Tải bản đầy đủ (.doc) (379 trang)

địa 9 2019 2020 kì 2 sau covid 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 379 trang )

Ngày dạy:……/…./2020 tại lớp 9A
:……/…./2020 tại lớp 9B
Tiết 36 - Bài 31
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
1. Mục tiêu:
a) Về kiến thức:
- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với
việc phát triển kinh tế- xã hội.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và
những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với phát triển kinh tế- xã hội.
- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội của vùng và tác động của chúng
đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của vùng.
- THMT: Biết vùng Đông Nam Bộ có nhiều tiềm năng tự nhiên như đất
badan, tài nguyên biển.
- Biết nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày
càng tăng, việc BVMT trên đất liền và biển là nhiệm vụ quan trọng của vùng.
b) Về kĩ năng:
- Xác định được trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng.
- Phân tích các bản đồ, lược đồ địa lí tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ để
biết đặc điểm tự nhiên của vùng.
- THMT: Sử dụng bản đồ tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ để phân tích
tiềm năng tự nhiên của vùng.
c) Về thái độ:
- Có định hướng nghề nghiệp sau này.
- THMT: Có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.
* Năng lực phát triển:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sử dụng
ngôn ngữ, tư duy, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, số liệu thống kê.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a) Chuẩn bị của giáo viên:


- Bản đồ vùng Đông Nam Bộ - địa lí tự nhiên.
- Át lát địa lí Việt Nam
b) Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc và chuẩn bị trước bài.
- Át lát địa lí Việt Nam
3. Tiến trình bài dạy:
a) Kiểm tra:
* Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A....../......; Lớp 9B....../......;
* Kiểm tra bài cũ: Không
b) Dạy nội dung bài mới:

1


Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: HS biết vị trí sân bay Tân Sơn Nhất, qua đó giúp học sinh tiếp nhận
kiến thức và kĩ năng mới từ bài học.
HS hoạt động cá nhân
GV: Trung bình mỗi năm sân bay
quốc tế Tân Sơn Nhất đón khoảng
13,5 triệu lượt khách/năm.
? Hãy cho biết sân bay này nằm ở
tỉnh/ thành phố nào của nước ta?
(Quận Tân Bình- TP Hồ Chí Minh)
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, dẫn dắt vào bài
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HS hoạt động cá nhân. Dựa thông * Quy mô:

tin SGK cho biết:
- Gồm 6 tỉnh thành phố
? Quy mô của vùng và tỉ trọng diện - Diện tích: 23.550 km2
tích, dân số so với cả nước?
- Dân số: 10,9 triệu (năm 2002) chiếm
HS: Trả lời
13%. Năm 2020 là 17.828.907 người với
mật độ dân số bình quân 706 người/km²,
chiếm 18.5% dân số cả nước
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
Hoạt động 1. Tìm hiểu vị trí địa lí và
giới hạn lãnh thổ:
Mục tiêu:
- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh
thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với
việc phát triển kinh tế xã hội.
- Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí,
giới hạn của vùng.
- Phát triển năng lực tự học; năng lực
giải quyết vấn đề; năng lực sử dụng
ngôn ngữ; năng lực tư duy tổng hợp
theo lãnh thổ; năng lực sử dụng bản
đồ.
HS hoạt động cặp đôi
GV: Treo bản đồ tự nhiên vùng Đông
Nam Bộ, kết hợp quan sát hình 31.1.
- Vị trí tiếp giáp vùng Tây Nguyên, DH
Chiếu phụ lục 1, yêu cầu HS thực hiện Nam Trung Bộ, ĐB Sông Cửu Long,
các nhiệm vụ, a, b, c.
Cam- pu- chia.

HS: Thảo luận, trả lời
- Lãnh thổ gồm 6 tỉnh thành
GV: Đánh giá, chuẩn kiến thức
- Vùng có nhiều thuận lợi cho phát triển
kinh tế, giao lưu với các vùng xung
quanh và với quốc tế.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên
2


thiên nhiên
Hoạt động 2. Tìm hiểu điều kiện tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Mục tiêu:
- Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên của vùng; những
thuận lợi và khó khăn của chúng đối
với phát triển kinh tế xã hội.
- THMT: Biết vùng ĐNB giàu tài
nguyên như đất badan, tài nguyên
biển; Biết nguy cơ ô nhiễm môi
trường do chất thải công nghiệp và đô
thị ngày càng tăng, việc bảo vệ môi
trường trên đất liền và biển là nhiệm
vụ quan trọng của vùng.
- Phân tích bản đồ, lược đồ địa lí tự
nhiên của vùng Đông Nam Bộ hoặc át
lát để biết đặc điểm tự nhiên của
vùng ĐNB.
- THMT: Dựa vào bản đồ để phân tích

tiềm năng tự nhiên cảu vùng.
- Yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường
- Phát triển năng lực tự học; năng lực
giải quyết vấn đề; năng lực tự quản
lý; năng lực giao tiếp; năng lực hợp
tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng
lực tính toán; năng lực tư duy tổng
hợp theo lãnh thổ; năng lực sử dụng
bản đồ; năng lực sử dụng số liệu
thống kê.
HS hoạt động nhóm
GV: Chia lớp thành 3 nhóm, giao
nhiệm vụ cho các nhóm:
Nhóm 1+2: Dựa vào bảng 31.1 và
H31.1 Nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm
năng kinh tế trên đất liền của vùng
Đông Nam Bộ?
Nhóm 3+4: Vùng biển Đông Nam Bộ
có thế mạnh gì? Tại sao?
HS: Đại diện nhóm trình bày
GV: Dưới dạng sơ đồ GV tóm tắt lên
bảng
(Phụ lục 2)
? Hãy xác định các sông Đồng Nai,
sông Sài Gòn, sông Bé trên bản đồ?
3


HS: Xác định trên bản đồ
* Tích hợp giảo dục bảo vệ môi

trường:
? Vì sao phải bảo vệ và phát triển
rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm
nước của các dòng sông ở Đông Nam
Bộ?
(Phải bảo vệ và phát triển rừng đầu
nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các
dòng sông ở Đông Nam Bộ, vì:
- Trên quan điểm phát triển bền vững,
thì đất, rừng và nước là những điều
kiện qua trọng hàng đầu.
- Lưu vực sông Đồng Nai hầu như phủ
kín lãnh thổ Đông Nam Bộ. Do đất
trồng cây công nghiệp chiếm tỉ lệ lớn,
đất rừng không còn nhiều nên nguồn
sinh thuỷ bị hạn chế. Như vậy, việc
bảo vệ đất rừng đầu nguồn làm nguồn
sinh thuỷ là rất quan trọng.
- Phần hạ lưu sông, do đô thị hoá và
công nghiệp phát triển mạnh mà nguy
cơ ô nhiễm nước cuối nguồn các dòng
sông ngày càng mạnh mẽ. Từ đó suy
ra phải hạn chế ô nhiễm các dòng
sông ở Đông Nam Bộ)
? Hãy phân tích những khó khăn của
vùng Đông Nam Bộ trong việc phát
triển kinh tế - xã hội?
(Khoáng sản ít, rừng ít, ô nhiễm môi
trường đất, nước, biển rất lớn...)
GV: Nêu nhận xét, chuẩn kiến thức.

* Đặc điểm: độ cao địa hình giảm dần từ
tây bắc xuống đông nam, giàu tài
nguyên.
* Thuận lợi: Nhiều tài nguyên để phát
triển kinh tế: đất badan, khí hậu cận xích
đạo, biển nhiều hải sản, nhiều dầu khí ở
thềm lục địa.
GV: Mở rộng, tổng quan đất tự nhiên * Khó khăn: trên đất liền ít khoáng sản,
Đông Nam Bộ có 2354,5 nghìn ha; có nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải
khoảng 60,7% đang sử dụng sản xuất công nghiệp và đô thị ngày càng tăng.
nông nghiệp, 20,8% đất lâm nghiệp,
8,5% đất chuyên dụng, 2,0% đất thổ
cư... Đây là vùng có mức độ sử dụng
đất cao so với các vùng khác.
III. Đặc điểm dân cư xã hội:
4


Hoạt động 3. Đặc điểm dân cư xã
hội
Mục tiêu:
- Trình bày đặc điểm dân cư xã hội
của vùng và tác động của chúng tới
sự phát triển kinh tế xã hội.
- Phân tích bản đồ, lược đồ địa lí tự
nhiên của vùng Đông Nam Bộ hoặc át
lát để biết đặc điểm tự nhiên, dân cư
của vùng Đông Nam Bộ.
- Phân tích bảng số liệu thống kê để
biết đặc điểm dân cư xã hội của vùng.

- Phát triển năng lực tự học; năng lực
giải quyết vấn đề; năng lực tự quản
lý; năng lực giao tiếp; năng lực hợp
tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng
lực tính toán; năng lực tư duy tổng
hợp theo lãnh thổ; năng lực sử dụng
bản đồ; năng lực sử dụng số liệu
thống kê.
HS hoạt động cá nhân
GV: Cho HS đọc bảng 31.2
? Nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở
vùng Đông Nam Bộ so với cả nước?
(Các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hôi
ở Đông Nam Bộ cao hơn cả nước: mật
độ dân số, thu nhập bình quân đầu
người một tháng, tỉ lệ người lớn biết
chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số
thành thị.
+ Các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hôi
ở Đông Nam Bộ (năm 1999) thấp hơn
cả nước:tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị, tỉ lệ
thiếu việc làm ở nông thôn, tỉ lệ gia
tăng tự nhiên của dân số bằng mức
trung bình của cả nước (1,4%).
+ Nhìn chung, Đông Nam Bộ là vùng
có trình độ dân cư, xã hội vào mức
cao trong cả nước.)
HS: Trả lời, bổ sung
* Đặc điểm: Dân đông, mật độ dân số
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.

cao, tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước;
TP Hồ Chí Minh là một trong những
thành phố đông dân nhất cả nước.
* Thuận lợi:
- Lực lượng lao động dồi dào, thị trường
5


tiêu thụ rộng lớn, người lao động có tay
nghề cao, năng động.
? Cho biết những giá trị du lịch của
các địa điểm du lịch ở Đông Nam Bộ?
(Rừng Sác (Cần Giờ) là khu dự trữ
sinh quyển của thế giới.
+ Các di tích lịch sử văn hóa: địa đạo
Củ Chi, nhà tù Côn Đảo, Bến cảng Nhà
Rồng)
HS: Trả lời, bổ sung
- Nhiều di tích lịch sử- văn hóa có ý
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.
nghĩa lớn để phát triển du lịch như Bến
cảng nhà rồng, Địa đạo Củ tri, Nhà tù
Côn Đảo…
* Ghi nhớ (SGK 115)
GV: Tổng kết bài, gọi HS đọc ghi nhớ
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Củng cố một số kiến thức cơ bản trong bài
HS hoạt động cá nhân
Bài tập 3 (sgk- trang 116)
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 3 sgk - Xử lí số liệu

Dân số thành thị và nông thôn TP HCM
(%)
Năm
1995
2000
2002
Vùng
Nông thôn 25,3
16,2
15,6
Thành thị
74,7
83,8
84,4
- Vẽ biểu (phụ lục 3)
- Nhận xét: Dân cư ở TP Hồ Chí Minh
tập trung phần lớn ở thành thị, dân cư
thành thị từ năm 1995 đến năm 2002
tăng 9,7 %, dân cư nông thông giảm 9,7
%. Điều đó cho thấy quá trình đô thị hóa
ở TP Hồ Chí Minh ngày càng phát triển.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Học sinh vận dụng được kiến thức bài học giải quyết các vấn đề, nội
dung liên quan đến bài học.
HS hoạt động cá nhân
? Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng như
thế nào đến sự phát triển kinh tế Đông
Nam Bộ?
? Vì sao Đông Nam Bộ có sức thu hút
mạnh mẽ sức lao động của cả nước?

HS: Trình bày, bổ sung
GV: Đánh giá.
6


E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Mục tiêu: Biết được những giải pháp khắc phục khó khăn đối với vùng
HS hoạt động cá nhân
? Để khắc phục khó khăn vùng cần có
giải pháp gì?
HS: Trình bày, bổ sung
GV: Đánh giá
* Hướng dẫn học sinh tự học:
- GV đưa ra nhiệm vụ: Hoàn thành bài tập vẽ biểu đồ
- GV tổng kết, chuẩn hóa kiến thức, nhận xét, đánh giá giờ học.
* Phần ghi chép của GV:...........................................................................................
.....................................................................................................................................
4. Phụ lục:
Phụ lục 1

Phụ lục 2
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

Vùng biển

Vùng đất liền

Điều kiện tự nhiên

Thế mạnh kinh

tế

ĐH thoải, đất
badan, xám, Kh
cân xích đạo
nóng ẩm, nguồn
thuỷ sinh tốt

Mặt bằng xây
dựng tốt, thích
hợp trồng cây
công nghiệp,
cây ăn quả, gia
vị…
7

Điều kiện tự nhiên

Thế mạnh kinh tế

Biển ấm, ngư
trường rộng, hải
sản phong phú,
gần đường hàng
hải quốc tế, thềm
lục địa nông rộng,
giàu tiềm năng
dầu khí.

Khai thác giầu

khí ở thềm lục
địa, đánh bắt hải
sản, giao thông
dịch vụ du lịch
biển.


Phụ lục 3: Vẽ biểu đồ
BIỂU ĐỒ DÂN SỐ THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN TP HỒ CHÍ MINH (%)

1995

2000

8

2002

Năm


Ngày dạy:……/…./2020 tại lớp 9A
:……/…./2020 tại lớp 9B
Tiết 37 – Bài 32
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (Tiếp)
1. Mục tiêu:
a) Về kiến thức:
Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng:
- Công nghiệp:
+ Khu công nghiệp- xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất

trong GDP của vùng.
+ Cơ cấu sản xuất cân đối đa dạng.
+ Một số ngành công nghiệp quan trọng: Dầu khí, điện, cơ khí, điện tử, công
nghệ cao, chế biến lương thực thực phẩm.
+ Tên các trung tâm công nghiệp lớn.
- Nông nghiệp:
+ Chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng.
+ Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta (tên một số cây
công nghiệp chủ yếu và phân bố)
b) Về kĩ năng:
- Phân tích bản đồ, lược đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ hoặc át lát địa lí Việt
Nam để nhận biết sự phân bố sản xuất công nghiệp, nông nghiệp của vùng.
- Phân tích các bảng số liệu thống kê để biết tình hình phát triển công nghiệp
và nông nghiệp của vùng.
c) Về thái độ:
Tích cực học tập, yêu tìm hiểu kinh tế của đất nước, có định hướng nghề
nghiệp sau này.
* Năng lực phát triển:
- Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy, năng
lực đọc hiểu văn bản.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng
hình ảnh.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a) Chuẩn bị của giáo viên:
- Bản đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ.
- Máy vi tính, tivi (chiếu hình ảnh)
b) Chuẩn bị của học sinh:
Đọc và chuẩn bị trước bài.
3. Tiến trình bài dạy:
a) Kiểm tra:

* Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A....../......; Lớp 9B....../......;
* Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng, thuận
lợi, khó khăn của chúng đối với phát triển kinh tế?
Trả lời:
9


- Đặc điểm: Độ cao địa hình giảm dần từ tây bắc xuống đông nam, giàu tài nguyên.
- Thuận lợi: Nhiều tài nguyên để phát triển kinh tế: đất ba dan, khí hậu cận
xích đạo, biển nhiều hải sản, nhiều dầu khí ở thềm lục địa…
- Khó khăn: Trên đất liền ít khoáng sản, nguy cơ ô nhiễm môi trường.
b) Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: HS biết công trình tàu điện ngầm đầu tiên của Việt Nam nằm ở đâu
qua đó học sinh sẵn sàng tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới từ bài học.
HS hoạt động cặp đôi
GV: Chiếu phụ lục 1
? Cho biết công trình tàu điện ngầm đầu
tiên của nước ta được thi công, lắp đặt ở
tinht/ thành phố nào?
Yêu cầu đạt: TP Hồ Chí Minh
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, dẫn dắt vào bài
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu công nghiệp
IV. Tình hình phát triển kinh tế
Mục tiêu:

- Trình bày được đặc điểm phát triển công
nghiệp
- THNL: Biết việc khai thác, sử dụng tài
nguyên khoáng sản hợp lí và tiết kiệm,
bảo vệ môi trường là phát triển bền vững.
- Phân tích bảng số liệu thống kê để biết
tình hình phát triển một số ngành kinh tế
của vùng.
- Phát triển năng lực tự học; năng lực giải
quyết vấn đề; năng lực sử dụng CNTT và
TT; năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực
tính toán; năng lực tư duy tổng hợp theo
lãnh thổ; năng lực sử dụng bản đồ; năng
lực sử dụng số liệu thống kê; năng lực sử
dụng ảnh, video clip.
HS hoạt động cá nhân
1. Công nghiệp
GV: Dựa vào kênh kênh chữ mục 1 (sgktrang 116) cho biết
? Tình hình phát triển kinh tế trước ngày
miền nam hoàn toàn giải phóng?
Yêu cầu đạt: Trước giải phóng công
nghiệp phụ thuộc nước ngoài, một số
ngành sản xuất hàng tiêu dùng, và chế
biến lương thực, thực phẩm phân bố chủ
10


yếu ở Sài Gòn - Chợ Lớn
HS: Trả lời
GV: Chuẩn kiến thức


* Trước năm 1975: Công nghiệp
phụ thuộc vào nước ngoài, cơ cấu
đơn giản, phân bố nhỏ hẹp
* Sau năm 1975:

GV: Chiếu phụ lục 2
? Nhận xét tốc độ phát triển công nghiệp
ở Đông Nam Bộ?
HS: Nhận xét
GV: Chiếu phụ lục 3, kết hợp bảng 32.1
? Nhận xét tỉ trọng công nghiệp- xây dựng
trong cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam
Bộ và của cả nước?
HS: Trả lời, bổ sung
GV: Kết luận
- Khu vực công nghiệp- xây dựng
tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng
lớn nhất trong GDP của vùng
(59,3% - năm 2002).
GV: Chiếu lên lược đồ H32.2 (sgk- trang
118), hướng dẫn HS quan sát và cho biết
? Nhận xét sự phân bố sản xuất công
nghệp ở Đông Nam Bộ?
Yêu cầu đạt: Sản xuất công nghiệp phân
bố không đồng đều, tập trung ở Thành phố
Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bà Rịa- Vũng
Tàu
? Nhận xét cơ cấu sản xuất công nghiệp ở - Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng
Đông Nam Bộ?

? Kể tên một số ngành công nghiệp quan - Một số ngành công nghiệp quan
trọng?
trọng: dầu khí, điện, cơ khí, điện tử,
công nghệ cao, chế biến lương thực
HS: Xem video về khai thác dầu khí trên thực phẩm.
màn hình và cho biết
? Tầm quan trọng của ngành dầu khí?
GV: Chiếu lên màn hình cho HS quan sát
hình ảnh một số hoạt động công nghiệp ở
Đông Nam Bộ và kết luận
Yêu cầu đạt: Bao gồm công nghiệp nặng,
công nghiệp nhẹ, chế biến LTTP. Một số
ngành công nghiệp hiện đại đang trên đà
phát triển như dầu khí, điện tử, công nghệ
cao
? Xác định các trung tâm công nghiệp ở - Các trung tâm công nghiệp lớn:
Đông Nam Bộ trên H32.2 (trên máy Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà,
chiếu)?
Vũng Tàu.
11


GV: Trung tâm công nghiệp lớn nhất vùng
là Thành phố Hồ Chí Minh (chiếm khoảng
50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn
vùng), Biên Hòa, Bà Rịa- Vũng Tàu (trung
tâm công nghiệp khai thác dầu khí.
? Vì sao sản xuất công nghiệp của vùng
tập trung nhiều ở thành phố Hồ Chí
Minh?

Yêu cầu đạt:
+ Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao
thông lớn nhất, nằm ở trung tâm vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam;
+ Thị trường rộng lớn, tập trung nhiều lao
động có tay nghề, chuyên môn, kỹ thuật;
+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật
phát triển nhất;
+ Có lịch sử phát triển công nghiệp sớm
(từ thời Pháp).
* Tích hợp năng lượng:
? Để phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ
môi trường cần khai thác, sử dụng nguồn
tài nguyên khoáng sản như thế nào?
Yêu cầu đạt: Khai thác hợp lí, sử dụng
hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên
khoáng sản.
? Sản xuất công nghiệp của vùng Đông
Nam Bộ gặp phải khó khăn gì?
Yêu cầu đạt: Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng
yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng
môi trường đang bị suy giảm
? Chất lượng môi trường giảm sút do
nguyên nhân nào?
Yêu cầu đạt: Công nghiệp hóa, hiện đại
hóa chưa chú trọng bảo vệ môi trường
HS: Trả lời
GV: Cho HS quan sát một số hình ảnh tác
động của công nghiệp đến môi trường
Hoạt động 2. Tìm hiểu nông nghiệp

2. Nông nghiệp
Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm phát triển nông
nghiệp.
- Phân tích bản đồ, lược đồ kinh tế vùng
Đông Nam Bộ để biết sự phân bố một số
ngành sản xuất của vùng.
- Phân tích bảng số liệu thống kê để biết
12


tình hình phát triển một số ngành kinh tế
của vùng.
- Tích cực tìm hiểu sự phát triển kinh tế
của vùng, có ý thức lao động góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Phát triển năng lực tự học; năng lực giải
quyết vấn đề; năng lực sử dụng ngôn ngữ;
năng lực tính toán; năng lực tư duy tổng
hợp theo lãnh thổ; năng lực sử dụng bản
đồ; năng lực sử dụng số liệu thống kê;
HS hoạt động cá nhân
GV: Chiếu phụ lục 3
? Nhận xét tỉ trọng khu vực nông, lâm,
ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế Đông
Nam Bộ?
Yêu cầu đạt: Chiếm tỉ trọng nhỏ
GV: Chiếu lên màn hình H32.2 yêu cầu
HS cho biết
? Vùng có thế mạnh gì trong nông nghiệp?

? Cây công nghiệp lâu năm được trồng
nhiều nhất ở tỉnh nào?
Yêu cầu đạt: Đồng Nai, Bình Phước, Bà
Rịa- Vũng Tàu, Bình Dương
? Cây công nghiệp lâu năm nào được
trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ?
Yêu cầu đạt: Cây cao su được trồng nhiều
nhất ở vùng này, diện tích 281,3 nghìn ha
HS: Trả lời
GV: Kết luận và chiếu hình ảnh một số
cây công nghiệp nhiệt đới ở nước ta
? Vì sao cây cao su được trồng nhiều nhất
ở vùng này?
Yêu cầu đạt:
+ Điều kiện tự nhiên: Có diện tích lớn đất
badan, đất xám phân bố tập trung thành vùng
lớn trên địa hình thoải; khí hậu nóng ẩm
quanh năm, thời tiết ít biến động; điều kiện
thủy lợi được cải thiện đặc biệt là hồ Dầu
Tiếng.
+ Điều kiện kinh tế xã hội: Lao động
đông, có truyền thống, kinh nghiệm trong
trồng cây cao su; có nhiều cơ sở chế biến
sản phẩm cây cao su; Hiệu quả kinh tế
cao, thị trường rộng lớn; có chính sách
khuyến khích của nhà nước.
13

- Chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai
trò quan trọng.


- Là vùng trọng điểm cây công
nghiệp nhiệt đới của nước ta.
* Trồng trọt:
+ Cây công nghiệp lâu năm: cao su,
cà phê, điều, hồ tiêu


? Ngoài trồng cây công nghiệp lâu năm,
vùng còn trồng những loại cây nào khác?
HS: Trả lời
GV: Kết luận, cho HS quan sát hình ảnh + Cây công nghiệp hàng năm: lạc,
một số cây công nghiệp và cây ăn quả.
đậu tương, mía, …
+ Cây ăn quả: xoài, mít tố nữ, sầu
riêng,…
GV: Chiếu một số mô hình trong chăn
nuôi
? Nhận xét chăn nuôi ở Đông Nam Bộ * Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo
theo hướng nào?
hướng công nghiệp.
? Vùng biển có tiền năng gì trong phát * Nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản đem
triển ngư nghiệp?
lại nguồn lợi lớn cho vùng.
Yêu cầu đạt: Nhiều bãi tôm, cá, diện tích
nước mặt khá lớn thuận lợi cho nuôi trồng
thủy sản nước mặn, nước lợ, đánh bắt thủy
sản trên các ngư trường đem lại những
nguồn lợi lớn.
GV: Vấn đề thủy lợi có tầm quan trọng

hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh
cây công nghiệp trên diện tích ổn định và
có giá trị hàng hóa cao.
- Quan sát H32.2 cho biết
? Vị trí hồ Dầu Tiếng, hồ thuỷ điện Trị
An?
? Nêu vai trò của hai hồ chứa nước này
đối với sự phát triển nông nghiệp của
vùng?
Yêu cầu đạt: Xác định vị trí hồ trên hình
32.2.
HS: trả lời, lớp bổ sung
GV: Kết luận kết hợp giới thiệu hình ảnh
hai hồ trên máy chiếu
* Hồ Dầu Tiếng:
+ Hồ thủy lợi xây dựng trên sông Sài Gòn,
thuộc Tây Ninh, rộng 270 km 2, chứa 1,5 tỉ
m3 nước, lớn nhất nước ta hiện nay.
+ Đảm bảo nước tưới vào mùa khô cho
170 nghìn ha đất nông nghiệp của Tây
Ninh và huyện Củ Chi (TP. HCM), góp
phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
* Hồ Trị An:
+ Hồ thủy điện trên sông Đồng Nai, vai
trò chính là cung cấp nước cho nhà máy
14


thủy điện Trị An.
+ Cung cấp nước cho sản xuất nông

nghiệp, điều tiết chế độ nước sông Đồng
Nai, giảm bớt ngập úng vào mùa mưa,
xâm nhập mặn vào mùa khô ở phía hạ lưu
sông Đồng Nai, giúp cho sản xuất nông
nghiệp được thuận lợi hơn.
? Để góp phần bảo vệ môi trường, giữ
được nguồn nước ngầm, đảm bảo nước
tưới trong mùa khô, hạn chế xâm nhập
mặn các tỉnh vùng Đông Nam Bộ chú
trọng vấn đề gì?
Yêu cầu đạt: Bảo vệ và phát triển rừng đầu
nguồn các dòng sông, xây dựng hồ chứa
nước, giữ gìn sự đa dạng sinh học của
rừng ngập mặn ven biển.
HS: Đọc ghi nhớ
* Ghi nhớ (sgk trang 120)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Củng cố một số kiến thức cơ bản trong bài
HS hoạt động cá nhân
GV: Đưa câu hỏi trắc nghiệm
1. Trung tâm công nghiệp nào lớn nhất
Đông Nam Bộ
A. Biên Hòa
B. Bà Rịa- Vũng Tàu
C. TP. Hồ Chí Minh; D. Thủ Dầu Một
2. Ngành công nghiệp quan trọng nhất ở
Đông Nam Bộ?
A. Điện tử
B. Chế biến LTTP
C. Cơ khí

D. Dầu khí
3. Cây trồng trọng điểm ở Đông Nam Bộ?
A. Lương thực B. Công nghiệp nhiệt đới
C. Ăn quả
D. Trồng rừng
Yêu cầu đạt: 1- C; 2- D; 3- B
HS: Trình bày, bổ sung
GV: Đánh giá.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Học sinh vận dụng được kiến thức vẽ được biểu đồ tròn
HS hoạt động cá nhân
GV: Hướng dẫn HS làm bài 3 trang 120
HS: Thực hiện vẽ biểu đồ
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Mục tiêu: Khuyến khích học sinh tìm hiểu mở rộng kiến thức.
HS hoạt động cá nhân
GV: Giao nhiệm vụ bằng kiến thức của
bản thân em hãy cho biết
15


? Vì sao cây cao su liên tục được mở rộng
qua các năm?
Yêu cầu: Điều kiện tự nhiên, thị trường
HS: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Kiểm tra kết quả vào giờ học sau
* Hướng dẫn học sinh tự học:
- GV đưa ra nhiệm vụ: Ghi nhớ nội dung bài học
+ Đọc bài 33, tìm hiểu hoạt động dịch vụ ở Đông Nam Bộ và vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam.

- GV tổng kết, chuẩn hóa kiến thức, nhận xét, đánh giá giờ học.
* Phần ghi chép của GV:............................................................................................
4. Phụ lục:
Phụ lục 1

Phụ lục 2
Tốc độ phát triển khu vực công nghiệp- xây dựng ở Đông Nam Bộ (%)
Năm
1995 1998 2000
2002
Đông Nam Bộ 100,0 149,4 195,0 248,8
Phụ lục 3

16


Ngày dạy:……/…./2020 tại lớp 9A
:……/…./2020 tại lớp 9B
Tiết 38 – Bài 33
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (Tiếp)
1. Mục tiêu:
a) Về kiến thức:
* Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng.
- Dịch vụ:
+ Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.
+ Cơ cấu đa dạng: tình hình phát triển một số ngành dịch vụ (giao thông vận
tải, thương mại, du lịch)
* Nêu được tên các trung tâm kinh tế: Tp Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng
Tàu, ba trung tâm này tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam.

* Nhận biết được vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:
- Tên các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Vai trò: Quan trọng không chỉ đối với Đông Nam Bộ mà còn đối với các tỉnh
phía Nam và cả nước.
b) Về kĩ năng:
- Xác định được trên bản đồ, lược đồ các trung tâm kinh tế lớn, vùng kinh tế
lớn phía Nam.
- Phân tích bản đồ (lược đồ) kinh tế vùng Đông Nam Bộ hoặc átlát địa lí
Việt Nam để biết sự phân bố ngành dịch vụ của vùng.
- Phân tích các bảng số liệu thống kê để biết tình hình phát triển dịch vụ của vùng.
c) Về thái độ:
- Yêu thích tìm hiểu nền kinh tế của các vùng trong nước.
* Năng lực phát triển:
- Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy, năng
lực đọc hiểu văn bản.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, tính toán,
sử dụng hình vẽ, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a) Chuẩn bị của giáo viên:
- Bản đồ vùng Đông Nam Bộ (địa lí kinh tế).
- Bản đồ giao thông và du lịch Việt Nam
- Máy vi tính, ti vi
b) Chuẩn bị của học sinh:
Đọc và chuẩn bị trước bài.
3. Tiến trình bài dạy:
a) Kiểm tra:
* Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A....../...... ; Lớp 9B....../...... ;
* Kiểm tra bài cũ:
Câu 1. Trình bày đặc điểm phát triển công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ?
17



Trả lời
- Khu vực công nghiệp- xây dựng tăng trưởng nhanh chiếm tỉ trọng lớn nhất
trong cơ cấu GDP của vùng.
- Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng
- Một số ngành công nghiệp quan trọng: dầu khí, điện, cơ khí, điện tử, công
nghệ cao, chế biến lương thực thực phẩm.
- Trung tâm công nghiệp lớn: TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu. TP. Hồ
Chí Minh chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng)
Câu 2. Vì sao sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh?
Trả lời: Do vị trí địa lí, nguồn lao động dồi dào, có ta nghề cao, cơ sở hạ tầng
phát triển và trong nhiều năm luôn đi đầu về chính sách phát triển…
b) Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: HS biết thành phố du lịch nổi tiếng của Đông Nam Bộ, qua đó học
sinh tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới từ bài học.
HS hoạt động cá nhân
GV: Chiếu bãi tắm Vũng Tàu, HS quan sát
? Hãy cho biết tên thành phố du lịch biển
nổi tiếng của vùng Đông Nam Bộ?
(Vũng tàu)
HS: Trả lời, bổ sung
GV: Nhận xét, dẫn dắt vào bài mới
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu dịch vụ
IV. Tình hình phát triển kinh tế
Mục tiêu:

(tiếp)
- Trình bày được đặc điểm phát triển của 3. Dịch vụ
ngành dịch vụ
- Phát triển năng lực tự học; năng lực giải
quyết vấn đề; sử dụng ngôn ngữ; tư duy
tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ;
sử dụng số liệu thống kê.
HS hoạt động cá nhân
GV: Chiếu bảng 32.1 sgk- Tr117
? Hãy nhận xét tỉ trọng dịch vụ của vùng
so với cả nước?
(Chiếm tỉ trọng cao)
HS: Trả lời
GV: Kết luận
- Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong
? Dịch vụ ở vùng Đông Nam Bộ bao gồm cơ cấu GDP (43 %, năm 2016)
những loại hình cơ bản nào?
- Cơ cấu dịch vụ rất đa dạng bao
gồm thương maị, du lịch, giao thông
vận tải, bưu chính viễn thông…
HS: Quan sát B33.1 (sgk – trang 121)
18


? Nhận xét một số chỉ tiêu dịch vụ Đông
Nam Bộ so với cả nước?
(Nghành dịch vụ giữ vai trò quan trọng,
dịch vụ chiếm tỉ trọng cao, đang có chiều
hướng biến động)
GV: Treo bản đồ giao thông và du lịch

Việt Nam, HS kết hợp quan sát H14.1
(sgk- trang 52) cho biết
? Từ TP. Hồ Chí Minh có thể đi đến thành
phố khác trong nước bằng những loại
phương tiện giao thông nào?
? Xác định đầu mối giao thông quan trọng
của vùng?
? Tại sao nói TP Hồ Chí Minh là đầu mối
giao thông quan trọng của vùng và cả
nước?
(Đường bộ, sắt, biển, hàng không..)
HS: Trả lời
GV: Kết luận
- TP Hồ Chí Minh là đầu mối giao
thông vận tải quan trọng hàng đầu
? Dựa vào H33.1 nhận xét tỉ trọng nguồn của vùng Đông Nam Bộ và cả nước
vốn đầu tư vào vùng Đông Nam Bộ?
? Cho biết vì sao Đông Nam Bộ có sức hút
mạnh đầu tư nước ngoài?
(Vùng có nhiều tài nguyên, lao động,
lành nghề, vị trí thuận lợi cho xuất nhập
khẩu…)
HS: Trả lời
GV: Kết luận
- Vùng có sức hút mạnh nhất vốn
đầu tư nước ngoài (50,1% so với cả
nước) năm 2003.
GV: Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về
hoạt động xuất nhập khẩu.
? Cho biết các mặt hàng xuất nhập khẩu

chủ lực của vùng?
(Xuất khẩu: dầu thô, thực phẩm chế biến, - Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về
hàng may mặc, giày dép, đồ gỗ,...;nhập hoạt động xuất nhập khẩu.
khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, nguyên
liệu cho sản xuất, hàng tiêu dùng cao cấp)
? Hoạt động xuất khẩu ở TP. Hồ Chí Minh - TP Hồ Chí Minh luôn dẫn đầu hoạt
có những thuận lợi gì?
động xuất khẩu của vùng.
? Tại sao nói TP Hồ Chí Minh là đầu mối
giao thông quan trọng của vùng và cả
nước?
(Vị trí, công nghiệp, dịch vụ phát triển,
19


giao thông vận tải đa dạng thuận lợi…)
? Hoạt động du lịch diễn ra như thế nào?
Xác định trung tâm du lịch, dịch vụ trong
vùng?
Hoạt động 2. Tìm hiểu các trung tâm
kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam
Mục tiêu:
- Nêu được các trung tâm kinh tế; nhận
biết vị trí, vai trò, giới hạn của vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam.
- Xác định trên bản đồ các trung tâm kinh tế
lớn, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- Tích cực học tập tìm hiểu về vùng kinh tế
có trình độ phát triển nhanh.

- Phát triển năng lực tự học; hợp tác,
năng lực giải quyết vấn đề; sử dụng ngôn
ngữ; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử
dụng bản đồ; sử dụng số liệu thống kê.
HS hoạt động cặp đôi
GV: Treo bản đồ kinh tế vùng Đông Nam
Bộ, hãy thảo luận cặp đôi, thời gian 2 phút
? Xác định các trung tâm kinh tế quan
trọng của vùng?
(Tp Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu,
Biên Hòa)
HS: Xác định trên bản đồ
GV: Nhận xét, kết luận

- TP Hồ Chí Minh là trung tâm du
lịch lớn nhất của cả nước.
V. Các trung tâm kinh tế và vùng
kinh tế trọng điểm miền nam.

- TP Hồ Chí Minh, TP Biên Hoà,
Vũng Tàu là 3 trung tâm kinh tế lớn
của vùng, tạo thành tam giác công
nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam.

GV: Chiếu H6.2 (SGK trang 21)
? Xác định vị trí, giới hạn vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam?
(Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, - Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh)

gồm: TP Hồ Chí Minh, Bình
Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà
Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An
GV: Chiếu bảng 33.2 (sgk- trang 122)
? Nhận xét vai trò của vùng kinh tế trọng
điểm phía nam đối với cả nước?
(Vùng kinh tế trọng điểm có vai trò đặc
biệt quan trọng, vùng chiếm tỉ trọng lớn
trong tổng cơ cấu GDP 35,1% trong đó - Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
20


CN- XD: 56,6%; Giá trị xuất khẩu: có vai trò quan trọng không chỉ đối
60,3%)
với Đông Nam Bộ mà còn với các
tỉnh phía nam và cả nước.
GV: Tổng kết bài, gọi HS đọc ghi nhớ
* Ghi nhớ (SGK trang 123)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
- Biết cách vẽ biểu đồ, xử lí số liệu.
- Phát triển năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sử dụng ngôn
ngữ; năng lực tính toán; năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; năng lực sử
dụng bản đồ; năng lực sử dụng số liệu thống kê; năng lực vẽ hình.
HS hoạt động cá nhân
Bài tập 3
GV: Hướng dẫn HS xử lí số liệu bài tập 3, - Nhận xét:
chiếu kết quả phụ lục 1
+ Trong ba vùng kinh tế trọng điểm
- Vẽ biểu đồ (có thể vẽ biểu đồ cột hoặc của nước ta, vùng kinh tế trọng

biểu đồ tròn) phụ lục 2
điểm phía Nam chiếm 39,3% diện
HS: Hoàn thiện bài vẽ
tích, 39,3% dân số nhưng chiếm tới
65% giá trị GDP.
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam có vai trò quan trọng không
chỉ đối với Đông Nam Bộ mà với
các tỉnh phía Nam và cả nước.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Học sinh xác định được vị trí các tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam và tam giác công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
HS hoạt động cá nhân
GV: Giao phiếu học tập (Phụ lục 3)
? Điền tên các tỉnh thành phố thuộc vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam?
? Tô màu đỏ vào tam giác công nghiệp
của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
HS: Hoàn thiện yêu cầu
GV: Kiểm tra một số phiếu học tập bất kì
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Mục tiêu: Khuyến khích học sinh tìm hiểu mở rộng kiến thức.
HS hoạt động cá nhân
? Chứng minh rằng TP Hồ Chí Minh là
trung tâm dịch vụ, đầu mối giao thông vận
tải quan trọng hàng đầu của vùng Đông
Nam Bộ và cả nước?
(Cần đưa ra những dẫn chứng cụ thể về cơ
sở hạ tầng giao thông vận tải, đường sắt,
đường bộ, đường thuỷ)

HS: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Đánh giá vào giờ học sau
* Hướng dẫn học sinh tự học:
21


- GV đưa ra nhiệm vụ: Tìm hiểu và chuẩn bị trước bài thực hành.
- GV tổng kết, chuẩn hóa kiến thức, nhận xét, đánh giá giờ học.
* Phần ghi chép của GV:............................................................................................
......................................................................................................................................
.
......................................................................................................................................
.
4. Phụ lục:
Phụ lục 1
Tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong
ba vùng của cả nước năm 2002 (%)
Vùng
Diện tích
Dân số
GDP
ĐNB
39,3
39,3
63,0
Ba vùng trọng điểm
100
100
100
Phụ lục 2: Vẽ biểu đồ

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỈ TRỌNG, DIỆN TÍCH, DÂN SỐ, GDP CỦA VÙNG
KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM TRONG BA VÙNG KINH TẾ TRỌNG
ĐIỂM CỦA CẢ NƯỚC NĂM 2002

Phụ lục 3: Phiếu học tập (Phần vận dụng)

22


Ngày dạy:……/…../2020 tại lớp 9A
:……/…../2020 tại lớp 9B
Tiết 39 – Bài 35
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1. Mục tiêu:
a) Về kiến thức:
- Nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc
phát triển kinh tế, xã hội.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và tác
động của chúng đối với phát triển kinh tế, xã hội.
- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và tác động của chúng tới sự phát
triển kinh tế của vùng.
b) Về kĩ năng:
- Xác định được vị trí, giới hạn của vùng trên bản đồ.
- Phân tích bản đồ (lược đồ) địa lí tự nhiên đồng bằng sông Cửu Long hoặc
átlát địa lí Việt Nam để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên của vùng.
- Phân tích bảng số liệu để hiểu và trình bày đặc điểm dân cư, xã hội của vùng.
c) Về thái độ:
Có hứng thú tìm hiểu các vùng thiên nhiên của đất nước.
* Năng lực phát triển:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; năng lực sử
dụng bản đồ; năng lực sử dụng số liệu thống kê;
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a) Chuẩn bị của giáo viên:
Bản đồ tự nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long
b) Chuẩn bị của học sinh:
Đọc và chuẩn bị trước bài.
3. Tiến trình bài dạy:
23


a) Kiểm tra:
* Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A....../......; Lớp 9B....../......
* Kiểm tra bài cũ: 15 phút
Câu hỏi
Câu 1: Cây công nghiệp nào ở Đông Nam Bộ được trồng với diện tích nhiều
nhất?
A. Điều
B. Cà phê
C. Hồ tiêu
D. Cao su
Câu 2: Trung tâm kinh tế nào lớn nhất cả nước?
A. TP Hồ Chí Minh
B. Hà Nội
C. Biên Hoà
D. Vũng Tàu
Câu 3: Kể tên các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ.
Câu 4: Phân tích những điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế trên đất liền
của vùng Đông Nam Bộ?
Đáp án - Biểu điểm

Câu
Đáp án
Điểm

1
D
0,5

2
A
0,5

Câu 3 (4đ) Các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ: Khai thác
nhiên liệu, hoá dầu, cơ khí điện tử, hóa chất, điện, sản xuất vật liệu xây dựng, chế
biến LTTP xuất khẩu, hàng tiêu dùng.
Câu 4 (5đ) - Điều kiện tự nhiên: địa hình thoải, đất badan, đất xám, khí hậu
cận xích đạo nóng ẩm, nguồn thuỷ sinh tốt.
- Thế mạnh kinh tế: Mặt bằng xây dựng tốt, các cây trồng thích hợp như cao
su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía đường, thuốc là, hoa quả; chăn nuôi
gia súc gia cầm...
b) Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: HS biết cảnh quan rừng đặc trưng ở đồng bằng sông Cửu Long, qua
đó học sinh tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới từ bài học.
HS hoạt động cặp đôi
GV: Yêu cầu HS thảo luận với bạn trong 2
phút cho biết
? Rừng đước là cảnh quan đặc trưng ở

vùng nào của nước ta và phát triển trên
loại đất nào?
(Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đất
ngập mặn)
HS: Trả lời, bổ sung
GV: Nhận xét, dẫn dắt vào bài
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
24


Hoạt động 1. Tìm hiểu vị trí, giới hạn I. Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ
lành thổ của vùng
Mục tiêu:
- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ
và nêu ý nghĩa đối với việc phát triển kinh
tế- xã hội.
- Xác định vị trí, giới hạn của vùng trên
bản đồ, lược đồ.
- Phát triển năng lực tự học; giải quyết
vấn đề; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử
dụng bản đồ.
HS hoạt động cá nhân
GV: Treo bản đồ tự nhiên vùng ĐBSCL
HS: Quan sát bản đồ tự nhiên vùng
ĐBSCL hãy
? Xác định vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ
của vùng ĐBSCL?
?Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát
triển kinh tế xã hội vùng?
(Vùng có điều kiện thuận lợi phát triển

kinh tế trên đất liền và trên biển)
HS: Trả lời
GV: Chuẩn kiến thức
- Vị trí nằm ở phía tây Đông Nam
Bộ, giáp Cam-pu-chia, Vịnh Thái
Lan, Biển Đông, Đông Nam Bộ.
- Diện tích: 39 734 km2
- Ý nghĩa: Vị trí địa lí của vùng
thuận lợi cho giao lưu trên đất liền
và biển với các vùng và các nước.
Hoạt động 2. Tìm hiểu điều kiện tự II. Điều kiện tự nhiên và tài
nhiên và tài nguyên thiên nhiên
nguyên thiên nhiên
Mục tiêu:
- Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên của vùng và tác động của
chúng đối với phát triển kinh tế- xã hội.
- Yêu thiên nhiên, đất nước.
- Phát triển năng lực hợp tác; giải quyết
vấn đề; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử
dụng bản đồ.
HS hoạt động nhóm bàn
GV: ĐBSCL là một bộ phận của châu thổ
sông Mê Công.
HS: Thảo luận theo bàn cả 3 nội dung sau
? Quan sát H35.1 cho biết các loại đất chính
ở ĐB SCL và sự phân bố của chúng?
25



×