Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

tiểu luận kinh tế vĩ mô 2 chính sách tài khóa và nợ công của việt nam 2009 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.93 KB, 18 trang )

MỤC LỤC NỘI DUNG

CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM (2009-2018)

1

Tổng quan lý thuyết

1.1 Chính sách tài khóa
1.1.1 Khái niệm
CSTK là hệ thống các chính sách của chính phủ về tài chính, thường được hoạch định và
thực hiện trọn vẹn trong một niên khóa tài chính, nhằm tác động đến tổng cầu, qua đó
nhằm điều chỉnh sản lượng để đạt mục tiêu mong muốn.
1.1.2

Mục tiêu và công cụ của chính sách tài khoá:
- Mục tiêu: Nhằm điều chỉnh sản lượng để đạt đến sản lượng tiềm năng.
- Công cụ: Thuế (T) và chi tiêu ngân sách (G) B = T - G
* Ngân sách của chính phủ (B): thặng dư, thâm hụt hoặc cân bằng.

1.1.3 Phân loại chính sách tài khoá:
CSTK mở rộng

1


Tác dụng

Tăng tổng cầu, vì vậy làm tăng sản

(kích thích tăng trưởng, tạo việc là



Cách thức

- tăng G (không tăng T)
- giảm T (không tăng G)

Thời điểm

- tăng G và giảm T
Khi nền kinh tế suy thoái, (Yt < Y

sử dụng

Tuỳ theo tình hình cụ thể sử dụng 1 trong 2 loại chính sách tài khoá (2 nguyên lý) như đã
nêu trên. Hai nguyên lý này gọi là chính sách tài khoá chủ động.
1.1.4

Nghiên cứu chính sách tài khoá trong thực tế:
Trong thực tế, tác động của chính sách tài khoá có nhiều hạn chế do:



Khó định lượng chính xác các đại lượng của chính sách tài khoá (m, m', m'', ΔY,
ΔT, ΔI, ΔG...) do có sự khác nhau về quan điểm và đánh giá trước các sự kiện kinh

tế.
– Có độ trễ khá lớn: trong và ngoài
+ Độ trễ bên trong gồm: thời gian thu thập thông tin, xử lý thông tin, ra quyết định.
+ Độ trễ bên ngoài gồm: quá trình phổ biến, thực hiện và phát huy tác dụng.
-> Cả 2 độ trễ khá dài, phụ thuộc vào các yếu tố chính trị và cơ cấu tổ chức bộ

máy. -> quyết định đưa ra không đúng lúc có thể làm rối loạn thêm nền kinh tế thay vì ổn
định .


CSTK thường được thực hiện qua các dự án công cộng xây dựng CSHT, việc làm,
trợ cấp. Thực tế, rất nhiều dự án kém hiệu quả kinh tế.

* Chú ý: Khi sử dụng chính sách tài khoá, ngân sách NN mất cân bằng.
2


1.2 Nợ công
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của nợ công
a, Khái niệm:
Nợ công là tổng giá trị các khoản tiền mà Chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương
đến địa phương đi vay nhằm bù đắp cho các khoản thâm hụt ngân sách. Vì thế, nợ Chính
phủ, nói cách khác, là thâm hụt ngân sách lũy kế tính đến một thời điểm nào đó. Thường
so nợ công với GDP (tính theo %).
b, Đặc điểm :


Là khoản nợ ràng buộc trách nhiệm trả nợ của NN (thể hiện dưới hai góc độ trả nợ

trực tiếp và trả nợ gián tiếp).
– Được quản lý theo quy trình chặt chẽ với sự tham gia của cơ quan NN có thẩm
quyền.
– Mục tiêu cao nhất trong việc huy động và sử dụng nợ công là phát triển kinh tế –
xã hội vì lợi ích cộng đồng.
1.2.2 Nguyên nhân, tác động đến nợ công
a, Nguyên nhân



Đầu tư ồ ạt, xây dựng đường xá, cơ sở hạ tầng nhưng kém chất lượng, làm gia

tăng chi phí.
– DN vốn NN làm ăn kém hiệu quả -> NN phải trả nợ thay ; dự án công, dự án do
NN bảo lãnh thực hiện chậm tiến độ, đội vốn.
– Có hiện tượng tham nhũng, thất thoát.
– Do chi tiêu của chính phủ bất hợp lý: bộ máy kềnh càng (4tr công nhân viên, các
hoạt động công, chi cho các quỹ, hội,…); chi thường xuyên chiếm 71%, trả nợ
chiếm 24,5%, còn lại 4,5% tổng ngân sách cho đầu tư.
b, Tác động:


Gia tăng nguồn lực cho NN, tăng vốn đầu tư phát triển
3






Tận dụng được nguồn tài chính nhàn rỗi trong dân cư
Tận dụng được sự hỗ trợ từ nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế.
Tiêu cực: áp lực lên chính sách tiền tệ (đặc biệt là từ các khoản tài trợ ngoài nước).
Nếu quản lý lỏng lẻo -> kém hiệu quả, tham nhũng lãng phí.

1.3 Quan hệ giữa CSTK và nợ công
1.3.1 Ảnh hưởng của CSTK đến nợ công:




Chính sách tài khóa lỏng kéo dài có thể dẫn đến nợ công tăng nhanh hơn
Ảnh hưởng ngược đến chính sách tài khóa khi nợ công quá lớn

1.3.2 Ảnh hưởng của nợ công đến CSTK
*Ảnh hưởng tích cực:



Có thể sử dụng nợ công như là một công cụ để tài trợ vốn, kích thích tăng trưởng
NC làm tăng nguồn lực cho NN -> đầu tư CSHT; huy động nợ công giúp tận dụng

nguồn tài chính nhàn rỗi.
– Tăng nợ công để bù NS thâm hụt do cắt giảm thu -> tăng tiêu dùng, sản lượng
(ngắn hạn)
*Ảnh hưởng tiêu cực:



Nợ công lớn làm giảm tích lũy vốn tư nhân
Nếu CP tăng vay nợ (đặc biệt là vay trong nước) có thể làm giảm tích lũy tư nhân

-> lãi suất tăng -> đầu tư tư nhân giảm.
– Nợ công lớn gây ra áp lực lạm phát; tổn thất đến phúc lợi xã hội của nền kinh tế
Nợ công làm NN khó chú trọng toàn lực vào các mảng KTXH; khi nợ công tăng cao,
NN có thể in thêm tiền dẫn tới tiền mất giá, lạm phát; NN buộc phải tăng thuế để trả
nợ -> áp lực lên người đóng thuế.

4



2

Thực trạng CSTK và nợ công tại VN 2009-2018

2.1 Tổng quan tình hình kinh tế
Việt Nam
Như vậy trong giai đoạn 2009 – 2017,
quy mô nền kinh tế Việt Nam đã tăng
từ 106,015 tỉ USD lên 223,9 tỉ USD
(tăng gấp 3,56 lần tr) tăng gần 400%
là một bước chuyển mình vô cùng lớn
của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Đỉnh điểm nền kinh tế Việt Nam lên đến
gần 224 tỉ USD. Tốc độ tăng trưởng theo năm khá đồng đều, trung bình mỗi năm tăng
khoảng 10%.
Từ năm 2009 đến nay, kinh tế- xã hội Việt Nam tuy bị ảnh hưởng của suy thoái kinh
tế, tài chính thế giới nhưng với tinh thần chủ động sáng tạo của các doanh nghiệp, cơ sở
kinh tế và nhờ việc thực hiện đồng bộ các chính sách, giải pháp đúng đắn và kịp thời của
Trung ương Đảng, Chính phủ nên đang phát triển theo hướng tích cực và đang có dấu
hiệu phục hồi. Sản xuất công nghiệp từng bước ổn định và tiếp tục tăng, nhiều sản phẩm
quan trọng vẫn giữ được mức tăng cao. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều tăng về
lượng. Chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức hợp lý. Đời sống nhân dân tiếp tục được quan tâm
và cải thiện.
2.2 CSTK-nợ công giai đoạn 2009-2012
2.2.1 Chính sách tài khóa
Khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ năm 2008 và lan rộng toàn cầu, nền kinh tế Việt
Nam cũng hứng chịu những tác động không nhỏ. Trong giai đoạn này nền kinh tế dưới
những chính sách tài khóa đã đứng vững, dần thoát khỏi khủng hoảng.
Năm 2009: CSTK lỏng thúc đẩy tăng trưởng, khôi phục nền kinh tế

5








Chi tiêu chính phủ:
Hỗ trợ lãi suất tín dụng, hỗ trợ vốn đầu tư phát triển; Tăng vốn đầu tư ngân sách
Tăng cường chi để bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân
Chính sách thuế
Giảm thuế TNDN từ 28% xuống 25%, khuyến khích DN quyết định đầu tư và mở

rộng sản xuất kinh doanh hơn
– Luật Thuế GTGT mới bãi bỏ một số chính sách miễn thuế GTGT đối với máy móc
thiết bị nhập khẩu
Kết quả:


Các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô 2009 đưa nền kinh tế thoát khỏi suy thoái,



tốc độ tăng trưởng là 5,3%
Tổng số chi cân đối ngân sách là 715.216 tỷ đồng (gồm cả chuyển nguồn từ năm
2009 sang 2010). Bội chi ngân sách nhà nước năm 2009 là 114.442 tỷ đồng, bằng
6,9% GDP.


Năm 2010: CSTk thắt chặt
Dự báo nợ ngân sách của các nước và Việt nam sẽ tăng đỉnh điểm năm 2010. Đầu
năm 2010 lạm phát có thể quay lại


Chi tiêu chính phủ

Hạn chế khởi công các dự án lớn, mà thay vào đó tập trung vốn cho hoàn thành các dự án
có thể đưa vào sử dụng sớm.



Thuế
Giảm 30% thuế với Dn vừa và nhỏ hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan trực

tiếp đến nông nghiệp
– Tiếp tục thực hiện biện pháp giãn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3
tháng.
– Năm 2010 tiếp tục thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng cho 16 nhóm hàng

Năm 2011 tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt.
6










Chi tiêu chính phủ:
Giảm bôi chi ngân sách, giảm sát việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp.
Rà soát nợ chính phủ, bảo đảm dư nợ chính phủ, dư nợ công ở mức an toàn.
Thuế:
Xem xét miễn giảm thuế, gia hạn nhập thuế nguyên liệu đầu vào.
Tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý thu thuế, chống thất thu thuế, xử lý đúng

thuế, hạn chế phát sinh nợ thuế mới
– Tám nhóm hàng chịu thuế môi trường Theo Luật Thuế bảo vệ môi trường có hiệu
lực từ ngày 1-1-2011,
Kết quả: Về tài khóa: bội chi ngân sách năm nay ước tính 4,9%, giảm 0,4% so với kế
hoạch.
Năm 2012 tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt







Chi tiêu chính phủ
Chi ngân sách tiết kiệm hiệu quả
Khuyến khích đầu tư hiệu quả, tăng nhanh giải ngân cho các dự án trọng điểm.
Tăng cường công tác kiểm soát chi NSNN.
Thuế
Miễn, giảm, gia hạn một số khoản thu NSNN đối với một số loại hình DN và lĩnh

vực sản xuất – kinh doanh.
– Sửa đổi, bổ sung các luật thuế

– Tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu và giảm nợ đọng thuế
Kết quả:


Điều hành chính sách chi tiết kiệm, linh hoạt hiệu quả. góp phần bù đắp các khoản

giảm thu do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn
– Khuyến khích thực hiện hiệu quả các dự án đầu tư, đẩy nhanh tiến độ giải ngân
vốn đối với các dự án đầu tư trọng điểm, có hiệu quả.

2.2.2 Nợ công

7




Quy mô nợ công tăng nhanh, trong giai đoạn 2009 – 2012, nền kinh tế đã dần
phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới vào năm 2008, quy mô
nợ công bắt đầu tăng trở lại.

Năm
Tổng nợ công

Đơn vị 2009
USD
42,741,369.8

Nợ công/ GDP
%

Nợ công/ Người USD/
Người
Thay đổi

49.4
494.47

2010
2011
47,999,178.0 48,771,204.7

2012
67,674,000.0

56.3
550.52

55.7
756.9

54.9
760

%
13.90
12.30
16.08
38.76
Bảng 1: Chỉ số nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2009 - 2012


Nợ công tăng nhanh, tuy chưa vượt trần nhưng ở mức đáng lo ngại.



Cơ cấu nợ công

8


Nợ chính phủ và nợ được CP bảo lãnh chiếm phần lớn. Nợ CP tương đối ổn định (~80%),
có xu hướng giảm nhẹ. Đặc biệt, nợ địa phương đang dần tăng, đúng với xu hướng đẩy
mạnh tính tự chủ và phân cấp tài khóa của nước ta thời kì đó.

Chỉ tiêu
2009
2010
2011
Nợ công / GDP (%)
49.4
56.3
54.9
Nợ nước ngoài / GDP (%)
39.0
42.2
41.5
Bảng 2: Tỷ trọng nợ công và nợ nước ngoài so với GDP

2012
55.7
37.4


Nợ nước ngoài có xu hướng biến động (đều trên ngưỡng 37%). Tỷ lệ nợ nước ngoài/GDP
giảm là một tín hiệu đáng mừng vì nền kinh tế sẽ bớt bị ảnh hưởng từ biến động bên
ngoài.
Nguồn cung cấp nợ nước ngoài của Việt Nam chủ yếu là các khoản vay ODA. Tuy nhiên,
với đà phát triển của kinh tế Việt Nam, các khoản vay ưu đãi sẽ ngày càng trở nên khó
tiếp cận hơn.


Nghĩa vụ trả nợ công

9


Như số liệu ở bảng 1, nợ công bình quân đầu người của Việt Nam trong giai đoạn 2009 –
2012 tăng lên rất nhanh, từ gần 500 USD/1 người đã lên tới hơn 750 USD / 1 người chỉ
sau 4 năm. Đặc biệt, năm 2001, nợ công bình quân chỉ tầm 112 USD, tức là từ năm 2001
đến năm 2012 đã tăng lên gần 7 lần – một con số cho thấy trước được tương lai gánh
nặng trả nợ trên đầu người dân ngày càng nặng.
Chỉ tiêu
Nghĩa vụ trả nợ trung và dài hạn so với
tổng kim nghạch xuất khẩu (%)
Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính
phủ so với thu NSNN (%)
Tổng trả trong kì ( triệu USD )
Dư nợ cuối kì ( triêu USD )

2009

2010


2011

2012

4.2

3.4

3.5

3.5

5.1

3.7

15.6

14.6

4,050.57
27,928.6
7

3,917.14
32,500.5
1

3,280.87

67,553.3
7

2,983.39
79,769.5
1

Dư nợ cuối kì tăng trưởng với tốc độ rất nhanh, chỉ trong vòng 4 năm đã tăng từ gần 28
triệu lên gần 80 triệu đô, tạo áp lực rất lớn cho nền kinh tế trong tương lai.
Các khoản nợ nước ngoài của Việt Nam chủ yếu là từ ODA nên có thời gian đáo hạn dài
và lãi suất thấp, nên tính thanh khoản của thị trường trong ngắn hạn vẫn có thể duy trì.
Trong nước, lượng lớn trái phiếu CP cũng tới kỳ đáo hạn gây áp lực trả nợ lớn.
Tóm lại, trong giai đoạn 2009 – 2012, nợ công của Việt Nam tăng nhanh cả về quy mô
lẫn gánh nặng nợ, nước ta phải đối mặt với những quan ngại lớn về độ bền vững tài khóa.
2.3 CSTK-nợ công giai đoạn 2012-2018
2.3.1 CSTK
Giai đoạn 2012-2018, chính sách tài khóa đã được điều chỉnh theo hướng thắt chặt chi
tiêu, cơ cấu lại các khoản chi. Trong khi đó, chính sách thuế được thực hiện theo hướng
miễn, giảm, gia hạn một số sắc thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ
trợ thị trường.Ngoài ra, chính sách thu NSNN đã được rà soát và hoàn thiện theo hướng

10


bảo đảm phù hợp với lộ trình giảm thuế đã cam kết theo các hiệp định tự do thương mại
song phương và đa phương.
Chính sách tài khóa trong thời gian qua đã có tác động mạnh mẽ đến cân đối ngân
sách nhà nước, từ đó tác động đến tình hình nợ công của nước ta trong giai đoạn này.



Về chi tiêu Chính phủ

Trong giai đoạn này, chính phủ đều điều chỉnh chính sách tài khóa theo hướng thắt
chặt chi tiêu:


Quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả cơ cấu lại chi NSNN theo



hướng tăng hợp lý tỷ trọng chi đầu tư, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên
Rà soát các chính sách an sinh xã hội để bảo đảm sử dụng ngân sách tập trung, có

hiệu quả cao, đẩy mạnh thực hiện khoán chi
– Nâng cao hiệu quả đầu tư công, tập trung vốn NS đầu tư các công trình trọng
điểm.
– Chú trọng nâng cao hiệu quả chi đầu tư. Do nguồn lực có hạn nên nguồn vốn đầu


tư phải được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.
Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tổ chức điều hành chi ngân

sách trong phạm vi dự toán được giao, bảo đảm tiết kiệm hiệu quả.
– Cắt giảm tối đa các khoản chi tổ chức hội thảo hội nghị, mua sắm trang bị đắt tiền.
– Không đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách, chế độ mới hoặc tăng
định mức chi dẫn đến tăng chi ngân sách nhà nước mà không có nguồn đảm bảo.
Nhờ đó tốc độ tăng chi NSNN, có xu hướng giảm, tỷ lệ tăng chi đều dưới 10%
(duy chỉ năm 2015 là 15%)



Về chính sách thuế

Cũng trong giai đoạn này, nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tháo gỡ khó khăn cho
doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường,thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Chính phủ đã đưa ra hàng
loạt các chính sách miễn, giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế:

11




Thuế TNDN đã được cắt giảm mạnh trong những năm gần đây, từ mức 32%
xuống 28% ( năm 2004), xuống còn 25% năm 2009, 22% năm 2014 và đến năm



2016 giảm xuống mức 20%
Bổ sung ưu đãi thuế đối với đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn

ưu đãi
– Bổ sung nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT từ ngày
01/01/2014
– Giảm mức thuế suất đối với nhóm hàng hóa, dịch vụ liên quan đến nhà ở xã hội và
nhà ở thương mại giá rẻ
– Miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, thủy lợi phí…
Xét về bản chất, đây chính là việc bổ sung vốn và cho các doanh nghiệp sử dụng vốn
không tính lãi, qua đó giảm bớt một phần khó khăn về vốn và tạo điều kiện giúp các
doanh nghiệp từng bước phục hồi và phát triển sản xuất - kinh doanh.
Nước ta đang thực hiện lộ trình giảm thuế đã cam kết theo các hiệp định tự do thương
mại song phương và đa phương => 1 phần giảm nguồn thu cho NSNN.

Những điều trên lý giải cho việc dùng CSTK thắt chặt khá hiệu quả nhưng vẫn có
thâm hụt ngân sách quy mô lớn, song đạt được ưu tiên là hỗ trợ thị trường, thúc đẩy kinh
doanh. CSTK chuyển từ dùng NSNN đầu tư trực tiếp qua thúc đẩy đầu tư gián tiếp
Gần đây khi nền kinh tế đã phục hồi, CP hạn chế tối đa các chính sách mới làm giảm
thu NSNN. Chính sách hỗ trợ chuyển sang hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thông
qua cải cách thủ tục hành chính, giúp tiết kiệm chi phí.
Để duy trì đà tăng trưởng, NN đã thực hiện chính sách ưu đãi thuế và thu NS để giảm
khó khăn cho sản xuất kinh doanh, do đó ảnh hưởng đến thu NS, tạo áp lực lớn đến cân
đối NSNN, thâm hụt NS vẫn diễn ra với quy mô lớn, bội chi ở mức cao trong nhiều năm.

12


2012-2016, tỷ lệ bội chi luôn vượt mức cho phép là 5%. Thâm hụt NS lớn đồng nghĩa
CP phải vay nợ bù đắp -> tăng giá trị nợ công.
Trong vài năm gần đây 2017-2018, tỷ lệ bội chi NSNN đã giảm bớt và nợ công cũng
đang trong xu hướng giảm, áp lưc trả nợ đã bớt đi phần nào, tạo đà phát triển đầy triển
vọng cho nền kinh tế Việt Nam.
2.3.2 Nợ công
Trong khoảng 2012-2016, nợ công
liên tục tăng và áp sát mức trần 65%,
đạt mức cao báo động vào năm 2016:
63,7%; sau đó giảm nhẹ xuống trong
2017 và 2018.
Tốc độ tăng nợ công giảm: 20112015, tốc độ tăng bình quân là
18,1%/năm; 2016 – 2018, bình quân

Tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam

còn 8,6%/năm

Số tuyệt đối về nợ công tiếp tục tăng.
Bình quân mỗi người Việt gánh hơn 34
triệu đồng nợ công năm nay, tăng gần 3
triệu đồng mỗi người so với năm 2017
(mức 31,28 triệu đồng).
Gánh nặng nợ công tăng cao có thể
thấy qua những số liệu cụ thể về vay đảo
nợ: Năm 2016, nợ công đến hạn là
280.000 tỷ đồng, nhưng chỉ trả được 150.000 tỷ đồng và phải vay thêm 130.000 tỷ đồng
để đảo nợ; 2017 vay đảo nợ là 95.000 tỷ; 2018 là 146.000 tỷ. Bình quân 5 năm qua, tốc

13


độ tăng nợ công đã cao gấp gần 3 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế - một dấu hiệu
đáng báo động
Cơ cấu nợ công: nợ nước ngoài tăng gần mức trần cho phép là 50%: nợ nước ngoài
của Việt Nam năm 2017 là 45,2% GDP; năm 2018 là 49,7%GDP và dự kiến năm 2019 là
49,9 %GDP. (nợ nước ngoài cao ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm và uy tín quốc gia,
làm VN khó vay hơn, chi phí cao hơn; tăng áp lực trả nợ bằng ngoại tệ và dễ chịu ảnh
hưởng từ biến động kinh tế thế giới).

So sánh với các nước khác+ mức trung bình: VN có mức nợ công ngày càng cao và đang
có dự kiến tiếp tục tăng.

14





So sánh nợ công vn với Mỹ, Nhật – những nước có tỷ lệ nợ công/GDP cực kỳ cao

(101,5% và 228% - số liệu 2014) – nợ VN vẫn còn thấp?
– Đây là so sánh khập khiễng vì Mỹ, Nhật là 2 quốc gia phát triển. Tỷ lệ nợ/GDP
của Mỹ cao nhưng ít rủi ro vì đồng tiền được tin dùng và có hạng tín nhiệm cao.
Nợ của Nhật hầu hết là nợ trong nước (domestic debt) nên ko có áp lực lãi suất;


chi tiêu công chặt chẽ.
Khả năng trả nợ không chỉ đánh giá bằng tổng nợ/GDP mà còn do tiềm lực trả nợ
của quốc gia, tốc độ tăng nợ với tốc độ tăng GDP, hướng phát triển.
Tỷ lệ nợ công cao không hẳn xấu, miễn là nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng tốt, vì có

thể là đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng dài hạn, giúp đầu tư hiệu quả, tránh tham nhũng,
quan liêu. Tuy nhiên nhìn vào tình hình VN những năm qua, thì nợ công phần nhiều là
không tốt.
*Tích cực:
– Có bước tiến mạnh vs Luật quản lý nợ công (hiệu lực 1/7/18), quy định lại về
trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn trong quản lý nợ công.
– Triển khai có hiệu quả công tác xếp hạng tín nhiệm: nâng hạng tín nhiệm trên
Moody’s (triển vọng từ tích cực sang ổn định) và Fitch (BB- sang BB) -> giảm
chi phí huy động vốn vay của CP và DN , thu hút đầu tư.
– Trong thời gian qua, Bộ Tài chính tiếp tục tái cơ cấu nợ công theo hướng bền
vững, hiệu quả theo hướng tích cực về cơ cấu, kỳ hạn, lãi suất, đảm bảo khả năng
trả nợ.
– Tiếp tục đa dạng các nhà đầu tư trái phiếu Chính phủ, pahts hành trái phiếu kỳ hạn
dài nhằm giảm lãi suất huy động trái phiếu chính phủ.
– Tăng cường quản lý, giám sát nợ Chính phủ bảo lãnh, kiểm soát bội chi và vay của
ngân sách địa phương trong phạm vi dự toán Quốc hội quyết định.


3

Mục tiêu Chính phủ về CSTK-nợ công và một số đề xuất

3.1 Mục tiêu của Chính phủ

15


3.1.1 Về chính sách tài khóa


Cơ cấu lại ngân sách nhà nước. Siết chặt kỷ luật tài chính - ngân sách nhà nước;
tăng cường thanh tra, kiểm tra và công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách
nhà nước. Triển khai hiệu quả Luật Quản lý và sử dụng tài sản công. Giám sát chặt
chẽ việc quản lý và sử dụng vốn vay. Phấn đấu đến cuối năm 2019, dư nợ công
khoảng 61,3% GDP, nợ Chính phủ khoảng 52,2% GDP, nợ nước ngoài của quốc



gia dưới 49% GDP.
Cơ cấu lại các khoản thu, mở rộng cơ sở thuế. Mở rộng áp dụng hóa đơn điện tử,
cơ bản hoàn thành trong năm 2019 ở Hà Nội, Tp.HCM và các thành phố lớn;
chống thất thu, chuyển giá, trốn lậu thuế; giảm tỷ lệ nợ đọng thuế xuống dưới 5%.
Phấn đấu tăng thu ngân sách khoảng 5% so với dự toán và tỷ lệ động viên ở mức

23,5% GDP.
– Điều hành chi ngân sách theo dự toán được giao; phấn đấu nâng tỷ trọng chi đầu
tư phát triển lên 27% - 27,5%, giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống 63% 63,5% tổng chi ngân sách nhà nước. Tiết kiệm chi thường xuyên, không bố trí
kinh phí cho các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết; hạn chế mua sắm xe ôtô

công và trang thiết bị đắt tiền; tiết kiệm tối đa chi phí tổ chức hội nghị, lễ hội, hội


thảo, khánh tiết, công tác nước ngoài,..
Cân đối nguồn lực để thực hiện đúng lộ trình cải cách chính sách tiền lương và bảo
hiểm xã hội theo Nghị quyết Trung ương. Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước
năm 2019 ở mức không quá 3,6% GDP. Triển khai thực hiện cam kết quốc tế, sửa
71 Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, chống xói mòn nguồn thu.
=>> Với mục tiêu giữ ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, Chính phủ cần có kế
hoạch chi tiêu ngân sách hiệu quả, giảm chi thường xuyên.

16


3.1.2 Về nợ công

Theo dự đoán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:


Trong cả giai đoạn 2018 - 2020, thì tỷ lệ nợ công/GDP năm 2018 sẽ cao nhất
63,92%, sau đó sẽ giảm nhẹ về 63,46% năm 2019 và 62,58% năm 2020 (đều nằm



dưới ngưỡng trần 64%GDP Quốc hội cho phép).
Về quy mô thì nợ công trong xu hướng tăng dần đều, mỗi năm khoảng 360.000 380.000 tỷ đồng. Cụ thể, nợ công sẽ tăng lên mức hơn 3,9 triệu tỷ đồng và gần 4,3
triệu tỷ vào năm 2019, 2020, tương ứng với GDP các năm này là 6,15 triệu tỷ và

6,85 triệu tỷ đồng.
– Bội chi ngân sách 3 năm tới sẽ lần lượt là 3,71%; 3,59% và 3,4%.

3.2 Một số đề xuất
Thứ nhất, Chính phủ phải giữ kỷ luật chi ngân sách theo đúng dự toán, phần
tăng thu, nếu có, sẽ dùng để giảm bội chi. Các khoản chi ngân sách của bộ ngành và địa
phương chỉ được cho phép trong giới hạn ngân sách đã dự toán. Kỷ luật tài khóa cần phải
17


được thực hiện một cách rõ ràng và nghiêm ngặt để tránh tình trạng thâm hụt ngân sách
triền miên và luôn ở mức cao, gây ảnh hưởng bất lợi đến nợ công. Chế độ kiểm toán có
vai trò quan trọng trong việc kiểm tra, giám sát chi tiêu công. Việc giám sát chi tiêu của
Chính phủ cũng cần phải được thể chế hóa và bắt buộc thi hành để tránh tình trạng chi
tiêu không đúng mục đích, chi tiêu vượt quá mức cho phép chi tiêu công.
Thứ hai, chủ động theo dõi diễn biến kinh tế, tài chính, ngân sách để có những dự
báo và phản ứng chính sách tài khóa kịp thời.
Thứ ba, kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ bảo lãnh chính phủ và giảm bảo lãnh
chính phủ đối với các dự án của DNNN. Trừ những dự án có hiệu quả kinh tế, việc
chính phủ quyết định cấp bảo lãnh cho những dự án bị từ chối cũng có nghĩa là chấp nhận
một khoản đầu tư kém hiệu quả ngay từ khi chưa được đầu tư. Muốn vậy, Chính phủ phải
có những lĩnh vực ưu tiên rõ ràng trong chi tiêu sử dụng nợ công, đó là đầu tư xây dựng
các cơ sở hạ tầng công ích, các dịch vụ an sinh xã hội.
Thứ tư, tăng cường trả nợ, cơ cấu lại vốn vay, hạn chế tối đa các khoản vay từ
nước ngoài, từng bước thay thế nợ nước ngoài bằng nợ trong nước để giảm rủi ro
vỡ nợ và an toàn tài chính quốc gia. Nợ trong nước sẽ huy động thông qua các đợt phát
hành trái phiếu với lãi suất phù hợp để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.
Thực hiện được điều này vừa điều chỉnh được cơ cấu nợ công theo hướng an toàn, vừa
giảm được những biến động bất lợi về tỷ giá khi vay nợ nước ngoài. Ngoài ra, nếu không
thay đổi được cơ cấu nợ công theo hướng tăng tỷ trọng nợ trong nước, chúng ta sẽ gặp
khó khăn trong việc trả nợ nước ngoài vì những ưu đãi từ nguồn vốn ODA vào Việt Nam
sẽ giảm mạnh, điều này buộc Chính phủ phải đi vay thương mại tại các ngân hàng nước
ngoài để trả nợ.


18



×