Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN một số bài tập thể chất và biện pháp giúp học sinh tiểu học phòng chống bệnh cong vẹo cột sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.08 MB, 19 trang )

MỤC LỤC
MỤC
I.
1.
2.
3.
4.
II
1.
2.
3.
4.
III.
1.
2.

TÊN MỤC
Mở đầu
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học phòng tránh
bệnh cong vẹo cột sống
Hiệu quả của sáng kiến
Kết luận và kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị



TRANG
2
2
2
2
2
4
4
4
8
14
15
15
15

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Ngày 27/03/1946 “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” của Bác Hồ đăng
trên báo Cứu quốc số 199, “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”của Bác Hồ với ý
tưởng cao đẹp của Người có ảnh hưởng sâu sắc với tình cảm, tinh thần và hành
động của nhân dân và mọi người hăng hái làm theo tiếng gọi của vị lãnh tụ kính
yêu.
1


Khoản 1- Điều 2 - Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 1 năm
2015 Quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường nêu
rõ vị trí, mục tiêu giáo dục thể chất trong nhà trường: Giáo dục thể chất trong
nhà trường là nội dung giáo dục, môn học bắt buộc, thuộc chương trình giáo dục

của các cấp học và trình độ đào tạo, nhằm trang bị cho trẻ em, học sinh, sinh
viên các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể
dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực
hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
Với mục tiêu trên hoạt động giáo dục thể chất bậc tiểu học là một nội dung
giáo dục bắt buộc của chương trình giáo dục, có nhiệm vụ trang bị cho học sinh
một số tri thức kỹ năng đơn giản cần thiết, nhằm rèn luyện tư thế cơ bản, làm
giàu vốn kỹ năng vận động, bên cạnh đó còn góp phần rèn luyện cho học sinh
nếp sống lành mạnh, vui tươi, có ý thức tổ chức kỷ luật và một số phẩm chất đạo
đức khác, tạo tiền đề cho quá trình hình thành nhân cách đúng cho các em. Từ
đó giúp các em học tập sinh hoạt có hiệu quả, góp phần làm thay đổi mọi mặt
của giáo dục toàn diện. Vì vậy hoạt động giáo dục thể chất bậc tiểu học có vị thế
hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị cho học sinh có đầy đủ thể lực, sức khỏe
để tham gia các hoạt động học tập và lao động khác cũng như trong công cuộc
bảo vệ tổ quốc.
Mục đích hoạt động giáo dục thể chất trong nhà trường Tiểu học nhằm bảo
vệ sức khỏe, cung cấp những kiến thức cơ bản, hình thành thói quen tập luyện,
biết thực hiện một số động tác cơ bản cũng như các trò chơi vận động tạo nên
môi trường phát triển tự nhiên của trẻ em, gây được không khí vui tươi lành
mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, dũng cảm. Đồng thời giảm thiểu một số loại bệnh
tật thường gặp như bệnh cong vẹo cột sống, cận thị, còi xương, béo phì, . . .
Nguyên nhân chính của bệnh cong vẹo cột sống ở học sinh cấp tiểu học
không phải là do di truyền hay khách quan mang lại mà chính vì những nguyên
nhân chủ quan của chúng ta đã dần hình thành nên bệnh cong vẹo cột sống.
Từ việc ý thức được những nguyên nhân ảnh hưởng đến bệnh cong vẹo cột
sống ở học sinh, từ tầm quan trọng của một cơ thể khoẻ mạnh thì trước hết con
người đó phải có một cấu trúc xương bền vững, phù hợp với quy luật tự nhiên,
một thể hình tương đối chuẩn về cấu trúc xương và các cơ quan khác. Từ đó tôi
lựa chọn nghiên cứu những nguyên nhân cơ bản ảnh hướng đến sự phát triển của
bệnh cong vẹo cột sống tôi xin mạnh dạn đề xuất “Một số bài tập thể chất và

biện pháp giúp học sinh Tiểu học phòng tránh bệnh cong vẹo cột sống” tại
Trường Tiểu học Cẩm Châu, Cẩm Thủy, Thanh Hóa.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu để đưa ra một số bài tập thể chất và biện pháp giúp học sinh
Tiểu học phòng tránh bệnh cong vẹo cột sống.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số bài tập thể chất và biện pháp giúp học sinh phòng tránh bệnh cong
vẹo cột sống tại Trường Tiểu học Cẩm Châu, Cẩm Thủy, Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu:
2


- Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến vấn đề đổi mới phương
pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học giáo dục thể chất nói riêng
trong đó có phương pháp dạy một số bài tập thể chất phòng tránh bệnh cong vẹo
cột sống ở trường tiểu học.
- Điều tra thực trạng việc dạy học giáo dục thể chất và bệnh cong vẹo cột
sống của học sinh trường Tiểu học.
- Luyện tập thực hành.
- Thống kê, xử lý số liệu.

II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Cột sống có vai trò hết sức quan trọng trong mọi hoạt động sống của con
người. Cột sống là trụ cột của cơ thể, là chỗ dựa vững chắc cho các hệ thống cơ
quan phát triển, bảo vệ tuỷ sống, giảm sóc cho bộ não. Nhờ có cột sống mà cơ
thể có thể vận động linh hoạt, quay sang trái, sang phải, cúi hoặc ưỡn, nhún
nhảy một cách dễ dàng, tạo cho cơ thể có nhiều tư thế khác nhau.
Biến dạng cột sống là sự thay đổi về hình dáng hoặc cấu trúc của cột sống
so với bình thường. Biến dạng cột sống bao gồm cong cột sống (gù hoặc ưỡn)

và vẹo cột sống. Do vậy khi nói về biến dạng cột sống lứa tuổi học đường,
người ta thường quen dùng thuật ngữ “Cong vẹo cột sống”.
Cong cột sống là hiện tượng cột sống bị uốn cong quá mức sinh lý bình
thường ở đoạn cổ, đoạn ngực hoặc thắt lưng. Khi đoạn cổ bị uốn cong quá mức,
đầu sẽ ngả về trước, hai vai chùng xuống và giảm độ cong thắt lưng. Nếu đoạn
ngực bị uốn cong quá mức về phía sau, lưng tròn, vai thấp, đầu hơi ngả, bụng
nhô về phía trước (tư thế gù). Nếu đoạn thắt lưng bị uốn cong quá mức về phía
trước, bụng xệ, phần trên của thân hơi ngả về phía sau (tư thế ưỡn).
Vẹo cột sống là hiện tượng cột sống bị uốn cong sang bên phải hoặc bên
trái. Khi bị vẹo cột sống, nếu đỉnh đường cong hướng về bên phải thì cột sống
có hình chữ C ngược, nếu đỉnh đường cong hướng về bên trái thì cột sống có
hình chữ C thuận. Nếu cột sống có hai cung uốn cong đối xứng nhau thì nó sẽ có
hình chữ S thuận hoặc chữ S ngược.
Cong vẹo cột sống ở trường học thường phát sinh do sự sai lệch tư thế
(ngồi học với bàn ghế không phù hợp với chiều cao của học sinh, mang cặp sách
quá nặng về một bên tay, vai; chiếu sáng kém, bắt buộc học sinh phải cúi đầu
khi đọc, viết hoặc học nghề); do các tư thế xấu (đi, đứng, ngồi không đúng tư
thế); cường độ lao động không thích hợp với lứa tuổi…Ngoài ra, cong vẹo cột
sống còn có thể do trẻ mắc các bệnh liên quan đến cột sống, thể trạng học sinh
kém do ít hoạt động thể thao, suy dinh dưỡng (còi xương) hoặc do ngồi, đi đứng
quá sớm. [2]
Cong vẹo cột sống từng mức độ khác nhau có hậu quả khác nhau. Cong vẹo
cột sống ban đầu ở mức nhẹ ít gây ra hậu quả nghiêm trọng nó chỉ có thể là một
trong các nguyên nhân gây nên chứng đau lưng.Tuy nhiên, bệnh có thể biến
chuyển nặng hơn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này, bệnh gây ảnh
hưởng đến tâm lý trẻ, khiến chúng khó hòa nhập, mặc cảm, thiếu tự tin. Trong
một số trường hợp, bệnh ảnh hưởng lớn đến chức năng của tim, phổi ( Giảm
3



dung tích của phổi), gây biến dạng xương chậu ảnh hưởng đến quá trình sinh đẻ
của trẻ em nữ khi trưởng thành.
Bệnh cong vẹo cột sống do những nguyên nhân chủ quan của chúng ta
mang lại, nó không phải do một loại vi khuẩn, vi rút, hay bệnh lạ gây ra không
mang yếu tố di truyền và cũng không phải do chính cơ thể tạo nên. Nguyên
nhân chính dẫn đến các em học sinh Tiểu học bị bệnh cong vẹo cột sống là do
tính chủ quan của gia đình, nhà trường, xã hội và do chính các em vận động sai
tư thế.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
2.1. Đối với giáo viên:
Là một giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có thời gian công tác
lâu năm, đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong thực tế giảng dạy đó là một
thuận lợi cho quá trình hướng dẫn, giúp đỡ học sinh tập luyện.
2.2. Đối với học sinh:
Qua thực tế quan sát và kết quả khám sức khoẻ của cơ quan y tế đối với học
sinh theo định kì cho thấy học sinh có nguy cơ mắc bệnh cong vẹo cột sống và
các bệnh khác.
Nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến bệnh cong vẹo cột sống như:
- Do đeo cặp sách chưa đúng quy định:
Hiện nay các em học từ 7-8 buổi/ tuần. Số đầu sách khá nhiều, trọng lượng
từ 3 - 5kg. Mỗi ngày các em phải mang trên tay, trên vai 3 - 5kg cả 4 lượt đi đến
trường và về nhà nếu các em chỉ dùng một tay hoặc một vai lâu ngày sẽ dẫn đến
bệnh cong vẹo cột sống.

Đeo cặp sách quá nặng, chưa đúng quy định.
- Do học sinh lao động và tập luyện không đúng tư thế:
Do một số gia đình làm nông nghiệp vì vậy các em phải thường xuyên lao
động chân tay giúp đỡ gia đình: các gia đình không thể xác định được ở tuổi các
em lao động với khối lượng và thời gian thế nào là đúng và đủ. Vì vậy cũng dẫn
đến các em làm quá sức, ảnh hưởng đến cột sống của các em.

Một số học sinh trong khi luyện tập đã thiếu tập trung chú ý dẫn đến tập
không đúng kĩ thuật động tác, sai tư thế cơ bản làm ảnh hưởng đến sự phát triển
của cột sống các em.
4


Lao động và tập luyện không đúng tư thế.
- Do học sinh ngồi học không đúng tư thế.
Tư thế ngồi học không đúng, cúi đầu quá mức, nằm bò ra bàn, mắt gí sát
vào vở, ngồi khom lưng, chống cằm, tựa đầu hay ngồi gục xuống bàn để viết bài
hoặc viết lệch vai gây ảnh hưởng đến cột sống.

Một số HS ngồi học không đúng tư thế trong tiết học tại nhà trường.
2.3. Đối với nhà trường và gia đình học sinh:
Nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến bệnh cong vẹo cột sống như:
- Do chỗ ngồi chưa phù hợp:
Việc học sinh ngồi học một vị trí cũng dẫn đến cong vẹo cột sống. Nếu
các em chỉ ngồi phía bên phải hoặc bên trái bảng, lâu ngày cột sống của em học
sinh đó sẽ bị vẹo sang bên trái hoặc bên phải và mắt cũng bị ảnh hưởng.

5


Cong vẹo cột sống sang trái, sang phải.
- Do bàn ghế không chuẩn:
Hiện nay ở trường tôi, điều kiện gia đình học sinh còn khó khăn về cơ sở
vật chất, chính vì vậy ghế và bàn học ở nhà của học sinh được đóng bằng gỗ,
bàn ghế nhựa kích thước không đúng quy chuẩn, các em phải ngồi gắng cố lên
hoặc phải cúi xuống để viết.


Bàn ghế không đạt chuẩn
- Do chưa đảm bảo ánh sáng:
Ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác. Khi các em không đủ ánh sáng
thường phải nghiêng người trườn lên bàn hoặc nhìn với góc độ nhỏ lên trên

6


bảng, ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực của các em dễ bị cận thị và cong vẹo
cột sống.

Không đảm bảo ánh sáng khi học.
- Do chế độ dinh dưỡng:
Do điều kiện kinh tế gia đình nhiều học sinh còn khó khăn nên các em ở
đây ăn uống không đúng khẩu phần và định lượng. Vì vậy không thể đủ chất
dinh dưỡng đúng tiêu chuẩn cũng ảnh hưởng đến bệnh cong vẹo cột sống.

7


Qua kiểm tra của trung tâm y tế dự phòng Cẩm Thủy đầu năm học 2018 –
2019, 18,6% học sinh có nguy cơ bị mắc bệnh cong vẹo cột sống và một số bệnh
khác.
3. Một số giải pháp giúp học sinh tiểu học phòng tránh bệnh cong vẹo
cột sống:
Giải pháp 1: Một số bài tập thể chất giúp các em phòng tránh bệnh cong
vẹo cột sống.
Bài tập 1: Tập động tác lưng bụng lớp 4. (Động tác được tập sau Bài tập
khởi động).
Tăng lượng vận động và số lần của động tác Lưng - bụng.

Giáo viên cho tập hợp thành 4 hàng ngang, đứng so le.

Đội hình tập luyện
GV giải thích - làm mẫu.
+ Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, đồng thời gập thân, hai tay
giơ ngang, bàn tay sấp, ưỡn căng ngực, mặt hướng trước.
+ Nhịp 2: Hai tay với xuống mũi bàn chân, đồng thời vỗ tay và cúi đầu.
+ Nhịp 3: Như nhịp 1.
+ Nhịp 4: Về TTCB.
+ Nhịp 5,6,7,8 như nhịp 1,2,3,4 nhưng đổi bên.
- GV hô, học sinh thực hiện, giáo viên quan sát, sửa sai.
- GV chia tổ tập luyện, cán sự điều khiển nhắc các em ở nhịp 2 thực hiện chậm
đúng kĩ thuật.
- Số lần tăng từ 5-7 lần.

8


HS thực hiện động tác lưng bụng trong tiết
học Bài tập 2: Tập cơ lưng – bụng. Áp dụng cho lớp 4, 5.
- Giáo viên chia lớp thành 4 tổ, trước mỗi tổ đặt một tấm thảm. Lần
lượt 4 em đứng đầu tổ lên nằm ngửa trên thảm hai tay để xuôi.
- Khi có lệnh các em dùng sức co của bụng và cơ lưng dưới đưa hai chân từ mặt
ghế lên trên, gập về phía trước.
- Giáo viên: khi thực hiện các em hít vào, dùng lực của cơ bụng, lực đưa hai
chân lên, hai chân không co gót thẳng mũi bàn chân, khi chân được hạ xuống
đồng thời thở sâu ra.
- Giáo viên yêu cầu từng em thực hiện từ 2- 4 lần như vậy.
- Lần lượt theo phương pháp làn sóng.
- Giáo viên quan sát, sửa sai.


Tập cơ lưng – bụng
9


Bài tập 3: Tập cơ lưng: Áp dụng cho lớp 4, 5.
- Giáo viên chia lớp thành 4 tổ.
- Lần lượt 2 em trong tổ lên trước thảm thực hiện.
- Một em nằm ngửa trên thảm, dang hai tay, sau đó gập khuỷu tay, sao cho các
ngón tay chạm vào gáy mình.
- Bạn còn lại đứng về cuối chân bạn, dùng 2 tay giữ vào 2 cổ chân của bạn sao
cho 2 chân của bạn không di chuyển.
- Khi có lệnh: em nằm dưới thảm dùng toàn bộ lực của cổ, vai, hông, bụng kéo
phần trên của thân trên tư thế nằm lên trên chuyển sang tư thế ngồi hai chân
duỗi thẳng.
- Giáo viên yêu cầu thực hiện động tác dùng hết lực kéo thân trên ngồi lên sau
đó thở sâu, từ từ về tư thế chuẩn bị để làm lần tiếp theo.
- Giáo viên yêu cầu các em thực hiện từ 1-3 lần.

Học sinh tập cơ lưng
Bài tập 4: Học động tác vặn mình: Lớp 5.
- Giáo viên cho tập hợp thành 4 hàng ngang, đứng so le.
- GV giải thích + làm mẫu.
+ Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang một bước rộng bằng vai, đồng thời hai tay
dang ngang căng ngực, bàn tay ngửa, mắt nhìn thẳng.
+ Nhịp 2: Quay thân 90o sang trái, hai chân giữ nguyên, đồng thời hai tay dang
ngang bàn tay ngửa.
+ Nhịp 3: Về như nhịp 1.
+ Nhịp 4: Về TTCB.
Nhịp 5,6,7,8: Như nhịp 1, 2, 3, 4, nhưng đổi bên.

- GV hô, học sinh thực hiện, giáo viên quan sát, sửa sai.
- Ở nhịp 2, giáo viên hô chậm, yêu cầu học sinh vặn hông sang trai (phải)
chậm, 2 chân thẳng, thở sâu.
- GV chia tổ tập luyện, cán sự điều khiển nhắc các em ở nhịp 2 thực hiện chậm
đúng kĩ thuật. Số lần tăng từ 5 - 7 lần.

10


Động tác vặn mình
Bài tập 5: Tập chống đẩy: Áp dụng cho lớp 4, 5.( Kết hợp vào lúc khởi động).
+ Giáo viên chia lớp thành 3 hàng ngang, cự li rộng hơn một sải tay.
+ Giáo viên làm mẫu động tác.
Bước 1: Ngồi xuống đưa hai tay ra trước, các ngón tay khép, hai tay rộng bằng
vai.
Bước 2: Dùng lực đẩy của tay và lực bật của chân đưa hai chân ra sau, chống
bằng 10 đầu ngón chân đầu hơi cúi, hai chân cách nhau 20-25cm
Bước 3: Khi có lệnh khuỷu tay hạ thấp dần sao cho mặt, ngực, bụng cách đầu
khoảng 7 - 12cm rồi từ từ dùng lực của vai, tay, chân đẩy cơ thể về vị trí chuẩn
bị.
- Khi hạ thấp tay hít sâu vào, khi đẩy cơ thể lên thở sâu.
- Yêu cầu thực hiện từ 1 - 3 lần.

Bài tập chống đẩy
11


Giải pháp 2: Mang cặp sách phù hợp.
Trao đổi cùng giáo viên chủ nhiệm, nhà trường, gia đình giúp học sinh
dùng cặp đeo phù hợp và sắp xếp thời khoá biểu hợp lý để giảm trọng lượng các

em phải mang mỗi khi đến trường, đề nghị phu huynh luôn kiểm tra sách vở
theo đúng thời khoá biểu khi đi học. Khi đeo cặp phải đeo cả hai vai hoặc phải
đổi bên đeo cặp đều đặn nếu cặp chỉ có một dây.

Mang cặp sách đúng quy định
Giải pháp 3: Lao động vừa sức, tập luyện đúng kĩ thuật.
Thông qua việc trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh, đề nghị phụ
huynh không để con em mình lao động quá sức đặc biệt là mang vác quá sức
cho phép sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển cột sống của các em. Trong các
buổi tập luyện TDTT giáo viên chú ý hướng dẫn học sinh tập đúng kĩ thuật động
tác và đúng các tư thế cơ bản nhằm phát triển toàn diện về thể chất.
Giải pháp 4: Ngồi học đúng tư thế.
Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, họp hội đồng Nhà trường để
trao với các giáo viên cũng như trao đổi trực tiếp hoặc qua điện thoại với phụ
huynh để rèn tư thế ngồi học cho học sinh. Thường xuyên nhắc nhở học sinh tư
thế ngồi học. Tư thế ngồi viết phải thoải mái không gò bó. Khoảng cách từ mắt
đến vở từ 25 – 30cm. Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế
ngồi. Hai chân thoải mái, không chân co chân duỗi. Hai tay phải đặt đúng điểm
tựa quy định. Ánh sáng phải đủ độ và thuận chiều chiếu từ bên trái sang.

Tư thế ngồi học đúng cho trẻ
12


Giải pháp 5: Sắp xếp lại chỗ ngồi cho học sinh.
Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh để sắp xếp
chỗ ngồi hợp lý cho từng học sinh. Giáo viên và phụ huynh nên hướng dẫn con
em mình ngồi học ngay ngắn, đúng tư thế.
Với kinh nghiệm của các đồng chí giáo viên chủ nhiệm, sự kiểm tra theo
dõi của các đội viên, chỗ ngồi của các em luôn được thay đổi 2 tuần một lần để

đảm bảo các em ngồi phù hợp với bàn ghế và không ảnh hưởng đến các bạn.
Giải pháp 6: Điều chỉnh bàn ghế học ở nhà của học sinh.
Thông qua việc trao đổi với phụ huynh để nắm bắt được gia đình nào sử
dụng bàn ghế cho con em tự học ở nhà không đúng quy định thì đề nghị phụ
huynh mua sắm hoặc đóng mới cho đúng với kích thước của học sinh Tiểu học.
Giải pháp 7: Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
Lớp học cần đảm bảo chiếu sáng đầy đủ, cả chiếu sáng tự nhiên và chiếu
sáng nhân tạo. Góc học tập ở nhà cũng nên bố trí ở nơi thoáng mát, có đủ điều
kiện ánh sáng.
Kết hợp giữa nhà trường và hội cha mẹ học sinh lắp đặt thêm bóng điện đủ
ánh sáng cho các em học tập. Ban Giám hiệu cùng giáo viên chủ nhiệm. Hội
Cha mẹ học sinh giúp đỡ tạo điều kiện đến nay mỗi phòng học có 6 bóng đèn, 4
quạt trần. Tôi luôn nhắc nhở các em, nếu điều kiện thuận lợi phải mở hết các cửa
sổ cho đủ ánh sáng, nơi học ở nhà phải đảm bảo đủ ánh sáng thoáng mát.
Giải pháp 8: Chế độ dinh dưỡng của học sinh.
Thường xuyên trao đổi, nắm bắt thông tin từ phụ huynh, học sinh để đề
nghị phụ huynh chăm lo đến việc ăn uống đúng điều độ, đủ chất dinh dưỡng,
thời gian, giờ giấc nghỉ ngơi hợp lý cho con em đảm bảo sức khỏe.
Trong những lần họp phụ huynh, nhà trường luôn yêu cầu các bậc phụ
huynh tạo điều kiện hết mức cho các em ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để học
tập và sinh hoạt, tối thiểu cũng được ngày 3 bữa Sáng - Trưa - Chiều và đáp ứng
các chế độ dinh dưỡng.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Sau khi áp dụng các biện pháp trên vào các hoạt động giáo dục và giảng
dạy trong trường Tiểu học Cẩm Châu đã đạt được kết quả như sau:
- 100% học sinh có hứng thú tập luyện, thông qua tập luyện không chỉ
tinh thần đoàn kết giữa các học sinh trong tập thể lớp với nhau được thể hiện rõ
rệt mà sự hòa đồng của các lớp trong trường cũng được nâng cao.
- 100% học sinh thấy sức khỏe thoải mái sau khi tập luyện.
- Qua kiểm tra của trung tâm y tế dự phòng Cẩm Thủy tháng 2/2019 số

học sinh bị mắc bệnh cong vẹo cột sống và một số bệnh khác đã giảm còn 3,7%.
- Những học sinh trước đây có các biểu hiện của bệnh cong vẹo cột sống
nay đã khỏi hẳn hoặc đỡ nhiều. Các em tích cực tham gia các hoạt động học tập
ở nhà trường cũng như các hoạt động do địa phương tổ chức, vì vậy các bệnh
cong vẹo cột sống của học sinh trong trường giảm đi rõ rệt. Ý thức phòng bệnh
cũng được nâng lên rõ rệt cả đối với giáo viên, phụ huynh và từng cá nhân học
sinh.
13


III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua thời gian thực nghiệm, trang bị cho các em một số hiểu biết về
nguyên nhân, cách phòng tránh bệnh cong vẹo cột sống. Các em có ý thức tập
luyện và lao động vừa sức, phù hợp với khả năng của mình. có ý thức giữ gìn
sức khỏe của bản thân, có nếp sống lành mạnh, vui chơi giải trí có tổ chức và kỷ
luật góp phần giáo dục đạo đức lối sống lành mạnh, hình thành nhân cách cho
học sinh. Tôi đã vận dụng những biện pháp sau:
- Một số bài tập thể chất giúp các em phòng tránh bệnh cong vẹo cột sống.
- Mang cặp sách phù hợp.
- Lao động vừa sức, tập luyện đúng kĩ thuật.
- Ngồi học đúng tư thế.
- Sắp xếp lại chỗ ngồi cho học sinh.
- Điều chỉnh bàn ghế học ở nhà của học sinh.
- Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
- Chế độ dinh dưỡng của học sinh.
Qua đó, tôi nhận thấy các em ở lớp 5 có phần linh hoạt hơn về những cử
động của các khớp cột sống.
Thực hiện động tác lưng bụng và vặn mình, chống đẩy chính xác hơn,
biên độ của động tác tốt hơn, đúng kĩ thuật hơn.

Thông qua các buổi tập, giáo viên yêu cầu các em tập đúng phần cơ
lưng bụng bằng ghế thì các em được tôi tập luyện thực hiện được nhiều hơn,
đúng động tác, đúng kĩ thuật.
Từ đó tôi khẳng định được rằng các nhóm cơ của các em lớp 4,5 đã có sự
phát triển tốt, các khớp xương cũng linh hoạt hơn giúp các cử động dễ dàng hơn,
cân bằng hơn.
Đây là vấn đề rộng so với năng lực và chuyên môn của tôi nhưng với
hiểu biết nhất định và những nguyên nhân thường gặp trong cuộc sống. Chính vì
vậy tôi quyết định nghiên cứu đề tài này, chỉ mong rằng các em ý thức được
trong quá trình học tập, sinh hoạt cần có những nguyên tắc nhất định giúp các
em hiểu biết thêm về bệnh cong vẹo cột sống, tạo cho các em một môi trường
lành mạnh, hướng các em luôn có ý thức rèn luyện bản thân, giữ gìn vệ sinh cá
nhân. Từ đó hình thành nên con người có ý thức về chính cơ thể mình và có
trách nhiệm với xã hội.
2. Kiến nghị:
Đề nghị Nhà trường: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về thời gian, vật chất
cho giáo viên nghiên cứu và thực nghiệm sáng kiến. Nhà trường tham mưu cho
chính quyền địa phương xây dựng cơ sở vật chất để nhà trường có nhà tập thể
chất cho các em có điều kiện tập luyện tốt hơn. Làm thêm một số sân chơi trong
khuôn viên trường như: sân cầu lông, hố nhảy, sân bóng chuyền, bóng đá để các
em được tham gia tập luyện nhiều môn thể thao, giúp các em có những sân chơi
bổ ích và lý thú.
14


Trên đây là một vài biện pháp nhỏ của tôi trong quá trình dạy “Một số bài
tập thể chất và biện pháp giúp học sinh tiểu học phòng tránh bệnh cong vẹo
cột sống”. Chắc chắn vấn đề nghiên cứu không thể tránh khỏi sự thiếu sót và
mang tính cá nhân. Vì vậy, kính mong được sự đóng góp ý kiến, bổ sung của các
cấp lãnh đạo, của anh chị em đồng nghiệp để tôi thực hiện tốt hơn biện pháp này

trong quá trình giáo dục thể chất cho học sinh Tiểu học - Chủ nhân tương lai của
đất nước. Góp phần đáp ứng nhu cầu đổi mới nền giáo dục toàn diện, đấy mạnh
“Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước”.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Ngày 13 tháng 2 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết

Hà Anh Phương

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
Tên tài liệu
1. Đề cương bài giảng sinh lí lứa tuổi tiểu
học (Phạm Thị Mai, Nguyễn Thị Tuấn
Anh)
2. Tài liệu phòng chống một số bệnh học
đường
3. Sách giáo viên Thể dục 4
4. Sách giáo viên Thể dục 5

Tác giả
Đoàn Thị Lựu
Google.congveocotsong.com.vn
Nhà xuất bản Giáo dục
Nhà xuất bản Giáo dục


15


NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH
CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC CẨM CHÂU
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
XẾP LOẠI: .........................................

16


NHẬN XÉT CỦA HĐKH PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN
CẨM THỦY
...............................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
XẾP LOẠI: .........................................


17


NHẬN XÉT CỦA HĐKH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
...............................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
XẾP LOẠI: .........................................

18


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG
KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C
TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Hà Anh Phương
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường Tiểu học Cẩm Châu

TT
1.

Tên đề tài SKKN

Biện pháp giúp học sinh lớp 3
học tốt bài thể dục phát triển

Cấp đánh
giá xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)

Cấp huyện

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc
C)

C

Năm học
đánh giá xếp
loại
2015 - 2016

chung

19




×