Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP HCM thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.59 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
----------***---------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TÀI TRỢ VỐN CHO DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TẠI TP HCM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐOÀN CÔNG LÝ

Thành phố Hồ Chí Minh- năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
----------***---------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TÀI TRỢ VỐN CHO DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TẠI TP HCM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐOÀN CÔNG LÝ

Thành phố Hồ Chí Minh- năm 2019



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
----------***---------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TÀI TRỢ VỐN CHO DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TẠI TP HCM

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 8340101
Học viên: ĐOÀN CÔNG LÝ

Người hướng dẫn : PGS,TS NGUYỄN XUÂN MINH

Thành phố Hồ Chí Minh-năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ:” Tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi
nghiệp tại TP HCM Thực trạng và giải pháp” là kết quả nghiên cứu độc lập của tôi,
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Xuân Minh.
Các số liệu, thông tin, tài liệu để thực hiện luận văn là trung thực, chính xác và
có ghi nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn chưa từng
được công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả luận văn


Đoàn Công Lý


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin cảm gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các Thầy, Cô trong
trường Đại Học Ngoại Thương Cơ sở 2 Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập tại nhà trường. Cảm ơn các Thầy, Cô bộ môn đã tận tình dạy bảo,
truyền đạt kiến thức bổ ích cho tôi trong quá trình học tập, rèn luyện tài Trường.
Tôi xin cảm ơn Thầy giảng viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Xuân Minh đã
dành nhiều thời gian quý báu và công sức để hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Đoàn Công Lý


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................01
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHỞI NGHIỆP VÀ TÀI TRỢ VỐN CHO
DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP...........................................................................04
1.1 Tổng quan về khởi nghiệp..........................................................................……04
1.1.1 Định nghĩa khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp.......................................04
1.1.2 Các loại hình doanh nghiệp khởi nghiệp.........................................................08
1.1.3 Xu hướng khởi nghiệp............. ........................................ ..............................12
1.1.4 Vai trò của khởi nghiệp...... .................... .......................................................17
1.1.5 Các yếu tố tác động đến thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp…......... 18
1.2 Tổng quan về tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp........ ......................23
1.2.1 Khái niệm về tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp................................23
1.2.2 Các nguồn tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp ...................................26
1.2.3 Vai trò của tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp....................................36
1.2.4 Xu hướng tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp......................................38

1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp............46
1.3 Kinh nghiệm tài trợ vốn của các địa phương cho doanh nghiệp khởi nghiệp........48
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TÀI TRỢ VỐN CHO DOANH NGHIỆP KHỞI
NGHIỆP TẠI TP HCM ……………………………………………………….…….52
2.1 Thực trạng về tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP HCM ........52
2.1.1 Quy mô tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP HCM...................52
2.1.2 Xu hướng tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP HCM.................56
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP
HCM................... ................... ................... ................... …................... ................57
2.2 Đánh giá thực trạng tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP
HCM........ ................... .................. ................... ................... .....................................61
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY TÀI TRỢ VỐN CHO DOANH
NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TẠI TP HCM…………………………………….…….73
3.1 Định hướng thúc đẩy tài trợ vốn cho doanh nghıiệp khởi nghıệp tại TP
HCM. ……………………………………………………………………………..…..73
3.2 Gıảı pháp nhằm thúc đẩy tài trợ vốn cho doanh nghıệp khởi nghıệp tại TP
HCM…………………………………………………………………………….…….75


3.2.1 Giải pháp giúp tăng tài trợ vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP HCM
từ chính doanh nghiệp khởi nghiệp................................................................................75
3.2.2 Giải pháp về cơ chế, chính sách tài trợ vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp
từ các cơ quan, tổ chức nhà nước tại TP HCM..............................................................77
3.2.3 Giải pháp tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp từ các tổ chức tín dụng,
các vườn ươm khởi nghiệp, các nhà đầu tư tại TP HCM ..............................................81
3.2.4 Các giải pháp khác ...........................................................................................82
KẾT LUẬN...................................................................................................................89
TÀİ LİỆU THAM KHẢO...........................................................................................90
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng
1
Bảng 1.1: Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam
2
Bảng 1.2: Hoạt động khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam
3
Bảng 1.3: : 6 lĩnh vực dẫn đầu thu hút đầu tư khởi nghiệp
4
Bảng 1.4 6 thương vụ thu hút đầu tư vào khởi nghiệp sáng tạo đứng

Trang
41
41
45
47

đầu năm 2017
5
6
7

Bảng 1.5: Xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam
48
Bảng 2.1: So sánh hệ sinh thái khởi nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh, năm 59
2017/2018
Bảng 3.1: các phương pháp huy động vốn đầu tư tài trợ cho khởi 78
nghiệp


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT Tên biểu đồ
Trang
1
Biểu đồ 1.1: Số thương vụ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo và giá trị
43
đầu tư
2
Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ thu hút đầu tư qua các vòng gọi vốn của doanh 44
nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, năm 2016
3
4
5
6
7

Biểu đồ 1.3: Tỷ lệ các lĩnh vực thu hút khởi nghiệp sáng tạo năm
2017
Biểu đồ 2.1: Các giai đoạn hiện tại của các startup

45
66

Biểu đồ 2.2: Mức chủ động tìm kiếm thêm nguồn tài trợ của các
67
Startup
Biểu đồ 2.3: Mức quan tâm nguồn tài trợ của các Startup
67
Biểu đồ 2.4: Đánh giá chung hoạt động tài trợ vốn tại TP.HCM cho 68

Startup

8

Biểu đồ 2.5: Đánh giá về khả năng tiếp cận nguồn tài trợ vốn cho 69
Startup tại TP HCM

9

Biểu đồ 2.6: Đánh giá mức tài trợ vốn cho Startup tại TP HCM

70


10

Biểu đồ 2.7: Đánh giá về các điều kiện mà các nhà tài trợ vốn đưa ra 71
cho startup để được nhận tài trợ

11

Biểu đồ 2.8: Đánh giá như về thời hạn tài trợ vốn cho Startup

72

12

Biểu đồ 2.9: Khó khăn trong khâu nào khi tiếp cận nguồn vốn tài

73


trợ

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
STT
Từ viết tắt
1
DNTN

Nội dung
Doanh nghiệp tư nhân

2

DNKN

Doanh nghiệp khởi nghiệp

3
4

DN
NĐT

Doanh nghiệp
Nhà đầu tư

5


NHNN

Ngân hàng nhà nước

6

NĐTMH

Nhà đầu tư mạo hiểm

7

NĐTTT

Nhà đầu tư thiên thần

8
9

TNHH
TCTD

Trách nhiệm hữu hạn
Tổ chức tính dụng

10

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


11

UBND

Ủy ban nhân dân


TIẾNG ANH
STT Từ viết tắt Tiếng anh

Nghĩa tiếng việt

1

GERA

Global Entrepreneurship
Research Association

Hiệp hội Nghiên cứu khởi nghiệp
toàn cầu

2

GEM

Tổ chức khởi nghiệp toàn cầu

3

4

GDP
SIHUB

- Global Entrepreneurship
Monitor
Gross Domestic Product
Saigon Innovation Hub

5

ICT

6

IPO

7

OECD

8
9

Startup
SIHUB

Information &
Communication

Technologies
Initial Public Offering
Organization for Economic
Co-operation and
Development
Saigon Innovation Hub

TỔng sản phẩm quốc nội
Trung tâm đổi mới sáng tạo Sài
Gòn
Kỹ thuật thông tin và truyền thông
chào bán chứng khoán lần đầu
tiên ra công chúng
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh
tế
Doanh nghiệp khởi nghiệp
Trung tâm đổi mới sáng tạo Sài
Gòn


1
LỜI MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Bước vào giai đoạn đầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng và cả nước nói chung đang chủ động hội nhập kịp thời để có thể đi tắt
đón đầu để tạo đột phá trong phát triển kinh tế xã hội. Trong nhiều năm qua, Thành phố
Hồ Chí Minh đã nỗ lực rất nhiều nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thành lập và
phát triển, trong đó có các mô hình khởi nghiệp Start up, yếu tố mà được xem là có thể
tạo nên đột phá cho sự phát triển hiện nay .
Trong hai năm 2017-2018 Thành phố Hồ Chí Minh đã chi khoảng 90 triệu USD

cho khởi nghiệp, đã có hơn 760 Start up được hình thành, chiếm hơn 42% số lượng Start
Up trên cả nước. Trong đó có khoảng 350 Startup đang tham gia các chương trình hỗ trợ
của Thành phố Hồ Chí Minh. Có 220 Start Up đang được hỗ trợ ươm tạo tại 10 cơ sở
ươm tại của nhà nước từ 2011 đến nay. 70% trong số này đang ở giai đoạn đầu tiên, 49%
start up đã tìm được nhà tài trợ , nhà đầu tư.
Tuy nhiên hầu hết các Start up đều mới thành lập và có vốn dưới 1 tỷ đồng…
Ngoài nhân tố con người thì nguồn vốn được xem như là một trong các yếu tố quan trọng
hàng đầu giúp các Startup tồn tại và phát triển.
Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang ban hành nhiều chính sách nhằm kết nối các
tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hỗ trợ cho Startup, nhằm tạo ra các Startup có trình độ
khoa học công nghiệp cao, có sản phẩm có giá trị gia tăng và tăng trưởng nhanh.
Với dân số hơn 8,8 triệu người, tương đương với dân số của TP HCM, Israel đang
thành công và là quốc gia đi đầu trong khởi nghiệp, giúp nước này nhanh chóng trở thành
đất nước phát triển hàng đầu thế giới bằng cách khuyến khích khởi nghiệp thông qua các
quỹ đầu tư mạo hiểm có thể lên đến 1 triệu USD.
Hiện tại, không chỉ trông chờ vào nguồn hỗ trợ của nhà nước và các Startup còn
có thể tìm kiếm nguồn hỗ trợ từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, các tổ chức tín dụng, các công
ty lớn có cùng lĩnh vực với các Startup , các ngân hàng thương mại… Việc nghiên cứu


2
thực trạng về hoạt động tài trợ vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay giúp
chúng ta nhìn nhận lại tính phù hợp của các hoạt động hỗ trợ vốn cho các Startup mà còn
giúp cho các nhà quản lý, các Startup, các tổ chức tài trợ vốn có liên quan đưa ra giải
pháp phù hợp hơn, giúp cho các Startup của TP HCM ngày càng phát triển và lớn mạnh
hơn, tạo đà phát triển vượt bậc về kinh tế, khoa học công nghệ cho TP HCM trong những
năm tới. Đó là lý do mà tôi chọn đề tài nghiên cứu về : “ Tài trợ vốn cho doanh nghiệp
khởi nghiệp tại TP HCM thực trạng và giải pháp”
1.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính của nghiên cứu là hoạt động tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi

nghiệp tại TP HCM.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: các StarUp tại TP HCM
Phạm vi thời gian: số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 11/2018 – 2/2019; số liệu
thứ cấp được thu thập từ tháng 2/2019- 3/2019
1.4 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài làm nhằm tìm hiểu về thực trạng hoạt động tài trợ
vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP HCM và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn
thiện hoạt động hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp
khởi nghiệp tồn tại và lớn mạnh hơn .
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả thu thập số liệu thứ cấp từ các nguồn đáng tin cậy như các đề tài nghiên
cứu khoa học, bài đăng tạp chí, các nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước.
Thực hiện việc điều tra, khảo sát thực tế thông qua phiếu khảo sát trực tuyến trên
Google Docs đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh để thu
thập thông tin, lấy ý kiến đánh giá về hoạt động tài trợ vốn cho các doanh nghiệp khởi


3
nghiệp này. Đối tượng trả lời phiếu khảo sát là các Giám đốc doanh nghiệp khởi nghiệp
chịu trách nhiệm chính cho hoạt động của doanh nghiệp. Tác giả sẽ tiến hành khảo sát
doanh nghiệp khởi nghiệp ở tất cả các lĩnh vực. Dữ liệu trong các phiếu trả lời hợp lệ sẽ
được tác giả dùng để phân tích đánh giá mức độ hài lòng và độ phù hợp từ phía các
Startup đối với các hoạt động tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp .
Kết quả các phiếu trả lời có tính tin cậy cao do phiếu khảo sát được gửi và thu trực
tiếp từ những nhà lãnh đạo trực tiếp của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Thông tin trong phiếu khảo sát hợp lệ được trả lời một cách đầy đủ, điều này phản
ánh mức độ quan tâm và thái độ hợp tác của các Startup được khảo sát.
Tác giả sử dụng các loại câu hỏi có liên quan đến hoạt động tài trợ vốn cho doanh

nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại TP HCM, các câu hỏi chủ yếu ở dạng lựa chọn,
đánh giá theo thang đo có sẵn và lựa chọn thứ tự ưu tiên về các đề mục có liên quan sâu
sát nhất đến hoạt động tài trợ vốn nhằm có cái nhìn từ phía các Startup về hoạt động tài
trợ vốn.
Về mặt thông tin của các đối tượng điều tra đảm bảo được tính chính xác cao. Tất
cả các phiếu điều tra đều đầy đủ thông tin về doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo.
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích – tổng hợp để
đưa ra những nhận định về các hoạt động tài trợ vốn cho Startup, phương pháp đối chiếu
– so sánh để phân tích các khía cạnh trong hoạt động tài trợ vốn cho Startup, nhằm đánh
giá thực trạng tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP HCM và đề xuất các giải
pháp có tính khả thi giúp phát triển hoạt động tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp
tại TP HCM trong thời gian tới .
Trong phần đánh giá, thông qua số liệu thống kê từ Google Docs từ các phiếu khảo
sát để đưa ra đánh giá về độ hài lòng và độ phù hợp từ các hoạt động tài trợ vốn cho các
doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP HCM.


4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHỞI NGHIỆP VÀ TÀI TRỢ VỐN CHO
DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP
1.1 Tổng quan về khởi nghiệp
1.1.1 Định nghĩa khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp:
Khởi nghiệp trẻ, theo Schnurr và Newing (1997), được định nghĩa là "ứng dụng
thực tế các phẩm chất của doanh nhân, ví dụ như sáng kiến, đổi mới, sáng tạo và mạo
hiểm trong môi trường làm việc hoặc tự khởi nghiệp việc làm hoặc việc làm trong các
công ty nhỏ mới thành lập, sử dụng các kỹ năng thích hợp để thành công trong môi
trường kinh doanh.
Định nghĩa khởi nghiệp được giải thích là “tư duy và quá trình tạo ra và phát triển
hoạt động kinh tế bằng cách kết hợp sự chấp nhận rủi ro, sự sáng tạo và/hoặc sự cải tiến

trong một tổ chức mới đã đang tồn tại” - theo Ủy ban cộng đồng Châu Âu (2003). Oviatt
and McDougall (2005) thì cho rằng khởi nghiệp là sự khám phá, thực hiện, đánh giá và
khai thác những cơ hội để tạo nên những sản phẩm và dịch vụ trong tương lai.
Sự khởi nghiệp là một quá trình hoàn thiện và bền bỉ, bắt đầu với việc nhận biết cơ
hội, từ đó phát triển ý tưởng để theo đuổi cơ hội qua việc thành lập doanh nghiệp mới.
Theo tổ chức Global Entrepreneurship Monitor (GEM) thì một doanh nghiệp khi vừa
thành lập sẽ trải qua 3 giai đoạn: từ hình thành, phát triển ý tưởng đến thành lập doanh
nghiệp và cuối cùng là duy trì và phát triển doanh nghiệp. Các học giả trong lĩnh vực
kinh tế lao động cho rằng khởi nghiệp là sự lựa chọn giữa việc đi làm thuê và tự tạo việc
làm cho mình. Vì vậy, khởi nghiệp là sự chấp nhận rủi ro để tự làm chủ tạo lập một
doanh nghiệp mới và thuê người khác làm việc cho mình.
Như vậy: “khởi nghiệp là việc một cá nhân, một nhóm người tận dụng cơ hội thị
trường và năng lực của mình để tạo dựng một công việc kinh doanh mới”. Khởi nghiệp
là một tổ chức của con người được thiết kế nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong
những điều kiện không chắc chắn nhất.


5
Cần phân biệt giữa khởi nghiệp và lập nghiệp . Theo ông Trương Gia Bình: "Một
bên là Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, một bên hiểu là Lập nghiệp. Lập nghiệp cũng có
thể trở thành doanh nghiệp cực kỳ lớn. Còn nói đến Startup phải nói đến đỉnh cao của
khoa học công nghệ, nói đến điều thế giới chưa từng làm".
Doanh nghiệp khởi nghiệp
Theo nghiên cứu của Paul Graham (2005) cho rằng, doanh nghiệp khởi nghiệp là
doanh nghiệp được thành lập ra với kỳ vọng tăng trưởng nhanh. Tốc độ tăng trưởng gắn
với sáng tạo về ý tưởng mới là yếu tố quan trọng nhất xác định đó là một doanh nghiệp
khởi nghiệp hay không. Các yếu tố khác (như doanh nghiệp mới thành lập, thuộc lĩnh
vực công nghệ, được quỹ đầu tư rủi ro tài trợ) chỉ có ý nghĩa phụ trợ. Theo đề án “Hỗ
trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” doanh nghiệp
khởi nghiệp là “loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác

tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới”.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gọi startup là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng
tạo, một cách nói ngắn gọn của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đó là một
cộng đồng đặc biệt vì theo ông, “tính chất tạo ra những sản phẩm mới, phân khúc khách
hàng mới bằng những công nghệ mới và ý tưởng mới chưa từng có, cách tiếp cận thị
trường mới, thường là liên quan đến công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và vì qua
mạng nên không có tính biên giới”. Theo ông Bùi Thế Duy, Chánh Văn phòng Bộ khoa
học và công nghệ : "Doanh nghiệp khởi nghiệp phải dựa trên một công nghệ mới hoặc
tạo ra một hình thức kinh doanh mới, xây dựng một phân khúc thị trường mới, nghĩa là
phải tạo ra sự khác biệt không chỉ ở trong nước mà với tất cả công ty trên thế giới"
Doanh nghiệp khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài
sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Công ty startup là một loại hình doanh
nghiệp có thể dưới dạng một công ty, một hiệp hội hay một tổ chức được thiết lập để
mưu tìm một mô hình kinh doanh hiệu quả và linh hoạt. Doanh nghiệp khởi nghiệp là
doanh nghiệp mới thành lập, trong tình trạng “đang phát triển”. Cái tên startup, được tạo


6
ra từ thời bong bóng dot – com (.com), thời mà vô vàn công ty dot – com (công ty kinh
doanh trên internet với trang web có đuôi .com) được thành lập. Vì nguồn gốc như thế,
nhiều người coi startup chỉ là dạng công ty công nghệ. Nhưng, hiện nay, khi công nghệ
trở thành yếu tố đương nhiên, thì khi nói đến công ty startup ta phải nhấn mạnh đến 3
tính chất quan trọng đó là: có sáng kiến đổi mới, quy mô linh hoạt, tăng trưởng nhanh.
Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có khả năng tăng trưởng nhanh dựa
trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Công ty startup hay
nói gọn startup là một loại hình doanh nghiệp có thể dưới dạng một công ty, một hiệp
hội hay một tổ chức được thiết lập để mưu tìm một mô hình kinh doanh hiệu quả và linh
hoạt. Những startup này là doanh nghiệp mới thành lập, và đang phát triển. Các startup
hay doanh nghiệp khởi nghiệp thường là công ty công nghệ hoặc có ứng dụng công nghệ
đặc biệt là công nghệ thông tin. Nhưng hiện nay,công ty startup phải có 3 tính chất quan

trọng đó là: có sáng kiến đổi mới, quy mô linh hoạt, tăng trưởng nhanh.
Startup được hình thành từ doanh nghiệp nhỏ hướng đến trở thành công ty khác
biệt lớn, mang lại giá trị cao, tìm cách thực hiện một chiến lược kinh doanh đổi mới để
có thể thay đổi thị trường hiện tại, ví dụ như Amazon, Uber, Google, Facebook...
Startup là một tổ chức tạm thời, được thiết lập để mưu tìm một mô hình kinh doanh
và thăm dò mức độ hút thị trường của sản phẩm/dịch vụ. Trong khi một công ty lớn là
một tổ chức đã tồn tại lâu dài và đáp ứng tốt thị trường, đã được thiết kế để vận hành
một mô hình kinh doanh đã được xác định rõ, được công nhận hoàn toàn, đã vượt qua
thử thách, đã được thẩm tra chứng minh tính ổn định, rõ ràng, có nguồn khách hàng ổn
định và hoạt động một cách linh hoạt.
Startup hay doanh nghiệp khởi nghiệp được thiết lập để kỳ vọng tăng trưởng nhanh.
Mặc dù doanh nghiệp khởi nghiệp mới thành lập, thuộc ngành công nghệ và được quỹ
đầu tư mạo hiểm tài trợ hoặc có chiến lược tốt thì cũng chưa thể coi đó là Startup. Startup
phải có tốc độ tăng trưởng, startup phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn hơn doanh
nghiệp thông thường, phải có ý tưởng khác biệt nhằm tạo ra tốc độ tăng trưởng nhanh.”


7
Một startup phải có tiềm năng tăng trưởng lớn trong tương lai. Ngoài ra, các đặc
điểm mà startup phải có là tổ chức không có lịch sử, không có báo cáo tài chính quá khứ,
phụ thuộc vốn tư nhân (chứ không phải vốn chứng khoán) và xác suất sống không cao.
Các công ty startup hay doanh nghiệp khởi nghiệp có thể xuất hiện dưới nhiều quy
mô và hình thức. Dù với quy mô và hình thức nào, thì các startup phải tiến hành các
nhiệm vụ sau: đầu tiên là hình thành nhóm đồng sáng lập nhằm bảo đảm các kỹ năng và
nguồn lực then chốt phải được dùng vào việc nghiên cứu và sản xuất ra sản phẩm khả
dụng tối thiểu đầu tiên là phiên bản đầu tiên của một sản phẩm mới, một dịch vụ mới
cho phép nhóm đồng sáng lập thu thập được tối đa các bài học có giá trị từ khách hàng
với nguồn lực tối thiểu.
Trên cơ sở sản phẩm khả dụng tối thiểu, doanh nghiệp khởi nghiệp tiến hành xem
xét, đánh giá và phát triển các ý tưởng, các khái niệm kinh doanh nhằm hình thành một

hiểu biết sâu rộng hơn về các ý tưởng và các khái niệm này cùng tiềm năng thương mại
của chúng. Có thể nhận biết mô hình kinh doanh startup thông qua cách tiếp cận từ dưới
lên hoặc từ trên xuống. Một tổ chức kinh doanh sẽ kết thúc giai đoạn startup sau khi đã
vượt qua một số giai đoạn nhất định, như là khi doanh nghiệp khởi nghiệp được thương
mại hóa trên thị trường chứng khoán sau khi phát hành cổ phiếu IPO, hoặc kết thúc như
một đơn vị độc lập thông qua sát nhập hay góp vốn, hoặc chấm dứt hoạt động. Quy mô
và mức độ phát triển của hệ sinh thái hỗ trợ cho các startup hay là các doanh nghiệp khởi
nghiệp, nơi mà các startup hình thành và phát triển, có tác động to lớn đến mức độ thành
công của các startup, trong đó có hoạt động tài trợ vốn.


8
1.1.2 Các loại hình doanh nghiệp khởi nghiệp
Có 4 loại hình doanh nghiệp khởi nghiệp chính khi nhà sáng lập xem xét lựa chọn
loại hình sao cho phù hợp với mô hình khởi nghiệp kinh doanh của doanh nghiệp mình
bao gồm: Thuế, trách nhiệm cá nhân, khả năng dễ dàng sang nhượng, bổ sung hoặc thay
thế chủ sở hữu mới và kỳ vọng của nhà đầu tư.
Quá trình chọn lựa này vô cùng khó khăn bởi có rất nhiều loại hình của tổ chức để
nhà sáng lập doanh nghiệp khởi nghiệp chọn lựa. Một kế hoạch khởi nghiệp có thể được
tổ chức như một doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu
hạn là tùy vào định hướng phát triển của nhà sáng lập doanh nghiệp khởi nghiệp, sau đây
là các ưu và nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay.
a. Khởi nghiệp từ doanh nghiệp tư nhân (DNTN)
Đây là loại hình doanh nghiệp dễ điều hành nhất, do một cá nhân làm chủ và tự
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ
sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không
có tư cách pháp nhân.
– Ưu điểm:
Về chế độ sở hữu và chịu trách nhiệm: Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp
nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan

đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, điều là là một mặt thuận lợi trong việc hoạt
động của doanh nghiệp tư nhân, tuy nhiên khi nhà tài trợ vốn lại khó có tiếng nói trong
các quyết định của định của doanh nghiệp khi mà các quyết định chỉ được thông qua bởi
chủ DNTN.
– Nhược điểm:
+ Nếu chế độ sở hữu và chịu trách nhiệm như phân tích ở trên được coi là một ưu
điểm của DNTN thì nó cũng là một nhược điểm rất lớn của loại hình doanh nghiệp này.
Việc không có sự tách bạch về tài sản giữa chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp dẫn đến


9
khi có rủi ro xảy ra, chủ Doanh nghiệp tư nhân sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng
toàn bộ tài sản của mình và của cả DNTN chứ không chỉ giới hạn trong phạm vi số vốn
góp vào doanh nghiệp như ở loại hình công ty TNHH hoặc CTCP, việc này dẫn đến khó
khăn khi nhà tài trợ vốn tài trợ vào, việc tách biệt với tài sản công ty cũng không rõ ràng,
và ảnh hưởng đến khoản đầu tư của nhà tài trợ vốn, rõ ràng là nhà đầu tư muốn biết tỉ lệ
sở hữu của mình là bao nhiêu khi tài trợ vốn vào, và khi tiến hành chuyển đổi lên công
ty cổ phần thì tỉ lệ góp vốn tài trợ này sẽ được chuyển đổi như thế nào cho phù hợp với
số vốn mà nhà đầu tư góp vào.
+ DNTN không có tư cách pháp nhân, điều này cũng là một nhược điểm khá lớn.
Bởi không phải nghiễm nhiên mà pháp luật lại trao tư cách pháp nhân cho một tổ chức
để hoạt động trên thực tế. Tư cách pháp nhân sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo lòng tin trước
khách hàng khi giao dịch bởi nó có sự tách bạch về tài sản và khả năng chịu trách nhiệm
cao hơn khi có rủi ro xảy ra.
+ Về cách thức huy động vốn: Nếu như công ty Cổ phần có quyền phát hành cả cổ
phiếu và trái phiếu, công ty TNHH có quyền phát hành trái phiếu để huy động vốn (đây
là lợi thế của hai loại hình này) thì DNTN lại không được phát hành bất kỳ loại chứng
khoán nào, việc này dẫn đến khó khăn khi nhà tài trợ vốn muốn có một chứng nhận đảm
bảo cho phần tài trợ mà nhà tài trợ tài trợ vốn vào.
b. Khởi nghiệp từ công ty trách nhiệm hữu hạn

Đây là loại hình doanh nghiệp do một hay nhiều thành viên góp vốn vào; chủ sở
hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong
phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp, hiện nay đa số các doanh nghiệp khởi nghiệp
chọn hình thức doanh nghiệp này để khởi nghiệp vì các sáng lập viên của các Startup
thường là người thân, bạn bè, đồng nghiệp cùng nhau góp vốn hình thành Startup, hoạt
động dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau và thường có các mối quan hệ quen biết trước đó
nên dễ làm việc cùng với nhau, họ phân chia phần góp vốn của mình rõ ràng và sau này


10
khi có nhà tài trợ tài trợ vốn vào thì họ tăng vốn điều lệ hoặc phân chia lại tỉ lệ sở hữu
sao cho phù hợp.
– Ưu điểm:
+ Lợi thế của công ty TNHH là chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi
vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty nên các quyết định được đưa ra nhanh chóng
và kịp thời, không mất nhiều thời gian để thảo luận và đưa ra quyết định về các vấn đề
quan trọng như công ty cổ phần. Các nhà tài trợ vốn cũng thường tài trợ vào các doanh
nghiệp này, họ chỉ chịu trách nhiệm trong số vốn mình góp vào và được phân chia tỉ lệ
sở hữu công ty tương ứng với số tiền tài trợ mà họ góp vào doanh nghiệp khởi nghiệp,
và công ty tiến hành phát hành cổ phiếu ra công chúng thì các nhà tài trợ có thể chuyển
đổi tỉ lệ sở hữu này sang số cổ phiếu tương đương với tỉ lệ sở hữu đó.
+ Do có tư cách pháp nhân nên chủ sở hữu công ty TNHH chỉ chịu trách nhiệm về
các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho
chủ sở hữu và đây là điểm hơn hẳn DNTN.
– Nhược điểm: Việc huy động vốn của công ty TNHH bị hạn chế do không có
quyền phát hành cổ phần. Do đó, việc huy động vốn của loại hình công ty này bị hạn chế
hơn nhiều so với CTCP, ở giai đoạn này công ty gia tăng nguồn vốn từ lợi nhuận của
công ty và từ nhà tài trợ là chủ yếu, giai đoạn này công ty cũng đã có những bước phát
triển nhất định nên rất dễ được nhận tài trợ vốn.
c. Công ty cổ phần

Là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau; Cổ đông
chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi
số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Đây là giai đoạn mà công ty đã trưởng thành, các nhà
tài trợ, các nhà đầu tư, các ngân hàng thương mại đã có thể tham gia vào hoạt động của
công ty cổ phần thông qua mua cổ phiếu của công ty cổ phần, giai đoạn này công ty hầu
như không cần đến vốn tài trợ nữa vì công ty đã đủ khả năng để tìm kiếm nguồn vốn
riêng cho mình.


11
– Ưu điểm
+ Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ
chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp
nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao
+ Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lĩnh vực,
ngành nghề.
+ Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng
góp vốn vào công ty.
+ Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ
phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần; việc chuyển nhượng
vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham
gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ
phiếu của công ty cổ phần.
+ Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân do đó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, việc không hạn chế số lượng thành viên tham
gia vào thành lập và góp vốn vào công ty giúp cho công ty cổ phần dễ dàng mở rộng
phạm vi sản xuất kinh doanh của mình mà không bị giới hạn như các loại hình doanh
nghiệp khác cả về yếu tố vốn và nguồn nhân lực.
+ Việc quản lý điều hành công ty thông qua hội đồng quản trị công ty, các quyết
định được đưa ra trên cơ sở biểu quyết theo tỉ nhất định theo quy định của pháp luật và

điều lệ công ty đối với từng vấn đề cụ thể, do đó đảm bảo sự khách quan, công bằng và
hạn chế được rủi ro mang ý chí chủ quan của một cá nhân như ở loại hình công ty TNHH
một thành viên hoặc DNTN.


12
– Nhược điểm:
+ Do số lượng thành viên không hạn chế nên cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần
nhiều khi hơi cồng kềnh và nếu không có phương án quản lý hợp lý thì đây sẽ là một khó
khăn đối với loại hình doanh nghiệp này.
+ Việc quyết định các vấn đề quan trọng dựa trên tỉ lệ phiếu bầu trong cuộc họp
HĐQT của công ty, nhiều lúc sẽ làm mất thời gian do phải triệu tập cuộc họp theo đúng
thể thức luật định, dẫn đến trường hợp có những vấn đề cần giải quyết ngay nhưng không
thể đưa ra được quyết định kịp thời do đó gây cản trở đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty.
Với điều kiện môi trường và nền kinh tế Việt Nam hiện tại, nhà khởi nghiệp nên
thành lập doanh nghiệp theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) trước, rồi
sau đó dần lên kế hoạch chuyển đổi thành công ty cổ phần.
1.1.3 Xu hướng khởi nghiệp
Xu hướng khởi nghiệp phổ biến hiện nay là kinh tế chia sẻ, nông nghiệp sạch,
thương mại điện tử, sản phẩm và dịch vụ mới. Nhìn chung xu hướng khởi nghiệp tại Việt
Nam gần giống với xu hướng khởi nghiệp của thế giới, đã có nhiều ý tưởng khởi nghiệp
mới đang được tài trợ vốn và hỗ trợ phát triển thông qua sự hỗ trợ của hệ sinh thái khởi
nghiệp của nhà nước và sự hỗ trợ của các nhà tài trợ, nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Một số xu hướng khởi nghiệp hiện nay như:
a. Ăn uống – ẩm thực
Lĩnh vực ăn uống, ẩm thực đang thu hút nhiều ý tưởng khởi nghiệp như:


Xây dựng một chuỗi thương hiệu cửa hàng ăn uống.




Xây dựng các website bán đồ ăn trực tuyến, đánh giá địa điểm ẩm thực.

Quy mô của các mô hình này hiện nay đang được mở rộng, trong đó có các thương
hiệu đang phát triển mạnh và đang nhận được nguồn tài trợ vốn từ các nhà đầu tư.


13
b. Y tế và chăm sóc sức khỏe
Startup trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe sử dụng nền tảng công nghệ thông
tin

để

xây

dựng

các



hình

mới,

gồm


có:

/>
/>n/, />edic.vn/, />icare.vn/, />c. Sản phẩm thân thiện môi trường
Các startup trong lĩnh vực này tập trung các sản phẩm:


Sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, thay thế các sản phẩm có nguồn gốc nhân

tạo, ví dụ sản phẩm sản xuất từ các loại gỗ, các loại cây.


Sản phẩm có thể tái chế và phân hủy như các loại bao bì, túi đựng, đồ dùng hàng

ngày.


Các sản phẩm không gây hại đến nguồn nước, môi trường



Các loại vật liệu mới, công nghệ mới



Năng lược sạch

Các sản phẩm thuộc lĩnh vực này vẫn chưa thật sự được coi trọng, chưa được sự
hỗ trợ từ phía nhà nước, trong khi ở các nước phát triển lại rất được sự giúp đỡ và ủng
hộ từ nhiều phía. Các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này, thường tạo ra sản

phẩm dịch vụ vừa giúp bảo vệ môi trường vừa mang lại hiệu quả kinh tế, giúp dự án tồn
tại, và có nguồn vốn để tái đầu tư, kết hợp với các thành tựu công nghệ để phát triển sản
phẩm.


14
d. Nội dung số
Đây là xu hướng đang phát triển mạnh hiện nay. Do chi phí đầu tư vào lĩnh vực
này cũng không lớn, mang lại lợi nhuận cao. Hiện nay lĩnh vực này đang được sự quan
tâm rất lớn của nhà nước và các nhà tài trợ trong và ngoài nước, vì đây là lĩnh vực trọng
yếu trong xu thế phát triển của nền công nghiệp 4.0, khi mà tất cả các lĩnh vực điều có
sử dụng nội dung số, điển hình như trí tuệ nhân tạo rất đang được sự quan tâm của nhà
nước và các nhà đầu tư.
Các xu hướng startup nội dung số đang phổ biến hiện nay:


Xây dựng báo điện tử, cổng thông tin dạng tổng hợp, tự viết bài, chuyên về một

lĩnh vực nào đó, đưa tin hot.


Xây dựng các kênh video trực tuyến.



Xây dựng các ứng dụng máy tính, điện thoại liên quan đến nội dung số như học

online tiếng anh, chia sẻ nhạc, video, tài liệu.



Xây dựng các mạng xã hội về ăn uống, giải trí, du lịch, sở thích.



Xây dựng các website lưu trữ, chia sẻ nội dung số.



Lập trình phần mềm ứng dụng, phần mềm điều khiển.

e. Kinh doanh sản phẩm công nghệ
Kinh doanh các sản phẩm công nghệ như điện thoại, máy tính, máy nghe nhạc, đồ
chơi số, thiết bị công nghệ cao. Các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này cần:


Có số vốn lớn, với khả năng tài chính tốt, đủ chi phí để đầu tư làm thương hiệu

và marketing, xây dựng hệ thống kinh doanh chuyên nghiệp.


Có nguồn hàng uy tín và giá tốt: khách hàng thường quan tâm đến giá cả và chất

lượng của hàng hóa.


Có sự am hiểu về công nghệ, am hiểu về các sản phẩm đang kinh doanh.


15
f. Thời trang

Khởi nghiệp ở lĩnh vực thời trang cũng là xu hướng phổ biến do dễ thực hiện và
không đòi hỏi cần nhiều vốn với sự hỗ trợ của thương mại điện tử.
Một số dạng khởi nghiệp phổ biến ở lĩnh vực thời trang như:


Xây dựng thương hiệu thời trang .



Shop quần áo thời trang đồng giá.

g. Dịch vụ vận chuyển
Trong các năm vừa qua chứng kiến sự ra đời của nhiều dịch vụ vận chuyển thông
qua nền tảng công nghệ thông tin như Goviet, giaohangnhanh.
Một số xu hướng phổ biến như:


Taxi chở khách, taxi tải trên nền tảng ứng dụng di động



Dịch vụ cho thuê xe trên nền tảng ứng dụng di động



Dịch vụ chuyển phát, giao vận hàng hóa thông trên nền tảng ứng dụng di động



Mô hình kinh tế chia sẻ như Uber, Graptaxi, Go Viet.




Dịch vụ bán vé xe (online và offline) như www.vexere.com

Xu hướng khơi nghiệp này dễ nhận được nguồn tài trợ vốn đo rủi ro thấp, và đa số
là sử dụng ứng dụng trên nền tảng di động.
h. Sản phẩm và dịch vụ cung cấp nước sạch
Xu hướng này đang được phát triển và có tiềm năng phát triển rất lớn khi mà môi
trường nước đang trở nên ô nhiễm. Các xu hướng khởi nghiệp bao gồm:


Cung cấp các sản phẩm lọc nước: phổ biến là các loại máy lọc nước gia đình, lọc

công nghiệp với nhiều chất lượng, giá cả, mức độ sâu của lọc khác nhau. Tư vấn và cung
cấp các sản phẩm, dịch vụ lọc nước công nghiệp phục vụ nhà máy, khu dân cư, trường
học, bệnh viện.


×