Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tiểu luận: Vấn đề phát triển kinh tế vùng ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.71 KB, 20 trang )

z

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
…………***…………

TIỂU LUẬN
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
VẤN ĐỂ PHẤT TRIỂN KINH TẾ VÙNG
Ở VIỆT NAM

Nhóm 6
Lớp tín chỉ: TRI106(1-1718).2_LT
Giảng viên giảng dạy: ThS: Nguyễn Thị Thanh Tú

Hà Nội, tháng 11 năm 2017


Danh sách thành viên trong nhóm:
STT

Họ và tên

Mã SV

1

Ngô Thị Hương

1613320038


2

Trần Thị Ngọc Anh

1613320009

3

Dương Thị Thu Hương

1613320037

4

Dương Khánh Huyền

1613320040

5

Lưu Minh Hoàng

1613320033

6

Bùi Thị Luyến

1613320051


7

Nguyễn Diệu Linh

1613320049

8

Tạ Ngọc Mai

1613320054

9

Chử Thị Phương Thảo

1613320084

10

Trần Anh Tuấn

1611120116

11

Đặng Hồng Nhung

1613320070


Tiểu luận: Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................4
NỘI DUNG .................................................................................................................5
I.

Giới thiệu 7 vùng kinh tế hiện nay ....................................................................5

II.

So sánh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên ..........................................................10

1.

Thực trạng phát triển của 2 vùng................................................................10

2.

Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau ...........................................................12

3.

Giải pháp cho từng vùng ............................................................................15

KẾT LUẬN ...............................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................20


Tiểu luận: Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

3


MỞ ĐẦU
Với diện tích rộng lớn, địa hình chia cắt tự nhiên phức tạp như Việt Nam thì sự
khác nhau về trình độ phát triển giữa các vùng là một thực tế khó tránh khỏi của giai
đoạn thực hiện bước chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp vận hành theo cơ chế kế
hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế công nghiệp hóa vận hành
theo cơ chế thị trường, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong quá trình chuyển đổi quá dài trên, mặc dù Việt Nam đã có nhiều chính
sách cụ thể và tương đối hiệu quả trên một số mặt, nhưng khoảng cách chênh lệch
về trình dộ phát triển giữa các vùng của đất nước không những vẫn hiện hữu mà còn
biểu hiện theo xu hướng ngày càng doãng ra xa hơn.
Rút ngắn khoảng cách, tiến tới sự phát triển đồng đều giữa các vùng vừa là mục
tiêu vừa là một trong những động lực quyết định của sự phát triển với tốc độ cao,
đảm bảo chất lượng và bền vững. Bởi lẽ đó, việc nghiên cứu và phát triển kinh tế
vùng là một trong những nội dung quan trọng của Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Nhóm 6 qua thời gian tìm hiểu và sẽ thảo luận với cô và các bạn về đề tài “Vấn
đề phát triển kinh tế vùng ở Việt Nam” với kết cấu như sau:

Tiểu luận: Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

4


NỘI DUNG
I.


Giới thiệu 7 vùng kinh tế hiện nay

“Vùng kinh tế là một lãnh thổ có vị trí địa lý, ranh giới hành chính rõ rệt, trong đó
chứa đựng những mối quan hệ qua lại được đo bằng khối lượng hàng hóa thường
xuyên sản xuất ra ở nơi đó và những mối quan hệ kinh tế - xã hội khác. Vùng kinh
tế được đặc trưng bởi chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp vùng.”
Ở Việt Nam được chia làm 7 vùng kinh tế:
• Trung du và miền núi Bắc Bộ
• Đồng bằng sông Hồng
• Bắc Trung bộ
• Duyên hải Nam Trung bộ
• Tây Nguyên
• Đông Nam bộ
• Đồng bằng sông Cửu Long
Để chia 7 vùng kinh tế hiện nay thường căn cứ vào những nguyên tắc nhất định
xung quanh 2 nội dung chủ yếu là xác định cơ cấu sản xuất và xác định ranh giới
của vùng kinh tế.


Nguyên tắc kinh tế: có sự cân đối hợp lí trong mỗi vùng về sản xuất, nhu cầu

và khả năng. Và mục tiêu là hiệu quả kinh tế cao nhất có thể đạt đc phương án phân
vùng, từ đó xác định đúng cơ cấu sản xuất.


Nguyên tắc hành chính: tạo điều kiện thuận lợi cho việc chỉ đảo và quản lí

nền kinh tế theo lãnh thổ, quản lí nên chính trị và văn hóa.



Nguyên tắc dân tộc: truyền thống và kinh nghiệm sản xuất đặc thù của các

dân tộc là một yếu tố tạo vùng có thể góp phần quan trọng trong việc hình thành và
phát triển cơ cấu sản xuất của hình thái phân bố vùng kinh tế.
Giới thiệu 7 vùng kinh tế:
Tiểu luận: Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

5


Diện tích
(km2)
Trung

95.222,3

Dân số

MĐDS

(nghìn

(người/km2)

ĐK XH

ĐK KT

người)

11.984,3

126

 Có nhiều  Thế mạnh về

du và

đặc điểm xã

khai thác, chế biến

miền

hội đặc biệt

khoáng sản và

núi Bắc

(thưa dân,

thuỷ điện.

Bộ

nhiều dân

 Thế mạnh về


tộc ít người,

cây công nghiệp,

vẫn còn nạn

cây dược liệu, các

du canh du

loại rau quả cận

cư…).

nhiệt và ôn đới
 Thế mạnh về
chăn nuôi gia súc
lớn.

 Dân cư

 Chuyển dịch

sông

đông.

trong nội bộ từng

Hồng


 Chính

ngành kinh tế.

ĐB

21.260,3

21.133,8

994

sách: có sự
đầu tư của

+ Trong khu vực I:

Nhà nước

• Giảm tỉ trọng

và nước

ngành trồng trọt,

ngoài.

tăng tỉ trọng ngành


 Kết cấu

chăn nuôi và thuỷ

hạ tầng phát

sản.

triển mạnh
(giao thông,

• Trong trồng trọt:

điện,

giảm tỉ trọng cây

nước…)

lương thực, tăng tỉ

 Có lịch

trọng cây thực

Tiểu luận: Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

6



sử khai phá

phẩm và cây ăn

lâu đời, là

quả.

nơi tập
trung nhiều
di tích, lễ
hội, làng
nghề truyền
thống…

+ Trong khu vực
II: chú trọng phát
triển các ngành
công nghiệp trọng
điểm dựa vào thế
mạnh về tài
nguyên và lao
động: công nghiệp
chế biến LT-TP,
dệt may, da giày,
cơ khí, điện tử…
+ Trong khu vực
III: phát triển du
lịch, dịch vụ tài
chính, ngân hàng,

giáo dục - đào
tạo,…

 Dân cư

 Thế mạnh về

Trung

giàu truyền

lâm nghiệp.

Bộ

thống lịch

 Phát triển chăn

sử, cần cù,

nuôi gia súc, vùng

chịu khó.

chuyên canh cây

Bắc

51.111,1


11,597.7

227

công nghiệp và
vùng thâm canh
lúa.
 Có nhiều
nguyên liệu cho sự

Tiểu luận: Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

7


phát triển công
nghiệp: khoáng
sản, nguyên liệu
nông – lâm – ngư
nghiệp.
 Tỉ lệ gia

 Có nhiều bãi

tăng tự

tôm, bãi cá thuận

Trung


nhiên, tỉ lệ

lợi cho việc nuôi

Bộ

hộ nghèo, tỉ

trồng thủy sản.Có

lệ người

ngư trường lớn ở

biết chữ, tỉ

Hoàng Sa và

lệ dân thành

Trường Sa.

thị của

 Du lịch biển:

DHNTB

Ngành du lịch phát


cao hơn cả

triển mạnh nhờ có

nước.

nhiều bãi tắm,

 Mật độ

thắng cảnh đẹp.

dân số,

 Có tiềm năng

GDP/người,

xây dựng các cảng

tuổi thọ của

nước sâu: Đà

DHNTB

Nẵng, Quy Nhơn,

thấp hơn cả


Nha Trang.

nước.

 Khai thác

Duyên
hải Nam

44,538.50

8,201.1

184

 Văn hóa: khoáng sản ở thềm
Đa số là dân lục địa và muối.
tộc người
Kinh, số ít
còn lại là
dân tộc
Chăm. Phân
Tiểu luận: Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

8


bổ tập trung
ở thành thị,

thị xã.
Tây

54.508,0

5.693,2

104

Nguyên

 Văn hóa:  Phát triển cây
Ba Na là

công nghiệp lâu

nhóm sắc

năm.

tộc đầu tiên,  Khai thác thủy
sau người

năng kết hợp thủy

Kinh, có

lợi: khai thác tài

chữ viết


nguyên thiên

phiên âm.

nhiên để phục vụ
du lịch và nuôi
trồng thủy sản.

Đông

23.552,6

16.424,3

697

Nam Bộ

 Lực

 Chiếm tỷ trọng

lượng lao

CN cao nhất nước.

động lành

 Dịch vụ: Dẫn


nghề, có

đầu cả nước về

chuyên môn tăng trưởng nhanh
cao.

& chiếm tỷ trọng
ngày càng cao
trong cơ cấu kinh
tế của vùng.

 Có

 Chủ yếu là đất

sông

đường giao

phù sa với 3 nhóm

Cửu

thông hàng

đất chính (đất phù

Long


hải và hàng

sa ngọt ven sông

không quốc

Tiền, sông Hậu;

tế quan

đất phèn; đất mặn)

trọng giữa

thuận lợi cho trồng

ĐB

40.816,3

17.660,7

433

Tiểu luận: Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

9



Nam Á và

trọt.

Đông Á

 Sinh vật: chủ

 Dân số

yếu là rừng ngập&

phát triển

rừng tràm.Có

nhanh

nhiều loại chim,

 Trình độ

cá.

dân số khá

 Khoáng sản:

thấp.


không nhiều

(*) Diện tích có đến 31/12/2015 theo Quyết định số 455/QĐ-BTNMT ngày 21
tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
II.
1.

So sánh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
Thực trạng phát triển của 2 vùng

Đông Nam Bộ và Tây Nguyên có vị trí địa lí giáp với nhau, cùng nằm trong khu
vực các tỉnh phía nam nên xét trên một số phương diện về khí hậu, địa lí, lịch sử và
văn hóa có điểm tương đồng gần gũi.
Trong quá khứ cả hai khu vực đều là thuộc địa của Pháp và Mỹ cho tới sau 1975, do
đó 2 vùng có thời gian xây dựng và phát triển vùng trong thời kì hòa bình là như
nhau.
Hai vùng tuy có điểm chung và nằm giáp biên với nhau nhưng tình hình kinh tế
giữa các vùng này lại nằm ở hai thái cực khá đối lập.
Đông Nam Bộ được xem là vùng có kinh tế phát triển nhất cả nước, là 1 trong 4
vùng kinh tế trọng điểm với đóng góp thu ngân sách chiếm tới 2/3 và tỉ lệ đô thị hóa
là 50%. Trái lại, vùng Tây Nguyên khó khăn của cả nước, thiếu lao động lành nghề,
cơ sở hạ tầng kém và mức thu nhập thấp. Thậm chí Tây Nguyên còn là vùng không
có số thu điều tiết về ngân sách Trung Ương, tức là không có tiền nộp ngân sách.

Tiểu luận: Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

10


Tiểu luận: Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam


11


2.

Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau
Đông Nam Bộ

Vị trí địa lý

Tây Nguyên

Giáp đồng bằng sông Cửu Long – Không giáp biển.
vùng lương thực, vựa lúa lớn nhất cả
nước, giáp Tây Nguyên – vùng
nguyên liệu lớn.

Giáp Lào, Cam – pu chia

Có vùng biển với các cảng lớn, gần
tuyến đường biển quốc tế nhờ đó
phát triển giao thông vận tải biển, mở
rộng giao lưu trong nước và quốc tế.
Tự
nhiên

Đất

Có 12 nhóm đất với 3 nhóm đất rất Chỉ có đất Badan là có giá

quan trọng là Đất nâu đỏ trên nền trị kinh tế nhưng cũng
bazan, đất nâu vàng trên nền bazan, đang dần bị con người tàn
đất xám trên nền phù sa cổ. Tỷ lệ đất phá, độ chua của đất khá
sử dụng trong nông nghiệp, lâm cao.
nghiệp, đất chuyên dùng và đất thổ cư
khá cao so với mức trung bình của
đất nước.

Tiểu luận: Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

12


Khí

Khí hậu cận xích đạo phù hợp cho sự Khí hậu khá khắc nghiệt .

hậu

phát triển của cây trồng và vật nuôi.

Do khí hậu mà lượng
nước phân hóa rõ theo 2
mùa: mùa mưa đất đai dễ
bị xói mòn, mùa khô thì
thiếu nước.

Khoáng Khoáng sản: Thềm lục địa nông rộng Nghèo khoáng sản, chỉ có
sản


có trữ lượng dầu khí lớn nhất cả nước bô xít nhưng khó khai
có khả năng phát triển thành ngành thác vì nó nằm dưới thảm
công nghiệp mũi nhọn. Ngoài ra, rừng gỗ quý nên khi khai
vùng còn sở hữu nhiều loại khoáng thác dễ làm đảo lộn hệ
sản khác như sét, cao lanh,…

sinh thái, tài nguyên.

Sông

Khu vực Đông Nam Bộ có các sông Ít sông hơn các tỉnh khác,

ngòi

lớn như hệ thống sông Đồng Nai (có đa số là sông nhỏ nên ít
giá trị lớn về thủy điện, thủy lợi và phát triển ngành nông
giao thông đường thủy), sông Sài nghiệp trồng trọt.
Gòn và sông Thị Vải (nơi tập trung
các cảng chính của khu vực: cảng Sài
Gòn, cảng Cái Mép, cảng Thị Vải)

Nguồn lực con Có nguồn lao động dồi dào, thu hút Dân cư thưa thớt, dân trí
người

được nhiều lao động có trình độ còn thấp, mức sống người
chuyên môn, tay nghề cao. So với cả dân thấp, giáo dục, y tế
nước, lực lượng lao động có kĩ thuật chậm phát triển.
của vùng chiếm 16,7% lao động có kĩ
thuật của cả nước, tỷ lệ lực lượng có
tay nghề khoảng 24,3%


Thiếu lao động lành nghề,
cán bộ khoa học - kĩ thuật,
thiếu vốn đầu tư.

Chính sách của Đầu tư vào vùng kinh tế trọng điểm Ít được đầu tư từ nước
Đảng và Nhà Đông Nam Bộ: Trình độ phát triển ngoài và nhà nước.
Nước

nền kinh tế của nước ta còn ở mức
thấp. Vấn đề tăng tốc và hội nhập vào

Trước năm 1954 chỉ có

Tiểu luận: Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

13


nền kinh tế thế giới và khu vực để dân bản địa sinh sống.
tránh tình trạng tụt hậu ngày càng xa Sau sự kiện di dân năm
hơn đang là nhu cầu cấp bách đối với 1954( thực hiện theo Hiệp
chiến lược hưng thịnh đất nước. Thừa định Giơ ne vơ), số dân
hưởng nền tảng kinh tế và hệ thống tăng gấp 4 lần và có đến
hạ tầng khá phát triển từ trước, Đông 46 dân tộc. Gia tăng dân
Nam Bộ trở thành vùng kinh tế phát số tạo ra áp lực kinh tế
triển đi đầu cả nước. Trên cơ sở đó vùng, gây ra nghèo đói,
nhà nước ta lựa chọn Đông Nam Bộ nhiều tệ nạn và hủy diệt
trở thành vung kinh tế trọng điểm, tài nguyên thiên nhiên. Sô
đầu tư mạnh vào tu sửa các cơ sở sẵn lượng dân tộc đa dạng

có để đẩy mạnh phát triển kinh tế.
Được nhà nước tạo điều kiện thoáng

thường xuyên dẫn đến
mâu thuẫn.

trong thu hút vốn đầu tư nước Sau 30 tháng 4 năm
ngoài. Vì bản thân Đông Nam Bộ đã 1975, Chương trình Kinh
có đầy đủ tiềm năng của một vùng Tế Mới cho người miền
kinh tế phát triển nên việc có các Nam hình thành, nhiều gia
chính sách mở cho ngoại thương sẽ đình dưới đồng bằng được
tạo điều kiện mở rộng cả về chiều vận động lên Tây Nguyên
rộng và sâu của nền kinh tế.( chính lập nghiệp, được gọi là đi
sách ưu đãi cao hơn hẳn thuế suất, Kinh Tế Mới. Những
hưởng mức giá dịch vụ đầu vào bằng đoàn người với thói quen,
với các doanh nghiệp trong nước,…)

tập tục hoàn toàn xa lạ với
vùng đất mới Tây Nguyên
đã phải qua rất nhiều khó
khăn, gian khổ để hình
thành một cộng đồng kinh
tế.

Tiểu luận: Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

14


3.

a.

Giải pháp cho từng vùng
Đông Nam Bộ
Hạn chế cơ bản của Đông Nam Bộ

 Vùng Đông Nam Bộ về cơ bản vẫn chưa chuyển đổi thành công sang mô hình
tăng trưởng với giá trị gia tăng cao, quản trị hiện đại, trong đó hàm lượng công nghệ
và tri thức đóng vai trò quyết định.
 Kết cầu hạ tầng của vùng chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Giao
thông đuờng bộ, đường thủy, cảng biển chưa thực sự kết nối tốt, chưa hiện đại, chi
phí cao; chưa hình thành hệ thống đường bộ cao tốc, đường sắt.
 Chất lượng đô thị còn thấp, các khu công nghiệp chồng chéo về chức năng; các
trung tâm đô thị trong vùng kém kết nối cả về giao thông, chức năng kinh tế và dịch
vụ xã hội
 Giữa các tỉnh, thành phố còn thiếu sự phối hợp, thậm chí cạnh tranh nhau về
chính sách, hệ thống dịch vụ công… làm chậm hình thành một không gian kinh tế
vùng thống nhất.
Giải pháp
 Chiến lược phát triển từng tỉnh cần được quy hoạch trong tư duy phát triển
vùng. Theo đó, tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng trên cơ sở liên
kết vùng sẽ phát huy tính liên kết thực chất và là định hướng quan trọng để kinh tế
Đông Nam Bộ đột phá hơn nữa. TP Hồ Chí Minh phải đóng vai trò là “đầu tàu”
trong nền kinh tế của cả khu vực. Thực hiện được việc này sẽ tránh phức tạp về cơ
chế, chính sách; đề cao tư duy phát triển vùng; đặt quy hoạch, chiến lược phát triển
từng tỉnh trong tư duy phát triển vùng, trên nền tảng thống nhất với quy hoạch và
chiến lược phát triển toàn vùng, gắn với vai trò "đầu tàu", "hạt nhân phát triển"
vùng của TP Hồ Chí Minh.
 Tăng cường các hoạt động hợp tác liên kết vùng để mở rộng khả năng tiếp cận
thị trường; chú trọng liên kết với các tỉnh, nhất là các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu

Long, miền Trung – Tây Nguyên để tạo thành chuỗi cung ứng sản phẩm, dịch vụ có
Tiểu luận: Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

15


giá trị gia tăng và hiệu quả cao; tạo ra thế mạnh, sức lan toả để phát triển nhanh
hơn, hiệu quả hơn.
 Hoàn thiện hệ thống cơ sở hiện đại, đạt tiêu chuẩn cấp khu vực. Các mạng lưới
giao thông đường bộ, đường thủy, đường không phải gắn kết với hệ thống vành đai
các cụm, khu công nghiệp, khu chế biến tạo nên môi trường công nghiệp hiện đại,
tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh.
 Tập trung cho các ngành ngành sản xuất công nghệ cao, công nghệ sinh học,
dược phẩm…; cùng với việc phát triển dịch vụ về tài chính, công nghệ, sở hữu trí
tuệ, dịch vụ vận tải, logistic, dịch vụ kinh doanh du lịch, y tế, giáo dục, công nghiệp
hỗ trợ, dịch vụ hàng hải... có giá trị gia tăng cao sẽ là những ngành trọng điểm ưu
tiên thu hút đầu tư trong giai đoạn tới.
 Xây dựng hệ thống đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn đạt tầm khu vực
và quốc tế. Đảm bảo vùng cung cấp dồi dào nguồn nhân lực chất lượng cao với chi
phí cạnh tranh cho các ngành công nghiệp hỗ trợ, chế biến – chế tạo. Đây phải được
xem là giải pháp đột phá cả trong ngắn và dài hạn để đảm bảo Vùng kinh tế ĐNB
phát triển bền vững.
b.

Tây Nguyên

 Nâng cao hiệu quả của sản xuất cây công nghiệp:
• Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp, mở rộng diện tích
trồng cây công nghiệp có kế hoạch và có cơ sở khoa học, đi đôi với việc bảo vệ
rừng và phát triển thủy lợi.

• Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp, để vừa hạn chế những rủi ro trong tiêu thụ
sản phẩm, vừa sử dụng hợp lí tài nguyên
• Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm cây công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu.
• Phát huy lợi thế đất đai, đưa sản xuất cây công nghiệp phát triển theo chiều sâu và
đa dạng hóa, trong đó ưu tiên đầu tư phát triển có chất lượng cây công nghiệp dài
ngày, mở rộng các tập đoàn cây trồng.

Tiểu luận: Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

16


 Ngăn chặn phá rừng, khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng
mới. Đẩy mạnh kinh doanh nghề rừng, tổ chức khai thác tốt diện tích rừng hiện có,
bảo đảm yêu cầu về tái sinh rừng, bảo vệ môi trường. Quản lý thật chặt chẽ đất lâm
nghiệp, giao cho các doanh nghiệp, thực hiện các dự án trồng rừng, trồng cây công
nghiệp. Đẩy mạnh hơn nữa việc chế biến gỗ tại địa phương và hạn chế xuất khẩu gỗ
tròn.
 Khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi. Xây dựng các công trình thủy điện để
tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp của vùng phát triển. Đồng thời các hồ thủy
điện còn là nguồn nước tưới quan trọng cho tây nguyên vào mùa khô, có thể khai
thác cho mục đích du lịch và nuôi trồng thủy sản.
 Đầu tư phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn của vùng như: khai khoáng, thủy
điện, nông nghiệp kỹ thuật cao, kinh tế rừng có hiệu quả kinh tế cao gắn với bảo vệ
môi trường. Tập trung phát triển mạnh chế biến nông lâm sản dựa vào các sản phẩm
chủ lực (cao su, cà phê, bông vải, chè, điều, mía, sắn và các sản phẩm từ chăn nuôi)
để tạo ra các sản phẩm có tầm quốc gia, khu vực và quốc tế (như các sản phẩm từ
nguyên liệu cao su, cà phê...). Ưu tiên phát triển du lịch, bảo đảm du lịch có vị trí
xứng đáng trong phát triển kinh tế của vùng.
 Tập trung đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải

cho vùng.
 Chú trọng công nghệ xử lý môi trường nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ
môi trường.
 Tập trung đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn lao động. Ưu tiên phát triển các
cơ sở đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao; tổ chức đào tạo, đào tạo lại để nâng trình
độ chuyên môn của lực lượng lao động, trước hết là trong các ngành công nghiệp,
xây dựng, dịch vụ.
 Chính phủ nên bổ sung điều chỉnh kế hoạch phát triền kinh tế- xã hội theo hướng
chuyên môn hóa và phát triển bền vững; cần có cơ chế chính sách ưu đãi cho khu
vực này, tạo điều kiện thu hút đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật hoàn thiện
kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại, cải thiện môi trường hoạt động làm điều kiện
cho sự liên kết, hợp tác với bên ngoài.

Tiểu luận: Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

17


 Đẩy mạnh, mở rộng liên kết hợp tác giữa Tây Nguyên với các vùng khác trong
nước và với cả các nước trong khu vực trên các lĩnh vực như: công nghiệp, nông
nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch,.. Thúc đẩy các chương trình hợp tác khu vực
tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam. Hình thành các khu thương mại
tự do giữa Tây Nguyên với các khu vực thuộc tiểu vùng sông Mê Kông. Đây là yêu
cầu tất yếu cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Tiểu luận: Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

18



KẾT LUẬN
Qua đề tài này, chúng ta có cái nhìn toàn diện và thực tế hơn về vấn đề phát triển
kinh tế vùng ở Viêt Nam hiện nay, cùng với đó là một số biện pháp trong cả ngắn
hạn và dài hạn để có thể phát triển vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên nói riêng
cũng như các vùng kinh tế khác trong cả nước nói chung. Đảng và Nhà nước hiện
nay tập trung quan tâm xây dựng Đông Nam Bộ trở thành mũi nhọn kinh tế và hỗ
trợ làm giảm khoảng cách giữa Tây Nguyên và các vùng khác trong cả nước.

Tiểu luận: Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/

Nguyễn Trọng Xuân - Sách chuyên khảo: Phát triển kinh tế vùng của Việt

Nam
Lê Thu Hoa - Sách chuyên khảo: Kinh tế vùng ở Việt Nam - từ lý luận đến thực tiễn
2/

Hoàng Ngọc Phong - Thể chế kinh tế vùng ở Việt Nam - Hiện trạng và giải

pháp
3/

Nguyễn Tiến Dỵ, số 444 báo Kinh tế và dự báo - Bài viết “Kinh tế vùng

Kansai và triển vọng hợp tác với Việt Nam”

Luận án:
4/

Lê Thị Khuyên - Phương hướng và giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư

trong nước và ngoài nước để phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm
5/

Phạm Thị Vân - Giải pháp thúc đẩy liên kết kinh tế vùng ở Tây Nguyên

6/

Diễn đàn kinh tế Đông Nam Bộ 2016, 2017

7/

Trang web Tổng cục thống kê

/>8/

Các báo: Báo đầu tư, cafeF, Báo Mới, investinvietnam,…

9/

Bài phát biểu của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị xúc tiến đầu tư

Tây Nguyên lần thứ 4 (2017)
10/

Văn kiện đại hội Đảng, kỳ họp 4 khóa XIV “Phát triển kinh tế đi đôi với bảo


đảm an sinh xã hội”

Tiểu luận: Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

20



×