Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

tổng quan tài liệu nghiên cứu về tác động của chi phí không chính thức đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ở các nươc đang phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.39 KB, 12 trang )

1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:

1.1.

Nghiên cứu các doanh nghiệp ở các nước Châu Âu:
Thomas và Hrebenar (2008), nghiên cứu bằng chứng thực

nghiệm về chi phí không chính thức, vận động hành lang ở các nước
đang phát triển nói chung, bắt đầu được tích lũy đặc biệt đối với cái
gọi là nền kinh tế chuyển đổi (Frye, 2002, là một ví dụ sớm). Các nền
kinh tế chuyển đổi như một nhóm cung cấp một khung cảnh phi
thường để kiểm tra các ý tưởng về tầm quan trọng tương đối của vận
động hành lang và tham nhũng. Họ cung cấp một thí nghiệm gần như
tự nhiên theo nghĩa là hệ thống chính trị và kinh tế của họ rất giống
nhau cho đến khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ năm 1989. Sau đó, tập
hợp các quốc gia này theo các chiến lược cải cách chính trị và kinh tế
khác nhau với nhiều thành viên dân chủ và thành viên của EU (ví dụ,
Hungary và Cộng hòa Séc) trong khi những nước khác trải qua bất ổn
kinh tế nặng nề và cải thiện hạn chế về quyền chính trị và quyền tự do

1


dân sự, tất nhiên bao gồm cả tự do lập hội (ví dụ, Kazakhstan và
Bêlarut). Hơn nữa, nhiều quốc gia chuyển đổi được coi là rất tham
nhũng.Chẳng hạn, Chỉ số Tham nhũng Quốc tế Minh bạch năm 2005
xếp 159 quốc gia: Estonia xếp thứ 27 (chỉ sau Bồ Đào Nha), Ba Lan
xếp thứ 70 (tám sau Brazil) và Turkmenistan xếp thứ 157.
Sử dụng dữ liệu khảo sát năm 1999 cho khoảng 4.000 công ty


ở 25 nền kinh tế chuyển đổi, cho thấy rằng vận động hành lang là một
công cụ thay thế rất quan trọng của ảnh hưởng chính trị (Harstad và
Svensson, 2008). Phân tích của nhóm tác giả cũng cho thấy các thể
chế chính trị có ảnh hưởng lớn đến sự lựa chọn vận động hành lang.
Điều tra hồ sơ của các công ty là thành viên của các nhóm vận động
hành lang, số lượng lao động toàn thời gian (quy mô doanh nghiệp),
sở hữu nước ngoài, và mức độ phát triển kinh tế và ổn định chính trị
quốc gia đều có tác động đáng kể và tích cực đến quyết định tham gia
một nhóm vận động hành lang. Sử dụng dữ liệu khảo sát năm 2002
cho khoảng 6.000 công ty ở 26 quốc gia chuyển đổi, kết quả cho thấy
2


rằng vận động hành lang và tham nhũng thực sự khác nhau về cơ bản
và các thể chế chính trị đóng vai trò trung tâm trong việc tính toán
những khác biệt này.

Khảo sát doanh nghiệp của Ngân hàng Thế giới từ khoảng
8000 công ty ở 40 quốc gia đang phát triển và kiểm soát một số sai
lệch có trong dữ liệu. Thấy rằng các công ty có ảnh hưởng được
hưởng lợi từ các rào cản hành chính và pháp lý thấp hơn (bao gồm
thuế hối lộ), sức mạnh định giá lớn hơn và tiếp cận tín dụng dễ dàng
hơn. Nhưng các công ty này cũng cung cấp lợi ích có giá trị về mặt
chính trị cho người đương nhiệm thông qua bảng lương cồng kềnh và
các khoản thanh toán thuế lớn hơn. Cuối cùng, các công ty này hoạt
động kém hơn so với các đối tác không ảnh hưởng của họ. Kết quả
nghiên cứu nêu bật một kênh tiềm năng theo đó chủ nghĩa thân hữu
dẫn đến sự kém phát triển kéo dài.

3



1.2.

Nghiên cứu về các doanh nghiệp ở các nước Châu Á:
Jing Lin Duanmu ((2011, Journal of International Management)

nghiên cứu “Tác động của định hướng thị trường và tham nhũng đến
việc lựa chọn loại hình đầu tư của các doanh nghiệp đa quốc gia”.
Bằng chứng từ Trung Quốc được ra đời bởi các sự thúc đẩy của các
nghiên cứu trước đây về tác động của tham nhũng đối với các chiến
lược xâm nhập của các công ty đa quốc gia (gọi tắt là MNE). Trên cơ
sở đó, tác giả xem xét mức độ khác biệt trong tham nhũng giữa các
công ty đa quốc gia có chi nhánh sở hữu toàn bộ (WOS) và các công
ty liên doanh (JV) đang hoạt động ở Trung Quốc). Kết quả nghiên cứu
chỉ ra rằng các công ty đa quốc gia ở những nước có mức độ thấp hơn
Trung Quốc, phần lớn các công ty này ưa thích loại hình sở hữu toàn
hơn loại hình liên doanh. Tuy nhiên, khoảng cách về mức độ tham
nhũng không tác động đến quyết định lựa chọn chiến lược xâm nhập
thị trường ở những công ty này mà chính sự định hướng mới là
nguyên nhân tổng quát, tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn hình thức
4


xâm nhập thị trường của các công ty đa quốc gia trên. Chính sự định
hướng thị trường góp phần giúp các doanh nghiệp đa quốc gia lựa
chọn loại hình sở hữu toàn bộ (WOS) thay thế các loại hình liên doanh
(JV) ở các quốc gia có nạn tham nhũng cao nhằm tránh các tác động
tiêu cực từ tham nhũng. Khi lợi nhuận từ đầu tư nước ngoài cao hơn
chi phí thì tham nhũng có mối quan hệ thuận chiều với tỷ lệ sở hữu

nước ngoài.
Jessie Qi Zhou và Mike W.Peng (2011, Springer Science +
Business Media) trong bài tham luận hối lộ/ đút lót có tác động tích
cực hay tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu, đặt ra câu hỏi rằng chi phí
bôi trơn có tác động tích cực hay tiêu cực đến sự phát triển bền vững
của doanh nghiệp. Một số phân tích cho rằng chi phí bôi trơn giúp
tăng độ “trơn” của vòng quay bánh xe thương mại, tuy nhiên cũng có
nhiều ý kiến trái chiều cho rằng chi phí bôi trơn sẽ làm tăng gánh nặng
cho sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhóm tác giải cho rằng
các doanh nghiệp lựa chọn “lượng” bôi trơn phụ thuộc vào khả năng
5


tài chính của công ty và bản chất môi trường kinh doanh. Cụ thể, các
doanh nghiệp nhỏ thường bị bắt buộc tham gia vào các hoạt động hối
lộ, trong khi các doanh nghiệp lớn lại có chiến lước chủ động tham gia
vào những hoạt động phy chính thức này. Bằng cách sử dụng mẫu
khảo sát bao gồm 2.686 doanh nghiệp ở 48 quốc gia, nhóm nghiên
cứu cho thấy một tỷ lệ cao các doanh nghiệp có thực hiện các hành vi
tham nhũng hầu hết xuất phát từ những khi vực nền kinh tế thị trường
kém phát triển. Sau khi tiến hành kiểm tra và phân tích thống kê,
nhóm tác gỉa kết luận, chi phí bôi trơn chỉ có tác động tiêu cực đến các
doanh nghiệp vừa và nhỏ mà không ảnh hưởng đến các doanh nghiệp
lớn
Ari Kuncoro (2004, Bulletin of Indonesia Economic Studies)
nghiên cứu thực trạng tham nhũng ở Indonesia: Bằng chứng từ các
doanh nghiệp, tác giả đã nêu và thử nghiệm mô hình trong đó các
doanh nghiệp tìm cách giảm chi phí thuế bằng cách đưa hối lộ cho các
quan chức chính phủ. Báo cáo cho thấy lợi nhuận của các doanh
6



nghiệp (đo lường theo chi phí sản xuất) phần lớn được xác định bao
gồm cả số tiền doanh nghiệp phải bỏ ra để “bôi trơn” và thời gian
dành để chăm sóc các quan chức nhận hối lộ. Nghiên cứu còn chỉ ra
sự phân cấp trong bộ máy quản lý hành chính dẫn đến sự cạnh tranh
giữa các quan chức trong việc tham nhũng, điều này dẫn đến sự lan
rộng đáng kể của hối lộ trong một bộ phận không nhỏ các bộ quản lý
nhà nước.
2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước:

Ở Việt Nam chi phí không chính thức có thể phát sinh ở mọi
công đoạn kinh doanh và trong tất cả quá trình thực thi pháp luật,
chính sách, thủ tục hành chính. Nhưng chi phí này rất khó xác định,
khó tiên liệu và không thể định lượng. Đây là loại chi phí vô hình mà
các doanh nghiệp đang phải gánh chịu.

Theo TS Lê Đăng Doanh (2012), trong Nghiên cứu mối quan hệ
nhân quả gián tiếp của các chi phí không chính đối với tăng trưởng
7


kinh tế của Việt Nam. Xét về kết quả nghiên cứu định lượng, tác giả
lấy dữ liệu từ Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI),
chỉ số Chi phí không chính thức của Việt Nam trong năm 2012 tăng
lên một đơn vị, thì mức tăng trưởng từ 2012 đến 2013 sẽ lên đến
5,65% (thay vì 5,42% như trong thực tế) và do đó GDP của Việt Nam
năm 2103 sẽ đạt tới 164.624 triệu USD theo thời giá 2012 (từ 155.820

triệu USD trong năm 2012). Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động
gián tiếp của chi phí không chính thức đối với tăng trưởng kinh tế
thông qua kênh đầu tư mạnh hơn tác động trực tiếp rất nhiều. Nói cách
khác, chi phí không chính thức có ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư, do
đó cản trở sự phát triển. Chi phí không chính thức làm giảm đáng kể
tốc độ tăng trưởng kinh tế, làm sai lệch phân bố nguồn lực và giảm
hiệu quả đầu tư.

Theo Lê Thị Hồng Yến, Nguyễn Thị Hà Trang (2014), Nghiên
cứu vấn đề chi phí không chính thức nhằm cài thiện chỉ số năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Khánh Hòa. Tác giả sử dụng mô hình
8


Logit với các dữ liệu thứ cấp từ các tài liệu, báo cáo của VCCI giai
đoạn 2005-2012 và dữ liệu sơ cấp được thu thập từ các doanh nghiệp
hoạt động trên địa bàn tỉnh Khành Hòa. Kết quả đánh giá của
VCCI năm 2012 cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp ở Khánh Hòa cho rằng
doanh nghiệp trong ngành trả chi phí không chính thức là 52,73%,
trong khi đó năm 2011 là 59,55%; điều này có nghĩa là cứ 10 doanh
nghiệp được hỏi thì có khoảng 5 doanh nghiệp công nhận có tồn tại
chi phí không chính thức theo khảo sát của VCCI.

Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy rằng khảo sát với 700
doanh nghiệp trong nghiên cứu này cho thấy có gần một nửa số doanh
nghiệp cho rằng họ phải trả chi phí không chính thức hàng năm cho
các hoạt động của doanh nghiệp. Các loại chi phí không chính thức
đang có một vị trí nhất định trong hoạt động của các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Nhìn chung việc cải thiện chỉ số
chi phí không chính thức còn khá hạn chế và chưa liên tục, bền vững.

Hầu như các tiêu chí bị đánh giá là cao hơn mức trung vị của cả nước,
9


mặc dù đã có cải thiện qua các năm, phản ánh tình trạng tồn tại các
khoản chi trả phi chính thức còn rất phổ biến. Những tồn tại này đang
có những tác động xấu đến môi trường hoạt động của các doanh
nghiệp, làm gánh nặng chi phí kinh doanh của họ tăng lên và làm hạn
chế năng lực cạnh tranh của tỉnh.
Báo cáo “Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam: Kết quả
điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2018” do Viện Nghiên cứu
Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Tổng cục Thống kê và Trường
Đại học Copenhagen vừa thực hiện cho thấy: Một trong những trở
ngại chính đối với doanh nghiệp trong năm vừa qua là chi phí không
chính thức tăng cao.
Năm 2018, kết quả cuộc điều tra toàn quốc về Chỉ số năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của VCCI cũng đưa ra thực tế doanh nghiệp
tư nhân ở Việt Nam đã coi hối lộ, các chi phí không chính thức như là
“chi phí kinh doanh” nhiều hơn là vấn đề “liêm chính trong kinh
doanh”. Có tới 51-65% doanh nghiệp tham gia khảo sát trong giai
10


đoạn 2011-2017 cho rằng các doanh nghiệp cùng ngành đang phải trả
chi phí hối lộ. Thêm nữa, xu hướng doanh nghiệp phải chi trả từ 10%
tổng doanh thu trở lên cho các chi phí không chính thức đang tăng dần
từ 7% năm 2010 lên hơn 10% số doanh nghiệp được khảo sát trong
giai đoạn 2014-2017… 80% các doanh nghiệp đó cho rằng việc chi trả
này là ở mức độ “chấp nhận được”.
Ông Edmund Malesky, thành viên nhóm nghiên cứu PCI-FDI

cũng cảnh báo, việc gia tăng chi phí lẫn tần suất trả tiền không chính
thức trong mọi hoạt động từ xin giấy phép đầu tư tới quá trình đấu
thầu, xuất nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và do vậy,
các công ty đang lưỡng lự việc mở rộng đầu tư sản xuất tại Việt Nam.
Nhóm nghiên cứu còn cho biết, so với một số nước lân cận, cảm nhận
chung của các doanh nghiệp FDI là môi trường đầu tư Việt Nam kém
hấp dẫn hơn vì tham nhũng và chi phí không chính thức.
Nhìn chung, tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề
tài ở trong nước và ngoài nước cho thấy rằng đã có tương đối nhiều
11


nghiên cứu về Tác động của chi phí không chính thức đến kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp ở các nước đang phát triển. Qua những
nghiên cứu của các tác giả và nhóm tác giả này, bằng các phương pháp
định lượng, phân tích chuyên sâu, đã phần nào cho thấy rõ ảnh hưởng
mà những loại chi phí không chính thức này tác động lên các doanh
nghiệp. Đặc biệt hiện tượng này diễn ra khá nhiều ở các nước Châu Á
và hiện nay đây vẫn đang là vấn đề nhức nhối, đe dọa và ảnh hưởng
lớn đến kết quả kinh doanh, hoạt động của các doanh nghiệp.

12



×