Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Phương pháp giải bài tập PETTIT dễ, khó và lạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.71 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PEPTIT DỄ ,KHÓ VÀ LẠ
Người thực hiện: Phan Thị Loan

Chức vụ
: Giáo viên.
Đơn vị công tác: Trường THPT Cẩm Thủy 3
SKKN thuộc môn: Hóa học
THANH HÓA, NĂM 2017

1


MỤC LỤC

NỘI DUNG
A-Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
II.Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
IV.Phương pháp nghiên cứu
B- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
I.Cơ sở lý luận
II.Thực trạng của vấn đề
III. Giải pháp thực hiện
1- Cơ sở lý thuyết
2-Phương pháp giải
DẠNG 1: Bảo toàn số mol gốc và số gốc a.a


DẠNG 2: sử dụng phản ứng trùng ngưng
DẠNG 3: Đưa về đipeptit
DẠNG 4: Quy đổi hỗn hợp về: C2H3NO, CH2, H2O
3. Bài tập vận dụng
IV. Hiệu quả của SKKN
C- Kết luận và đề nghị
Phụ lục

TRANG
3
3
3
3
4
4
4
5
5
5
7
7
9
12
14
16
18
19
21

A-PHẦN MỞ ĐẦU

I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong chương trình THPT hóa học là một môn học luôn đem lại sự thay
đổi diệu kỳ mà các em học sinh cảm nhận được ngay trong mỗi tiết học lý
thuyêt và thực hành. Nó giải thích được các hiện tượng cũng như các vấn đề
trong cuộc sống bởi vì hóa học là môn khoa học thực nghiệm, lí thuyết đi đôi
với thực tiễn.Trong sự phát triển của công nghệ sinh học hiện nay thì việc
nghiên cứu về cấu trúc gen, ADN là rất quan trọng để bổ trợ cho việc nghiên
cứu này tốt hơn thì trong hóa học có nghiên cứu về thành phần hóa học cấu
2


trúc của ADN đó là aminoaxit,peptit, protein, đặc biệt là mảng kiến thức về
peptit trong mấy năm trở lại đây các đề thi luôn có. Vậy để học sinh hiểu bản
chất, khắc sâu các hiện tượng, các vấn đề mà các em được học vận dụng vào
cuộc sống thì các em cần giải các bài tập định tính và định lượng. Để làm
được điều đó giáo viên là người có vai trò cực kì quan trọng vừa giúp học
sinh lĩnh hội các tri thức , vừa là người gieo niềm đam mê , khả năng tự học ,
tự sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên để thành công trong sự nghiệp “trồng
người” ngoài năng lực chuyên môn,nghiệp vụ sư phạm còn đòi hỏi giáo viên
phải đầu tư nhiều thời gian và thực sự tâm huyết với nghề,để có một bài giảng
hay,thu hút học sinh giúp học sinh phát triển tư duy và niềm say mê hóa
học,đó là vấn đề mà mỗi người giáo viên luôn trăn trở .
Sự đổi mới trong kì thi THPT Quốc gia của Bộ giáo dục & Đào tạo đã đặt
ra những yêu cầu mới cho học sinh , phải có kết quả chính xác và tốc độ giải
nhanh. Để có kết quả thi tốt học sinh cần phải nắm vững kiến thức và vận
dụng kiến thức một cách linh hoạt đặc biệt là kĩ năng giải toán hoá học và
việc lựa chọn phương pháp giải rất quan trọng. Mà học sinh thường khá lúng
túng vì các em ít được thực hành. Trong phần bài tập peptit đây là một phần
rất khó đối với học sinh nhất là học sinh miền núi vì kiến thức trừu tượng yêu
cầu độ tư duy logic cao trong khi đó trong SGK 12 chỉ đi sơ qua về phần lý

thuyết không có bài tập, mà đề thi luôn có 1-3 câu trực tiếp hoặc có liên quan
. Từ thực tế vấn đề tôi đã nghiên cứu đưa ra phương pháp đơn giản mà quen
thuộc để giúp các em có năng lực trung bình có thể giải quyết bài tập một
cách nhanh nhất đó là đề tài “ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PEPTIT
DỄ, KHÓ VÀ LẠ”
II- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Khẳng định tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học trong
giảng dạy.
- Giúp học sinh lĩnh hội và vận dụng kiến thức một cách chủ động nhuần
nhuyễn hơn.
-Tăng khả năng tư duy logic, tính toán của học sinh
- Nâng cao kết quả thi của học sinh trong các kì thi.
III- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
-Học sinh khối 12
-Đội tuyển học sinh khối 11,12
-Học sinh ôn thi THPTQG
-GV nhóm Hóa trường THPT Cẩm Thủy 3
IV- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu tài liệu, sưu tầm các tài liệu trên internet phục vụ viêc soạn
thảo.
- Thực nghiệm trong giảng dạy
-Trao đổi,nhận xét và đúc rút kinh nghiệm với các giáo viên trong tổ.
-Giảng dạy tại các lớp 12A2,12A1 trường THPT 3 Cẩm Thủy để thu thập
thông tin thực tế.
3


-Phương pháp thống kê , sử lí số liệu
B- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM I.Cở sở lý luận

1.Bản chất của phương pháp
- Dùng phản ứng thủy phân và đốt cháy peptit.
- Áp dụng các định luật BTNT, BTKL, BT số gốc - aminoaxit
- Áp dụng điểm đầu và điểm cuối trong phản ứng oxihoa khử cho nguyên
tố C, N, O. Từ điều này ta áp dụng linh hoạt trong đốt cháy peptit.
-Nắm vững lí thuyết , các phương pháp và đặc biệt là pp BTNT.
- Nhớ tên và KL mol của các - aminoaxit hay gặp.
- Gồm có những dạng toán sau:
Dạng 1: bảo toàn số mol gốc và số gốc a.a :
Dạng 2: sử dụng phản ứng trùng ngưng hóa.
Dạng 3: Đưa về đi peptit.
Dạng 4: Quy hỗn hợp về: C2H3NO, CH2, H2O.
Do giới hạn về thời lượng của đề tài sau đây tôi xin trình bày phương
pháp “PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PEPTIT KHÓ VÀ LẠ” 2.Quy
trình thực hiện
Đề tài gồm những phần sau:
+ Lý thuyết chung khi giải bài
toán +Cách giải cho từng dạng
Dạng 1: bảo toàn số mol gốc và số gốc a.a :
Dạng 2: sử dụng phản ứng trùng ngưng hóa.
Dạng 3: Đưa về đi peptit.
Dạng 4: Quy hỗn hợp về: C2H3NO, CH2, H2O.
+Bài tập vận dụng
+ Kết quả
3.Ưu điểm.
-Luôn cho kết quả một cách chính xác và nhanh nhất.
-Góp phần tích cực vào việc rèn luyên tư duy cho học sinh,tăng khả năng tìm
tòi,xem xét dưới nhiều góc độ khi giải bài toán với nhiều cách khác nhau.
-Thông qua phương pháp,học sinh lĩnh hội tri thức,rèn luyện kỹ năng,kỹ xảo.
4.Hạn chế

- Mỗi cách chỉ phù hợp cho từng dạng bài, nếu chọn cách giải không phù hợp
ta tốn nhiều thời gian và cho kết quả đôi khi không chính xác.
5.Các định luật sử dụng trong đề tài:
-Định luật BTNT, bảo toàn khối lượng.
II.Thực trạng của vấn đề:
Trường THPT Cẩm Thủy 3 là một trường thuộc huyện miền núi , phần lớn
học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu ở các xã vùng cao có nền kinh tế
khó khăn,việc học tập của các em học sinh chưa được quan tâm một cách
đúng mực ở gia đình và các cấp học dưới,học sinh không có
nhiều tài liệu
4


đồ dùng học tập để sử dụng và để tham khảo , học sinh chưa có kĩ năng tự học
tự nghiên cứu...Vì vậy mà kiến thức của học sinh nói chung và kiến thức về
hóa học nói riêng là rất yếu khi các em mới được tuyển vào học tập tại
trường.
Khi chưa áp dụng các nghiên cứu trong đề tài vào giảng dạy thì đa phần
các em học sinh rất lúng túng,khó nhớ lí thuyết và không biết vận dụng Trong
khi đó SGK lại không đưa bài tập vận dụng mà chỉ đi lý thuyết sơ qua.
Với các phương pháp giải này thì học sinh không còn cảm thấy sợ về
peptit nữa mà giải quyết bài toán một cách nhanh, chính xác tùy theo lực học
của mình.Chính vì thế đề tài sẽ góp phần giúp học sinh vừa hiểu rõ lí thuyết
vừa hiểu rõ bản chất , tăng trí tò mò và làm cho học sinh hứng thú học tập
hơn.
III- GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1-Cơ sở lý thuyết:
Để giải được bài tập peptit thì ta cần phải nắm được các kiến thức cơ bản
về peptit như sau:
-KN: Liên kết của nhóm –CO- với nhóm -NH-giữa hai đơn vị - aminoaxit

được gọi là liên kết peptit (-CO- NH-)
Peptit là những hợp chất hữu cơ trong phân tử chứa từ 2- 50 gốc
- aminoaxit liên kết với nhau bằng các liên kết
peptit. -CTTQ của peptit: H(–NH-R-CO–)nOH
với n: là số mắt xích( số gốc - aminoaxit) và số liên kết peptit là: n-1
- Nếu peptit chứa 2 gốc - aminoaxit gọi là đipeptit
- Nếu peptit chứa 3 gốc - aminoaxit gọi là tripeptit
- Nếu peptit chứa 4 gốc - aminoaxit gọi là tetrapeptit
- Nếu peptit chứa 5 gốc - aminoaxit gọi là pentapeptit
.........
- Cách tính phân tử khối của peptit.
Ta nhớ rằng, cứ hình thành 1 liên kết peptit thì giữa 2 phân tử - aminoaxit sẽ
tách ra 1 phân tử H2O.
Giả sử một peptit mạch hở X chứa n gốc α-amino axit thì phân tử khối của X
được tính nhanh là:
MX = Tổng PTK của n phân tử α-amino axit – 18.(n – 1)
-Giả sử peptit được tạo thành từ các -aminoaxit no chứa 1 nhóm NH2 và 1COOH.
a- Phản ứng thủy phân hoàn toàn peptit ( axit hoặc kiềm chỉ với vai trò
xt) :
H(–NH-R-CO–)nOH + (n-1)H2O
n NH2-R-COOH (1)
Hay
Xn
+ (n-1) H2O
nX
Ta luôn có: + Số mol Peptit = Số mol X - Số mol H2O
+ m Peptit + m H2O = mX
5



+ Số mol O(Peptit) = Số mol O(X) - Số mol
H2O * Phản ứng thủy phân hoàn toàn peptit trong mt axit:
n NH2-R-COOH +n HCl
n ClNH3-R-COOH
(2)
Lấy (1) + (2) ta được phản ứng (3)
H(–NH-R-CO–)nOH + (n-1)H2O +n HCl n ClNH3-R-COOH (3) Bảo
toàn khối lượng: mpeptit + maxit p/ư + mnước = mmuối
naxit p/ư = nmuối = npeptit + nnước
* Phản ứng thủy phân hoàn toàn peptit trong mt kiềm:
n NH2-R-COOH + n NaOH
n NH2-R-COONa + nH2O (4)
Lấy (1) + (4) ta được phản ứng (5)
H(–NH-R-CO–)nOH + n NaOH n NH2-R-COONa
+ H2O (5)
Bảo toàn khối lượng: mpeptit + mNaOH p/ư = mnước + mmuối
nNaOH p/ư = nmuối và npeptit = nnước
*Đặc biệt khi thủy phân đipeptit thì:
X2
+ H2O2X
X2
+ 2 NaOH2 muối + H2O
X2
+ H2O + 2 HCl2 muối
nX2 = nH2O = 1 nNaOH = 1 nHCl = 1 nmuối
2

2

2


b- Phản ứng cháy:
- Ta có công thức của -aminoaxit no chứa 1 - NH2 và 1-COOH là:
CnH2n+1NO2 với n 2 thì công thức của các peptit được thiết lập như sau:
2CnH2n+1NO2 -1H2O C2nH4nN2O3
: đipeptit
3CnH2n+1NO2 -2H2O C3nH6n-1N3O4
: tripeptit
4CnH2n+1NO2 -3H2O C4nH8n-2N4O5
: tetrapeptit
5CnH2n+1NO2 -4H2O C5nH10n-3N5O6
: pentapeptit
.........
–(k-1)H2OCknH2kn +2-kNkOk+1 : peptit tổng quát
kCnH2n+1NO2
với k 2
Với đề tài này thì yêu cầu nhớ chuẩn công thức của đipeptit vì khi đốt
cháy đipeptit ta có:
C2nH4nN2O3 + 6n 3 O2
2n CO2 + 2n H2O + N2
t0

2

Ta luôn có: nCO2 = nH2O và npeptit = nN2 đây chính là điểm hay của đipeptit.
Ta cũng có:
số oxihoa của C trong Xn = số oxihoa của C trong X2 =số oxihoa của C trong
X =số oxihoa của C trong muối và trong CO2 là +4 Nên ta có: nO2 đốt Xn = nO2 đốt
X2 = nO2 đốt X = nO2 đốt muối
2- PHƯƠNG PHÁP GIẢI:

Dạng 1: bảo toàn số mol gốc và số gốc a.a :
a- Cơ sở lý thuyết của phương pháp:

6


* Dựa trên cơ sở của phương pháp bảo toàn nguyên tố thì ta có sự bảo toàn về
số gốc a.a
n số gốc a.a (peptit ban đầu) =
n số gốc a.a + n số gốc a.a (peptit sau)
số gốc a.a (peptit ban đầu) =số gốc a.a + số gốc a.a (peptit sau)
b-Phạm vi áp dụng:
- Giải bài toán thủy phân 1 peptit hoặc hỗn hợp peptit đã biết công thức
hoặc đã biết công thức khi đã biết tỉ lệ mol giữa các peptit và số mol các gốc
a.a. c- Ưu điểm:
- giải nhanh, chính xác , đơn giản và dễ hiểu.
- Áp dụng các định luật quen thuộc là BTNT, BTKL.
d- Nhược điểm:
- Không hiệu quả với dạng bài tập chưa cho biết tỉ lệ mol ban đầu và số mol
các a.a hoặc muối sau phản ứng.
- Bài toán tỉ lệ số gốc của a.a mà tối giản được thì kết quả không còn chính
xác nữa.
* Chú ý: trong trường hợp này ta không giản ước mà phải giữ nguyên thì
giải quyết bài toán bình thường.
e- Ví dụ minh họa:
VD1: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được
hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá
trị của m là
A. 90,6.
B. 111,74.

C. 81,54.
D. 66,44.
Giải: ta có sơ đồ sau:
(ĐH khối A 2011)
Ala4

+ H2O

Ala3 +
0.12

Ala2 + Ala
0.2
0.32 mol
Ta áp dụng:n số gốc a.a (peptit ban đầu)
=n số gốc a.a + n số gốc a.a (peptit sau)
n số gốc a.a + n số gốc a.a (peptit sau) = 3 n Ala3
+ 2 n Ala2 + n Ala = 1.08 mol
n số gốc a.a (peptit ban đầu) = 4 n Ala4 = 1.08n Ala4
= 0.27 mol
m = 81,54 gĐA la : C
VD2: Cho X là hexapeptit, Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val và Y là tetrapeptit GlyAla-Gly-Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4
amino axit, trong đó có 30 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là
A. 77,6
B. 83,2
C. 87,4
D. 73,4
Hướng dẫn giải:
(ĐH khối A 2013)
ta có sơ đồ sau:

Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val + 5H2O
2 Ala +
2Gly + 2Val
a mol
2a mol 2a mol
Gly-Ala-Gly-Glu + 3H2O
Ala +
2Gly + Glu
7


b mol
b mol 2b mol
n Ala = 2a + b
= 0.32 (1)
n Gly = 2a + 2b
= 0.4 (2)
Giải ra ta có: a= 0.12 mol ; b= 0.08mol
m = 83,2 g
ĐA la : B
VD3: Hỗn hợp X gồm ba peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1:1:3.
Thủy phân hoàn toàn m gam X, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 14,24 gam
alanin và 8,19 gam valin. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử của ba
peptit trong X nhỏ hơn 13. Giá trị của m là
A. 18,83
B. 18,29
C. 19,19
D. 18,47
( ĐH khối B 2014)
Hướng dẫn giải:

Gọi 3 peptit lần lượt là: A,B,C có số gốc tương ứng là: a,b,c và số mol là:
x:x:3x
n
0.16 16
Ala
Ta có: n Ala = 0.16 mol ; n Val = 0.07mol
n

Val

0.07

7

Ta có:n số gốc a.a (peptit ban đầu) = a + b + 3c
n số gốc a.a = 16+ 7 = 23

a + b + 3c = 23 (1)

Áp dụng sự bảo toàn số mol gốc ta có: ax + bx + 3cx=0.23mol (2)
Từ (1), (2)x= 0.01 mol.
Xét quá trình thủy phân các peptit như sau:
A + (a-1) H2Oa.a
B + (b-1)H2O
a.a
C + (c-1) H2O
a.a
x x(a-1) mol
x x(b-1)mol
3x 3x(c-1)

mol
n H2O = x(a-1) + x(b-1) + 3x(c-1) = 0.18 mol
BTKL: mX + mH2O = ma.a
mX = 14.24 + 8.19 - 0.18 x 18 = 19,19 g
ĐA: C
VD4: Hỗn hợp X gồm 3 peptit Y,Z,T (đều mạch hở) với tỉ lệ mol tương ứng
là 2:3:4 . Tổng số liên kết peptit trong phân tử Y,Z,T bằng 12. Thủy phân hoàn
toàn 39,05 gam X, thu được 0,11 mol X1, 0,16 mol X 2 và 0,2 mol X3. Biết X1,
X2, X3 đều có dạng H2 NCn H2nCOOH. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m gam X
cần 32,816 l O2 (đktc). Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 31
B. 28
C. 26
D. 30
Đề thi THPTQG 2016
Hướng dẫn giải: Gọi số gốc a.a trong Gọi số gốc a.a trong Y,Z,T lần lượt là:
a,b,c và số mol tương ứng là 2x:3x:4x.
Ta có: n X1 : n X2 : n X3 = 0.11: 0.16: 0.2 = 11: 16: 20
Ta có:
n số gốc a.a (peptit ban đầu) = a + b + 3c =
n số gốc a.a= 47(1)
Áp dụng sự bảo toàn số mol gốc ta có: 2ax + 3bx + 4cx=0.47mol (2)
8


Từ (1), (2)
x= 0.01 mol.
Xét quá trình thủy phân các peptit như sau:
Y + (a-1) H2O
a.a

Z + (b-1)H2O
a.a
T + (c-1) H2O
a.a
2x 2x(a-1) mol
3x
3x(b-1)mol
4x 4x(c-1)
mol
n H2O = 2x(a-1) + 3x(b-1) + 4x(c-1) = 0.38 mol
BTKL: mX + mH2O = ma.a
ma.a = 39.05 + 0.38 x 18 = 45.89g
Gọi công thức chung của X1 ,X2, X3 là: C n H2 n +1NO2 ( n 2)
ma.a
= (14 n + 47)x 0.47 = 45.89 n =3.617
6n 3

t0

C n H2 n +1NO2 + 4 O2
6n 3 )mol
0.47mol 0.47(

1
n CO2

1

+ ( n + 2 )H2O+ 2 N2


4

n O2 = 2.1975mol
Mặt khác ta lại có : khi đốt cháy m (g) X cần n O2 = 1.465mol
Vì số mol oxi
cần dùng đốt cháy peptit = số mol oxi cần dùng đốt cháy
39.05 x1.465
a.a m =
=26,033(g) ĐA: C
2.1975

Dạng 2: sử dụng phản ứng trùng ngưng hóa.
a- Cơ sở lý thuyết của phương pháp:
- Dựa vào phản ứng trùng ngưng : chuyển hỗn hợp peptit nhỏ thành 1 peptit
lớn hơn.
- Xem các peptit nhỏ như các -a.a trong phản ứng trùng ngưng.
Ta có: Hỗn hợp X gồm 2 peptit A,B với tỉ lệ mol tương ứng là: x:y
Thực hiện phản ứng trùng ngưng như sau:
xA + yB
AxBy
+ (x+y- 1) H2O
(1)
Dựa vào định luật BTKL thì ta xem hh X chính là
hh Y ( AxBy + (x+y- 1) H2O )
Khi thủy phân thu được các -a.a là Z ,T với số lượng gốc tương ứng: a ,b.
Ta lại có phản ứng thủy phân như sau:
AxBy + (a +b -1- (x+y- 1) )H2O a Z + b T (2) Với a ,b và
số mol của Z, T đã biết ta tính được số mol H2O
Sau đó bảo toàn khối lượng thì ta tính được khối lượng của X hoặc hỗn
hợp sau phản ứng.

mX = m a.a - m H2O (2)
b- Phạm vi áp dụng:
- Giải bài toán thủy phân hỗn hợp peptit chưa biết công thức hoặc đã biết
công thức khi đã biết tỉ lệ mol giữa các peptit và số mol các gốc a.a.
c- Ưu điểm:
- giải nhanh, chính xác , đơn giản và dễ hiểu.
- Áp dụng các định luật quen thuộc là BTKL, BTNT, tái hiện bản chất của
phản ứng trùng ngưng và thủy phân(giải trùng ngưng).
9


d- Nhược điểm:
- Không hiệu quả với dạng bài tập chưa cho biết tỉ lệ mol ban đầu và số mol
các a.a hoặc muối sau phản ứng.
e- Ví dụ minh họa:
VD1: Hỗn hợp A gồm ba peptit mạch hở X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2 :
3 : 4. Thủy phân hoàn toàn m gam A thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 21,75
gam Glyxin và 16,02 gam Alanin. Biết số liên kết peptit trong phân tử X
nhiều hơn trong Z và tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z nhỏ hơn
17. Giá trị của m là
A. 30,93.B. 30,57.C. 30,21.D. 31,29.
(Phân dạng bài tập peptit đầy đủ của Nguyễn văn Phong
nguồn internet)
Hướng dẫn giải:
Ta có : n Ala = 0.18mol ; n Gly =0.29mol.
n Ala : n Gly = 0.18: 0.29= 18 : 29
số gốc a.a= (18 + 29)k =47k=số mắt xích .( k :nguyên, dương)
Ta có số liên kết peptit trung bình là 47k - 1) 2 và ( 47k - 1)x3 <17
0.574
k <1.277 k= 1

(9

9

Xét phản ứng trùng ngưng các peptit:
2X + 3Y +4Z
X2Y3Z4
+ 8 H2O
Phản ứng thủy phân:
X2Y3Z4 + (47-1- 8) H2O
18 Ala + 29 Gly
0.38mol
0.18 mol
ĐA: A
m A = 21.75 + 16.02 - 0.38x18 =30.98g
VD2: Hỗn hợp M gồm peptit X, peptit Y, peptit Z chúng cấu tạo từ cùng một
loại aminoaxit và có tổng số nhóm –CO-NH- trong ba phân tử là 11. Với tỉ lệ
mol: nX:nY:nZ = 4:6:9. Thuỷ phân hoàn toàn m gam M thu được 72 gam gly,
56,96 gam ala và 252,72 gam val. Tính m và xác định loại peptit Z.
A. 283,76 và hexapeptit
B. 283,76 và tetrapeptit
C. 327,68 và tetrapeptit
D . 327,68 và hexapeptit
(phương pháp giải bài tập peptit khó của thầy Mai Tiến Dũng)
Hướng dẫn giải:
Ta có : n Ala = 0.64mol ; n Gly =0.96mol; n Val = 2.16 mol
n Ala : n Gly: n Val = 0.64: 0.96: 2.16
=8:12:27
số gốc a.a= (8 + 12 +27)k =47k= số mắt xích .( k :nguyên, dương) số
mắt xích min = (11+3) x4 < 47k


số mắt xích max = (11+3) x9 > 47k
1.19 < k < 2.68k=2số gốc a.a=số mắt xích = 94
Xét phản ứng trùng ngưng các peptit:
4X + 6Y +9Z X4Y6Z9 + 18 H2O Phản ứng
thủy phân:
10


X2Y3Z4

+ (94-1- 18) H2O
16 Ala + 24 Gly + 54 val
3mol
0,64 mol
mM = 72 + 56,96 + 252,72 - 3x18 =327,68 g
Ta có : nM =
n số gốc a.a – n H2O = 0,76 mol = 19a
a= 0,04 mol
n X = 0,16mol ; n Y = 0,24mol ; n Z = 0,36 mol
Vì X, Y, Z đều được tạo thành từ 1 loại
-a.a nên công thức các peptit phù
hợp là:
X : Ala4
0,16mol
Y : Gly4
0,24mol
Z : Val6
0,36 molĐA: D
VD3: X, Y , Z là ba peptit mạnh hở, được tạo từ Ala, Val. Khi đốt cháy X, Y

với số mol bằng nhau thì đều được lượng CO 2 là như nhau. Đun nóng 37,72
gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z với tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 5 : 1 trong dung
dịch NaOH, thu được dung dịch T chứa 2 muối D, E với số mol lần lượt là
0,11 mol và 0,35 mol. Biết tổng số mắt xích của X, Y, Z bằng 14. Phần trăm
khối lượng của Z trong M gần nhất với ?
A. 14%
B. 8%
C. 12%
D. 18%
(phương pháp giải bài tập peptit khó và hay của thầy Mai Tiến Dũng internet)
Hướng dẫn giải:
Ta có : n D = 0.11mol = n gốc ; n E = n gốc =0.35mol.
n D : n E = 0.11: 0.35= 11 : 35
số gốc a.a= (11 +35)k =46k= số mắt xích .( k :nguyên, dương) số
mắt xích min = 14 x1 < 46k

số mắt xích max = (14) x5 > 46k
0,3 < k < 1,52k=1số gốc a.a=số mắt xích = 46
Xét phản ứng trùng ngưng các peptit:
5X + 5Y +1Z
X5Y5Z1 + 10 H2O (1)
Phản ứng thủy phân:
X5Y5Z1 + (46-1- 10) H2O
11 gốc D + 35 gốc E (2)
0,35mol
0,11 mol
Ta có khi thủy phân trong môi trường kiềm thì:
n peptit =
n muối - n H2O(2) = 0,46- 0,35 =0,11 mol
X5Y5Z1 + 46 NaOH

11 D + 35 E + H2O (3)
Từ (3) ta có: nM = n H2O = 0,11mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mM + m NaOH = m muối + m H2O
m muối = 37,72 + 0,46x40- 0,11x18=54,14g
Nhận thấy : 0,11x (117+22) + 0,35x( 89+22) = 54,14
n Ala = 0.35mol ; n Val = 0,11mol
Ta có n X = n Y = 0,05 mol và n Z = 0,01mol
Mà: n Val = 0,11mol = n peptit
trong mỗi peptit có 1Val
11


Vì khi đốt cháy X, Y với số mol bằng nhau thì đều được lượng CO2 là như
nhau nên X, Y phải có cùng số gốc Ala X,Y là đồng phân của nhau. Gọi CT
của X, Y: AlaxVal và của Z: AlayVal BT số gốc Ala ta có: 10x+ y = 35 (4)
và số mắt xích trong peptit = 14 = 2x + y (5) Giải hệ phương trình (4) và
(5) x= 3 ; y= 5 công thức của Z là: Ala5Val % m Z = 12,5%
ĐA: C
Dạng 3: Đưa về đi peptit.
a- Cơ sở lý thuyết của phương pháp:
-Nếu hỗn hợp gồm có nhiều peptit thì ta chuyển thành đi peptit như sau:
n X2 (1)
2X n
+ (n -2) H2O
a (n 2) mol
a n mol
a mol
2
2

Với
là số mắt xích trung bình của các peptit
BTKL ta có: m peptit + m H2O = m đipeptit
n

- Dựa vào công thức của đipeptit được tạo nên từ các
-NH2 và 1 nhóm –COOH có dạng: C2nH4nN2O3 hoặc X2 .
-Khi đốt cháy thì: C2nH4nN2O3

Ta luôn có: nCO2 = nH2O
đipeptit.
-Khi thủy phân thì:
nX2 = nH2O



6n 3
+ 2

-a.a no chứa 1 nhóm

t0

O22n CO2 + 2n H2O + N2(2)

npeptit = nN2 đây chính là điểm dễ nhớ của

X2 + H2O2X
(3)
X2 + 2 NaOH

2 muối + H2O (4)
X2
+ H2O + 2 HCl2 muối (5)
1
=
nNaOH = 1 nHCl = 1 nmuối
2

2

nNaOH pư với X2 = nNaOH pư với Xn và

2

nHCl pư với X2 = nHCl pư với Xn

Chú ý:
-Nếu đốt cháy peptit ban đầu mà ta tính theo đi peptit thì ta phải cộng cả H2O
ở phản ứng (1)
-Nếu thủy phân hoàn toàn X n thì lượng
n nH2O cần
n dùng là (1) và (3)
-Ta xem đó là quá trình như sau: 2X
X2 2 X
b- Phạm vi áp dụng:

- Giải bài toán thủy phân và đốt cháy 1peptit hoặc hỗn hợp peptit cùng khối
lượng hoặc khác.
c- Ưu điểm:
- Dễ nhớ công thức ,giải nhanh, chính xác .

- Áp dụng các định luật quen thuộc là BTKL, BTNT.
d- Nhược điểm:
- Những bài toán như dạng 1, 2 thì áp dụng không hiệu quả.
-Một số bài toán phức tạp kết hợp cả este hoặc aminoaxit thì không giải quyết
được.
e- Ví dụ minh họa:

12


VD1: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một
aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm –NH 2 và một nhóm –
COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được tổng khối lượng CO 2 và
H2O bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho
lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 120.
B. 60.
C. 30.
D. 45.
(ĐH khối B -2010)
Hướng dẫn giải:
+ H2O
Ta có: 2Y3
3Y2
0,1mol
0,05mol
0,15 mol
Mà khi đốt cháy Y2 cho nCO2 = nH2O
khi đốt cháy Y3 thì : nH2O= nCO2 - 0,05
mCO2 + mH2O = 44a + (a-0,05)x 18 = 54,9 a= nCO2 = 0,9mol

Vì Y, X đều tạo nên từ 1 -a.a Y2 giống X2 khi đốt cháy 0,2mol X2 thì nCO2
=( 0,9 x 0,2) : 0,15=1,2mol m kết tủa = 120g ĐA: A
VD2: Oligopeptit mạch hở X được tạo nên từ các α- amino axit đều có công
thức dạng H2NCxHyCOOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần dùng vừa đủ
1,875 mol O2, chỉ thu được N2; 1,5 mol CO2 và 1,3 mol H2O. Mặt khác, thủy
phân hoàn toàn 0,025 mol X bằng 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng,
thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch Y thu được m gam
chất rắn khan. Số liên kết peptit trong X và giá trị của m lần lượt là
A.9 và 51,95.
B. 9 và 33,75 .
C. 10 và 33,75.
D. 10 và 27,75.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Đại học Vinh – Nghệ An,
Hướng dẫn giải:
năm 2015)
Gọi số mắt xích trong X là n
Công thức của peptit là Xn
áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố oxi ta có:
(n+1)x0,05 + 2x1,875 = 2x1,5
+ 1,3 n=10số liên kết peptit là 9
Ta có: X10 + 4 H2O
5X2
0,05mol 0,2mol
0,25mol
Khi đốt cháy X2 thì nCO2 = nH2O= 1,5mol và n X2 = nN2 =0,25mol
Áp dụng định luật BTKL ta có: m X2 = 40g 0,025mol X thì m X2 = 20g
Và n X2 = 0,125mol
BTKL ta có: m= 20 + 0,4x40 -0,125x18=33,75g
VD3:Hỗn hợp E chứa các peptit X, Y, Z, T đều được tạo bởi từ các α -amino
axit chứa 1 nhóm –NH 2 và 1 nhóm –COOH. Đun nóng 0,1 mol E với dung

dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp F gồm các muối. Đốt cháy toàn bộ F
thu được 19,61 gam Na2CO3 và hỗn hợp gồm N2; CO2; 19,44 gam H2O. Nếu
đun nóng 33,18 gam E với dung dịch HCl dư thu được lượng muối là?
A. 55,218 gam
B. 55,128 gam
C. 55, 821 gam
D. 55, 812 gam
(phương pháp giải bài tập peptit khó và hay của thầy Mai Tiến Dũng internet)

Hướng dẫn giải:
Ta có: n Na2CO3 = 0,185mol =n N2; n H2O= 1,08mol n NaOH = 0,37mol = n F
Gọi số mắt xích trung bình của mỗi peptit trong E là: n
n = 3,7
13


Ta có phương trình sau:

2X 3,7 + 1,7 H2O
3,7 X2
0,1mol 0,085mol
0,185mol
Khi đốt cháy F thì ta có : n H2O- nCO2 = n N2 nCO2 =1,08
BTNT oxi ta có: 3 n X2 + 2 n O2 = 3 nH2O
n O2 = 1,3425mol
BTKL ta có: m X2 = 29,18g
m E = 27,65g
m E = 33,18g thì n E = 0,12mol
BTKL ta được: m muối = 33,18 + 0,12x3,7x36,5 + 0,12x2,7x18=55,218g
Dạng 4: Quy hỗn hợp về: C2H3NO, CH2, H2O.

a- Cơ sở lý thuyết của phương pháp:
-Xét các peptit được tạo thành từ các -a.a no chứa 1 nhóm -NH2 và
1 nhóm –COOH có dạng: CnH2n+1NO2 (n 2) ta xét peptit tạo nên từ glyxin thì ta
có công thức: H(—NH-CH 2-CO— )nOH n C2H3NO + H2O
Đồng đẳng của glyxin thì hơn 1 hay nhiều nhóm CH2 .
-Tổng quát thì ta có thể xem các peptit gồm có 3 thành phần: C2H3NO, CH2,
H2O với: n C2H3NO = n NaOH = n HCl = n muối = n gốc -a.a = 2n N2
nH2O = npeptit
mpeptit = m C2H3NO + mH2O + m CH2
- Khi thủy phân peptit thì:
C2H3NO + CH2 + NaOH
(C2H4NO2Na + CH2 ) muối + H2O(peptit)
C2H3NO + CH2 + HCl+H2O
(C2H6NClO2 + CH2 ) muối
C2H3NO + CH2 + H2O
(C2H5NO2 + CH2 ) a.a
- Khi đốt cháy thì:
t0
C2H3NO + 9 O2
2 CO2
+ 3 H2O + 1 N2
CH2
H2O
Ta có:

3

2

+ O2

2

2
t0

CO2

2

+ H2O
H2O

nCO2 = 2 n C2H3NO + n CH2
3
nH2O = 2 n C2H3NO + n CH2 + npeptit
b- Phạm vi áp dụng:
- Giải bài toán: thủy phân, đốt cháy, thủy phân và đốt cháy 1peptit hoặc hỗn
hợp peptit cùng khối lượng hoặc khác.
- Giải một số bài toán phức tạp kết hợp cả este hoặc aminoaxit với peptit.
c- Ưu điểm:
- Luôn có thành phần cố định nên dễ nhớ ,giải nhanh, chính xác bài toán phức
tạp về peptit.
- Áp dụng các định luật quen thuộc là BTKL, BTNT.
d- Nhược điểm:
- Những bài toán như dạng 1, 2 thì áp dụng hết nhiều thời gian ,không hiệu
quả.
e- Ví dụ minh họa:

14



VD1: Đun nóng 0,16 mol hỗn hợp E gồm hai peptit X (CxHyOzN6) và Y
(CnHmO6Nt) cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 1,5M chỉ thu được dung dịch
chứa a mol muối của glyxin và b mol muối của alanin. Mặt khác đốt cháy
30,73 gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó
tổng khối lượng của CO2 và nước là 69,31 gam. Giá trị a : b gần nhất với
A. 0,730.
B. 0,810.
C. 0,756.
D. 0,962.
(phương pháp giải bài tập peptit khó và hay của thầy Mai Tiến Dũng internet)

Hướng dẫn giải: Gọi số mắt xích trung bình của mỗi peptit trong E là n
Ta có: 0,16n = n NaOH = 0,6x1,5=0,9mol
n=5,625
Quy hỗn hợp E về : 5,625xmolC2H3NO ,y mol CH2,x mol H2O
Ta có: m E = m C2H3NO + mH2O + m CH2 = 57x5,625x + 14y +18x
338,625x + 14y = 30,73(1)
Và mH2O + m CO2 = 664,875x + 62 y =69,31(2) Giải
hệ pt (1) và (2) ta được: x= 0,08 ; y= 0,26mol Vậy
0,16mol E có khối lượng là 61,46g
BTKL ta có: m muối = 61,46 + 0,9x40 - 0,16x18 =94,58g
Ta có: a+ b = 0,9 và 97a + 111b =94,58
a= 0,38 ; b= 0,52
a:b = 0,38: 0,52=0,73ĐA: A
VD2: Hỗn hợp X gồm peptit A mạch hở có công thức CxHyN5O6 và hợp chất
B có CTPT là C4 H9NO2. Lấy 0,09mol X tác dụng vừa đủ với 0,21 mol
NaOH chỉ thu được sản phẩm là dd ancol etylic và a mol muối của glyxin b
mol muối của alanin. nếu đốt cháy hoàn toàn 41,325g hh X bằng lượng Oxi
vừa đủ thu được N2 và 96,975g hỗn hợp CO2 và H2O. tỉ lệ a:b gần nhất với

giá trị nào sau đây?
A. 6,10.
B. 0,76.
C.1,33
D. 2,60.
(phương pháp giải bài tập peptit khó và hay của thầy Mai Tiến Dũng internet)

Hướng dẫn giải: Gọi số mắt xích trung bình của mỗi peptit trong X là n
7
Ta có: 0,09n = n NaOH = 0,21mol
n= 3
7
Quy hỗn hợp E về : 3 xmolC2H3NO ,y mol CH2,x mol H2O
7
Ta có: m E = m C2H3NO + mH2O + m CH2 = 57. 3 x + 14y +18x
151x + 14y = 41,325 (1)
859
Và mH2O + m CO2 =
3 x + 62 y =96,975 (2)
Giải hệ pt (1) và (2) ta được: x= 0,225 ; y= 0,525mol
Vậy 0,09mol E có khối lượng là 16,53g
Ta lại có: z mol A và t mol C4H9NO2
z + t = 0,09 và 5z + t = 0,21
z = 0,03 , t = 0,06 mol
BTKL ta có: m muối = 16,53+ 0,21x40 - 0,0,03x18 - 0,06x46=21,63g
Ta có: a+ b = 0,21 và 97a + 111b =21,63
a= 0,12 ; b= 0,09
a:b = 0,12: 0,09=1,33
ĐA: C


15


VD3: X là peptit có dạng CxHyOzN6; Y là peptit có dạng CnHmO6Nt (X, Y đều

được tạo bởi các amino axit no chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Đun
nóng 32,76 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 480 ml dung dịch NaOH 1M.
Mặt khác, đốt cháy 32,76 gam E thu được sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và
N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong lấy dư thu được 123,0
gam kết tủa; đồng thời khối lượng dung dịch thay đổi a gam. Giá trị của a là
A.Tăng 49,44. B.Giảm 49,56. C.Tăng 94,56. D.Giảm 49,44.
(phương pháp giải bài tập peptit khó và hay của thầy Mai Tiến Dũng internet)

Hướng dẫn giải:
Quy hỗn hợp E về : 0,48molC2H3NO ,a mol CH2,b mol H2O
Ta có: m E = m C2H3NO + mH2O + m CH2 = 57x0,48 + 14a +18b= 32,76
14a +18b= 5,4 Và n CO2 = 2x0,48 + a =1,23 a= 0,27mol; b= 0,09mol Ta có:
mH2O + m CO2 = (1,5x0,48 + 0,27 + 0,09)x18 + 1,23x44=73,56g
Khối lượng dung dịch giảm a = 123- 73,56=49,44 ĐA: D
3- PHẦN BÀI TẬP VẬN DỤNG:
(phương pháp giải bài tập peptit khó và hay của thầy Mai Tiến Dũng internet)

Bài 1:Hỗn hợp A gồm ba peptit mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 2.
Thủy phân hoàn toàn m gam A thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 52,5 gam
Glyxin và 71,2 gam Alanin. Biết số liên
kết peptit trong phân tử X nhiều hơn trong Z và tổng số liên kết peptit trong
ba phân tử X, Y, Z nhỏ hơn 10. Giá trị của m là
A. 96,7. B. 101,74. C. 100,3. D. 103,9. Bài 2: Đun nóng 0,4 mol hỗn
hợp E gồm đipeptit X, tripeptit Y và tetrapeptit
Z đều mạch hở bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được dung dịch

chứa 0,5 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin và 0,2 mol muối
của valin. Mặt khác đốt cháy m gam E trong O 2 vừa đủ thu được hỗn hợp
CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 78,28 gam. Giá
trị m gần nhất với
A. 50.B. 40.C. 45.D. 35.
Bài 3:Cho hỗn hợp A chứa hai peptit X và Y tạo bởi các amino axit no mạch
hở, phân tử chứa 1 nhóm -COOH, 1 nhóm - NH 2 ,biết rằng tổng số nguyên tử
O trong 2 phân tử X, Y là 13. Trong X hoặc Y đều có số liên kết peptit không
nhỏ hơn 4. Đun nóng 0,7 mol A trong KOH thì thấy 3,9 mol KOH phản ứng
và thu được m gam muối. Mặt khác đốt cháyhoàn toàn 66,075 gam A rồi cho
sản phẩm hấp thụ vào bình chứa Ca(OH) 2 dư thấy khối lượng bình tăng
147,825 gam. Giá trị của m là
A. 490,6 B. 560,1
C. 470,1
D. 520,2
Bài 4:Hỗn hợp M gồm một peptit mạch hở X và một peptit mạch hở Y (mỗi
peptit đều được cấu tạo từ một loại α-aminoaxit, tổng số liên kết peptit trong 2
phân tử X, Y là 5) với tỉ lệ mol là 1 : 3. Khi thủy phân m gam hỗn hợp M thu
được 81 gam Glyxin và 42,72 gam Alanin. Giá trị của m là
A. 104,28.
B. 116,28.
C. 109,50.
D. 110,28.

16


Bài 5:Hỗn hợp X gồm Ala-Ala, Ala-Gly-Ala, Ala-Gly-Ala-Gly và Ala-GlyAla-Gly-Gly. Đốt 26,26 gam hỗn hợp X cần vừa đủ 25,872 lít O2(đktc). Cho
0,25 mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ thì thu được m gam
muối khan. Giá trị của m là: A. 25,08.

B. 99,15.
C. 54,62.
D. 114,35.
Bài 6:Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở (được tạo nên từ các -amino
axit có công thức dạng H2 N-CxHy-COOH). Tổng phần trăm khối lượng oxi
và nitơ trong X là 45,88%; trong Y là 55,28%. Thủy phân hoàn toàn 32,3 gam
hỗn hợp X và Y cần vừa đủ 400 ml dung dịch KOH 1,25M, sau phản ứng thu
được dung dịch Z chứa ba muối. Khối lượng muối của -aminoaxit có phân tử
khối nhỏ nhất trong Z gần với giá trị nào nhất sau đây? A: 48,97 gam.
B: 38,80 gam
C: 45,20 gam.
D: 42,03 gam.
Bài 7:Hỗn hợp X gồm tripeptit A và tetrapeptit B đều được cấu tạo bởi glyxin
và alanin. Thành phần phần trăm khối lượng nitơ trong A và B theo thứ tự là
19,36% và 19,44%. Thủy phân hoàn 0,1 mol hỗn hợp X bằng một lượng dung
dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được
36,34 gam hỗn hợp muối. Tỉ lệ mol giữa A và B trong hỗn hợp X là
A. 2:3
B. 3:7
C. 3:2
D. 7:3
Bài 8: Thuỷ phân hoàn toàn m gam một pentapeptit mạch hở M thu được hỗn
hợp gồm hai amino axit X1, X2 (đều no, mạch hở, phân tử chứa một nhóm NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy toàn bộ lượng X 1, X2 ở trên cần dùng
vừa đủ 0,255 mol O2, chỉ thu được N2, H2O và 0,22 mol CO2. Giá trị của m là
A. 6,34.
B. 7,78.
C. 8,62.
D. 7,18.
Bài 9:X và Y lần lượt là tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một
aminoaxit no mạch hở, có một nhóm -COOH và một nhóm -NH 2 . Đốt cháy

hoàn toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm gồm CO2, H 2O và N2
có tổng khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với
dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng cần thiết), sau phản ứng cô cạn
dung dịch thu được khối lượng chất rắn khan là
A. 98,9 gam.
B. 94,5 gam
C. 87,3 gam.
D. 107,1 gam.
Bài 10:Thủy phân hết một lượng pentapeptit T thu được 32,88 gam Ala-GlyAla-Gly; 10,85 gam Ala- Gly-Ala; 16,24 gam Ala-Gly-Gly; 26,28 gam AlaGly; 8,9 gam Alanin; còn lại là Glyxin và Gly-Gly với tỉ lệ mol tương ứng là
1:10. Tổng khối lượng Gly-Gly và Glyxin trong hỗn hợp sản phẩm là
A. 27,9 gam. B. 29,70 gam C. 34,875 gam. D. 28,80 gam. Bài 11:Hỗn hợp
X gồm các chất Y (C5H14N2O4) và chất Z (C4H8N2O3); trong đó Y là muối của
axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 21,5 gam X tác dụng với dung dịch
NaOH dư, đun nóng, thu được 0,1 mol hỗn hợp khí đều làm xanh quỳ tím ẩm,
tỉ khối của mỗi khí so với không khí đều lớn hơn 1. Mặt khác 21,5 gam X tác
dụng với dung dịch HCl dư đun nóng thu được m
gam chất hữu cơ. Giá trị của m là
A. 32,45.
B. 28,80.
C. 34,25.
D. 37,90.

17


Bài 12:Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp M gồm tetrapeptit X và
pentapeptit Y (đều mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, rồi cô cạn cẩn thận
thì thu được (m + 11,42) gam hỗn hợp muối khan của Val và Ala. Đốt cháy
hoàn toàn muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được K 2CO 3; 2,464 lít
N2 (đktc) và 50,96 gam hỗn hợp gồm CO 2 và H2O. Phần trăm khối lượng của

Y trong hỗn hợp M có thể là
A. 55,24%.
B. 54,54%.
C. 45,98%.
D. 64,59%.
IV.Hiệu quả của SKKN
1.Hiệu quả :
-Qua đề tài tôi đã giúp HS nắm bản chất và tìm hiểu sâu hơn , chi tiết hơn các
dạng về peptit , đồng thời tôi cũng phân loại và đưa ra phạm vi ứng dụng cho
từng dạng khá đầy đủ và cụ thể từ đó giúp học sinh nắm vững :
+ Cơ sở lí thuyết của đề tài
+ Các dạng toán của đề tài
+Cách giải quyết và vận dụng cho từng dạng .
2.Thực nghiệm sư phạm:
a. Muc đich thưc nghiêm
Thưc nghiêṃ sư pham đươc tiên hanh nhăm muc đich kiêm nghiêṃ tinh kha
thi va hiêụ qua cua đề tài sử dụng phương pháp đồ thị trong giải bài tập hóa
học giup hoc sinh ren luyêṇ kha năng vâṇ dung ,kỹ năng giải toán sau khi đa
linh hôịtri thưc thông qua các bài toán trên, kiêm nghiêṃ tinh đung đăn cua
gia thuyêt khoa hoc.
b. Tổ chưc va nôịdung thưc nghiêm
b.1. Tổ chức thực nghiêm
Thưc nghiêṃ đươc tiên hanh tai trương THPT 3 Cẩm Thủy, Thanh Hoa.
- Lơp thưc nghiêṃ : 12A1
- Lơp đôi chưng : 12A2
Đây là hai lớp có năng lực học tập tương đương nhau.
b.2. Nôịdung thực nghiêm
KIỂM TRA THƯC NGHIÊṂ SAU KHI THƯC HIÊṆ BAI GIANG
Điểm


12 A2 (lớp đối chứng)

12 A1 (lớp thực nghiệm)

Giỏi: 9 - 10

Số HS
0

%
0

Số HS
8

%
22,2

Khá: 7 – 8

4

11,43

11

30,56

TB:5–6


16

45,71

15

41.67

Yếu, kém: <
5

15

42,86

2

5,57

18


35

100

36

100


*Đánh giá kết quả thực nghiệm
Tôi đã tiến hành kiểm tra bằng 5 bài trắc nghiệm(phần bài tập vận dụng
trên) với thời gian 20 phút ở hai lớp.
Với lớp 12 A2 (Lớp đối chứng) các em không được học nên đa phần các em
còn rất lúng túng trong chọn cách giải.Các em chọn cách viết tuần tự công
thứcpeptit nên mất nhiều thời gian , trong 20 phút các em không hoàn thành
được bài và bài khó thì các em không giải quyết được, nên kết quả không cao.
Với lớp 12 A1 (lớp thực nghiệm) sau khi được giáo viên hướng dẫn các
phương pháp giải các dạng này thì các em đã tiết kiệm thời gian cho mỗi câu
hỏi và giải bài chính xác hơn, nhiều em đã hoàn thành được bài trong thời
gian 15 phút và đạt kết quả cao.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
Trên đây là phần trình bày của tôi sau khi đã đúc rút một số kinh
nghiệm của bản thân khi giảng dạy phần kỹ thuật giải một số bài tập peptit
trong giải bài toán hóa học. Mỗi dạng bài tôi đã lấy một vài ví dụ minh hoạ,
đã tiến hành giảng dạy trực tiếp với học sinh Tuy nhiên chất lượng học sinh
còn quá chênh lệch do đó khi giảng dạy cần làm rõ lí thuyết cơ bản, bản chất
của vấn đề và chia nhỏ các vấn đề để học sinh vận dụng không đưa trực tiếp
các dạng bài tập khó. Đối với học sinh khá giỏi thì cần khai thác triệt để đặc
biệt là các dạng vận dụng cao của bài toán còn học sinh trung bình thì chỉ cần
cung cấp những lí thuyết cơ bản và bài tập ở dạng nhận biết , hiểu không quá
khó đồng thời cho các em luyện tập nhiều để nhớ và thấy học sinh đã có sự
phấn khởi, hào hứng tiếp thu cách giải này, vừa tiết kiệm thời gian, vừa dễ
nhớ , dễ vận dụng mà vẫn có kết quả chính xác khi làm bài .
Tôi rất hy vọng rằng vấn đề này sẽ tiếp tục được các nhà sư phạm, các
thầy cô giáo và các đồng nghiệp quan tâm, tìm tòi, sáng tạo để nâng cao chất
lượng dạy và học bộ môn hoá học.
Trên đây là ý kiến chủ quan của tôi khi trình bày đề tài ,mặc dù đã cố
gắng soạn thảo nhưng chắc sẽ không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được
sự góp ý của quý bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn.


19


PHỤ LỤC:
Trong đề tài có sử dụng một số tài liệu tham khảo sau:
1.Các chuyên đề bồi dưỡng HSG Hóa Học 12 –PGS-TS.Nguyễn Xuân
Trường –Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
2.Chuyên đề:Phân dạng bài tập peptit đầy đủ – Wed side Nguyễn Văn Phong
-nguồn Internet
3.Phương pháp giải bài tập peptit khó và lạ- Wed side Mai Tiến Dũng- nguồn
Internet
4.Video : Một số Phương pháp đặc biệt để giải bài tập khó về peptit -Vũ Khắc
Ngọc Phần 1,2,3–you tobe nguồn Internet.
5. Video : Kỹ thuật trùng ngưng hóa peptit –Lê Phạm Thành –you tobe nguồn
Internet.
20


6.Bí quyết giải nhanh các bài toán khó hóa học- Ths Nguyễn Đình Độ-Nhà
xuất bản ĐH Quốc gia Hà Nội
7. Đề thi ĐH, THPTQG các năm: 2010-2016
8. Bộ đề trắc nghiệm luyện thi THPTQG 2017-Khoa học TN Tập 1,2-NXB
GD VN.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 05 năm
2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của

mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Phan Thị Loan

21



×