Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

chính sách giá để cạnh tranh của tập đoàn samsung trong mảng điện thoại di động tuan anh nguyen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 14 trang )

PHẦN A: CƠ SỞ LÝ LUẬN

I) LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH GIÁ
Đề tài này tập trung vào việc xác định giá của các công ty có thế lực thị trường. Các công ty
này sản phẩm của họ có mức ảnh hưởng lớn dến người tiêu dùng và chiếm thị phần cao trong
thị trường.
Chính sách giá của các công ty này rất đa dạng. Họ phân biệt giá của các sản phẩm ở các thời
kỳ của sản phẩm, ở các thời điểm tung sản phẩm hay các thời điểm sử dụng sản phẩm là rất
khác nhau. Vì họ có thế lực thị trường nên việc phân biệt giá này nhằm tắng lợi nhuận cao
hơn cho họ đồng thời giúp họ đạt những mục tiêu khác như khẳng định thị phần của họ trên
thị trường hiện tại, ngăn chặn sự gia nhập thị trường của các công ty mới. Vậy phân biệt giá
là gì?
● Phân biệt giá là với mỗi nhóm người tiêu dùng khác nhau, sẽ có các mức giá khác
nhau cho cùng 1 loại hàng hóa.
● Phân biệt giá là với mỗi khối lượng tiêu dùng hàng hóa khác nhau sẽ có mức giá khác
nhau cho cùng 1 loại hàng hóa.
● Phân biệt giá là với những thời điểm tiêu dùng hàng hóa khác nhau sẽ có các mức giá
khác nhau cho cùng 1 loại hàng hóa.

1


Với mỗi dạng về phân biệt giá khác nhau ta có các chiến lược về giá khác nhau. Mặt khác,
cũng tùy vào hoàn cảnh của thị trường lúc đó, chính sách giá của mỗi công ty có thể khác đi.
Họ có thể tham giá trò chơi giành thị phần hay ngăn chặn sự gia nhập của công ty mới, lúc
đó, chính sách giá của họ cũng khác đi.
Phân biệt giá cấp 1:
Là doanh nghiệp đặt ra mức giá cao nhất có thể cho mỗi đơn vị hàng hóa được tiêu thụ và
bằng với mức giá cao nhât mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho đơn vị hàng hóa đó.
Chính vì thế, doanh nghiệp sẽ thu được hết tất cả thặng dự tiêu dùng về cho mình. Chiến lược
phân biệt giá này hiếm khi được sử dụng (hình 1).



Phân biệt giá cấp 2:

2


Là doanh nghiệp đưa ra các mức giá khác nhau cho số lượng hàng tiêu thụ khác nhau, ví dụ
như chiết khấu thương mại cho các đơn hàng bán sỉ (hình 2).

Phân biệt giá cấp 3:
Là doanh nghiệp phân biệt giá theo phân khúc khách hàng, với mỗi nhóm khách hàng khác
nhau sẽ có các mức giá khác nhau cho các loại sản phẩm khác nhau( hình 3).

Hình 2

3


Ngoài ra, ta còn có phân biệt giá theo thời gian và định giá lúc cao điểm:
Phân biệt giá theo thời gian là khi doanh nghiệp đặt ra những mức giá khác nhau vào những
thời điểm khác nhau của sản phẩm. Ví dụ như khi 1 hãng công nghệ cho ra mắt 1 mẫu điện
thoại mới, thời điểm ban đầu giá của chúng thường cao, sau đó doanh nghiệp sẽ hạ giá đã mở
rộng sản phẩm ra công chúng (hình 4). Định giá lúc cao điểm là khi doanh nghiệp định giá
cao cho sản phẩm lúc cao điểm tùy vào tính chất của sản phẩm đó (hình 5).

4
Hình 4

Hình 5



PHẦN B: CHÍNH SÁCH GIÁ ĐỂ CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN
SAMSUNG TRONG MẢNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG.

Trước hết là các chính sách về giá mà tập đoàn SAMSUNG đã áp dụng cho các sản phẩm
điện thoại di động của mình. Sau đó, đề tài sẽ bao quát cách mà SAMSUNG đã áp dụng lý
thuyết trò chơi với các đối thủ cạnh tranh.

II) GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN SAMSUNG.

Tập đoàn SAMSUNG là một tập đoàn đa quốc gia khổng lồ của Hàn Quốc có tổng hành dinh
được đặt tại Samsung Town, Seocho-gu, Seoul. Tập đoàn này hiện sở hữu rất nhiều công ty
con, hầu hết đều đang hoạt động dưới thương hiệu SAMSUNG, đây là tập đoàn Tài phiệt đa
ngành (Chaebol) có quy mô và tầm ảnh hưởng đến nền kinh tế lớn nhất tại Hàn Quốc và đồng
thời cũng là một trong những thương hiệu công nghệ đắt giá bậc nhất trên thế giới hiện nay.
SAMSUNG được sáng lập bởi Lee Byung-chul – một nhà tư bản công nghiệp người Hàn
Quốc vào năm 1938, được khởi đầu là một công ty buôn bán nhỏ lẻ. Sau 3 thập kỉ, tập đoàn
SAMSUNG dần đa dạng hóa các ngành nghề bao gồm các ngành chế biến thực phẩm, dệt
may, bảo hiểm, chứng khoán và bán lẻ. SAMSUNG tham gia vào lĩnh vực công nghiệp điện
tử vào cuối thập niên 60, xây dựng và công nghiệp đóng tàu vào giữa thập niên 70. Từ thập
5


niên 90, SAMSUNG mở rộng hoạt động trên quy mô toàn cầu, tập trung đầu tư nghiên cứu,
phát triển chiến lược nhiều nhất vào lĩnh vực điện tử tiêu dùng, cụ thể là các mảng điện thoại
di động và chất bán dẫn.
Trong các lĩnh vực kinh doanh thì hiện nay tập đoàn SAMSUNG đã và đang tập trung mũi
nhọn vào ngành điện tử. Do đó khi nói đến SAMSUNG, người ta không thể không nhắc đến
công ty điện tử SAMSUNG- SAMSUNG Electronics, được thành lập năm 1969, là một bộ
phận lớn nhất của Tập đoàn SAMSUNG. Được sáng lập tại Daegu, Hàn Quốc, hãng điện tử

SAMSUNG hoạt động tại chừng 58 nước và có khoảng 208.000 công nhân. Đặc biệt, Hãng
có 2 nhà máy sản xuất linh kiện quy mô lớn và hiện đại bậc nhất thế giới được đặt ở Bắc
Ninh và Thái Nguyên, Việt Nam. Hãng điện tử SAMSUNG được coi là một trong 10 nhãn
hàng hóa tốt nhất thế giới. Hãng này là một trong bốn hãng tại châu Á, bao gồm Nhật Bản,
với vốn thị trường lên đến 100 tỷ USD.
Riêng mảng điện thoại di động được coi là lĩnh vực kinh doanh quan trọng nhất của
SAMSUNG Electronics và đóng góp 1 phần không nhỏ trong tổng doanh thu toàn tập đoàn.
Cụ thể là trong quý II 2019, mảng Công Nghệ Thông Tin & Truyền thông di động công bố con

số 25, 86 tỷ won (~218.8 tỷ USD) doanh thu hợp nhất và 1.56 tỷ won (~13.2 tỷ USD) lợi
nhuận hoạt động trong quý này.
Trong vài năm trở lại đây, gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các hãng sản xuất điện thoại đến
từ Trung Quốc như Huawei, Vivo, Oppo… tình hình kinh doanh các sản phẩm điện thoại của
SAMSUNG có xu hướng suy giảm nhưng SAMSUNG vẫn duy trì phong độ đứng đầu trong
6


ngành công nghiệp sản xuất smartphone thế giới khi liên tực cho ra các mẫu điện thoại mới,
phủ rộng mọi phân khúc thị trường và nắm giữ tới 20,8% thị phần, tính đến cuối năm 2018.
III)

CÁC CHÍNH SÁCH VỀ GIÁ CỦA TẬP ĐOÀN SAMSUNG TRONG
LĨNH VỰC THIẾT BỊ DI ĐỘNG.

Có thể nói các chính sách về giá của tập đoàn SAMSUNG khá toàn diện và đó là lợi thế mà
SAMSUNG có thể cạnh tranh và chiếm thị phần lớn trên thị trường smartphone. Mặc dù, các
hãng điện thoại Trung Quốc đang vươn lên mạnh mẽ với các lợi thế về công nghệ và giá
thành sản phẩm, đặc biệt là Huawei khi hãng này vừa vượt qua APPLE để trở thành hãng
điện thoại lớn thứ 2 thế giới đe dọa đến ngôi vương của SAMSUNG. Nhưng cho đến thời
điểm hiện tại, hãng công nghệ Hàn Quốc vẫn duy trì phong độ số 1 bởi những chiến lược

kinh doanh hợp lý, vậy nên tương lai qua mặt được SAMSUNG của Huawei vẫn còn ở rất xa.
1) Chính sách phân biệt giá cấp 1

Có thể nói chính sách này khá khó thực hiện và SAMSUNG hầu như không thực hiện chính
sách về giá này. Các sản phẩm của SAMSUNG khi được thị trường chấp nhận thì sẽ được sản
xuất hàng loạt nhằm tối thiểu hóa chi phí và giá thành. SAMSUNG chỉ có thể đa dạng hóa
các dòng sản phẩm để tối đa hóa như cầu của khách hàng theo khả năng tài chính của họ.

7


Việc cúng cấp sản phẩm với mức giá cao nhất mà mỗi người tiêu dùng sẵn sang chi trả là
không khả thi vì thị trường của hãng là rất lớn.
2) Chính sách phân biệt giá cấp 2

Thông thường khi không có sự phân biệt giá, SAMSUNG, một doanh nghiệp có thế lực thị
trường sẽ xác định 1 mức giá để đạt lợi nhuận cáo nhất. Tuy nhiên để cạnh tranh và bán được
nhiều sản phẩm, SAMSUNG còn áp dụng chính sách phân biệt giá cấp 2. Việc phân biệt giá
cấp 2 được thể hiện thông qua các nhà phân phối của Hãng.
SAMSUNG cho phép 1 số công ty trở thành nhà phân phối chính thức cho mình và được
hưởng các chính sách chiết khấu trên doanh số. Và qua đó các đại lý phân phối sẽ có cơ hội
kiếm thêm được lợi nhuận hoặc chiết khấu lại cho các khách hàng của mình.
Ví dụ là ở thị trường Việt Nam, nhà phân phối chính thức của SAMSUNG là công ty Phú
Thái. Phú Thái là một trong những nhà phấn phối lớn ở Việt Nam, chuyên phân phối các sản
phẩm tiêu dùng với hơn 15 năm kinh nghiện và 1 chuỗi hơn 30 công ty còn cùng 8 nhà kho
chính và 5 nhà kho phụ trên toàn quốc. Việc chon Phú Thái giúp SAMSUNG mở rộng được
mạng lưới phân phối đến người tiêu dùng, tiết kiệm rất nhiều chi phí và tất nhiên là còn mang
lại lợi ích tốt hơn về giá cả cho chính những nhà phân phối.
3) Chính sách phân biệt giá cấp 3


8


Chính sách này được SAMSUNG sử dụng rất hiệu quả để cạnh tranh với các hãng khác trên
thị trường điện thoại di động.
Không giống như một số thương hiệu khác chỉ tập trung hầu hết vào một tới hai phân khúc
giá, Samsung đã quyết định trải dài các sản phẩm của mình từ giá rẻ cho tới cao cấp. Việc
làm này khiến Samsung dễ dàng tiếp cận tới nhiều đối tượng người dùng, phù hợp với rất
nhiều ngành nghề cũng như mục đích sử dụng smartphone của khách hàng và tăng đáng kể
doanh số bán hàng. Hơn nữa việc ra mắt các thiết bị trong tất cả phân khúc giá của Samsung
cũng giúp người dùng có nhiều lựa chọn, từ giá thành tới tính năng. Khách hàng có thể cân
nhắc sẽ mua sản phẩm nào dựa trên kinh tế cũng như nhu cầu của bản thân.
Hiện nay, trên thị trường điện thoại di động, các sản phẩm của SAMSUNG tập trung vào 5
dòng điện thoại chính với mức giá và tính năng nhắm tới từng phân khúc khác nhau.
● Samsung Galaxy J
Samsung Galaxy J là dòng smartphone rẻ nhất của Samsung, nó có các điện thoại với tên gọi
từ J1, J3, J5, J7. . Trước đây, dòng J thường được thiết kế bằng nhựa và có thể tháo được nắp
lưng. Tuy nhiên Samsung đã có sự thay đổi bất đầu trên trên sản phẩm Galaxy J7 Prime khi
mẫu máy này có thiết kế kim loại nguyên khối sang trọng và cảm biến vân tay. Samsung
Galaxy J là dòng được người dùng phổ thông chọn mua nhiều nhất vì giá rẻ, cấu hình và tính
năng tương đối ổn, thời lượng pin tốt.
● Samsung Galay A

9


Samsung Galaxy A là dòng tầm trung và cận cao cấp, được Samsung đầu tư rất nhiều cho
thiết kế. Có thể nói sản xuất dòng A cận cao cấp là 1 chiến lược vô cùng thông minh của
SAMSUNG, bù đắp vào đúng 1 khoảng hẫng trên thị trường giữ phân khúc tầm trung và cao
cấp chưa được các hãng khác quan tâm. Điều đó sẽ thu hút được những khách hàng có nhu

cầu trung bình muốn có 1 sản phẩm mang những tín năng cao cấp mà không cần phải bỏ
thêm 1 khoản quá lớn. Kết quả dễ thấy nhất là sự thông lĩnh thị trường điện thoại Việt Nam
2016 của chiếc Samsung Galay A 7. Trong phân khúc tầm trung mà dòng sản phẩm này
hướng tới, SAMSUNG chiến tới 49% thị phần.
● Samsung Galaxy S
Đây là dòng điện thoại cao cấp của Samsung, đã tạo nên tên tuổi của hãng. Có thể thấy
Samsung Galaxy S6 và đặc biệt là bộ đôi Samsung Galaxy S7 – S7 Edge của Samsung được
giới công nghệ cũng như người dùng đánh giá cao. Tất cả những tính năng mới nhất, cao cấp
nhất đều được Samsung dành cho dòng S. Dòng sản phẩm này của hãng hướng tới đối tượng
người dùng cao cấp và sẵn sang chi trả cho những sản phẩm tốt nhất.
● Samsung Galaxy Note
Nếu như dòng Galaxy S tạo nên tên tuổi của Samsung thì dòng Galaxy Note đã “đóng đinh”
thương hiệu này với người hâm mộ. Nhắc đến Galaxy Note, người ta nghĩ đến ngay những
chiếc phablet màn hình lớn sang trọng và bút S-Pen thông minh. Chính Galaxy Note của

10


Samsung chứ không phải là một hãng điện thoại nào khác đã khởi đầu xu hướng điện thoại
màn hình lớn.
● Samsung Galaxy C
Samsung Galaxy C là một dòng mới mà Samsung dường như chỉ đang bán thử nghiệm ở thị
trường Trung Quốc. Galaxy C có thiết kế thanh mảnh, vỏ nhôm nguyên khối tuyệt đẹp, tập
trung cho trải nghiệm camera và mức giá bán tầm trung. Dù mới ra mắt nhưng Galaxy C đã
mang lại những thành công nhất định khi nó bán rất chạy ở Trung Quốc và được cả những
người dùng Việt “lùng mua” thông qua đường xách tay.
Nhờ chiến lược này, Samsung đã sở hữu những chiếc điện thoại lọt top bán chạy trong tất cả
phân khúc giá từ giá rẻ tới cao cấp trên cả thị trường Việt Nam và quốc tế.
Theo báo cáo mới nhất từ GfK về thị trường smartphone Việt Nam, Samsung chiếm 44,5%
doanh số bán ra. Điều này đồng nghĩa, trong tháng 8, 2019 có gần 4,5 triệu chiếc điện thoại

mang thương hiệu Samsung đến tay người dùng. Từ các thông tin và số liệu kể trên, có thể
thấy rằng doanh số bán hàng cũng như chiến lược phủ toàn bộ phân khúc giá của Samsung
đang hoạt động rất hiệu quả.
Với chiếc Galaxy Fold vừa ra mắt tháng 11 năm 2019 với các tính năng màn hình gập cao
cấp hiện đại bậc nhất cùng mức giá lên đến 50 triệu đồng, nhắm trực tiếp đến đối tượng
khách hàng đẳng cấp thực sự, SAMSUNG hứa hẹn sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược của công

11


ty và mang lại thị phần lớn trong thị trường điện thoại thông minh trên thế giới nói chung và
tại Việt Nam nói riêng.
IV)KẾT LUẬN VÀ HẠN CHẾ

1) Kết luận:
Trong các quyết định về giá của hãng độc quyền, đặc biệt là độc quyền nhóm, ngoài các
chiến lược về giá thông thường thì các hãng còn rất nhiều những chiến lược khác nhau nhằm
bảo vệ thị phần của mình trước các đối thủ cạnh tranh hiện có cũng như sự gia nhập mới của
các hãng khác.
Một trong số những chiến lược mà các hãng rất chú trọng là chiến lược phân biệt giá cấp 3,
sản xuất nhiều sản phẩm với mức giá khác nhau trải dài trên nhiều phân khúc để khách hàng
dễ dàng tiếp cận hơn, chiến lĩnh được thị phần.
2) Hạn chế:
Số liệu minh họa cho các chính sách giá còn ít và hiếm, đặc biệt là các số liệu về giá của
SAMSUNG với các nhà phân phối của mình, một số chỗ số liệu lấy ví dụ còn cũ, không
mang tính thời sự.
Chưa phân tích các chính sách phân biệt giá theo thời gian và thời điểm của SAMSUNG, các
phân tích mới chỉ dừng lại ở mức khái quát, chưa toàn diện, cụ thể, bỏ qua 1 số trah cãi về
chính sách giá rất thú vị của tập đoàn SAMSUNG.


12


PHẦN C: TÀI LIÊU THAM KHẢO

Giáo trình Kinh tế vi mô 2- PGS.TS Cao Thúy Xiêm, TS Nguyễn Thị Tường Anh
Slide bài giarg chương 12 – Định giá với thế lực thị trường – TS Hay Sinh

Và 1 số nguồn thông tin trên Internet.
www.gfk.com
www.nielsen.com
www.news.samsung.com
www.vi.wikipedia.org

13


14



×