhỏ, đồng thời chưa được triển khai đồng bộ tại tất cả các
Điểm BĐVHX nên doanh thu tại các điểm BĐVHX vẫn chưa có chuyển biến
rõ nét.

17


Hiện nay, các Điểm BĐVHX được đầu tư đã lâu, không được duy tu bảo
trì hằng năm nên cơ sở hạ tầng các Điểm BĐVHX xuống cấp, hư hỏng nặng,
hầu hết các Điểm BĐVHX không có nhà vệ sinh công cộng, hệ thống điện bị
hư hỏng nặng, hệ thống cửa chính và cửa phụ bị hỏng, các khung cửa bị gỉ sắt.
Bàn đọc sách báo đa phần làm bằng ván ép nên bị tróc vỏ và lung lay, hệ
thống quạt để phục vụ cho người đọc sách bị hư hỏng. Do cơ sở hạ tầng Điểm
BĐVHX xuống cấp, bị dột và thấm ướt khi trời mưa lụt nên số lượng sách
trước khi được trang bị đều đã cũ, bị hư hỏng, mục nát do bị ngập lụt, không
còn sử dụng được. Tuy nhiên với tình hình kinh doanh khó khăn của doanh
nghiệp và doanh thu hiện tại tại các Điểm BĐVHX thì việc bố trí kinh phí duy
tu sửa chữa hằng năm đối với các Điểm BĐVXH đối với doanh nghiệp là vấn
đề hết sức khó khăn.
Với mức lương cho nhân viên tại các Điểm BĐVHX hiện nay, chưa đủ
sức hút để giữ nhân viên có tâm huyết làm việc lâu dài tại các Điểm BĐVHX,
chính điều này đã gây khó khăn trong công tác đào tạo đội ngũ nhân viên Điểm
BĐVHX, cũng như duy trì được đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, có tâm
huyết, được đào tạo tại các Điểm BĐVHX. Do đó, muốn duy trì và nâng cao
được hiệu quả hoạt động Điểm BĐVHX, bên cạnh những cơ chế đầu tư, cần
quan tâm đến đời sống và quyền lợi của đội ngũ nhân viên Điểm BĐVHX để
họ yên tâm công tác, cống hiến với công việc, từ đó có những chính sách đào
tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để họ phục vụ ngày càng tốt
hơn tại các Điểm BĐVHX.
2.3 Sự cần thiết Phát triển Điểm BĐVHX thành Điểm cung cấp thông tin cộng

đồng
Trong những năm qua, cùng với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương
trình cung ứng dịch vụ Viễn thông công ích giai đoạn 2005-2010 đã đem lại một số
kết quả nhất định. Với chương trình VTCI của chính phủ đến nay, đã góp phần
nâng cao mật độ điện thoại, internet của toàn tỉnh đặc biệt tại các vùng khó khăn,
vùng núi cao của tỉnh Quảng Nam.
Thông qua các chương trình hỗ trợ VTCI, mạng lưới thông tin liên lạc được
thông suốt; phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin liên lạc của người dân; rút
ngắn dần khoảng cách thông tin liên lạc giữa các vùng miền, góp phần quan trọng
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ tốt sự lãnh
đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp uỷ, chính quyền các cấp, đảm bảo Quốc phòng –
An ninh, công tác phòng chống lụt bão trên địa bàn tỉnh.

18


Trong giai đoạn 2011- 2015, Chính phủ tiếp tục triển khai các chương trình
mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở và các chương trình về xây dựng về nông
thôn mới. Trong đó các chương trình về hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp nông
thôn được quan tâm và chú trọng, ngành thông tin và truyền thông tiếp tục được
giao triển khai các nội dung quan trọng về lĩnh vực bưu chính, viễn thông. Tại
Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, và Quyết định số 463/QĐBTTTT ngày 22/03/2012 về việc Quyết định Ban hành hướng dẫn thực hiện tiêu
chí ngành thông tin và truyền thông về xây dựng nông thôn mới đã nêu rõ: Một
trong 19 tiêu chí của xã đạt xã nông thôn mới về thông tin và truyền thông là xã
phải có điểm phục vụ bưu chính, viễn thông và phải có internet đến thôn.
Bên cạnh đó, với việc ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 về
việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010 -2020, với các chỉ tiêu đặt ra đối với nội dung chương trình “Xây dựng
đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn” đến năm 2015 có 45% các

xã có Điểm Bưu điện và Internet đạt chuẩn, đến năm 2020 có 70% các xã có Điểm
Bưu điện và Internet đạt chuẩn. Với Quyết định này, cả nước đang phấn đấu triển
khai xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đạt các chỉ tiêu đã đạt ra, muốn đạt được
các mục tiêu này, đòi hỏi mỗi tỉnh, thành, mỗi Bộ, ngành trong cả nước phải phấn
đấu đạt các tiêu chí tại địa phương mình, ngành mình mà chính phủ đã đặt ra.
Trên cơ sở cụ thể hóa việc thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới đối với
ngành thông tin và truyền thông với việc tiếp tục đầu tư, duy trì hoạt động của các
Điểm BĐVHX, tiếp tục phát huy hết những lợi thế của các Điểm BĐVHX hiện có,
kết hợp với việc đầu tư mới trang thiết bị, dịch vụ tại các Điểm BĐVHX nhằm
phục vụ nhu cầu đọc sách, truy cập internet tìm hiểu kiến thức, thông tin đáp ứng
nhu cầu giải trí của người dân vùng nông thôn, đó là sự đầu tư đúng đắn, hiệu quả
và phù hợp phục vụ tối đa cho công tác xây dựng nông thôn mới hiện nay.
Trong giai đoạn hiện nay, cùng với xu thế đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong mọi đời sống kinh tế, xã hội của người dân, việc xây dựng điểm
Bưu điện văn hóa với các dịch vụ bưu chính viễn thông hiện đại, giúp người dân có
thể tiếp cận thông tin, nâng cao đời sống tinh thần, trình độ dân trí, và khả năng
hưởng thụ sự phát triển của khoa học công nghệ của người dân vùng nông thôn đặc
biệt là tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo là rất cần thiết.
Với những điểm thuận lợi của việc xây dựng các Điểm CCTTCĐ, cung cấp
các dịch vụ bưu chính viễn thông, là nơi đọc sách, tìm hiểu, tra cứu thông tin qua
mạng internet và là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa của địa phương, việc đề xuất
19


phát triển Điểm BĐVHX thành Điểm CCTTCĐ và xây dựng Điểm CCTTCĐ kết
hợp là rất cần thiết và phù hợp trong giai đoạn hiện nay.

20



PHẦN 3. PHÁT TRIỂN ĐIỂM BĐVHX THÀNH ĐIỂM CUNG CẤP
THÔNG TIN CỘNG ĐỒNG
3.1 Một số định hướng đề xuất giải pháp
Tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có tại các Điểm BĐVHX, không xây dựng mới
các nhà Điểm BĐVHX tại các xã. Đối với những xã chưa có Điểm BĐVHX sẽ tổ
chức kết hợp, tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có tại xã đó để thiết lập Điểm cung cấp
thông tin cộng đồng kết hợp.
Xây dựng giải pháp trên cơ sở kết hợp nguồn kinh phí các chương trình
MTQG về Xây dựng nông thôn mới và các Chương trình liên kết, phối hợp giữa
các Bộ, ngành liên quan về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội cho nông
thôn, hỗ trợ trang bị cơ sở vật chất, hỗ trợ sách báo phục vụ nhu cầu đọc của bà
con nông thôn tại địa phương.
Tận dụng, kết hợp cơ sở hạ tầng sẵn có của các xã, đề xuất kinh phí của xã để
hỗ trợ thiết lập các Điểm CCTTCĐ kết hợp.
Các đề xuất giải pháp phải phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội
xây dựng nông thôn mới của cả nước và của toàn tỉnh.
3.2 Chọn điểm, thời gian thực hiện Đề án
3.2.1 Căn cứ chọn điểm, thời gian thực hiện Đề án
Theo số liệu của Ban chỉ đạo nông thôn mới tỉnh Quảng Nam, đến nay tỉnh Quảng
Nam hiện có 208 xã thực hiện chương trình xây dựng nông thông mới.Trong đó, tính
đến cuối năm 2012, có trên 208/208 xã đăng ký triển khai thực hiện chương trình
xây dựng nông thôn mới. Tham khảo Phụ lục 4
Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 v/v Phê duyệt CTMTQG giai
đoạn 2010-20120, với các chỉ tiêu đặt ra đối với nội dung chương trình “Xây dựng
đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn” là đến năm 2015: 45% số
xã có điểm Bưu điện và Internet đạt chuẩn, đến năm 2020: 70% số xã có điểm Bưu
điện và Internet đạt chuẩn.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, tỉnh Quảng Nam phấn đấu 50/208
xã đạt chuẩn NTM vào năm 2015;
Với Quyết định số 297/QĐ- UBND về việc phê duyệt Đề án nâng cao hoạt động

Điểm BĐVHX với 50 xã có điểm BĐVHX.

21


Căn cứ số liệu thống kê của Văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn mới
tỉnh Quảng Nam, đến năm 2015, ngoài 50 xã được chọn xây dựng nông thôn mới của
tỉnh, các huyện, thành phố đăng ký thêm 7 xã để đạt chuẩn nông thôn mới: A Xan,
Lăng, A Tiêng (Tây Giang), Zơngây (Đông Giang), Điện Hồng (Điện Bàn), Bình
Nguyên(Thăng Bình), Tam Xuân 1 (Núi Thành)
Căn cứ trên hiệu quả hoạt động, tình trạng cơ sở hạ tầng của các Điểm Bưu điện
văn hóa xã hiện nay.
Căn cứ trên thực tế việc đầu tư các Điểm phục vụ bưu chính viễn thông tại các xã
thuộc khu vực khó khăn trên địa vàn tỉnh.
Đề xuất số xã được chọn đầu tư các Điểm BĐVHX thành các Điểm CCTTCĐ và
Điểm CCTTCĐ kết hợp như sau:
Bảng 3.1 Xác định số xã cần đầu tư Điểm CCTTCĐ đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2020
Stt
1

2

3

4

5

Nội dung

Tổng số xã xây dựng NTM tỉnh Quảng Nam
Chỉ tiêu của TW về nội dung xây dựng đời
sống thông tin và truyền thông về số xã có
Điểm BĐ và Internet đạt chuẩn:
Đến năm 2015
Đến năm 2020
Số xã cần đầu tư Điểm BĐ và Internet đạt
chuẩn theo chỉ tiêu của TW:
Đến năm 2015
Đến năm 2020
Số xã có Điểm BĐVHX đã được đầu tư giai
đoạn 2012 -2015
Số xã cần đầu tư Điểm CCTTCĐ có sự kết
hợp Điểm Bưu điện và Internet đạt chuẩn
theo chỉ tiêu của TW về xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam:
Giai đoạn 2014 -2015
Giai đoạn 2016 -2020

Đơn vị tính

Số lượng



208

Chỉ tiêu
%
%


45%
70%

Số xã



94
146



50





146
44
102

3.2.2 Phân chia giai đoạn triển khai đề án
Trên cơ sở các căn cứ chọn điểm thực hiện Đề án và Bảng xác định số xã cần đầu
tư Điểm CCTTCĐ đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Đề án sẽ được triển
khai thành 02 giai đoạn, cụ thể như sau:
22




Giai đoạn 2014 -2015:
Số xã nông thôn mới được đầu tư Điểm BĐVHX thành Điểm CCTTCĐ: 44 xã.
Tiêu chí chọn điểm:
Ưu tiên đầu tư cho các xã tại các khu vực vùng sâu, vùng xa , đặc biệt khó khăn đã
có Điểm BĐVHX, nhằm tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu đời
sống văn hóa tinh thần của nhân dân, nâng số lượng người dân được tiếp cận hưởng thụ
các dịch vụ thông tin và truyền thông tại các khu vực này.
BẢNG 3.2 XÃ NTM ĐƯỢC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐIỂM BĐVHX THÀNH ĐIỂM CCTTCĐ
GIAI ĐOẠN 2014 -2015

Tổng số
xã được
đầu tư
phát triển
Điểm
CCTTCĐ

Tổng số xã
được hỗ trợ
duy trì Điểm
CCTTCĐ,
CCTTCĐ
kết hợp

Số xã được hỗ trợ
duy trì

Xã được
thuộc

đầu tư
Đề án
giai đoạn
Giai
2014 đoạn
2015
2012 2015

Stt

Thời gian

Nội dung đầu tư

I

Giai đoạn 2014 2015

Đầu tư Phát triển Điểm
BĐVHX thành Điểm CCTTCĐ

44

44

44

0

1


2014

Đầu tư tại các xã NTM thuộc khu
vực khó khăn phát triển Điểm
BĐVHX thành Điểm CCTTCĐ

44

0

0

0

2

2015

Đầu tư duy trì các Điểm
CCTTCĐ

0

44

44

0



Giai đoạn 2016 -2020:
Tổng số xã được đầu tư: 102 xã. Trong đó:
- Số xã được đầu tư Điểm BĐVHX thành Điểm CCTTCĐ và Điễm TTCĐ kết
hợp: 52 xã;
- Số xã có Điểm BĐVHX được đầu tư giai đoạn 2013 -2015 tiếp tục được hỗ
trợ đầu tư duy trì: 50 xã.
Tiêu chí chọn điểm:
Tiếp tục ưu tiên đầu tư cho các xã tại các khu vực vùng sâu, vùng xa , đặc biệt khó
khăn đã được có Điểm BĐVHX, nhằm tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phục vụ
nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân tại các khu vực này, nâng số lượng
người dân được tiếp cận hưởng thụ các dịch vụ thông tin và truyền thông tại các khu
vực này
Ưu tiên đầu tư cho các xã tại các khu vực vùng sâu, vùng xa , đặc biệt khó khăn đã
được có Điểm phục vụ bưu chính viễn thông thiết lập Điểm CCTTCĐ kết hợp phục vụ
23


nhu cầu sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông cơ bản của người dân tại các khu
vực đặc biệt khó khăn này, góp phần nâng cao dân trí, đời sống văn hóa tinh thần của
đại đa số bà con đồng bào dân tộc miền núi tại các khu vực này.
BẢNG 3.3 XÃ NTM ĐƯỢC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐIỂM BĐVHX THÀNH ĐIỂM CCTTCĐ
VÀ THIẾT LẬP ĐIỂM CCTTCĐ KẾT HỢP, GIAI ĐOẠN 2016 -2020

Stt

Thời gian

I


Giai đoạn 2016 -2020

1

2016

2

2017

3

2018

4

2019

5

2020

Trong đó
Tổng số
Tổng số
xã được

xã được

đầu tư

được
hỗ trợ duy
thuộc
phát triển
đầu
trì Điểm
Đề án
Điểm

CCTTCĐ,
Giai
CCTTCĐ,
giai
CCTTCĐ
đoạn
CCTTCĐ
đoạn
kết hợp
2012
kết hợp
20142015
2020

Nội dung đầu tư

Đầu tư phát triển Điểm
BĐVHX thành Điểm
CCTTCĐ và Điểm
CCTTCĐ kết hợp
Đầu tư tại các xã NTM thuộc

khu vực khó khănphát triển
Điểm BĐVHX thành Điểm
CCTTCĐ
Đầu tư tại các xã NTM không
thuộc khu vực khó khăn phát
triển Điểm BĐVHX thành
Điểm CCTTCĐ
Đầu tư tại các xã NTM thuộc
khu vực khó khăn phát triển
Điểm CCTTCĐ kết hợp
Đầu tư duy trì các Điểm
CCTTCĐ và Điểm CCTTCĐ
kết hợp
Đầu tư duy trì các Điểm
CCTTCĐ và Điểm CCTTCĐ
kết hợp

52

146

96

50

25

94

44


50

18

119

69

50

9

137

87

50

0

146

96

50

146

96


50

3.2.3 Chọn điểm triển khai đề án
3.2.3.1 Giai đoạn 2014-2015
Danh sách các xã nông thôn mới được đầu tư phát triển các Điểm BĐVHX thành
các Điểm CCTTCĐ Giai đoạn 2014 -2015 xem bảng dưới đây
BẢNG 3.4 DANH SÁCH ĐIỂM BƯU ĐIỆN VHX ĐƯỢC ĐẦU TƯ THÀNH ĐIỂM CUNG CẤP THÔNG TIN CỘNG ĐỒNG
GIAI ĐOẠN 2014 -2015

24


Stt

Mã số

TỔNG
1
2
3
4

20434
20449
20455
20458

5
6

7
8
9

20473
20482
20491
20494
20497

10
11
12

20503
20509
20527

13
14
15
16
17

20698
20701
20707
20716
20719


18

20737
20743

19
20

20746

21
22
23
24

20770
20773
20776
20782

25
26
27
28
29
30

20863
20866
20869

20872
20875
20890

31
32
33
34
35
36
37

20902
20905
20917
20920
20926
20929
20932

38
39
40
41

20935
20938
20953
20956


Tên đơn vị
hành chính


nông
thôn
mới

44
Hội An
Xã Tân Hiệp
Tây Giang
Xã Lăng
Xã A Tiêng
Xã Bha Lê
Đông Giang

44
1
NTM

Xã Sông Kôn
Xã Tư
Xã Za Hung
Xã Mà Cooi
Xã Ka Dăng
Đại Lộc
Xã Đại Sơn
Xã Đại Hưng
Xã Đại Thạnh

Nam Giang

NTM
NTM
NTM
NTM
NTM

Xã Laêê
Xã Zuôich
Xã Chà vàl
Xã Đắc pre
Xã Đắc pring
Phước Sơn
Xã Phước Mỹ
Xã Phước
Công
Xã Phước Kim
Hiệp Đức
Xã Sông Trà
Xã Phước Trà
Xã Phước Gia
Xã Quế Lưu
Tiên Phước
Xã Tiên Cẩm
Xã Tiên Châu
Xã Tiên Lãnh
Xã Tiên Ngọc
Xã Tiên Hiệp
Xã Tiên An

Bắc Trà My
Xã Trà Kót
Xã Trà Nú
Xã Trà Bui
Xã Trà Đốc
Xã Trà Giác
Xã Trà Giáp
Xã Trà Ka
Nam Trà My
Xã Trà Leng
Xã Trà Dơn
Xã Trà Nam
Xã Trà Don
Núi Thành

NTM
NTM
NTM
NTM
NTM


QĐ30

Xã bãi
ngang,
ven
biển

Khu

vực

Xã thuộc
vùng VTCI
giai đoạn
2006 -2010


nằm
trong
CT
135

Xã có
Điểm
PVBC,VT
CC

Tình
trạng hoạt
động của
các Điểm
BĐVHX

Phát triển
thành Điểm
CCTTCĐ

39


31

44

6

44

42
x

2

x

BĐVHX

x

x
x
x

3
3
3

x
x
x


x
x
x

BĐVHX
BĐVHX
BĐVHX

x
x
x

x
x
x
x
x

2
3
3
3
3

x
x
x
x


x
x
x
x
x

BĐVHX
BĐVHX
BĐVHX
BĐVHX
BĐVHX

x
x
x
x
x

x
x
x

3
2
2

x

BĐVHX
BĐVHX

BĐVHX

x
x
x

x
x
x
x
x

3
3
3
3
3

x
x
x
x
x

x
x
x
x
x


BĐVHX
BĐVHX
BĐVHX
BĐVHX
BĐVHX

x
x
x
x
x

x
x

3
3

x
x

x
x

BĐVHX
BĐVHX

x
x


x

3

x

x

BĐVHX

x

x
x
x
x

3
3
3
3

x
x
x
x

x
x
x


BĐVHX
BĐVHX
BĐVHX
BĐVHX

x
x
x
x

x
x
x
x
x
x

2
2
2
3
2
3

x
x
x
x
x

x

BĐVHX
BĐVHX
BĐVHX
BĐVHX
BĐVHX
BĐVHX

x
x
x
x
x
x

x
x
x
x
x
x
x

3
3
3
3
3
3

3

x
x
x
x
x
x
x

x
x
x
x
x
x
x

BĐVHX
BĐVHX
BĐVHX
BĐVHX
BĐVHX
BĐVHX
BĐVHX

x
x
x
x

x
x
x

x
x
x
x

3
3
3
3

x
x
x
x

x
x
x
x

BĐVHX
BĐVHX
BĐVHX
BĐVHX

3

NTM
NTM
NTM
5

3
NTM
NTM
NTM
5

3
NTM
NTM
NTM
4
NTM
NTM
NTM
NTM
6
NTM
NTM
NTM
NTM
NTM
NTM
7
NTM
NTM

NTM
NTM
NTM
NTM
NTM

TN
TN
TN

4
NTM
NTM
NTM
NTM
1

25

TN
TN
TN

x
x
x
x



×