Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phân Tích Bài Tràng Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.21 KB, 6 trang )

Phân tích bài Tràng Giang
-Huy Cận là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào thơ mới (1930 – 1945). Ông yêu
thích thơ ca Việt Nam, thơ Đường và chịu ảnh hưởng nhiều của nền văn học Pháp. Thơ ông
hàm súc và giàu chất suy tưởng. “Tràng Giang” là một trong những bài thơ hay nh ất, tiêu bi ểu
nhất của Huy Cận được viết vào mùa thu năm 1939. Bài thơ là một minh chứng điển hình cho
sự kết hợp hài hòa giữa chất cổ điển và chất hiện đại, vẽ lên trước mắt chúng ta một bức
tranh thiên nhiên yên bình, tĩnh lặng, ẩn chứa sau đó là cả một nỗi sầu “v ạn kỷ” c ủa ng ười thi
sĩ.

Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”.
Trong lời đề từ nó vừa thau tóm cả tình thơ lẫn cảnh thơ ,tình thơ là buâng khuâng và
nhớ ,cảnh thơ là trời rộng và sông dài .Kết hợp với nhan đề đã khắc họa khung cảnh mênh
mông và nôi buồn con người cũng mênh mông theo sống nước Tràng Giang.Nhà thơ đã gởi
gấm tâm sự đó là một nỗi buồn nỗi cô đơn trong bức tranh tràng giang hiu quạnh. . Và con
sông dài, nghe miên man tít tắp ấy cứ vỗ sóng đều đặn khắp các khổ thơ, cứ cuộn sóng lên
mãi trong lòng nhà thơ làm rung động trái tim người đọc.
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”:
“Con thuyền xuôi mái nước song song”:
Thuyền ve nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng
Nhà thơ đã bắt đầu bài thơ bằng những con sống trên dòng tràng giang rộng lớn ,m ỗi
một cơn sóng dờn thì nhà thơ lại tưởng tượng lại cảm nhận nó là một nỗi buồn diễn tả
nỗi buồn miên man, không dứt .Chàng Huy Cận khi xưa hay buồn lắm và mắt chàng thường
đẫm lệ.Trong ngậm ngùi nhà thơ Huy cận cũng đã viết:’' Nắng chia nữa bãi chiều rồi.Vườn
hoa Trinh Nữ khép đôi lá rầu’’.Cảnh sông nước này thật mênh mông r ộng l ớn,b ản thân c ủa nó
không mang nỗi buồn ,nó chỉ là một khung cảnh mà thôi.Nỗi buồn này đến từ nỗi lòng của nhà
thơ.Từ láy “điệp điệp” cho ta thấy từng con sóng trên dòng Tràng Giang cứ gợn lên vô hồi vô hạn
triềng miêng không giức ,gợi lên trong lòng nhà thơ cũng triềng miêng nh ư vậy. Trên dòng tràng
giang đó xuất hiện một con thuyền vỡ lẻ có dấu hiệu của sự sống,của sự giao hòa nhưng con
thuyền này lại gợi sự chia ly.Hình ảnh này trong thơ Huy Cận đưa chúng ta về với thơ cổ điển dầy
tính ước lệ tượng trưng .Hình như thuyền và nước không thể giao hòa với nhau ,Thuyền ra đi


nước ở lại mang nỗi sầu trăm ngã. . Thuyền và nước chỉ song song chứ không gắn bó gì với
nhau, bởi nước xuôi trăm ngả, thuyền theo ngả nào?Từ xưa đến nay thuyền luôn tô điểm cho
bức tranh sông nước và nước trở thuyền đi muôn phương .ở đây chúng ta có thể cảm nhận được
không chỉ trong lòng nhà thơ Huy Cận mà còn tất cả nhà thơ trong phong trào th ơ mới đều có nỗi
niềm tan tát từ sâu thẫm trong đáy lòng ám ảnh trong tâm tư của mỗi nhà thơ .”Phủi một cành


khô lạc mấy dòng” ,nhà văn Huy Cận đã chọn hình ảnh này cho thấy một cành khô đã cô đ ơn trơ
trọi rồi mà còn ủi mấy dòng,dòng sông này phải chăng là dòng sông cuộc đời mênh mông rộng
lớn còn cành củi khô này phải chăng là bao kiếp người nhỏ bé mong manh trôi dạt trên dòng sông
cuộc đời rộng lớn mà không biết đâu là bến đỗ bình yên.Đây có lẻ là sự hiện thân cho thân phận
người tri thức tiểu tư sản trong một xã hội đầy biến động đầy bão giông như dòngsông cuộc đời
mình một kiếp người nhỏ bé đơn côi, vô định.Buân khuân đứng giữa hai dòng nước ,chọn

một dòng hay để nước trôi?Cũng như một con người một số phận mong manh tài cao tầm
vóc lại trốn vào nỗi niềm riêng của mình để chống lại một xã hội đầy bất công.
4 khổ tiếp theo
: Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

Huy Cận là một nhà thơ tên tuổi trong nền thi ca nước nhà với nhiều tác ph ẩm tiêu
biểu, có đóng góp rất nhiều trong phong trào thơ mới. “ Tràng Giang” là một trong
những bài thơ tiêu biểu và nổi tiếng nhất của ông. “ Tràng Giang” trích trong tập
“Lửa Thiêng” được viết trước cách mạng tháng Tám. Với bút pháp nghệ thuật đặc
sắc, bài thơ là một bức tranh đẹp được hòa quyện giữa nét cổ điển và hi ện đ ại.
Phân tích chất cổ điển và hiện đại trong bài Tràng giang để có thể thấy được thể
hiện ngay từ thi đề của bài thơ. Hai chữ “tràng giang” mang tính c ổ đi ển mà trang
nhã, là từ Hán Việt, gợi cho ta đến những bài thơ Đường thi có màu s ắc x ưa cũ, c ổ
kính. Nhưng nếu các thi nhân xưa đến với thiên nhiên để tìm sự giao c ảm thì nhà
thơ hiện đại Huy Cận lại đứng trước “Tràng Giang” để thể hiện nỗi ưu tư, buồn bã
trước kiếp người nhỏ bé cô đơn. Đó là một tâm hồn rất hiện đại mà qua đó ta có

thể thấy được nét quyến rũ của bài thơ.
Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”.

- Câu thơ đề từ của chính tác giả định hướng cảm xúc chủ đạo của bài thơ: Bâng khuâng:
Nỗi buồn – sầu lan tỏa, nhẹ nhàng mà lắng sâu trước cảnh sông dài trời rộng, đồng thời
tạo nên vẻ đẹp hài hòa vừa cổ điển, vừa hiện đại của chàng thanh niên thời th ơ m ới.
Tứ thơ Tràng giang mang nét cổ điển như thơ xưa: Nhà thơ thường ẩn hiện cái tôi của
mình. Nhưng nếucác thi nhân xưa tìm đến thiên nhiên để mong hòa nhập, giao cảm, Huy
Cận lại tìm về thiên nhiên để thể hiện nỗi ưu tư, buồn bã về kiếp người cô đơn, nhỏ bé
trước vũ trụ bao la. Đó cũng là vẻ đẹp đầy sức quyến rũ của tác phẩm, ẩn chứa một tinh
thần hiện đại. Bài thơ mở đầu với dòng sông ngoại cảnh cũng là dòng sông tâm hồn, nỗi
buồn trải ra cùng lớp sóng. Khác với Trường giang hùng vĩ, cuồn cuộn của Lý Bạch, Đỗ
Phủ, Tràng giang của Huy Cận lặng lờ (sóng gợn, thuyền xuôi mái), nhuốm nỗi chia li
(thuyền về nước lại, sầu trăm ngả, Củi lạc cành khô lạc mấy dòng) là hình ảnh đời thực,
gửi gắm ưu tư của tác giả về thân phận con người.

Với khổ thơ đầu tiên:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.


Hai từ láy “điệp điệp” và “song song” của hai câu th ơ đ ầu đ ậm ch ất c ổ đi ển c ủa
thơ Đường. ”: Nhạc điệu và hồn thơ Đường đã thấm vào Huy Cận từ hồi niên thiếu. Nhưng

Tràng giang là thiên nhiên, đất nước Việt Nam, là sông lớn như sông Hồng. Trong thơ Huy
Cận dòng sông nào cũng mênh mông, bát ngát.Hình ảnh hết đợt sóng này đến đợt sóng khác
cứ lăn tăn, lô xô đến vô tận. Kết hợp từ láy “điệp điệp” diễn tả nỗi buồn miên man, không

dứt.Giữa cái bao la bát ngát của sóng, của nước là hình ảnh m ột “con thuy ền xuôi

mái”. Thuyền và nước thường đi đôi với nhau nhưng ở đây “thuyền về nước l ại”
nghe sao xót xa. Sóng trong thơ Huy Cận không đơn thuần là sóng nước mà chính là sóng

lòng .Trào dâng một nỗi buồn, trùng điệp, chơi vơi. Mối sầu lan toả khắp trăm ngã trời
đất.Câu thơ cuối “Củi một cành khô lạc mấy dòng” cho ta th ấy được s ự cô đ ơn l ẻ loi

đến lạc lõng giữa vũ trụ bao la. Nét đẹp cổ điển của kh ổ th ơ đ ược th ể hi ện qua ngòi
bút đặc sắc của tác giả, chỉ bằng vài nét ch ấm phá đ ơn s ơ đã g ợi đ ược lên h ồn c ốt
của tạo vật. Nhưng bên cạnh đó ta cũng nhìn thấy được nét đ ẹp hi ện đ ại c ủa kh ổ
thơ, đó là hình ảnh độc đáo không ước lệ “củi một cành khô”, hình ảnh thâu tóm ý
tưởng chủ đạo cả khổ thơ, hé mở tâm trạng nhân vật trữ tình cô đ ơn, l ạc lõng.
Khổ thơ tiếp theo:

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Câu thơ đầu “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu” là một nét vẽ mềm mại, uốn l ượn, nhịp nhàng
bởi các hình ảnh liên tiếp: “Lơ thơ, nhỏ, gió, đìu hiu” những từ láy liên tiếp gợi lên sự thưa
thớt, trống vắng, hoang sơ, tĩnh mịch, gợi cái buồn man mác. Vẻ đẹp cổ điển còn hiện ra

qua các thi liệu quen thuộc như sông, trời còn cuộc sống con người thì cô đ ơn, bu ồn
bã. Từ “đâu” ở câu thơ thứ hai có hai cách hiểu: đâu có và đâu đó.Dù hiểu theo cách nào thì

cảnh vật cũng chỉ tăng thêm sự vắng lặng vì không có âm thanh, hoạt động của cuộc sống
con người vì chợ chiều, chợ đã tan lại tận làng xa trong, ngoài đê.

Hai câu cuối mở ra không gian ba chiều với những hình ảnh lạ: “Xuống, lên, sâu, dài,
rộng”. .“Sâu chót vót” là một cách viết sáng tạo, mới mẻ, không chỉ vì nó ngược với cao chót
vót mà còn xuất phát từ thực tế điểm nhìn của tác giả đứng trên đê cao nhìn lên tr ời, nhìn
xuống mặt sông, ánh nắng chiều phía Tây rọi lại gợi ra cảm giác nàyGợi cảm giác trơ vơ
giữa vũ trụ thăm thẳm, thiên nhiên phóng khoáng, dường như rộng và cao vô tận hơn.
Đây chính là sự lạ hoá của cái nhìn do cảm giác đưa lại chứ không phải là sự lạ hoá c ủa
ngôn ngữ.
. Cái mênh mông của “sông dài, trời rộng” đối lập rõ với sự hoang vắng của “b ến cô liêu”
gợi cảnh đượm buồn, nỗi buồn vũ trụ, nỗi buồn thiên cổ.


. Từ “bến cô liêu” không cụ thể là bến đò nào mà chỉ là cái vắng vẻ, cô đơn c ủa b ến đò
không khách, hô ứng với gió đìu hiu ở câu đầu. Trên trời “gió dìu hiu”, dưới sông “b ến cô
liêu”. Tất cả trời đất và dòng sông đều vắng lặng, cô đơn, hiu hắt buồn.
Con người ở đây trở nên nhỏ bé, có phần rợn ngợp trước thiên nhiên, vũ trụ rộng lớn, vĩnh
hằng và cảmthấy lạc loài giữa cái mênh mông của đất trời, cái xa vắng của thời gian:
“Nắng xuống, trời lên” gợi sự chuyển động,mở rộng về không gian, và gợi cả sự chia lìa:
bởi nắng và trời mà lại tách bạch khỏi nhau. “Sâu chót vót” là cách diễn đạt m ới m ẻ, đ ầy
sáng tạo của Huy Cận, mang một nét đẹp hiện đại.
- Đôi mắt nhà thơ không chỉ dừng ở bên ngoài của trời, của nắng, mà như xuyên thấu vào

cả vũ trụ, cả
không gian bao la, vô tận. Cõi thiên nhiên ấy quả là mênh mông với sông dài, trời rộng, còn
những gì thuộc về con người thì lại bé nhỏ, cô đơn.
-

Vẻ đẹp cổ điển của khổ thơ hiện ra qua các thi liệu quen thuộc trong Đường thi

như: song nước, mây trời, nắng, cuộc sống con người thì buồn tẻ, chán chường với
vãn chợ chiều, mọi thứ đã tan rã, chia lìa.

-Vẫn tiếp tục mạch cảm xúc về sự hờ hững thiếu sự liên kết giữa các sự vật. Nhà thơ nhìn
đám bèo, sinh thể nhỏ nhoi, yếu đuối trên mặt nước: “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng”,“ Bèo
dạt”một hình ảnh ước lệ, chỉ thân phận bọt bèo, không định hướng, kiếp sống trôi nổi, lênh
đênh.
. Hình ảnh đám bèo trôi dạt vốn là chi tiết lấy từ cảnh thật trên sông nhưng đặt thành câu
hỏi “dạt về đâu” thì lại mang ý nghĩa biểu trưng của những kiếp người bèo dạt mây trôi
chốn xa xôi trong câu hát quan họ cổ truyền.
- Điệp từ “Không” ở hai câu tiếp như tô đậm cái mênh mông, lặng lẽ, cô đơn c ủa c ảnh v ật vì
không có hoạt động của cuộc sống con người, phủ định thực tại, buồn bả, hiu quạnh, cô
đơn đến lạnh lùng. Bổ sung cho cái vắng lặng của “đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều, và bến
cô liêu, gió đìu hiu, cành củi lạc” ở những khổ thơ trên.
. Không một chuyến đò, không một cây cầu: Thi nhân thèm khát sự sống, thèm khát kẻ tri
âm vì không có bóng dáng của con người, không có sự sống. Đó chính là thái độ phủ nhận
triệt để thực tại  Nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn trước cuộc đời. Đây là tâm trạng chung
của một lớp người, một thế hệ đã qua, nỗi buồn không tìm ra lối thoát.
- Từ láy “Lặng lẽ” ở câu thơ cuối khổ lại lần nữa khẳng định chỉ có thiên nhiên với thiên
nhiên, xa vắng, hoang vu.
Từ mênh mông, hàng nối hàng, lặng lẽ, dạt, không một chuyến đò, không cầu … quạnh hiu
đến khủng khiếp, một thế giới thiếu sự gắn kết.Mọi vật vẫn có nhưng không vật nào có ý
tìm đến nhau, cần đến nhau.Rõ ràng nỗi buồn trước cảnh vật của nhà thơ luôn song hành
và gắn chặt với nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn quê hương đất nước được thể hiện kín đáo.

Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại được thể hiện đặc sắc ở khổ thơ cuối:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.



Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Đây là khổ thơ kết đặc sắc, hài hòa cổ điển và hiện đại. Thi nhân mượn một số cách
diễn đạt của thơ
Đường mà vẫn giữ được những nét riêng biệt của thơ mới và vẫn thể hiện khá rõ nét độc
đáo của hồn thơ
Huy Cận.
- Thiên nhiên tuy buồn nhưng thật tráng lệ. Hình ảnh “Lớp lớp mây cao đùn núi
bạc”thiên nhiên hoành tráng, hùng vĩ, mùa thu với những đám mây trắng đùn lên trùng
điệp ở phía chân trời. Ánh dương phản chiếu vào những đám mây đó, phản chiếu lấp lánh
như những núi bạc. Hình ảnh “mây cao đùn núi bạc” lấy ý thơ của người xưa (Đỗ Phủ)
càng tạo ấn tượng về sự hùng vĩ của thiên nhiên.
- Bút pháp chấm phá với mây cao đùn núi bạc thành lớp lớp đã khiến người đọc tưởng
tượng ra những núi mây trắng được ánh nắng chiếu vào như dát bạc. Hình ảnh mang nét
đẹp cổ điển thật trữ tình và lại càng thi vị hơn khi nó được khơi nguồn cảm hứng từ một
tứ thơ Đường
- Trước cảnh sống nước, mây trời bao la hùng vĩ ấy, bỗng hiện lên một cánh chim bé nhỏ,
nó chỉ cần nghiêng cánh là bóng chiều sa xuống. Cánh chim nhỏ nghiêng nghiêng bay về tổ
như đang chỉ sức nặng của bóng chiều đè xuống. Bóng chiều mông lung bỗng có hình khối,
cánh chim bay đi đâu cho thoát khỏi cái bóng chiều đang đè nặng xuống cánh mình.
. Hình ảnh cánh chim lẻ loi, cô độc bay nghiêng trong ánh hoàng hôn đã trở thành tín hi ệu
thẩm mĩ trong thơ cổ điển. Hai câu thơ đẹp trong hình ảnh, linh hoạt trong nhịp bước thời
gian. Trời ngã hoàng hôn, bóng chiều buông xuống vội vàng.
- Sự đối lập giữa cánh chim đơn độc, nhỏ bé vớivũ trụ bao la, hùng vĩ đã khắc sâu h ơn
hình ảnh cánh chim đơn lẻ trong buổi chiều tà thường dễ gợi nỗi buồn xa vắng. Phải
chăng, chính sự đối lập này đã làm cho cảnh thiên nhiên rộng hơn, thoáng hơn, hùng vĩ
hơn và đặc biệt là cũng buồn hơn.
- “Lòng quê”: Chỉ hương tâm, nỗi nhớ quê hương.
-“Dợn dợn” – Từ láy, gợn lên, xao động, dâng lên, hạ xuống liên tục, nhiều lần (Hô ứng với
“sóng gợn” – “điệp điệp” ở đầu bài).

Nỗi nhớ quê hương cứ dâng lên, không mạnh mẽ nhưng không ngớt, không nguôi, thấm
thía khi hoàng hôn xuống dần giữa cảnh trời rộng sông dài.
- Lòng yêu quê hương gợi lên từ mây trắng, cánh chim chiều, mạnh hơn là từ con nước. Nhà
thơ kết thúc bài thơ bằng câu thơ chịu ảnh hưởng cũa thơ Thôi Hiệu, dựa thơ Đường nói ý
mình: “Không khói … nhớ nhà” nỗi nhớ da diết, thiết tha. Câu thơ tràn ngập tâm trạng của
tác giả. Nỗi nhớ luôn luôn thường trực trong tâm hồn nhà thơ.
Tâm trạng hiện đại ấy là tứ thơ cổ điển được gợi lên từ hai nhà thơ nhưng khác với Thôi
Hiệu là trên sông của Huy Cận không có khói, sóng mà vẫn rất buồn, vẫn rất nh ớ nhà.


. Cái buồn của Thôi Hiệu là cái buồn không thể hoà nhập giữa cái tôi và vũ trụ để thoát
tục lên tiên.
. Còn Huy Cận là nỗi buồn đau của cái tôi luôn đối diện với chính nỗi cô đơn c ủa lòng
mình.Thế mới biết tấm lòng yêu quê hương thắm thiết đến nhường nào của nhà thơ.
Từ nỗi buồn toát lên ở bức tranh sông nước, thi nhân đã gửi gắm tình cảm yêu nước m ột
cách kín đáo, biểu hiện tình đời, tình người man mác không nguôi.

Ngoài ra bài thơ “Tràng Giang” mang vẻ đẹp cổ điển và hiện đại thể hiện ở thể
loại thơ và bút pháp mà tác giả sử dụng. Thể lo ại thơ ở đây là th ơ 7 ch ữ v ới l ối
ngắt nhịp đăng đối nhuần nhuyễn. Song, “Tràng Giang” cũng r ất mới qua nh ững t ừ
ngữ giãi bày cảm xúc cá nhân.
“Cả bài thơ mang nét đẹp cổ điển, vừa mang nét hiện đại, vẻ đẹp cổ điển dược thể hiện
qua lối thơ bảy chữ mang đậm phong vị Đường thi, qua cách dùng từ láy nguyên, qua việc
sử dụng các thi liệu cổ điển quen thuộc như mây, sông, cánh chim, và trên hết là cách v ận
dụng các tứ thơ cổ điển, gợi cho bài thơ không khí cổ kính, trầm mặc của th ơ Đường.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×