Tải bản đầy đủ (.pdf) (184 trang)

(Luận án tiến sĩ) Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 184 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ MINH THÙY

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ MINH THÙY

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã ngành: 9 38 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS LÊ THỊ HƯƠNG



Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ
theo quy định.
Tác giả luận án


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................................ 8
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ................................... 8
1.2. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án ............. 23
1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ......................................... 27
Chương 2. LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢNG
VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM ............... 29
2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước đối với giảng viên các
trường đại học công lập .................................................................................. 29
2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại học công
lập ................................................................................................................... 45
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với giảng viên các
trường đại học công lập .................................................................................. 57
Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢNG
VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM ............... 64
3.1. Pháp luật về giảng viên trường đại học công lập ở Việt Nam ................ 64

3.2. Tổ chức thực hiện các quy định pháp luật trong quản lý nhà nước đối với
đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập ở Việt Nam ........................ 84
3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại
học công lập ở Việt Nam .............................................................................. 105
Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................................ 111
4.1. Quan điểm đổi mới quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại
học công lập ở Việt Nam hiện nay ............................................................... 111
4.2. Giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại
học công lập ở Việt Nam .............................................................................. 116
KẾT LUẬN ................................................................................................. 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 153



DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Viết đầy đủ

ĐHCL

Đại học công lập

GDĐH

Giáo dục đại học

GD&ĐT


Giáo dục và đào tạo

GS, PGS

Giáo sư, Phó Giáo sư

KT - XH

Kinh tế, xã hội

HĐLV

Hợp đồng làm việc

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NGND, NGƯT

Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú

QLGD

Quản lý giáo dục

QLNN

Quản lý nhà nước


UBND

Ủy ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục đào tạo, đặc biệt là giáo dục đại học (GDĐH) được coi là công
cụ hữu hiệu để đào tạo nguồn nhân lực có khả năng nắm vững và ứng dụng các
tri thức khoa học vào thực tiễn, đổi mới và chuyển giao công nghệ, đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) một cách nhanh chóng, toàn diện và bền
vững. Bởi vậy, phát triển GDĐH đã và đang là mối quan tâm lớn của toàn xã
hội, của nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Trong những năm qua,
cùng với quá trình đổi mới của đất nước, hệ thống GDĐH Việt Nam đã đạt được
một số thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, “Giáo dục đại học đã bộc lộ nhiều hạn
chế và yếu kém, chất lượng đào tạo nhìn chung còn thấp, chưa theo kịp đòi hỏi
phát triển kinh tế xã hội của đất nước...” [86]. Vấn đề không chỉ dừng lại ở chất
lượng nguồn nhân lực sau đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, mà
điều đáng nói là sự tụt hậu này đang tác động tiêu cực đến sự phát triển KT-XH
của đất nước.
Chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng GDĐH nói riêng phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức
đào tạo,... nhưng một trong những yếu tố quan trọng nhất là chất lượng giảng
viên đại học. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “không có thầy giáo thì
không có giáo dục” [44, t.8, tr184]. Quan niệm này đã được thể hiện trong các
chủ trương, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và khẳng định trong Luật Giáo dục.
Điều khẳng định đó càng có sức thuyết phục hơn khi đối chiếu với kinh nghiệm
thành công của nhiều quốc gia trên thế giới khi họ lấy đào tạo giảng viên chất
lượng cao làm đòn bẩy nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, chất lượng đội

ngũ giảng viên đại học hiện nay còn nhiều hạn chế so với yêu cầu của thực tiễn.
Nếu chất lượng đào tạo là tâm điểm của nhu cầu đổi mới thì vấn đề trọng yếu
nhất hiện nay là chất lượng giảng viên - yếu tố sống còn của một trường đại học.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến yếu kém trong chất lượng GDĐH nói chung và
chất lượng đội ngũ giảng viên nói riêng, nhưng “nguyên nhân căn bản chính là

1


sự yếu kém trong quản lý nhà nước về giáo đục đại học và sự yếu kém trong
quản lý của bản thân các trường đại học...” [86]. Trước tình hình đó, đổi mới
quản lý nhà nước (QLNN) về giáo dục đại học và giảng viên đại học trở nên bức
thiết và được coi là “khâu đột phá” nhằm nâng cao chất lượng GDĐH, chất
lượng đội ngũ giảng viên [86].
QLNN đối với trường đại học công lập (ĐHCL) nói chung và đối với
giảng viên các trường ĐHCL nói riêng đang là vấn đề thu hút được sự quan tâm
của các nhà quản lý và toàn xã hội, liên quan đến chất lượng đào tạo của các cơ
sở GDĐH ở Việt Nam. Thời gian qua, sự thay đổi của cơ chế QLNN trong điều
kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập bên cạnh những kết quả đạt được
thì còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa thực sự phát huy được hết các nguồn lực của
đội ngũ.
Việc xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đại học cần
phải được thực hiện trên nền tảng pháp lý vững chắc với các văn bản pháp luật
có giá trị pháp lý cao, thực sự phát huy được hiệu quả khi thực thi, áp dụng. Tuy
nhiên hiện nay tồn tại nhiều văn bản pháp luật do các cơ quan khác nhau ban
hành tại nhiều thời điểm cùng điều chỉnh đối với giảng viên trong trường đại học
(Cùng một lúc, giảng viên là đối tượng điều chỉnh của rất nhiều văn bản quy phạm
pháp luật thuộc các ngành luật khác nhau: pháp luật về viên chức, về giáo dục,
giáo dục đại học, pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp…). Nhiều quy định còn cứng nhắc, nhiều quy định chậm được cụ thể

hóa và thực tế có những văn bản không phù hợp, mẫu thuẫn với nhau. Dẫn đến
nhiều khó khăn, vướng mắc, không chỉ đối với giảng viên khi tuân thủ, thi hành,
sử dụng những quy định pháp luật liên quan, mà còn đối với các cơ quan QLNN,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi thực hiện pháp luật… Bên cạnh đó, việc quản
lý, sử dụng, đánh giá,… giảng viên vẫn nặng về thủ tục hành chính, chưa có
nhiều đột phá, chưa tương thích với cơ chế tự chủ của các trường đại học công
lập. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên trường đại học công lập
còn mang tính hình thức, chưa mang lại hiệu quả cao. Các nội dung thanh tra,

2


kiểm tra các hoạt động liên quan đến việc thực hiện và đảm bảo các chế độ chính
sách cho giảng viên chưa nhiều, chưa hiệu quả,….
Trước thực trạng đó, hơn lúc nào hết, vai trò của các cơ quan QLNN có
thẩm quyền cần phải được phát huy, không phải để tăng cường quản lý đội ngũ
giảng viên theo cơ chế tập trung, bao cấp mà đặt ra yêu cầu đối với Nhà nước
cần có những giải pháp hiệu quả, thể hiện đúng vai trò định hướng, giám sát,
thúc đẩy và tạo điều kiện cho các trường đại học, cho đội ngũ giảng viên được chủ
động, sáng tạo phát huy tối đa khả năng, năng lực của mình.
Nghiên cứu về giảng viên đã có không ít các công trình từ bài báo, tạp chí,
đề tài nghiên cứu khoa học các cấp đến các luận văn, luận án dưới nhiều cách tiếp
cận khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu về QLNN đối với giảng viên trường đại học
công lập thì chưa được đề cập một cách chuyên sâu trong một nghiên cứu luật học
riêng biệt. Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: “Quản lý nhà nước đối với giảng viên
các trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay” có ý nghĩa cả về phương diện
lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài có mục đích tổng quát là nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học và

thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với đội
ngũ giảng viên các trường ĐHCL, phúc đáp yêu cầu đổi mới chất lượng hoạt
động giáo dục đại học ở nước ta hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận liên quan đến QLNN đối
với đội ngũ giảng viên các trường ĐHCL ở Việt Nam.
- Nghiên cứu thực trạng QLNN đối với đội ngũ giảng viên các trường
ĐHCL ở Việt Nam. Từ đó, xác định những vấn đề đặt ra cần giải quyết nhằm đổi
mới QLNN đối với đội ngũ giảng viên các trường ĐHCL ở Việt Nam hiện nay.

3


- Nghiên cứu xác định quan điểm và đề xuất giải pháp đổi mới QLNN đối
với đội ngũ giảng viên các trường ĐHCL ở Việt Nam hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động QLNN đối với đội ngũ
giảng viên các trường ĐHCL ở Việt Nam.
- Thực tiễn QLNN đối với đội ngũ giảng viên các trường ĐHCL ở Việt
Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: luận án nghiên cứu pháp luật đối với giảng viên
trường ĐHCL và các nội dung QLNN đối với đội ngũ giảng viên các trường
ĐHCL ở Việt Nam.
- Phạm vi không gian: nghiên cứu pháp luật và hoạt động QLNN đối với
đội ngũ giảng viên tại các trường ĐHCL ở Việt Nam (trừ các trường đại học
khối công an, quân đội).
- Phạm vi thời gian: nghiên cứu pháp luật về giảng viên và hoạt động QLNN

đối với đội ngũ giảng viên các trường ĐHCL từ khi đổi mới đất nước, tập trung
trong thời gian từ 2010 đến nay (từ khi ban hành Luật Viên chức).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, các quan điểm của Đảng, Nhà nước và
Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục đại học, giảng viên đại học và QLNN về giáo
dục đại học và đội ngũ giảng viên đại học.
4.2. Phương pháp nghiên cứu

4


- Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng bao quát trong tất cả các
chương, mục của luận án để phát hiện, luận giải thuyết phục về các nội dung liên
quan đến chủ đề luận án.
- Phương pháp cấu trúc hệ thống: được sử dụng chủ yếu trong chương 2
và 3 của luận án nhằm nhận diện và đánh giá hoạt động QLNN đối với đội ngũ
giảng viên trong mối liên hệ với toàn bộ hoạt động QLNN nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục ĐHCL ở Việt Nam.
- Phương pháp luật học so sánh: được sử dụng chủ yếu trong chương 4 của
luận án để làm sáng tỏ các mô hình pháp lý về QLNN đối với đội ngũ giảng viên
đại học trên thế giới và những giá trị tham khảo cho Việt Nam.
- Phương pháp thống kê: được sử dụng trong chương 1 và 3 của luận án
nhằm tập hợp, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và thực trạng
QLNN đối với đội ngũ giảng viên các trường ĐHCL ở Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp chuyên gia: được sử dụng chủ yếu trong chương 4 của luận
án để làm rõ một số giải pháp đổi mới QLNN đối với giảng viên trường ĐHCL.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ mang đến những đóng góp mới cho

khoa học pháp lý và thực tiễn QLNN như sau:
Luận án là công trình chuyên khảo phân tích, đánh giá một cách hệ thống
và tương đối toàn diện các nội dung quản lý nhà nước đối với giảng viên trường
đại học công lập. Nghiêu cứu đã phân tích và làm rõ được khái niệm, đặc điểm
và tính tất yếu, sự cần thiết phải đổi mới quản lý nhà nước đối với giảng viên
trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay. Qua đó, luận án cung cấp, bổ sung
thêm cơ sở lý luận, góp phần làm phong phú và sâu sắc hơn hệ thống lý luận
khoa học về quản lý nhà nước đối với giảng viên.
Trên cơ sở phân tích một cách hệ thống thực trạng quản lý nhà nước đối
với giảng viên các trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay, luận án đã chỉ
ra những kết quả đạt được, những hạn chế và xác định nguyên nhân của những
kết quả và hạn chế đó. Đồng thời luận án đã đưa ra các giải pháp nhằm đổi mới

5


quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại học công lập ở Việt Nam đặt
trong bối cảnh yêu cầu của đổi mới giáo dục đại học, dân chủ, tự chủ và tự chịu
trách nhiệm của các trường đại học công lập.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Về lý luận
Đề tài góp phần củng cố, hoàn thiện hơn cơ sở lý luận về QLNN, ĐHCL,
giảng viên đại học và thực hiện QLNN đối với đội ngũ giảng viên các trường
ĐHCL ở Việt Nam.
6.2. Về thực tiễn
- Xây dựng đường lối, chính sách: Đề tài xác lập cơ sở khoa học cho việc
tiếp tục triển khai thi hành Luật giáo dục đại học 2012, Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật giáo dục đại học năm 2018, góp phần sửa đổi Luật Viên
chức 2010; là cơ sở khoa học góp phần phục vụ công tác xây dựng và triển khai

thi hành các văn bản pháp luật về tự chủ đại học, đặc biệt là tự chủ về nhân sự;
đồng thời góp phần củng cố cơ sở pháp lý của việc thực hiện QLNN đối với đội
ngũ giảng viên các trường ĐHCL ở Việt Nam.
- Với các nhóm giải pháp cụ thể được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu lý
luận và phân tích thực trạng công tác QLNN đối với giảng viên đại học, luận
án sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý giúp tăng cường hiệu
quả công tác QLNN đối với đội ngũ giảng viên nói riêng và hiệu quả hoạt
động của bộ máy quản lý các trường ĐHCL ở Việt Nam nói chung.
- Đổi mới QLNN là “khâu đột phá” nâng cao chất lượng giáo dục đại học
nói chung và chất lượng đội ngũ giảng viên nói riêng. Vì vậy, với các giải pháp
đổi mới công tác QLNN đối với đội ngũ giảng viên đại học, luận án sẽ góp phần
tăng cường năng lực và chất lượng của đội ngũ giảng viên các trường ĐHCL ở
Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận án

6


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
án được kết cấu gồm 04 chương với các mục, tiểu mục cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với
giảng viên các trường đại học công lập ở Việt Nam
Chương 2: Lý luận về quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại
học công lập ở Việt Nam
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại
học công lập ở Việt Nam
Chương 4: Quan điểm và giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với đội
ngũ giảng viên các trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay

7



Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Vấn đề QLNN đối với giáo dục đại học nói chung và đội ngũ giảng viên
các trường đại học nói riêng đã thu hút không ít sự quan tâm của các nhà quản
lý, các nhà khoa học, đặc biệt các nhà nghiên cứu, các viện, các trường đại học
cả trong và ngoài nước. Trong đó, đã có rất nhiều công trình khoa học được công
bố trên các sách, báo, tạp chí,… dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau đã đưa ra
những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và năng lực quản
lý của cơ quan QLNN, góp phần nâng cao chất lượng GDĐH.
1.1.1 Nghiên cứu lý luận về quản lý nhà nước đối với giảng viên trường
đại học công lập
Có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề lý luận về QLNN, từ giáo
trình, sách chuyên khảo, đến các bài viết trên tạp chí,...Trong số đó, giáo trình
Hành chính công do TS. Nguyễn Ngọc Hiến chủ biên, xuất bản năm 2003 với 16
chương đã bao gồm những vấn đề cơ bản nhất của khoa học hành chính công
như: chức năng hành chính, thể chế hành chính, tổ chức hành chính Nhà nước,
quyết định hành chính, công vụ, công chức, QLNN trên các lĩnh vực,…[45]. Có
thể nói, công trình có tính “giáo khoa” kể trên đã giúp nghiên cứu sinh có những
hiểu biết cơ bản nhất về các yếu tố cấu thành nền hành chính Nhà nước; phân
biệt QLNN với các loại hình quản lý khác trong xã hội. Đây là nghiên cứu nền
tảng làm cơ sở để nghiên cứu sinh đi sâu tìm hiểu QLNN đối với từng lĩnh vực,
nội dung cụ thể.

8



Qua việc nghiên cứu sách chuyên khảo Phân cấp quản lý nhà nước ở Việt
Nam: thực trạng và triển vọng của GS.TS Phạm Hồng Thái và Phân cấp quản lý
nhà nước: lý luận và thực tiễn của PGS.TS Võ Kim Sơn, tác giả luận án hiểu rõ
hơn vấn đề lý luận về phân cấp QLNN trong hệ thống hành chính Nhà nước. Các
mô hình phân cấp, nguyên tắc, yêu cầu, nội dung phân cấp và thực trạng phân
công, phân cấp trong QLNN ở nước ta trong những năm qua [78]. Bên cạnh đó,
qua luận án Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học của Nguyễn
Thị Thu Hà, nghiên cứu sinh hiểu rõ hơn về phân cấp QLNN đối với lĩnh vực cụ
thể là giáo dục đại học: khái niệm, bản chất của phân cấp QLNN đối với giáo dục
đại học, đặc biệt luận án gắn kết công tác QLNN đối với giáo dục đại học trong
mối quan hệ giữa quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại
học [41].
Đề tài NCKH của Ngô Minh Tuấn, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung
ương năm 2013: Quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ở Việt
Nam: vấn đề và giải pháp đã tiếp cận lý luận về QLNN đối với nguồn nhân lực.
Đề tài tiếp cận theo cách tiếp cận chức năng QLNN: bao gồm chức năng xây
dựng chính sách (chiến lược, quy hoạch, kế hoạch liên quan đến phát triển nguồn
nhân lực); chức năng dự báo; chức năng tổ chức, điều hành nhằm tác động, tổ
chức, điều chỉnh quá trình phát triển nguồn nhân lực [92]. Đây là tài liệu tham
khảo quan trọng giúp tác giả nhận thức rõ hơn thế nào là QLNN đối với nguồn
nhân lực từ đó xác định những nội dung của QLNN đối với giảng viên - với tư
cách là nguồn nhân lực chất lượng cao trong xã hội.
Không nghiên cứu trực diện về các trường ĐHCL nhưng Đặng Thị Minh
trong luận án tiến sỹ Chính sách phát triển các trường đại học tư thục ở Việt
Nam đã có sự phân tích, so sánh khá chi tiết, phân biệt trường ĐHCL và trường
đại học tư thục trên các nội dung: địa vị pháp lý, đầu tư tài chính và sở hữu
trường, cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý tài chính và sử dụng tài sản [59]. Qua sự
phân tích của tác giả, nghiên cứu sinh có thêm những hiểu biết về mô hình tổ
chức của trường ĐHCL. Muốn hiểu rõ về đối tượng quản lý - giảng viên trường


9


ĐHCL, thì việc hiểu được môi trường giảng dạy, nghiên cứu của giảng viên,
những quy định, chính sách phát triển của Nhà nước đối với trường ĐHCL hiện có
là vô cùng quan trọng.
Nhóm công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài luận án của các
tác giả: Trần Tuấn Duy (2019), “Quản lý nhà nước đối với giảng viên các
trường chính trị từ thực tiễn vùng Đông Nam Bộ”, Lê Thị Bích Liên (2018),
“Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên đại học từ thực tiễn trường Đại
học Hà Nội”, Lê Thị Nga (2014), “Quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giảng
viên đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”,…
Dù tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý hay khoa học quản lý, dù phạm
vi nghiên cứu trên địa bàn: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, dù là
trường đại học trực thuộc Bộ hay Đại học quốc gia,... thì các nghiên cứu trên đều
xuất phát từ lý luận về QLNN và bám sát những nội dung QLNN đối với giảng
viên: xây dựng thể chế, xây dựng và thực hiện chính sách; quy hoạch; tuyển dụng;
sử dụng; đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật giảng viên. Qua các
nghiên cứu trên, tác giả nhận thức được những vấn đề lý luận về chủ thể, khách
thể, nội dung QLNN đối với giảng viên các trường đại học. Đây là những tài liệu
quan trọng giúp tác giả luận án có những nghiên cứu, phân tích chuyên sâu về lý luận
QLNN đối với giảng viên các trường ĐHCL ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, trong
phạm vi của luận văn, những vấn đề lý luận được phân tích ở một chừng mực nhất
định, chưa thể hiện rõ hình thức, phương pháp QLNN đối với đối tượng đặc thù giảng viên. Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với giảng viên mới được xem xét
trên phạm vi hẹp, cần tiếp tục được nghiên cứu sâu hơn.
1.1.2 Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với giảng viên
trường đại học
Có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến thực trạng giảng
viên và công tác quản lý đối với giảng viên các trường đại học. Ở nhiều nghiên
cứu nước ngoài, tuy không đề cập trực tiếp đến Việt Nam, nhưng những nghiên

cứu về giáo dục đại học, giảng viên đại học trên thế giới là tài liệu tham khảo

10


hữu ích, giúp tác giả luận án nhận thức được bối cảnh và xu hướng phát triển của
giảng viên các trường đại học hiện nay.
Vai trò của giáo dục đại học trong thế kỷ 21 được ghi nhận ở tất cả các
nền giáo dục trên thế giới. Các nghiên cứu nước ngoài về giáo dục đại học,
trường đại học có thể kể đến là: “The role of university in Globalization”
(Marcus Storch, 2008), “Global trends in university administration” (John
Fielden, 2008),… Trong bài viết “From ideas to actions in higher education”
tác giả David E.Bloom đến từ đại học Havard đã tập trung làm rõ ba nội dung
chính: một là tầm quan trọng của GDĐH, GDĐH là một nhân tố thiết yếu có thể
chứng minh được trong việc đẩy mạnh phát triển con người và tăng trưởng kinh tế;
hai là nhu cầu cải cách: áp lực của toàn cầu hóa khiến nhu cầu này trở thành khẩn
cấp: cần phải dành những nguồn lực thực tế cho bộ phận giáo dục đại học và cao
đẳng, và cần cải cách GDĐH ở cả hai cấp độ: ở từng trường và ở cả hệ thống; ba
là: thực hiện cải cách tập trung vào cải cách chương trình đào tạo và vấn đề về
chảy máu chất xám [104].
Trên cơ sở phân tích 11 thách thức chiến lược trong phát triển các trường
đại học, tác giả Donald E. Hanna trong báo cáo “Building a Leadership Vision:
Eleven Strategic Challenges for Higher Education” đã chỉ rõ những xu hướng
thay đổi trong văn hóa hàn lâm của các trường đại học trong bối cảnh của toàn
cầu hóa và sự bùng nổ của khoa học và công nghệ đang diễn ra trên toàn thế
giới. Trong đó, tác giả cũng chỉ rõ sự thay đổi cần có ở giảng viên đại học: từ
giảng viên biên chế là những người ra quyết định học thuật chủ yếu đến giảng
viên chia sẻ việc ra quyết định học thuật với các khách hàng chủ chốt và các
nhân vật hữu quan; từ việc giảng viên thường làm việc theo chương trình riêng
của họ và hành động độc lập với các đồng nghiệp của họ đến giảng viên thường

hợp tác với nhau và thông qua đa ngành để đạt được các mục tiêu của tổ chức
[109].
Đặc biệt, trong những nghiên cứu về giáo dục đại học ở Châu Á, trực tiếp
về Trung Quốc, Ấn Độ,… tác giả nhận thấy phần nào những điểm chung của

11


thực trạng giảng viên đại học ở Việt Nam hiện nay, những thách thức mà Chính
phủ gặp phải để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Trong bài viết, “The
Asian Higher Education Century?” Philip G. Altbach đã khái quát về sự phát
triển của giáo dục đại học Châu Á và những con số khiêm tốn của các trường đại
học châu Á trong bảng xếp hạng top 100 trường đại học hàng đầu thế giới. Từ
đó, tác giả tập trung vào nhìn nhận những trở ngại đối với sự phát triển các
trường đại học ở châu lục đông dân số nhất trên toàn cầu. Những trở ngại nằm ở
truyền thống lịch sử và ở những nhân tố khác, đó là: quan hệ và mạng lưới cá
nhân vẫn đang ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời sống học thuật, từ việc tuyển
sinh cho đến việc thăng tiến của các giáo sư và phân bổ ngân sách nghiên cứu;
việc giảng dạy và ở mức độ nào đó, cả nghiên cứu, thường theo những phương
pháp hoàn toàn truyền thống và nhấn mạnh diễn giảng, với rất ít tương tác giữa
thầy và trò; hệ thống thứ bậc là trung tâm của những mối quan hệ học thuật mọi
loại; nạn tham nhũng trong giới học thuật [101]. Và trong những trở ngại chủ
yếu được nêu ra, tác giả tập trung phân tích trở ngại trong vấn đề giảng viên, cụ
thể là thu nhập của giảng viên. Theo tác giả, ở nhiều nước Châu Á, các giáo sư
được trả lương không tương xứng so với các ngành nghề khác ở địa phương và
thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế. Có thể nhận thấy, Philip G. Altbach
đã có những nhận xét khách quan và rất thẳng thắn, chính xác về những tồn tại
trong GDĐH Châu Á - đó cũng chính là những trở ngại cho các quốc gia Châu
Á, trong đó có Việt Nam trong việc xây dựng các trường đại học đẳng cấp quốc
tế. Mặc dù không đưa ra những giải pháp cụ thể để giải quyết các vấn đề trên,

nhưng việc nhìn nhận vào bản chất của vấn đề của tác giả đã gợi mở được rất
nhiều bài học cho các nhà quản lý. Với bản thân tác giả luận án, đây là tài liệu
tham khảo rất có ý nghĩa trong việc nhìn nhận về những trở ngại mà bản thân
giảng viên gặp phải trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy ở trường đại học, từ
đó có những đề xuất về chính sách thỏa đáng đối với giảng viên.
Trong một nghiên cứu khác của mình, Philip G. Altbach - giáo sư nghiên
cứu, giám đốc sáng lập của Trung tâm Giáo dục đại học quốc tế tại Boston

12


College đã phân tích tổng thể bức tranh toàn cảnh GDĐH ở Trung Quốc và Ấn
Độ. Đây là hai quốc gia được đánh giá là có nền GDĐH lớn thứ nhất và thứ ba
trên thế giới. Cả hai nước đều xác định GDĐH là công cụ chủ chốt cho phát triển
kinh tế, đồng thời, cả hai nước đều phải đương đầu với những thách thức hết sức
to lớn trong nỗ lực xây dựng một hệ thống GDĐH hiệu quả. Có nhiều điểm
tương đồng về những thách thức mà hai quốc gia gặp phải trong giải quyết vấn
đề giảng viên như: đảm bảo số lượng giảng viên với sự gia tăng nhanh chóng số
lượng sinh viên trong thời gian ngắn; vấn đề “đồng huyết” trong nghề giảng
viên; lương giảng viên thấp, tăng lương theo thâm niên không kích thích sự sáng
tạo; những cám dỗ từ phía bên ngoài trường đại học,… [100]. Cùng với thực
trạng giảng viên, giáo sư cũng cho thấy hệ thống các quy định và thực trạng quản
lý giảng viên hiện nay của hai Chính phủ. Nghiên cứu giúp tác giả luận án nhận
thức sâu hơn những trở ngại tương tự đối với giảng viên đại học, GDĐH ở Việt
Nam, đã, đang và sẽ là những thách thức mà Nhà nước cần tháo gỡ.
Bên cạnh đó, hàng loạt các nghiên cứu nước ngoài về GDĐH Việt Nam
đã cho thấy vai trò quan trọng của GDĐH trong giải quyết các vấn đề toàn cầu
như tuyên bố của UNESCO năm 2009 đã nêu. Các chuyên gia nước ngoài tập
trung vào việc đánh giá thực trạng GDĐH, giảng viên đại học hiện nay, chỉ ra
những thách thức trong quá trình phát triển, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng

một kế hoạch chiến lược cho sự phát triển của các trường đại học ở Việt Nam,
các nghiên cứu phải kể đến, đó là: Martin Hayden và Lâm Quang Thiệp, “A
2020 Vision for higher education in Vietnam; Ben Wilkinson, Higher education
and Economic Growth” Michael W.Marine, “Challenges for higher education in
Vietnam and the United States’ possible role”. Michael W.Marine trong bài viết
của mình thể hiện sự quan tâm sâu sắc của tác giả đến từ một quốc gia có nền
giáo dục hàng đầu thế giới đối với nền giáo dục Việt Nam, đặc biệt là giáo dục
đại học. Ông đã chỉ ra những thách thức của giáo dục đại học Việt Nam trong
vấn đề đảm bảo nguồn nhân lực, đặc biệt là giảng viên chất lượng cao cho các
trường đại học khi mà số lượng sinh viên ngày một gia tăng. Tác giả cũng chỉ rõ

13


sự hạn chế của các trường đại học với vai trò là nơi sáng tạo ra tri thức, thúc đẩy
sự đổi mới qua số lượng xuất bản ấn phẩm khoa học và đăng ký cấp bằng sáng
chế của các trường đại học hàng đầu Việt Nam so với các trường đại học khu
vực Châu Á. Tác giả đã ghi nhận những nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong
việc đổi mới giáo dục đại học với các mục tiêu, chương trình về đào tạo tiến sỹ
và giáo dục bằng tiếng Anh. Qua đó, nguyên đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đã bày
tỏ quan điểm Hoa Kỳ không những có thể giúp mà còn “mong muốn tham gia
như một thành viên cùng với Nhà nước và nhân dân Việt Nam giải quyết những
thiếu hụt và tạo ra một hệ thống giáo dục” [106], [58].
Báo cáo “Vietnam: Higher Education and Skills for Growth”, đây là sản
phẩm của sự hợp tác chặt chẽ giữa Ngân hàng Thế giới và Viện khoa học lao
động và xã hội (ILSSA). Là một nghiên cứu công phu với trên 200 trang, các
chuyên gia đã dành toàn bộ phần một của báo cáo để nêu lên thực trạng giáo dục
đại học của Việt Nam: cấu trúc hệ thống GDĐH, quản trị hệ thống giáo dục, các
nội dung về chất lượng GDĐH: chương trình giảng dạy, cơ sở vật chất, đội ngũ
giảng viên,… Đặt trong bối cảnh của thời đại hội nhập kinh tế, quốc tế với

những yêu cầu của ngành nghề mới và thị trường lao động thay đổi nhanh chóng,
nghiên cứu cho thấy những chính sách mà Chính phủ Việt Nam đã triển khai để
giúp các trường đại học thực hiện vai trò và sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao [103].
Lee Little Soldier trong bài viết “New Direction for Higher education in
Vietnam” đã chỉ ra thực trạng của giáo dục Việt Nam: chương trình đào tạo lỗi
nhịp, ngân sách chi cho NCKH không đủ để tạo ra những kết quả hữu dụng. Chỉ
ra ba nguyên nhân chính cần phải thay đổi: tính chất đang thay đổi của môi
trường làm việc ngày nay, bản chất đang thay đổi của sinh viên ngày nay, tính
chất đang thay đổi của mô hình dạy học. Đề xuất xây dựng: Kế hoạch chiến lược
và quá trình thay đổi. Bài viết đã xem xét những vấn đề then chốt quan trọng để
giúp Việt Nam đạt được vị thế quốc tế của mình và đề cập đến sự cần thiết của

14


việc hoạch định chiến lược để hướng dẫn các trường trong tiến trình thay đổi có
đủ sức tạo ra nguồn nhân lực có kỹ năng cao hơn và đa dạng hơn [75].
Mặc dù chỉ khảo sát, đánh giá 14 trường đại học, nhưng những kết quả
nghiên cứu của Quỹ giáo dục Việt Nam (VEF) được thực hiện bởi các giáo sư
đến từ các trường đại học danh tiếng của Hoa Kỳ năm 2014 đã cho thấy bức
tranh toàn cảnh của GDĐH Việt Nam: từ hoạt động tuyển sinh, đào tạo, giảng
dạy, nghiên cứu đến cơ sở vật chất, đánh giá, tự chủ và bình đẳng giới. Các
chuyên gia giáo dục đã chỉ ra những vấn đề trong công tác giảng dạy, nghiên cứu
của giảng viên như: quá tải về số lượng giờ dạy, ít thời gian cho nghiên cứu khoa
học, những khó khăn trong đổi mới phương pháp giảng dạy, áp lực trong thu
nhập đảm bảo cuộc sống, “quan hệ cận huyết trong học thuật”,… Những dữ liệu,
thông tin trung thực và những đánh giá khách quan của đoàn nghiên cứu, là tài liệu
tham khảo hữu ích đối với nghiên cứu sinh trong việc nhìn nhận và đánh giá thực
trạng giảng viên và công tác quản lý giảng viên hiện nay [74].

Ở trong nước, các nghiên cứu về giảng viên, quản lý, QLNN đối với giảng
viên rất đa dạng: từ sách chuyên khảo, luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa
học (NCKH) cho đến các bài viết trên các tạp chí. Đỗ Minh Cương, Nguyễn Thị
Doan, Nguyễn Thị Thu Hương, Lê Thị Phương Nam, trong nghiên cứu của mình
đã có những phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên trong cả nước và
công tác quản lý đội ngũ giảng viên trong giai đoạn nghiên cứu.
Đỗ Minh Cương, Nguyễn Thị Doan (2001), “Phát triển Nguồn nhân lực
giáo dục đại học Việt Nam”. Cuốn chuyên khảo đã khái quát về thực tiễn phát
triển của GDĐH Việt Nam và thực trạng nguồn nhân lực GDĐH ở nước ta trong
tiến trình lịch sử dân tộc đặc biệt sau năm 1975 đến năm 2000. Trong quá trình
phân tích những nguyên nhân dẫn đến mặt yếu kém của nguồn nhân lực GDĐH,
các tác giả đã chỉ ra thực trạng trong công tác QLNN đối với nguồn nhân lực
GDĐH nói chung và giải viên nói riêng: thực trạng trong việc xây dựng và ban
hành chính sách, trong đầu tư, thực trạng về năng lực quản lý của các cơ quan
QLNN có thẩm quyền [17].

15


Nguyễn Thị Thu Hương (2011), “Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức
trong trường đại học” đã phân tích thực trạng đội ngũ đội ngũ giảng viên trong
các trường đại học (giai đoạn 1998-2010): số lượng, chất lượng với những ưu
điểm, nhược điểm. Đánh giá thực trạng công tác quản lý đội ngũ giảng viên:
dưới góc độ QLNN và dưới góc độ quản lý nhà trường, từ đó rút ra những
nguyên nhân, bài học trong công tác quản lý nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên
trường đại học ở nước ta.
Đề tài NCKH cấp cơ sở: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng
đội ngũ giảng viên đại học giai đoạn 2010-2015”, chủ nhiệm đề tài Lê Thị
Phương Nam - Vụ Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, năm
2010. Đề tài đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong việc đánh giá chung

về thực trạng đội ngũ giảng viên đại học giai đoạn 2010-2015, đặc biệt là việc
đánh giá thực trạng cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng đội ngũ giảng viên. Trên
cơ sở đó đưa ra một số đề xuất nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên
đại học và phục vụ trực tiếp cho việc xem xét, hoàn thiện dự thảo luật Luật giáo
dục đại học, cũng như đưa ra một số đề xuất, kiến nghị về cơ chế, chính sách để
phát triển đội ngũ giảng viên đại học trong giai đoạn phía sau [60].
Không nghiên cứu thực trạng công tác quản lý đối với giảng viên trong cả
nước, Hồ Thị Quỳnh Nga tập trung vào khối các trường đại học địa phương
trước bối cảnh bức thiết phải nâng cao chất lượng các trường đại học ở địa
phương hiện nay. Trong luận án tiến sĩ “Quản lý đội ngũ giảng viên các trường
đại học địa phương trong bối cảnh hiện nay”, Hồ Thị Quỳnh Nga đã tiến hành
khảo sát và đánh giá thực trạng công tác quản lý đội ngũ giảng viên các trường đại
học địa ở các vùng khác nhau trên cả nước: về quy hoạch/kế hoạch hóa đội ngũ
giảng viên, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá giảng viên, đào tạo, bồi dưỡng giảng
viên, về các chính sách tạo động lực đánh giá giảng viên. Đồng thời phân tích thực
trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ giảng viên và thông qua việc
nghiên cứu các trường hợp điển hình, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý đội ngũ
giảng viên các trường đại học địa phương trong bối cảnh hiện nay [62].

16


Nếu các tác giả trên nghiên cứu công tác QLNN đối với các trường đại
học trên địa bàn lãnh thổ, thì các tác giả Vũ Quang Tuyên, Lê Thị Vân, Lê Thị
Nga, Phạm Văn Thuần, Phan Thị Cẩm Ly, lại tập trung nghiên cứu công tác
quản lý, QLNN đối với giảng viên các trường đại học công lập thuộc Bộ Y tế,
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia, Bộ Công thương và Bộ Công
an. Xuất phát từ đặc điểm của từng Bộ, ngành và các trường đại học trực thuộc,
xác định các yếu tố ảnh hưởng mang tính đặc trưng riêng của hệ thống quản lý,
các nghiên cứu của các tác giả kể trên đều tập trung phân tích thực trạng QLNN

đối với đội ngũ giảng viên: từ việc ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các
văn bản quy phạm về đội ngũ giảng viên, tổ chức bộ máy QLNN đối với giảng
viên, thực trạng các công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi
dưỡng, đánh giá giảng viên đến thanh tra, kiểm tra hoạt động QLNN đối với
giảng viên.
Trong các nghiên cứu đó, TS. Phạm Văn Thuần đặc biệt quan tâm đến vấn
đề quản lý giảng viên gắn liền với khái niệm tự chủ của các trường đại học.
Cuốn chuyên khảo “Quản lý đội ngũ giảng viên đại học góc nhìn tự chủ và trách
nhiệm xã hội” của tác giả Phạm Văn Thuần đã phân tích thực trạng quản lý đội
ngũ giảng viên trong đại học quốc gia Hà Nội theo quan điểm tự chủ và trách
nhiệm xã hội với các nội dung: thực trạng về tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng
viên, thực trạng bố trí, sắp xếp, công tác, đánh giá và sàng lọc đội ngũ giảng
viên; thực trạng quy hoạch và đào tạo bồi dưỡng giảng viên; thực trạng về chế độ
chính sách. Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên, đối chiếu
với mô hình quản lý theo quan điểm tự chủ và trách nhiệm xã hội và rút ra bài
học cho công tác quản lý đội ngũ giảng viên [85].
1.1.3. Nghiên cứu các giải pháp quản lý nhà nước đối với giảng viên
trường đại học
Các nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý, QLNN đối với giảng viên
trường đại học rất đa dạng, có thể là nghiên cứu mang tính toàn diện các giải
pháp nhằm thực hiện tốt công tác quản lý, QLNN đối với giảng viên trong cả

17


nước, trong một vùng, một hệ thống của cơ quan QLNN cụ thể nhưng cũng có
thể một giải pháp cụ thể về một trong các nội dung của công tác QLNN đối với
giảng viên.
Thứ nhất, giải pháp trong việc hoàn thiện văn bản pháp luật quy định, điều
chỉnh về đội ngũ giảng viên có thể kể đến các nghiên cứu như:

“Hoàn thiện pháp luật về quản lý các trường đại học, cao đẳng đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục đại học Việt Nam hiện nay”, Nguyễn Đức Cường năm
2009 và “Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam”, Lê Thị Kim
Dung năm 2012. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý
các trường đại học ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế về quản lý các trường đại
học của một số quốc gia ở gần khu vực và gần với điều kiện của Việt Nam, các
luận án đã đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về
quản lý các trường đại học, trong đó, xác định và đề xuất các giải pháp cụ thể
trong quản lý giảng viên đại học [18]. Thông qua việc nghiên cứu các tài liệu
này, tác giả luận án nhận thức được sâu hơn về hệ thống các văn bản pháp luật
quản lý các trường đại học ở Việt Nam trong thập niên trước, rút ra được những
bài học, kinh nghiệm trong việc xây dựng, ban hành văn bản pháp luật về trường
đại học và giảng viên trường đại học.
Luận án Tiến sỹ Luật học (2015) “Thực hiện pháp luật về viên chức trong
trường đại học ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Thu Hương đã bổ sung và phát
triển về mặt lý thuyết những vấn đề lý luận cơ bản đối với thực hiện pháp luật về
viên chức trong trường đại học, tạo cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu nhằm
tiếp tục xây dựng, hoàn thiện pháp luật về viên chức nói chung, viên chức trong
các trường đại học nói riêng. Đồng thời, những luận cứ dựa trên sự phân tích,
đánh giá của luận án còn là cơ sở đáng tin cậy để đối chiếu và điều chỉnh thực
tiễn thực hiện pháp luật về viên chức trong trường đại học. Muốn xây dựng đội
ngũ viên chức - giảng viên trường đại học, điều đầu tiên là cần phải xây dựng
một nền tảng pháp lý vững chắc, qua đó, nhà nước thực hiện tốt chức năng
QLNN đối với giáo dục, đảm bảo tính thượng tôn của pháp luật, đảm bảo quyền

18


con người, phát huy dân chủ, trí tuệ và sáng tạo của đội ngũ viên chức - giảng
viên trường đại học [46]. Bởi vậy luận án của Nguyễn Thị Thu Hương có ý

nghĩa khoa học lý luận và thực tiễn. Thông qua việc nghiên cứu tài liệu này, tác
giả luận án có nhận thức toàn diện hơn về hệ thống các văn bản pháp luật điều
chỉnh viên chức trong trường đại học hiện nay, cũng như việc thực hiện các văn
bản đó trên thực tế, những thành tựu, giá trị cũng như những bất cập, tồn tại và
nguyên nhân hạn chế của các quy phạm pháp luật thực định và thực tiễn thực
hiện pháp luật về viên chức trong trường đại học.
Thứ hai, giải pháp trong việc hoàn thiện cơ chế, nâng cao năng lực quản
lý của các cơ quan quản lý nhà nước
Martin Hayden, trong bài viết “Xây dựng hệ thống giáo dục đại học hội
nhập toàn cầu cho Việt Nam: một kế hoạch 9 điểm, đã nêu lên các giải pháp có
tính tiên tiến, nhằm mục đích đem lại một hệ thống GDĐH hội nhập toàn cầu tốt
hơn cho Việt Nam [40]. Trên cơ sở đánh giá những nỗ lực của Chính phủ Việt
Nam trong cải cách giáo dục, giáo dục đại học giai đoạn 2001-2011, xác định
những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục để có những cải cách căn bản hơn, tiến
tới một hệ thống giáo dục hội nhập hơn, phối hợp tốt hơn. Trong bài viết này,
Martin Hayden tập trung những vấn đề rất quan trọng trong phân cấp quản lý,
xác định vai trò của các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt, là xây dựng cơ chế tự
chủ gắn với trách nhiệm giải trình của các trường đại học. Bên cạnh đó, tác giả
còn đề cập đến những vấn đề rất quan trọng hiện nay trong xu thế tự chủ: tạo ra
một tổ chức đảm bảo chất lượng độc lập, áp dụng một hệ thống “người dùng là
người trả tiền”, tài trợ nghiên cứu cần có tính chất cạnh tranh,…
Tùy từng cấp độ nghiên cứu, các tác giả đề xuất các giải pháp khác nhau
trong hoàn thiện bộ máy tổ chức và cơ chế QLNN của một Bộ hay một địa
phương, một vùng hay trên phạm vi cả nước. Nhưng về cơ bản đều hướng đến
các nội dung như: đổi mới tư duy quản lý từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ
chế thị trường, nâng cao năng lực cho bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức thực
hiện nhiệm vụ QLNN đối với giảng viên; thực hiện phân cấp trong quản lý, đảm

19



×