Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SKKN một số giải pháp dạy học tích hợp liên môn trong môn sinh học 8 ở trường PTDTBT THCS trung hạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.06 KB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN QUAN SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN
TRONG MÔN SINH HỌC 8 Ở TRƯỜNG
PTDT BÁN TRÚ THCS TRUNG HẠ

Người thực hiện: Hoàng Thị Hồng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường PTDT BT THCS Trung Hạ
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Sinh học

THANH HOÁ NĂM 2017


MỤC LỤC
NỘI DUNG
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu

TRANG
1
2
2
2



2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
2.2.1. Thuận lợi
2.2.2. Khó khăn
2.3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
2.3.1. Giải pháp 1: Xác định các đơn vị kiến thức cần đạt trong bài
học theo chuẩn kiến thức và kĩ năng và các kiến thức cần tích hợp
2.3.2. Giải pháp 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên môn trong tổ nhóm
và các bộ môn liên quan để xây dựng tiết dạy theo hướng tích hợp
liên môn
2.3.3. Giải pháp 3: Xac định cac mưc đô tich hơp trong cac bai
hoc 2.3.4.
Giải pháp 4: Các bước cân chuân bị cho bai soan theo
hướng tich hợp liên môn
2.3.5. Giải pháp 5: Cách tổ chức giờ dạy vận dụng kiến thức liên
môn
2.3.6. Giải pháp 6: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
2.3.7. Giải pháp 7: Tổ chức nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm
sau tiết dạy sử dụng phương pháp tích hợp liên môn
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. KẾT LUẬN
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

2
3
3
3

4
4
5
6
6
7
8
9
17
17
19


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay của ngành giáo dục đòi
hỏi người thầy phải đổi mới phương pháp dạy học sao cho học sinh tích cực và
chủ động trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, phát triển được năng lực phẩm chất
của người học. Để góp phần thực hiện việc đào tạo học sinh thành những con
người năng động, độc lập, sáng tạo tiếp thu được những tri thức khoa học, kĩ
thuật hiện đại, biết vận dụng kiến thức và tìm ra các giải pháp hợp lí cho vấn đề
trong cuộc sống của bản thân và của xã hội.
Nghị quyết 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, trong đó đã chỉ rõ cần tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp
liên môn” đây là một trong những vấn đề cần ưu tiên. Do đó dạy học tích hợp
liên môn trong các môn học là một trong những yêu cầu về đổi mới phương
pháp dạy học.
Dạy học theo hướng tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục
nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo ra những con người có đầy
đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Tích

hợp là tư tưởng, là nguyên tắc và là quan điểm hiện đại trong giáo dục. Đối với
nền giáo dục Việt Nam hiện nay việc hiểu đúng và vận dụng phù hợp quá trình
tích hợp có thể đem lại những hiệu quả cụ thể đối với từng phân môn trong nhà
trường phổ thông.
Dạy học tích hợp liên môn giúp cho học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩ
năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng
lực giải quyết các tình huống thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực
tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức
tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống;
giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo
dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao
thông...
Là giáo viên dạy bộ môn Sinh học, tôi luôn trăn trở về vấn đề làm thế nào
vừa dạy học sinh nắm bắt những kiến thức cơ bản của bộ môn, vừa lồng ghép
những đơn vị kiến thức về các môn khác cho học sinh để học sinh có thể tổng
hợp được kiến thức và vận dụng vào để giải quyết các tình huống trong thực
tiễn. Tôi thấy rất băn khoăn về vấn đề này và mong muốn được đưa ra một vài
suy nghĩ của bản thân mình vào việc trả lời câu hỏi trên. Lựa chọn phương pháp
dạy học theo hướng tích hợp liên môn mà cá nhân tôi đã trực tiếp giảng dạy và
trên cơ sở tìm tòi những tư liệu về bảo vệ môi trường, thu thập thông tin qua báo
đài và internet, đặc biệt là nắm bắt về phương pháp dạy học tích hợp nằm trong
lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các
trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh
thần Nghị quyết 29 - NQ/TW. Vì thế tôi mạnh dạn xin được trình bày “ Một số
giải pháp dạy học tích hợp liên môn trong môn Sinh học 8 ở trường PTDT
Bán trú THCS Trung Hạ” để chia sẻ để các đồng nghiệp tham khảo.

1



1.2. Mục đích nghiên cứu
- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa hơn: Hình thành ở học sinh những
năng lực rõ ràng.
- Giúp học sinh phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn: Do dự tính
được những điều cần thiết cho học sinh.
- Quan tâm đến việc sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể: Giúp học
sinh hòa nhập vào thực tiễn cuộc sống, vận dụng được trong các tình huống thực
tế.
- Giúp học sinh xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học.
1.3. Đối tượng
- Đề tài tập trung vào đối tượng nghiên cứu là: giải pháp dạy học tích hợp
liên môn trong môn Sinh học 8 nhằm giúp học sinh khái quát hoá, tổng hợp và
vận dụng kiến thức của nhiều môn học, đồng thời kích thích học sinh tích cực
học tập và khả năng tư duy sáng tạo.
- Đề tài chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu một số tiết tiết dạy học theo chủ
đề tích hợp liên môn Sinh học 8 tại trường PTDTBT THCS Trung Hạ với 2 lớp
8A, 8B ( 50 học sinh).
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng những phương pháp
nghiên cứu sau :
- Phân tích, đối chiếu, so sánh khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức
của học sinh khi sử dụng hai phương pháp dạy học khác nhau trong tiết học.
- Phương pháp quan sát: Hình thức chủ yếu của phương pháp này là dự
giờ đồng nghiệp từ đó tôi có thể phát hiện ra những ưu nhược điểm trong bài
dạy của các đồng nghiệp .
- Phương pháp so sánh: với phương pháp này tôi có thể phân loại, đối
chiếu kết quả nghiên cứu.
- Ngoài ra tôi còn sử dụng những phương pháp hỗ trợ khác như: đọc tài
liệu, thống kê, thăm dò ý kiến của học sinh, trao đổi kinh nghiệm cùng đồng
nghiệp.

2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Nhiệm vụ của trường THCS là bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những
người làm chủ đất nước trong tương lai. Đây là những chủ nhân tương lai được
giác ngộ lí tưởng cách mạng, lí tưởng XHCN, có trình độ văn hóa, khoa học kĩ
thuật toàn diện, có sức khỏe, sự thông minh, cần cù, sáng tạo để xây dựng đất
nước XHCN.
Dạy học Tích hợp là một vấn đề có ý nghĩa và tầm quan trọng rất lớn đối với
nghề nghiệp và tương lai của mỗi người và toàn xã hội. Dạy học tích hợp liên môn
giúp học sinh trở thành người học tích cực, người công dân có năng lực giải quyết
tốt các tình huống có vấn đề mang tính tích hợp trong thực tiễn cuộc sống. Trong
dạy học, tích hợp liên môn được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung

2


từ các môn học trong các lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn tổng hợp
mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn
học. Như vậy thông qua dạy học tích hợp liên môn thì những kiến thức, kỹ năng
học được ở môn này có thể sử dụng như những công cụ để nghiên cứu, học tập
các môn học khác. Chẳng hạn sử dụng Toán học như những công cụ đắc lực để
giải các bài tập Sinh học, hay Tin học được sử dụng như một công cụ để mô
phỏng các thí nghiệm ảo…1 3
Dạy học tích hợp liên môn giúp học sinh trở thành người học tích cực, người
công dân có năng lực giải quyết tốt các tình huống có vấn đề mang tính tích hợp
trong thực tiễn cuộc sống. Dạy học tích hợp liên môn cho phép rút ngắn được thời
gian dạy học đồng thời vẫn tăng được khối lượng và chất lượng thông tin.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi
Dạy học tích hợp liên môn trong dạy học Sinh học là người học có thể sử

dụng kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học khác nhau để giải quyết các vấn đề
đặt ra trong quá trình học tập bộ môn. Quan điểm dạy học này hiện nay cần
được áp dụng ở nhiều cấp học. Thực hiện dạy học tích hợp liên môn sẽ mang lại
nhiều lợi ích trong việc hình thành và phát triển năng lực hành động, năng lực
giải quyết vấn đề cho học sinh. Trong chương trình môn Sinh học ở trường
THCS, học sinh có thể sử dụng kiến thức ở nhiều môn học “liên quan” để giải
quyết một số vấn đề như: tích hợp kiến thức môn Toán để hình thành kỹ năng
tính toán, xử lý số liệu; môn Lịch sử giúp học sinh hiểu biết về các nhà Sinh học
lỗi lạc, quá trình phát triển công nghệ kĩ thuật; môn Địa lí để hiểu các vấn đề về
địa hình, khí hậu giúp học sinh dễ dàng biết được điều kiện thích hợp để thực
hiện các dự án mang tính thực tế; môn Văn học để đọc - hiểu văn bản một cách
chính xác và viết cho đúng ngữ pháp; môn Tin học để mô hình hóa các quá trình
biến đổi Sinh học, các thí nghiệm; môn Giáo dục công dân giúp các em rèn
luyện tính trung thực, ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên… 2 10
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn sinh học trong nhiều năm liền,
tôi nhận thấy: muốn học sinh hứng thú với môn học, muốn có hiệu quả trong
giảng dạy không thể không đổi mới phương pháp. Kiến thức ngày càng đa dạng,
có xu hướng xích gần. Đặc biệt là các môn khoa học tự nhiên có sự gắn kết chặt
chẽ với nhau và với các môn khoa học xã hội. Thậm chí một số môn học kiến
thức còn chồng chéo lên nhau. Do đó, làm thế nào để học sinh không nhàm
chán, làm thế nào để các em biết vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết có sẵn để
giải
quyết tốt một vấn đề đang là câu chuyện đáng bàn ở mỗi trường học.
2.2.2 Khó khăn
* Từ phía giáo viên: Giáo viên hiện nay chủ yếu được đào tạo theo chương
trình sư phạm đơn môn, chưa được trang bị về cơ sở lý luận dạy học tích
Ghi chú :
- Mục 2.1 : đoạn văn đầu là của tác giả, đoạn tiếp theo từ ’’dạy học tích hợp đến ...các thị nghiệm ảo’’ tác giả
tham khảo từ TLTK 3
22 - Mục 2.2.1 : đoạn văn từ ‘’dạy học tích hợp đến ...tiết kiệm tài nguyên’’ tác giả tham khảo từ TLTK 10

1

3


hợp liên môn một cách chính thống, khoa học nên khi thực hiện thì giáo viên
phải tự mày mò, tự tìm hiểu nên không tránh khỏi việc hiểu chưa đúng,
chưa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa cũng như cách thức tổ chức dạy học tích hợp
liên môn. Mặt khác, trong thực tế giảng dạy nhiều giáo viên chỉ chú trọng cung
cấp những kiến thức mới, những phần trọng tâm của bài học chứ chưa chú trọng
cung cấp những kiến thức cần thiết phải tích hợp. Bởi vì những kiến thức cần
tích hợp chỉ là một đơn vị kiến thức nhỏ trong một bài học. Do đó giáo viên coi
một đơn vị kiến thức cần phải giảng dạy tích hợp là nằm trong các bộ môn khác
sẽ giảng dạy. Hơn nữa vấn đề tâm lý của giáo viên chủ yếu vẫn quen dạy theo
chủ đề đơn môn nên khi dạy theo chủ đề tích hợp liên môn, các giáo viên sẽ vất
vả hơn, phải xem xét, rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa hiện hành
để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông
tin mới, phù hợp. Nội dung của phương pháp dạy tích hợp, liên môn cũng yêu
cầu GV cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học trong chương trình hiện hành theo
định hướng phát triển năng lực học sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên
có cảm giác ngại tìm hiểu, ngại đầu tư thời gian và ngại thay đổi.
* Từ phía học sinh: Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy có thể do nhiều
lí do khác nhau mà phần lớn các em học vẫn theo xu hướng học thụ động; các
em không tích cực, không chủ động cho việc chuẩn bị, tìm hiểu, khai thác kiến
thức môn học trong các giờ học; các em vẫn đang theo xu hướng học lệch nên
không tích cực hợp tác cho việc chuẩn bị các giờ học tích hợp liên môn hoặc
không thể sử dụng kiến thức của các môn “liên quan” như một công cụ để khai
thác kiến thức mới ở môn Sinh học.
* Thực trạng: Khi trực tiếp dạy ở khối 8 trường PTDTBT THCS
Trung Hạ năm học 2016-2017. Qua tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm

học kết quả cụ thể như sau:
Lớp
Xếp loại
Giỏi
Khá
Đạt
Yếu
8B (27 HS)
01
3.7% 07
26%
17
63%
02
7.3%
8A (23 HS)
01
4.3% 07
30.4% 13
56.5% 02
8.7%
Từ thực trạng trên và qua kết quả khảo sát tôi thật sự lo lắng đến chất
lượng bộ môn của mình trực tiếp giảng dạy và quyết định phải lựa chọn phương
pháp dạy học cho phù hợp để nâng cao chất lượng bộ môn của mình đảm nhận.
2.3. Giải pháp tiến hành để giải quyết vấn đề
Lam thê nao đê viêc tich hơp vừa tư nhiên, không miên cương, gương ép,
vừa bao đam đươc đăc thù của bô môn, vừa đam bao tinh vừa sưc, vừa lồng
ghép đươc cac nôi dung giao duc vao cac tiêt day cu thê đê mang hiêu qua như
mong muốn, tôi xin đưa ra môt số giai phap sau:
2.3.1. Giải pháp 1: Xác định các đơn vị kiến thức cần đạt trong bài học

theo chuẩn kiến thức và kĩ năng và các kiến thức cần tích hợp
* Mục tiêu của giải pháp

4


Nhằm giúp cho giáo viên xác định rõ được các đơn vị kiến thức có trong
bài học đồng thời cũng xác định được các kiến thức cần tích hợp trong bài.
Những đơn vị kiến thức đó phải dễ hiểu và sự vật hiện tượng mà giáo viên
giới thiệu phải nằm trong tầm hiểu biết của học sinh.
* Nội dung của giải pháp
Giáo viên biết cách để xác định các đơn vị kiến thức có trong bài và các
kiến thức cần tích hợp
* Cách tổ chức thực hiện
Nắm được các đơn vị kiến thức của bài học thông qua chuẩn kiến thức kĩ
năng.
Xác định các kiến thức cần tích hợp trong bài bằng cách rà soát đối chứng
với chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình các môn học để tìm kiếm và chọn lọc
các nội dung kiến thức có liên quan.
Tìm tư liệu có liên quan (tranh, ảnh, thí nghiệm mô phỏng, đoạn phim…)
đến kiến thức cần tích hợp của bài học trên các kênh thông tin như báo,
internet….
Xác định được mục tiêu khi lồng ghép các kiến thức đó, những đơn vị
kiến thức đó phải dễ hiểu, và sự vật hiện tượng mà giáo viên giới thiệu phải nằm
trong tầm hiểu biết của học sinh, tránh trường hợp nó trở thành kiến thức trừu
tượng, khó hình dung, rất dễ gây sự nhàm chán cho học sinh.
Bằng phương pháp giảng dạy đưa những kiến thức tích hợp đơn giản, cụ
thể gắn liền với cuộc sống, với địa phương, kết hợp nhắc nhở của giáo viên sẽ
giúp học sinh dễ ghi nhớ, khắc sâu kiến thức. Đây là một trong những yếu tố
góp phần cho sự thành công cho tiết dạy có tích hợp liên môn.

2.3.2. Giải pháp 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên môn trong tổ nhóm và các bộ
môn liên quan để xây dựng tiết dạy theo hướng tích hợp liên môn
* Mục tiêu của giải pháp
Việc trao đổi trong tổ nhóm giúp giáo viên định hướng đúng đắn cho tiết
dạy đồng thời lựa chọn được phương pháp dạy học phù hợp mang lại hiệu quả
cho tiết dạy, đồng thời nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên.
* Nội dung của giải pháp
Qua sinh hoạt chuyên môn giáo viên có thể xác định được mục tiêu dạy
học, mục đích và mức độ tích hợp liên môn, phương tiện dạy học, cách thức tổ
chức các hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá được năng lực của học sinh.
* Cách tổ chức thực hiện
Trao đổi trong tổ nhóm để xác định mục tiêu bài học về kiến thức, kĩ năng
cần đạt được. Căn cứ vào đặc điểm nhận thức của học sinh để xác định mục tiêu,
đảm bảo tính vừa sức cũng như đặc thù địa phương.
Xây dựng quy trình và tổ chức các hoạt động dạy học cho phù hợp với đối
tượng học sinh, nội dung và mức độ dạy học tích hợp liên môn đảm bảo thực
hiện được mục tiêu dạy học, được thể hiện cụ thể ở các hoạt động của học sinh,
hoạt động của giáo viên và thời gian tổ chức cho từng hoạt động.

5


Xác định những năng lực có thể phát triển cho HS trong mỗi chủ đề; biên
soạn các câu hỏi, bài tập để đánh giá năng lực của HS trong dạy học; thiết kế
tiến trình dạy học thành các hoạt động học của HS; tổ chức dạy học để dự giờ,
phân tích, rút kinh nghiệm.
2.3.3. Giải pháp 3 : Xac định cac mưc đô tich hơp trong cac bai
hoc * Mục tiêu của giải pháp
Xac định được hinh thưc tich hơp sao cho phù hơp (tich hơp ơ mưc đô
toan phân, mưc đô bô phận, hay chi dừng lai ơ mưc đô liên hê).

Việc xác định đúng được hình thức tích hợp tránh sự trùng lặp kiến thức,
học sinh dễ ghi nhớ kiến thức hơn, tránh làm cho giờ dạy bị nhàm chán vì kiến
thức rời rạc không thực tế, không liên quan đến bài học.
* Nội dung của giải pháp
Xác định được hình thức tích hợp phù hợp với nội dung của bài học, thời
lượng của bài dạy.
* Cách tổ chức thực hiện
Để xác định các nội dung tích hợp và mức độ tích hợp trong các bài học
Sinh học, trước tiên cần xác định nội dung cần tích hợp cụ thể là gì qua bài học
(xác định địa chỉ tích hợp); Bằng cách căn cứ vào mục tiêu của bài dạy đã xác
định dựa trên chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học và các môn liên quan.
Sau đo căn cư vao thơi lương của bai hoc đo ma xac định hinh thưc tich
hơp sao cho phù hơp (tich hơp ơ mưc mưc đô toan phân, mưc đô bô phận, hay
chi dừng lai ơ mưc đô liên hê).
Sau đó giáo viên xác định: Cần vận dụng những kiến thức, kĩ năng nào
của các môn học có liên quan, xác định các phương pháp dạy học để việc giảng
dạy tích hợp có hiệu quả.
2.3.4. Giải pháp 4 : Các bước cân chuân bị cho bai soan theo hướng
tich hợp liên môn
* Mục tiêu của giải pháp
Giúp định hướng cho giáo viên trong quá trình xây dựng giáo án tích hợp
để phù hợp với trình độ người học, điều kiện địa phương nhưng đảm bảo được
nội dung, mục tiêu, phương pháp, hình thức tích hợp và các năng lực cần đạt
được. Đồng thời bảo đảm được đặc thù của bộ môn và vừa đảm bảo tính vừa
sức, vừa lồng ghép được các nội dung tích hợp vào các tiết dạy cụ thể để mang
hiệu quả như mong muốn.
Làm cho giáo viên tự tin hơn vì đã có sự chuẩn bị đúng hướng; tạo thuận
lợi để giáo viên tập trung suy nghĩ về vấn đề chủ yếu trước khi lên lớp, ứng phó
kịp thời và đón đầu những tình huống có thể xảy ra khi tổ chức giờ học với
những đối tượng học sinh cụ thể.

* Nội dung của giải pháp
Nắm được quy trình để xây dựng dựng giáo án tích hợp và các yêu cầu
cần đạt, những lưu ý khi soạn giáo án .
* Tổ chức thực hiện
- Xac định đươc muc tiêu bai hoc va cac nôi dung cân tich hơp.

6


- Cân vận dung nhưng kiên thưc ky năng của cac môn hoc co liên quan đê
viêc giang day tich hơp co hiêu qua.
- Chuân bị vê cơ sơ vật chât va thiêt bị đồ dùng day hoc.
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu chuẩn bị các nội dung kiến thức có liên quan
theo cá nhân hoặc theo nhóm để chuẩn bị cho bài học.
- Các bước để soạn một giáo án theo chủ đề tích hợp liên môn :
+ Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn không phải là một bản đề
cương kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học sinh,
mà là một bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho HS thực hiện
trong giờ lên lớp để lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và nhân cách theo mục
đích giáo dục và giáo dưỡng của bộ môn. Đó là bản thiết kế gồm hai phần hợp
thành hữu cơ: Một là, hệ thống các tình huống dạy học được đặt ra từ nội dung
khách quan của bài dạy, phù hợp với tính chất và trình độ tiếp nhận của học
sinh. Hai là, một hệ thống các hoạt động, thao tác tương ứng với các tình huống
trên do giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn HS từng bước tiếp
cận, chiếm lĩnh bài học một cách tích cực và sáng tạo. 3 10
+ Khi thiết kế giáo án một giờ học vận dụng kiến thức liên môn thì giáo
viên phải bám chặt vào những kiến thức của các bộ môn có liên quan.
+ Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bảo đảm nội
dung và cấu trúc đặc thù nhưng không gò ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà
cần tạo ra không gian mở cho sự tìm tòi sáng tạo trong các phương án tiếp nhận

của học sinh, nhưng vẫn bảo đảm được chủ đích, yêu cầu chung của giờ học.
+ Nội dung dạy học khi thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên
môn phải làm rõ những kiến thức và kĩ năng cần hình thành, tích luỹ cho HS qua
phân tích, chiếm lĩnh kiến thức; mặt khác, phải chú trọng nội dung tích hợp giữa
kiến thức bộ môn mình dạy với các bộ môn khác.
+ Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn theo quan điểm tích hợp
cần chú trọng thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt động
phức hợp để học sinh vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các phân
môn vào xử lí các tình huống đặt ra, qua đó chẳng những lĩnh hội được những tri
thức và kĩ năng riêng rẽ của từng phân môn mà còn chiếm lĩnh tri thức và phát
triển năng lực tích hợp.4 10
2.3.5. Giải pháp 5 : Cách tổ chức giờ dạy vận dụng kiến thức liên môn
* Mục tiêu của giải pháp
Tránh cho giáo viên lúng túng bỡ ngỡ khi tổ chức giờ dạy, đồng thời đảm
bảo được các yêu cầu khi tổ chức dạy học vận dụng kiến thức liên môn.
* Nội dung của giải pháp
Ghi chú :
- Mục 2.3.4 : đoạn văn đầu là của tác giả, đoạn tiếp theo từ ’’giáo án giờ học đến ... tích cực và sáng tạo’’ tác
giả tham khảo từ TLTK 10 .
3

4

- Đoạn văn ‘’ giờ học tích hợp .... năng lực tích hợp’’ tác giả tham khảo từ TLTK số 10 .

7


Cách thức, các bước trong tổ chức giờ day học theo chủ đề tích hợp liên
môn.

* Tổ chức thực hiện
Cách thức tổ chức chủ đề tích hợp liên môn đa dạng có thể sử dụng hình
thức cả lớp, nhóm, cặp nhóm,…tạo cơ hội để các em tự tìm tòi, khám phá nội
dung liên quan đến chủ đề dạy học.
Tổ chức giờ học trên lớp là tiến trình thực thi bản kế hoạch phối hợp hữu
cơ hoạt động của giáo viên và học sinh theo một cơ cấu sư phạm hợp lí, khoa
học, trong đó giáo viên giữ vai trò, chức năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng
chứ không phải truyền thụ áp đặt một chiều. Học sinh được đặt vào vị trí trung
tâm của quá trình tiếp nhận, đóng vai trò chủ thể cảm thụ, nhận thức thẩm mĩ,
trực tiếp tiến hành hoạt động tiếp cận, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức.5 1
Khi tổ chức hoạt động dạy-học vận dụng kiến thức liên môn trên lớp, giáo
viên phải chú trọng mối quan hệ giữa học sinh và nội dung dạy học, phải coi đây
là mối quan hệ cơ bản, quan trọng nhất trong cơ chế giờ học. Muốn vậy, giáo
viên phải từ bỏ vai trò, chức năng truyền thống là truyền đạt kiến thức có sẵn
cho học sinh, còn học sinh không thể duy trì thói quen nghe giảng, ghi chép, học
thuộc, rồi “làm bài” theo lối tái hiện, sao chép, sẽ làm thui chột dần năng lực tư
duy sáng tạo, khả năng tự đọc, tự tìm tòi, xử lí thông tin, tổ chức các kiến thức
một cách sáng tạo.
Tổ chức dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn giáo viên không cho học
sinh biết trước hệ thống câu hỏi và nội dung kiến thức mà chúng ta chỉ thông
báo chủ đề dạy học để các em tự tìm tòi, khám phá nội dung liên quan.
2.3.6. Giải pháp 6 : Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
* Mục tiêu của giải pháp
Giúp giáo viên đánh giá được mức độ đạt được của học sinh về kiến thức
kĩ năng, thái độ. Qua kết quả kiểm tra giáo viên có thể đánh giá được mức độ
tiếp thu, độ hứng thú và khả năng vận dụng kiến thức liên môn vào thực tế của
học sinh để từ đó có những điều chỉnh kịp thời về phương pháp, kiến thức trong
các tiết dạy khác, đồng thời có thể sửa chữa, uốn nắn những mặt còn hạn chế
của học sinh .
* Nội dung của giải pháp

Các hình thức, biện pháp để đánh giá kết quả học tập của học sinh qua giờ
dạy theo phương pháp tích hợp liên môn.
* Tổ chức thực hiện
Sau mỗi tiết dạy để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tôi sử
dụng các hình thức đánh giá như :
- Kiểm tra miệng, kiểm tra viết và kiểm tra trắc nghiệm khách quan.

Ghi chú :
- Mục 2.3.5 : đoạn văn đầu là của tác giả, đoạn tiếp theo từ ’’tổ chức giờ học đến ...chiếm lĩnh kiến thức’’ tác
giả tham khảo từ TLTK số 1
5

8


- Đánh giá kết quả sản phẩm của học sinh: Bài viết của học sinh, tranh vẽ
của học sinh ( ví dụ tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường sản phẩm của học sinh
có thể: học sinh vẽ tranh đề tài môi trường, viết bài về tình hình ô nhiễm môi
trường ở địa phương...)
- Học sinh tự đánh giá kết quả, sản phẩm của nhau.
2.3.7. Giải pháp 7: Tổ chức nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm sau tiết dạy
sử dụng phương pháp tích hợp liên môn
* Mục tiêu của giải pháp
Giáo viên có thể rút kinh nghiệm và điều chỉnh phương pháp dạy học,
giáo án cho phù hợp hơn sau tiết dạy.
* Nội dung của giải pháp
Tổ chức nhận xét, đánh giá sau tiết dạy trong tổ nhóm để rút kinh nghiệm,
điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp để nâng cao chất lượng giờ dạy.
* Tổ chức thực hiện
Sau mỗi lần giảng dạy tiết dạy có sử dụng phương pháp tích hợp liên môn

đều mời tổ chuyên môn tới dự.
Trong quá trình dự giờ người dự cần chú ý các tình huống, các câu hỏi,
mức độ hoạt động của học sinh tìm mối liên hệ giữa việc học của học sinh với
tác động của giáo viên về cách sử dụng các phương pháp dạy học cách tổ chức
dạy học để góp ý rút kinh nghiệm sau giờ dạy.
Sau tiết dạy tổ chức nhận xét, đánh giá và rút kinh nghiệm cho giờ dạy.
2.3.8. Môt số vi du minh hoa cho qua trình day hoc tích hợp
* Dạy bài 25 – Tiết 26: Tiêu hóa ở khoang miệng giáo viên có thể tích
hợp kiến thức các môn học trong bài dạy như :
- Tích hợp kiến thức Hóa học 8 để giúp phân biệt quá trình tiêu hóa hóa
học và tiêu hóa cơ học.
- Tích hợp môn công nghệ 6 để các em giữ gìn vệ sinh trong ăn uống và
biết cách ăn uống đúng cách
* Dạy bài 10- Tiết 11: Hoạt động của cơ, giáo viên có thể tích hợp kiến
thức các môn học trong bài dạy như :
- Môn Lịch sử để hiểu được tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất của
nhân dân ta ( khi đó công của cơ sinh ra là rất lớn).
- Môn Vật lí, Toán học: Công thức tính cơ, cách đổi từ khối lượng sang
trọng lượng.
- Môn Thể dục để Hs biết cách rèn luyện TDTT để có hệ cơ phát triển cân
đối và hiệu suất làm việc cao nhất. Ý nghĩa của việc tập TD giữa giờ.
* Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp , giáo viên có thể tích hợp kiến
thức các môn học trong bài dạy như :
- Môn Vật lí : Sự trao đổi nhiệt giữa các chất, lực ma sát, áp suất chất
lỏng,
khuyếch tán
- Môn Hóa học : phản ứng ôxi hóa các chất hữu cơ

9



* Dạy bài 22 : Vệ sinh hô hấp, giáo viên có thể tích hợp kiến thức các
môn học như : Vật lí, Hóa học, Địa lí, GDCD, Văn học, Toán học, Công nghệ,
Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học.
Ngoài ra dạy học theo chủ đề tích hợp còn có thể áp dụng trong các bài
học như : Thụ tinh, thụ thai ; vận chuyển và hấp thụ các chất dinh dưỡng, ...
* GIÁO ÁN MINH HỌA BÀI HỌC CÓ SỬ DỤNG KIẾN THỨC TÍCH
HỢP LIÊN MÔN
TÍCH HỢP KIẾN THỨC MÔN: ĐỊA LÝ, HÓA HỌC, VĂN HỌC,
TOÁN HỌC, GDCD, CÔNG NGHỆ, ÂM NHẠC, MỸ THUẬT, TIN HỌC
ĐỂ DẠY TIẾT 23 - BÀI 22 : VỆ SINH HÔ HẤP TRONG MÔN SINH HỌC
8
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Kiến thức:
- HS trình bày được tác hại của các tác nhân gây ô nhiễm không khí với
hoạt động hô hấp.
- Đề ra các biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe mạnh và thể
hiện tích cực hành động ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm không khí.
- Nội dung tích hợp: Bảo vệ môi trường, giáo dục kĩ năng sống, bảo vệ
sức khỏe.
- Kiến thức liên môn: Hóa học, Văn học , GDCD, Toán, Địa lí, Công
nghệ, Âm nhạc, Mĩ thuật, Tin học.
- Mức độ tích hợp: Đa môn
2. Kỹ năng :
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp kiến thức.
- Kỹ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
- Kỹ năng lắng nghe tích cực
- Kỹ năng giải thích các vấn đề thực tế.
- Kỹ năng hợp tác ứng xử/ giao tiếp trong khi thảo luận
- Đề ra các biện pháp luyện tập để có hệ hô hấp khoẻ.

3. Thái độ :
- Học sinh có trách nhiệm với bản thân, yêu quý bản thân, tự chăm sóc
bản thân để có một cơ thể khỏe mạnh.
- Luôn có ý thức tập luyện và bảo vệ hệ hô hấp.
- Biết bảo vệ môi trường, có thái độ chống thói quen hút thuốc lá của
những người xung quanh.
- Giáo dục các em sự yêu thích bộ môn, thái độ học tập nghiêm túc.
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên môi trường.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Cách tổ chức dạy học :
Lấy môn Sinh học 8 làm chủ đạo để dạy học tích hợp các môn: Địa lý,
Hóa học, GDCD, Âm nhạc, Mỹ thuật, Công nghệ vào phân môn Sinh học: Dạy
tiết 23 bài Vệ sinh hô hấp theo phân phối chương trình Sinh học 8.
2. Chuẩn bị :

10


* Giáo viên:
- Tranh ảnh các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp.
- Tranh ảnh các bệnh liên quan đến đường hô hấp
- Máy chiếu, máy tính
- Các tư liệu về: Các bệnh hô hấp, tác hại của thuốc lá, bụi không khí, luật
bảo vệ môi trường, Luật phòng chống tác hại của thuốc lá.
- Phòng học bộ môn
- Nhạc, lời bài hát “ Ngôi nhà của chúng
ta”. * Mỗi nhóm học sinh:
- Nghiên cứu bài học ở nhà.
- Kiến thức toán học đã có.
- Giấy Ao, bút dạ (dùng hoạt động nhóm)

-Tìm hiểu thông tin, nghiên cứu thực tế liên quan đến nội dung bài học
(theo nhóm – như hướng dẫn của giáo viên)
3. Phương pháp dạy học :
Sử dụng một số phương pháp dạy học chủ yếu sau:
- Phương pháp vấn đáp – thuyết trình.
- Phương pháp thảo luận nhóm – phát hiện kiến thức.
- Phương pháp trực quan – phát hiện.
- Phương pháp trực quan
4. Tổ chức hoạt động dạy học :
* Kiểm tra bài cũ:
Hệ hô hấp gồm những cơ quan nào? Nêu các bệnh liên quan đến hệ hô
hấp mà em biết?
*Tìì̀nh huống bài mới:
- GV: Chiếu hình ảnh các bệnh liên quan đến hệ hô hấp cho HS quan sát. Yêu
cầu HS gọi tên các bệnh và nêu tác hại của bệnh?
- HS: quan sát gọi tên các bệnh và nêu tác hại của bệnh
- GV: Nhận xét câu trả lời của các em sau đó đặt ra câu hỏi: Vậy nguyên nhân
chính nào gây ra các bệnh về đường hô hấp trên, bài học hôm nay chúng ta cùng
tìm hiểu để trả lời câu hỏi này.
*Dạy bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1: Bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác
nhân có hại
- GV: yêu cầu HS dựa vào kiến thức môn Địa
lí cho biết thành phần của không khí gồm
những khí nào?
(gồm oxi, cacbonic, nito, ...)
- GV chiếu hình ảnh về hiện tượng ô nhiễm
không khí hiện nay
- HS: cho biết khi không khí bị ô nhiễm sẽ ảnh


Nội dung
I. Bảo vệ hệ hô hấp tránh
các tác nhân có hại

11


hưởng như thế nào đến hệ hô hấp?
- Ý nghĩa: Giữ vệ sinh hệ
- GV: Vì sao chúng ta phải giữ vệ sinh hệ hô hô hấp để trao đổi khí được
hấp ?
thực hiện tốt và tránh được
-GV đưa ra các hình ảnh về bệnh liên quan đến
các bệnh về đường hô hấp.
đường hô hấp.
-Hs : Quan sát hình ảnh trao đổi nhóm trả lời câu
hỏi, đưa ra kiến thức.
Các tác nhân gây hại cho
- GV: Hệ hô hấp bị tổn hại do những tác nhân
nào?
hệ hô hấp: + Bụi
- HS: Nghiên cứu bảng 22 SGK và các thông
+ Khí độc: CO, CO2, NOx,
tin, thảo luận nhóm trả lời.
SOx, nicotin, nitrozamin....
GV: Đưa ra các hình ảnh về nguồn gốc các tác
+ Các vi sinh vật.
nhân gây hại hệ hô hấp- yêu cầu HS trả lời câu
hỏi :

+ Các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp có nguồn
gốc từ đâu?
+ Các khí SOx, NOx, CO, CO2 được sinh ra từ
đâu? Chúng có đặc tính gì?
GV: Tích hợp môn hóa học:
+ HS giải thích được công thức SOx, NOx viết
tổng quát cho những khí nào?
+ Giải thích sự tạo ra của các khí SOx, NOx,
CO, CO2 từ các hoạt động của con người,
nhất là cơ chế tạo ra khí CO là do quá trìì̀nh
đốt cháy không hoàn toàn của các chất đốt.
HS: quan sát, vân dụng kiến thức hóa học trả lời:
- Các khí: SOx, NOx, CO, CO2 sinh ra từ các
hoạt động: đốt gạch, nấu bếp than; động cơ xe
thải ra...Các khí này đều có tính độc gây hại cho
hệ hô hấp.
- HS dựa vào những thông tin đã tìm hiểu từ
trước giải thích nguồn gốc các tác nhân gây hại
cho hệ hô hấp
- Mức độ gây hại: Ung thư
GV: Các tác nhân trên gây ra những tổn thương
nào cho hệ hô hấp?
phổi, lao phổi, viêm họng,
HS: quan sát, vân dụng thực tế, trả lời câu hỏi.
suy hô hấp…Có thể tử vong.
- GV: nhấn mạnh tác hại của khói thuốc lá, của
vi khuẩn – virut gây hại cho hệ hô hấp – lây


12



nhiễm qua đường hô hấp
Theo báo cáo mới nhất từ Mỹ, thuốc lá chứa
7000 chất độc thay vìì̀ 4000 chất được công bố
trước đây, trong đó có hàng trăm chất cực độc
và ít nhất 40 chất có thể gây ung thư. Thuộc 4
nhóm chất sau:
1-Nicotine. 2 - Monoxit carbon (khí CO). 3
- Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá . 4 Các chất gây ung thư.
Khi hút thuốc, chất nhựa trong khói thuốc
lá sẽ bám vào phổi như bồ hóng bám vào ống
khói. Nếu hút 10 điếu thuốc lá một ngày thìì̀ cơ
thể của bạn sẽ phải hít vào 105g nhựa mỗi
năm.
Tại Việt Nam, có khoảng 15 triệu người
hút thuốc lá hàng ngày, con số đáng báo động
này đang có xu hướng ngày càng tăng nhanh
và có nguy cơ trẻ hóa ngày một cao.
Ở nước ta, mỗi giờ có 5 ca tử vong và
mỗi năm có khoảng 40.000 người chết vìì̀ các
bệnh liên quan tới tác hại của thuốc lá, gấp 4
lần số người chết vìì̀ tai nạn giao thông hàng
năm.
- Tích hợp môn Ngữ văn:
+Nêu ý nghĩa của bài Ôn dịch- Thuốc lá mà em
đã được học trong chương trình Ngữ văn 8?
(Chỉ ra tác hại của thuốc lá đối với đời sống con
người, từ đó phê phán và kêu gọi mọi người
ngăn ngừa tệ nạn hút thuốc lá)

- GV: Tích hợp môn Địa lí:
+ Những tác nhân này ngoài hậu quả gây ra
cho hệ hô hấp còn gây ra tác hại nào nữa?
- Hs vận dụng kiến thức Địa lí lớp 6 bài Lớp vỏ
khí và lớp 7 bài Ô nhiễm môi trường nhiệt đới
ôn hòa để trả lời câu hỏi
GV: yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ, thảo
luận nhóm cho biết: Muốn bảo vệ hệ hô hấp
tránh các tác nhân có hại chúng ta phải làm gì?

13


Nêu ý nghĩa của mỗi biện pháp?
HS: thảo luận nhóm trả lời trình bày vào giấy
Ao
GV: đưa chuẩn kiến thức
GV: Tích hợp môn GDCD nhằm giáo dục các
em lối sống lành mạnh, có ý thức chăm sóc
bản thân và mọi người xung quanh và ý thức
bảo vệ môi trường.
+ Để hạn chế các hoạt động tạo ra các tác
nhân gây hại cho sức khỏe con người nhà nước
ta đã đưa biện pháp gì?
+Bản thân em cần làm gì để bảo vệ hệ hô hấp
tránh các tác nhân có hại?
HS : dựa vào kiến thức đã học ở lớp 7, thảo luận
- trả lời câu hỏi :
+ Để hạn chế các hoạt động tạo ra các tác
nhân gây hại cho sức khỏe con người nhà nước

ban hành: Luật bảo vệ môi trường, Luật Phòng,
chống tác hại của thuốc lá.
+Muốn bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân
gây hại ta phải trồng nhiều cây xanh, giữ vệ
sinh cơ thể và nơi công cộng, hạn chế sử dụng
các thiết bị thải ra các khí độc. Không hút thuốc
lá và vân động mọi người không hút thuốc lá.
GV : Nhận xét, chuẩn kiến thức
GV:. Tích hợp giới thiệu về dịch cúm H5N1,
H1N1(Thực trạng và cách phòng tránh)
Tích hợp môn GDCD, môn Công nghệ, giáo
dục kĩ năng sống
+ Cho HS quan sát hình ảnh về 1 em bé hắt hơi
(sổ mũi, ho…) khi thời tiết lạnh
Em bé bị sao? Nguyên nhân?
Giáo dục HS phải biết tự chăm sóc bản thân:
mặc ấm khi thời tiết lạnh để tránh các các bệnh
viêm đường hô hấp do nhiễm lạnh...
- Để tránh tác nhân VK, VR gây hại cho hệ hô
hấp cần giữ gìn nhà ở sạch sẽ, gọn gàng ngăn
nắp, vứt rác đúng nơi quy định
- Đặc biệt đối với các em ở bán trú cần giữ
gìn phòng ở ngăn nắp, gòn gàng, dọn vệ sinh
sạch sẽ, vệ sinh thân thể hàng ngày...
- Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh, không bẻ cành
ngắt ngọn... cây xung quanh nơi ở và sân trường.

14



Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp luyện
tập hệ hô hấp
GV: Cho học sinh nghiên cứu thông tin- yêu cầu
thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
II. Cần tập luyện để có một
1. Giải thích vì sao khi tập luyện TDTT đúng
cách, đều đặn từ bé có thể có dung tích sống
hệ hô hấp khỏe mạnh
lớn?
2. Tại sao thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi
phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?
GV: Tích hợp môn Toán học để vận dụng giải
thích câu hỏi 2: Ở người bìì̀nh thường thở ra là
18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào là 400ml không
khí. Nhưng khi người đó thở sâu, nhịp thở là
12 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào là 600 ml. Hỏi
khí hữu ích đi vào phế nang trong trường hợp
nào nhiều hơn?
Biết khí vô ích ở khoảng chết là 150ml/nhịp.
6 10
HS: nghiên cứu thông tin, quan sát hình vẽ vận
dụng kiến thức đã học, kiến thức môn Toán thảo
luận, trả lời câu hỏi:
* Khi nhịp thở 18 nhịp/phút:
Khí lưu thông/phút: 18 x 400 = 7200ml
Khí vô ích ở khoảng chết:
150 x 18 = 2700ml
Khí hữu ích vào tới phế nang:
7200 - 2700 = 4500ml
* Khi người đó thở 12 nhịp/ phút:

Khí lưu thông: 600 x 12 = 7200ml
Khí vô ích ở khoảng chết:
12 x 150 = 1800 ml
Khí hữu ích vào tới phế nang:
7200 – 1800 = 5400 ml
Vậy khi thở sâu và giảm nhịp thở trong mỗi
phút lượng khí hữu ích sẽ tăng lên, lượng khí vô
ích giảm từ đó tăng hiệu quả hô hấp7 10
Ghi chú :
- Mục hoạt động 2 phần II : ví dụ phần tích hợp môn Toán để giải thích câu hỏi 2 tác giả tham khảo
từ TLTK số 10
7 - Mục hoạt động 2 phần II : trả lời phần ví dụ tích hợp môn Toán để giải thích câu hỏi 2 tác giả tham khảo từ
TLTK số 10
6

15


GV: Tích hợp môn Thể dục đưa ra yêu cầu rèn
luyện cho hệ hô hấp khỏe mạnh:
- Hãy đề ra biện pháp tập luyện để có hệ hô
hấp khỏe mạnh ?
- Bản thân em đã thực hành những bài thể dục
nào để giúp phát triển lồng ngực nói riêng và hệ
hô hấp nói chung?
HS: dựa vào kiến thức môn học, thảo luận nhóm
đưa ra kiến thức.
- Tích cực tập thể dục thể thao phối hợp thở sâu
và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé.
- Bài tập thể dục có ích cho phát triển lồng

ngực: Bài thể dục phát triển chung( đặc biệt là
các động tác vươn thở, tay- ngực), các bài tập

- Biện pháp bảo vệ:
+ Trồng cây xanh
+ Đeo khẩu trang khi đi
đường và làm việc ở nơi có
nhiều bụi
+ Giữ vệ sinh môi trường.
+ Hạn chế sử dụng các thiết
bị thải ra các khí độc hại
+ Không hút thuốc lá.

chạy. Vì chúng giúp máu nhiều oxi, giúp sự trao
đổi chất ở phổi tăng khiến lồng ngực nở ra.
GV nhận xét chuẩn kiến thức.
+ Tập luyện đều đặn, thường xuyên, vừa sức
- Tích cực tập luyện thể dục thể thao để có hệ hô
hấp khỏe và cơ thể khỏe mạnh
GV nhận xét chuẩn kiến thức.
- GV nêu gương Bác Hồ trong vấn đề tập
luyện TDTT
- GV Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh.
+ Giáo dục học sinh bán trú tập luyện TDTT đều
đặn: chạy, cầu lông, bóng đá, bóng chuyền...
+ Tập luyện đều đặn, thường xuyên, vừa sức
- Tích cực tập luyện thể dục thể thao để có hệ hô
hấp khỏe và cơ thể khỏe mạnh
III. Củng cố - hướng dẫn về nhà :

1. Củng cố:
Gv tổng hợp kiến thức cho học sinh bằng sơ đồ tư duy bài học
Tích hợp môn Âm nhạc
- GV: Sau khi củng cố nội dung của bài học giáo viên hỏi học sinh: trong
chương trình môn Âm nhạc các em đã được học bài hát nào có nội dung về bảo
vệ bầu không khí trên Trái đất?
- HS trả lời: bài hát : “ Ngôi nhà của chúng ta ”
- GV: cho cả lớp hát bài hát: “ Ngôi nhà của chúng ta ” vừa giúp học
sinh thư giãn sau một tiết học vừa giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ
ngôi nhà chung của chúng ta đang sống thông qua lời bài hát.

16


2. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 tr73 SGK
- Làm bài tập trong vở BT
- Đọc mục “ Em có biết”
- Xem trước bài 23.
- Chuẩn bị dụng cụ thực hành theo nhóm 2 bàn như mục II trang 75 SGK
IV. Kiểm tra đánh giá sau tiết dạy
Đề bài : Viết một đoạn văn ngắn về vấn đề ô nhiễm môi trường không khí
hiện nay ở địa phương nơi em đang sinh sống. Từ đó em hãy đề ra các biện
pháp làm giảm ô nhiễm không khí ở địa phương em.
- Mỗi tổ vẽ một bức tranh về “ Đề tài sống quanh em ” chủ đề bảo vệ bầu
không khí xung quanh em.
- Vận dụng kiến thức liên môn giải thích được các tình huống thực tế
- Viết một đoạn văn nói về tình hình ô nhiễm không khí nơi em đang sinh sống
- Đề ra giải pháp hạn chế tình hình ô nhiễm môi trường hiện nay ở địa phương.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Sau khi dạy theo phương pháp tích hợp tôi nhận thấy rằng nhận thức của
học sinh về việc vận dụng kiến thức nhiều môn học để giải quyết các tình huống
thực tiễn đã dần được cải thiện. Các em biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ
năng... thuộc nhiều môn học khác nhau để giải quyết các nhiệm vụ học tập;
thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những
năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực
tiễn cuộc sống. Các em biết tổ chức các phong trào bảo vệ môi trường như: tắt
đèn điện, quạt điện trước khi ra khỏi lớp học; giữ vệ sinh lớp học, xung qunh
trường, nơi ở, phong trào xanh - sạch - đẹp ở trường học, thường xuyên dọn dẹp
vệ sinh xung quanh trường học, bảo vệ cây xanh, chăm sóc cây xanh trong nhà
trường và gia đình, không xả rác nơi công cộng,… Ngoài ra các em còn là các
tuyên truyền viên tích cực cho gia đình và mọi người xung quanh biết cần phải
làm gì để bảo vệ môi trường sống. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống
của bản thân và gia đình.
Năm học 2016 – 2017 với 2 lớp dạy, trong đó một lớp thử nghiệm dạy
học theo phương pháp tích hợp và một lớp theo phương pháp cũ, tôi đã thu được
những kết quả khác nhau. Điều tích cực là lớp dạy theo hướng tích hợp (8A) kết
quả đã có sự chuyển biến rõ nét.
- Học sinh hứng thú hơn với môn học, tích cực trong học tập, tìm hiểu.
- Khả năng phối hợp kiến thức linh hoạt, các em đã có thói quen tìm hiểu,
vận dụng, tích hợp kiến thức.
- Kết quả khảo sát độ tin cậy, nắm chắc bài hiểu biết kiến thức cũng được
nâng lên.
- Sau đây là bảng đánh giá kết quả thông qua khảo sát học sinh nắm vững
kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tiễn và khả năng hứng thú trong giờ học
qua kết quả các bài kiểm tra .

17



Lớp

Xếp loại
Giỏi

8B (27 HS)
8A (23 HS)

01
05

3.7%
21.7%

Khá
07
10

26%
43.5%

Đạt
17
8

63%
34.8%

Yếu
02

7.3%

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Việc áp dụng kiến thức liên môn là một nội dung phong phú, để sử dụng
được phương pháp này cho phù hợp với đặc điểm từng môn học đòi hỏi người
giáo viên cần có kiến thức sâu rộng và thời gian nghiên cứu bài dạy để phù hợp
với nội dung của bài.
Với học sinh, các kiến thức liên môn áp dụng trong bài học sẽ tạo hứng
thú cho các em để các em vừa hiểu được nội dung bài học lại vừa hiểu thêm
những kiến thức của các môn học khác, đồng thời có thể vận dụng các kiến thức
đó để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, từ đó các em phát triển toàn diện
hơn về mọi mặt: năng lực và phẩm chất.
Phương pháp dạy học tích hợp liên môn không phải là mới, nhưng nếu
biết vận dụng hợp lý, người giáo viên sẽ làm cho bài giảng thêm sinh động, có
tính hấp dẫn với học sinh. Qua kết quả thực nghiệm của bản thân, tôi thấy vận
dụng phương pháp tích hợp liên môn trong dạy học Sinh học đã kích thích hứng
thú học tập trong học sinh, giúp các em lĩnh hội bài tốt hơn nhằm nâng cao hiệu
quả của bài học. Việc vận dụng phương pháp trên kết hợp với các hình thức dạy
học tích cực khác sẽ làm học sinh thêm yêu thích môn Sinh học nói riêng và các
môn học khác nói chung, truyền cho các em lòng yêu nước, tự hào với truyền
thống dân tộc, từ đó có ý thức hơn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.
3.1.1. Đối với học sinh:
- Học sinh sẽ dành thời gian đọc, nghiên cứu tìm hiểu bài nhiều hơn. Buộc
các em phải tìm tòi, suy nghĩ để chuẩn bị bài có hiệu quả.
- Tạo cho học sinh tính nhạy bén, năng động, sáng tạo và hứng thú với
giờ học.
- Mặt khác, hạn chế tối đa thời gian “chết” đối với học sinh, không để cho
các em có cơ hội tham gia vào các hoạt động vô bổ ngoài giờ học.
3.1.2. Đối với giáo viên :

- Thúc đẩy giáo viên đầu tư nhiều hơn trong công tác chuẩn bị, thiết kế
giáo án cho phù hợp với tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
“lấy học sinh làm trung tâm”.
- Đầu tư nghiên cứu kiến thức liên môn có liên quan để cùng hợp tác với
học sinh giúp các em chiếm lĩnh nội dung bài học.
- Làm tốt công tác đầu tư cho tiết dạy sẽ giúp giáo viên chủ động, linh
hoạt trong khâu tổ chức, hướng dẫn học sinh tự khai thác và chiếm lĩnh tri thức;
mặt khác sẽ tránh được sự lúng túng bị động khi học sinh chất vấn về những
thông tin liên quan.

18


- Áp dụng có hiệu quả phương pháp dạy học tích hợp thì khi lên lớp giáo
viên sẽ đỡ vất vả vì không phải làm việc nhiều.
Theo cá nhân tôi để một tiết dạy theo chủ đề tích hợp thành công thì khi
xây dựng các nội dung, các chủ đề tích hợp liên môn cần đảm bảo các nguyên
tắc sau:
- Đảm bảo tính hệ thống nhưng có sự thống nhất và đồng bộ giữa các môn
liên quan.
- Có tính thực tế (tính khả thi cao): phù hợp với năng lực, thời gian và
điều kiện cơ sở vật chất, các thiết bị dạy học hiện nay
- Đạt được mục tiêu giáo dục phổ thông và giáo dục môn học, đảm bảo
nội dung các môn học liên quan. Tạo điều kiện cho học sinh vận dụng các kiến
thức, kỹ năng học được cho quá trình học tập tiếp theo, vận dụng được kiến thức
đã học để giải quyết các tình huống thực tế, bất ngờ trong cuộc sống. Điều này
có ích cho cuộc sống sau này làm công dân có năng lực, khả năng tư duy sâu và
đánh giá khái quát vấn đề.
Tóm lại: Để có một tiết dạy tích hợp thành công nó phụ thuộc rất nhiều vào
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, sự hiểu biết và vốn sống của giáo viên

và sự nhiệt tình hợp tác của học sinh.
Vì vậy cả giáo viên và học sinh cần phải học tập, rèn luyện không ngừng
mới có khả năng thích ứng với các yêu cầu ngày càng cao trong giảng dạy và
trong quá trình học tập.
Trên đây là một vài suy nghĩ của cá nhân tôi qua thực tế giảng dạy, nên
không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự góp ý chân thành của đồng
nghiệp để kinh nghiệm của tôi được tốt hơn nữa.
3.2. Kiến nghị
- Nhà trường cần tăng cường đưa chủ đề dạy học vào các dịp hội giảng
- Đưa hoạt động trên trường học kết nối vào hoạt động bắt buộc với các
tổ bộ môn và giáo viên hằng năm.
- Với các nhà trường: Coi việc dạy học tích hợp là nhu cầu, động lực của
mỗi giáo viên, học sinh và cần có kiểm tra đánh giá. Đặc biệt điều tra độ hứng
thú học tập bộ môn của học sinh.
- Giáo viên cần chủ động trong việc tiếp cận chủ đề dạy học tích hợp liên
môn.
- Tích cực cho học sinh tham gia các cuộc thi liên quan đến chủ đề tích
hợp, liên môn mà bộ đã phát động.
- Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được giao lưu với các đơn vị trên
địa bàn thông qua các cuộc hội thảo chuyên đề.

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Quan Sơn, ngày 20 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung

19



của người khác.

Hoàng Thị Hồng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 . Một số phương pháp dạy học tích hợp.
2 . Một số vấn đề về phương pháp dạy- học trong nhà trường, NXBGD, 2001.
3 . Một số chuyên đề về dạy học tích hợp 4 . Sinh học 8, NXB GD, 2009
5 . Nghị Quyết số 29-NQ/TW, BCH TW Đảng khóa XI.
6 . Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Sinh học, Địa lí, Ngữ văn, GDCD, Hóa học
7 . Ngữ văn 8, NXB GD, 2009
8 . GDCD 7, NXB GD, 2009
9 . Địa lí 7, NXB GD, 2009
10 . Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet
- Nguồn:
- Nguồn:
- Nguồn:

20


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT,
CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ
C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Hoàng Thị Hồng
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên, trường PTDT Bán trú
THCS Trung Hạ Huyện Quan Sơn – Tỉnh Thanh Hóa


TT
1.

2.

3.

4.

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

Phương pháp sử dụng câu hỏi

tạo tình huống có vấn đề gây
hứng thú học tập cho học sinh
trong dạy học Sinh học
Phương pháp sử dụng sơ đồ
hóa trong dạy học phần Sinh
vật và môi trường Sinh học 9
Giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường qua phần Sinh vật và
môi trường Sinh học 9
Một số giải pháp dạy tiết ôn
tập môn Sinh học 8 đạt hiệu

quả ở trường PTDT BT

Kết quả
đánh giá

Năm học

xếp loại

đánh giá xếp

(A, B,

loại

hoặc C)

Cấp huyện

Loại B

2009 - 2010

Cấp huyện

Loại B

2010 - 2011

Cấp huyện


Loại A

2011 - 2012

Cấp tỉnh

Loại C

2013 - 2014


21


×