Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

Thiết kế mô hình ly hợp và hệ thống dẫn động ly hợp có cường hóa khí nén trên ô tô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.88 MB, 88 trang )

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2016

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................4
Danh mục bảng biểu.............................................................................6


Danh mục sơ đồ và hình vẽ..................................................................7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LY HỢP VÀ HỆ THỐNG DẪN
ĐỘNG LY HỢP..................................................................................10
1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................10
1.2. Các công trình đã công bố liên quan đến đề tài.............................11
1.3. Giới thiệu về ly hợp ô tô và hệ thống cường hóa .........................14
1.3.1. Giới thiệu về ly hợp ...............................................................14
1.3.1.1. Công dụng của ly hợp .....................................................15
1.3.1.2. Các yêu cầu của ly hợp ...................................................15
1.3.1.3. Phân loại ly hợp ..............................................................16
1.3.2. Cấu tạo và hoạt động của ly hợp ...........................................22
1.3.2.1. Cấu tạo chung .................................................................22
1.3.2.2. Các chi tiết chính của ly hợp dẫn động thủy lực ............25
1.3.3. Một số loại ly hợp phổ biến được dùng trên ô tô ..................32
1.3.3.1. Ly hợp ma sát với lò xo ép hình trụ.................................32
1.3.3.2. Ly hợp ma sát với lò xo đĩa ............................................33
1.3.4. Ý nghĩa của hệ thống cường hoá ...........................................34
1.3.5. Một sô hệ thống dẫn động li hợp dùng cường hóa khí nén
trên ô tô.............................................................................................35
1.3.5.1. Hệ thống dẫn động thủy lực, cường hóa khí nén ............36
1.3.5.2. Hệ thống dẫn động cơ khí, cường hóa khí nén................39
1.3.6. Thông số một số hệ thống điều khiển ly hợp trên ô tô..........44
1.3.7. Kết luận chương 1..................................................................48
2


CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ, TÍNH TOÁN MÔ HÌNH HỆ THỐNG LY HỢP
DẪN ĐỘNG THỦY LỰC TRỢ LỰC KHÍ NÉN.............................49
2.1. Cơ sở xác định các thông số kỹ thuật của mô hình.......................49
2.2. Thiết kế cụm ly hợp và dẫn động..................................................50

2.2.1. Xác định các kích thước cơ bản của ly hợp............................50
2.2.1.1. Xác định bán kính ngoài của đĩa ma sát..........................50
2.2.1.2. Xác định bán kính trong của đĩa ma sát..........................52
2.2.1.3. Xác định bán kính trung bình của đĩa ma sát..................52
2.2.1.4. Diện tích bề mặt tấm ma sát............................................52
2.2.1.5. Lực ép cần thiết lên bề mặt tấm ma sát...........................53
2.2.2. Thiết kế tính toán các chi tiết chính........................................53
2.2.2.1. Lò xo ép...........................................................................53
2.2.2.2. Đĩa bị động......................................................................58
2.2.2.3. Moay ơ đĩa bị động..........................................................61
2.2.2.4. Lò xo giảm chấn..............................................................64
2.2.3. Tính toán và thiết kế dẫn động ly hợp....................................68
2.3. Thiết kế khung đỡ..........................................................................71
CHƯƠNG 3. LẮP RÁP VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRÊN
MÔ HÌNH...........................................................................................74
3.1. Lắp ráp, hiệu chỉnh mô hình..........................................................74
3.2. Xây dựng các bài thực hành, thí nghiệm trên mô hình
..............................................................................................................
77
3.2.1. Bài 1 - Nghiên cứu cấu tạo và hoạt động của ly hợp và hệ
thống điều khiển ly hợp trên mô hình..............................................77
3.2.2. Bài 2 - Nghiên cứu ảnh hưởng của trợ lực khí nén đến hoạt
động của ly hợp...............................................................................80
3


3.2.3. Bài 3 - Thực hành điều chỉnh chiều cao, hành trình tự do
ly hợp................................................................................................79
3.2.4. Bài 4 - Thực hành tháo và kiểm tra tình trạng kỹ thuật các
chi tiết ly hợp....................................................................................82

3.2.5. Bài 5 - Thực hành lắp ráp các chi tiết của cụm ly hợp...........84
3.3. Chẩn đoán hư hỏng thường gặp và phương pháp khắc phục .......85
3.3.1. Ly hợp bị trượt trong lúc nối khớp ly hợp..............................85
3.3.2. Ly hợp bi rung giật khi nhả ly hợp từ từ ................................86
3.3.3. Ly hợp làm việc có tiếng kêu ................................................86
3.3.4. Ly hợp ngắt không hoàn toàn.................................................87
3.3.5. Đĩa ly hợp nhanh mòn............................................................88
3.3.6. Bộ ly hợp không ở vị trí nối ly hợp .......................................88
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................90
CÁC BẢN VẼ THIẾT KẾ.................................................................91

4


LỜI NÓI ĐẦU
Trong xu thế hội nhập của của một đất nước đang phát triển. Ngành công
nghiệp ô tô là một trong những ngành giữ vai trò chủ đạo, góp phần vào tăng
trưởng kinh tế và thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Do
đó đòi hỏi ngành ô tô luôn cần có sự đổi mới, tối ưu hóa về mặt kỹ thuật, hoàn
thiện hơn về mặt công nghệ để nâng cao tính hiện đại và tính kinh tế trong
quá trình vận hành. Cùng với đó, việc đổi mới phương pháp học và cập nhật
những phương tiện, thiết bị mới phục vụ cho việc giảng dạy các môn học
trong nghành là hết sức quan trọng và cần thiết.
Đứng trước những nhu cầu cấp thiết đó. Khoa Kỹ thuật ô tô và Máy
động lực – Trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên đã chọn một
trong những hệ thống quan trọng trên ô tô để thiết kế mô hình phục vụ công
tác học tập và nghiên cứu. Đề tài: ‘‘Thiết kế mô hình ly hợp và hệ thống
dẫn động ly hợp có cường hóa khí nén trên ô tô’’ đã được chọn và thực
hiện. Nội dung nghiên cứu đề tài đã hoàn thành bao gồm 3 chương :

Chương 1− Tổng quan về ly hợp và hệ thống dẫn động ly hợp
Chương 2 − Tính toán thiết kế mô hình và khung giá mô hình
Chương 3 − Lắp ráp và nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình
Với mong muốn nâng cao chất lượng giảng dạy đồng thời tạo những
điều kiện tốt nhất cho người học, giúp sinh viên có thể trực tiếp quan sát hoạt
động của hệ thống …đồng thời làm tăng tính trực quan sinh động, tư duy hình
tượng rõ ràng, tăng khả năng tiếp thu lĩnh hội lý thuyết cho công tác giảng
dạy của giảng viên cũng như sinh viên trong và ngoài trường.
Trong thời gian thực hiện đề tài đã gặp rất nhiều khó khăn. Em xin chân
thành cảm ơn thầy giáo T.S Nguyễn Khắc Tuân cùng các thầy cô giáo trong
khoa Kỹ thuật ô tô và Máy động lực – Trường Đại học Kỹ thuật Công Nghiệp
Thái Nguyên đã hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em
hoàn thành tốt quá trình thực hiện đề tài. Song do thời gian và kiến thức còn
hạn chế nên đề tài thực hiện sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
5


mong nhận được sự đóng góp từ phía các thầy cô giáo để để tài của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện

Đỗ

6

Quang

Linh



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 2.1

Tên bảng biểu
Kiểu ly hợp và điều khiển ly hợp ở một số loại xe
Kích thước dẫn động ly hợp kiểu thủy lực
Thông số của xe tham khảo – THACO OLLIN 700B

7

Trang
45
46
49


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
Số hiệu
Hình 1.1

Tên sơ đồ và hình vẽ
Một mô hình đào tạo ly hợp do TradeKorea Hàn Quốc
cung cấp

Trang
12


Hình 1.2

Mô hình ly hợp dẫn động cơ khí công ty thiết bị Sun

13

Hình 1.3

Mô hình cắt bổ ly hợp của công ty Nam Tiến Phát

13

Hình 1.4

Hệ thống truyền lực trên ô tô

14

Hình 1.5

Cụm ly hợp trên ô tô

14

Hình 1.6

Đĩa ma sát

16


Hình 1.7

Biến mô thủy lực

17

Hình 1.8

Ly hợp điện từ

17

Hình 1.9

Ly hợp ma sát 1 đĩa

18

Hình 1.10 Ly hợp ma sát 2 đĩa

18

Hình 1.11 Ly hợp thường đóng

19

Hình 1.12 Ly hợp thường mở

19


Hình 1.13 Lò xo ép dạng đĩa

20

8


Hình 1.14 Lò xo ép dạng trụ

20

Hình 1.15 Cụm dẫn động thủy lực

21

Hình 1.16 Cấu tạo chung của bộ li hợp.

22

Hình 1.17 Cấu tạo bộ li hợp dẫn động thủy lực

23

Hình 1.18 Mô phỏng hệ thống li hợp dẫn động thủy lực

24

Hình 1.19 Cấu tạo bánh đà


25

Hình 1.20 Kết cấu đĩa ma sát

26

Hình 1.21 Cấu tạo đĩa ma sát

26

Hình 1.22 Cấu tạo đĩa ép

27

Hình 1.23 Cấu tạo xi lanh chính.

28

Hình 1.24 Cấu tạo vỏ li hợp

30

Hình 1.25 Lò xo đĩa

30

Hình 1.26 Đồ thị đặc tính lò xo đĩa

31


Hình 1.27 Ly hợp ma sát lò xo ép hình trụ

32

Hình 1.28 Đĩa ma sát

33
9


Hình 1.29 Ly hợp ma sát lò xo đĩa

34

Hình 1.30 Dẫn động ly hợp kiểu thủy lực, cường hóa khí nén

36

Hình 1.31

Hình 1.32

Dẫn động ly hợp kiểu cơ khí, cường hóa khí nén vỏ van
dịch chuyển
Dẫn động ly hợp kiểu cơ khí, cường hóa khí nén vỏ van
đứng yên

39

42


Hình 2.1

Đĩa bị động

52

Hình 2.2

Kích thước cơ bản của lò xo đĩa côn

54

Hình 2.3

Đường đặc tính phi tuyến của lò xo thiết kế

56

Hình 2.4

Tấm ma sát

58

Hình 2.5

Kích thước moayo đĩa bị động

61


Hình 2.6

Sơ đồ tính toán dẫn động ly hợp

68

Hình 2.7

Bản vẽ 3D khung giá khi chưa lắp mô hình

72

Hình 2.8

Bản vẽ 3D khung giá khi lắp mô hình

72

Hình 2.9

Bố trí các chi tiết phía trên

73

Hình 2.10 Vị trí tay quay mô phỏng trục khuỷu
10

73



Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9
Hình 3.10
Hình 3.11

Cụm đĩa ép
Bình chứa khí nén
Lắp bánh đà lên giá
Lắp cụm ly hợp vào bánh đà
Lắp vỏ ly hợp
Lắp bộ trợ lực khí nén và đồng hồ đo áp suất thủy lực
Mô hình hoàn thiện
Nghiên cứu hoạt động của ly hợp
Xác định giá trị lực tác động của trợ lực và của dẫn động
Điều chỉnh hành trình bàn đạp ly hợp
Vị trí điều chỉnh hành trình tự do cụm xilanh công tác và

trợ lực
Hình 3.12 Tháo vỏ ly hợp

74
74

75
75
76
76
77
78
79
80
81
82

11


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ LY HỢP VÀ HỆ THỐNG DẪN ĐỘNG LY
HỢP
1.1 Đối tượng nghiên cứu
Từ thực tế cho thấy các mô hình giảng dạy góp phần khá hữu hiệu cho
công tác đào tạo. Việc sử dụng mô hình kết hợp với các phương tiện video,
máy chiếu là một phương pháp dạy học trực quan sinh động hỗ trợ đắc lực
cho công tác thực hành ở các trường. Mô hình giúp người học tự học khi
không có sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên, phát huy tính tự học và khả
năng tư duy sáng tạo cùng khả năng tự ôn luyện, kiểm tra, đánh giá kiến thức
đã lĩnh hội. Việc truyền đạt khả năng, kinh nghiệm thực tế của giảng viên,
người học thông qua những chi tiết trên mô hình sẽ có những phản xạ tương
đối chính xác về các kinh nghiệm thực tế.
Tuy vậy, với các mô hình mua sẵn thường được cung cấp bởi các đơn vị
chuyên cung cấp thiết bị đào tạo cho các trường dạy nghề vì vậy thường thiên
về mô hình cấu tạo của các cụm chi tiết và hệ thống, đôi khi không hoàn toàn

phù hợp với nội dung của chương trình đào tạo đại học, hầu như không sử
dụng được cho mục đích thí nghiệm. Ngoài ra, chi phí mua sắm các mô hình
này khá đắt đỏ.
Trong quá trình khai thác và sử dụng ô tô, để ô tô có thể hoạt động một
cách nhịp nhàng, hiệu quả và an toàn thì phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp
của các hệ thống và chi tiết khác nhau. Mỗi hệ thống và chi tiết đều đóng một
vai trò nhất định giúp ô tô có thể hoạt động ổn định khi chuyển động trên
đường. Và ly hợp cũng là một trong những hệ thống quan trọng góp phần vào
sự ổn định cũng như hiệu quả đó .
Hiện nay, ly hợp với hệ thống điều khiển kiểu thủy lực thường được sử
dụng cho các xe du lịch và xe tải nhỏ. Đối với các xe khách, xe tải lớn và
trung bình, để giảm nhẹ sức lao động của người lái thường sử dụng hệ thống
điều khiển có trợ lực kiểu khí nén, đây là một kết cấu tương đối phức tạp.
12


Chính vì vậy, đề tài “Thiết kế mô hình ly hợp và hệ thống dẫn động ly hợp
có cường hóa khí nén trên ô tô” phục vụ cho công tác thực hành và thí
nghiệm của sinh viên chuyên ngành ô tô là một đề tài cần thiết hiện nay.
Với tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đưa mô hình ly hợp vào công tác
đào tạo, ta chọn mô hình ly hợp dẫn động thủy lực có cường hóa khí nén là
đối tượng nghiên cứu của đề tài.
1.2 Các công trình đã công bố liên quan đến đề tài
Đã có rất nhiều các công trình công bố nghiên cứu, chế tạo mô hình ly
hợp và hệ dẫn động điều khiển ly hợp trên ô tô.
1. Model and control of a wet plate clutch, M.J.W.H. Edelaar
(1997). Tác giả đã đưa ra mô hình mô phỏng và điều khiển ly hợp kiểu ma sát
ướt. Mô hình được kiểm chứng bằng nghiên cứu thực nghiệm.
2. Smooth engagement for automotive dry clutch, F. Garofalo et
al. (2001). Dựa trên mô hình được đơn giản hóa bài bào đã mô phỏng quá

trình trượt của ly hợp và điều khiển phù hợp tốc độ của động cơ đốt trong.
3. Analysis of the Influence of Clutch Pedal to Vehicle Comfort
Jiangchuan Li, Feng Deng, Shaojin Liu and Hao Hu. Các tác giả đã đưa ra
nghiên cứu lý thuyết về ảnh hưởng của hành trình bàn đạp, lực tác dụng đến
sự thoải mái và sự tiện nghi êm dịu của ô tô khi chuyển động.
4. The influence of the interface coefficient of friction upon the
propensity

to

judder

in

automotive

clutches,

D.

Centea,

H.

Rahnejat and M.T. Menday (2001). Bài báo phân tích nguyên nhân của dao
động xoắn trong hệ thống truyền lực, xây dựng mô hình động lực học phi
tuyến, các kết quả tính toán và thực nghiệm được đưa ra để kiểm chứng mô
hình
5. Mô phỏng và tính toán động lực học hệ thống truyền lực thủy cơ trên
ô tô, Nguyễn Trọng Hoan, Nguyễn Khắc Tuân (2005). Trong bài báo các tác

giả đã trình bày phương pháp xây dựng mô hình tính toán động lực học hệ
thống truyền lực. Nghiên cứu ảnh hưởng của tốc độ đóng ly hợp đến tải trọng
động tác dụng lên hệ thống truyền lực.
13


Đối với các mô hình đào tạo. Ở các nước phát triển, ngành công nghiệp ô
tô đã đi trước chúng ta hàng vài thập kỉ. Song song với đó là sự phát triển của
hệ thống các cơ sở đào tạo phục vụ cho sự phát triển của ngành này, đặc biệt
là công việc đào tạo các kỹ sư và kỹ thuật viên ô tô. Tại tất cả các trạm bảo
hành, bảo trì của các hãng xe lớn như Toyota, Ford, Huyndai, Honda ở các
nước phát triển đều trang bị các mô hình đào tạo để hỗ trợ công việc của các
kỹ sư và kỹ thuật viên.

Hình 1.1 Một mô hình đào tạo ly hợp do TradeKorea Hàn Quốc cung cấp

Ở Việt Nam khi phát triển một mẫu xe mới, do không có mô hình đào tạo
đa số các công ty liên doanh ô tô thường phải cử các kỹ sư và nhân viên kỹ
thuật sang các nước sở tại để học nghề về mỗi một mẫu xe mới ra mắt.
Do nhu cầu của thị trường , hiện nay có một số công ty chuyên chế tạo
mô hình phục vụ cho công tác giảng dạy nghề như công ty Ngân Giang, công
ty Nam Tiến Phát, Công ty cổ phần kỹ nghệ Gamma, công ty Văn Lang, trung
tâm cơ khí chính xác Bách Khoa.

14


Hình 1.2 Mô hình ly hợp dẫn động cơ khí công ty thiết bị Sun

Hình 1.3 Mô hình cắt bổ ly hợp của công ty Nam Tiến Phát


Các mô hình do các công ty trong nước cung cấp trên thị trường thường
dưới dạng:
- Mô hình cắt bổ chết: là loại mô hình chỉ quan sát được cấu tạo các cụm
chi tiết
- Mô hình cắt bổ chuyển động được: là loại mô hình có thể quan sát được
cấu tạo chi tiết và hoạt động của các cụm chi tiết trong mô hình.
1.3 Giới thiệu về ly hợp ô tô và hệ thống cường hóa.
1

Giới thiệu về ly hợp
15


Trong HTTL trên ô tô, ly hợp được bố trí nằm giữa động cơ và hộp số.
Động cơ

Bánh chủ động

Hộp số
Trục các đăng

Ly hợp

Cầu chủ động

Hình 1.4 Hệ thống truyền lực trên ô tô
Trục bị động
Ổ bi tỳ


Ổ bi đỡ

Càng gạt
Đĩa ép
Đĩa bị động
Trục khuỷu

Bánh đà

Hình 1.5 Cụm ly hợp trên ô tô

Ly hợp nằm tựa trên bánh đà động cơ và truyền mômen động cơ tới trục
sơ cấp của hộp số. Bàn đạp điều khiển ly hợp bố trí trên buồng lái ôtô để nối ngắt mômen truyền.
1

Công dụng của ly hợp
Ly hợp là một khớp nối dùng để truyền mô men xoắn từ trục khuỷu động

cơ đến các cụm chi tiết tiếp theo của hệ thống truyền lực. Chức năng quan
trọng của ly hợp là:
16


- Dùng để tách nối giữa động cơ với hệ thống truyền lực khi khởi hành,
dừng xe, chuyển số và phanh xe.
- Trong các hệ truyền lực với hộp số cơ khí, việc dùng ly hợp tách tức
thời động cơ khỏi hệ thống truyền lực sẽ làm giảm va đập đầu răng hoặc các
khớp gài giúp cho quá trình sang số được dễ dàng.
- Đóng êm dịu động cơ đang làm việc với hệ thống truyền lực giúp cho
mô men xoắn ở các bánh xe chủ động tăng lên từ từ do vậy mà xe khởi hành

và tăng tốc êm.
- Tách động cơ khỏi hệ thống truyền lực để giảm khối lượng quán tính
của xe và động cơ làm việc liên tục ( không bị chết máy ) qua đó nâng cao
hiệu quả phanh, nâng cao hiệu suất làm việc và nâng cao tuổi thọ xe.
- Ly hợp có tác dụng như một cơ cấu an toàn bảo đảm cho động cơ và hệ
thống truyền lực khỏi bị quá tải dưới tác dụng của tải trọng động và mô men
quán tính.
2

Các yêu cầu đặt ra cho hệ thống ly hợp
Ly hợp đòi hỏi thỏa mãn các yêu cầu sau:
Đảm bảo truyền hết mômen từ động cơ đến HTTL ở mọi điều kiện sử

dụng. Muốn vậy thì mômen ma sát của ly hợp phải lớn hơn mômen cực đại
của động cơ truyền tới ly hợp.
Khi khởi hành xe hoặc chuyển số, quá trình đóng ly hợp phải êm dịu để
giảm tải trọng va đập sinh ra trong HTTL và khi mở ly hợp phải ngắt dòng
truyền nhanh chóng, dứt khoát.
Khối lượng các chi tiết và mômen quán tính của phần bị động ly hợp
phải nhỏ để dễ dàng thực hiện chuyển số.
Ly hợp cần thoát nhiệt tốt, hạn chế tối đa ảnh hưởng của nhiệt độ tới hệ
số ma sát, độ bền của các chi tiết đàn hồi.
Kết cấu đơn giản, dễ dàng điều khiển, thuận tiện khi bảo dưỡng và sửa
chữa.
3

Phân loại ly hợp
Kết cấu của ly hợp có thể được phân loại như sau:
Theo phương pháp truyền mômen từ trục khuỷu động cơ tới HTTL.
17



Ma sát: mômen truyền qua ly hợp nhờ ma sát giữa các bề mặt ma sát. Ly
hợp ma sát có kết cấu đơn giản, được sử dụng phổ biến trên ô tô với các dạng
sử dụng ma sát khô và ma sát trong dầu.

Hình 1.6 Đĩa ma sát

Thủy lực: mômen truyền qua ly hợp nhờ chất lỏng. Do khả năng truyền
êm mômen và giảm tải trọng động, các bộ truyền thủy lực được dùng trên các
HTTL thủy cơ với kết cấu ly hợp thủy lực và biến mô thủy lực.

Hình 1.7 Biến mô thủy lực

Điện từ: mômen truyền qua ly hợp nhờ các lực điện từ.
18


Hình 1.8 Ly hợp điện từ

Liên hợp các dạng kể trên.
Theo số lượng đĩa bị động của ly hợp ma sát:
Ly hợp ma sát một đĩa

Hình 1.9 Ly hợp ma sát 1 đĩa

Ly hợp ma sát hai đĩa

19



Hình 1.10 Ly hợp ma sát 2 đĩa

Ly hợp ma sát nhiều đĩa
Theo trạng thái thường xuyên làm việc của ly hợp ma sát được chia
thành:
Ly hợp thường đóng: dùng trên ô tô, ly hợp chỉ mở khi có tác động điều
khiển.

Hình 1.11 Ly hợp thường đóng

Ly hợp thường mở: dùng trên máy kéo, máy công trình. Ly hợp chỉ được
đóng khi có tác động điều khiển.

Hình 1.12 Ly hợp thường mở

20


Theo phương pháp tạo lực ép, đảm bảo tạo nên mômen ma sát:
Lò xo trụ, lò xo côn, lò xo đĩa: với các dạng bố trí xung quanh chu vi
hoặc trung tâm của ly hợp .

Hình 1.13 Lò xo ép dạng đĩa

Hình 1.14 Lò xo ép dạng trụ

Loại ly tâm: sử dụng lực ly tâm để tạo ra lực ép cho ly hợp. Loại này
được sử dụng trên các ô tô rất nhỏ.
21



Loại nửa ly tâm: lực ép sinh ra bao gồm cả lực của lò xo ép và lực ly
tâm.
Theo phương pháp dẫn động điều khiển ly hợp
Ly hợp điều khiển tự động.
Ly hợp điều khiển cưỡng bức (bằng sức người). Loại này được sử dụng
hầu hết trên các xe ô tô hiện nay dùng ly hợp ở trạng thái luôn đóng.
Theo đặc điểm kết cấu và nguyên lý làm việc của hệ thống dẫn động
điều khiển chia ra:
Dẫn động cơ khí: là dẫn động điều khiển từ bàn đạp ly hợp tới cụm ly
hợp thông qua các khâu, khớp, đòn nối.
Dẫn động thủy lực: là dẫn động thông qua các khâu, khớp, đòn nối và
đường ống cùng với các cụm truyền chất lỏng.

Hình 1.15 Cụm dẫn động thủy lực

Dẫn động có trợ lực: là tổ hợp các phương pháp dẫn động cơ khí hoặc
thủy lực với các bộ phận trợ lực bàn đạp: cơ khí, thủy lực áp suất lớn, chân
không, khí nén.
2
1

Cấu tạo và hoạt động của ly hợp
Cấu tạo chung.
22


Hình 1.16 Cấu tạo chung của bộ li hợp.
1 – Tấm kẹp đĩa ép vào bộ li hợp.

2 – Bu lông bắt đĩa li hợp vào bánh

13 – Lò xo chống rung của đĩa ma sát.
14 – Vòng đệm ma sát của đĩa ma sát.

đà.
3 – Tấm đế kẹp bích chặn vào vỏ.

15 – Lò xo của tấm ma sát bộ chống

4 – Lò xo giữ khớp vòng bi vào

rung.
16 – Moay ơ đĩa ma sát.

càng gạt.
5 – Càng gạt li hợp.
6 – Khớp vòng bi nhã li hợp.

17 – Trục dẫn động trục số.
18 – Nắp của vòng bi trục dẫn động

7 – Hộp li hợp.
8 – Vòng bánh răng bánh đà.
9 – Vòng đệm đàn hồi.
10 – Vỏ bộ li hợp.
11 – Đĩa ép.
12 – Đĩa ma sát.

trục số.

19 – Bu lông.
20 – Chốt định vị của lò xo ép.
21 – Bánh đà.
22 – Vòng bi ngắt li hợp.
23, 24 – Tấm ma sát.
25 – Đinh tán kẹp chặt tấm ma sát vào đĩa
ma sát.

23


Vỏ bộ li hợp được dập bằng thép và bắt vào bánh đà bằng các bu lông.
Bên trong vỏ các cần bẩy được bắt với vỏ bằng các ốc đỡ, bên ngoài cần bẩy
dùng khớp bắt với đĩa ép. Nhờ sự lắp ghép như vậy mà đĩa ép có thể di
chuyển được xa ra hoặc vào gần vỏ và cùng quay với bánh đà.
Giữa đĩa ép và vỏ bộ li hợp có lắp các lò xo theo đường tròn, những lò
xo ép đó ép đĩa ma sát và đĩa ép với bánh đà. Để lắp các lò xo, ở vỏ bộ li hợp
và đĩa ép có tai bắt và lỗ để lắp ghép. Trên đĩa ép có những chỗ lắp lò xo đều
đặt đệm cách nhiệt để phòng ngừa lò xo bị quá nhiệt. Đĩa ma sát bằng thép
cùng với ly hợp được nối với moay ơ ở bộ phận dao động xoắn. Tấm ma sát
được chế tạo bằng nhựa amian và được lắp ghép vào đĩa ma sát bằng những
đinh tán, đĩa ma sát có trọng lượng nhỏ. Đĩa ép làm bằng gang, có khả năng
dẫn nhiệt tốt. Mặt tiếp giáp với đĩa bị động được gia công nhẵn.

Hình 1.17 Cấu tạo bộ li hợp dẫn động thủy lực.
Bình chứa dầu; 2-Bề mặt lắp ghép; 3-Bàn đạp; 4-Vỏ bảo vệ;
5-Đĩa ép; 6-Đĩa ma sát; 7-Xi lanh chính; 8-Hộp chặn; 9-Càng gạt;
10-Xi lanh công tác; 11-Lò xo; 12-Vòng bi ngắt li hợp.

Dẫn động ly hợp bằng thủy lực có ưu điểm là việc bố trí các chi tiết của

hệ thống dẫn động khá linh hoạt và thuận tiện, ít bị ràng buộc bởi không gian
bố trí chung.
Đặc biệt thích hợp ở những ô tô mà ly hợp đặt xa người điều khiển. Tuy
nhiên cũng như dẫn động cơ khí, tỷ số truyền của hệ dẫn động thủy lực cũng
24


bi giới hạn nên không thể giảm nhỏ lực điều khiển. Vì vậy hệ dẫn động thủy
lực cũng chỉ thích hợp với các ô tô du lịch và ô tô tải nhỏ.

Hình 1.18 Mô phỏng hệ thống li hợp dẫn động thủy lực.
1-Bình chứa dầu li hợp; 2-Bàn đạp; 3-Xi lanh chính; 4-Đĩa ma sát;
5-Đĩa ép; 6-Vỏ li hợp; 7-Vòng bi ngắt li hợp; 8-Càng gạt;
9-Bánh đà; 10-Xi lanh công tác.

Trên các ô tô tải, ô tô buýt lớn, hệ thống ly hợp thủy lực được trang bị
thêm trợ lực khí nén nhằm giải quyết những hạn chế khi tạo lực điều khiển ly
hợp.
Phần dẫn động thủy lực bao gồm các bộ phận tương tự như dạng dẫn
động thủy lực đơn thuần gồm: bàn đạp, cần pittong, xilanh chính, đường ống
dẫn dầu, càng gạt.
Phần trợ lực khí nén bao gồm: nguồn cung cấp năng lượng khí nén
(chung với hệ thống khí nén của xe, do máy nén khí cung cấp), van điều khiển
và xilanh trợ lực khí nén.
2

Các chi tiết chính của li hợp dẫn động thủy lực.

a. Bánh đà động cơ
25



×