Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC ĐÌNH HOÀNH SƠN LUẬN VĂN THẠC SỸ MỸ THUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ LÊ HỒNG

HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG NGHỆ THUẬT
CHẠM KHẮC ĐÌNH HOÀNH SƠN

LUẬN VĂN THẠC SỸ MỸ THUẬT

HÀ NỘI – 2017


2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ LÊ HỒNG

HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG NGHỆ THUẬT
CHẠM KHẮC ĐÌNH HOÀNH SƠN

LUẬN VĂN THẠC SỸ MỸ THUẬT


Chuyên ngành : Mỹ thuật tạo hình (Hội họa)
Mã số

: 60 21 01 02

Niên khóa

: K18(2015-2017)

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
PGS.TS. LÊ VĂN SỬU

HÀ NỘI – 2017


3

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
ĐH

:

Đại học

ĐHMTVN :

Đại học Mỹ Thuật Việt Nam

GS


:

Giáo sư

Tr

:

Trang

PGS

:

Phó giáo sư

TS

:

Tiến sỹ

Tp

:

Thành phố

H


:

Hình

VMT

:

Nxb

:

Viện Mỹ Thuật

Nhà xuất bản


1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................3
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài................................................................................4
3. Mục đích của luận văn .....................................................................................10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................10
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................10
6. Đóng góp của luận văn ....................................................................................11
7. Kết cấu của luận văn .......................................................................................11
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ......12
1.1. Một số khái niệm sử dụng trong đề tài ..........................................................12

1.1.1. Khái niệm “hình tượng con người”. ...........................................................12
1.1.2. Khái niệm “ nghệ thuật chạm khắc đình làng” ..........................................14
1.1.3. Khái niệm “hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc đình làng”....16
1.2. Khái quát về đình Hoành Sơn .......................................................................18
1.2.1. Lược sử đình Hoành Sơn ..........................................................................18
1.2.2. Khái quát kiến trúc đình Hoành Sơn .........................................................20
1.2.3. Khái quát nghệ thuật chạm khắc đình Hoành Sơn .....................................23
Tiểu kết chương 1.................................................................................................26
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG
NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC ĐÌNH HOÀNH SƠN ...................................27
2.1. Hình tượng con người được thể hiện qua nội dung chủ đề nghệ thuật chạm
khắc ......................................................................................................................27
2.1.1. Hình tượng con người trong lao động sản xuất. ........................................27
2.1.2. Hình tượng con người trong đời sống sinh hoạt ........................................29
2.1.3. Hình tượng con người trong hoạt động vui chơi giải trí. ...........................32
2.2. Hình tượng con người được thể hiện qua hình thức nghệ thuật chạm khắc ............35


2

2.2.1. Hình tượng con người thể hiện qua hình khối. ..........................................35
2.2.2. Hình tượng con người thể hiện qua đường nét. .........................................40
2.2.3. Hình tượng con người thể hiện qua cấu trúc tỉ lệ.......................................43
Tiểu kết chương 2.................................................................................................45
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI
TRONG NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC ĐÌNH HOÀNH SƠN VÀ NHỮNG
BÀI HỌC RÚT RA TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ................................47
3.1. Giá trị nghệ thuật của hình tượng con người trong chạm khắc đình Hoành
Sơn ........................................................................................................................47
3.2. Bài học rút ra từ việc nghiên cứu đề tài hình tượng con người trong chạm

khắc đình Hoành Sơn ...........................................................................................54
Tiểu kết chương 3.................................................................................................55
KẾT LUẬN .........................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................59
PHỤ LỤC ẢNH MINH HỌA...........................................................................62


3

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đình làng là công trình kiến trúc quen thuộc và thân thuộc đối với cư dân
sống trong cộng đồng làng xã. Hầu như ở mỗi làng quê Việt Nam, đều có một
ngôi đình, nhất là vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nó là sản phẩm chung của cộng
đồng, do tất cả các thành viên góp công tạo dựng nên. Đình làng là nơi sinh hoạt,
hội họp, vui chơi của cả cộng đồng làng …. Đặc biệt đình cũng là một công trình
kiến trúc điêu khắc, nơi biểu đạt tư tưởng, tình cảm, những rung động của người
thợ - những nghệ sỹ dân gian thể hiện cuộc sống muôn vẻ của làng quê thông
qua nghệ thuật chạm khắc.
Đình Hoành Sơn, Nam Đàn, Nghệ An là một ngôi đình nổi tiếng. Đây là
một di tích được xếp hạng quốc gia vào năm 1984. Hệ thống kiến trúc này nằm
ven chân đê, trên bờ hữu ngạn sông Lam, thuộc làng Hoành Sơn, xã Khánh Sơn,
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Trải qua bao thời gian, nhiều biến động lịch sử,
sự tàn phá của thiên tai và con người, hiện nay di tích cấp quốc gia đã và đang
xuống cấp nghiêm trọng. Nhưng những gì còn sót lại vẫn khẳng định giá trị nghệ
thuật ở đây vô cùng độc đáo và đậm nét.
Đình Hoành Sơn cũng nằm trong kiểu thức chung của các đình cùng thời,
nhưng nghệ thuật chạm khắc đình Hoành Sơn được đánh giá có nét đặc sắc
riêng. Đình được xây dựng vào khoảng thế kỷ 18, khi mà đình làng ở miền Bắc
bắt đầu vắng hình tượng con người. Tuy nhiên ở đây lại xuất hiện phong phú

hình ảnh chạm khắc về con người. Nếu như các đình khác ở miền trung ít có
hình tượng con người thì đình Hoành Sơn lại chứa đựng những bức chạm vô
cùng hấp dẫn thể hiện cảnh sinh hoạt dân gian cũng như phong tục tập quán,
những hoạt động trong ngày lễ hội vô cùng sinh động trên các ván nong. Hình
ảnh con người hài hòa cân đối, thuận mắt không gian mang tính ước lệ. Một điều
khá đặc biệt nữa là trên nhiều bức chạm được khắc chữ để khái quát nội dung
bức chạm, ngoài ra đó còn làm chặt thêm bố cục.


4

Hình tượng con người ở đình Hoành Sơn có những nét độc đáo so với các
đình khác ở phía Bắc vùng đồng bằng Bắc Bộ ở thế kỷ 17 và đình Trung Cần,
Nghệ An ở thế kỷ 18. Nét độc đáo được thể hiện ở nội dung với các chủ đề lao
động sản xuất, đòi sống sinh hoạt, vui chơi giải trí; hình thức thể hiện hình tượng
con người như đường nét, hình khối, tỷ lệ để tạo nrrn một hình tượng nghệ thuật
sống động.
Đã có nhiều nhà nghiên cứu về đình Hoành Sơn nhưng trên phương diện
tìm hiểu di tích và văn hóa lịch sử. Có một số tài liệu viết về đình Hoành Sơn
nhưng ở góc độ giới thiệu về đình làng hay nêu khái quát về kiến trúc cũng như
chạm khắc của đình. Chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về hình tượng con
người trong chạm khắc của đình. Đây là lí do tôi chọn vấn đề nghiên cứu hình
tượng con người trong chạm khắc đình Hoành Sơn để làm luận văn tốt nghiệp.
Qua đó sẽ giúp cá nhân tôi có thể hiểu được nội dung cũng như hình thức thể
hiện hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc đình Hoành Sơn. Rút ra
được giá trị nghệ thuật và bài học của hình tượng con người trong nghệ thuật
chạm khắc đình Hoành Sơn, hiểu được sự sáng tạo trong nghệ thuật chạm khắc
đình và góp phần giữ gìn phần nào giá trị to lớn của nghệ thuật chạm khắc cổ
Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

*Tư liệu sách:
Trong cuốn Hình tượng con người trong nghệ thuật tạo hình truyền thống
Việt [1], tác giả PGS.TS Trần Lâm Biền đã đi sâu phân tích về hình tượng con
người trong các loại hình nghệ thuật truyền thống, trong đó có nghệ thuật chạm
khắc đình làng. Tác giả khẳng định chạm khắc đình làng phát triển rực rỡ nhất là
vào thế kỷ XVII, gắn liền với các đề tài con người và những cảnh sinh hoạt
thường nhật, ít thấy đề tài về cảnh vua quan phong kiến. Tìm hiểu về những bức
chạm khắc đó, chúng ta đều có cảm giác như đang tái hiện diện mạo xã hội
đương thời. Tác giả đã chỉ ra một số đề tài thường thấy trên các bức chạm khắc


5

đình làng thời kỳ đó như: vũ nữ thiên thần, cảnh đấu võ (đấu vật, cưỡi ngựa đấu
đao…), săn đấu với thú dữ, chèo thuyền, chọi gà, các trò vui ngày hội (chơi cờ,
hát của đình, đá cầu, uống rượu), cảnh múa nhạc. Nhưng nổi bật hơn cả là cảnh
trai gái tình tự, đàn bà khỏa thân.
Trong cuốn Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt [2],
PGS.TS.Trần Lâm Biền, NXB Mỹ Thuật Hà Nội. Công trình nghiên cứu chủ
yếu tập trung vào chủ đề, thủ pháp tạo hình và kỹ thuật thể hiện hình tượng con
người trong chạm khắc đình làng. Từ đó đưa ra những nhận định về những giá
trị trong nghệ thuật trang trí truyền thống của dân tộc.
Trong cuốn Về tính dân tộc của nghệ thuật tạo hình [28], tác giả Trần
Đình Thọ biên tập, là tập hợp nhiều bài viết về tính dân tộc trong các tác phẩm
tạo hình. Có nhiều bài đề cập tới điêu khắc đình làng nhìn từ góc độ văn hóa.
Tác giả cho rằng, các chủ đề thể hiện trong những công trình kiến trúc đình, đền,
chùa đều mang hình tượng thực sự của hiện thực…Nó là hình tượng của một
cảnh sinh hoạt cụ thể, nhưng lại mang tính của thời đại.
Trong cuốn Điêu khắc đình làng [3, tr.40,45], tác giả Trương Duy Bích
đã nhận định, sự phát triển của phù điêu đình làng không chỉ đơn thuần nhằm

giải quyết trang trí, làm giảm nhẹ cảm giác nặng nề của kiến trúc mà làm bật lên
tiếng nói mới. Tiếng nói của tâm tư tình cảm người lao động, những suy nghĩ
nguyện ước của đời thường .
Trong cuốn Văn minh vật chất của người Việt [32, tr.507], nhà phê bình
mỹ thuật Phan Cẩm Thượng đã nêu lên nguồn gốc các chủ đề sinh hoạt thường
nhật của con người trên những mảng chạm khắc trang trí đình làng dưới góc độ
văn hóa học. Ông cho rằng những người thợ dân gian xưa đã khéo léo, khôn
ngoan đưa những đề tài dân gian vào điêu khắc đình làng dưới bức màn tôn giáo.
Qua quá trình tìm hiểu ông cho rằng phù điêu đình làng có thể coi là cuốn dã sử
tái hiện lại cuộc sống của người dân lúc bấy giờ: “Cái nhìn tín ngưỡng và nho
giáo dưới góc độ dân gian vẫn là hình thức bên ngoài của những bức phù điêu,


6

nhưng bên trong đầy rẫy những hoạt cảnh dung tục và thường ngày như người
dân đang sống và vẫn sống như thế”
Trong cuốn Đình làng Nghệ An với lễ hội dân gian [27], Phan Xuân
Thành, Nxb Nghệ An, tác giả có nêu tổng quan tư liệu về đình làng Nghệ An,
nguồn gốc đình làng, kiến trúc đình qua không gian, thời gian, điêu khắc đình
làng, thần và tín ngưỡng đình, lễ hội đình làng. Sách nêu khái quát các phần, kể
cả phần chạm khắc đình tác giả nói sơ lược, chưa cụ thể chi tiết phần chạm khắc
và nội dung chạm khắc trong đình Hoành Sơn.
Trong cuốn Hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc đình làng
vùng châu thổ sông Hồng [25], Trần Đình Tuấn, Nxb Lao động, tác giả nghiên
cứu hình tượng con người trang trí truyền thống, trong nền văn hóa Đông Sơn.
Nội dung chủ đề của hình tượng con người bắt đầu từ thời kỳ đồ đồng đến thế kỷ
XIX. Trong bài có nhắc đến đình Hoành Sơn, đình Trung Cần ở Nghệ An theo
cách khái quát chung, không đi sâu phân tích hình tượng con người trong chạm
khắc.

Trong cuốn Mỹ thuật đình làng đồng bằng Bắc Bộ (7, tr.21), tác giả
Nguyễn Văn Cương đã miêu tả nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đình làng theo
sự phân cắt các biểu tượng với các tư liệu hết sức phong phú. Theo tác giả, các
yếu tố văn hóa đã chi phối các giá trị thẩm mỹ, mô thức thẩm mỹ của người Việt
khi nghiên cứu mỹ thật đình làng góc độ nghệ thuật học.
Trong cuốn Mỹ thuật thời Mạc [5], tác giả Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Du
Chi,Trần Lâm, Nguyễn Bá Vấn đã đưa ra và phân tích các đặc điểm trang trí thời
Mạc trên một số ngôi đình. Đó là những hoạt cảnh người, thể hiện rất rõ tính
chất dân dã, đồng thời đề tài này như nét khởi đầu cho sự phát triển rầm rộ của
nghệ thuật tạo hình nhiều nét dân gian cuối thế kỷ XVII.
Trong cuốn Tiếp xúc với nghệ thuật [37], nhà phê bình mỹ thuật Thái Bá
Vân qua bài nghiên cứu “ Điêu khắc đình làng” đã viết một cách sâu sắc về nền
điêu khắc đình làng. Theo đó ông nhận định về loại hình nghệ thuật này dưới


7

góc độ văn hóa, là sự tiếp nối mỹ thuật truyền thống của dân tộc, có đủ sự đóng
góp của nghệ thuật Lý, Trần, Mạc….Điều đó chứng tỏ sự phát triển liên tục của
dòng nghệ thuật. Tác giả cũng khẳng định, nghệ thuật điêu khắc đình làng mang
tính truyền thống có kế thừa và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử, đó chính
là biểu hiện của sự tiếp diễn văn hóa qua nhiều thời kỳ.
Trong cuốn Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt [11], tác
giả Trần Lâm Biền đã kết luận về hoa văn trang trí hình tượng con người trong
chạm khắc truyền thống như sau: Về đề tài con người, tổ tiên chúng ta đã đi từ
con người vũ trụ (thần linh hoặc linh nhân nơi thiên quốc), là những nhạc sỹ
thiên thần, vũ nữ thiên thần, nhạc công đầu người mình chim… đang chuyển dần
sang thiên thần dưới dạng thế nhân. Để rồi từ thế kỷ XVI nhất là thế kỷ XVII, sự
náo nức làm ồn ào tâm tưởng được thể hiện qua các hoạt cảnh gắn với đời
thường, là các cảnh vui chơi và ước vọng ngày hội. đặc biệt là cảnh tình tự nam

nữ quá bạo mạnh, khiến chúng ta ngờ vực về vai trò đạo Nho trong xã hội bình
dân, mà chuyển sự suy tư sang mối quan hệ âm dương
*Tư liệu từ các luận án.
Luận án tiến sỹ lịch sử Đình Võ Liệt trong bối cảnh đình làng Nghệ An
[27], Phan Xuân Thành, Viện Khảo Cổ Học. Luận án nghiên cứu sâu về kiến
trúc và điêu khắc của đình Võ Liệt. Ngoài ra trong luận án tác giả có giới thiệu
sơ lược về kiến trúc và điêu khắc đình Hoành Sơn. Chưa đi vào chi tiết nội dung
hình tượng con người trong các bức chạm khắc.
Luận án tiến sỹ Những ngôi đình làng thế kỷ XVI ở Việt Nam [12],
Nguyễn Hồng Kiên đã đi sâu nghiên cứu về loại hình kiến trúc đình làng trong
lịch sử. Đặc biệt luận án đi sâu nghiên cứu những kiến trúc đình làng có niên đại
sớm ở nước ta, đặt tiền đề cho việc nghiên cứu hệ thống kiến trúc đình làng giai
đoạn sau này.
*Tư liệu từ các luận văn.


8

Luận văn thạc sỹ mỹ thuật Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và văn hóa
đình làng Việt Nam [10], Phan Văn Hùng, trường ĐHMTVN. Tác giả nghiên
cứu nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đình làng, trong luận văn tác giả có nêu
một số ngôi đình của miền trung một cách khái quát chưa cụ thể, chưa nói đến
nội dung các bức chạm khắc trong ngôi đình.
Luận văn thạc sỹ mỹ thuật “Nghệ thuật chạm khắc đình làng Hưng Lộc,
Nam Định”[36], Lương Văn Phường, trường ĐHMTVN.Trong luận văn tác giả
có nói đến giá trị nghệ thuật tạo hình, chạm khắc trong ngôi đình, nhưng chư nói
rõ chạm khắc có hình tượng con người được thể hiện như thế nào qua hình thức
và nội dung trong chạm khắc của đình.
Luận văn thạc sỹ mỹ thuật “Nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc đình Thượng
Phú- Thanh Hóa”[19], Nguyễn Hồng Quân, trường ĐHMTVN.Tác giả có

nghiên cứu về nghệ thuật chạm khắc đình làng Thượng Phú với những đề tài,
ngôn ngữ tạo hình và thủ pháp tạo hình, kỹ thuật chạm khắc đình Thượng Phú.
Luận văn thạc sỹ mỹ thuật “ Nghệ thuật điêu khắc đá lăng Vũ Hồng
Lượng”[16], Vũ Thị Kim Ngân, trường ĐHMTVN. Tác giả đã nghiên cứu tạo
hình nghệ thuật điêu khắc đá lăng Vũ Hồng Lượng. Nêu bố cục. hình khối, chất
cảm, không gian trong tạo hình điêu khắc đá.
*Tư liệu từ các tạp chí mỹ thuật.
Tạp chí Mỹ thuật Ý nghĩa của việc nghiên cứu di sản đình làng vùng đồng
bằng Bắc bộ [20, tr.64,70], Lê văn Sửu có nêu khái quát về công việc nghiên
cứu di sản văn hóa đình làng, ý nghĩa của công việc nghiên cứu đình làng đối với
giảng viên, sinh viên mỹ thuật và cả cộng đồng. Tác giả không nêu nghệ thuật
chạm khắc đình làng trong đó có hình tượng con người.
Tạp chí Mỹ thuật Phóng cách tạo hình tiên nữ đình làng Bắc bộ thế kỷ
XVII [14, tr.22,32], Lê Thị Liễu nghiên cứu những chạm khắc tiêu biểu về tiên
nữ đình làng Bắc bộ thế kỷ XVII. Việc đi sâu vào tìm hiểu motip tiên nữ cho
một kết quả đáng ngạc nhiên về mật độ xuất hiện của nhân vật trên chạm khắc


9

đình làng, các chạm khắc tiên nữ với rất nhiều hình dạng khác nhau và có các đề
tài gắn với hình tượng này. Tác giả chỉ nghiên cứu hình tượng tiên nữ không
nghiên cứu hình tượng con người trong chạm khắc đình làng.
Tạp chí Mỹ thuật Trò chơi dân gian trên chạm khắc đình làng đồng bằng
Bắc bộ thế kỷ XVII [33, tr.13,19], Tòng Thị Trang đã nêu các hoạt cảnh trò chơi
dân gian trên chạm khắc đình làng và nêu đặc trưng của chạm khắc. trong bài
viết tác giả có nêu các trò chơi dân gian như đua thuyền, đánh cờ mà những trò
chơi đó ở đình Hoành Sơn cũng thể hiện trong chạm khắc
*Tư liệu từ các tiểu luận tốt nghiệp.
Tiểu luận tốt nghiệp Hình tượng con người trong chạm khắc gỗ đình làng

Lâu Thượng Việt Trì Phú Thọ[15], Bùi Đức Mạnh trường ĐHMTVN. Tác giả
cũng nói qua về chức năng của đình làng, kiến trúc đình làng thế kỷ XVII, nghệ
thuật chạm khắc (chạm nông, chạm lộng, chạm bong, chạm kênh), nêu khái quát
hình tượng con người trong chạm khắc đình làng và hình tượng con người trong
chạm khắc gỗ đình Lâu Thượng Việt Trì Phú Thọ. Tác giả chưa đề cập đến phần so
sánh hình tượng con người trong đình Lâu Thượng với một số đình trong vùng cũng
như một số đình trong vùng đồng bằng sông Hồng cùng thế kỷ với nhau.
Tiểu luận tốt nghiệp Đề tài sinh hoạt trong chạm khắc đình làng Việt
Nam, [24], Lê Anh Tuấn, trường ĐHMTVN. Tác giả đã nêu lịch sử, chức năng,
kiến trúc của đình làng. Sự phong phú về nội dung cũng như hình thức thể hiện
đề tài sinh hoạt trong chạm khắc đình, tác giả giới thiệu những bức chạm khắc
tiêu biểu trong một số đình vùng đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có bức “chèo
thuyền rồng” ở đình Hoành Sơn. Tác giả có nêu qua những đặc điểm chạm khắc
hình tượng con người bị ảnh hưởng của phật giáo nhưng tác giả không đề cập
đến ảnh hưởng của nho giáo trong chạm khắc đình làng .
Tiểu luận tốt nghiệp Hình tượng con người trong tranh dân gian Đông
Hồ- chạm khắc đình làng – múa rối nước [30], Đào Thị Phương Thùy, tiểu luận
tốt nghiệp, trường ĐHMTVN. Mục đích của tác giả là nghiên cứu về việc xây


10

dựng hình tượng nghệ thuật con người trong ba dạng nghệ thuật là dân gian
Đông Hồ, chạm khắc đình làng và rối nước nhằm tìm ra những nét tương đồng
và khác biệt. Cũng là đề tài hình tượng con người nhưng tác giả chưa đi sâu về
đề tài của con người trong chạm khắc đình làng.
3. Mục đích của luận văn
- Nghiên cứu nội dung và hình thức thể hiện hình tượng con người trong
nghệ thuật chạm khắc đình Hoành Sơn để làm rõ cách xây dựng nhân vật trong
nghệ thuật chạm khắc đình làng.

- Rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc thể hiện hình tượng con
người trong nghệ thuật chạm khắc Việt Nam để ứng dụng vào trong học tập và
sáng tác của cá nhân.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu :
- Nghiên cứu hình tượng con người trong các mảng chạm khắc đình
Hoành Sơn.
Phạm vi nghiên cứu :
- Đề tài tập trung chủ yếu nghiên cứu các mảng chạm khắc gỗ phù điêu
trang trí trên kiến trúc đình Hoành Sơn có hình ảnh con người.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điền dã: đi thực tế để khảo sát tình hình một số vùng, địa
phương có những di tích chạm khắc đình làng để chụp ảnh lấy tài liệu nhằm
minh chứng cho vấn đề nêu ra .
- Phương pháp thu thập thông tin: luận văn tổng hợp các tài liệu, hệ thống
tư liệu ảnh, văn bản, sách, tạp chí… để tìm kiếm thông tin về những vấn đề liên
quan đến hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc đình làng. Từ đó xử
lý, tổng hợp, hệ thống nhằm làm sáng tỏ hình tượng con người trong nghệ thuật
chạm khắc đình Hoành sơn .


11

- Phương pháp phân tích: dùng các lý luận ngôn ngữ trong mỹ thật học
phân tích diễn giải vấn đề mình nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: tiến hành so sánh hình tượng con người trong
chạm khắc đình Hoành Sơn với một số công trình kiến trúc chạm khắc khác trong
vùng và vùng đồng bằng Bắc Bộ , nhằm chỉ ra vẻ đẹp độc đáo hấp dẫn riêng về nội
dung cũng như tạo hình của hình tượng con người trong đình Hoành Sơn
- Phương pháp diễn dịch: được áp dụng để trình bày và làm rõ vấn đề

nghiên cứu.
- Phương pháp mỹ thuật học: dùng các lý luận ngôn ngữ trong mỹ thật
học phân tích diễn giải vấn đề mình nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn đưa ra một cái nhìn toàn cảnh, tập trung về nội dung và hình
thức thể hiện hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc đình Hoành
Sơn. Qua đó cho ta thấy giá trị nghệ nghệ thật đặc sắc của hình tượng con người
trong chạm khắc đình Hoành Sơn, từ đó rút ra được bài học từ việc nghiên cứu
đề tài.
- Luận văn góp phần bổ sung thêm phần nhỏ kiến thức, tài liệu nghiên cứu
lý luận nghệ thuật chạm khắc đình Hoành Sơn , Nghệ An
7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu (10 trang), kết luận (2 trang),
phục lục (15 trang), tài liệu tham khảo (3 trang).
Nội dung chính được chia làm 3 chương :
Chương 1: Những vấn đề chung để nghiên cứu đề tài (16 trang)
Chương 2: Nghiên cứu hình tượng con người trong chạm khắc đình
Hoành Sơn (20 trang)
Chương 3: Giá trị nghệ thuật của hình tượng con người trong nghệ thuật
chạm khắc đình Hoành Sơn và bài học rút ra từ việc nghiên cứu đề tài.(10 trang)


12

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Một số khái niệm sử dụng trong đề tài
1.1.1. Khái niệm “hình tượng con người”.
Khái niệm hình tượng
Theo “Từ điển Tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên giải thích từ “hình tượng”

là sự phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ thuật dưới hình thức
những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình, nhận thức trực tiếp bằng cảm
tính.[ 18, tr.573]
Trong cuốn” từ điển mỹ thuật phổ thông” của Đặng Bích Ngân có giải thích
thuật ngữ “ hình tượng” là “ hình ảnh của các sự vật, trọng tâm là người, vật,
phong cảnh thông qua sự ghi chép thực tế hoặc trí nhớ của họa sỹ. Bằng óc sáng
tạo và bàn tay khéo léo, họa sỹ đã tạo ra những hình tượng trong tranh, còn nhà
điêu khắc tạo ra các hình tượng trong các phù điêu, tượng tròn…Nhà văn thể
hiện được những hình tượng điển hình cũng như những họa sỹ vẽ được những
hình tượng đặc trưng về nhân vật hoặc về khung cảnh thiên nhiên. Ở đây từ hình
tượng có ý nghĩa sâu sắc và đặc trưng gạn lọc từ các hình ảnh dễ thấy hoặc quá
quen thuộc bởi sự sáng tạo của người nghệ sỹ. Các hình tượng này thường tác
động mạnh đến người xem…[17,tr,85]
Trong cuốn “ từ điển Bách khoa Việt Nam” do hội đồng quốc gia chỉ đạo
biên soạn có giải thích thuật ngữ “hình tượng” là “ một đối tượng được được sản
sinh ra bằng hư cấu hay sự tưởng tượng sáng tạo của nghệ sỹ theo những quan
điểm thẩm mỹ nhất định giúp cho người ta hình dung được các sự vật, các sự
kiện, những con người như khả năng vốn có của chúng. Ở mỗi loại hình nghệ
thuật, hình tượng được bộc lộ dưới nhiều dạng khác nhau muôn hình muôn vẻ
tùy theo lý tưởng thẩm mỹ nói chung và quan điểm thẩm mỹ cụ thể của từng tác
giả. Song dù khác nhau thế nào, hình tượng vẫn có một cái chung: hình tượng là


13

kết quả của một phương thức tái tạo nào đó (con người, hoàn cảnh xã hội, cảnh
vật…) dưới một dạng tương đồng hoặc gũi và phù hợp với khả năng tồn tại
khách quan của chúng.
Trong mỹ học, thông thường thuật ngữ “hình tượng” được dung với hai
nghĩa: Nghĩa rộng để chỉ đặc điểm chung về phương thức phản ánh đời sống của

tất cả các loại hình nghệ thuật, phân biệt nghệ thuật với khoa học và các hình
thái ý thức xã hội khác: Nghĩa hẹp ( trong phạm vi tác phẩm) dùng để chỉ các
nhân vật trong tác phẩm.
Hình tượng là sự phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ thuật
dưới hình thức những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình. Hình tượng là sản
phẩm sự nhận thức thẩm mỹ của con người trong quá trình phản ánh thế giới ở
lĩnh vực văn hóa mỹ thuật. Tuy hình tượng được hình thành trong mối quan hệ
giữa thế giới hiện thực khách quan với nhận thức chủ quan của con người nhưng
nó không phải là bản sao chép một cách máy móc theo đúng nguyên mẫu của thế
giới hiện thực bởi nó thuộc thế giới của sự sáng tạo. Hình tượng không chỉ phản
ánh hiện thực mà còn khái quát hóa, điển hình hóa toàn bộ thế giới hiện thực,
nhằm tìm ra được những yếu tố cốt lõi nhất của hiện thực khách quan. Nghệ
thuật được tư duy bằng hình tượng và không có hình tượng thì nghệ thuật không
thể tồn tại bởi vì trong các tác phẩm nghệ thuật, tất cả những gì tiềm ẩn ở bên
trong đều được phát lộ lên bề mặt tác phẩm. Tính hình tượng được xem là đặc
trưng chung, chủ yếu của tất cả các loại hình nghệ thuật ( văn học, hội họa, âm
nhạc, điện ảnh, điêu khắc…).
Từ những phân tích khái niệm hình tượng được trích dẫn từ các quyển từ
điển kết hợp với những kinh nghiệm trong sáng tác hội họa thì có thể xác định:
khái niệm hình tượng là sản phẩm đặc trưng chủ yếu của các loại hình nghệ
thuật và được hình thành từ sự nhận thức thẩm mỹ của con người trong quá trình
phản ánh hiện thực khách quan.


14

Khái niệm hình tượng con người
Trong hình tượng có rất nhiều hình tượng như hình tượng con người, hình
tượng thiên thiên, hình tượng con vật…nhưng một trong những hình tượng quan
trọng trong tác phẩm nghệ thuật đó là hình tượng con người.

Hình tượng con người vốn rất quen thuộc với mọi người, nhưng làm thế
nào để khác với hình tượng khai thác trước lại là công việc của mỗi nghệ sỹ.
Hình tượng con người trong nghệ thuật tạo hình hay bất kỳ hình tượng nghệ
thuật nào khác đều phải bắt nguồn từ thực tế cuộc sống kết hợp với cảm xúc của
người nghệ sỹ. Nhưng để tạo ra hình tượng con người chừng đó là chưa đủ,
người nghệ sỹ phải nghiên cứu về bối cảnh lịch sử, bối cảnh xã hội rồi từ đó chắt
lọc và sáng tạo nên.
Bằng ngôn ngữ tạo hình các nghệ sỹ đã để lại một kho tàng đồ sộ những
tác phẩm sáng tác về hình tượng con người, nhằm tôn vinh, ca ngợi vẻ đẹp hình
tượng con người. Chúng ta có thể bắt gặp hình tượng con người ở rất nhiều các
tác phẩm với những chất liệu khác nhau như trên mặt trống đồng cổ xưa, trên
những mảng chạm khắc đình làng, trên các chất liệu tranh sơn dầu, sơn mài, lụa,
tranh in…
Qua những phân tích về hình tượng và hình tượng con người có thể kết
luận: hình tượng con người trong nghệ thuật tạo hình là hình tượng mà trong đó
hình ảnh con người là trọng tâm nhân vật trong tác phẩm. Hình tượng con người
trong nghệ thuật được tác giả cô đọng, mô phỏng và sáng tạo nên, nó phản ánh
hiện thực khách quan của cuộc sống.
1.1.2. Khái niệm “ nghệ thuật chạm khắc đình làng”
Khái niệm nghệ thuật chạm khắc
Trong cuốn “ từ điển tiếng Việt” của Hoàng Phê có giải thích thuật ngữ “
chạm khắc”: là tạo nên những đường nét hoặc hình khối nghệ thuật trên mặt vật
rắn bằng cách đục, khắc; chạm là kỹ thuật đục xuống vật liệu như đá, gỗ,
ngà…để làm nổi bật lên các hình tượng nghệ thuật muốn diễn tả.


15

Trong cuốn từ điển “thuật ngữ mỹ thuật phổ thông” của Đặng Bích Ngân
có nêu thuật ngữ “chạm khắc” là vạch trũng xuống những đường nét, hình thể

chữ hoặc văn tự từ một bề mặt cứng như gỗ, kim loại, đá, bằng dụng cụ nhọn sắc
như dao trổ, đục….họa sỹ dùng dao khắc khắc lên những tấm gỗ làm thành ván
in để in tranh; nhà điêu khắc dùng đục, để chạm khắc trên những mặt gỗ hay
phiến đá… ,
Vậy nghệ thuật chạm khắc là sử dụng kỹ thuật đục, khắc, chạm…để tạo
nên những đường nét, hình khối, trên chất liệu như gỗ, đá, ngà, …nhằm làm nổi
bật lên hình tượng nghệ thuật muốn diễn tả.
Khái niệm chạm khắc đình làng
Trong cuốn “Điêu khắc đình làng”, tác giả Trương Duy Bích khẳng định:
“Nghệ thuật điêu khắc đình làng không chỉ đơn thuần mang tính chất trang trí
mà còn tác động mạnh đến cấu kiện kiến trúc về tính thẩm mỹ, làm cho tổng thể
công trình kiến trúc có được tiếng nói mới - Tiếng nói tâm tư, tình cảm của
người dân lao động”. [3,tr .40,45]
Cấu kiện kiến trúc nội thất ở đình làng được tập trung trang trí trên ván
cốn, ván lá đề, xà ngang, vì nách... Để những mảng gỗ đó đẹp có tính thẩm mỹ
các nghệ nhân đã trang trí họa tiết lên đó. Chính các họa tiết đó làm cho giá trị
thẩm mỹ của ngôi đình càng đẹp lên. Sự kết hợp giữa họa tiết và kiến trúc của
ngôi đình càng có giá trị nghệ thuật.
Thông qua chạm khắc đình làng các nghệ nhân đã thể hiện tiếng nói của
mình, tiếng nói tâm tư tình cảm, phản ánh thiên nhiên, con người của dân tộc.
Từ khái niệm chạm khắc và phân tích các cấu kiện trong đình làng thường
chạm họa tiết trang trí có thể kết luận: chạm khắc đình làng là chạm khắc mà các
họa tiết trang trí được người nghệ nhân sử dụng vào các cấu kiện kiến trúc của
đình làng. Các họa tiết đó đem lại giá trị nghệ thuật cho ngôi đình và phản ánh
tâm tư tình cảm của người nghệ sỹ.


16

1.1.3. Khái niệm “hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc đình

làng”
Hình tượng nghệ thuật:
Theo phạm trù cơ bản của mỹ học hình tượng nghệ thuật dùng để chỉ một
hình thức phản ánh hiện thực đặc thù bằng phương tiện nghệ thuật. Hình tượng
nghệ thuật khác với các phạm trù của tư duy khoa học như: khái niệm, phán
đoán, diễn dịch, do tính chất trực tiếp của nó. Đồng thời nó cũng khác với các
phạm trù khác như: cảm giác, tri giác, biểu tượng, vì ngoài sự phản ánh trực tiếp
hiện thực, nó còn nhằm tổng hợp các hiện tượng của đời sống theo một kiểu
riêng. Nó thâm nhập vào bản chất của các hiện tượng đó và làm sáng rõ ý nghĩa
sâu xa của nó. Hình tượng nghệ thuật làm xuất hiện một trong sự thống nhất
khăng khít các yếu tố của nhận thức trực quan tích cực và tư duy trừu tượng,
nhưng đồng thời nó cũng khác về bản chất.
Nếu như khoa học xã hội sử dụng những khái niệm, định nghĩa để thể hiện
mình thì nghệ thuật lấy hình tượng để diễn tả, tái hiện đối tượng, nội dung mà nó
đề cập. Khái niệm hình tượng nghệ thuật từ lâu đã không còn xa lạ với những ai
đã từng tiếp xúc với bất cứ loại hình nghệ thuật nào như: văn học, hội họa, điêu
khắc, ca kịch,… Người nghệ sĩ dùng hình tượng nghệ thuật để nhận thức và cắt
nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình, nhờ những hình tượng
đó mà sự vật hiện tượng được tái hiện một cách sinh động nhưng đồng thời cũng
nhờ nó mà cái tâm, cái tài người nghệ sĩ được thể hiện một cách tròn đầy và vẹn
nguyên nhất.
Từ những nhận định đã phân tích ở trên có thể kết luận hình tượng nghệ
thuật là: phương tiện nghệ thuật nhằm thể hiện cuộc sống phát sinh từ cuộc sống,
tác động vào tình cảm, thức tỉnh tư duy, giúp cho con người thức tỉnh được
mình, thức tỉnh mối quan hệ giữa chủ thể và khác thể, giữa cá nhân và xã hội,
giữa hiện thực và lý tưởng. Hình thượng nghệ thuật là điều kiện đầu tiên để tạo
nên giá trị của tác phẩm nghệ thuật


17


Hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc đình làng:
Đình làng là nơi sinh hoạt, hội họp của cộng đồng làng. Nghệ thuật chạm
khắc ở đình làng rất phong phú với nhiều mootip trang trí khác nhau như các con
vật linh thiêng: rồng, phượng; thiên nhiên: hoa, lá, mây, nước…hoa, lá, mây,
nước. Ngoài ra còn có cả hình tượng con người được các nghệ nhân thể hiện ở
trong các đình làng.
Hình tượng con người trong chạm khắc đình làng không chỉ đơn thuần để
trang trí cho kiến trúc hoặc các hiện vật nào đó, mà chúng là sự kết tinh muôn
đời, muôn thuở của dân tộc Việt Nam. Hình tượng con người gắn vào cuộc sống
thường ngày trước việc ứng xử với cái đẹp, để trở thành những mảng tâm hồn
nhân thế và cõng trên lưng biết bao vấn đề lịch sử, xã hội của dân tộc. Chúng
luôn mang đậm nhiều khía cạnh về tiếng nói và chiếm địa vị vàng son trong văn
hóa nghệ thuật đương thời.
Hình tượng con người trang trí phía trong đình thường được sử dụng chất
liệu gỗ. Vì chất liệu gỗ không chịu được thời tiết khắc nghiệt ngoài trời như
nắng, mưa, gió…
Hình tượng con người trang trí phía ngoài đình thường sử dụng chất liệu
đá như trang trí dọc lan can thềm. lan can bậc thềm . Vì chất liệu đá cứng chịu
được thời tiết khắc nghiệt ngoài trời.
Các vị trí trong chạm khắc đình làng thường được trang trí hình tượng con
người đó là cốn, vì nách, xà ngang…đó là những vị trí mà chúng ta rất dễ nhìn
thấy hình ảnh chạm khắc khi bước vào đình
Những nội dung của hình tượng con người trong chạm khắc đình làng
thường gắn với đời sống con người thực, phản ánh xã hội và lịch sử. Những nội
dung đó thể hiện những khía cạnh khác nhau như hình tượng con người với lao
động sản xuất, hình tượng con người với vui chơi, giải trí, hình tượng con người
với lễ hội…. Hình tượng con người phản ánh đời sống sinh hoạt của nhân dân
lao động,



18

Từ những phân tích trên có thể nhận xét hình tượng con người trong nghệ
thuật chạm khắc đình làng như sau: là những hình tượng nghệ thuật phản ánh
đúng hiện thực cuộc sống của người dân, được thể hiện trong các vị trí kiến trúc
của đình làng . Nó mang lại tính thẩm mỹ cho kiến trúc của ngôi đình đồng thời
nói lên tâm tư tình cảnh của người nghệ nhân chạm khắc.
1.2. Khái quát về đình Hoành Sơn
1.2.1. Lược sử đình Hoành Sơn
Đình Hoành Sơn có tên gọi là đình Ngang, ở làng Nam Hòa Thượng, xã
Khánh Trung , huyện Nam Đàn, tình Nghệ An. Đình được xây dựng trên địa thế
bằng phẳng nhìn về phía Bắc, hướng ra dòng sông Lam, lưng tựa núi, đây được
xem là vị trí đẹp, thuận lợi nhất theo quy luật “ phong thủy” của người xưa:
trước là sông khoáng đạt, sau là núi, là cư dân tạo nên sự ấm cúng cho đình.
Ngôi đình được khởi công xây dựng vào tháng chạp năm Nhâm Ngọ Niên hiệu Cảnh Hưng thứ 23 (tức là vào tháng 12 năm 1763) và đến cuối năm
Quý Mùi (1764) thì hoàn thành. Nghĩa là công việc xây dựng này được làm
trong vòng 1 năm.
Đình Hoành Sơn thờ U Minh Vương Lý Nhật Quang văn võ song toàn, tư
chất hơn người, là con thứ tám của vua Lý Thái Tổ. Ông có công lập làng mới ở
tổng Nam Kim ( thuộc huyện Nam Đàn – Nghệ An). Triều đình phong ông là U
Minh Vương nhưng dân làng tôn ông là Thành Hoàng Tam tòa. Xứ Nghệ có hơn
một trăm nơi thờ ông, trong đó làng Hoành Sơn thờ làm Thành Hoàng ở đình.
Ngoài U Minh Vương Lý Nhật Quang, đình còn thờ Tứ vị Thánh Nương, Quan
Hầu Thông giám. Hiện nay đình còn thờ tám pho tượng Phật và bài vị các khoa
bảng. Dân làng coi đó là các vị Tiên hiền của họ.
Người khởi xướng và chủ sự xây dựng công trình này là ông Đặng Thạcông đỗ cử nhân dưới triều vua Lê Hiển Tông(1740-1786) thuộc gia đình dòng
dõi thế tộc và có uy quyền rất lớn trong vùng. Tương truyền nhiều toán thợ có
tiếng đến nhận đề tài rồi bí mật làm vì toán thợ nào làm đẹp nhất thì được



19

thưởng lớn. Toán thợ Hoa Nam Thượng không được mời đến, họ bày mưu cử
người thợ giỏi nhất tên Chuẩn giả dạng ăn mày đến chỗ làm đình xin ngủ lại rồi
cố tình đốt cháy một vì ở phía Nam của ngôi đình, Đặng Thạc vô cùng tức dận
nhưng người ăn mày đã xin được làm lại, chỉ trong một thời gian ngắn một số
bức chạm đã khiến cả hội đồng kỳ mục phải kinh ngạc và thán phục. Đó cũng là
lý do giải thích tại sao các nét chạm trổ và nghệ thuật trang trí của ngôi đình lại
đa màu sắc đến thế. Sau này nhân dân đã suy tôn Đặng Thạc và người thợ tên
Chuẩn thành những vị phúc thần của làng.
Tương truyền, trong đình có rất nhiều pho tượng ( hơn 100 pho) nhưng
vào trận lũ lịch sử năm 1978 và 1988 đã làm con đê chắn trước chùa bị vỡ và
nước đã cuốn trôi gần hết số tượng đó, cho đến nay trong đình chỉ lưu giữ được
10 pho. Đình được xây dựng đồ sộ, uy nghiêm thể hiện tập trung nhất ở Bái
đường có 8 vì, 7 gian có tổng số 32 cột lim tròn, trong đó có 12 cột cái cao 5m,
đường kính 0,45m và 20 cột quân cao gần 4m. Trong đình có 4 hàng cột dọc và
8 hàng cột ngang, các vì kèo có kết cấu chồng rường. Kết cấu của đình đặc biệt
vững chắc có hệ thống chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt gió Lào và bão
lụt. Đình Hoành Sơn được bộ văn hóa công nhận là di tích lịch sử quốc gia vào
tháng 7 năm 1984. Trải qua năm tháng đến nay đình Hoành Sơn hiện một số chi
tiết đã bị mất mát, hư hỏng, một số được làm lại.
Ngày hội hàng năm được tổ chức vào ngày 15 tháng 6 âm lịch. Trong
ngày hội, dân làng rước Đức Thánh Cả, Đức Thánh Nhì, Đức Thánh Ba, Đức
Thánh Tư, Đức Thánh Năm về đình và tổ chức bơi thuyền, đánh cờ người, đánh
đu…Trai lấy vợ, gái lấy chồng đều phải ra đình làm lễ trước Thành Hoàng. Lễ
hội ở đình Hoành Sơn gồm hai phần, phần lễ và phần hội. Phần lễ bao gồm rước
văn, lễ tế vật, lễ thượng hương, lễ dâng rượu, lễ đọc chúc, lễ hưởng lộc. Phần hội
có các trò chơi, thi đấu như đua thuyền, đánh cờ, đấu võ, đấu vật…
Đình Hoành Sơn là một công trình tưởng niệm chung cho tất cả những

người đã có những đóng góp lớn lao cho sự ra đời, trưởng thành, phát triển phồn


20

thịnh của làng Hoành Sơn và nước Việt Nam. Đó là những tư liệu quý giúp cho
việc sưu tầm biên soạn về lịch sử văn hóa và truyền thống của nhân dân ta.
1.2.2. Khái quát kiến trúc đình Hoành Sơn
Đình Hoành Sơn cũng giống bao ngôi đình khác phản ánh đậm nét tư
duy dân dã của người Việt xưa. Đình tọa lạc trên một khuôn viên rộng với bố
cục kiến trúc truyền thống, gồm các hạng mục chính, tính từ ngoài vào sân
đình, bãi đường, hậu cung. Ngoài ra còn có văn từ và một số hạng mục phụ trợ
khác...Đình có kiến trúc hình chữ Nhất quay về hướng Bắc là hướng đắc địa, hướng
được coi là khá phù hợp với quy luật của âm dương đối đãi, người dân quan niệm
rằng theo hướng này là thần thường xuyên ban phước và che chở cho họ.
Đình Hoành Sơn có kiến trúc rất đồ sộ làm theo kiểu chữ Nhất. có 4 mái
lợp ngói âm dương, bốn đầu đao cong vút với hình “ long vân” nhìn về bốn
hướng. Dọc các bờ mái là đường viền hoa thị được đắp bằng vôi vữa, phía trên
bờ nóc là hình ảnh “ lưỡng long chầu nguyệt” một hình ảnh quen thuộc của rất
nhiều ngôi đình Việt Nam.
Đình có bảy gian, hai chái. Mỗi gian do một đám thợ đảm nhận nên từng
gian có sắc thái nghệ thuật riêng. Trên các xà nhà, các đường kèo đều được
chạm trổ tinh vi. Nhưng tất cả đều phản ánh sinh hoạt của người dân lao động
thời đó. Phong cách kiến trúc nghệ thuật điêu khắc ở đình Hoành Sơn mang
dáng dấp của lối kiến trúc thế kỷ 17– 18. Các vì kèo liên kết cấu trúc “ chồng
diêm”. Các cột đình đều có đường kính trên 50cm và là cơ sở chịu lực của toàn
bộ kết cấu đình.
Bố cục đình Hoành Sơn gồm: sân đình, bái đường và hậu cung. Trong bố
cục đó, không gian chủ yếu vẫn là tòa đại đình (đại bái), là nơi diễn ra các hoạt
động hội họp, ăn khao, khao vọng, phạt vạ... của dân làng. Đại đình của đình

Hoành Sơn là tòa nhà lớn nhất trong quần thể, bề thế, trang trọng. Theo ông Tư
người cai quản ngôi đình Hoành Sơn cho biết: trước đây đại đình ở có sàn lát
ván, cao từ 60 đến 80 cm, chia làm ba cốt cao độ, là sự phân chia thứ bậc cho


21

những người ngồi ở Đại đình nhưng theo thời gian lịch sử cộng với khí hậu khắc
nghiệt của miền trung thì sàn đình bây giờ không còn nữa. Hệ thống lan can giữa
cột cái và cột quân cũng bị hư hại nay không còn nữa.
Kiến trúc đại đình của đình Hoành Sơn hoành tráng, đồ sộ và uy nghi. Là
một kiến trúc gồm có 7 gian chính, 2 chái, 8 vì, 36 cột (16 cột cái, 20 cột phụ)
bao gồm tiền điện và hậu điện với diện tích khoảng 150 m2, tọa lạc trên diện tích
khoảng 2,5 nghìn m2. Cột đình được làm bằng gỗ lim và chò chỉ, đường kính
lớn, đều nhau, tay người ôm không xuể. Ngoài ra, rải đều trên 2 mái bằng gỗ lim
tròn còn có 26 đường hoành và 42 đường xà, các đường chân thủy bao quanh.
Gian giữa toà tiền tế không có hệ thống ván sàn, hệ thống lan can kết
nối giữa cột cái với cột quân cũng không còn. Tòa tiền tế rộng lớn hơn các
gian bên một chút, để phù hợp với yêu cầu tổ chức các nghi lễ. Hai bộ vì gian
giữa gồm vì nóc và vì nách. Vì nóc được kết cấu theo kiểu “biến thể chồng
rường giá chiêng con nhị”, các con rường chồng lên nhau thông qua đấu
vuông thót đáy. Rường là các con dầm làm nhiệm vụ đỡ các hoành mái, nó
được tạo tác kiểu “rường bụng lợn”, điểm giữa con rường võng xuống, trên
cùng là một rường nằm trên đấu dạng khối vuông, làm nhiệm vụ đỡ thượng
lương (xà nóc). Hai đầu con rường đều khoét các ổ để đỡ các hoành mái. Vậy
các con rường và hệ thống cột làm nhiệm vụ quan trọng trong vấn đề chịu lực
của trọng lượng mái đình.Vì nách có kết cấu kiểu dạng “cốn chồng rường”,
các con rường được chồng khít lên nhau không thông qua trụ đấu, độ dài của
các con rường được thu ngắn lại từ dưới lên trên. Đầu rường được khoét ổ, kê
dầm đỡ hoành mái.

Các hoa văn trang trí trong đình Hoành Sơn tập trung chủ yếu ở tòa đại
đình. Hoa văn được chạm khắc rất công phu, có độ tinh xảo cao, được các nghệ
sỹ tài hoa thể hiện trên các bộ phận của đình như trên cột cái, ván nong …với
nhiều đề tài khác nhau như: bát tiên, cưỡi hạc, đánh cờ, đua thuyền, tứ linh, tứ
quý, đại bàng đối xứng từng gian, rồng ổ.Nếu như trên các ván nong thể hiện


22

cuộc sống sinh hoạt và một số phong tục tập quán nói riêng của xã hội Việt Nam
như cảnh đi nơm cá, chơi cờ người, đi đu tiên, vinh quy bãi tổ, đua thuyền trên
sông, thì trên các giá chiêng, kẻ, con rường, con đấu, nghé kẻ…là đề tài “ tứ
linh” (long, ly, quy, phụng) và tứ quý (mai, điểu, tùng, lộc). Các nét chạm khi tỉ
mỉ công phu, khi mềm mại, khỏe khoắn khoáng đạt, nhưng cũng có lúc rắn rỏi
dữ dằn. Thể hiện tinh thần nhân văn của dân tộc và phản ánh nghệ thuật chạm
khắc đã đạt đến trình độ bậc thầy. Cột đình ở gian chính được chạm nổi hình
tượng 2 con rồng lớn đang ôm cột hướng xuống mặt đất.
Trên mái đình có hình tượng rồng cuộn, hổ ngồi, nghê chầu; mái ngói
được lợp âm dương. Giữa lớp ngói âm và ngói dương là một lớp đất sét được
nhào trộn với trấu, tạo thành một chất liệu bền, dẻo có khả năng cách nhiệt tốt;
ngói dương có 5 rãnh chẻ thoát nước.
Phía trước đại đình là sân đình: Từ chân đê bước xuống sẽ qua một con
đường làng, sát với đường làng là sân đình.. Kích thước sân đình gần như vuông,
có chiều cạnh bằng kích thước chiều dài tòa tiền tế. Xung quanh sân là hệ thống
tường xây thấp. Hai bên sân đình không có dãy nhà tả vu và hữu vu. Sân đình
lớn, bề mặt sân đình được làm từ đất sạn sỏi rải đều đầm phẳng, tạo thêm sự cổ
kính của ngôi đình.
Tiếp giáp với đại đình là gian Hậu cung. Thoạt nhìn gian Hậu cung và Bái
đường như trong một thể thống nhất, thực ra Bái đường và Hậu cung hoàn toàn
độc lập và tách rời nhau. Nhưng nhờ lớp tường bao bọc xung quanh và hệ thống

máng nằm chắn giữa hai mái nên hai kiến trúc này tuy độc lập mà vẫn gắn bó
với nhau.
Kết cấu kiến trúc Hậu cung có hai gian vì, 4 cột cái không có cột quân,
cao 3,65m, đường kính 0,420m. Bộ mái có 14 đường hoành rải đều trên hai mái.
Con rường trên cùng được tạo theo thức rường bụng lợn làm nhiệm vụ đỡ
thượng lương, các con rường đều được khoét ổ để đỡ hoành mái. Bao quanh
Hậu cung là tường vôi vữa, chỉ có một lối vào Hậu Cung tiếp giáp với phía


×