Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tìm hiểu về nền tảng Arduino và xây dựng bộ báo cháy tự động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
KHOA CÔNG NGHỆ TỰ ĐỘNG HÓA
--------

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
ĐỀ TÀI :

“Tìm hiểu về nền tảng Arduino và xây dựng bộ báo cháy tự động”

Ngày …Tháng …Năm 2020

NGUYỄN MINH TUẤN - CNTĐH K15A 1


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH................................................................................................4
LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................................................5
Chương 1..........................................................................................................................6
TÌM HIỂU VỀ LẬP TRÌNH ARDUINO........................................................................6
1.1.Lịch sử hình thành nền tảng Arduino....................................................................6
1.2.Giới thiệu môi trường lập trình Arduino - Arduino IDE.....................................8
1.3.Cấu trúc của một chương trình Arduino IDE.....................................................11
Chương 2........................................................................................................................12
TÌM HIỂU VỀ CÁC THIẾT BỊ PHẦN CỨNG........................................................12
2.1.Vi điều khiển Atmega328......................................................................................12
2.2.IC chuyển đổi USB sang UART CH340G............................................................13
2.3.Còi báo...................................................................................................................13
2.4.Cảm biến phát hiện khói MQ2.............................................................................14
2.5.Cảm biến phát hiện lửa.........................................................................................15
Chương 3........................................................................................................................16
THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO BỘ BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG..........................................16


3.1.Sơ đồ khối............................................................................................................... 16
3.2.Nguyên lý hoạt động và mạch in..........................................................................18
3.3.Code-chương trình................................................................................................18
3.4.Giao diện tương tác người dùng HMI..................................................................20
3.5.Vận hành thiết bị...................................................................................................21
Chương 4........................................................................................................................22
KẾT LUẬN..................................................................................................................22
NGUYỄN MINH TUẤN - CNTĐH K15A 2


4.1. Những điều đã thực hiện trong đề tài.................................................................22
4.2. Hướng phát triển tiếp theo...................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................23
PHỤ LỤC........................................................................................................................ 24

NGUYỄN MINH TUẤN - CNTĐH K15A 3


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Arduino Uno.......................................................................................................7
Hình 1.2: Arduino mega 2560............................................................................................7
Hình 1.3: Arduino Due.......................................................................................................7
Hình 1.4: Phần mềm Arduino IDE.....................................................................................8
Hình 1.5: Menu File...........................................................................................................9
Hình 1.6: Menu Tools......................................................................................................10
Hình 1.7: Chọn cổng Serial Port......................................................................................10
Hình 1.8: Một chương trình Arduino cơ bản....................................................................11
Hình 2.1: Sơ đồ chức năng các chân của Atmega328.......................................................12
Hình 2.2: Chip CH340G..................................................................................................13

Hình 2.3: Còi báo.............................................................................................................13
Hình 2.4: Cảm biến MQ2.................................................................................................14
Hình 2.5: Cảnh biến phát hiện lửa....................................................................................15
Hình 3.1: Sơ đồ khối của hệ thống...................................................................................16
Hình 3.2: Cáp USB type B...............................................................................................16
Hình 3.3: Sơ đồ nguyên lý khối điều khiển......................................................................17
Hình 3.4: Sơ đồ nguyên lý khối giao tiếp với máy tính và cấp nguồn..............................17
Hình 3.5: Sơ đồ nguyên lý khối cảm biến và còi cảnh báo...............................................17
Hình 3.6: Hình 3D mạch in pcb.......................................................................................18
Hình 3.7: Chương trình của thiết bị..................................................................................19
Hình 3.8: Giao diện HMI.................................................................................................20
Hình 3.9: Cắm module cảm biến vào header....................................................................21
Hình 3.10: Thông số hoạt động của thiết bị......................................................................21

NGUYỄN MINH TUẤN - CNTĐH K15A 4


LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay khi khoa học công nghệ phát triển một cách mạnh mẽ, việc ứng dụng
cho các hệ thống nhúng ngày càng trở nên phổ biến vào đời sống, từ những ứng dụng đơn
giản như : điều khiển LED, bật tắt các thiết bị điện tử… đến những ứng dụng cho xã hội
như: điều khiển đèn giao thông, hệ thống thang máy, cửa tự động… cho đến những ứng
dụng lớn như điều khiển robot, tên lửa…
Với những kiến thức đã được học và tìm hiểu từ trường học và cuộc sống hiện tại,
em cũng muốn góp phần phát triển xã hội bằng cách học hỏi và đưa ra những sản phẩm
có ích cho cuộc sống. Đề tài “Tìm hiểu về nền tảng Arduino và xây dựng bộ báo cháy
tự động” là một ví dụ nhỏ về một thiết bị hữu ích trong gia đình.
Nội dung để tài gồm 3 chương:
-


Chương 1: Tìm hiểu về lập trình Arduino

-

Chương 2: Tìm hiểu về các thiết bị phần cứng

-

Chương 3: Thiết kế và chế tạo bộ báo cháy tự động
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, em đã được sự giúp đỡ của các thầy trong

Khoa Công nghệ Tự động hóa, và đặc biệt là thầy ThS. Vũ Thành Vinh.
Em xin chân thành cám ơn!

NGUYỄN MINH TUẤN - CNTĐH K15A 5


Chương 1
TÌM HIỂU VỀ LẬP TRÌNH ARDUINO
1.1.Lịch sử hình thành nền tảng Arduino
Arduino được khởi động vào năm 2005 như là một dự án dành cho sinh viên trại
Interaction Design Institude Ivera (Viện thiết kế tương tác Ivrea) tại Ivrea, Italya. Cái tên
“Arduino” đến từ một quán bar tại đó, nơi mà các nhà sáng lập của dự án này thường
xuyên gặp mặt.
Các thiết bị dựa trên nền tảng Arduino được lập trình bằng ngôn ngữ riêng. Ngôn
ngữ này được dựa trên ngôn ngữ Wiring được viết cho phần cứng nói chung trên một vài
môi trường phát triển tích hợp (IDE) chạy trên các máy tính cá nhân. Và Wiring lại là
một biến thể của C/C++.
Sau khi nền tảng Wiring hoàn thành, các nhà nghiên cứu đã làm việc với nhau để
giúp nó nhẹ hơn, rẻ hơn và khả dụng đối với cộng đồng mã nguồn mở, một trong số các

nhà nghiên cứu là David Cuarlielles đã phổ biến ý tưởng này.
Những nhà thiết kế của Arduino cố gắng mang đến một phương thức dễ dàng,
không tốn kém cho những người yêu thích, sinh viên và giới chuyên nghiệp để tạo ra
những thiết bị có khả năng tương tác với môi trường thông qua các cảm biến và các cơ
cấu chấp hành.
Thông tin thiết kế phần cứng được cung cấp công khai để những ai muốn tự làm
một mạch Arduino bằng tay có thể tự mình thực hiện được (mã nguồn mở). Người ta ước
tính khoảng giữ năm 2011 có trên 300.000 mạch Arduino chính thức đã được thương mai
hóa, và vào năm 2013 có khoảng 700.00 mạch đã đến tay người tiêu dùng.

NGUYỄN MINH TUẤN - CNTĐH K15A 6


Phần cứng Arduino gốc được sản xuất bởi công ty Italy tên làm Smart Projects.
Một vài board dẫn xuất từ Arduino cũng được thiết kế bởi công ty của Mỹ tên là
SparkFun Electronics. Nhiều phiên bản của Arduino cũng đã được sản xuất phù hợp cho
nhiều mục đích sử dụng:

Hình 1.1: Arduino Uno

Hình 1.2: Arduino mega 2560

Hình 1.3: Arduino Due

NGUYỄN MINH TUẤN - CNTĐH K15A 7


1.2.Giới thiệu môi trường lập trình Arduino - Arduino IDE
Giao diện của phần mềm Arudino IDE có nhiều phần, tuy nhiên chúng ta cần chú
ý đến những phần quan trọng như được nên trong hình dưới dây.


Hình 1.4: Phần mềm Arduino IDE
Chức năng của từng phần như sau:

Nút kiểm tra chương trình: Dùng để kiểm tra xem chương trình viết có lỗi
hay không. Nếu chương trình bị lỗi thì phần mềm Arduino IDE sẽ hiện thị thông tin lỗi ở
vùng thông báo thông tin.

Nút nạp chương trình xuống board Arduino: Dùng để nạp chương trình
được viết xuống dưới mạch Arduino. Trong quá trình nạp, chương tình sẽ được kiểm tra
lỗi trước sau đó mới thực hiện nạp xuống Arduino.

Hiển thị màn hình giao tiếp máy tính: Khi nhấp vào biểu tượng cái kính lúp
thì phần giao tiếp với máy tính sẽ được mở ra. Phần này sẽ hiển thị các thông số mà
người dùng muốn đưa lên màn hình. Muốn đưa lên màn hình phải có lệnh Serial.print()
mới có thể đưa thông số cần hiển thị lên màn hình.

Vùng lập trình: Vùng này để người lập trình thực hiện việc lập trình cho
chương trình của mình.

Vùng thông báo thông tin: Có chức năng thông báo các thông tin lỗi của
chương trình hoặc các vấn đề liên quan đến chương trình được lập.

Sử dụng một số menu thông dụng trên phần mềm Arduino IDE:
NGUYỄN MINH TUẤN - CNTĐH K15A 8


Có vài menu trong phần mềm IDE, tuy nhiên thông dụng nhất vẫn là menu File,
ngoài những tính năng như mở một file mới hay lưu một file, phần menu này có một mục
đáng chú ý là Example. Phần Example (ví dụ) đưa ra các ví dụ sẵn để người lập trình có

thể tham khảo, giảm bớt thời gian lập trình. Hình bên dưới thể hiện việc chọn một ví dụ
cho led chớp tắt (blink) để nạp cho mạch Arduino. Ví dụ về led chớp tắt này thường được
dùng để kiểm tra board khi mới mua về.

Hình 1.5: Menu File
Một menu thường được sử dụng khác là Menu Tools. Khi mới bắt đầu kết nối bo
Arduino với máy tính thì ta Click vào Tools -> Board để chọn loại board sử dụng. Phần
mềm chọn sẵn kiểu board là Arduino Uno, nếu người dùng sử dụng kiểu board khác thì
chọn kiểu board đang dùng.

NGUYỄN MINH TUẤN - CNTĐH K15A 9


Hình 1.6: Menu Tools
Bên cạnh việc chọn board thì một phần quan trọng nữa là chọn cổng COM. Hình
bên dưới minh họa cho việc chọn cổng COM. Khi lần đầu gắn mạch Arduino vào máy
tính, người dùng cần nhấn chọn cổng COM bằng cách vào Tools ->Serial Port sau đó
nhấn chọn cổng COM, ví dụ như COM 5. Những lầm sau kh đưa chính board Arudino đó
vào máy tính thì không cần chọn cổng COM, nếu đưa board khác vào thì phải chọn lại
cổng COM.

Hình 1.7: Chọn cổng Serial Port

NGUYỄN MINH TUẤN - CNTĐH K15A 10


1.3. Cấu trúc của một chương trình Arduino IDE
Phần này sẽ đưa ra cấu trúc của một chương trình trong Arduino IDE. Hai hàm bắt
buộc phải có là hàm setup() và loop().
Các lệnh trong hàm setup() sẽ được chạy khi chương trình khởi động. Ở hàm này

ta có thể sử dụng nó để khai báo giá trị của biến, thiết lập các thông số.
Sau khi hàm setup() chạy xong, những lệnh trong hàm loop() sẽ được chạy. Các
lệnh trong hàm này sẽ lặp lại vô hạn.
Bất cứ khi nào ta nhấn nút Reset , chương trình sẽ trở về trạng thái như khi
Arduino mới được cấp nguồn.

Hình 1.8: Một chương trình Arduino cơ bản

NGUYỄN MINH TUẤN - CNTĐH K15A 11


Chương 2
TÌM HIỂU VỀ CÁC THIẾT BỊ PHẦN CỨNG
2.1.Vi điều khiển Atmega328
Vi điều khiển được sử dụng cho ứng dụng này là Atmega328 .

Hình 2.9: Sơ đồ chức năng các chân của Atmega328
Atmega328 là một chíp vi điều khiển được sản xuất bảng hãng Atmel thuộc họ
MegaAVR. Nó là một vi điều khiển 8 bit dựa trên kiến trúc RISC bộ nhớ chương trình
32kb ISP flash có thể ghi xóa hàng nghìn lần, 1kb EEPROM, 1 bộ nhớ RAM vô cùng lớn
trong thế giới vi xử lý 8 bit (2kb SRAM).
Với 23 chân có thể sử dụng cho các kết nối vào hoặc ra I/O, 32 thanh ghi, 3 bộ
timer/counter có thể lập trình, có các ngắt nội và ngoại, giao thức truyền thông nối tiếp
USART, SPI, I2C. Ngoài ra có thể sử dụng bộ biến đổi tương tự ADC 10 bít mở rộng tới
8 kênh, …

NGUYỄN MINH TUẤN - CNTĐH K15A 12


2.2. IC chuyển đổi USB sang UART CH340G

IC CH340G là một chip chuyển đổi bus USB và nó có thể nhận ra chuyển đổi
USB sang truyền thông nối tiếp, chuyển USB sang IrDA hồng ngoại hoặc chuyển USB
sang giao tiếp máy in.
Trong chế độ truyền thông nối tiếp, CH340G cung cấp tín hiệu liên lạch MODEM
chung, được sử dụng để khuếch đại giao tiếp nối tiếp bất đồng bộ của máy tính hoặc nâng
cấp trực tiếp thiết bị nối tiếp lên bus USB.

Hình 2.10: Chip CH340G

2.3.Còi báo
Còi được sử dụng để cảnh báo người dùng khi mà cảm biến phát hiện khói hoặc
lửa ở trong môi trường. Còi sử dụng nguồn 5Vdc.

Hình 2.11: Còi báo

NGUYỄN MINH TUẤN - CNTĐH K15A 13


2.4.Cảm biến phát hiện khói MQ2
MQ2 là cảm biến khí để phát hiện các khí có thể gây cháy. Nó được cấu tạo từ
chất bán dẫn SnO2. Chất này có độ nhạy cảm thấp với không khí sạch, nhưng khí trong
môi trường có chất gây chấy, độ dẫn của nó thay đổi ngay. Chính nhờ đặc điểm này người
ta thêm vào mạch đơn giản để biến đổi độ nhạy này sang điện áp.
Khi môi trường sạch điện áp đầu ra của cảm biến thấp, giá trị điện áp đầu ra càng
tăng khi nồng độ cháy xung quanh MQ2 càng cao.
MQ2 hoạt động rất tốt trong môi trường khí hóa lỏng LPG, H2 và các khí dễ gây
cháy khác. Nó được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và dân dụng do mạch đơn giản,
chi phí thấp
Trên thị trường có nhiều loại module cảm biến khí gas tích hợp sẵn có cách sử
dụng đơn giản và hiệu quả. Trong module có sử dụng cảm biến khí gas MQ2. Khi phát

hiện khí gas rò rỉ module sẽ xuất tín hiệu ở 2 dạng là DOUT_ dạng số và AOUT_dạng
tương tự. Người sử dụng có thể tùy vào mục đích sử dụng để lựa chọn tín hiệu phù hợp.

Hình 2.12: Cảm biến MQ2
Tổng quan về module:


Aout: Điện áp ra tương tự. Có giá trị trong khoảng từ 0.3->4.5V, phụ thuộc

vào nồng độ khí xung quanh cảm biến.

Dout : Điện áp ra số, có giá trị 0 hoặc 1 phụ thộc vào điện áp tham chiếu và
nồng độ khí đo được.
NGUYỄN MINH TUẤN - CNTĐH K15A 14


Ưu điểm:
Việc có chân ra số Dout thuận tiện để mắc các ứng dụng đơn giản, không cần đến
vi điều khiển. Khi đó ta chỉ cần chỉnh biến trở tới giá trị nồng độ ta muốn cảnh báo. Khi
nông độ MQ2 đo được thấp hơn mức cho phép thì Dout =1, đèn led tắt. Khi nồng độ đo
được lớn hơn nồng độ cho phép, Dout = 0, đèn led sáng.
Nhược điểm:
Một điều khó khăn khi làm việc với MQ2 là ta khó có thể quy từ điện áp Aout ra
giá trị nồng độ ppm.

2.5.Cảm biến phát hiện lửa
Mọi vật có nhiệt độ lớn hơn 0°K đều phát ra tia hồng ngoại ở những bước sóng
khác nhau, ví dụ như hông ngoại ở trên remote điều khiển có bước sóng từ 0.75-1.4µm và
ngọn lửa thường là ở dải 760-1100nm. Cho nên ta sẽ dùng một led thu tín hiệu hồng
ngoại để bắt tín hiệu hồng ngoại mà ngọn lửa phát ra.



Nguyên lý hoạt động:

Khi modue hoạt động các chân tin hiệu sẽ báo tín hiệu về thiết bị điều khiển. Lúc
đó tín hiệu chân Dout:



Tín hiệu mức 1: Không có lửa
Tín hiệu mức 0: Có lửa

Hình 2.13: Cảnh biến phát hiện lửa

NGUYỄN MINH TUẤN - CNTĐH K15A 15


Chương 3
THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO BỘ BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG
3.1.Sơ đồ khối

Hình 3.14: Sơ đồ khối của hệ thống


Nguồn cấp cho các thiết bị trong đồ án này được lấy từ nguồn máy tính

thông qua cáp USB.

Hình 3.15: Cáp USB type B



Khối xử lý (Atmega328, CH340G…) xử lý tín hiệu nhận được từ cảm biến

phát hiện khói và cảm biến phát hiện lửa, sau đó truyền dữ liệu lên phần mềm trên máy
tính.
NGUYỄN MINH TUẤN - CNTĐH K15A 16


Hình 3.16: Sơ đồ nguyên lý khối điều khiển.

Hình 3.17: Sơ đồ nguyên lý khối giao tiếp với máy tính và cấp nguồn


Khối cảm biến bao gồm cảm biến phát hiện khói và cảm biến phát hiện lửa.

Khi xuất hiện khói hoặc lửa trong môi trường thì còi xe kêu lên để cho người dùng biết.

Hình 3.18: Sơ đồ nguyên lý khối cảm biến và còi cảnh báo

NGUYỄN MINH TUẤN - CNTĐH K15A 17


3.2. Nguyên lý hoạt động và mạch in


Nguyên lý hoạt động của thiết bị

Khi được cấp nguồn mạch sẽ hoạt động theo chương trình được thiết lập trên vi
điều khiển. Chu trình hoạt động của mô hình hệ thống này được bắt đầu từ sự thu nhận
tín hiệu của các cảm biến. Các tín hiệu được trung tâm xử lý và truyền tải lên phần mềm

máy tính để người dùng biết được các thông số môi trường, nếu phát hiện khói hay lửa
thì còi kêu để mọi người tìm cách khắc phục.


Mạch in pcb

Mạch in có thể được thiết kế từ các phần mềm vẽ mạch chuyên dụng như OrCad,
Altium,… Đối với đồ án này thì mạch in được vẽ bằng Altium.

Hình 3.19: Hình 3D mạch in pcb

3.3.Code-chương trình điều khiển thiết bị
Với môi trường lập trình đơn giản, dễ sử dụng, ngôn ngữ dể hiểu và dựa trên nền
tảng C/C++ rất quen thuộc với người làm kỹ thuật thì Adruino IDE là một lựa chọn thích
hợp.

NGUYỄN MINH TUẤN - CNTĐH K15A 18


Hình 3.20: Chương trình của thiết bị.
Chương trình của thiết bị được chia thành 3 phần:


Phần 1: từ dòng 1 -> dòng 4: phần này có nhiệm vụ là khai báo các chân kết

nối của cảm biến với vi điều khiển.

Phần 2: hàm void setup(): có nhiệm vụ là : khởi tạo serial để kết nối với
máy tính và định nghĩa các chân vào ra.


Phần 3: hàm void loop(): ta đọc giá trị analog của cảm biến phát hiện khói
MQ2 và đọc giá trị digital của cảm biến phát hiện lửa rồi in lên máy tính và đưa ra cảnh
báo nếu có.

NGUYỄN MINH TUẤN - CNTĐH K15A 19


3.4. Giao diện tương tác người dùng HMI

Hình 3.21: Giao diện HMI
Giao diện HMI được viết bằng ngôn ngữ C# trên Visual Studio 2013 gồm 2 phần:


Phần 1: Cài đặt các thông số cho việc truyền nhận giữa máy tính và vi điều



Phần 2: Dữ liệu đo được sẽ hiển thị 2s/lần lên màn hình và có thể lưu dữ

khiển.
liệu dưới dạng file Excel

NGUYỄN MINH TUẤN - CNTĐH K15A 20


3.5. Vận hành thiết bị


B1: Cắm các module cảm biến phát hiện lửa và phát hiện khói lên các


header tương ứng.

Hình 3.22: Cắm module cảm biến vào header.



B2: Cấp nguồn cho mạch thông qua dây cáp USB type B.
B3: Kết nối giao diện HMI với bo mạch thông qua cổng USB. Khi mà phát

hiện ra lửa hoặc khói thì dòng chữ đo thông số sẽ hiển thị màu đỏ để cảnh báo người
dùng và còi sẽ kêu lên.

Hình 3.23: Thông số hoạt động của thiết bị

NGUYỄN MINH TUẤN - CNTĐH K15A 21


Chương 4
KẾT LUẬN
Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu đề tài này, đến nay thiết bị báo cháy tự
động đã được thiết kế, chế tạo thành công.

4.1. Những điều đã thực hiện trong đề tài
 Tìm hiểu và biết được cách thức hoạt động của nền tảng Arduino.
 Tìm hiểu được nguyên lý hoạt động của cảm biến phát hiện khói và cảm
biến phát hiện lửa.
 Tìm hiểu và biết được thêm ngôn ngữ lập trình C# để viết giao diện theo
dõi thông số của thiết bị
 Thiết kế và chế tạo thiết bị báo cháy tự động.


4.2. Hướng phát triển tiếp theo
 Nghiên cứu chế tạo sản phẩm có thể phát hiện nhiều khí có thể gây nguy
hại đến con người và mội trường.
 Tích hợp thiết bị và hệ thống nhà tự động, smarthome để nâng cao chất
lượng và đảm bảo an toàn cho người dùng.
Do thời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên không thể tránh được thiếu sót khi thực
hiện đề tài. Rất mong nhận được những đánh giá, góp ý quý báo của quý thầy cô và các
bạn.

NGUYỄN MINH TUẤN - CNTĐH K15A 22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />%20sensor.pdf
2. />3. />
NGUYỄN MINH TUẤN - CNTĐH K15A 23


PHỤ LỤC
1.

Code chương trình nạp vào vi điều khiển

#define buzzer 2
// Định nghĩa chân điều khiển Còi
int smoke_sensor = A3;
// Định nghĩa chân analog để đọc dữ liệu từ cảm biến khói
#define flame_sensor 11 // Định nghĩa chân đoc tín hiệu digital của cảm biến lửa
int flame_detected;
void setup()

{
Serial.begin(115200); // khởi tạo serial và baudeatr là 115200
pinMode(buzzer,OUTPUT); // định nghĩa còi là đầu ra
pinMode(flame_sensor,INPUT); // định nghĩa chân Dout của cảm biến lửa là đầu vào
}
void loop()
{
while(Serial.available())
{
char inChar = (char)Serial.read();
if(inChar=='s')
{
while(1)
{
if(Serial.available())
{
inChar = (char)Serial.read();}
if(inChar=='d')
{
break;}
int adc_value = analogRead(smoke_sensor); // đọc tín hiệu analog từ chân A3
Serial.print(adc_value);
// in dữ liệu lên phần mềm máy tính
Serial.print("\r");
flame_detected = digitalRead(flame_sensor); // đọc giá trị của cảm biến lửa
Serial.print(flame_detected);
//in dữ liệu lên phần mềm máy tính
Serial.print("\n");
delay(2000);
if(adc_value>200||flame_detected==0)

// nếu có khói hoặc lửa
{
digitalWrite(buzzer,HIGH); // còi kêu
delay(3000);
digitalWrite(buzzer,LOW);
}
else // không có khói hoặc lửa
{
digitalWrite(buzzer,LOW); // còi tắt
}
}
}
}
}

NGUYỄN MINH TUẤN - CNTĐH K15A 24



×