Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

Nghiên cứu khai thác hệ thống phun xăng gián tiếp EFI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (831.73 KB, 25 trang )

Đồ Án Tốt Nghiệp
Đề tài: Nghiên cứu khai thác hệ
thống phun xăng gián tiếp EFI
Cán bộ hướng dẫn: TS Đỗ Tiến Dũng
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Sơn


NỘI DUNG
1 Tính cấp thiết của đề tài.
2 Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại HTCCNL.
3 Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ
thống phun xăng gián tiếp EFI.
4 Kết cấu các bộ phận chính của hệ thống EFI.
5 Các hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và
biện pháp khắc phục.
6. Kết luận và kiến nghị.


1.
1. Tính
Tính cấp
cấp thiết
thiết của
của đề
đề tài.
tài.
Hiện nay ngành công nghiệp ô tô phát triển mạnh mẽ không
ngừng, đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của nền kinh tế. Tuy
nhiên nó cũng là một trong những nguồn gốc gây ô nhiễm môi
trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và đời sống của con người.
Để giảm lượng phát thải độc hại từ động cơ ô tô mà vẫn có thể


duy trì được tốc độ phát triển của nền công nghiệp. Một số nước trên
thế giới có nền công nghiệp phát triển đã đi đầu trong việc nghiên
cứu, phát minh ra những hệ thống thông minh để giải quyết vấn đề ô
nhiễm môi trường và tiết kiệm nhiên liệu. Đó là hệ thống phun xăng
điện tử gián tiếp EFI.
Trong quá trình nâng cấp công nghệ, chuyển đổi từ bộ chế hòa
khí sang hệ thống phun xăng điện tử thì gặp phải không ít khó khăn
trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa. Song đề tài đã phần nào giải
quyết được vấn đề đó.


2. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại của HTCCNL.
2.1 Nhiệm vụ.
Nhiệm vụ của
hệ thống CCNL
là gì?

Là hòa khí (hỗn hợp xăng và không khí).
Cung cấp nhiên liệu và không khí sạch
vào xilanh của động cơ dưới dạng hòa
khí, với lượng và tỉ lệ hòa trộn phù hợp
với chế độ làm việc của động cơ.


2.2 Yêu cầu.

+ Tiết kiệm nhiên liệu.
+ Giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường.
+ Đạt được công suất cao.
+ Dễ chế tạo và gọn nhẹ.

+ Giá thành hợp lý.
+ Dễ sửa chữa và bảo dưỡng.


2.3 Phân Loại
Dùng bộ chế hòa khí
Hệ thống cung cấp
nhiên liệu

Phun xăng gián
tiếp(phun vào
đường ống nạp).

HT phun xăng điện tử

Phun xăng trực
tiếp(phun vào
xilanh)

Phun đa
điểm

Phun đơn
điểm


+ Phun gián tiếp, EFI ( Electronic Fuel Injection ).


+ Phun trực tiếp,GDI( Gasoline Direct

Injection).


+ Phun đơn điểm (single point injection).


+ Phun đa điểm (Multi Point Fuel Injection).


3 Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống
phun xăng gián tiếp EFI.
1:Bình Xăng; 2:Bơm xăng điện;
3:Cụm ống của đồng hồ đo xăng
và bơm; 4:Lọc Xăng; 5:Bộ lọc
than hoạt tính; 6:Lọc không khí;
7:Cảm biến lưu lượng khí nạp;
8:Van điện từ; 9: Môtơ bước;
10:Bướm ga; 11:Cảm biến vị trí
bướm ga; 12:Ống góp nạp;
13:Cảm biến vị trí bàn đạp ga;
14:Bộ ổn định áp suất;15:Cảm
biến vị trí trục cam; 16:Bộ giảm
chấn áp suất nhiên liệu; 17:Ống
phân phối nhiên liệu; 18:Vòi
phun; 19:Cảm biến kích nổ;
20:Cảm biến nhiệt độ nước làm
mát; 21:Cảm biến vị trí trục
khuỷu; 22:Cảm biến ôxy.



.Kết cấu các bộ phận chính của hệ thống EFI. 4
Trong hệ thống phun xăng điện tử, hệ thống cung cấp
nhiên liệu bao gồm năm bộ phận chính sau:

+ Bơm nhiên liệu.
+ Bộ lọc nhiên liệu.
+ Ống phân phối nhiên liệu.
+ Bộ điều áp xăng.
+ Các vòi phun xăng


.Bơm nhiên liệu. 4.1
Sơ đồ cấu tạo:

1:Van một chiều; 2:Van an toàn; 3:Chổi than; 4:Rôto;
5:Stato; 6,8:Vỏ bơm;7,9:Cánh bơm; 10:Cửa xăng ra;
11:Cửa xăng vào.


.Bầu lọc nhiên liệu. 4.2
Sơ đồ cấu tạo:

1:Thân lọc nhiên liệu;
2:Lõi lọc; 3:Tấm lọc;
4:Cửa xăng ra; 5:Tấm đỡ;
6:Cửa xăng vào.


.Ống phân phối nhiên liệu. 4.3



. Bộ ổn định áp suất. 4.4
Sơ đồ cấu tạo:
1:Khoang thông với
đường nạp khí; 2:Lò xo;
3:Van; 4:Màng;
5: Khoang thông với dàn
ống xăng; 6:Ðường xăng
hồi về thùng xăng.


4.5. Vòi phun.
1:Thân vòi phun ;
2:Giắc
cắm; 3:Đầu vào;
4:Gioăng
chữ O; 5:Cuộn dây;
6:Lò xo; 7:Piston ;
8:Đệm cao su; 9:Van
kim.


5. Các hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và
biện pháp khắc phục.
5.1. Các hư hỏng thường gặp:
a) Những dấu hiệu chứng tỏ hệ thống gặp sự cố:
- Hệ thống phun xăng bị trục trặc có thể dẫn đến tình trạng
xe bị chết máy.
- Khởi động xe khó khăn, thậm chí không khởi động được.
- Xe yếu, khả năng tăng tốc chậm.

- Xe dễ bị dồ ga.


b) Hư hỏng đối với các cảm biến.
-Các cảm biến của HT phun xăng điện tử thường có tuổi thọ
khá cao. Tuy nhiên các cảm biến này vẫn có thể xảy ra tình
trạng tín hiệu bị sai lệch hoặc mất tạm thời do các nguyên
nhân: đầu của cảm biến bị bám bẩn, giắc cắm bị lỏng hay chập
chờn.
- Mỗi loại cảm biến khi gặp trục trặc lại có những dấu hiệu
khác nhau: Khói đen là hiện tượng của cảm biến oxy quá bẩn,
cảm biến bướm ga giảm độ nhạy khiến tăng độ trễ tay ga, sinh
rồ ga, có thể sinh chết máy…
Nguyên nhân: Trong quá trình làm việc bụi bẩn bám vào các
cảm biến hoặc do các giắc cắm bị lỏng nên các tín hiệu gửi về
không được chính xác.


c) Hư hỏng đối với hệ thống chấp hành.
+ Tắc kim phun: Đây được coi là nguyên nhân khá
phổ biến, thường do xăng chất lượng kém, lọc xăng
bẩn khiến gia tốc – tốc độ của xe giảm, ì ạch khi tải
lớn. Cần phải được bảo dưỡng kim phun.
+ Bơm xăng bị cháy, tắc lọc xăng: Khi xe hết xăng
hoặc bị hút phải rỉ sét trong bình xăng có thể khiến
cháy bơm xăng. Ngoài ra lọc xăng bị bẩn, đường
ống xăng bị hở… khiến cho xe không cung cấp
được nhiên liệu đủ cho xe, dẫn đến xe chết máy.



d) Hư hỏng trên hệ thống phun nhiên liệu.
+ Kim phun bị kẹt, tắc nên không phun được nhiện liệu
vào buồng cháy.
+ Gãy lò xo piston chuyển tiếp hoặc lò xo tăng cao áp
nên hệ thống nhiên liệu hoạt động không tốt.
+ Tắc lỗ thông hơi thùng chứa nhiên liệu, tắc
đường ống bầu lọc.
+ Các đường ống bị rò rỉ, không khí lọt vào các đường ống
làm giảm áp suất phun.


5.2 Biện pháp khắc phục, sửa chữa.
- Đối với cảm biến : Thông thường là tháo cảm biến ra
để vệ sinh. Trong trường hợp vệ sinh xong mà vẫn
không cải thiện được thì cần phải thay mới.
- Đối với hệ thống chấp hành : Cần thay dầu, thay lọc
theo định kỳ.
- Đối với các hệ thống điện tử khác : khi xảy ra hỏng
hóc nên tháo ra vệ sinh lại nếu vẫn xảy ra lỗi cần thay
mới.


6.
6. Kết
Kết luận,
luận, kiến
kiến nghị
nghị

6.1. Những mục tiêu đã đạt được:

+Tính cấp thiết của đề tài.
+ Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại của HTCCNL.
+ Nắm được cấu tạo và nguyên lý làm việc của HTCCNL
phun xăng gián tiếp
+ Cấu tạo và nguyên lý làm việc của các bộ phận chính trong
hệ thống.
+ Các hư hỏng thường gặp và các biện pháp khắc phục.
+ Có khả năng giải quyết vấn đề nghiên cứu một cách độc lập
+ Nâng cao khả năng soạn thảo văn bản, tìm tài liệu và đọc
tài liệu bằng tiếng anh.


6.2 Kiến nghị.
+ Tăng thêm thời gian nghiên cứu đồ án thêm khoảng 3
tuần.
+ Tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc với thực tế.
Vì do thời gian hạn chế, kiến thức chuyên sâu còn có
hạn, tài liệu tham khảo hạn chế do vậy em rất mong
được sự đóng góp ý kiến của thầy và các thầy giáo trong
khoa để em có thể hiểu sâu hơn về đề tài và tích lũy
được kiến thức cho tương lai.



×