Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Xây dựng hệ thống elearning trên mã nguồn mở moodle và bigbluebutton

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
----- -----

BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:

XÂY DỰNG HỆ THỐNG E-LEARNING TRÊN MÃ NGUỒN
MỞ MOODLE VÀ BIGBLUEBUTTON

ĐÀO ĐỨC TIẾN

BIÊN HÒA, THÁNG 11/2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
----- -----

BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:

XÂY DỰNG HỆ THỐNG E-LEARNING TRÊN MÃ NGUỒN
MỞ MOODLE VÀ BIGBLUEBUTTON

Sinh viên thực hiện: ĐÀO ĐỨC TIẾN
Giáo viên hướng dẫn: Th.S NGUYỄN MINH PHÚC



BIÊN HÒA, THÁNG 11/2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cám ơn tất cả các giảng viên trường Đại Học Lạc Hồng, các thầy cô
khoa Công Nghệ Thông Tin đã giảng dạy và hướng dẫn chúng em trong suốt thời gian
chúng em theo học tại trường.
Em xin gởi lời cảm ơn đến Th.S Nguyễn Minh Phúc, là giáo viên đã tận tình hướng dẫn
chúng em hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến giáo viên phản biện Văn Đình Vỹ Phương, người đã tận tình
giúp em có thể hoàn thành cuốn báo cáo này một cách tốt nhất.
Em xin cám ơn các thầy, các cô trong khoa Công Nghệ Thông Tin đã có những ý kiến
đóng góp trong các buổi báo cáo tiến độ.
Ngoài ra em xin cám ơn thầy Tạ Nguyễn, giáo viên chủ nhiệm lớp 14SE111 và các bạn
trong lớp cùng toàn thể gia đình và người thân đã giúp đỡ, động viên chúng em trong
quá trình thực hiện đề tài này.
Với vốn kiến thức còn hạn chế cùng những điều kiện khách quan không cho phép, đề
tài của em khó tránh khỏi những thiếu sót cũng như chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu.
Do đó em hy vọng tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp và hướng dẫn của quý
thầy cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Biên Hòa, tháng 11 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Đào Đức Tiến


Mục Lục
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ ELEARNING ..............................................................3

1.1 TỔNG QUAN VỀ ELEARNING ...............................................................................3
1.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN ELEARNING ...................................................................3
1.2.1 Tình hình trong nước ......................................................................................3
1.2.2 Tình hình ngoài nước......................................................................................3
1.3 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HỆ THỐNG MOODLE ...........................................................3
CHƯƠNG 2:TÌM HIỂU VỀ MÃ NGUỒN MỞ MOODLE VÀ BIGBLUEBUTTON .4
2.1 TÌM HIỂU VÀ GIỚI THIỆU VỀ MOODLE.................................................................4
2.2 MOODLE TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN ..........................................4
2.3 ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA MOODLE ....................................................................4
2.3.1 Ưu điểm ..........................................................................................................4
2.3.2 Nhược điểm ....................................................................................................4
2.4 TẠI SAO PHẢI SỬ DỤNG MOODLE .......................................................................5
2.5 TÍNH NĂNG QUẢN LÝ NGƯỜI DÙNG ....................................................................5
2.6 TÍNH NĂNG QUẢN LÝ KHÓA HỌC ........................................................................5
2.7 CÁC ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG MOODLE ...................................................................6
2.7.1 Đối tượng chính ..............................................................................................6
2.7.2 Đối tượng khác ...............................................................................................6
2.7.3 Sơ đồ chức năng .............................................................................................6
2.8 CÁC MÔ-ĐUN TRONG MOODLE ..........................................................................7
2.8.1 Mô-đun bài thi ................................................................................................7
2.8.2 Mô-đun bài tập................................................................................................8
2.8.3 Mô-đun tài nguyên..........................................................................................8
2.8.4 Mô-đun Chat ...................................................................................................8
2.8.5 Mô-đun lựa chọn ............................................................................................8
2.8.6 Mô-đun diễn đàn .............................................................................................8
2.8.7 Mô-đun khảo sát .............................................................................................8
2.8.8 Mô-đun bình chọn ..........................................................................................9
2.8.9 Mô-đun nhật ký ..............................................................................................9
2.8.10 Mô-đun bài học ...........................................................................................9
2.9 CÁC CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA MOODLE ..............................................................9

2.9.1 Chức năng quản lý khóa học ..........................................................................9
2.9.2 Chức năng quản lý thành viên ......................................................................13
2.9.3 Chức năng quản lý Module ..........................................................................16
2.9.4 Quản lý điểm ................................................................................................19
2.9.5 Cài đặt hoàn thành các module tự động hoặc bằng tay ................................20
2.9.6 Tạo điều kiện tiên quyết giữa các hoạt động hoặc tài nguyên......................21


2.10 SƠ ĐỒ LỚP HỆ THỐNG ELEARNING....................................................................22
2.11 SỬ DỤNG DỮ LIỆU BÊN NGOÀI(SQL SERVER) ĐỂ ĐĂNG NHẬP MOODLE (LINUX)
25
2.12 TÌM HIỂU VÀ GIỚI THIỆU BIGBLUEBUTTON.......................................................26
2.12.1 Tổng quan về Web Conference .................................................................26
2.12.2 Phân loại Web Conference ........................................................................26
2.12.3 Mã nguồn mở Bigbluebutton ....................................................................29
2.13 TÍCH HỢP BIGBLUEBUTTON VÀO HỆ THỐNG MOODLE .....................................34
CHƯƠNG 3:KẾT LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................35
3.1 HỆ THỐNG MOODLE .........................................................................................35
3.1.1 Những kết quả đạt được................................................................................35
3.1.2 Những khó khăn gặp phải .............................................................................36
3.1.3 Tình hình triển khai ......................................................................................36
3.2 HỆ THỐNG BIGBLUEBUTTON ............................................................................37
3.2.1 Những kết quả đạt được................................................................................37
3.2.2 Tình hình triển khai ......................................................................................39


Danh Mục Hình
HÌNH
HÌNH
HÌNH

HÌNH
HÌNH
HÌNH
HÌNH
HÌNH
HÌNH
HÌNH
HÌNH
HÌNH
HÌNH
HÌNH
HÌNH
HÌNH
HÌNH
HÌNH
HÌNH
HÌNH
HÌNH
HÌNH
HÌNH
HÌNH
HÌNH
HÌNH
HÌNH
HÌNH
HÌNH
HÌNH
HÌNH
HÌNH
HÌNH

HÌNH
HÌNH
HÌNH
HÌNH
HÌNH

2.1: SƠ ĐỒ CHỨC NĂNG QUẢN LÝ...........................................................................6
2.2: SƠ ĐỒ CHỨC NĂNG GIÁO VIÊN ........................................................................7
2.3: SƠ ĐỒ CHỨC NĂNG HỌC VIÊN..........................................................................7
2.4: QUẢN LÝ DANH MỤC.......................................................................................9
2.5: TẠO DANH MỤC.............................................................................................10
2.6: QUẢN LÝ KHÓA HỌC .....................................................................................10
2.7: TẠO KHÓA HỌC .............................................................................................10
2.8: GHI DANH THÀNH VIÊN VÀO KHÓA HỌC .......................................................11
2.9: DANH SÁCH THÀNH VIÊN ..............................................................................11
2.10: PHƯƠNG THỨC GHI DANH ...........................................................................11
2.11: TẠO COHORT ..............................................................................................12
2.12: THÊM THÀNH VIÊN VÀO COHORT ................................................................12
2.13: THÊM COHORT VÀO KHÓA HỌC...................................................................13
2.14: ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN ................................................................................14
2.15: DANH SÁCH THÀNH VIÊN TRONG HỆ THỐNG ...............................................14
2.16: BỔ NHIỆM VAI TRÒ ......................................................................................15
2.17: CẤP QUYỀN VAI TRÒ CHO THÀNH VIÊN .......................................................15
2.18: CÁC QUYỀN VAI TRÒ TRONG MOODLE ........................................................16
2.19: THÊM HOẠT ĐỘNG VÀ TÀI NGUYÊN ............................................................16
2.20: TẤT CẢ CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ TÀI NGUYÊN ..................................................17
2.21: MẪU FILE THÊM ĐỀ THI ...............................................................................17
2.22: THÊM FILE MẪU VÀO MOODLE ....................................................................18
2.23: THÊM CÂU HỎI TỪ NGÂN HÀNG VÀO ĐỀ THI ...............................................19
2.24: CHỈNH SỬA ĐIỂM SỐ ....................................................................................20

2.25: CẤU HÌNH HOÀN THÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG ..................................................20
2.26: CẤU HÌNH ĐIỂM ĐỂ QUA ..............................................................................21
2.27: THÊM GIỚI HẠN CHO HOẠT ĐỘNG ...............................................................21
2.28: ĐIỀU KIỆN KHÔNG CHO PHÉP TRUY CẬP......................................................22
2.29: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG LỚP HỌC ..........................................................................22
2.30: TẠO NHÓM TRONG KHÓA HỌC ....................................................................23
2.31: TẠO 2 LỚP TRONG KHÓA HỌC .....................................................................23
2.32: GIỚI HẠN TRUY CẬP CHO LỚP HỌC ..............................................................24
2.33: HIỂN THỊ VỚI QUYỀN GIÁO VIÊN .................................................................24
2.34: HIỂN THỊ VỚI QUYỀN HỌC VIÊN...................................................................24
2.35: SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐĂNG NHẬP SQL-SERVER .........................25
2.36: VÀO PHÒNG HỌP .........................................................................................30
2.37: GIAO DIỆN PHÒNG HỌP................................................................................31
2.38: THIẾT LẬP TẮT MICRO CHO USER ................................................................32


HÌNH
HÌNH
HÌNH
HÌNH
HÌNH
HÌNH
HÌNH
HÌNH
HÌNH
HÌNH

2.39: TẮT MICRO USER ........................................................................................33
2.40: THÊM PLUGIN BIGBLUEBUTTON VÀO MOODLE ...........................................34
2.41: CẤU HÌNH PLUGIN BIGBLUEBUTTON ...........................................................35

2.42: THÊM HOẠT ĐỘNG BIGBLUEBUTTON VÀO MOODLE ....................................35
3.1: SƠ ĐỒ TRIỂN KHAI MOODLE VÀ BIGBLUEBUTTON.........................................36
3.2: SƠ ĐỒ TRIỂN KHAI LỚP HỌC ..........................................................................37
3.3: TẠO BIGBLUEBUTTON TRONG MOODLE ELEARN.LHU.EDU.VN ......................37
3.4: THAM GIA HỘI THẢO BIGBLUEBUTTON .........................................................38
3.5: GIAO DIỆN HỘI THẢO KẾT NỐI THÀNH CÔNG.................................................38
3.6: TRANG INDEX CHO BIGBLUEBUTTON............................................................39


Phụ Lục
1. CÀI ĐẶT MOODLE ................................................................................................40
2. CẤU HÌNH CƠ BẢN CHO MÃ NGUỒN MỞ MOODLE ................................................43
3. SỬ DỤNG DỮ LIỆU BÊN NGOÀI(SQL SERVER) ĐỂ ĐĂNG NHẬP MOODLE...............46
3.1 LINUX ...............................................................................................................46
3.2 WINDOW(XAMPP) ..........................................................................................51
4. CÀI ĐẶT BIGBLUEBUTTON ...................................................................................53

Danh Mục Hình Phụ Lục
Hình 3-1: Kiểm tra kết nối thành công ..........................................................................51
Hình 3-2: Cấu hình database trỏ đến moodle ................................................................51
Hình 3-3: Đổi cổng port trong Xampp ..........................................................................51
Hình 3-4: File dll kết nối PHP kết nối Sql-Server .........................................................52
Hình 3-5: Thêm đoạn mã trong file php.ini ...................................................................52
Hình 3-6: Kết nối thành công Sql-Server ......................................................................52
Hình 3-7: Kết quả sau khi đăng nhập bằng tài khoản Sql-Server .................................53

Danh mục Bảng Phụ Lục
Bảng 3-1: Cài đặt PHP 7.1 ............................................................................................46
Bảng 3-2: Cài đặt các điều tiên quyết ............................................................................47
Bảng 3-3: Cài Apache ...................................................................................................48

Bảng 3-4: MS PHP Drivers for SQL Server .................................................................48
Bảng 3-5: Trình điều khiển PHP Drivers for SQL Server ............................................48
Bảng 3-6: Khởi động lại Apache ...................................................................................48
Bảng 3-7: Đoạn code kiểm tra kết nối SQL-Server ......................................................49


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông
tin và truyền thông (CNTT&TT), đã tác động vô cùng to lớn tới mọi lĩnh vực của xã
hội, trong đó có giáo dục và đào tạo. E-learning được coi là một một công nghệ dạy
học mới, mang tính cách mạng của thế kỷ 21 với những ưu điểm nổi trội mà các
phương pháp giáo dục trước đó chưa có.
Những thành tựu của CNTT&TT đã góp phần quan trọng trong việc thay đổi
tư duy dạy và học. Việc áp dụng e-learning trong dạy học là một nhu cầu và đòi hỏi
cao đối với thời đại hiện nay. Một mặt cần tránh lạm dụng thành tựu của
CNTT&TT trong đổi mới phương thức đào tạo, mặt khác phải tích cực động viên,
khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị đào tạo, các thầy cô giáo áp
dụng tối đa các thành tựu của CNTT&TT trong việc nâng cao chất lượng dạy học,
hội nhập khu vực và thế giới.
Hiện nay, trên thế giới, có nhiều trường đại học đã xây dựng cho mình một
hệ thống e-learning hoàn chỉnh và hoạt động với kết quả tốt (Trường đại học số hóa
eUK của Anh, Kho học liệu mở của Viện Đại học MIT - Hoa kỳ, Đại học Korea
Cyber - Hàn Quốc, Mạng e-learning châu Á, Trường Đại học Cyber của Thái Lan,
Trường Đại học Queensland - Úc,…). Ở Việt Nam, có một số trường đại học đã
triển khai hệ thống e-learning như Đại học Cần Thơ, Trường đại
học Khoa học tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh - Đại học Quốc gia TP.HCM, …
Đối vời bậc phổ thông, việc xây dựng hệ thống e-learning còn hạn chế (hạn

chế về mặt kĩ thuật, về nhu cầu trực tiếp,…), đa số chỉ thấy các website hỗ trợ học
tập rải rác chủ yếu là do cá nhân hoặc một nhóm, một công ty xây dựng nên, do đó,
còn rời rạc, chưa tập hợp được các lực lượng giáo dục hoặc các khóa học chưa đi
đúng vào mục đích học tập, chưa đảm bảo chức năng của một khóa học hoặc một
giai đoạn trong quá trình học tập,…
Mục tiêu nghiên cứu
-

Tìm hiểu về mã nguồn mở Moodle và các chức năng.
Xây dựng lớp học.
Sử dụng tài khoản Me để đăng nhập Moodle.
Tìm hiểu về Bigbluebutton và các chức năng.
Xây dựng sơ đồ mô hình tích hợp Bigbluebutton và Moodle.
Tích hợp Bigbluebutton vào Moodle.
Thiết kế lại trang chủ (index) thành trang trường Lạc Hồng.

Đối tượng nghiên cứu và môi trường


2

Đối tượng nghiên cứu
-

Phần mềm LMS: Moodle.
Phần mềm hỗ trợ hội thảo: Bigbluebutton.

Môi trường nghiên cứu
-


Trung tâm Thông tin Tư liệu.
Phòng Thực hành B304.

Kết cấu đề tài
 Chương 1: Tổng quản về Elearning.
 Chương 2: Tìm hiểu về mã nguồn mở Moodle và Bigbluebutton.
 Chương 3: Kết luận kết quả nghiên cứu.


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ELEARNING
1.1 Tổng quan về Elearning
 Elearning là việc ứng dụng công nghệ thông tin, internet vào việc dạy và học nhằm
làm cho công việc giáo dục trở nên dễ dàng, rộng rãi và hiệu quả hơn.
 Elearning giúp cho cán bộ, giảng viên, sinh viên toàn trường hoàn toàn có thể học
tập bất cứ khi nào, tại bất cứ đâu.
 Elearing cho phép sinh viên tự quản lý được quá trình học tập của mình một cách
phù hợp nhất. Có nhiều cách học như đọc, xem, thực hành, thảo luận,…
 Elearning đóng vai trò rất quan trọng trong giảm thiểu lượng thời gian dành cho
đào tạo cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên.
1.2 Tình hình phát triển Elearning
1.2.1 Tình hình trong nước
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu học tập của người dân ngày càng lớn, hệ
thống trường lớp tuy đã được đầu tư phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng
song cũng không thể đáp ứng như cầu học tập đa dạng của người học. Bộ GD&ĐT
cũng đã có nhiều động thái tích cực nhằm khuyến khích đưa công nghệ thông tin vào
giảng dạy, đưa các kiến thức về Elearning tới những cán bộ quản lý, nhà giáo dục,
những người quan tâm đến giáo dục, học sinh - sinh viên.
1.2.2 Tình hình ngoài nước

Nhận thấy được hiệu quả to lớn từ Elearning, các nhà giáo dục trên thế giới đã
tích cực đầu tư, nghiên cứu cho các chương trình học tập, xây dựng mà nguồn mở ngư
LMS, LCMS (Learning Content Managerment System), các công cụ đóng gói nội dung
học tập…
Mỹ và Châu Âu là những nước tiên phong đi đầu và có những chương trình, dự
án đầu tư vào phương pháp học tập elearning nhằm thức đẩy sự phát triển đào tạo trực
tuyến trong các tổ chức và các trường đại học.
Tại Châu Á, một số quốc gia đang có những nỗ lực phát triển Elearning tại đất
nước của mình như Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, …
1.3 Tình hình sử dụng hệ thống moodle
Moodle hiện đang được sử dụng một cách rộng rãi và tin cậy, hiện tại có trên
57.573 website đang hoạt động. Trên thế giới có trên 215 quốc gia đã và đang sử dụng
Moodle và hiện tại Moodle đã được dịch ra 96 ngôn ngữ khác nhau.
.


4

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ MÃ NGUỒN MỞ MOODLE VÀ
BIGBLUEBUTTON
2.1 Tìm hiểu và giới thiệu về Moodle
Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment)
được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas với mục đích tạo ra những khóa học
trực tuyến có sự tương tác cao. Tính mã mở cùng sự linh hoạt của Moodle giúp người
phát triển có khả năng thêm vào các module cần thiết một cách dễ dàng. Đây là phần
quan trọng của hệ thống E-learning trong hỗ trợ học trực tuyến. Moodle được đánh giá
là một thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người làm trong giáo dục, giáo viên
chỉ mất một thời gian ngắn để làm quen và có thể sử dụng thành thạo Moodle phù hợp
với nhiều cấp học và hình thức đào tạo: phổ thông, cao đẳng, đại học…[1]
Ở Việt Nam, Moodle hiện là một trong các hệ thống quản lý đào tạo thông dụng

nhất. Cộng đồng Moodle đã được thành lập đầu tháng 5 năm 2005 với mục đích xây
dựng phiên bản tiếng Việt và hỗ trợ trong việc triển khai Moodle. Nhiều trường đại học,
tổ chức, cá nhân ở Việt Nam đã dùng Moodle trong các hoạt động của mình [1].
2.2 Moodle trong hệ thống giáo dục trực tuyến
Moodle là một hệ thống quản lý học tập (Learning Management System _LMS hoặc
người ta còn gọi là Course Management System hoặc VLE – Virtual Learning
Environment) mã nguồn mở (do đó miễn phí và có thể chỉnh sửa được mã nguồn), cho
phép tạo ra các khóa học trên mạng Internet hay các website học tập trực tuyến cho các
trường học, các tổ chức giáo dục. v.v…
2.3 Ưu và nhược điểm của Moodle
2.3.1 Ưu điểm
 Tính bảo mật cao, phân quyền rõ ràng, quản trị hệ thống có thể tùy chỉnh vai trò
người dùng.
 Danh sách các khóa học được trình bày đầy đủ chi tiết, các khóa học được đưa vào
1 danh mục tìm kiếm.
 Moodle có thiết kế theo kiểu mô-đun (chức năng được thiết kế từng thành phần,
có thể thêm hoặc loại bỏ đi).
2.3.2 Nhược điểm
 Việc theo dõi quá trình học tập của học viên thông qua diễn đàn, bài kiểm tra, bài
thu hoạch… làm cho việc đánh giá khả năng học tập của học sinh nhiều khi thiếu
chính xác.
 Tương tác giữa các giáo viên và học viên còn hạn chế.


5

2.4 Tại sao phải sử dụng Moodle
Moodle rất dễ dùng với giao diện trực quan, giáo viên chỉ cần một thời gian ngắn
để làm quen và có thể sử dụng thành thạo Moodle. Do giao diện thiết kế đơn giản nên
giáo viên có thể tự cài và nâng cấp Moodle.

Moodle là phần mềm mã nguồn mở sẽ giúp người dùng giảm bớt chi phí.
Moodle, giống như các công nghệ mã nguồn mở khác, có thể tải về và sử dụng
miễn phí.
2.5 Tính năng quản lý người dùng
 Hỗ trợ chứng thực qua việc đưa thêm vào các mô-đun chứng thực, cho phép dễ dàng
tích hợp với các hệ thống đã tồn tại.
 Phương pháp dùng email chuẩn: các học viên có thể tạo cho riêng họ một tài khoản
đăng nhập. Các địa chỉ Email được kiểm tra bởi sự chứng thực.
 Cơ sở dữ liệu được sử dụng bên ngoài: bất kỳ cơ sở dữ liệu nào chứa ít nhất 2 trường
có thể được sử dụng như một nguồn chứng thực bên ngoài.
 Một tài khoản quản trị điều khiển việc tạo các khóa học và tạo các giáo viên bởi việc
phân công người dùng tới các khóa học.
 Một tài khoản có quyền tạo khóa học chỉ cho phép tạo các khóa học và dạy trong
đó.
 Các giáo viên có thể soạn thảo, thay đổi, di chuyển các hoạt động trong khóa học.
 Các giáo viên có thể kết nạp các học viên bằng tay vào khóa học nếu được yêu cầu.
 Các giáo viên có thể gỡ bỏ kết nạp các học viên bằng nếu được yêu cầu, mặt khác
họ được tự động gỡ bỏ sau một khoảng thời gian (được thiết lập bởi admin).
 Bảo mật khóa học – Các giáo viên có thể thêm một “khóa truy cập” vào khóa học
để ngăn cản những gười không phải học viên truy cập vào.
 Các học viên được khuyến khích tạo ra một hồ sơ trực tuyến bao gồm các ảnh, các
mô tả. Các địa chỉ Email có thể được bảo vệ bằng cách cho phép nó hiển thị hay
không cho phép nó hiển thị tới người khác.
2.6 Tính năng quản lý khóa học
 Các hoạt động của khóa học rất đa dạng: Các diễn đàn, các bài thi, các nguồn tài
nguyên, các bài khảo sát, các bài tập lớn, các bình luận, chat.
 Một giáo viên có quyền điều khiển tất cả các thiết lập cho một khóa học, bao gồm
hạn chế các giáo viên khác.
 Các khóa học có thể được đóng gói như một file nén đơn sử dụng chức năng sao
lưu. Điều này có thể được lưu trữ ở bất kỳ nơi nào trên máy chủ Moodle.

 Tất cả các vùng tạo văn bản (các tài nguyên, gửi các thông báo lên diễn đàn, …) có
thể được soạn thảo bởi sử dụng một trình soạn thảo HTML.


6

 Sự tích hợp Mail – copy các thông báo được gửi lên diễn đàn, thông tin phản hồi
của giáo viên có thể được gửi theo định dạng HTML hoặc văn bản thuần túy.
2.7 Các đối tượng sử dụng Moodle
2.7.1 Đối tượng chính
 Quản trị viên: Quản lý user, course, template, module,…
 Giáo viên: Có thể làm mọi việc bên trong khóa học bao gồm: cập nhật bài giảng,
đề thi, tương tác với học viên, …
 Học viên: tham gia các khóa học khi được phép, làm bài thi, …
2.7.2 Đối tượng khác
 Giáo viên biên soạn: Có thể tạo các khóa học và giảng dạy khóa học đó.
 Giáo viên trợ giảng: Có thể dạy và cho điểm học viên, nhưng không thể sửa đổi
các hoạt động học tập.
 Thành viên xác thực: Tất cả các thành viên đã được đăng nhập.
2.7.3 Sơ đồ chức năng
2.7.3.1 Chức năng admin

Hình 2.1: Sơ đồ chức năng quản lý


7

2.7.3.2 Chức năng giáo viên

Hình 2.2: Sơ đồ chức năng giáo viên

2.7.3.3 Chức năng học viên

Hình 2.3: Sơ đồ chức năng học viên
2.8 Các Mô-đun trong Moodle
2.8.1 Mô-đun bài thi
 Các câu hỏi của bài thi và các câu trả lời có thể được sắp xếp vị trí ngẫu nhiên để
giảm thiểu gian lận trong bài thi.
 Các bài thi có thể giới hạn về thời gian, học viên làm quá thời gian cho phép sẽ
không được tính điểm.


8

 Các bài thi có thể làm lại được nhiều lần dựa trên vai trò của giáo viên.
 Tạo được tất cả các đạng câu hỏi bao gồm: đúng-sai, chọn nhiều câu trả lời
(multiple), câu hỏi phù hợp (single), …
 Giáo viên có thể tạo ra một ngân hàng câu hỏi và sử dụng lại trong nhiều bài thi
khác nhau.
2.8.2 Mô-đun bài tập
 Các bài nộp muộn được cho phép, nhưng khối lượng muộn được hiển thị ra một
cách rõ ràng đối với giáo viên.
 Các bài tập có thể được chỉ ra với một ngày hạn cuối và một điểm tối đa.
 Các học viên có thể tải lên các bài tập lớn của họ(bất kỳ định dạng file nào) tới
máy chủ - chúng đánh dấu ngày được nộp.
 Giáo viên có thể chọn để cho phép nộp lại các bài tập sau khi đánh giá (đối với
việc đánh giá lại).
2.8.3 Mô-đun tài nguyên
 Các file có thể được tải lên và được quản lý trên server.
 Hỗ trợ hiển thị bất kỳ nội dung liên quan đến Word, Powerpoint, Video,…
2.8.4 Mô-đun Chat

 Cho phép tương tác giữa các văn bản phẳng, đồng bộ, bao gồm các ảnh trong hồ
sơ cá nhân được hiển thị trong cửa sổ chat.
 Tất cả các phiên được ghi thành các bản ghi cho các lần xem sau đó, và những cái
đó cũng có thể được làm sẵn có đối với các học viên.
 Hỗ trợ URLs, nhúng HTML, các hình ảnh, …
2.8.5 Mô-đun lựa chọn
Giống như một cuộc thăm dò. Nó có thể được sử dụng để thăm dò hoặc thu
nhận các thông tin phản hồi từ các học viên.
2.8.6 Mô-đun diễn đàn
 Tất cả các thông báo gửi lên diễn đàn có gắn ảnh kèm theo của người gửi.
 Giáo viên có thể chọn không cho phép các hồi âm(chỉ đối với các diễn đàn thông
báo).
2.8.7 Mô-đun khảo sát
 Các thông báo kháo sát luôn có sẵn, bao gồm nhiều biểu đồ. Dữ liệu được tải xuống
như một bảng tính Excel hoặc file văn bản CSV.
 Thông tin phản hồi được cung cấp cho học viên.


9

2.8.8 Mô-đun bình chọn
 Cho phép đánh giá về các tài liệu và giáo viên có thể quản lý cho điểm các đánh
giá.
 Giáo viên có thể cung cấp các tài liệu mẫu cho các học viên đánh giá.
2.8.9 Mô-đun nhật ký
Mô-đun này giúp các thành viên lưu lại các ghi chú hoặc ý tưởng.
2.8.10 Mô-đun bài học
Cho phép các giáo viên tạo và quản lý một loạt các trang được kết nối với nhau.
Có thể tạo bài học hoặc câu hỏi phụ trên đó.
2.9 Các chức năng chính của Moodle

2.9.1 Chức năng quản lý khóa học
Moodle cho phép tạo và cập nhật nội dung khóa học và có thể sao lưu khóa học
đó và sử dụng lại.
2.9.1.1 Tạo danh mục và khóa học
Bước 1: Ở trang quản trị, tại khu vực quản trị, chọn Quản trị hệ thống  Khóa
học  Thêm/sửa các khóa học. Hệ thống hiện danh sách danh mục đã có.

Hình 2.4: Quản lý danh mục
Nếu muốn tạo danh mục mới, chọn ‘Tạo trương mục mới’. Hệ thống hiện lên các
trường để nhập thông tin cho danh mục mới rồi nhấn ‘Tạo danh mục’.


10

Hình 2.5: Tạo danh mục
Bước 2: Sau khi tạo danh mục mới. Danh mục vừa tạo được thêm vào danh sách các
danh mục khóa học. Chọn một danh mục mà muốn thêm khóa học mới vào. Hệ thống
sẽ hiển thị ra danh sách các khóa học thuộc danh mục đó (Hình 2.6). Nếu muốn tạo khóa
học mới, chọn ‘Tạo khóa học mới’ hệ thống sẽ hiện lên các trường để nhập thông tin
cho khóa học mới, sau đó nhấn lưu và trả về (Hình 2.7).

Hình 2.6: Quản lý khóa học

Hình 2.7: Tạo khóa học
Bước 3: Sau khi tạo khóa học thành công, có thể ghi danh thành viên vào khóa học.


11

Hình 2.8: Ghi danh thành viên vào khóa học

Chọn Enrol users. Một popup xuất hiện hiển thị các trường tìm kiếm và vai trò(1).
Chọn vai trò của thành viên và ghi danh thành viên với vai trò đã chọn (2). Chọn những
thành viên để thêm vào khóa học (3).
Sau đó nhấn ‘Enrol users’. Kết thúc việc ghi danh. (Hình 2.8)
Trong hệ thống có thể thay đổi phương thức ghi danh cho thành viên. Moodle hỗ trợ 3
phương thức:
 Manual enrolments: Chỉ giáo viên dạy khoá học đó hoặc quản trị (admin) mới có thể
ghi danh cho thành viên.
 Guest Access: Cho phép khách vãng lai (không đăng nhập vào Moodle) tham gia
khóa học.
 Self enrolments: Cho phép thành viên tự ghi danh vào khóa học. Giáo viên dạy khóa
học đó có thể đặt mật khẩu để những thành viên nào biết được mật khẩu mới có thể
ghi danh vào.

Hình 2.9: Danh sách thành viên

Hình 2.10: Phương thức ghi danh
Bước 4: Bước này là bước cũng thêm thành viên vào khóa học, nhưng là thêm 1 cohort
vào khóa học.


12

Vào Quản trị hệ thống admin  Thành viên  Các khóa  Thêm một khóa người học
(cohort). Hệ thống xuất hiện các trường để tạo một cohort, sau khi nhập các trường và
nhấn lưu (Hình 2.11).

Hình 2.11: Tạo Cohort
Xem các danh sách cohort đã tạo, vào Quản trị hệ thống admin  Thành viên  Các
khóa  All cohort (Tất cả cohort).

Thêm các thành viên vào cohort xem trên danh sách cohort bên cột chỉnh sửa (edit) sẽ
thấy biểu tượng gán (Assign) rồi chọn biểu tượng đó. Sau đó hệ thống sẽ hiện tất cả
thành viên trong hệ thống để người dùng có thể chọn thành viên thêm vào cohort
(Potential users).

Hình 2.12: Thêm thành viên vào cohort
Sau khi tạo cohort, thêm cohort vào khóa học. Thêm cohort vào khóa học giống như
bước 3 nhưng khi đã tạo được cohort thì popup sẽ hiển thị trường cohort.


13

Hình 2.13: Thêm cohort vào khóa học
2.9.1.2 Các dạng khóa học được Moodle hỗ trợ
 Định dạng chuẩn SCORM: hỗ trợ học theo silde thời gian thực, các bài giảng
trực tuyến, nhúng slide vào bài giảng trực tuyến và tự động chạy, bắt buộc học viên
phải học theo một khung thời gian cố định. Hỗ trợ video với chất lượng thấp(bé
hơn 10MB).
 Định dạng chuẩn LAMS: hỗ trợ học theo quá trình tuần tự, chủ động cho học
viên, hỗ trợ các bài giảng dạng tĩnh, ít hỗ trợ media.
 Dang chủ đề: chủ động được việc sắp xếp chương trình học theo một đề cương
cho trước.
 Dang theo tuần: chủ động được thời gian học theo quy định cho học viên và giảng
viên.
 Diễn đàn cộng đồng: Một khóa học theo kiểu thảo luận theo các chủ để khác nhau
trên một diễn đàn.
2.9.2 Chức năng quản lý thành viên
Quản lý thành viên là chức năng cho phép người quản trị có thể tạo thành viên
mới, phân quyền cho các thành viên và sắp xếp thành viên vào một nhóm mà trong
nhóm đó chỉ có thể thực hiện các quyền đã được chỉ định…

2.9.2.1 Đăng ký thành viên mới
Bước 1: Tại khu vực quản trị, chọn Quản trị hệ thống  Thành viên Tài
Khoản  Thêm thành viên mới. Hệ thống sẽ hiện lên các trường để nhập thông tin của
thành viên mới. Sau khi nhập các trường nhấn ‘Tạo người dùng’.


14

Hình 2.14: Đăng ký thành viên
Bước 2: Sau khi tạo thành công, thành viên mới sẽ xuất hiện trong danh sách hệ thống
Moodle.

Hình 2.15: Danh sách thành viên trong hệ thống
2.9.2.2 Phân quyền cho thành viên
Sau khi tạo thành viên thành công, cấp cho thành viên đó các quyền để thao tác
trên Moodle. Trên Moodle có các nhóm thành viên tương ứng với các quyền sau:
 Quản trị viên: Quản lý user, course, template, module,…
 Giáo viên: Có thể làm mọi việc bên trong khóa học bao gồm:cập nhật bài giảng, đề
thi, tương tác với học viên,...
 Học viên: tham gia các khóa học khi được phép, làm bài thi,…
 Giáo viên biên soạn: Có thể tạo các khóa học và giảng dạy khóa học đó.


15

 Giáo viên trợ giảng: Có thể dạy và cho điểm học viên, nhưng không thể sửa đổi các
hoạt động học tập.
 Thành viên xác thực: Tất cả các thành viên đã được đăng nhập.
Bước 1: Với quyền admin, chọn Trang chủ hệ thống  biểu tượng cài đặt chọn
More  Thành viên  Các vai trò đã bổ nhiệm. Moodle hiện lên danh sách nhóm người

dùng để thêm thành viên vào các nhóm. Chọn một nhóm người dùng mà muốn thêm
thành viên vào.

Hình 2.16: Bổ nhiệm vai trò
Bước 2: Hệ thống hiện lên danh sách các thành viên đã có trong nhóm ở cột bên trái và
danh sách các thành viên chưa thuộc nhóm. Tại đây có thể chọn thành viên và thêm vào
nhóm.

Hình 2.17: Cấp quyền vai trò cho thành viên
Để phân quyền cho các nhóm người dùng quản trị, có thể làm theo các trình tự
sau: Tại khu vực quản trị, chọn Quản trị hệ thống  Thành viên  Các quyền  Quản
trị trang. Hệ thống sẽ hiện lên các danh sách các nhóm người dùng quản trị trang.
Hệ thống cho phép người dùng có thể tạo vai trò mới và phân quyền cho vai trò
mới tùy theo người quản trị trang. Quản trị hệ thống  Thành viên  Các quyền 
Xác định vai trò  Thêm vai trò. Chọn ‘không có vai trò’ (tùy theo người quản trị tạo)


16

rồi nhấn tiếp tục. Hệ thống sẽ hiện ra các trường tạo ra vai trò mới khi nhập đầy đủ thông
tin, sau đó nhấn ‘Tạo vai trò’.
Lưu ý: Khi kéo xuống thấy mục ‘Quyền’ đây chính là các quyền mà vai trò được phép
thực hiện trong hệ thống tùy theo người quản trị tạo ra.

Hình 2.18: Các quyền vai trò trong moodle
2.9.3 Chức năng quản lý Module
2.9.3.1 Thêm module activity/resource cho khóa học
Bước 1: Đăng nhập bằng tài khoản giáo viên. Sau đó chọn khóa học muốn
thêm hoạt động (activity). Sau đó tìm biểu tượng cài đặt  Bật chế độ chỉnh sửa.


Hình 2.19: Thêm hoạt động và tài nguyên
Bước 2: Chọn ‘Thêm hoạt động và tài nguyên’. Một danh sách các hoạt động và
tài nguyên (activity/resource) hiện ra cho người dùng lựa chọn. Activity là các hoạt động
của khóa học như bài tập, assignment, quiz, … . Resource là các tài nguyên của khóa
học đó như bài học, các tập tin…


17

Hình 2.20: Tất cả các hoạt động và tài nguyên
Chọn hoạt động và tài nguyên muốn thêm vào khóa học, rồi chọn ‘Thêm’.
Moodle sẽ hiện lên các thông tin các trường để người dùng thêm thông tin và các file.
Các trường có đánh dấu * màu đỏ là trường đó bắt buộc điền thông tin. Sau đó chọn
‘Lưu và trở về khóa học’.
2.9.3.2 Thêm module đề thi trắc nghiệm cho khóa học
Trước khi thêm module đề thi trắc nghiệm, phải tạo ngân hàng câu hỏi trước.
Bước 1: Soạn đề thi theo định dạng hình bên dưới và lưu lại file với phần đuôi là
.txt và dấu kẻ gạch ngang trong hình là khoảng cách các dòng để phân biệt các câu hỏi.

Hình 2.21: Mẫu file thêm đề thi
Bước 2: Chọn một môn học tìm biểu tượng cài đặt, chọn ‘More’, tiếp theo chọn
Quản trị khóa học  Ngân hàng câu hỏi  Nhập. Hệ thống sẽ hiện lên giao diện nhập


×