Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

tiểu luận kinh tế đầu tư dự án sản xuất giấy từ bột giấy được làm bằng nguyên liệu phi gỗ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.61 KB, 75 trang )

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN 1.1.
Tên dự án
“Dự án sản xuất giấy từ bột giấy được làm bằng nguyên liệu phi
gỗ” 1.2. Giới thiệu về chủ đầu tư
 Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Việt Tường
Công ty TNHH Việt Tường thành lập vào 01/12/2011, là đơn vị chuyên sản xuất và
cung cấp giấy, các sản phẩm từ giấy có nguồn gốc từ thiên nhiên và chất lượng thân
thiện với môi trường.
 Tên giao dịch: VIET TUONG LONG AN CO.,LTD
 Loại hình hoạt động: Công ty TNHH hai thành viên trở lên
 Mã số thuế: 1101433442
 Địa chỉ: Lô số 10, đường số 9, khu công nghiệp Tân Đức, huyện Đức Hòa,
tỉnh Long An.
• Điện thoại: 0917 220 052
1.3.

Fax: (072) 3769067

Địa điểm thực hiện dự án

1.3.1.

Địa điểm

Dự án được thực hiện tại Công ty TNHH Việt Tường, có địa chỉ tại lô số 10, đường
số 9, khu công nghiệp Tân Đức, huyện Đức Hòa, Long An.
Khu công nghiệp Tân Đức được thành lập theo Quyết định 591/CP-CN của Thủ
tướng Chính phủ và Quyết định số 90/QĐ-UB ngày 09/01/2003 của UBND Tỉnh
Long An, được đầu tư và thực hiện bởi công ty Tân Đức – một trong những thành
viên của tập đoàn Tân Thạo – Tập đoàn nổi tiếng với việc đầu tư và quản lý chuyên
nghiệp khu công nghiệp


Khu công nghiệp Tân Đức là một mô hình đô thị công nghiệp hoàn chỉnh, kiến trúc
hiện đại của tỉnh Long An, với quy mô lên đến 1159 ha. Được xây dựng ở đất nước
có nền an ninh toàn diện, lại được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt của
địa phương, khu công nghiệp Tân Đức đang trở thành một trong những khu công
nghiệp hấp dẫn nhất Việt Nam

2


1.3.2.

Đặc điểm thuận lợi của vị trí thực hiện dự án

 Thuận lợi về vị trí địa lý:



Vị trí

-

Khu công nghiệp Tân Đức thuộc tỉnh Long An, là một tỉnh nằm cận kề với

TP.HCM, có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng ĐBSCL song lại thuộc Vùng
phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam (VPTKTTĐPN), được xác định là vùng kinh tế
động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt

-

Tỉnh Long An còn được hưởng nguồn nước của hai hệ thống sông Mê


Kông và Đồng Nai.


Khoảng cách đường bộ

-

Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30km.

-

Cách ranh TP. Hồ Chí Minh - Long An khoảng 4km.



-

Cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất khoảng 28 km.
Giao thông
Tân Đức nằm ở đầu mối giao thông quan trọng, nối liền thành phố Hồ Chí

Minh - Huyện Củ Chi, Huyện Hóc Môn và với các tỉnh miền Tây - đồng bằng Nam
Bộ. Các tuyến giao thông quan trọng trên địa bàn là:
-

Giao thông đường bộ đến khu công nghiệp Tân Đức rất thuận lợi, do

toàn bộ khu vực đất chỉ cách tỉnh lộ 825 (tỉnh lộ 10) khoảng chừng 1km, cổng chính
nằm ngay vị trí mặt tiền tỉnh lộ 825 và cũng là tuyến giao thông đường bộ huyết

mạch nối liền Tp.HCM.
-

Tuyến giao thông Đông –Tây ven kênh An Hạ nối từ cầu Xáng đến tỉnh

lộ 830, trở thành trục đường xuyên qua khu Dân cư Tân Đức, thuộc quần thể đô thị
công nghiệp Tân Đức.
-

Giao thông đường thủy: Việc xây dựng cảng nước sâu 35 ha dọc Sông

Vàm Cỏ Đông kết hợp với nạo vét, mở rộng kênh An Hạ do đó Quần thể đô thị
công nghiệp Tân Đức rất thuận lợi cho giao thông đường thủy.
 Cơ sở hạ tầng – Tiện ích khu công nghiệp:
KCN Tân Đức nằm trong quần thể Khu công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ Tân Đức nên có
đầy đủ các dịch vụ tiện ích phục vụ cho người lao động làm việc trong KCN như:

3


bệnh viện Tân Tạo, nhà hàng Tân Đức, hồ bơi, khu nhà ở công nhân, khu nhà ở
chuyên gia,.... Ngoài ra, hệ thống giáo dục từ mẫu giáo đến Đại Học đáp ứng được
nhu cầu học tập cần thiết.
·

Cấp điện:
Tại khu công nghiệp Tân Đức có 8 đường dây điện 3P-22KV được nối vào tuyến 471
Đức Hòa. Mạng lưới điện Quốc gia kéo từ trạm 110 KV Đức Hòa đáp ứng đủ nhu cầu
sản xuất và sử dụng cho toàn bộ doanh nghiệp trong khuôn viên khu công nghiệp.


·

Cấp nước:
Khu vực thực hiện dự án được cung cấp nước từ các nguồn chính sau:
-

Nhà Máy nước ngầm Long An với lượng cung cấp khoảng 15.000m3/ngày

đêm
-

Nhà Máy nước ngầm Hóc Môn

-

Nhà máy nước Củ Chi

Bên cạnh đó, chủ đầu tư còn tiến hành lắp đặt thêm các nhà máy cung cấp nước
sạch nhằm đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của doanh nghiệp.
·

Thoát nước
-

Hệ thống thoát nước mưa
Hệ thống thoát nước thải (công suất 18.000m3/ngày) được nối liền toàn

khu, nước thải trong từng nhà máy sẽ được thu gom và dẫn đến nhà máy xử lý nước
thải tập trung của khu công nghiệp.
·


Giao thông nội khu
-

Chủ đầu tư căn cứ vào lưu lượng hàng hóa, số lượng xe đưa rước công

nhân, số lượng xe khách,... hàng ngày dự kiến mức 7500 tấn/ha/năm cho tòan khu
công nghiệp để xây dựng 11 tuyến đường trung tâm và đường chính trong khu CN.
-

Đường trung tâm có lộ giới 30m, có giải phân cách, dọc tuyến trồng cọ

dầu tạo mảng xanh, mỹ quan cho khu công nghiệp.
·

Đường chính có lộ giới từ 20-30m, dọc tuyến trồng cọ dầu và cau vua.

Liên lạc
-

Mạng lưới thông tin của khu công nghiệp Tân Đức ghép nối vào mạng

viễn thông của bưu điện tỉnh Long An, mạng cáp điện thoại có dung lượng lớn (từ
4


21.000 – 22.000 port), đáp ứng các nhu cầu viễn thông với các loại hình đa dịch vụ
cho các nhà đầu tư.
-


Đường dây thuê bao số, sử dụng cho các loại hình đa dịch vụ như thoại,

truyền data, internet, conference…trên một đôi dây cáp; truyền số liệu, Frame
Relay, chuyển mạch gói.
1.4.

Hình thức đầu tư

Thực hiện đầu tư dưới hình thức đầu tư trong nước, đầu tư trực tiếp với vốn huy
động từ các cổ đông của công ty và vốn vay trả góp từ các ngân hàng trong nước
theo diện sản xuất kinh doanh.
1.5.

Mục tiêu

1.5.1.
-

Mục tiêu ngắn hạn (1 năm đầu)
Mức độ nhận diện thương hiệu đạt ít nhất 20% người tiêu dùng trên toàn

lãnh thổ Việt Nam.
-

Tập trung phát triển và hoàn thiện sản phẩm để đem lại trải nghiệm tốt

hơn cho người tiêu dùng.
-

Thử nghiệm nhiều nguồn nguyên liệu khác để đưa ra thị trường các sản


phẩm đa dạng hơn.
1.5.2.

Mục tiêu trung hạn (3 năm tiếp theo)

-

Có vị trí chắc chắn tại thị trường Việt Nam.

-

Tiếp tục đầu tư cho bộ phận RnD để hoàn thiện chất lượng sản phẩm.

-

Phát triển và nâng cao trình độ của các phòng ban hành chính, nâng cao

trình độ tay nghề cho đội ngũ công nhân.
1.5.3.
-

Mục tiêu dài hạn

Trở thành công ty sản xuất giấy sô một tại Việt Nam, thay thế hoàn toàn

những sản phẩm từ nguyên liệu không thân thiện với môi trường.
-

Góp phần thay đổi nhận thức, tạo thói quen sử dụng và tiêu thụ hàng hóa


có nguồn gốc từ thiên nhiên, thân thiện với môi trường của người dân Việt Nam.

5


1.6.

Phân tích SWOT

Điểm mạnh (Strengths):

Điểm yếu (Weaknesses):

- Là dự án tiên phong trên thị trường

- Cần nhiều thời gian để thay đổi thói quen

- Sản phẩm có nguồn gốc thân thiện

của người tiêu dùng trong việc sử dụng

với môi trường và người dùng.

hàng hóa có nguồn gốc thân thiện với môi

- Chi phí sản xuất và vận hành thấp,

trường.


từ đó giảm được giá thành sản

- Là một dự án mới nên cơ sở vật chưa đủ

phẩm.

để đáp ứng một vài nhu cầu trong quá trình

- Nguồn lao động dồi dào, giá nhân

sản xuất.

công rẻ.
- Trình độ chuyên môn của cán bộ
và trình độ tay nghề của công nhân
cao.
Cơ hội (Opportunities):

Thách thức (Threats):

- Nguồn nguyên liệu sản xuất sẵn

- Dễ bị thay thế bởi các đối thủ cạnh trang

có, dồi dào và dễ tiếp cận.

nếu không cải tiến sản phẩm.

- Sản phẩm còn mới nên không có - Thói quen sử dụng các sản phẩm giấy từ
nhiều đối thủ cạnh tranh.


trước đến nay của người tiêu dùng.

- Người dân Việt Nam đang có xu

- Dự án sản xuất dựa trên mô hình công nghệ

hướng sử dụng những sản phẩm

Nhật Bản nên còn nhiều chi tiết chưa phù

thân thiện với môi trường.

hợp với Việt Nam, đòi hỏi phải thay đổi.

6


CHƯƠNG 2.
2.1.

NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

Thị trường mục tiêu
Giấy là vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay bởi công năng của

nó rất quan trọng. Nó là phương tiện để lưu giữ kiến thức, ý tưởng, kinh nghiệm hay
chính là nền văn hóa của nhân loại. Nắm bắt nhu cầu trên, nhiều công ty đã sản xuất
và phân phối giấy giá rẻ và uy tín. Tuy nhiên, có thể nhận thấy giấy vẫn là ngành
hàng còn nhiều chỗ trống ở thị trường Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam nhập khẩu

khoảng 60% nhu cầu tiêu dùng bột giấy nếu sản xuất theo phương pháp hóa học
(năm 2007 khoảng 120.000 tấn). Cho đến thời điểm này đã có một số doanh nghiệp
áp dụng công nghệ sản xuất giấy hiện đại, nhưng cũng có không ít doanh nghiệp
vẫn sử dụng công nghệ thô sơ. Trước sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường giấy –
nguyên liệu giấy, các doanh nghiệp cần đổi mới công nghệ để không những đáp ứng
được nhu cầu trong nước mà còn tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có để xuất
khẩu. Việc Công ty TNHH Việt Tường Long An quyết định đầu tư sản xuất giấy từ
bột giấy bằng phương pháp phi gỗ vừa giúp tận dụng được nguồn nguyên liệu phi
gỗ rải rác của các vùng miền với giá thành rẻ, vừa tránh gây ô nhiễm môi trường vì
đây là công nghệ sạch. Ngoài ra dự án đầu tư còn cung cấp việc làm cho số lượng
lớn lao động, đóng góp to lớn cho phúc lợi xã hội.
Dựa trên những đặc tính của dự án kinh doanh, thị trường tiềm năng công ty
hướng tới là thị trường tập trung ở các tỉnh thành phía Nam. Khu vực Nam Bộ vốn
có nguồn nguyên liệu phi gỗ dồi dào, đây là nguồn nguyên liệu có ích mang lại hiệu
quả kinh tế cho ngành giấy. Cơ sở dựa vào phân tích PEST (Chính trị - Kinh tế - Xã
hội - Công nghệ) của thị trường này:
2.1.1.

Yếu tố chính trị (P – Politics)

Thị trường các tỉnh thành phía Nam không có quá nhiều khác biệt với các thị
trường nội địa khác. Điểm chung nằm ở nền chính trị ổn định, thuận lợi cho phát
triển và thu hút đầu tư. Cùng với chất lượng hạ tầng được ngày một nâng cao giúp
cho việc phân phối sản phẩm, thu mua nguyên vật liệu nhanh chóng, thuận tiện.
2.1.2.

Yếu tố kinh tế (E – Economics)

Đây là vùng có kinh tế phát triển nhất Việt Nam, dân số đông và dẫn đầu cả
nước về xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, GDP. Đây cũng là khu kinh tế trọng

7


điểm của nước, tập trung nhiều khu công nghiệp, với số lượng người lao động, sinh
viên đại học đông đảo. Số người thuộc độ tuổi lao động có thu nhập trung bình - cao
hiện nay chiếm số lượng khá lớn. Với con số trên được dự báo tiếp tục tăng trong
những năm tiếp theo, đây là thị trường tiêu thụ lý tưởng cho sản phẩm của công ty.
2.1.3.

Yếu tố xã hội (S – Social)

Đa phần người miền Nam đón nhận sản phẩm mới dễ dàng hơn, và với mối
quan tâm về môi trường, sức khỏe ngày một lớn, các công ty với sản phẩm dùng
nguyên vật liệu thân thiện với môi trường sẽ dễ tìm thấy chỗ đứng hơn trong thị
trường.
2.1.4.

Yếu tố công nghệ (T – Technology)

Các tỉnh thành phía Nam, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh, là nơi tập
trung các trung tâm điều hành của nhiều tổ chức kinh tế lớn, cơ sở đào tạo, nghiên
cứu và triển khai khoa học – công nghệ của quốc gia. Hiện nay công nghệ trồng trọt,
canh tác ở miền Nam phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là cây lúa. Phù hợp với nhu cầu
thu mua nguyên vật liệu là rơm, rạ với số lượng lớn, giá thành rẻ. Bên cạnh đó, việc
ứng dụng dây chuyền sản xuất bột giấy cao cấp từ nguyên liệu phi gỗ cho phép lắp
đặt rải rác khắp nơi, tùy theo các vùng nguyên liệu.
2.2.

Phân khúc khách hàng


2.2.1.

Theo khu vực địa lý

Giấy in là một mặt hàng khó bảo quản khi vận chuyển (Dễ bị ẩm do không khí,
giòn khi nhiệt độ cao, dễ ố vàng,..). Ngoài ra, theo như giới hạn về vùng thị trường của
doanh nghiệp, để đạt được lợi nhuận tốt nhất, công ty chủ yếu phân phối giấy in

ở Long An và một số tỉnh lân cận ở phía Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa
Vũng Tàu, Đồng Nai, Đồng Tháp, Tiền Giang, Tây Ninh và Bình Dương), trong đó
chủ yếu là ở Long An và Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.2.

Theo thị trường doanh nghiệp

Công ty TNHH Việt Tường Long An hoàn toàn có thể đáp ứng nguồn nguyên
liệu đầu vào đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước. Đối với khách hàng
doanh nghiệp vừa là những khách hàng mục tiêu vừa là khách hàng chiến lược trong
việc quảng bá hình ảnh về sản phẩm cũng như khẳng định thương hiệu. Bằng việc
tiếp cận các khách hàng doanh nghiệp, Công ty TNHH Việt Tường Long An sẽ dần
8


thâm nhập được vào thị trường Việt Nam và mở rộng sang các ngành kinh doanh
cung ứng cho doanh nghiệp sản xuất. Khi phân khúc theo thị trường doanh nghiệp,
doanh nghiệp mua sản phẩm được chia theo mức độ mua hàng, cường độ mua hàng
và mức độ trung thành. Dựa trên những đặc điểm của các doanh nghiệp hiện đang
sản xuất ở Việt Nam cùng với mục tiêu phát triển của Công ty TNHH Việt Tường
Long An, doanh nghiệp khách hàng được chia thành 2 loại:
-


Khách hàng doanh nghiệp vừa

Doanh nghiệp sản xuất với quy mô tầm trung, lớn; thuộc các ngành in ấn (sách
báo, quảng cáo,…), văn phòng phẩm (vở, sổ,…), đóng gói sản phẩm; có mặt hàng
phân phối trên toàn quốc hoặc tại các tỉnh, thành phố lớn; nguyên liệu sử dụng chủ
yếu là giấy in ấn, giấy viết, giấy bao bì; thường đặt hàng với số lượng lớn và thường
xuyên, có yêu cầu khắt khe về mặt chất lượng và giao nhận.
Doanh nghiệp quan tâm đến nguồn gốc, xuất xứ của nguyên liệu, chất lượng
nguyên liệu trên giá thành. Các doanh nghiệp tìm kiếm nguyên liệu mang lại cảm
giác mới mẻ để làm phong phú, đa dạng tập sản phẩm.
-

Khách hàng kinh doanh nhỏ lẻ

Những doanh nghiệp mua sản phẩm với số lượng trung bình và nhỏ để phục
vụ số lượng khách hàng không quá lớn; thường là các xưởng in nhỏ, các tiệm photo
trong khu vực; sử dụng chủ yếu giấy in ấn; đây thường là những hợp đồng nhỏ lẻ và
ngắn hạn.
2.2.3.

Theo thị trường hành vi

Khi phân khúc theo thị trường hành vi, doanh nghiệp mua sản phẩm được chia
theo yêu cầu về sản phẩm (giấy in chất lượng cao hoặc giấy in chất lượng trung
bình, khổ giấy to hoặc khổ giấy nhỏ…)
-

Đối với những doanh nghiệp tổ chức sự kiện, thường xuyên in banner,


poster, thiệp mời, giấy mời sẽ yêu cầu những loại giấy có chất lượng cao (giấy trắng
in rõ nét, ít bị ố vàng bởi thời tiết, khổ giấy to để in các poster, banner, …)
-

Đối với những doanh nghiệp in ấn tờ rơi, in ấn bao bì sản phẩm sẽ cần

những loại giấy không yêu cầu trắng nhưng phải bền và dai.

9


2.3.

Đối thủ cạnh tranh

2.3.1.

Công ty TNHH Thương Mại Công Nghiệp Giấy Vĩnh Thịnh (Tp.

Hồ Chí Minh)
Được thành lập từ năm 1994, Vĩnh Thịnh là một thương hiệu sản xuất và phân
phối giấy nổi tiếng tại khu vực miền Nam nói riêng và cả nước nói chung, là một
trong những doanh nghiệp tiên phong tại Việt Nam sản xuất và cung cấp các sản
phẩm giấy in, giấy photocopy đa chức năng và giấy in khổ lớn, tập học sinh. Vĩnh
Thịnh được biết đến là: nhà sản xuất giấy in, photo thương hiệu Subaru, Yes, Ace
Bich, Paper Coin; nhà sản xuất vở học sinh thương hiệu Subaru Notebook; đại lý
phân phối chính thức các dòng giấy in Double A, Plus, Accura, Ford, Dakota...
Các sản phẩm của Vĩnh Thịnh hiện đang có mặt trên hầu hết các tỉnh thành
trên cả nước thông qua 134 điểm phân phối lớn và hơn 1.600 điểm bán DOS. Mỗi
năm, hệ thống sản xuất của Vĩnh Thịnh sử dụng đến hơn 18.000 tấn giấy. Sử dụng

nguồn nguyên liệu chất lượng cao trong nước và nhập khẩu, các sản phẩm giấy của
Vĩnh Thịnh được chứng nhận đạt các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và thân thiện
với môi trường, trong đó có tiêu chuẩn ECF (Elemental Chlorine Free), ISO 9001
Quality Management System (hệ thống quản lý chất lượng) và ISO 14001
Environmental Management System (hệ thống quản lý môi trường).
Ngày 31/07/2016, Vĩnh Thịnh nhận được giải thưởng Thương hiệu hàng đầu –
Top Brands 2016 do Viện Nghiên cứu Kinh tế, Trung tâm Nghiên cứu Người tiêu
dùng Việt Nam, tổ chức Global GTA (Vương quốc Anh) phối hợp xét duyệt và trao
tặng dưới sự giám sát của tổ chức InterComformity (Đức). Đây là giải thưởng dành
cho các doanh nghiệp có sản phẩm, công nghệ, dịch vụ chất lượng phù hợp với tiêu
chuẩn vì cộng đồng. Vĩnh Thịnh đang ngày càng khẳng định vị thế trên thương
trường giấy đầy cạnh tranh hiện này.
Giấy thùng cỡ A4: 39.000 đến 59.000/ream (tùy chất lượng giấy); Giấy dùng
trong in ấn: 42.500 đến 67.500/ream (tùy khổ giấy); Giấy cuộn nhỏ: 181.000 đến
256.000/cuộn (tùy khối lượng cuộn giấy); Tập học sinh: 3.500/tập trở lên (tùy độ
dày và kích thước tập)

10


2.3.2.

Công ty TNHH Giấy Minh Cường Phát (Đồng Nai)

Sản lượng cung cấp cho thị trường của công ty lên tới 500 đến 700 tấn giấy hàng
tháng. Trong một năm, Minh Cường Phát cung cấp cho thị trường 3.000 tấn giấy bao
bì, 3.500 tấn giấy in ấn. Hiện nay công ty là đại lý độc quyền nhập khẩu một số loại
giấy trắng in và giấy in báo, giấy Duplex với chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh.

2.3.3.


Công ty Cổ phần Giấy Hải Tiến (Hà Nội)

Sau 30 năm hoạt động hiệu quả, thương hiệu Giấy Hải Tiến đã khẳng định
được chỗ đứng vững chắc trên thị trường cả nước đặc biệt là Hà Nội, miền Bắc,
miền Trung nơi công ty chiếm được thị phần lớn. Nhà máy sản xuất có diện tích
2

22.000m với quy mô 500 - 1000 nhân viên. Công ty đã có những đầu tư lớn vào
máy móc, công nghệ sản xuất và hiện đang sở hữu một dây chuyền sản xuất giấy vở
hiện đại bậc nhất Việt Nam.
Giá của tập vở này cũng phù hợp với chất lượng sản phẩm từ 3.500/tập tùy
vào chất lượng kích cỡ tập.
2.3.4.

Tổng Công ty Giấy Việt Nam (Hà Nội)

Dưới quyền sở hữu và sự điều hành của nhà nước, Tổng Công ty Giấy Việt
Nam được xem là cơ sở uy tín và chất lượng để các doanh nghiệp hướng tới. Công
ty chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm giấy in, giấy photo, giấy viết, …
Năng lực sản xuất của công ty đạt xấp xỉ 200000 tấn bột giấy/năm và 300000
tấn giấy/năm, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, bảo vệ môi trường đạt
tiêu chuẩn Quốc gia. Quá trình sản xuất kinh doanh khép kín từ khâu quy hoạch
phát triển vùng nguyên liệu gỗ đến khâu chế biến, tiêu thụ sản phẩm giấy.
Bên cạnh mục tiêu sản xuất kinh doanh hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao,
công ty luôn duy trì thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội, người
lao động. Đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường, coi đó là một trong những điều kiện
tiên quyết để phát triển bền vững.
Với hệ thống công nghệ hiện đại, ưu thế vượt trội về chế biến giấy và bột giấy,
cùng với chiến lược đầu tư mở rộng, phát triển toàn diện, công ty đã khẳng định

được vị thế ngày càng vững chắc trong ngành công nghiệp giấy Việt Nam và khu
vực Đông Nam Á.

11


2.3.5.

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Thuần Mẫn (Dak Lak)

Với gần 30 năm hoạt động trong lĩnh vực chính là lâm nghiệp và hoạt động
dịch vụ có liên quan, công ty đã được Siêu thị Công nghệ Vinatech ký kết chuyển
giao công nghệ bột giấy phi gỗ của Nhật Bản. Đây là bước đầu để công ty gia nhập
thị trường sản xuất bột giấy và giấy theo phương pháp mới với công nghệ xanh, hạn
chế gây ô nhiễm, nguy hại cho môi trường.
2.3.6.

Công ty TNHH Bao bì HENGDA Việt Nam (Hải Phòng)

Được thành lập năm 2019 với sản phẩm chính là giấy và sản phẩm từ giấy, đây
có thể coi là đối thủ tiềm ẩn của công ty trong tương lai.
2.4.

Lợi thế cạnh tranh của dự án
-

Nguyên liệu được sử dụng là nguyên liệu phi gỗ như rơm rạ. Điều này

giúp hạn chế nạn phá rừng, đồng thời cho phép người nông dân tận dụng các loại
phế phẩm này, không còn phải đốt bỏ gây ô nhiễm không khí như lâu nay.

-

Nguyên liệu giúp bảo vệ môi trường, hòa nhập với xu thế cuộc sống hiện

nay khi mọi người đều đang tích cực hướng đến một cuộc sống xanh. Vì thế sản
phẩm sẽ thu hút được sự ủng hộ và tín nhiệm từ cộng đồng.
-

Phương pháp sản xuất cho phép tận dụng được thế mạnh nguyên liệu sẵn

có của Việt Nam. Nguyên liệu này một phần là do có sẵn, một phần có thể nhờ
trồng canh tác ngắn ngày.
-

Đội ngũ chăm sóc khách hàng nhanh nhạy, luôn update những thông tin và

phản hồi của khách hàng sớm nhất qua các kênh thông tin truyền thông và số điện
thoại liên hệ trực tiếp.

12


CHƯƠNG 3.
3.1.

TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN XUẤT

Nguồn cung nguyên liệu

 Lựa chọn nguyên liệu: Rơm rạ còn lại sau khi người nông dân thu hoạch thóc

gạo
 Lý do chọn nguyên liệu:
o

Hiện nay, bột giấy được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu truyền

thống là gỗ lá kim, gỗ lá rộng và một phần nhỏ từ tre nứa. Việc sử dụng các
loại cây này không phải trong một thời gian ngắn mà phải mất nhiều thời
gian để cây gỗ phát triển, lúc đó mới có thể sử dụng được. Trong khi đó,
người dân Việt Nam chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, sau mỗi vụ mùa,
ngoài thu hoạch được thóc gạo thì còn lại rất nhiều rơm rạ. Số rơm rạ này
ngoài một phần được dùng làm chất đốt đun nấu, phần còn lại thường bị
người dân vứt bỏ hoặc đốt đi, rất lãng phí về mặt kinh tế. Chính vì vậy, việc
áp dụng phương pháp sản xuất bột giấy từ rơm rạ sẽ tạo ra nguồn nguyên liệu
mới dồi dào cho ngành công nghiệp sản xuất giấy, tạo điều kiện cho những
người nông dân có thêm thu nhập...
o

Bột giấy có rất nhiều loại, có thể được sản xuất từ nhiều nguồn nguyên

liệu khác nhau như gỗ, sợi bông phế, giấy tái sinh, vải, rơm, rạ, cỏ, lanh, gai,
đay, bã mía..., và có thể được sản xuất bằng nhiều phương pháp khác nhau,
thường sử dụng hóa chất trong khâu tẩy trắng và bước xử lý vật liệu yêu cầu ở
điều kiện nhiệt độ và áp suất cao nên tiêu tốn nhiều năng lượng, giá thành sản
phẩm cao và sinh ra khí thải dioxitcacbon (C02). Ngoài ra, chất thải từ quá trình
sản xuất bột giấy thường chứa các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường nên cần
phải có thêm công đoạn xử lý nước thải rất phức tạp và tốn kém.

o


Giải pháp sản xuất bột giấy được cấp bằng số 2-0000775 đề cập đến

phương pháp sản xuất bột giấy từ rơm rạ trong điều kiện môi trường thông
thường, không yêu cầu nhiệt độ và áp suất cao, tiêu tốn ít năng lượng và hóa
chất. Các hóa chất được sử dụng là loại thông dụng, rẻ tiền như natri hydroxit
(NaOH), axit clohydric (HCl), canxi hydroxit Ca(OH)2, hydroperoxit (H2O2).
Ngoài ra, theo giải pháp này, quá trình sản xuất không sinh ra khí CO2 do không
có quá trình nấu. Chất thải từ quy trình sản xuất thân thiện với môi

13


trường, nước thải ra sau sản xuất có độ pH từ 6,8 đến 7,2; đạt tiêu chuẩn
nước mặt ở giá trị giới hạn A- TCVN 5942 – 1995.
o

Sản phẩm bột giấy thu được theo giải pháp của tác giả Nguyễn Phúc

Thanh đạt đủ các tính năng cơ lý của bột giấy ướt và bột giấy khô như độ
trắng, độ phân tơ chổi hóa. Quy trình và thiết bị dùng để sản xuất đơn giản,
dễ chế tạo.
3.2.

Đối tác cung ứng

3.2.1.

Đối tác cung ứng nguyên vật liệu

 Công ty Vựa rơm khô Tuấn Đạt

Địa chỉ: Ấp Bằng Lăng, X. Tân Lập, H. Tân Thạnh, Long An.
Website: vuarom.com
Vựa rơm Tuấn Đạt là đơn vị phân phối các loại rơm khô, rơm cuộn để phục vụ
cho ngành nông nghiệp tại Tỉnh Long An. Vựa rơm Tuấn Đạt nằm ở vị trí rất thuận
lợi về đường thủy cũng như đường bộ để phục vụ tốt nhất cho các đối tác cũng như
việc thu mua rơm tại tất cả các đồng lúa lớn nhất vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Vựa rơm Tuấn Đạt được thành lập bởi tập thể bà con nông dân nên công ty hiểu
rõ được thể nào để có những cuộn rơm khô chất lượng nhất - giá thành tối ưu nhất.
Để bà con nông dân cũng như các đối tác lớn sử dụng được hiệu quả và chất lượng
tốt nhất của rơm.
Rơm được cuộn theo kích thước chuẩn đảm bảo ít tốn diện tích nhất và bảo
quản được lâu nhất.
Sản phẩm được nén chặt để giúp bớt chi phí vận chuyển và tăng chất lượng sản
phẩm.
Phù hợp sử dụng trong nông nghiệp và cả công nghiệp
 Công ty Rơm cuộn Thái Thông
Địa chỉ: Số 184, QL30, Ấp Công Tạo, Xã Bình Phú, Huyện Tân Hồng, Tỉnh
Đồng Tháp.
Website: thaithong.vn
Công Ty TNHH Nông Nghiệp Thái Thông là công ty chuyên về nông nghiệp. Lĩnh
vực chính của công ty là chuyên sản xuất và cung cấp rơm cuộn. Công ty luôn chú
trọng đến tất cả các công đoạn sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng sản

14


phẩm rơm cuộn. Mục tiêu của công ty là sản xuất và cung cấp thành một vòng khép
để đưa ra thị trường sản phẩm rơm cuộn chất lượng đảm bảo độ khô và màu vàng
sáng đặc trưng của rơm khô.
Rơm được đóng kiện theo tiêu chuẩn, độ nén chặt cao, thuận lợi và giảm chi phí

trong khâu vận chuyển so với rơm cuộn tròn.Thuận tiện và tăng thời gian khi bảo
quản do ít chiếm diện tích.
 Công ty TNHH Sản xuất & Thương mại Nông Thành Phát (thành viên của
Phuoc Le Trading Co., Ltd)
Địa chỉ: QL 54, Ấp Hòa Trinh, Xã Hùng Hòa, Huyện Tiểu Cần, Tỉnh Trà Vinh
Website: nongthanhphat.vn
Từ những ngày đầu tiên của năm 2012, Nông Thành Phát là một trong rất ít
những doanh nghiệp đầu tiên tại Việt nam tham gia phổ biến và phát triển máy cuốn
rơm, cũng như việc hình thành nên nghề khai thác, kinh doanh rơm cuộn tại Miền
Nam nói riêng, cả nước nói chung. Điều này đã góp phần quan trọng vào thay đổi tư
duy của người dân về rơm rạ sau khi thu hoạch lúa, từ việc đốt bỏ rơm như trước
đây thì bây giờ rơm trở thành hàng hóa chính thức, nhu cầu về rơm rất lớn. Máy
cuốn rơm đã giúp người nông dân gia tăng thu nhập đáng kể từ cánh đồng lúa của
mình, giảm thiểu việc đốt đồng; với các chủ đầu tư máy cuốn rơm thì đây là lĩnh
vực kinh doanh hiệu quả rất cao, tỉ suất lợi nhuận rất cao trên vốn đầu tư.
3.2.2.

Đối tác cung ứng thiết bị sản xuất

Dây chuyền sản xuất bột gỗ bằng phương pháp phi gỗ được chuyển giao từ
công ty Ohara - Nhật Bản.
Sau hơn 90 năm thành lập, Ohara đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển của
nhiều lĩnh vực trong ngành công nghiệp. Nhờ cung cấp giá trị sản phẩm đa dạng,
Ohara đang tiếp tục mở rộng kinh doanh trên toàn cầu. Nhận thức đầy đủ về vị thế
của mình, Ohara luôn cố gắng đưa ra và thực hiện các hoạt động sản xuất, bán hàng
thân thiện với môi trường, an toàn và bảo vệ sức khỏe con người. Bằng cách này,
Ohara đang cố gắng đóng góp tối đa cho xã hội.
Ông Vũ Ngọc Bảo - Tổng thư ký VPPA cho biết: “Đây là công nghệ sạch, không
gây ô nhiễm môi trường, lại tận dụng được nguồn nguyên liệu phi gỗ rải rác của các
vùng miền. Công suất lớn hay nhỏ không quan trọng mà quan trọng là công nghệ này


15


đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng, phù hợp với yêu cầu và hiệu quả kinh
tế cao”. Bên cạnh đó, Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam (VPPA) ủng hộ quy trình
sản xuất bột giấy với công suất 40 tấn/ ngày.
3.3.

Quy trình sản xuất

3.3.1.

Nguyên liệu

Lúa là một loại cây trồng phổ biến ở Việt Nam. Rơm là sản phẩm phụ của lúa.
Như chúng ta đã biết, rơm, rạ có thể được sử dụng để sản xuất rơm cuộn. Cũng
giống như bột gỗ, tre, bã mía, sậy, đay và các loại sợi thực vật khác, rơm rạ cũng
được áp dụng để làm bột giấy.
3.3.2.

Dây chuyền sản xuất

Dây chuyền sản xuất bột gỗ của Nhật từ nguyên liệu phi gỗ gồm:
 Máy nghiền tinh hai đĩa DDR, với hai bộ làm tinh mang đến năng suất cao
gấp 2 lần trên cùng 1 loại chân đế máy có thể giảm tối đa mức độ ma sát và
tiếp xúc giữa các bộ phận kim loại xảy ra trong những hoạt động tải năng.
 Máy lọc bột giấy giúp loại bỏ tạp chất một cách nhanh nhất.
 Máy lọc thứ cấp (xử lý phần bị loại) cho kết quả sàng lọc tốt hơn hiệu quả
gấp 4-5 lần so với máy sàng rung truyền thống. Thiết bị này tương đối gọn

nhẹ và được chứng nhận là tối thiểu ô nhiễm khu vực hoạt động.
 Máy làm sạch nồng độ cao có khả năng loại bỏ cực tốt kim loại, cát và những
tạp chất khác trong bột giấy. Ngoài ra, nó còn giúp cho việc liên tục loại bỏ
những vật lạ ngay cả với một lượng nước cân bằng để làm sạch tối thiểu. Đặc
biệt, với thiết kế phần xả cuối giúp loại bỏ ngay cả những hạt cát nhỏ nhất ở
nồng độ là 1.0-1.5%
 Máy nghiền chính được thiết kế giúp cho việc bảo tồn năng lượng, đảm bảo
hiệu quả nghiền và tiết kiệm chi phí trong sản xuất với khả năng nghiền
nguyên liệu cấp thấp mà không làm hỏng sợi bột.
 Máy lọc dạng trống giúp kéo dài thời gian lưu bột bên trong và nồng độ bột
ra ổn định khiến quá tình xử lý bột không bị dính lại do đó nồng độ bột đầu
ra không ảnh hưởng đến bột.
Đầu ra sản phẩm là bột giấy chất lượng cao, cung cấp cho thị trường trong nước
và Nhật Bản.
16


3.3.3.
Quy trình sản xuất
 Sản xuất bột giấy từ rơm rạ
Phương pháp sản xuất bột giấy từ rơm rạ gồm các công đoạn sau:
 Phơi khô và làm sạch để rơm rạ không bị lẫn cỏ, không mốc, sau đó cắt rơm
rạ thành từng đoạn dài khoảng 2 - 5cm, khuyến cáo là 3cm;
 Cho NaOH (loại hạt) cùng với nước vào máy nghiền thô và chạy máy để hòa
tan NaOH; tỷ lệ phối trộn là 4 – 7 m3 nước và 10 – 14 kg NaOH cho 1 tấn
rơm rạ, khuyến cáo là 6 m3 nước và 12 kg NaOH cho 1 tấn rơm rạ;
 Cho rơm rạ thu được từ công đoạn (1) vào máy nghiền thô với lượng ứng với
tỷ lệ phối trộn nêu ở công đoạn (2) và nghiền cùng với dung dịch NaOH có
trong máy trong thời gian 10-15 phút, khuyến cáo là 10 phút;
 Cho từ từ dung dịch HCl có nồng độ 32% theo khối lượng vào hỗn hợp trong

máy nghiền thô và tiếp tục nghiền trong thời gian 35 - 60 phút, khuyến cáo là 40
phút. Tỷ lệ phối trộn nguyên liệu là 2,5 - 4,5 lít HCl nói trên cho 1 tấn rơm rạ,
khuyến cáo là 3 lít HCl cho 1 tấn rơm rạ. Việc cho dung dịch HCl vào máy có
thể được thực hiện khi máy đang chạy hoặc cho máy ngừng hoạt động;

 Cho hỗn hợp thu được từ công đoạn (4) và Ca(OH)2 vào máy nghiền tinh và
nghiền trong thời gian 25 - 30 phút, khuyến cáo là 30 phút; tỷ lệ phối trộn là
20 – 26 kg Ca(OH)2 cho 1 tấn rơm rạ, khuyến cáo là 24 kg Ca(OH)2 cho 1
tấn rơm rạ. Lúc này, xơ xenluloza có chiều dài từ 0,5 mm đến 0,8 mm;
 Bổ sung dung dịch H202 có nồng độ 30% theo khối lượng vào hỗn hợp trong
máy nghiền tinh và tiếp tục nghiền trong thời gian 10 - 30 phút, khuyến cáo
là 15 phút. Tỷ lệ phối trộn là 50 - 70 lít dung dịch H202 nói trên cho 1 tấn
rơm rạ, khuyến cáo là 60 lít H202 cho 1 tấn rơm rạ. Lúc này, bột đã đạt yêu
cầu về độ phân tơ chổi hóa;
 Chuyển toàn bộ hỗn hợp thu được từ công đoạn (6) sang máy khuấy, khuấy
từ từ trong thời gian 2-3 giờ;
 Loại nước của huyền phù thu được từ công đoạn (7) đến khi thu được bột
giấy có độ ngậm nước 20 - 25%;
 Rửa bột giấy bằng nước

17


 Loại nước khỏi bột giấy đến khi độ ngậm nước còn lại trong bột giấy là 2025%.
Lúc này, bột giấy ướt thu được có độ trắng khoảng 70° (tính theo
thang độ trắng thì độ trắng 100° là của magie cacbonat - MgCO3) và
có thể được đưa sang máy xeo giấy để xeo ngay. Tuy nhiên, nếu muốn
sản xuất bột giấy khô thì tiếp tục đưa bột giấy ướt sang máy sấy và
sấy ở nhiệt độ 80°C cho đến khi độ ẩm còn 0,5 - 1%.
Để bột giấy có độ trắng cao hơn thì sau công đoạn (8) tiếp tục thực hiện các

công đoạn sau:
 Cho bột giấy thu được từ công đoạn (8) và nước vào máy khuấy
với tỷ lệ 3 m3 nước cho 1 tấn rơm rạ, khuấy cho bột tan đều;
 Bổ sung thêm dung dịch H2O2 có nồng độ 30% theo khối lượng
vào huyền phù trong máy khuấy và khuấy với thời gian tùy theo
nhiệt độ môi trường, ví dụ ở nhiệt độ môi trường là 12°C thì khuấy
trong khoảng 180 phút, ở nhiệt độ 17° - 20°C thì khuấy trong
khoảng 150 phút, ở nhiệt độ từ 22°C trở lên thì khuấy trong khoảng
120 phút. Tỷ lệ phối trộn là 30 lít H2O2 nói trên cho 1 tấn rơm rạ;
 Loại nước của huyền phù thu được từ công đoạn (10’) đến khi thu được bột
giấy có độ ngậm nước 20 - 25%;
 Rửa bột giấy bằng nước;
 Loại nước khỏi bột giấy đến khi độ ngậm nước còn lại trong bột giấy là 2025%.

18


 Sản xuất giấy từ bột giấy (xeo giấy)

Hình 1. Quy trình sản xuất xeo giấy
 Bột xeo được các dây chuyền trong công đoạn chuẩn bị bột được chứa trong

các bể bột xeo lớp mặt, bột xeo lớp lưng và bột xeo lớp giữa cho tờ giấy.
 Từ bể chứa riêng biệt ở công đoạn chuẩn bị bột, từng loại bột xeo được đưa

vào bể chứa đầu máy là bể chứa lớn có khuấy liên tục dùng để chứa bột sau
khi đã phối trộn. Tại bể chứa đầu máy này, các chất phụ gia được bổ sung và
phối trộn với bột giấy để tăng cường thêm những tính chất cần thiết cho tờ
giấy.Thông thường nồng độ trong bể chứa đầu máy khoảng 3 – 4%.
 Hòm điều tiết (Stuff Box) là hòm chứa bột, kích thước nhỏ, nằm ở trung gian

giữa bể chứa đầu máy và bơm quạt. Công dụng của hòm là duy trì dòng chảy ổn
định của dòng bột từ bể chứa đầu máy sang bơm quạt. Dòng bột trong hòm

19


điều tiết lúc ra có nồng độ 3 - 4% sẽ được hoà loãng bằng nước trắng (nước
thu hồi từ bộ phận lưới của máy xeo) tới nồng độ 0,6% trước khi vào bơm
quạt để sang thiết bị tinh lọc và sàng chọn trước khi lên máy xeo.
 Bơm quạt (Fan Pump) là một bơm công suất lớn dùng để bơm dòng bột đã
hoà loãng ở nồng độ thấp thích hợp khi vào thiết bị tinh lọc và sàng chọn
trước khi lên máy xeo.
 Hệ thống tinh lọc bột gồm 3 nấc. Nấc đầu gồm nhiều đơn vị lọc nhất rồi đến
nấc thứ hai, ít nhất là nấc thứ ba. Dòng bột thải của nấc lọc trên sẽ là dòng
vào của nấc lọc sau. Sau khi qua hệ thống tinh lọc thì dòng bột sẽ được đưa
vào khoang chứa có chân không để khử bọt trong dòng bột.
 Khoang chứa có chân không để chứa bột sau tinh lọc. Mục đích duy trì áp
suất chân không trong khoang để phá vỡ những bọt khí trong dòng bột.
 Hệ thống sàng tinh trước khi xeo: Sau khi qua khoang có chân không, dòng
bột sẽ được đưa vào hệ thống sàng tinh. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của
thiết bị sàng dùng trong hệ thống sàng tinh tương tự như sàng áp lực dùng
trong khâu xử lý bột sau nấu đó là sàng khe. Nồng độ bột khi vào sàng là 2 –
5%.
Sau khi được tinh lọc và sàng tinh thì dòng bột được hoà loãng tới nồng
độ khoảng 0,5% rồi bơm vào thùng đầu của máy xeo để xeo giấy.

 Công đoạn tạo thành tờ giấy trên lưới máy xeo được thực hiện ở phần đầu
máy xeo, khi bột được phân bố đều trong thùng đầu và được phun lên lưới
xeo để hình thành lớp bề mặt, lớp giữa và lớp đáy tờ giấy. Trong công đoạn
này dòng bột loãng được phun lên mặt lưới, một phần nước từ dòng bột được

thoát đi qua lưới và tờ giấy được hình thành.
 Công đoạn thoát nước được thực hiện trên bộ phận lưới, là quá trình thoát
nước tự nhiên do tác dụng của trọng lực và thoát nước cưỡng bức do tác
dụng của các hòm hút chân không được lắp đặt trên bộ phận lưới, nhằm làm
khô dần tấm giấy ướt mới được hình thành.
 Công đoạn ép được thực hiện tại bộ phận ép là công đoạn dùng lực ép cơ học
để vắt nước trong tấm giấy càng nhiều càng tốt, giúp cho công đoạn sấy sau
đó đỡ tốn hơi để sấy.
20


 Công đoạn sấy được thực hiện trong bộ phận sấy của máy xeo là công đoạn
làm bay hơi gần như toàn bộ lượng nước còn lại trong tờ giấy nhờ tờ giấy áp
sát vào bề mặt lô sấy bên trong có hơi nóng. Kết quả là nhờ nhiệt độ cao của
hơi nóng mà nước trong giấy sẽ bay hơi và tờ giấy được làm khô.
 Ở bộ phận lưới, nước trắng được thu hồi. Nước trắng là nước thoát ra tử tấm
bột ướt thu hồi được ở phần dưới của bộ phận lưới trên máy xeo. Nước trắng
có chứa xơ sợi mịn và những chất phụ gia có trong thành phần bột giấy.
Nồng độ của những chất này giảm dần từ phần đầu đến phần cuối của bộ
phận lưới. Nồng độ bột mịn trong nước trắng thoát ra ở phần đầu bộ phận
lưới khoảng 0,01 – 0,02% (so với nồng độ của bột khi phun lên lưới là 0,5 –
1%). Nước trắng thu hồi được sử dụng lại trong hệ thống máy xeo để tiết
kiệm nước và tận dụng những thành phần có trong nước trắng để xeo giấy.
- Nước trắng có nồng độ sợi cao là nước thu hồi được ở phần đầu bộ
phận lưới, nước này sẽ được đưa về bể chứa riêng nằm ở dưới lưới.
Nước này được sử dụng để pha loãng dòng bột trước khi vào thùng
đầu;
- Nước trắng có nồng độ bột thấp hơn thu hồi được từ các hòm hút chân

không áp lực cao ở phần sau của bộ phận lưới. Nước này được đưa

về bể riêng và dùng làm nước hoà loãng trong các khâu nghiền hoặc
rửa bột, rửa lưới, rửa chăn.
 Phần nước dư thừa từ bể này sẽ được đưa qua thiết bị thu hồi bột.
 Từ bộ phận ép tấm bột được đưa vào bộ phận sấy sơ bộ, rồi tới ép gia keo bề
mặt. Máy xeo dùng ở đây có bộ phận gia keo bề mặt ngay trên máy xeo. Bộ
phận này nằm ở giữa bộ phận sấy của máy xeo. Nó gồm 2 lô đặt ép sát vào
nhau, bên dưới mỗi lô có máng chứa chất gia keo cho bể mặt tấm giấy.
- Tiếp theo tấm giấy được đưa vào bộ phận sấy của máy xeo. Bộ phận
sấy có nhiệm vụ tiếp tục làm bay hơi phần nước còn lại trong tấm
giấy bằng lô sấy. Nhiệm vụ của lô sây là truyền nhiệt từ hơi nước
nóng chứa trong thân lô đến lớp giấy được áp sát và bể mặt lô, làm
bay hơi nước trong tấm giấy.

21


- Mỗi tổ sấy có bộ phận cung cấp hơi riêng bao gồm cả hơi mới (áp lực
cao) và hơi thu hồi (áp lực thấp). Lượng hơi thu hồi đi ra từ mỗi tổ sấy
sẽ được tách khỏi nước ngưng rồi qua máy nén khí đến áp suất cao, sau

đó mới được kết hợp với hơi mới rổi đưa vào lô sấy.
 Sau đó tấm giấy đi tiếp vào bộ phận cán láng để làm cho bề mặt tấm giấy
được nhẵn hơn, bóng hơn và chặt hơn (độ xốp giảm đi).
 Bộ phận cuộn là bộ phận cuối cùng của máy xeo. Nó bao gồm một lõi kim
loại đường kính nhỏ đặt nằm song song và tì lên một lô kim loại rỗng đường
kính lớn quay liên tục (gọi là lô cuộn). Tấm giấy được luồn qua khe ép giữa
lõi và lô cuộn rồi cuốn vào lõi. Khi lõi tì lên lô lớn và quay theo lô lớn thì
tấm giấy sẽ được tự động cuộn liên tục cho đến khi đường kính cuộn giấy đạt
kích thước. Cuộn giấy được cẩu ra ngoài và lõi mới được thay vào.
 Cuộn giấy tiếp tục được cuộn lại ở ngoài máy xeo, cân trọng lượng, bao gói,

in nhãn rồi chuyển vào kho thành phẩm.

22


 Quy trình xử lý chất thải

Hình 2. Quy trình xử lý chất thải giấy và bột giấy
 Nguyên tắc xử lý :
Dòng hỗn hợp nước thải thu gom từ các xưởng sản xuất nằm phân tán trong khu
vực làng nghề được thu gom bởi hệ thống cống chung dẫn tới trạm xử lý. Từ đây,
nước thải được dẫn qua các khâu xử lý sau:
23


+ Tiền xử lý: Tách loại rác, cát từ hệ thống cống chung bằng hệ thống song chắn

rác cố định, cơ khí và hệ thống bể tách rác, tách cặn và chất nổi.
+ Xử lý cơ học: Gồm có các bước Trung hòa và Keo tụ tách cặn.
– Trung hòa: Do trong quá trình sản xuất có sử dụng xút và các chất tẩy rửa, đồng
thời quá trình tẩy mực in, đánh mầu cho giấy cũng thải vào nước rất nhiều loại hóa chất
khác nhau, do vậy có thể làm pH trong nước thải thay đổi rất lớn. Để đảm bảo cho các
khâu xử lý hóa sinh học phía sau, nước thải cần được kiểm soát và cân bằng

pH.
– Tách cặn: Sau khi được ổn định pH về mức từ 6,5 – 8,5 nước thải được hòa
trộn với một loại hóa chất keo tụ nhằm kết dính các cặn lơ lửng có trong nước thành
các bông có kích thước lớn dần.Tùy vào công nghệ tách cặn được sử dụng như thế
nào để có được loại hóa chất keo tụ phù hợp.
+ Xử lý sinh học. Theo nghiên cứu thành phần của nước thải tái chế giấy, dòng

thải hỗn hợp từ nước thải tái chế giấy có các thành phần đặc trưng như BOD5,
COD, SS rất lớn, vượt tiêu chuẩn hàng chục đến hàng trăm lần, trong khi các chỉ
tiêu dinh dưỡng như T-N, T-P lại hầu như rất thấp, do vậy cần phải tính đến vấn đề
bổ sung dinh dưỡng cho nước thải trong quá trình xử lý sinh học. Với các chỉ tiêu ô
nhiễm hữu cơ tương đối cao, nước thải cần phải xử lý qua hai khâu riêng biệt:
– Xử lý yếm khí: Tạo môi trường yếm khí, bổ sung một phần dinh dưỡng cho
nước thải nhằm xử lý BOD, COD trong nước. Đặc trưng của quá trình yếm khí là
thời gian lưu nước lớn, do vậy kích thước công trình xử lý tăng lên, đồng thời cần
phải đảm bảo điều kiện ổn định về nhiệt độ nước thải.
– Xử lý hiếu khí (quá trình bùn hoạt tính): Để đưa các chỉ tiêu ô nhiễm hữu cơ về
mức tiêu chuẩn cho phép cần phải có quá trình xử lý hiếu khí. Trong môi trường hiếu
khí, các vi sinh vật sử dụng khí hoạt động mạnh sử dụng các chất hữu cơ trong nước
thải cho quá trình tăng trưởng, phân ly của mình, điều đó giúp làm giảm nồng độ hữu
cơ trong nước. Khí phải được cấp liên tục, thường xuyên để giúp các vi sinh vật hoạt
động ổn định. Có rất nhiều phương pháp bùn hoạt tính khác nhau có thể được sử dụng
như các quá trình bùn hoạt tính trong bể Aeration, Kênh ô xy hóa tuần hoàn, SBR, …

24


+ Kết thúc: Quá trình này là tập hợp các khâu làm sạch cuối cùng nhằm đảm
bảo các chỉ tiêu quy định trong tiêu chuẩn trước khi xả nước thải ra nguồn tiếp nhận
ngoài môi trường. Các khâu bao gồm:
– Lắng thứ cấp: Loại bỏ các cặn lơ lửng, bùn hoạt tính trong nước nhằm đưa chỉ
tiêu SS về dưới mức tiêu chuẩn cho phép. Có nhiều loại bể lắng thứ cấp khác nhau,
tùy quy mô công suất và mức độ xử lý để có thể lựa chọn công trình thích hợp như
hệ bể lắng đứng, lắng ngang, lắng ly tâm, lớp mỏng, …
– Khử trùng: Đáp ứng chỉ tiêu Coliform trong nước thải xả ra môi trường bên
ngoài. Tùy quy mô công suất mà người ta có thể sử dụng các phương pháp khử
trùng khác nhau như sử dụng hóa chất Clo – Javen cho trạm có công suất vừa và

nhỏ, sử dụng khí Clo hóa lỏng cho trạm có công suất vừa và lớn, sử dụng hệ thống
khử trùng bằng tia UV (Cực tím), ….
– Ngoài ra, tùy vào mức độ xử lý yêu cầu mà người ta còn có thể sử dụng bổ
sung một số công trình nhằm làm sạch triệt để nước thải cho mục đích tái sử dụng
hoặc xả thải an toàn ra các nguồn tiếp nhận có ý nghĩa quan trọng về du lịch, văn
hóa,… Sử dụng hệ thống bể lọc cát, than hoạt tính, … nhằm loại bỏ các hợp chất
AOX (có thể có). Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý này có thể tái sử dụng cho
mục đích sản xuất tại các xưởng, xí nghiệp giấy.
 Công nghệ xử lý nước thải giấy và bột giấy:
-

Nước thải từ công đoạn sản xuất bột giấy được đưa qua hố thu nhằm điều chỉnh

PH thích hợp. Sau đó, nước thải từ hố thu và nước thải từ công đoạn xeo giấy được đưa
qua song chắn rác nhằm giữ lại những tạp chất thô (chủ yếu là rác) có trong nước thải.
Sau đó nước được đưa qua bể lắng cát, để lắng các tạp chất vô cơ đảm bảo cho

các qúa trình xử lý sau, cát từ bể lắng được dẫn đến sân phơi cát để làm ráo nước và
đem đi chôn lắp hoặc trải đường.
-

Nước tiếp tục đưa sang bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ. Tại bể

điều hòa, chúng tôi bố trí đĩa phân phối khí thô nhằm mục đích hòa trộn đồng đều nước
thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu.
Điều hòa lưu lượng là phương pháp được áp dụng để khắc phục các vấn đề sinh ra sự
dao động của lưu lượng, cải thiện hiệu quả hoạt động của các quá trình xử lý

25



tiếp theo. Bơm được lắp đặt trong bể điều hòa để đưa nước lên các công trình phía
sau.
-

Từ bể điều hòa nước được bơm trực tiếp sang bể keo tụ tạo bông, nhằm keo tụ

giảm lượng chất rắn lơ lửng. Nước tiếp tục được chảy sang bể lắng I để loại bỏ các cặn
sinh ra trong quá trình keo tụ tạo bông. Ở đây ta thu hồi bột còn một phần bùn được
đưa sang bể chứa bùn. Nước thải tiếp tục sang bể arotank. Bể Aerotank có nhiệm vụ xử
lý các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Tại bể Aerotank diễn ra quá trình oxi hóa các
chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu
khí. Trong bể Aerotank có hệ thống sục khí trên khắp diện tích bể nhằm cung cấp oxi,
tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sống, phát triển và phân giải các chất ô
nhiễm. Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ dạng keo và hòa tan có trong
nước để sinh trưởng. Vi sinh vật phát triển thành quần thể dạng bông bùn dễ lắng gọi là
bùn hoạt tính. Khi vi sinh vật phát triển mạnh, sinh khối tăng tạo thành bùn hoạt tính.
Hàm lượng bùn hoạt tính nên duy trì ở nồng độ khoảng 2500 –

4000 mg/l.
Do đó, một phần bùn lắng tại bể lắng sẽ được bơm tuần hoàn trở lại vào bể
Aerotank để đảm bảo nồng độ bùn nhất định trong bể. Nước thải sau xử lý sinh học
có mang theo bùn hoạt tính cần phải loại bỏ trước khi đi vào các bể tiếp theo, vì vậy
bể lắng 2 có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải.
-

Nước sạch được thu đều trên bề mặt bể lắng thông qua máng tràn răng cưa.

Nước thải sau bể lắng sẽ tự chảy sang bể khử trùng qua Clo và được bơm qua bể
lọc áp lực đa lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính, để loại bỏ các hợp

chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh
học và halogen hữu cơ. Nước thải sau khi qua bể lọc áp lực sẽ đi qua bể nano dạng khô
để loại bỏ lượng cặn còn sót lại trong nước thải, đồng thời khử trùng nước thải trước
khi nước thải được xả thải vào nguồn tiếp nhận. Nước sau khi qua bể khử trùng đạt yêu
cầu xả thải vào nguồn tiếp nhận theo quy định hiện hành của pháp luật.

26


×